ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 17/2012/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày 06 tháng 09 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC, ƯƠNG NUÔI, MUA BÁN, VẬN CHUYỂN
GIỐNG THỦY SẢN TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP
ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số
ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 14/2009/NĐ-CP
ngày 13/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất kinh
doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP
ngày 20/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về
lĩnh vực thủy sản;
Căn cứ Quyết định số
85/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành Quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản;
Căn cứ Thông tư số
06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về Quy định trình tự, thủ tục
kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản;
Căn cứ Thông tư số
24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về
thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày
15/12/2010 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 89/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về ban hành Danh mục khu vực cấm khai
thác thủy sản có thời hạn trong năm;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 247/TTr-SNN ngày 14/8/2012 và Báo cáo thẩm
định số 176/BC-STP ngày 09/8/2012 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này “Quy định về quản lý khai thác, ương nuôi, mua bán, vận chuyển giống
thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày
25 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy định về quản
lý, khai thác, bảo vệ nguồn lợi giống thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh Cà
Mau.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên
quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Thành viên UBND tỉnh;
- UBMTTQ VN tỉnh;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ TP);
- Sở Tư pháp;
- UBND các huyện, TP Cà Mau;
- Báo, Đài, Cổng TTĐT tỉnh (đăng, phát nội dung);
- LĐVP UBND tỉnh (L);
- CV: NN, TS;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Dũng
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC, ƯƠNG NUÔI, MUA BÁN, VẬN CHUYỂN GIỐNG THỦY SẢN TỰ
NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quy định này quy định về quản lý
khai thác, ương nuôi, mua bán, vận chuyển giống thủy sản tự nhiên; trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc quản lý,
khai thác, ương nuôi, mua bán, vận chuyển giống thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
b) Không áp dụng
Quy định này đối với việc ương nuôi, mua bán, vận chuyển giống thủy sản nhân tạo.
2. Đối tượng áp dụng:
Quy định này áp dụng đối với các cơ
quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo
vệ, khai thác giống thủy sản và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai
thác, ương nuôi, mua bán, vận chuyển giống thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh
Cà Mau.
Điều 2. Những
hành vi bị cấm
1. Khai thác giống thủy sản trái phép
dưới mọi hình thức;
2. Khai thác trong khu vực cấm, trong
thời gian cấm và các loài bị cấm khai thác;
3. Khai thác các loài giống thủy sản
nhỏ hơn kích thước, trọng lượng quy định;
4. Khai thác gây mất an ninh trật tự,
gây ô nhiễm môi trường; phương pháp, ngư cụ khai thác không đúng quy định;
5. Khai thác, mua bán giống thủy sản dùng để làm thực phẩm;
6. Mua bán, vận chuyển, ương nuôi giống
thủy sản từ các hành vi khai thác vi phạm những quy định cấm.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Nguồn lợi giống thủy sản tự nhiên:
là động vật thủy sản trong tự nhiên còn non và đàn thủy sản mang trứng, tinh
trùng, phôi và ấu trùng tập trung tới bãi đẻ, cửa sông, vùng ven biển và các vùng
nước tự nhiên khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
2. Khai thác giống thủy sản tự nhiên:
là việc khai thác nguồn lợi giống thủy sản ở các khu vực bãi triều ven sông, rạch,
vùng cửa sông, ven biển, trên biển và các ao, hồ, kênh, rạch, đồng ruộng và các
vùng nước tự nhiên khác.
3. Khai thác giống thủy sản bằng
phương pháp thủ công: là dùng tay hoặc rổ, vợt, các dụng cụ thô sơ khác để bắt
giống thủy sản (bằng sức người).
4. Khai thác giống thủy sản bằng
phương tiện: là sử dụng phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không có lắp động
cơ kết hợp với các loại ngư cụ để bắt giống thủy sản.
5. Sản xuất, kinh doanh giống thủy sản:
là các hoạt động nhân giống, ương nuôi, thuần dưỡng, mua bán, vận chuyển giống
thủy sản.
6. Ương nuôi giống thủy sản tự nhiên:
là việc ương, dưỡng, thuần hóa giống thủy sản tự nhiên trong ao, hồ đạt kích cỡ,
tiêu chuẩn theo qui định để đưa vào thả nuôi hoặc cung cấp cho thị trường.
Điều 4. Khu vực cấm,
thời gian cấm khai thác giống thủy sản
1. Cấm khai thác không thời hạn đối với
khu vực Bảo tồn biển thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
2. Cấm khai thác theo thời gian và địa
điểm quy định tại Thông tư số 89/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục khu vực cấm
khai thác thủy sản có thời hạn trong năm.
3. Trường hợp cần khai thác phục vụ
nghiên cứu khoa học, bảo tồn giống, theo dõi diễn biến nguồn lợi ở các khu vực
cấm và trong thời gian cấm, phải được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép.
Chương 2.
QUẢN LÝ KHAI
THÁC, ƯƠNG NUÔI, MUA BÁN, VẬN CHUYỂN GIỐNG THỦY SẢN TỰ NHIÊN
Điều 5. Quản lý
khai thác giống thủy sản
1. Điều kiện trong khai thác giống thủy
sản:
a) Người được tham gia khai thác giống
thủy sản: là thành viên của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Chi hội thủy sản (tổ chức quản lý cộng đồng nghề cá) tại các
xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
b) Không được khai thác các loài, giống
thủy sản tự nhiên có kích thước, trọng lượng nhỏ hơn kích thước, trọng lượng tối
thiểu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này.
c) Trong trường hợp để phục vụ nghiên
cứu khoa học, khảo nghiệm, di dời, bảo vệ bãi giống, thì chỉ được khai thác giống thủy sản có kích thước, trọng lượng
nhỏ hơn quy định khi có quyết định cho phép của Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Tổ chức, cá nhân tham gia khai
thác giống thủy sản phải chấp hành nghiêm quy định về bảo vệ môi trường, không
xả thải chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nơi khai thác.
2. Giống thủy sản trong tự nhiên chỉ
cho phép khai thác bằng phương pháp thủ công. Trường hợp khai thác phục vụ
nghiên cứu, khảo nghiệm, di dời bảo vệ bãi giống theo sự chỉ đạo của cơ quan có
thẩm quyền, được phép sử dụng phương tiện kết hợp với các loại ngư cụ để khai
thác.
3. Chỉ được khai thác trong khu vực quy
hoạch cho phép khai thác giống thủy sản.
4. Sử dụng phương pháp và dụng cụ phù
hợp để bảo quản giống sau khai thác. Đảm bảo thời gian lưu giữ nguồn giống
trong quá trình khai thác và vận chuyển từ nơi khai thác đến nơi ương, nuôi ngắn
nhất, tạo môi trường lưu giữ giống tương tự như môi trường đang sinh sống của
nguồn giống thủy sản tự nhiên.
Điều 6. Ương nuôi
giống thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động
ương nuôi giống thủy sản (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân ương nuôi phục vụ
nuôi trồng của cá nhân, hộ gia đình mình hoặc làm dịch vụ giống thủy sản cho
các cơ sở có chức năng sản xuất, cung cấp giống thủy sản) phải đảm bảo các điều
kiện quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3 của Quy chế quản lý sản xuất, kinh
doanh giống thủy sản ban hành kèm theo Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN ngày
06/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy mô, cơ sở vật
chất, kỹ thuật đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-81:2011/BNNPTNT.
2. Giống thủy sản sau khi ương
nuôi xuất bán để nuôi thương phẩm, phải được kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 6 và Điều 8 của Quy chế quản lý sản xuất,
kinh doanh giống thủy sản ban hành kèm theo Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN ngày
06/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Người phụ trách
kỹ thuật của cơ sở ương nuôi giống tập trung phải có chứng chỉ tập huấn kỹ thuật
nuôi trồng thủy sản.
Điều 7. Mua bán,
vận chuyển giống thủy sản tự nhiên
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động mua
bán, vận chuyển giống thủy sản phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giống
thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp hộ gia
đình mua bán, vận chuyển giống thủy sản phục vụ nuôi trồng của hộ gia đình, hoặc
vận chuyển giống thủy sản tự nhiên khai thác hợp pháp đến các cơ sở được phép sản
xuất, kinh doanh giống thủy sản).
2. Giống thủy sản
mua bán, vận chuyển phải có nguồn gốc khai thác hợp pháp, được Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi khai thác giống xác nhận.
3. Phải có giấy chứng nhận kiểm dịch
lô giống đạt chất lượng, đảm bảo các điều kiện kỹ thuật theo quy định của pháp
luật.
4. Phương tiện vận chuyển giống thủy
sản phải có đủ các loại giấy tờ và trang bị an toàn; người điều khiển phương tiện
phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân mua bán, vận chuyển
giống thủy sản phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí theo quy định
của pháp luật.
Điều 8. Xác nhận
nguồn gốc giống thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển,
mua bán giống thủy sản khai thác từ tự nhiên phải có Giấy đề nghị (theo mẫu quy
định tại Phụ lục 2), có xác nhận của Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi cư trú.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời
gian 01 ngày (24 giờ) kể từ khi nhận Giấy đề nghị, phải xem xét, xác nhận hoặc
không xác nhận nguồn gốc giống thủy sản. Trong trường hợp không xác nhận, phải
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Chương 3.
CẤP GIẤY PHÉP
KHAI THÁC, KIỂM DỊCH VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH GIỐNG THỦY SẢN
Điều 9. Cấp Giấy
phép khai thác
1. Trường hợp khai thác giống thủy sản
có sử dụng phương tiện trọng tải từ 5 tấn trở lên phải có
Giấy phép khai thác của cơ quan có thẩm quyền. Các trường hợp khai thác giống
thủy sản bằng phương pháp thủ công, khai thác có sử dụng phương tiện trọng tải
nhỏ hơn 0,5 tấn thì không phải có giấy phép khai thác.
2. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn
lợi thủy sản là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác giống thủy sản tự
nhiên trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
3. Mẫu Giấy phép khai thác quy định tại
Phụ lục 12 ban hành kèm theo
Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành
chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP
ngày 15/12/2010 của Chính phủ.
4. Trình tự, thủ tục hồ sơ cấp Giấy
phép khai thác giống thủy sản thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định
số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh
một số ngành nghề thủy sản; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 1 của Nghị định số
14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một
số ngành nghề thủy sản; Điều 1, khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 53/2012/NĐ-CP
ngày 20/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về
lĩnh vực thủy sản.
Điều 10. Kiểm dịch
và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch
1. Việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng
nhận kiểm dịch giống thủy sản thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 7; Điều
9 và khoản 5, 6 Điều 10 của Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.
2. Thời hạn sử dụng của Giấy chứng
nhận kiểm dịch được tính theo thời gian vận chuyển từ nơi xuất phát tới nơi đến
cuối cùng.
Chương 4.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIỐNG THỦY SẢN TỰ NHIÊN
Điều 11. Sở Nông
nghỉệp và Phát triển nông thôn
1. Làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
quản lý nhà nước về giống thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức điều
tra, thống kê, nghiên cứu các loài, giống thủy sản có giá trị kinh tế trong tự
nhiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau để nắm được đặc điểm, tập tính sinh học, mùa vụ sinh sản,
địa điểm, thời gian xuất hiện, di cư, trữ lượng và các thông tin cần thiết khác
để kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc bảo vệ, phát triển, khai
thác hợp lý và ương giống, nuôi thủy sản thương phẩm.
2. Phối hợp với
các sở, ngành có liên quan, chính quyền cấp huyện, cấp xã, cơ quan thông tin đại
chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Quy định này và các quy định khác
có liên quan của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác, ương nuôi, mua bán, vận
chuyển giống thủy sản tự nhiên để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện đúng quy
định.
3. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực
thuộc tích cực hỗ trợ chính quyền cấp huyện, cấp xã thực hiện tốt công tác quản
lý, bảo vệ phát triển nguồn lợi giống thủy sản tự nhiên; quản lý các hoạt động
khai thác, ương nuôi, mua bán, vận chuyển giống thủy sản đúng quy định của pháp
luật; tập huấn, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong ương nuôi giống
thủy sản, quản lý tốt môi trường vùng nuôi; cấp phép hoạt động khai thác giống
thủy sản; kiểm dịch chất lượng giống, điều kiện vệ sinh thú y, thực hiện tốt công tác
phòng, chống dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử
lý các hành vi vi phạm.
4. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy hoạch,
kế hoạch phát triển nguồn giống thủy sản tự nhiên. Nghiên cứu các biện pháp nhằm
thực hiện một số chính sách khuyến khích, phát triển giống thủy sản tự nhiên. Tổ
chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản tự
nhiên trên địa bàn tỉnh; xử lý các hành vi vi phạm trong
lĩnh vực quản lý giống thủy sản tự nhiên theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Các sở,
ban, ngành có liên quan, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, cơ quan thông
tin đại chúng
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau tuyên truyền, vận
động nhân dân thực hiện nghiêm nội dung Quy định này và các quy định khác của Nhà
nước có liên quan để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản tự nhiên
trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 13. Ủy ban
nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn
thể có liên quan của tỉnh và chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện
tốt các nội dung sau:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội
dung Quy định này và các quy định khác có liên quan của Nhà nước về quản lý, bảo
vệ, khai thác, ương nuôi, mua bán, vận chuyển giống thủy sản tự nhiên để các tổ
chức, cá nhân trên địa bàn hiểu, thực hiện đúng quy định.
b) Xây dựng các đề án, phương án tổ
chức quản lý, bảo vệ, khai thác, ương nuôi, mua bán, vận chuyển giống thủy sản
tự nhiên và tổ chức công bố công khai trong thời gian 07 ngày, kể từ ngày được
cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả
nhằm bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản; khai thác hợp lý, phát
huy giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của địa phương.
c) Chỉ đạo các lực lượng chức năng phối
hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý
các hành vi vi phạm trong khai thác, ương nuôi, kinh doanh, vận chuyển giống thủy
sản tự nhiên, đặc biệt là hành vi vi phạm có tổ chức, kích động gây mất an ninh
trật tự, chống người thi hành công vụ. Giải tỏa chướng ngại
vật, các loại ngư cụ khai thác giống thủy sản trái phép, như: dùng lưới mành để
đăng hoặc đóng trủ, cắm chà, nò, đó, vó, lú... ngăn cản đường di cư tự nhiên của
giống thủy sản và làm cản trở giao thông thủy trên các tuyến sông, rạch và ven
biển.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nguồn
lợi giống thủy sản tự nhiên tập trung:
a) Tổ chức tuyên truyền, vận động,
giáo dục người dân địa phương tuân thủ nghiêm Quy định này và các quy định khác
của Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
b) Quản lý chặt chẽ các Tổ hợp tác, Hợp
tác xã hoạt động khai thác, ương nuôi, mua bán giống thủy sản tự nhiên trên địa
bàn quản lý.
c) Phối hợp chặt chẽ với Chi cục Khai
thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên
quan trong việc lập kế hoạch cho phép khai thác giống thủy sản tự nhiên và kiểm
tra việc thực hiện Quy định này.
Điều 14. Tổ chức,
cá nhân tham gia khai thác, ương nuôi, mua bán, vận chuyển giống thủy sản
Chấp hành nghiêm chỉnh Quy định này
và các quy định hiện hành khác có liên quan về khai thác, bảo vệ giống thủy sản
tự nhiên; kịp thời phát hiện, tố giác và ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 15. Khen
thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong việc thực hiện Quy định này và các quy định khác
có liên quan đến quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn lợi giống thủy sản trong tự
nhiên sẽ được xem xét, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định
trong quản lý bảo vệ, khai thác, ương nuôi và mua bán, vận chuyển giống thủy sản tự nhiên, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Tổ chức
thực hiện
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực
hiện tốt Quy định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai và theo
dõi thực hiện Quy định này; định kỳ báo cáo tình hình và kết quả về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
PHỤ LỤC 1
KÍCH THƯỚC, TRỌNG LƯỢNG TỐI THIỂU GIỐNG
THỦY SẢN TỰ NHIÊN ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC
(Kèm theo Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 06/9/2012 của UBND tỉnh Cà Mau)
TT
|
Tên
địa phương
|
Tên
khoa học
|
Đơn vị tính
|
Số
lượng/Kích thước
|
Cách
tính
|
1
|
Nghêu
|
Meretrix lyrata
|
con/kg
|
30.000
|
Khai
thác để ương lại
|
5.000
|
Khai
thác để nuôi
|
2
|
Sò huyết
|
Anadara granosa
|
con/kg
|
25.000
|
Khai
thác để ương lại
|
3.000
|
Khai
thác để nuôi
|
3
|
Cua biển
|
Scylla serrata
|
mm
|
8
|
Chiều rộng lớn nhất của mai
|
4
|
Ghẹ
|
Portunus pelagicus
|
mm
|
8
|
Portunus sanguinolentus
|
5
|
Cá kèo
|
Pseudapocryptes elongatus
|
mm
|
15
|
|
6
|
Cá nâu
|
Scatophagus argus
|
mm
|
10
|
7
|
Cá chẽm
|
Lates calcarifer
|
mm
|
20
|
8
|
Cá mú
|
Epinephelus akaara
|
mm
|
20
|
9
|
Cá ngát
|
Plotosus
canius
|
mm
|
25
|
10
|
Cá bống tượng
|
Oxyelotris marmoratus
|
mm
|
25
|
11
|
Cá lóc đồng
|
Channa striata
|
mm
|
25
|
12
|
Cá sặc rằn
|
Trichogaster pectoralis
|
mm
|
15
|
13
|
Cá sặc
|
Trichogaster trichopterus
|
mm
|
10
|
14
|
Cá trê
|
Clarias macrocephalus
|
mm
|
25
|
15
|
Cá rô đồng
|
Anabas testndineus
|
mm
|
10
|
16
|
Cá thát lát
|
Notopterus notopterus
|
mm
|
25
|
17
|
Lươn
|
Fluta alba
|
mm
|
100
|
18
|
Tôm càng xanh
|
Macrobrachium rosenbergii
|
mm
|
25
|
Ghi chú: Cho
phép tỷ lệ lẫn các đối tượng nhỏ hơn kích thước, trọng lượng tối thiểu không
quá 15% sản lượng thủy sản khai thác được.
PHỤ LỤC 2
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGUỒN GỐC GIỐNG
THỦY SẢN
(Kèm
theo Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 06/9/2012 của UBND tỉnh Cà Mau)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
……………..,
ngày ….. tháng ….. năm……………
GIẤY
ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGUỒN GỐC GIỐNG THỦY SẢN
Kính gửi: UBND xã (TT) …………………………………….
Tôi tên …………………………………… năm sinh: ……………………………………………….
Chức vụ (nếu là đại diện cho tổ chức)
………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú:
…………………………………………………………………………………….
Giấy CMND số: ……………………………… Ngày cấp ……………………, nơi cấp: …………..
Là thành viên của:
……………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Đề nghị UBND xã ………………………………………………………..
xem xét xác nhận nguồn gốc giống thủy sản tự nhiên do tôi khai
thác hợp pháp, như sau:
- Loại thủy sản: ……………………………..,
Số lượng: …………………………………. kg (con);
- Địa điểm khai thác (ương nuôi):
………………………………………………………………………
- Khai thác bằng phương pháp: ………………………………………………..,
thời gian khai thác
Ngày …………. tháng
…………….. năm 20 …..
Tôi xin cam đoan: số lượng giống thủy
sản tự nhiên nêu trên do tôi (gia đình), tổ chức ………………………………… khai thác hợp pháp.
Xác nhận của
UBND xã (thị trấn)
Xác nhận ……………………………………
……………………………………………….
……………………………………………….
TM.
UBND xã (TT)
(Ký tên, đóng dấu)
|
Người
đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên, nếu là tổ
chức thì ghi rõ chức vụ và đóng dấu)
|