UBND
TỈNH BẮC KẠN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
881/HD-SNN
|
Bắc
Kạn, ngày 04 tháng 09 năm 2007
|
HƯỚNG DẪN
TIÊU
CHÍ, BIỆN PHÁP, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẢI TẠO RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT
Căn cứ Quyết định số 200/QĐ.KT
ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp về quy phạm các giải pháp
kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14-92);
Căn cứ Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản
lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ
tướng Chính phủ;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn ban hành Hướng dẫn cải tạo rừng
tự nhiên nghèo kiệt theo các tiêu chí, biện pháp, trình tự, thủ tục cụ thể như
sau:
1. Mục đích,
yêu cầu
Cải tạo rừng tự
nhiên theo hướng dẫn này được hiểu là việc trồng lại rừng trên các khu rừng tự
nhiên nghèo kiệt, có năng suất, chất lượng thấp để thay thế bằng rừng trồng có
năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và phòng hộ bảo vệ môi trường cao hơn.
Rừng tự nhiên
được xem xét để được phép cải tạo là rừng tự nhiên thoái hóa hoặc phát triển kém,
không có hoặc ít có khả năng phục hồi và phát triển, nếu chỉ áp dụng các biện
pháp lâm sinh như: Nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng, khoanh nuôi tái sinh sẽ đạt
hiệu quả thấp.
Việc lập thủ tục
cải tạo rừng phải đúng đối tượng, đúng tiêu chí theo quy định, tránh lợi dụng
khai thác rừng.
2. Tiêu chí
rừng nghèo kiệt và các loại rừng nghèo kiệt được phép cải tạo
2.1. Đối tượng
rừng được phép cải tạo bao gồm:
a) Rừng sản xuất
là rừng tự nhiên nghèo kiệt, Nhà nước đã giao hoặc cho thuê, không có cây mục
đích hoặc có cây mục đích nhưng số lượng không đáp ứng yêu cầu kinh doanh rừng.
b) Rừng phòng hộ
là rừng tự nhiên nghèo kiệt, Nhà nước đã giao hoặc cho thuê, không có cây mục
đích hoặc có cây mục đích nhưng số lượng không đáp ứng yêu cầu phòng hộ của
rừng.
c) Rừng đặc dụng
là rừng tự nhiên nghèo kiệt, được phép cải tạo trong những trường hợp sau:
- Rừng nghiên
cứu khoa học, thực nghiệm không phù hợp hoặc không đáp ứng được mục đích nghiên
cứu khoa học, thực nghiệm; khu bảo vệ cảnh quan phù hợp hoặc không đáp ứng được
mục đích bảo vệ cảnh quan.
- Rừng trong
phân khu dịch vụ – hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
2.2. Tiêu chí
rừng nghèo kiệt
a) Đối với rừng
gỗ:
- Cây gỗ tái
sinh mục đích có chiều cao nhỏ hơn 5m và đường kính bình quân dưới 6 cm, có mật
độ nhỏ hơn 800 cây/ha.
- Trữ lượng gỗ
nhỏ hơn 50 m3/ha.
b) Đối với rừng
tre, nứa:
- Rừng nứa,
giang có đường kính bình quân dưới 3 cm, mật độ nhỏ hơn 8.000 cây/ha.
- Rừng vầu, nứa
tre, luồng có đường kính lớn hơn 3 cm, mật độ nhỏ hơn 3.000 cây/ha.
c) Đối với rừng
gỗ hỗn giao tre nứa và gỗ, tùy mức độ hỗn giao cụ thể để quy định. Thí dụ: Nếu
hỗn giao 1/2 là tre, nứa; 1/2 là gỗ, thì rừng nghèo kiệt có thể cải tạo là rừng
có mật độ cây gỗ tái sinh dưới 400 cây (hoặc gỗ có trữ lượng dưới 25 m3)
và nứa có đường kính nhỏ hơn 3cm, có mật độ dưới 4.000 cây/ha (hoặc vầu, tre có
mật độ dưới 1.500 cây/ha).
3. Biện pháp
cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt
Tùy theo điều
kiện tự nhiên và đặc tính cây trồng mà áp dụng một trong hai phương thức sau:
- Cải tạo cục
bộ: Là trồng lại theo băng hoặc theo đám.
- Cải tạo toàn
diện: Là thay toàn bộ lâm phần hiện tại bằng cách trồng lại rừng mới cây có mục
đích, trên toàn bộ diện tích lô.
- Chỉ được chặt
trắng toàn diện và được phép chặt trắng theo băng, theo đám ở nơi có độ dốc
dưới 150. Phải chặt trắng theo băng hoặc theo đám ở nơi độ dốc từ 150
đến 250, và nơi có gió khô, mưa lớn. Nơi có độ dốc trên 250
không được chặt trắng. Kích thước và bố trí băng chặt, đám chặt cụ thể như sau:
+ Chiều rộng
băng chặt ở nơi độ dốc dưới 150 không quá 60 m và nơi độ dốc từ 150
đến 250 không quá 30m. Chiều rộng băng chừa xấp xỉ chiều rộng băng
chặt.
+ Các băng chặt
nơi độ dốc dưới 150 bố trí thẳng góc với hướng gió chính, nơi có độ
dốc 150 đến 250 bố trí song song với đường đồng mức.
+ Nơi địa hình
cắt mạnh hoặc đồi bát úp, bố trí chặt trắng theo đám. Diện tích đám lớn nhất
không quá 5 ha. Không được chặt trắng đồng thời hai đám liền kề nhau.
+ Chi khai thác
tiếp các băng và đám chừa sau khi rừng non trên băng và đám chặt trước liền kề
đã khép tán.
4. Trình tự,
thủ tục cải tạo rừng
Việc cải tạo
rừng: Đối với tổ chức phải lập dự án; đối với hộ gia đình, cá nhân phải có đơn
đề nghị cải tạo rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể như sau:
- Đối với các
chủ rừng là Vườn quốc gia, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Chủ rừng lập Tờ trình, Cục Lâm nghiệp thẩm định, trình Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
- Đối với các
chủ rừng là tổ chức, doanh nghiệp thuộc tỉnh: Chủ rừng lập dự án, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc ủy quyền Chi cục Lâm nghiệp) thẩm định,
trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Chủ rừng là hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có nhu cầu cải tạo rừng với tổng diện
tích các lô dưới 5 ha, có đơn đề nghị cải tạo rừng, có xác nhận của Ủy ban nhân
dân xã, kèm theo bản photocopy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gửi phòng Nông
lâm nghiệp. Phòng Nông lâm nghiệp chủ trì, phối hợp với Hạt kiểm lâm thẩm định,
trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã xem xét quyết định. Nếu cải tạo rừng với
tổng diện tích các lô từ 5 ha trở lên thì Ủy ban nhân dân huyện, thị xã gửi hồ
sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi quyết định phê
duyệt.
Trên đây là
Hướng dẫn về tiêu chí, biện pháp, trình tự, thủ tục cải tạo rừng tự nhiên nghèo
kiệt của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn. Hướng dẫn này nhằm
giải thích, làm rõ một số nội dung cơ bản về tiêu chí, biện pháp, trình tự, thủ
tục cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, không thay thế Thông tư số
99/2006/TT-BNN, ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ quan,
tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để Sở kịp
thời bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (B/cáo);
- Chi cục Kiểm lâm;
- UBND các huyện, thị xã;
- Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn;
- Công ty CPLS Bắc Kạn;
- Công ty CP VT KT nông nghiệp;
- Lãnh đạo Sở;
- Phòng Kế hoạch – Tài chính;
- Lưu: VT, CCLN.
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Bá Ngãi
|