Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 422/CT-BNN-LN phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" nhân dịp xuân Giáp Thìn năm 2024 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 422/CT-BNN-LN Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Minh Hoan
Ngày ban hành: 12/01/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 422/CT-BNN-LN

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2024

CHỈ THỊ

VỀ PHÁT ĐỘNG “TẾT TRỒNG CÂY ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ” NHÂN DỊP XUÂN GIÁP THÌN NĂM 2024

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, trong những năm qua, các bộ, ngành, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và nhân dân cả nước đã hưởng ứng, tham gia tích cực phong trào trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thiết thực góp phần phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện môi trường, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Mặc dù năm 2023, ngành Lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tình trạng lũ lụt, sạt lở đất... xảy ra bất thường gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân; thị trường xuất khẩu lâm sản phục hồi chậm, tình trạng lạm phát của thế giới vẫn ở mức cao,.. đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông, lâm nghiệp trong nước. Nhưng các địa phương trong cả nước đã trồng được 250.000 ha rừng trồng tập trung và 127 triệu cây phân tán, góp phần đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến; sản lượng khai thác đạt trên 22 triệu m3 gỗ; tỷ lệ che phủ rừng được duy trì 42,02%; công tác bảo vệ rừng có chuyển biến tích cực, theo hướng giảm cả về số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại; thu dịch vụ môi trường rừng đạt 4.130 tỷ đồng, trong đó lần đầu tiên nước ta thu được từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng với số tiền gần 1.200 tỷ đồng, đây là nguồn tài chính quan trọng và bền vững của ngành; đóng vai trò quan trọng trong kết quả chung của toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đạt được kết quả này là sự chỉ đạo sát sao, tháo gỡ khó khăn kịp thời của Chính phủ và các bộ, ngành cùng với sự nỗ lực của các địa phương trên cả nước. Tuy vậy, ngành lâm nghiệp vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như: cạnh tranh thương mại toàn cầu trong xuất khẩu gỗ và lâm sản ngày càng tăng; chính sách đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng và hạ tầng lâm nghiệp còn thấp; diện tích rừng trồng gỗ lớn và rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững chiếm tỷ trọng chưa cao; đời sống, thu nhập của người dân làm nghề rừng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; tình trạng vi phạm pháp luật lâm nghiệp còn xảy ra phức tạp ở một số địa phương.

Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục khó khăn hạn chế, đồng thời tích cực chuẩn bị tổ chức tốt“Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024, đảm bảo thiết thực, hiệu quả; đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định 524/QĐ-TTg ngày 01/04/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức, thiết thực và hiệu quả, nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của việc trồng cây, gây rừng; các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, góp phần bảo vệ bền vững môi trường sinh thái.

2. Xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng, phát triển rừng, phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và du lịch sinh thái nâng cao giá trị đa dụng của rừng. Việc tổ chức triển khai phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2024 theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tại Quyết định số 809/QĐ- TTg ngày 12/7/2022 và các Chương trình, Đề án trọng điểm khác của ngành Lâm nghiệp.

3. Việc tổ chức phát động“Tết trồng cây” phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng; chú trọng lựa chọn cây trồng bản địa, cây rừng đa tác dụng. Ngoài trồng rừng tập trung, tăng cường trồng cây xanh phân tán ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu văn hóa-lịch sử, hành lang giao thông, kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp,….

Thời điểm tổ chức phát động“Tết trồng cây” đối với các tỉnh phía Bắc tiến hành vào đầu xuân năm mới, đối với các tỉnh phía Nam tiến hành vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ (ngày 19 tháng 5) và kéo dài cả năm 2024, phù hợp với mùa vụ trồng cây, trồng rừng của từng địa phương ở từng khu vực cụ thể.

4. Tăng cường quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, lựa chọn loài cây trồng phù hợp, chuẩn bị cây giống chất lượng tốt, tăng tỷ lệ sử dụng giống mô, hom, cây rừng đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu kết hợp dưới tán rừng; thực hiện chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng để cây trồng, rừng trồng phát triển tốt.

5. Tăng cường công tác quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn để đảm bảo chủ động cung cấp nguyên liệu bền vững và hợp pháp cho ngành chế biến gỗ; góp phần nâng cao năng suất, giá trị của rừng trồng và giá trị gia tăng của ngành chế biến gỗ.

6. Phát triển dịch vụ môi trường rừng đồng thời quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn từ dịch vụ môi trường rừng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật; phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khai thác lợi thế, giá trị về tài nguyên thiên nhiên, gắn với văn hóa, lịch sử và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương nhằm phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng; phát triển nguồn thu từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon, thực hiện chi trả theo đúng quy định của pháp luật, nhằm đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính do quốc gia tự quyết định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính Phủ (để báo cáo);
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở NN& PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu: VT, LN.

BỘ TRƯỞNG




Lê Minh Hoan

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 422/CT-BNN-LN phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" nhân dịp xuân Giáp Thìn ngày 12/01/2024 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.016

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.75.69
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!