Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 97/2006/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Nguyễn Sáng Vang
Ngày ban hành: 08/12/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 97/2006/NQ-HĐND

Tuyên Quang, ngày 08 tháng 12 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ, THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2010, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 107/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cả nước đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến 2020;
Căn cứ Quyết định số 176/2006/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai đoạn 2006 - 2015, có xét đến 2020;
Thực hiện văn bản số 570/TTg-CN ngày 11 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ vướng mắc trong triển khai thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; văn bản số 732/TTg-CN ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý khoáng sản vàng; văn bản số 5984/VPCP-ĐP ngày 18 tháng 10 năm 2005 và văn bản số 5654/VPCP-ĐP ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết đề nghị của tỉnh Tuyên Quang;
Xét Tờ trình số 44/TTr-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về quy hoạch điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn đến năm 2010, có xét đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 61/BC-KTNS16 ngày 02 tháng 12 năm 2006 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến năm 2020 (có Quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Quy hoạch điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến năm 2020.

Điều 3. Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2006./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Sáng Vang

 

QUY HOẠCH

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ, THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2010, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 97/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 của HĐND tỉnh khoá XVI, kỳ họp thứ 7)

1. Quan điểm của Quy hoạch:

- Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam nói chung và của tỉnh Tuyên Quang nói riêng là nguồn tài nguyên có hạn và không thể tái tạo được nên cần được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ tốt môi trường sinh thái.

- Việc quy hoạch khoáng sản tỉnh Tuyên Quang phải phù hợp, thống nhất với quy hoạch chung của cả nước và các quy hoạch khác của tỉnh (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch công nghiệp, quy hoạch giao thông, du lịch, an ninh quốc phòng..). Thăm dò, khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến sâu. Quy hoạch khoáng sản phải kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với an ninh, quốc phòng, bảo vệ an toàn môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan và di tích lịch sử.

- Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng cơ cấu công nghiệp - dịch vụ, du lịch và nông lâm nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV đã đề ra.

- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về khoáng sản.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.

2. Nội dung của Quy hoạch:

2.1. Xác định vùng Quy hoạch điều tra, đánh giá khoáng sản của tỉnh đề nghị đưa vào kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.2. Quy hoạch thăm dò khoáng sản

a) Mục tiêu

- Xác định trữ lượng, chất lượng và các điều kiện khai thác mỏ.

- Làm cơ sở cho lập báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi.

b) Nguyên tắc lựa chọn các đối tượng thăm dò và sắp xếp thứ tự ưu tiên thăm dò:

- Các mỏ, điểm quặng và vùng khoáng sản có chất lượng tốt, có trữ lượng khá tập trung, điều kiện khai thác thuận lợi.

- Các mỏ, điểm quặng và vùng khoáng sản phân bố gần các mỏ lớn, các khu mỏ khoáng sản nằm trong khu vực đã được quy hoạch công nghiệp, đất đai, giao thông, du lịch và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.

2.3. Quy hoạch khai thác khoáng sản.

Quy hoạch khai thác khoáng sản được tiến hành theo 2 mức:

a) Mức 1: Khai thác quy mô công nghiệp được chia thành 2 loại:

- Loại I: Các mỏ khai thác quy mô công nghiệp thuộc quy hoạch Trung ương.

- Loại II: Các mỏ khai thác quy mô công nghiệp thuộc quy hoạch địa phương.

Tập trung những mỏ đã được đánh giá trữ lượng và dự báo sau khi thăm dò có trữ lượng lớn, điều kiện khai thác, chế biến đầu tư có hiệu quả.

b) Mức 2: Khai thác quy mô nhỏ gồm các điểm mỏ khoáng sản có trữ lượng nhỏ, nằm rải rác không tập trung.

2.4. Quy hoạch chế biến, sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang

2.4.1. Cơ sở của Quy hoạch

- Quy hoạch chế biến sử dụng khoáng sản phải là quy hoạch động, phụ thuộc chủ yếu vào trữ lượng khoáng sản sau khi thăm dò và tùy thuộc vào vốn, khả năng đầu tư của các doanh nghiệp sẽ tham gia.

- Đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sâu với thiết bị công nghệ hiện đại, tận thu triệt để các khoáng sản đi kèm, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, không gây ô nhiễm môi trường.

- Đáp ứng và đảm bảo yêu cầu thúc đẩy nhanh ngành công nghiệp chế biến khoáng sản, phù hợp với các quy hoạch của tỉnh.

- Đối với những khoáng sản có quy mô lớn và giá trị công nghiệp cao tập trung vào các khu, cụm công nghiệp của tỉnh và của huyện, ưu tiện tập trung các dự án chế biến khoáng sản vào khu công nghiệp của tỉnh.

- Đối với khoáng sản có quy mô nhỏ, hoặc quặng nghèo cần phải làm giầu trước khi đưa vào chế biến.

2.4.2. Quy hoạch các cơ sở chế biến khoáng sản (có biểu kèm theo)

2.5. Quy hoạch các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản

Quy hoạch các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo Điều 20 và Điều 21 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản không phụ thuộc vào Quy hoạch khoáng sản của tỉnh. Hiện nay, tỉnh đang tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành Trung ương để hoàn chỉnh báo cáo Quy hoạch các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của Luật Khoáng sản.

2.6. Xác định nguồn vốn và phương thức huy động vốn

Đối với ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản kim loại có đặc thù cần vốn đầu tư cho điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến khá lớn và chịu nhiều rủi ro.

Do vậy việc huy động vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch cần thu hút từ nhiều nguồn vốn và cần có các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích từ phía Nhà Nước. Quan điểm huy động vốn thực hiện Quy hoạch là:

- Đối với điều tra đánh giá khoáng sản: Sử dụng 100% vốn ngân sách Nhà nước.

- Vốn thăm dò khoáng sản: thuộc nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản khi được phép triển khai các dự án.

3. Các giải pháp chủ yếu thực hiện Quy hoạch:

3.1. Tăng cường quản lý Nhà nước trong hoạt động khoáng sản

a) Tuân thủ chặt chẽ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài nguyên và môi trường khi triển khai các hạng mục của Quy hoạch như:

- Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005; Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật liên quan.

- Luật Đất đai; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Tài nguyên nước.

b) Triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản phải gắn liền với các quy hoạch khác của tỉnh như: quy hoạch công nghiệp, đất đai, giao thông, du lịch, an ninh quốc phòng...

c) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản ở các cấp, các ngành

- Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng các văn bản pháp luật về tài nguyên và môi trường.

- Sắp xếp lại trật tự trong hoạt động khoáng sản.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra khoáng sản; ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về khoáng sản.

- Ưu tiên lập và triển khai các dự án hoạt động khoáng sản có liên quan đến các khu vực quy hoạch đường giao thông, du lịch... đòi hỏi phải khai thác khoáng sản trước khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, du lịch, các kết cấu hạ tầng khác có liên quan tới mỏ khoáng sản.

- Quản lý chặt chẽ các vùng cấm hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật.

- Đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản.

- Triển khai nhanh các dự án đã được tỉnh cho chủ trương thực hiện.

3.2. Giải pháp về kỹ thuật

- Đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại trong khai thác và chế biến khoáng sản theo hướng chế biến sâu, nhằm tiết kiệm tài nguyên và thu hồi tối đa nguyên liệu khoáng, đảm bảo môi trường và phát triển bền vững.

- Xây dựng kế hoạch và tiến độ thực hiện việc đánh giá, thăm dò tài nguyên theo quy hoạch của từng loại khoáng sản.

- Xây dựng các quy chế, tiêu chuẩn kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của tỉnh.

- Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng như: giao thông, điện... vào các vùng mỏ có trữ lượng công nghiệp (yêu cầu các nhà đầu tư huy động vốn để sớm xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho thăm dò và khai thác).

3.3. Về môi trường

a) Đối với các mỏ sắp kết thúc khai thác

Cần tiến hành các biện pháp:

- Khắc phục sự cố ở các mỏ.

- Lựa chọn và áp dụng công nghệ khai thác hợp lý các loại quặng nghèo, quặng thải (tránh gây tổn thất đến tài nguyên).

- Làm các thủ tục đóng cửa mỏ.

- Giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường, kinh tế, xã hội, việc làm của người lao động sau khi đóng cửa mỏ.

b) Đối với các mỏ khoáng sản đang hoạt động và dự kiến sẽ mở rộng (như sản xuất xi măng, mangan, nước khoáng, vật liệu xây dựng...)

- Lập và tiến hành thẩm định phương án kỹ thuật mở rộng sản xuất.

- Lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các khu khai thác và sẽ mở rộng sản xuất; ký quỹ phục hồi môi trường, thu phí môi trường.

- Khắc phục các sự cố và cải tạo môi trường ở các khai trường cũ.

- Lựa chọn và áp dụng giải pháp nhằm khắc phục các sự cố môi trường hiện có, đồng thời áp dụng các giải pháp (gồm công nghệ và thiết bị) nhằm bảo vệ môi trường khi tiếp tục và mở rộng sản xuất.

- Giáo dục môi trường và áp dụng các quy định về môi trường đối với mỏ.

- Kiểm tra và kiểm soát môi trường định kỳ.

c) Đối với các mỏ và các khu khai thác sẽ đưa vào hoạt động (như thiếc, wolfram, chì - kẽm, mangan, titan...)

- Thẩm duyệt kỹ về kinh tế kỹ thuật, luận chứng kinh tế kỹ thuật ở các hội đồng và cấp có thẩm quyền, trong đó chú trọng đến các yếu tố: thiết kế khai thác; công nghệ khai thác, chế biến; công nghệ và thiết bị bảo vệ môi trường; khả năng về doanh thu và lợi nhụân kinh tế.

- Tiến hành lập và thẩm duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án, tập trung vào các vấn đề: đánh giá hiện trạng môi trường trước khi có mỏ; dự báo tác động môi trường, ô nhiễm môi trường, rủi ro môi trường; các giải pháp chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

- Ký quỹ phục hồi môi trường, thu phí môi trường.

- Giáo dục môi trường và áp dụng các quy định về môi trường đối với mỏ.

- Kiểm tra và kiểm soát môi trường định kỳ.

3.4. Giải pháp về vốn

- Tăng cường sự hỗ trợ các nguồn lực từ Trung ương trong việc điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào công tác thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Ưu tiên các tổ chức, cá nhân có tiềm lực về tài chính, kỹ thuật, công nghệ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, tuyển luyện khoáng sản.

- Xác định những loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có nhiều nhà đầu tư tham gia thì thực hiện việc đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế.

3.5. Sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trong việc triển khai đồng bộ các quy hoạch của tỉnh đến năm 2010, có xét đến năm 2020, như: Quy hoạch công nghiệp, đất đai, giao thông, du lịch, an ninh quốc phòng...

3.6. Công khai quy hoạch khoáng sản: Các cấp, các ngành rà soát các quy hoạch theo lĩnh vực của ngành mình; bổ sung, điều chỉnh kịp thời và triển khai thực hiện phù hợp với Quy hoạch khoáng sản được duyệt, đảm bảo tiến độ và hiệu quả của Quy hoạch. Các vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản cần được bảo vệ chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

 

CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010, XÉT ĐẾN NĂM 2020

Số TT

Cơ sở chế biến

Địa điểm xây dựng

Công suất dây chuyền (t/năm)

A

Các cụm công nghiệp

 

 

1

Cụm các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Long Bình An

Thuộc các xã Đội Cấn, Hoàng Khai, An Tường, Thái Long, Lưỡng Vượng (huyện Yên Sơn) và xã Vĩnh Lợi (huyện Sơn Dương)

 

- Nhà máy chế biến bột barite

20.000

- Dự án nhà máy luyện kẽm

15.000

- Nhà máy sản xuất phôi thép từ quặng

200.000

- Nhà máy gạch tuynen

20 triệu viên/năm

- Nhà máy luyện thiếc kim loại

-

- Nhà máy chế biến Cao lanh -fenspat

-

- Nhà máy luyện gang

15.000

- Nhà máy chế biến bột đá trắng

-

2

Cụm công nghiệp Sơn Nam

Xã Sơn Nam (huyện Sơn Dương)

 

- Xưởng chế biến bột cao lanh -fenspat

100.000

- Xưởng tuyển khoáng vonframit

-

- Xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng: gạch ốp lát; gạch không nung; bê tông đúc sẵn

20 triệu viên/năm

- Nhà máy chế biến bột barit

30.000

3

Cụm công nghiệp Phúc Thịnh

Xã Phúc Thịnh (huyện Chiêm Hoá)

 

- Xây dựng nhà máy luyện ăngtimon kim loại

1.000 -3.000

- Nhà máy luyện fero mangan

15.000

- Nhà máy gạch tuynen

20 triệu viên/năm

4

Cụm công nghiệp Na Hang

Huyện Na Hang (tại các địa điểm thuận lợi đảm bảo môi trường)

 

- Nhà máy luyện ăngtimon kim loại

500

- Nhà máy tuyển khoáng chì kẽm

3000 - 5000

B

Các điểm công nghiệp độc lập

 

 

1

- Điểm khai thác và chế biến bột đá trắng

Xã Yên Phú (huyện Hàm Yên)

100.000

 

- Nghiền bột Barit

24.000

2

Khai thác và chế biến cao lanh - felspat Thái Sơn

Xã Thái Sơn (huyện Hàm Yên)

100.000

3

Nhà máy xi măng Sơn Dương

Xã Phúc Ứng (huyện Sơn Dương)

350.000

4

Nhà máy xi măng Tràng An

Xã Tràng Đà (Thị xã Tuyên Quang)

910.000

5

Nhà máy xi măng Tuyên Quang cũ

X. Tràng Đà (TXTQ) X. Tân Long (huyện Yên Sơn)

250.000

6

Xưởng nghiền barit Yên Sơn

Xã Thái Bình (huyện Yên Sơn)

40.000

7

Xưởng nghiền barit thị xã Tuyên Quang

Xã Nông Tiến (thị xã Tuyên Quang)

20.000

8

Nhà máy cán thép Tuyên Quang

Xã An Tường (huyện Yên Sơn)

15.000

9

Cơ sở sản xuất nước khoáng Mỹ Lâm và Bình Ca

Xã Phú Lâm và Tiến Bộ (huyện Yên Sơn)

 

10

Cơ sở tuyển quặng sắt tận thu tại mỏ Phúc Ninh

Xã Phúc Ninh (huyện Yên Sơn)

 

11

Cơ sở tuyển quặng Titan Đồng Gianh và Quảng Đàm

Xã Lương Thiện (huyện Sơn Dương)

 

12

Nhà máy gạch tuy nen của Công ty cổ phần Viên Châu

Xã An Tường (huyện Yên Sơn)

> 20 triệu viên/năm

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 97/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 về quy hoạch điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVI, kỳ họp thứ 17 ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.789

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.16.251
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!