Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1507/QĐ-TTg 2021 thực hiện Hiệp định thực thi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển

Số hiệu: 1507/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Văn Thành
Ngày ban hành: 13/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1507/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1982 VỀ BẢO TỒN VÀ QUẢN LÝ ĐÀN CÁ LƯỠNG CƯ VÀ DI CƯ XA ĐẾN NĂM 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sa đi, bổ sung mt sđiều của Luật Tổ chức Chính phvà Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cLuật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Hiệp định thực thi các quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa;

Căn cứ Quyết định số 2054/2018/QĐ-CTN ngày 13 tháng 11 năm 2018 của Chủ tịch nước về việc gia nhập Hiệp định thực thi các quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Bin ngày 10 tháng 12 năm 1982 v bo tn và quản lý đàn cá lưng cư và di cư xa;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Hiệp định thực thi các quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa đến năm 2025 (Sau đây gọi tắt là Kế hoạch thực hiện Hiệp định).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.            

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven bin;
- Văn phòng Trung ương v
à các Ban của Đảng;
- V
ăn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đ
ng Dân tộc và các Ủy ban ca Quốc hội;
- Cơ quan trung ương của các đo
àn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,

TGĐ Cng TTĐT, các Vụ;
- Lưu: VT, NN (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Văn Thành

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1982 VỀ BẢO TỒN VÀ QUẢN LÝ ĐÀN CÁ LƯỠNG CƯ VÀ DI CƯ XA ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số
1507/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính ph)

I. QUAN ĐIỂM

1. Quản lý, bảo tồn và khai thác bền vững các loài thủy sản lưng cư, các loài di cư xa, di cư xuyên biên giới thông qua triển khai thực hiện có hiệu qu các quy định có liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 (Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982); đảm bảo phù hợp với chủ trương, đường li, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước Việt Nam; tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; góp phần tích cực duy trì nguồn lợi thy sản và hệ sinh thái biển, bảo đm hiệu quả công tác bo tồn đa dạng sinh học biển và phát triển thủy sản một cách bền vững.

2. Kế hoạch thực hiện Hiệp định thực thi các quy định Công ước của Liên hp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tn và quản lý đàn cá lưng cư và di cư xa đến năm 2025 (Hiệp định) được xây dựng dựa trên các cơ skhoa học bo đm cường lực khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thy sản, áp dụng các biện pháp khai thác thân thiện với nguồn lợi thủy sản và môi trường; được triển khai đồng bộ, hiệu quả từ trung ương đến địa phương, bảo đảm bảo vệ, bo tồn, quản lý và sử dụng bền vững, hiệu quả nguồn lợi thủy sản lưỡng cư và di cư xa trong vùng biển quốc gia và vùng biển quốc tế.

II. MỤC TIÊU

1. Thực hiện đầy đquyền và nghĩa vụ là thành viên theo các quy định của Hiệp định và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2054/2018/QĐ-CTN ngày 13 tháng 11 năm 2018 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc gia nhập Hiệp định thực thi các quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa.

2. Thể hiện Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong bảo vệ, bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh, đặc biệt là các loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa; phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm, an toàn, hiệu quả; góp phần nâng cao đời sống, tạo sinh kế cho người dân, bảo đảm công bằng xã hội, an ninh quốc gia trên các vùng bin thuộc chủ quyền quốc gia.

3. Góp phần ngăn chn và chấm dứt hoạt động khai thác thủy sn bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), khc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC); đáp ng yêu cầu hội nhập quốc tế, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

III. NHIỆM VỤ

1. Tuyên truyền, phbiến Hiệp định

Xây dựng tài liệu, văn bản hướng dẫn chi tiết; thực hiện các chương trình truyền thông đtuyên truyền, phổ biến rộng rãi về quy định, quyền và nghĩa vụ trong Hiệp định ti các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm nâng cao nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm trong thực thi Hiệp định, tuân th các nghĩa vụ của quốc gia là thành viên của Hiệp định; đồng thời triển khai có hiệu quả, khai thác những lợi ích có được từ Hiệp định.

2. Rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, chính sách nhằm bảo đảm tuân thủ Hiệp định và các biện pháp quản lý và bảo tn có liên quan

- Rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, chính sách đphù hợp với quyền và nghĩa vụ thực thi Hiệp định, các biện pháp quản lý và bo tồn loài thủy sản ng cư và di cư xa; bảo đảm phù hợp với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Bin 1982, các tổ chức quản lý nghề cá quốc tế và khu vực.

- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp quản lý, bảo tồn, bo vệ nguồn lợi các loài thủy sn lưỡng cư và di cư xa, di cư xuyên biên giới là đối tượng chủ lực trong các nghề khai thác thủy sn; tiến tới xóa b tình trng khai thác quá mức, bảo đảm cường lực khai thác phù hợp với khả năng cho phép khai thác ca nguồn lợi thủy sản.

- Xây dựng, ban hành các quy định, biện pháp quản lý đối vi các nghề khai thác thủy sn mới, trong đó trọng tâm là quy định các biện pháp quản lý về sản lượng và cường lực khai thác đối với các loài thy sn lưỡng cư và di cư xa.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách chuyển đổi sinh kế cho ngư dân làm nghề khai thác không thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

3. Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực thi Hiệp định

- Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhm thực hiện hiệu qucác chính sách và biện pháp quản lý nghề cá theo quy định của Hiệp định và các quy định khác có liên quan.

- Nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu, điều tra, khảo sát nguồn lợi thy sản và môi trường sng của loài thủy sn, đặc biệt là các loài thủy sản lưng cư và di cư xa.

4. Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong thực thi Hiệp định

- Thực hiện các chương trình nghiên cứu, điều tra nguồn lợi và đánh giá tác động của hoạt động khai thác thủy sản đối với loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa, loài thy sn nguy cp, quý, hiếm khác có liên quan đđề xuất các biện pháp kỹ thuật phù hợp phục vụ công tác quản lý và bảo tồn loài thy sản lưỡng cư và di cư xa.

- Hợp tác thu thập, trao đi, chia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ tiên tiến với các quốc gia có liên quan, các tổ chức quản lý nghề cá khu vực và quốc tế trong bảo vệ, bo tồn và quản lý khai thác nguồn lợi các loài thủy sn lưỡng cư và di cư xa.

- Hợp tác, phối hợp xác minh, cung cấp thông tin trong công tác thanh tra về trường hợp vi phạm cho các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan bảo đảm tuân thủ Hiệp định.

5. Bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường biển

- Bảo vệ, giữ gìn đa dạng sinh học biển và các hệ sinh thái biển.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, rác thải đại dương; giảm sn lượng khai thác không chý, tỷ lệ chết do ngư cụ bị vứt bỏ hoặc mt trên bin thông qua các biện pháp khai thác thủy sản thân thiện, có trách nhiệm.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; tăng cường kiểm soát thương mại loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm và loài thuộc Phụ lục I của Công ước quốc tế về Buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

6. Thiết lập hệ thng giám sát và báo cáo việc thực thi Hiệp định

- Thiết lập và xây dựng đồng bộ hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát từ trung ương đến địa phương đthực hiện Hiệp định và quy định liên quan đến trách nhiệm của quốc gia treo cờ, quốc gia ven bin và quốc gia tham gia thương mại thủy sản quốc tế.

- Xây dựng, thiết lập hệ thng thu thập, cập nhật dliệu, cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin bảo đảm thực hiện hiệu quả Hiệp định và trách nhiệm của Việt Nam đối với các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải thành viên nhưng có hợp tác.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về thông tin, truyền thông

- Đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền; phổ biến rộng rãi các nội dung Hiệp định trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền và phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tuân thpháp luật, trong đó ưu tiên tập trung tuyên truyền, phổ biến tới doanh nghiệp, chtàu cá, thuyền trưởng, ngư dân nhm nâng cao nhận thức, ý thức tuân th pháp luật.

- Định kỳ tổ chức đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các lực lượng thực thi Hiệp định và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Về khoa học, công nghệ

- Điều tra, khảo sát nguồn li thủy sản các loài lưỡng cư và di cư xa; nghiên cứu, xác định các chsố khoa học, giá trị tham chiếu về nguồn lợi và nghề cá, chu kỳ di cư của loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa phục vụ công tác quản lý.

- Thu thập đầy đ, chính xác và chia sẻ kết quả nghiên cứu, dữ liệu và số liệu thống kê liên quan đến khai thác và nguồn lợi các loài thủy sản lưng cư và di cư xa.

- Huy động nguồn lực để xây dựng và phát triển năng lực nghiên cu, ứng dụng khoa học công nghệ cho đội ngũ khoa học và hỗ trợ lực lượng thực thi pháp luật liên quan đến quản lý và khai thác nguồn lợi các loài thy sản lưỡng cư và di cư xa.

- Đxuất với các đối tác, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ có liên quan hỗ trợ về kỹ thuật, các tiến bộ khoa học, chia sdữ liệu về đường di cư tự nhiên của các loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa; về kinh nghiệm bảo vệ, bảo tồn các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm ở biển, đặc biệt là các loài di cư trong vùng biển Việt Nam nhằm triển khai hiệu quả các nội dung của Hiệp định.

- Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình quản lý, thực hiện Kế hoạch để bảo đảm đồng bộ với Chương trình chuyển đi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020.

- Tổ chức hội thảo, tham vấn, trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong nước và quốc tế về ứng dụng khoa học, công nghệ đthực thi Hiệp định.

3. Về hợp tác quốc tế

- Hợp tác với các quốc gia có liên quan, các tổ chức quản lý ngh cá khu vực và quốc tế đtăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đi thông tin, kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong bảo vệ, bo tồn và quản lý khai thác nguồn lợi các loài thủy sản lưng cư và di cư xa; triển khai các biện pháp quản lý, bảo tồn loài thủy sản lưỡng cư trong vùng biển liền kề với vùng bin c, bảo tồn và khai thác bền vững, hiệu quả loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa cả trong và ngoài vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia.

- Hợp tác vi các tổ chức quản lý nghề cá khu vực nhằm tuân thủ quy định thanh tra, kiểm tra trong bảo vệ, bảo tn và khai thác nguồn lợi các loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa.

- Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng các quy định, cam kết quốc tế có tính ràng buộc hỗ trợ cho việc bảo tn, quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản bền vững; ngăn chặn hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

- Tăng cường hợp tác, phối hợp tun tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm và cung cấp thông tin về kết qukiểm tra cho các quốc gia và tổ chức quốc tế có liên quan; hỗ trợ xác minh tàu cá được báo cáo vi phạm quy định về quản lý và bo tồn các loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa của tổ chức quản lý nghề cá quốc tế và khu vực.

- Thu hút các nguồn lực quốc tế nhm tăng cường năng lực và triển khai hiệu quả các nội dung của Hiệp định và các quy định liên quan; chđộng đề xuất, tiếp cận nguồn hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của quốc tế, khu vực nhm thực thi hiệu quả Hiệp định, nâng cao năng lực quản lý, nhận thức của tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Xây dựng báo cáo thường niên về kthuật và thực thi Hiệp định để gửi Ban Thư ký và trình bày tại cuộc họp thường niên. Các cơ quan liên quan gửi báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan chủ trì thực thi Hiệp định trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.

- Tham gia phiên họp toàn thể thường niên, cuộc họp kỹ thuật về báo cáo và rà soát việc thực thi Hip định tại trụ sở Liên hợp quốc hoặc tại quốc gia thành viên

4. Về chính sách và cơ chế phối hợp

- Điều chỉnh kịp thời khung pháp lý, chính sách, các quy trình thực hiện để thực thi có hiệu quả Hiệp định.

- Xây dựng cơ chế phối hợp đm bo thực hiện Hiệp định gia các lực lượng chức năng với chính quyền các cp, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi phạm quy định về bảo tồn, bảo vệ loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa.

- Phát huy tối đa sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cư ven biển tham gia thực hiện Hiệp định.

- Nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho các lực lượng chức năng có liên quan đthực thi hiệu lực, hiệu quả các nội dung của Hiệp định.

- Thiết lập mạng lưới để kịp thời trao đổi, chia s thông tin và phối hợp xử lý vấn đề phát sinh giữa các bên liên quan trong quá trình thực hiện các quy định của Hiệp định.

5. Về tài chính

- Nguồn kinh phí tổ chức triển khai thực hiện Hiệp định bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân, nguồn vốn nước ngoài và các nguồn hợp pháp khác.

- Kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện Hip định được bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm của các bộ, cơ quan, tổ chức và các địa phương, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan.

- Huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân để triển khai thực hiện Hiệp định, tăng cường năng lực, nâng cao hiệu qu, hiệu lực thực thi Hiệp định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven bin tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Hiệp định.

- Định kỳ trước ngày 30 tháng 7 hằng năm tổng hợp tình hình thực hiện Hiệp định báo cáo Thtướng Chính phủ và gửi Bộ Ngoại giao; báo cáo cần nêu rõ những khó khăn, vướng mắc (nếu có) và kiến nghị giải pháp tháo gỡ.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả Hiệp định; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đa dạng sinh học biển và các hệ sinh thái bin; xây dựng và tng hợp các chương trình nghiên cu, điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu về nguồn lợi và môi trường sống, đường di cư tự nhiên, tác động của rác thải nhựa đại dương, biến đổi khí hậu đến nguồn lợi và đường di cư tnhiên của các loài thy sản lưỡng cư và di cư xa phục vụ công tác bo tồn và qun lý khai thác nguồn lợi thủy sản.

3. Bộ Tài chính

- Chỉ đạo Tổng cục Hi quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm và các loài có tên trong Phụ lục I của Công ước quốc tế về Buôn bán các loại động, thc vật hoang dã nguy cấp (CITES).

- Cân đối bố trí kinh phí để thực hiện Hiệp định theo quy định ca Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông; đa dạng hóa hình thức truyền thông để phổ biến, giới thiệu về Hiệp định và các nội dung liên quan, các quy định về bo vệ, bo tn các loài thủy sản lưng cư và di cư xa.

5. Bộ Ngoại giao

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định mà Việt Nam là một bên tham gia; trao đổi, cung cấp thông tin cho Liên hợp quốc, y ban Châu Âu và các bên có liên quan về nỗ lực của Việt Nam nhằm thực thi Hiệp định.

6. Bộ Quốc phòng

Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật có liên quan đến thực thi Hiệp đnh.

7. Bộ Công an

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng và các lực lượng chức năng phát hiện, đấu tranh với các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến thực thi Hiệp định.

- Chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp nm tình hình, chủ trương, biện pháp thực thi Hiệp định của các quốc gia, vùng lãnh th là thành viên của Hiệp định; tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính ph xem xét chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương liên quan thực thi hiệu quả Hiệp định.

8. Các bộ, ban, ngành, hội, hiệp hội liên quan.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan khác tổ chức trin khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định.

9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức triển khai thực hiện hiệu quHiệp định tại địa phương.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định; tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các bên liên quan đthực thi Hiệp định; rà soát, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, chính sách, quy trình thực thi Hiệp định.

10. Chi tiết về tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm và phân kỳ thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu tại Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch này.

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1982 VỀ BẢO TỒN VÀ QUẢN LÝ ĐÀN CÁ LƯỠNG CƯ VÀ DI CƯ XA ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 1507/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

NHIỆM VỤ

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

ĐƠN VỊ PHI HP

THỜI GIAN THỰC HIỆN

1

Tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Hiệp định và tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho các tổ chức, cá nhân có liên quan

1.1

Tng hợp, biên soạn, và phát hành tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn thực thi Hiệp định, khung pháp lý và các biện pháp quản lý và bo tồn của các tổ chức nghề cá khu vực và quốc tế có liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Ngoại giao; Bộ Công Thương; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an

2021 - 2022

1.2

Tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông, phổ biến, giới thiệu Hiệp định; khung pháp lý và các biện pháp quản lý và bảo tn của các tổ chức nghề cá khu vực và quốc tế có liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển.

Bộ Thông tin và Truyền thông; Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; các cơ quan báo chí trung ương, đa phương

2021 - 2023

1.3

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân có liên quan đthực hiện và tuân thđầy đủ quy định của Hiệp định, khung pháp lý và các biện pháp qun lý và bảo tồn của các tổ chức nghề cá khu vực và quốc tế có liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

2021 - 2023

1.4

Xác định nhu cầu và tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ triển khai thực hiện các nội dung của Hiệp định, quy định của các tổ chức nghề cá quốc tế và khu vực có liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

2021 - 2022

1.5

Xác định nhu cầu và tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ về công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát (MCS) trên biển và tại cảng cá; hướng dẫn thực thi các chính sách, biện pháp quản lý nghề cá theo quy định của Hiệp định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

2022 - 2025

1.6

Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện nghiên cứu, điều tra, khảo sát nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

2022 - 2025

2

Rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, chính sách đảm bảo tuân thủ Hiệp định và các biện pháp quản lý và bảo tồn có liên quan

2.1

Rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, chính sách để thực hiện hiệu quả Hiệp định; các biện pháp quản lý và bảo tồn các loài thủy sản lưng cư và di cư xa đảm bo phù hợp với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Bin năm 1982 và các tổ chức quản lý nghề cá khu vực có liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Văn phòng Chính phủ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Ngoại giao; Bộ Tư pháp; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Công Thương; Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

2021 - 2022

2.2

Xây dựng, hướng dẫn thực hiện các biện pháp quản lý và bảo tồn đm bo nguồn lợi loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa là đối tượng khai thác chủ lực của các nghề khai thác thủy sản được duy trì hoặc phục hồi.

Bộ Nông nghiệp vả Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường; y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

2021 - 2025

2.3

Xây dựng, hướng dẫn thực hiện biện pháp quản lý nghề cá nhm xóa bỏ tình trạng khai thác quá mức, bảo đm cường lực khai thác phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố tạm thuộc trung ương ven biển

 

2.4

Xây dựng các biện pháp quản lý nghề cá đối với loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa dựa trên cách tiếp cận thận trọng và đánh giá rủi ro khi chưa có đủ thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu và đảm bo phù hợp với điu kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

2021 - 2025

2.5

Xây dựng, ban hành kịp thời các quy định, biện pháp quản lý và bo tn (trọng tâm là quy định về sản lượng và cường lực khai thác) đối với các nghề khai thác thủy sản mới phát sinh hoặc nghề khai thác mang tính thử nghiệm, thăm dò; nghiên cứu, đánh giá tác động của nghề này đối với nguồn lợi các loài thủy sn lưng cư và di cư xa làm cơ sở điều chnh, bổ sung các quy định có liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

2021 - 2025

2.6

Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và t chc thực hiện chính sách chuyển đổi sinh kế cho ngư dân làm nghề khai thác không thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuc trung ương ven bin

2021 - 2025

3

Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong thực thi Hiệp định

3.1

Triển khai các chương trình điều tra, nghiên cứu khoa học và đề xuất các biện pháp kỹ thuật phù hợp phục vụ công tác qun lý và bo tồn loài thy sản lưỡng cư và di cư xa.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các tnh, thành phtrực thuộc trung ương ven biển

2021 - 2025

3.2

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu và thu thập số liệu nhm đánh giá tác động của khai thác thủy sản đối với loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa và các loài thủy sản nguy cp, quý, hiếm liên quan khác.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuc trung ương ven biển

2021 - 2025

3.3

Điều tra, nghiên cứu, xác định các chsố khoa học, giá trị tham chiếu về nguồn lợi và nghề cá phục vụ quản lý khai thác, sử dụng bền vng loài thủy sn lưỡng cư và di cư xa; nghiên cứu xác định chu kỳ di cư ra/vào vùng biển Việt Nam của các loài thủy sản di cư xa, di cư xuyên biên giới phục vụ công tác quản lý.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các trường đại học, Viện nghiên cu trong lĩnh vực nghề cá và nguồn lợi thy sn

2021 - 2025

3.4

Hợp tác, chia svới các tổ chức nghề cá quốc tế, khu vực và các quốc gia có liên quan về kết qunghiên cứu khoa học, dliệu và số liệu thống kê liên quan đến khai thác và nguồn lợi các loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các trường đại học, viện nghiên cứu trong lĩnh vực nghề cá và nguồn lợi thủy sản

2021 - 2025

3.5

Hợp tác trực tiếp với các quốc gia có liên quan hoặc thông qua cơ chế hợp tác phù hợp đthống nhất và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo tồn loài thủy sản di cư, lưỡng cư trong vùng biển liền kề với vùng biển c; đảm bảo bảo tồn, khai thác tối ưu loài thủy sản di cư xa trong và ngoài vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Ngoại giao; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phtrực thuộc trung ương ven bin

2021 - 2025

3.6

Hợp tác, phối hợp xác minh và cung cấp thông tin về các trường hợp vi phạm cho các quốc gia và tổ chức quốc tế có liên quan.

Bộ Công an; Bộ Quc phòng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Ngoại giao

2021 - 2025

4

Bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường biển

4.1

Bảo vệ đa dạng sinh học bin và các hệ sinh thái bin.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

hàng năm

4.2

Giảm thiu ô nhiễm môi trường, rác thi đại dương; gim sn lượng khai thác không chủ ý, tỷ lệ chết do ngư cụ bị vứt bhoặc mất trên biển thông qua các biện pháp khai thác thủy sn thân thiện, có trách nhiệm.

Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Công Thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

hàng năm

4.3

Xây dựng, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo tồn nhm gim thiểu tác động của các hoạt động khai thác thủy sản đối với loài thủy sản lưỡng cư và di cư xa.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

2021 - 2025

4.4

Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, bảo tồn loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm và loài thủy sản thuộc Phụ lục I của Công ước quốc tế về Buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Công Thương; Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan); Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

2021 - 2025

5

Thiết lập hệ thống giám sát và báo cáo việc thực thi Hiệp định

5,1

Thiết lập và xây dựng đồng bộ hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát (MCS) từ trung ương đến địa phương để thực thi Hiệp định và các biện pháp liên quan đến trách nhiệm của quốc gia treo cờ, quốc gia ven biển và quốc gia tham gia thương mại thủy sản quốc tế.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Công Thương; Bộ Tài chính (Tng cục Hải quan); Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

2021 - 2025

5.2

Xây dựng, thiết lập hệ thống thu thập, chia sẻ thông tin của các cơ quan, đơn vị thực thi Hiệp định; cập nhật báo cáo tình hình thực hiện Hiệp định nhằm cung cấp cho các tổ chức quản lý nghcá khu vực và quốc tế khi có yêu cầu hoặc thực hiện các cam kết, nghĩa vụ quốc gia đối với tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải thành viên nhưng có hợp tác.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Ngoại giao; Bộ Công Thương; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan); Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

2021 - 2025

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1507/QĐ-TTg ngày 13/09/2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định thực thi các quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.785

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.148.57
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!