Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 131/2004/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 16/07/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 131/2004/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 131/2004/QĐ-TTG NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 2004 PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001,
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003,
Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản,
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2010 với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU:

- Bảo vệ, bảo tồn đa dạng thuỷ sinh vật, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý, hiếm, có giá trị khoa học và kinh tế; giữ gìn tính đa dạng, độc đáo của hệ sinh thái thuỷ sinh vật Việt Nam cho hiện tại và tương lai.

- Phục hồi nguồn lợi thuỷ sản vùng biển ven bờ, các sông, hồ chứa và các vùng đất ngập nước nhằm phát triển thủy sản bền vững.

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm của ngư dân trong việc tham gia bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp.

II. NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO:

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản phải kết hợp cân đối giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường, hài hoà lợi ích của các ngành, các địa phương, đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đi đôi với tăng cường kiểm soát khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên và kiểm soát môi trường nhằm đảm bảo sự cân bằng sinh thái tự nhiên của các thuỷ vực.

- Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài, là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó trách nhiệm của cộng đồng ngư dân là rất quan trọng. Do vậy, phải thực hiện tốt chính sách xã hội hoá để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

Kết hợp giữa điều chỉnh cường lực khai thác với sản xuất giống nhân tạo thả bổ sung vào môi trường tự nhiên, cải thiện môi trường sống của các loài thuỷ sản nhằm khôi phục khả năng tái tạo, tăng mật độ quần thể của các giống loài thuỷ sản đã bị khai thác cạn kiệt, lấy lại cân bằng sinh thái, ổn định quần xã sinh vật trong các thuỷ vực. Các đối tượng ưu tiên phục hồi tái tạo trong giai đoạn này bao gồm:

- Nguồn lợi tôm biển, tập trung vào các loài thuộc họ tôm he, đặc biệt là tôm sú và tôm hùm.

- Nguồn lợi nhuyễn thể (điệp, sò, nghêu, trai ngọc...) vùng biển Nam Trung Bộ và Đông, Tây Nam Bộ.

- Nguồn lợi cá nổi nhỏ (cá trích, nục, lầm, cơm...) vùng biển từ Thanh Hoá đến Kiên Giang và quanh một số đảo ngoài khơi.

- Nguồn lợi cá nước ngọt, trước hết ở các sông, hồ chứa lớn, vùng thường bị lũ lụt hàng năm thuộc các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và một số khu vực đất ngập nước thuộc đồng bằng Bắc Bộ.

2. Bảo vệ, bảo tồn đa dạng thuỷ sinh vật

Tập trung vào các hoạt động ưu tiên sau:

- Kiểm soát hoạt động khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm, có giá trị về khoa học và kinh tế cao đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Đẩy mạnh công tác bảo tồn nội vi thông qua thiết lập hệ thống khu bảo tồn biển, khu bảo tồn nội địa và công tác bảo tồn ngoại vi.

- Khôi phục sinh cảnh, môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật, đặc biệt là các bãi sinh sản, nơi tập trung các loài thuỷ sinh vật còn non hoặc các khu vực cư trú của các loài thuỷ sinh vật quý hiếm, có giá trị khoa học và kinh tế cao. Tái tạo, khôi phục hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, đầm phá và các cửa sông, đồng thời thả rạn nhân tạo, tạo sinh cảnh, nơi cư trú của các loài thủy sinh vật ở một số khu vực có điều kiện hoặc ưu tiên cao.

- Giám sát đa dạng thuỷ sinh vật bao gồm các hoạt động: giám sát môi trường, sự biến động của các hệ sinh thái, chất lượng môi trường nước; giám sát các loài chỉ thị môi trường; xây dựng báo cáo hàng năm về biến động ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản.

- Đánh giá tác động của việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y thuỷ sản, các chất xử lý môi trường nước... đến sự sống của các loài thuỷ sinh vật trong môi trường tự nhiên. Xây dựng các tiêu chuẩn về sử dụng an toàn các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý môi trường nước, phân bón, các hoá chất trong công nghiệp... đối với môi trường tự nhiên của các thủy vực.

3. Tổ chức quản lý khai thác nguồn lợi thuỷ sản vùng biển ven bờ

Tập trung vào các hoạt động sau:

- Điều chỉnh cơ cấu các nghề khai thác thủy sản tự nhiên phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản. Kiểm soát chặt chẽ các phương thức khai thác mang tính huỷ diệt, đồng thời không phát triển và giảm dần các nghề khai thác thiếu lựa chọn, khai thác cả thuỷ sản còn non, phục hồi và phát triển các ngành nghề thay thế nghề khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên vùng biển ven bờ, tạo điều kiện ổn định đời sống cho ngư dân, giảm sức ép khai thác đối với nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ.

- Xây dựng hệ thống dự báo ngư trường, hướng dẫn khai thác thuỷ sản, trước hết tại các ngư trường trọng điểm, nơi tập trung tàu thuyền hoạt động.

- Tăng cường năng lực cho tổ chức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản nhằm kiểm soát hoạt động khai thác thuỷ sản, đặc biệt là ở các vùng biển trọng điểm (vịnh Bắc Bộ, vùng biển Đông và Tây Nam Bộ), các khu vực cấm, hạn chế khai thác các bãi đẻ, vùng tập trung thuỷ sản còn non với mật độ cao.

- Xây dựng các mô hình tổ chức quản lý vùng biển ven bờ phù hợp với tập quán, truyền thống của ngư dân địa phương. Đồng thời phát huy và nâng cao vai trò của cộng đồng ngư dân trong hoạt động quản lý, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản.

4. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thuỷ sản

Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu thuỷ sinh vật để đáp ứng nhu cầu thông tin cho công tác quản lý, lựa chọn phương án đầu tư..., bao gồm:

- Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia về thuỷ sinh vật nhằm quản lý, lưu giữ dữ liệu: đa dạng thuỷ sinh vật, các loài và phân bố, tập tính sinh lý của các giống loài thuỷ sản, các hệ sinh thái tiêu biểu, môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật gắn với việc lập bản đồ và ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS).

- Xây dựng 1 hoặc 2 bảo tàng lưu giữ, trưng bày các loài thuỷ sinh vật Việt Nam phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, học tập, tham quan và giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Xây dựng mạng thông tin, kết nối Trung tâm dữ liệu quốc gia với các cơ quan nghiên cứu, quản lý và các địa phương.

5. Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động quốc gia truyền thông nhằm tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản, bao gồm các hoạt động sau:

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp huyện, xã và ngư dân về pháp luật trong lĩnh vực thuỷ sản, lợi ích của việc bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản đối với chính cộng đồng ngư dân cũng như toàn xã hội.

- Xây dựng các chương trình truyền thông về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- In ấn, phát hành tranh ảnh và áp phích cổ động tuyên truyền về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Xây dựng nội dung giáo dục về bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản ở các bậc học thích hợp.

6. Các dự án ưu tiên thuộc Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2010

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, tập trung xây dựng và triển khai các dự án ưu tiên, bao gồm:

- Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; bảo tồn các loài thuỷ sản quý, hiếm có giá trị kinh tế và khoa học cao đang bị đe dọa, có nguy cơ tuyệt chủng.

- Xây dựng mô hình chuyển đổi nghề nghiệp khai thác nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ sang các ngành nghề thích hợp khác ở một số vùng ven biển.

- Quy hoạch và tổ chức thực hiện việc quản lý các khu bảo tồn biển, bảo tồn thuỷ sản nội địa, các vùng cấm và hạn chế khai thác thuỷ sản.

- Xây dựng các mô hình quản lý nguồn lợi thuỷ sản với sự tham gia của cộng đồng.

- Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu về nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động quốc gia truyền thông về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Khuyến khích đầu tư vào các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

- Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như: nghiên cứu, lai tạo, sản xuất các loại giống thuỷ sản mới có giá trị kinh tế để phát triển nuôi trồng thuỷ sản hoặc thả vào các vùng nước tự nhiên để tái tạo, phát triển nguồn lợi thuỷ sản được hưởng cơ chế chính sách ưu đãi theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và các quy định hiện hành.

- Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển, bảo tồn thuỷ sản nội địa, ngoài các ưu đãi quy định trong Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) được tham gia khai thác các giá trị của khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.

2. Giảm dần và chuyển đổi các nghề khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên vùng biển ven bờ

- Hỗ trợ ngư dân chuyển đổi từ nghề khai thác thuỷ sản tự nhiên vùng biển ven bờ ra các vùng biển xa bờ hoặc các ngành nghề thay thế khác: cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi; tổ chức hướng dẫn, đào tạo kỹ thuật; giao đất, mặt nước cho các hộ ngư dân; hỗ trợ về tài chính trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh...

- Nghiên cứu để có chính sách thuế tài nguyên phù hợp với loại nghề và loại ngư cụ, mùa vụ khai thác cần hạn chế hoặc khuyến khích.

3. Tăng cường phân cấp quản lý, huy động sự tham gia của nhân dân trong việc bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản

- Phân vùng và phân cấp quản lý cho các cấp chính quyền địa phương ven biển; tổ chức quản lý nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật gắn với phát triển nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề dịch vụ khác, trước hết đối với vùng biển ven bờ.

- Huy động các tổ chức: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi... tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

4. ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

- Nghiên cứu, du nhập và ứng dụng các giải pháp công nghệ khai thác nguồn lợi thuỷ sản có chọn lựa, nuôi trồng thuỷ sản với môi trường sạch, giảm thiểu hao hụt sau khai thác, thu hoạch; tăng các mặt hàng thuỷ sản giá trị gia tăng, sử dụng các chế phẩm sinh học, giảm sử dụng hóa chất...

- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống thuỷ sản nhân tạo đáp ứng yêu cầu tái tạo, phục hồi mật độ quần thể của các giống loài thuỷ sản đã hoặc đang bị tập trung khai thác, các loài thủy sản quý hiếm...

- Ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong việc thả chà, rạn nhân tạo; phục hồi rạn san hô, thảm cỏ biển...

5. Về tài chính

- Ngân sách trung ương tập trung hỗ trợ cho các hoạt động: thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển có ý nghĩa quốc gia, quốc tế; chuyển giao công nghệ tiến bộ để sản xuất giống thuỷ sản có chất lượng cao; bảo tồn, bảo quản nguồn gen thuỷ sản hoang dã và thuỷ sản nuôi (giống gốc ông bà và bố mẹ...); điều tra, nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản; đào tạo nguồn nhân lực thực hiện Chương trình.

- Ngân sách địa phương tập trung cho các hoạt động: thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển, bảo tồn thuỷ sản nội địa đã được phân cấp cho địa phương quản lý; tái tạo, phục hồi và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; khắc phục các sự cố về môi trường, phục hồi các hệ sinh thái; xây dựng và triển khai các mô hình quản lý, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản có sự tham gia của cộng đồng; đảm bảo cho các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện Chương trình.

- Các nguồn vốn huy động khác: thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển, bảo tồn thuỷ sản nội địa; chuyển giao công nghệ sản xuất giống thuỷ sản; tái tạo, phục hồi nguồn lợi thuỷ sản và các hệ sinh thái, môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật; điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ Chương trình và tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật (theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Bộ Thủy sản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: hướng dẫn các địa phương xây dựng chương trình cụ thể của từng địa phương; xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm; tập huấn, đào tạo cộng tác viên truyền thông bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sống của các loài thuỷ sản; tổ chức triển khai các dự án ưu tiên của Chương trình; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm hàng năm, kịp thời nhân rộng các mô hình tốt; củng cố và tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, phân bổ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ quốc tế, đảm bảo kinh phí hàng năm thực hiện Chương trình.

3. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Thuỷ sản tổ chức quản lý khu bảo tồn quốc gia, các vùng đất ngập nước có liên quan; biên soạn các nội dung đưa vào giảng dạy ở các trường học về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; xây dựng các chương trình và nội dung tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng, lập kế hoạch cụ thể ở địa phương mình, xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án cụ thể; phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các nhà tài trợ thu hút nguồn vốn và sự hỗ trợ kỹ thuật nhằm đẩy mạnh hoạt động của Chương trình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 131/2004/QD-TTg

Hanoi, July 16, 2004

 

DECISION

APPROVING THE AQUATIC RESOURCE PROTECTION AND DEVELOPMENT PROGRAM TILL 2010

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001,
Pursuant to the Law on Fisheries of November 26, 2003,
Pursuant to the Government's Decree No. 43/2003/ND-CP of May 2, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Fisheries,
At the proposal of the Minister of Fisheries,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Aquatic Resource Protection and Development Program till 2010 with the following major contents:

I. OBJECTIVES

- To protect and conserve aquatic diversity, especially the precious and rare aquatic species of scientific and economic value; preserve the diversity and originality of Vietnam's biological aquatic ecology for the present and future.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To raise the awareness about the importance and value of natural resources and bio-diversity, and at the same time, clearly define the role and responsibilities of fishermen in the protection of aquatic resources.

- To enhance the capability of State management over aquatic resource protection and development, of the functional agencies and administrations at all levels.

II. GUIDING PRINCIPLES

- The aquatic resource protection and development must take into account the balance between economic development and protection of natural resources and environment, the harmony between the interests of different industries and localities, and must concurrently be effected with focal points.

- The aquatic resource protection and development shall go in couple with the enhanced control of natural aquatic resource exploitation and environment so as to ensure the natural ecological balance of water basins.

- The aquatic resource protection and development constitute an immediate and long-term requirement and also the responsibility of the entire society, particularly the responsibility of the fishermen's community. Therefore, the socialization policy must be well implemented in order to protect and develop aquatic resources.

III. PROGRAM CONTENTS

1. Restoring, regenerating and developing aquatic resources

To combine the adjustment of exploitation capacity with the production of seeds for further stocking in the natural environment; improve the habitats of aquatic species so as to restore their recreating capability and increase the population density of endangered aquatic species, thereby restoring the ecological balance and stabilizing the biological community in water basins. Priority objects of regeneration in this period include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Mollusks (scallops, oysters, clams, pearl oysters, etc.) in the sea areas of southern Central Vietnam and sea areas of eastern and western South Vietnam.

- Small drift fishes (herrings, scads, round herrings, long-jawed anchovies, etc) in the sea areas from Thanh Hoa to Kien Giang and around a number of offshore islands.

- Fresh water fishes, first of all, in big rivers, reservoirs and frequently-flooded areas in southern delta provinces and a number of submerged areas in the northern delta region.

2. Protecting and conserving aquatic diversity

Efforts shall be concentrated on the following priority activities:

- Controlling the exploitation of endangered precious and rare aquatic species of high scientific and economic value.

- Stepping up the intra-perimetric conservation work through the establishment of a system of marine conservation areas and inland conservation areas, as well as the extra-perimetric conservation work.

- Restoring the biotopes and habitats of aquatic animal species, especially breeding fields, where young aquatic animals gather or precious and rare aquatic species of high scientific and economic value live. Regenerating and recovering the ecosystems of coral reefs, sea grass-covers, swamps, lagons and river mouths while releasing artificial reefs, creating biotopes and habitats for aquatic animals in a number of areas where conditions permit or in high-priority areas.

- Monitoring the aquatic diversity, which cover the following activities: monitoring the environment, changes of ecosystems and water quality; monitoring the environment-indicating species; making annual reports on changes of fishing grounds and aquatic resources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Organizing the management of exploitation of aquatic resources in inshore sea areas

To concentrate on the following activities:

- Restructuring the exploitation of natural aquatic resources according to their potentials. Strictly controlling destructive exploitation methods while not developing, then gradually reducing unselective exploitation and exploitation of young aquatic animals; restoring and developing branches and trades in substitute for the exploitation of natural aquatic resources in inshore sea areas, thus creating conditions to stabilize the fishermen's life, alleviating the exploitation pressure on the aquatic resources in the inshore sea areas.

- Establishing the fishing-ground forecast system, guiding aquatic resource exploitation, first of all in key fishing grounds where ships and boats gather for operation.

- Enhancing the capability of aquatic resource protection organizations so as to control aquatic resource exploitation activities, especially in key sea areas (Tonkin Gulf, eastern and western South Vietnam), exploitation-prohibited or restricted zones, breeding fields and areas densely populated by young aquatic animals.

- Building up models for organizing the management of inshore sea areas suitable to the customs and traditions of local fishermen. At the same time, promoting and highlighting the role of the fishermen's community in the management and protection of aquatic resources as well as their habitats.

4. Building an aquatic resource- database system

Building an aquatic resource- database system to meet the demand for information for the work of managing and selecting investment projects, which includes:

- Building a National Database Center on aquatic resources in order to manage and archive data on aquatic diversity, species and their distribution, physiological habits of aquatic species, typical ecosystems and aquatic habitats, combined with the mapping and application of the geographical information system (GIS).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Establishing a communication network linking the National Database Center with the research and managerial agencies as well as localities.

5. Education for raising the awareness about aquatic resource protection

Formulating and organizing the implementation of, the national communication and education plan to raise the awareness about the protection of aquatic resources and habitats, that covers the following activities:

- Organizing refresher courses to raise the awareness of district- and commune-level officials and fishermen about laws on fisheries, the benefits brought about by aquatic resource and habitat protection for the fishermen's community itself as well as for the entire society.

- Elaborating communication programs for aquatic resource protection and development on the mass media.

- Printing, distributing pictures, photographs and posters for aquatic resource protection advocacy.

- Elaborating appropriate contents of education about the protection of aquatic resources and habitats for each education level.

6. Priority projects under the Aquatic Resource Protection and Development Program till 2010

In the period from now to 2010, to concentrate on elaborating and implementing the following priority projects:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Building up models for conversion of inshore marine aquatic exploitation into other appropriate trades in a number of coastal areas;

- Planning and organizing the management of marine conservation areas, inland aquatic resource-conservation areas, aquatic exploitation- prohibited and -restricted zones;

- Building up models for management of aquatic resources with community participation;

- Establishing and managing a database system on aquatic resources and habitats;

- Elaborating and implementing a national communication plan for aquatic resource protection and development.

IV. A NUMBER OF MAJOR SOLUTIONS

1. To encourage investment in aquatic resource protection and development activities

- Domestic and overseas organizations and individuals investing in scientific research, transfer and application of advanced technologies to aquatic resource protection and development activities such as researching into, creating through hybridization, producing new aquatic breeds of economic value for aquaculture development or stocking in natural water areas for regeneration and development of aquatic resources, shall enjoy preferential mechanisms and policies under the Law on Domestic Investment Promotion (amended) and current regulations.

- Organizations and individuals investing in the establishment and management of marine conservation areas and inland aquatic conservation areas shall, apart from enjoying the preferences provided for in the Law on Domestic Investment Promotion (amended), be entitled to join in the exploitation of the values of conservation areas under law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Supporting fishermen to shift from inshore aquatic exploitation to offshore aquatic exploitation or to other trades by providing credit loans at preferential interest rates; organizing the provision of technical guidance and training; allotting land and water surface to fishermen's households; providing financial supports in case of natural calamities or epidemics'

- Studying to adopt the natural resource tax policy suitable to different fishing trades and fishing tools as well as the seasons when exploitation is restricted or encouraged.

3. To step up the management decentralization, mobilization of people's participation in the work of aquatic resource and habitat protection

- Delineating areas and decentralizing management to local administrations at all levels in coastal areas; organizing the management of aquatic resources and habitats, in association with the development of aquaculture and other services and trades, first of all in inshore marine areas.

- Mobilizing mass organizations such as Ho Chi Minh Communist Youth Union, Ho Chi Minh Young Pioneers' Brigade, Women's Union, War Veterans' Association, Peasants' Association, and the Elderly Society, etc. to join in activities of propagating aquatic resource protection and development.

4. To apply advanced technologies to aquatic resource protection and development

- Researching into, importing and applying technological solutions for selective exploitation of aquatic resources, aquaculture in a clean environment, minimizing post-exploitation and post-harvest losses; increasing value-added aquatic commodities, using biological preparations and reducing the use of chemicals'

- Applying advanced technologies to the production of artificial aquatic seeds to meet the demand for recreation and restoration of the population density of aquatic species which have been or are being intensively exploited as well as precious and rare aquatic species.

- Applying new material technologies to the netting and release of artificial reefs; restoring coral reefs and sea grass-covers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The central budget shall focus on supporting activities of: establishing and managing marine conservation zones of national or international significance; transferring advanced technologies for the production of high-quality aquatic breeds; maintaining and preserving wild aquatic and reared aquatic gene sources (progenitors and parental breeds'); investigating, researching into and evaluating aquatic resources; training human resources for the implementation of the Program.

- The local budgets shall be mostly spent on activities of: establishing and managing marine conservation zones and inland aquatic conservation zones already decentralized to localities for management; regenerating, restoring and developing aquatic resources; overcoming environmental incidents, restoring ecosystems; building and deploying models for management and protection of aquatic resources and habitats with community participation; assuring the inspection, control and supervision of program implementation.

- Other capital sources shall be mobilized for establishing and managing marine conservation zones and inland aquatic conservation zones; transferring aquatic seed-production technologies; regenerating and restoring aquatic resources and ecosystems as well as aquatic habitats; investigating into and evaluating aquatic resources; training human resources in service of the Program and strengthening the capability of the agencies in charge of the aquatic resource and habitat management and protection (according to the projects already approved by competent agencies).

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Aquatic Resources shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches and the People's Committees of the provinces and centrally-run cities in, guiding localities to elaborate their respective detailed programs; building up State- and people-run aquatic resource protection and development models; training communication collaborators for the protection of aquatic resources and habitats; organizing the implementation of the Program's priority projects; preliminarily and finally reviewing the program implementation to draw experiences on a yearly basis, promptly expanding good models; consolidating and strengthening the operation capability of research institutions and organizations involved in aquatic resource protection and development.

2. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall have to balance and allocate the State budget capital and international aid, ensuring annual funding for implementation of the Program.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Education and Training shall coordinate with the Ministry of Fisheries in organizing the management of relevant national conservation zones and submerged land areas; compiling aquatic resource protection and development contents to be taught at schools; working out programs and contents of propagation and education to raise the people's awareness about the protection of aquatic resources and habitats on the mass media.

4. The People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall direct the administrations of all levels and functional agencies in their respective localities to elaborate detailed programs for the localities, elaborate and organize the implementation of specific projects; coordinate with the ministries and centrally-run branches as well as donors in attracting capital sources and technical supports in order to boost the implementation of the Program.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 131/2004/QĐ-TTg ngày 16/07/2004 phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.462

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.205.146
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!