Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 147/2007/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 10/09/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 147/2007/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 2007 - 2015

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 23 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 về điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quan điểm chỉ đạo phát triển rừng sản xuất

1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Rừng sản xuất là rừng đa mục tiêu, trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho người làm nghề rừng và góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái.

3. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng đầu tư và hưởng lợi trực tiếp từ việc trồng rừng, khai thác và chế biến gỗ, lâm sản; Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí ban đầu nhằm khuyến khích phát triển rừng, đồng thời là để chi trả một phần giá trị môi trường do rừng trồng mang lại và bù đắp lợi nhuận thấp do tính đặc thù của nghề rừng.

4. Phát triển rừng sản xuất phải gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản để tạo được nghề rừng ổn định và phát triển bền vững.

5. Ưu tiên hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất ở các xã đặc biệt khó khăn, tạo động lực thúc đẩy phát triển lâm nghiệp ở các xã này. Trong đó đặc biệt ưu tiên hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh Trung Bộ.

Điều 2. Mục tiêu phát triển rừng sản xuất

1. Trồng 2 triệu ha rừng sản xuất, bình quân mỗi năm trồng 250 nghìn ha (bao gồm cả diện tích trồng lại rừng sau khai thác).

2. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập nhằm ổn định đời sống cho đồng bào miền núi.

3. Thúc đẩy hình thành thị trường nghề rừng phát triển ổn định lâu dài, bao gồm thị trường cung cấp giống, dịch vụ kỹ thuật, thị trường chế biến và tiêu thụ lâm sản.

Điều 3. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trong nước hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thực hiện trồng rừng sản xuất, khai thác và chế biến lâm sản.

2. Những dự án đã áp dụng theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ và những diện tích đã được hỗ trợ trồng rừng từ nguồn vốn ODA không thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng tại Quyết định này.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

1. Hỗ trợ sau đầu tư: là hình thức hỗ trợ mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng có đất quy hoạch là rừng sản xuất tự tổ chức trồng rừng, sau khi rừng trồng được nghiệm thu, Nhà nước sẽ thanh toán cho người trồng rừng phần vốn hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này.

2. Hỗ trợ đầu tư: là hình thức hỗ trợ một phần vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng để trồng rừng.

Chương II

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC

Điều 5. Hỗ trợ đầu tư trồng rừng và khuyến lâm

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ở các xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh sách xã đặc biệt khó khăn), trồng rừng trên đất trồng, đồi núi trọc, quy hoạch là rừng sản xuất thì được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước, mức hỗ trợ cụ thể như sau:

a) Trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây bản địa, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi), mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha.

b) Trồng rừng tại các xã biên giới được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ha ngoài mức hỗ trợ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

c) Trồng rừng tại các xã có nhân dân tái định cư thuộc các dự án thuỷ điện do Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ha ngoài mức hỗ trợ quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.

2. Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không thuộc xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn) trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc, quy hoạch là rừng sản xuất thì được hỗ trợ mức 2 triệu đồng/ha.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này được hỗ trợ cây giống, khuyến lâm, mức hỗ trợ tối đa 1,5 triệu đồng/ha; nếu trồng cây phân tn, mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/1.500 cây phân tán (tương đương một ha rừng trồng). Mức hỗ trợ cụ thể được căn cứ vào giá cây giống do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hàng năm.

4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng khảo nghiệm (giống mới, trên vùng đất mới) theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ vốn bằng 60% giá thành trồng rừng được duyệt. Mỗi mô hình trồng rừng khảo nghiệm được hỗ trợ không quá 2,0 ha.

5. Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: hỗ trợ 200.000 đồng/ha trong 4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc) nếu trồng rừng tại các xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ); hỗ trợ mức 100.000 đồng/ha trong 4 năm nếu trồng rừng tại các xã còn lại.

6. Hỗ trợ một lần 50.000 đồng/ha để chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng.

Mức kinh phí hỗ trợ quy định tại các khoản 5, 6 Điều này được tính ngoài tổng mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

7. Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ sau đầu tư và hỗ trợ đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục của việc hỗ trợ sau đầu tư và hỗ trợ đầu tư.

8. Điều kiện nhận hỗ trợ:

a) Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao hoặc được thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với doanh nghiệp nhà nước phải là đất trồng rừng sản xuất đã được doanh nghiệp giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ổn định lâu dài (50 năm).

b) Nguồn giống trồng rừng (hạt giống hoặc cây giống) phải có xuất xứ từ cơ sở sản xuất giống đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận về nguồn giống theo quy định tại Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng (gọi tắt là chủ rừng) khi trồng rừng

1. Quyền lợi: được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng, khi khai thác sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Nghĩa vụ: khi khai thác sản phẩm rừng trồng chủ rừng phải nộp cho ngân sách xã số tiền tương đương với 80 kg thóc/ha/chu kỳ rừng trồng, để xây dựng Quỹ phát triển rừng của xã và Quỹ phát triển rừng thôn, bản, trong đó trích nộp cho mỗi quỹ là 50%.

Diện tích rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng nhận khoán của các Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ hoặc doanh nghiệp quốc doanh (gọi tắt là bên giao khoán) thì chủ rừng nộp số tiền trên cho bên giao khoán. Ngoài ra chủ rừng không phải nộp thêm bất cứ khoản gì cho bên giao khoán.

Sau khi khai thác rừng trồng, trong vòng 12 tháng, chủ rừng phải tự tổ chức trồng lại rừng theo quy định.

Chủ rừng đã nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước để trồng rừng, nếu sau 4 năm mà rừng không đạt tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước thì chủ rừng phải tự bỏ vốn để trồng lại rừng hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước số tiền đã nhận hỗ trợ cộng với lãi suất thương mại tại thời điểm thu hồi.

Trường hợp mất rừng do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, sâu bệnh được xác định theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì người trồng rừng không phải hoàn trả số tiền đã nhận hỗ trợ.

3. Đối với diện tích rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được trồng bằng nguồn vốn của Chương trình 327 trước đây và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nay quy hoạch là rừng sản xuất thì quyền và nghĩa vụ của chủ rừng được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.

Điều 7. Hỗ trợ đầu tư trồng và quản lý rừng giống, vườn giống

1. Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng và duy trì việc quản lý, bảo vệ rừng giống, vườn giống. Trong đó Nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức do Nhà nước thành lập) chỉ trực tiếp quản lý rừng giống, vườn giống có tầm quan trọng quốc gia với diện tích tối đa là 30% tổng diện tích được quy hoạch làm rừng giống, vườn giống; phần còn lại được giao, bán, khoán cho các thành phần kinh tế khác quản lý kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Rừng giống, vườn giống do các thành phần kinh tế quản lý phải nằm trong quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt, được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước cho phần lâm sinh, xây dựng hạ tầng và trang thiết bị được quy định cụ thể như sau:

a) Không quá 35 triệu đồng/ha đối với vườn giống được trồng mới.

b) Không quá 25 triệu đồng/ha đối với rừng giống được trồng mới.

c) Không quá 10 triệu đồng/ha đối với rừng giống được chuyển hoá.

d) Ngoài mức hỗ trợ nêu trên còn được hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm để chi phí quản lý bảo vệ rừng giống, vườn giống; thời hạn hỗ trợ không quá 5 năm.

Điều 8. Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao

1. Tiêu chí trung tâm giống được hỗ trợ:

a) Là cơ sở nuôi cấy mô có quy mô tối thiểu 1 triệu cây/năm.

b) Diện tích đất tập trung xây dựng trung tâm giống tối thiểu là 3,0 ha (bao gồm đất để xây dựng nhà, xưởng, đất làm vườn ươm).

2. Điều kiện nhận hỗ trợ đầu tư:

a) Đối với tỉnh chưa có cơ sở nuôi cấy mô thì được hỗ trợ đầu tư xây dựng một trung tâm giống theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Là doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoặc doanh nghiệp nhà nước có cơ sở sản xuất giống đã được cổ phần hoá, trong đó Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ.

c) Vốn của doanh nghiệp phải tham gia ít nhất 30% trong tổng mức đầu tư dự án xây dựng trung tâm giống.

d) Có dự án đầu tư xây dựng trung tâm giống được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh thẩm định và chủ đầu tư dự án quyết định đầu tư.

đ) Kết quả đầu tư xây dựng trung tâm giống được Ban Quản lý dự án cấp tỉnh nghiệm thu.

3. Hạng mục hỗ trợ đầu tư: xây dựng nhà làm việc, nhà xưởng, đường giao thông, đường điện, mua sắm trang thiết bị và chi phí công nghệ.

4. Mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước là 1,5 tỷ đồng cho một trung tâm giống.

5. Trình tự thực hiện hỗ trợ: tổng số tiền hỗ trợ được cấp làm 2 lần sau khi nghiệm thu. Lần 1 cấp 70% vốn hỗ trợ sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc đầu tư các hạng mục theo quy định tại khoản 3 Điều này. Lần 2 cấp phần còn lại sau khi chủ đầu tư đã sản xuất, tiêu thụ cây giống đạt công suất thiết kế và chất lượng cây giống.

Điều 9. Hỗ trợ đầu tư vườn ươm giống

1. Tiêu chí vườn ươm được hỗ trợ:

a) Là cơ sở để ươm cây rừng bằng phương pháp giâm hom, chồi, hạt, cây từ mầm nhân mô.

b) Quy mô diện tích đất xây dựng vườn ươm tối thiểu 0,5 ha.

2. Quy hoạch vườn ươm: trung bình mỗi xã hoặc cụm xã có 1000 ha đất quy hoạch trồng rừng sản xuất trở lên được quy hoạch một vườn ươm. Khi bố trí vườn ươm nên sử dụng các vườn ươm hiện có là chính; chỉ quy hoạch xây dựng mới khi có dự án mới trồng rừng nguyên liệu hoặc ở những nơi thật sự cần thiết.

3. Điều kiện để nhận hỗ trợ

a) Vườn ươm phải nằm trong quy hoạch sản xuất giống lâm nghiệp của tỉnh, hoặc vườn ươm thuộc các dự án trồng rừng nguyên liệu tập trung.

b) Chủ vườn ươm phải cam kết sử dụng đất được giao vào mục đích sản xuất giống trồng rừng ít nhất 10 năm.

c) Vườn ươm thuộc quyền sử dụng của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nếu có phần vốn của Nhà nước (doanh nghiệp nhà nước, Ban Quản lý rừng phòng hộ, Ban Quản lý rừng đặc dụng) thì phần vốn của Nhà nước chiếm tỷ lệ không quá 50%.

d) Có dự án đầu tư xây dựng vườn ươm được Ban Quản lý dự án cấp huyện thẩm định đầu tư, chủ đầu tư dự án quyết định đầu tư. Đối với dự án xây dựng vườn ươm mới ở những xã biên giới do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư.

đ) Kết quả đầu tư xây dựng vườn ươm được Ban Quản lý dự án cấp huyện nghiệm thu.

4. Hạng mục hỗ trợ đầu tư: xây dựng hạ tầng ban đầu, bao gồm: điện, hệ thống tưới, hàng rào, vườn vật liệu, san ủi mặt bằng, xây dựng nền cứng.

5. Mức hỗ trợ: trung bình 200 triệu đồng đối với vườn ươm xây dựng mới; vườn ươm xây dựng mới ở những xã biên giới được hỗ trợ theo mức vốn dự án được duyệt; đối với vườm ươm cải tạo, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn vườn ươm quy định tại khoản 1 Điều này, mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng một vườn ươm.

6. Trình tự thực hiện hỗ trợ: tổng số tiền hỗ trợ được cấp làm 2 lần sau khi nghiệm thu. Lần 1 cấp 70% vốn hỗ trợ sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc đầu tư các hạng mục theo quy định tại khoản 4 Điều này. Lần 2 cấp phần còn lại sau một năm xây dựng.

Điều 10. Hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp

1. Đường ranh phòng chống cháy rừng (đường ranh cản lửa)

a) Tiêu chuẩn hỗ trợ: đường ranh phòng chống cháy rừng kết hợp làm đường vận xuất, vận chuyển cây giống, vật tư, trong nội vùng dự án được quy hoạch với mức 15 - 20 mét đường/ha. Khi xây dựng Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất phải quy hoạch hệ thống đường ranh phòng, chống cháy rừng; quy hoạch phải có sự tham gia của các chủ rừng (bao gồm cả chủ rừng nhận khoán đất trồng rừng 50 năm) trong vùng dự án. Đối với các dự án trồng rừng sản xuất trước đây chưa được hỗ trợ đường ranh phòng, chống cháy rừng thì được phép quy hoạch bổ sung và nhận hỗ trợ theo Quyết định này.

b) Mức hỗ trợ đầu tư là 20 triệu đồng/km, trong đó hỗ trợ 15 triệu đồng/km để đầu tư xây dựng các hạng mục của tuyến đường; phần còn lại sử dụng để duy tu, bảo dưỡng trong cả chu kỳ trồng rừng.

c) Trình tự đầu tư và nghiệm thu thanh quyết toán: sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao ngân sách của năm kế hoạch, cho phép Ban Quản lý dự án cấp huyện tự thiết kế kỹ thuật và dự toán đường ranh phòng chống cháy rừng theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, cho phép Ban Quản lý dự án cấp huyện tự tổ chức thi công; sau khi hoàn thành thi công, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu đường ranh phòng chống cháy rừng làm căn cứ để thanh quyết toán với Kho bạc Nhà nước. Ban Quản lý dự án cấp huyện có trách nhiệm quản lý, bảo dưỡng toàn bộ tuyến đường trong cả chu kỳ trồng rừng.

2. Đường lâm nghiệp: dự án trồng rừng sản xuất nguyên liệu tập trung phục vụ cho nhà máy chế biến cụ thể, có quy mô diện tích từ 1.000 ha trở lên, ở những vùng chưa có đường ô tô để vận chuyển sản phẩm trong mùa mưa thì được hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp với mức không quá 300 triệu đồng/km. Chủ đầu tư dự án trồng rừng đồng thời là chủ đầu tư dự án đường lâm nghiệp. Việc quản lý đầu tư, xây dựng đường lâm nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành.

Việc đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp chỉ được thực hiện khi rừng trồng bắt đầu được khai thác.

Điều 11. Hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm đã chế biến ở vùng Tây Bắc

1. Các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn thuộc các tỉnh vùng Tây Bắc (theo Nghị quyết 37/NQ-TW ngày 01 tháng 4 năm 2004) được Nhà nước hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm trong 5 năm đầu tiên tính từ khi nhà máy bắt đầu sản xuất. Mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ là 1.000 đồng/tấn/km (một nghìn đồng).

2. Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ sau đầu tư. Chi phí vận chuyển sản phẩm được tính theo cự ly vận chuyển từ nhà máy đến trung tâm tiêu thụ chính là Hà Nội theo đường ô tô gần nhất và theo công suất thực tế của nhà máy.

3. Trình tự hỗ trợ, nghiệm thu, thanh quyết toán:

a) Dự án đầu tư xây dựng nhà máy được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận đầu tư. Sau khi đầu tư và nhà máy bắt đầu hoạt động, chủ đầu tư nhà máy báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả đầu tư; trong vòng 20 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng nghiệm thu để nghiệm thu công suất thực tế nhà máy làm căn cứ thanh toán vốn hỗ trợ cho chủ đầu tư.

b) Hỗ trợ chi phí vận chuyển trực tiếp lần đầu bằng 70% tổng số kinh phí hỗ trợ, phần còn lại được trừ vào các khoản thuế nhà máy phải nộp cho ngân sách nhà nước hàng năm. Nhà nước sẽ ghi riêng phần ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho nhà máy vào năm ngân sách liền kề tính từ khi nhà máy đi vào hoạt động. Mỗi huyện được hỗ trợ chi phí vận chuyển một nhà máy, trong đó từ nay đến năm 2010 triển khai thí điểm việc hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm đã chế biến mỗi tỉnh từ 1 - 2 nhà máy nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Điều kiện nhận hỗ trợ:

- Nhà nước chỉ hỗ trợ đối với nhà máy sản xuất ván ghép thanh kết hợp với ván dăm hoặc ván ghép thanh kết hợp với ván MDF để tận dụng nguyên liệu. Nhà máy không được dời địa bàn đăng ký sản xuất trong vòng 20 năm.

- Nhà máy xây dựng có quy mô công suất thực tế tối thiểu 10.000 m3/năm. Thiết bị máy mới 100%.

- Doanh nghiệp phải có diện tích rừng sản xuất đã trồng đến thời kỳ được thu hoạch bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy tối thiểu đạt 50% công suất thiết kế, hoặc nơi đặt nhà máy đã có vùng nguyên liệu bảo đảm cung cấp cho nhà máy đạt 100% công suất thiết kế (năng suất rừng trồng làm căn cứ để tính toán hỗ trợ nhà máy là 100 m3/ha).

- Là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nếu là doanh nghiệp nhà nước thì chỉ hỗ trợ cơ sở chế biến gỗ đã được cổ phần hoá với phần vốn nhà nước chiếm không quá 50%.

5. Khuyến khích và ưu tiên hộ gia đình, cá nhân có diện tích rừng đã trồng góp vốn và rừng để thành lập công ty cổ phần, hợp tác xã và nhận hỗ trợ của Nhà nước phù hợp với các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 12. Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư

1. Ngân sách trung ương.

2. Ngân sách địa phương: căn cứ vào quy định tại Quyết định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sử dụng nguồn thu từ bán cây đứng, thuế tài nguyên rừng, tiền thu từ xử phạt các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, phí bảo vệ môi trường, nguồn thu được để lại từ các nhà máy thuỷ điện và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm nguồn vốn thực hiện tại địa phương.

3. Tổng mức đầu tư để thực hiện Quyết định này khoảng 40.000 tỷ đồng, trong đó huy động các thành phần kinh tế khoảng 31.000 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước khoảng 9.000 tỷ đồng (ngân sách trung ương 8.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương 1.000 tỷ đồng).

Điều 13. Cơ chế hỗ trợ đầu tư

1. Từ nay đến năm 2010: ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện.

2. Sau năm 2010: ngân sách trung ương chỉ tập trung hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách các tỉnh còn phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương; các tỉnh khác có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để thực hiện theo quy định tại Quyết định này.

3. Giao kế hoạch: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính tổng hợp, giao kế hoạch trồng rừng ổn định 3 năm cho các tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao kế hoạch trồng rừng ổn định 3 năm cho chủ dự án.

Chương III

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Về đất đai

1. Quy hoạch đất trồng rừng sản xuất: các tỉnh có nhiều diện tích đất lâm nghiệp chưa sử dụng, sau khi rà soát quy hoạch ba loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, chủ động quy hoạch đất trồng rừng sản xuất và thông báo công khai để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trồng rừng.

2. Giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo Luật Đất đai. Đối với diện tích đất mà các tổ chức khoán cho hộ gia đình, cá nhân để trồng rừng mà trong vòng 3 năm liên tục người nhận khoán không được hỗ trợ về giống, vật tư, kỹ thuật, bên giao khoán chỉ thu phí quản lý hoặc thu địa tô thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi diện tích đất giao khoán, chuyển sang giao đất hoặc cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận khoán.

b) Đối với đất được quy hoạch để trồng rừng sản xuất mà hiện nay do các tổ chức của Nhà nước quản lý nếu chưa có đủ điều kiện để giao đất cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng thì trước khi áp dụng Quyết định này, các tổ chức của Nhà nước phải thực hiện khoán đất lâm nghiệp ổn định lâu dài (50 năm) để các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng sản xuất.

3. Cho phép chủ rừng sử dụng tối đa 30% diện tích đất đã được giao nhưng chưa có rừng để đầu tư phục vụ cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, trong đó diện tích đất dành cho xây dựng hạ tầng (đường giao thông, công trình kiên cố, nhà máy) tối đa là 20%.

4. Kinh phí thực hiện

a) Kinh phí quy hoạch sử dụng đất, giao đất, giao rừng, cho thuê đất, khoán đất trồng rừng sản xuất, lập dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất được sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước quy định tại Điều 12 của Quyết định này.

b) Cho phép các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự ứng trước kinh phí theo quy định để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, Nhà nước sẽ bố trí hoàn trả kinh phí vào năm ngân sách liền kề.

Điều 15. Dự án hỗ trợ đầu tư và cơ quan quyết định đầu tư

1. Chủ đầu tư và lập dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất

a) Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trên diện tích đất quy hoạch trồng rừng sản xuất thuộc vùng đệm của các khu rừng đặc dụng, phòng hộ do Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ lập và làm chủ đầu tư.

b) Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trên diện tích đất quy hoạch vùng nguyên liệu của doanh nghiệp nhà nước do doanh nghiệp lập và làm chủ đầu tư.

c) Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã được lập trên cơ sở diện tích đất thực tế được giao, cho thuê và do doanh nghiệp, hợp tác xã làm chủ đầu tư.

d) Diện tích đất trồng rừng còn lại trên địa bàn huyện, lập một hoặc hai dự án hỗ trợ đầu trồng rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng và do Hạt kiểm lâm huyện hoặc Đồn biên phòng làm chủ đầu tư.

đ) Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng được lập đơn giản như một phương án sản xuất, cơ bản là bảo đảm nguyên tắc không được trùng lấn với vùng dự án trồng rừng sản xuất khác; xác định rõ diện tích trồng rừng trên từng lô, khoảnh, tiểu khu đất lâm nghiệp, đất đó là đất trống hay đã có rừng trồng và phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.

e) Thời hạn thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất theo chu kỳ rừng trồng.

2. Cơ quan quyết định đầu tư:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quyết định đầu tư các dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan quyết định đầu tư các dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này.

3. Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất trồng các loài cây theo quy định tại Quyết định số 16/2005/QĐ/BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Danh mục các loài cây trồng rừng sản xuất chủ yếu thì được miễn đánh giá tác động môi trường.

Điều 16. Thành lập Ban Quản lý dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất các cấp (gọi tắt là Ban Quản lý dự án); Ban Phát triển rừng xã; Ban Phát triển rừng thôn, bản, buôn, sóc... (gọi tắt là Ban Phát triển rừng thôn).

1. Ban Quản lý dự án cấp tỉnh sử dụng Ban Quản lý dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cấp tỉnh hiện có, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

2. Ban Quản lý dự án cấp huyện: các chủ đầu tư dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 Điều 15 Quyết định này được phép thành lập Ban Quản lý dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trên cơ sở sử dụng Ban Quản lý dự án trồng mới 5 triệu ha rừng hiện có trên địa bàn huyện.

Đối với dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Quyết định này thì do tổ chức này quyết định thành lập Ban Quản lý dự án và thông báo cho cơ quan quyết định đầu tư dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất cấp tỉnh và các cơ quan liên quan.

3. Ban Phát triển rừng xã: những xã có 500 ha đất lâm nghiệp trở lên được thành lập Ban Phát triển rừng xã. Ban Phát triển rừng xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định thành lập; thành phần gồm: một Phó Chủ tịch xã làm Trưởng ban, thành viên là kiểm lâm viên địa bàn cấp xã, cán bộ nông lâm nghiệp xã và đại diện một số cán bộ làm công tác đoàn thể ở xã, số thành viên ở xã không quá 5 người. Ngoài số thành viên ở xã thì mỗi Ban Phát triển rừng thôn được bố trí một thành viên tham gia Ban Phát triển rừng xã.

Đối với những xã đã có Ban Lâm nghiệp xã thì sử dụng Ban này làm Ban Phát triển rừng xã.

4. Ban Phát triển rừng thôn: các thôn có diện tích 100 ha đất lâm nghiệp trở lên được thành lập Ban Phát triển rừng thôn, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định phê chuẩn. Thành phần gồm có trưởng thôn, già làng, đại diện các đoàn thể quần chúng; tổng số từ 7 - 9 thành viên. Ban Phát triển rừng thôn có nhiệm vụ giúp chủ rừng quản lý bảo vệ rừng, giám sát việc thực hiện trồng rừng của các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trong thôn.

Điều 17. Quyền hạn và trách nhiệm của Ban Quản lý dự án hỗ trợ trồng rừng các cấp

1. Ban Quản lý dự án cấp tỉnh:

a) Ban Quản lý dự án cấp tỉnh là cơ quan quản lý và giám sát, không làm chủ đầu tư dự án. Ban Quản lý dự án cấp tỉnh có trách nhiệm sử dụng kinh phí quản lý được giao để thông tin tuyên truyền về chính sách, đào tạo, tập huấn cho cán bộ cấp huyện, xã về chuyên môn, nghiệp vụ.

b) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này trong tỉnh.

c) Trực tiếp nghiệm thu rừng trồng, rừng giống, vườn giống, trung tâm giống của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã. Khi nhận được văn bản yêu cầu của chủ đầu tư, trong vòng 20 ngày làm việc, Ban Quản lý dự án cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu cho chủ đầu tư.

2. Ban Quản lý dự án cấp huyện:

a) Ban Quản lý dự án cấp huyện là chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.

b) Lập dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Được phép tự điều chỉnh vốn các hạng mục lâm sinh được giao nhưng không được vượt tổng mức vốn của dự án và chỉ được phép điều chỉnh vốn từ hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng sang hạng mục lâm sinh để bảo đảm tiến độ thực hiện dự án.

d) Chủ trì, phối hợp với Ban Phát triển rừng xã và Ban Phát triển rừng thôn phổ biến, tuyên truyền chính sách quy định tại Quyết định này tới từng hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng vùng dự án.

đ) Căn cứ giá và tiêu chuẩn cây giống do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố và quy trình kỹ thuật trồng rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định, Ban Quản lý dự án cấp huyện xây dựng và phê duyệt thiết kế kỹ thuật trồng rừng hàng năm.

e) Ban Quản lý dự án cấp huyện (trừ Ban Quản lý dự án trồng rừng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh) có trách nhiệm ký hợp đồng trồng rừng (theo mẫu kèm theo Quyết định này) với hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng. Hợp đồng trồng rừng phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã và trưởng thôn.

g) Bố trí cán bộ khuyến lâm để hướng dẫn và giám sát trồng rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng. Cán bộ khuyến lâm phải chịu trách nhiệm về diện tích, chất lượng rừng trồng của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trên địa bàn do mình phụ trách tính từ khi bắt đầu trồng rừng đến hết thời gian chăm sóc rừng trồng (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc). Ở những nơi có cán bộ kiểm lâm địa bàn thì ưu tiên bố trí cán bộ kiểm lâm địa bàn thực hiện nhiệm vụ của cán bộ khuyến lâm.

h) Tổ chức nghiệm thu rừng trồng, rừng giống, vườn giống của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng thuộc dự án, bao gồm: nghiệm thu diện tích rừng trồng được hỗ trợ đầu tư và hỗ trợ sau đầu tư để làm căn cứ thanh quyết toán với Kho bạc Nhà nước. Diện tích rừng trồng theo hình thức hỗ trợ sau đầu tư được thanh toán một lần vào năm thứ hai sau khi trồng.

Hàng năm, đến thời kỳ nghiệm thu rừng trồng, Ban Quản lý dự án cấp huyện lập kế hoạch nghiệm thu và thông báo bằng văn bản đến từng Ban phát triển rừng xã, Ban Phát triển rừng thôn để phối hợp nghiệm thu.

i) Căn cứ để Ban Quản lý dự án cấp huyện thanh toán tiền hỗ trợ trồng rừng với chủ rừng, bao gồm: hợp đồng trồng rừng, hoá đơn mua giống (hạt giống, cây giống) kèm theo bản sao chứng chỉ nguồn giống theo quy định của Quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và biên bản nghiệm thu rừng trồng (có xác nhận của chủ rừng, trưởng thôn, cán bộ khuyến lâm và Ban Quản lý dự án cấp huyện).

3. Phí quản lý dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất được tính bằng 10% tổng mức hỗ trợ đầu tư lâm sinh trên địa bàn: cấp trung ương 0,5%, cấp tỉnh 0,7%, Ban Chỉ đạo cấp huyện 0,8%, chủ đầu tư dự án cấp huyện 8% (trong đó chủ đầu tư phân bổ cho Ban Phát triển rừng xã 1%, Ban Phát triển rừng thôn 1%). Sử dụng chi phí quản lý thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 18. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và ban hành quy trình, định mức chi phí lập dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê đất lâm nghiệp, khoán đất lâm nghiệp để thực hiện Quyết định này.

b) Hướng dẫn các địa phương trong việc xây dựng và ban hành: Quy chế hoạt động của Ban Quản lý dự án các cấp, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án cấp huyện, Ban Phát triển rừng cấp xã, thôn; Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển triển rừng xã, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng thôn.

c) Ban hành tiêu chí rừng giống, vườn giống quan trọng quốc gia do Nhà nước trực tiếp quản lý; lập Quy hoạch hệ thống rừng giống, vườn giống; hướng dẫn việc giao, bán, khoán rừng giống, vườn giống đang do Nhà nước trực tiếp quản lý cho các thành phần kinh tế khác quản lý theo quy định của pháp luật. Quy định cụ thể tiêu chí cơ sở nuôi cấy mô của trung tâm giống và vườn ươm giống.

d) Tổ chức hỗ trợ đăng ký thương hiệu cho trung tâm giống và vườn ươm giống. Đưa lên trang thông tin điện tử về quản lý giống của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với toàn bộ nguồn giống, cơ sở sản xuất giống đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý để theo dõi tổng hợp kết quả thực hiện.

đ) Xây dựng Tiêu chuẩn đường ranh phòng, chống cháy rừng và xây dựng Quy trình xác định, thanh lý rừng do thiên tai, hoả hoạn bất khả kháng.

e) Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính tổng hợp kế hoạch hàng năm, 3 năm và 5 năm về hỗ trợ đầu tư của Nhà nước theo quy định tại Quyết định này.

g) Vận động các nhà tài trợ hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật. Sử dụng nguồn vốn ODA để hỗ trợ trồng rừng sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp, đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp để thực hiện có hiệu quả Quyết định này.

h) Tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách quy định tại Quyết định này và các chính sách liên quan đến các đối tượng. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện Quyết định.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối nguồn vốn hàng năm, 3 năm và 5 năm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hướng dẫn quy trình lập và giao kế hoạch cho các địa phương.

b) Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Quyết định này.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ 3 năm, 5 năm có báo cáo giám sát đánh giá tác động toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội trong việc thực hiện Quyết định này để kiến nghị điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Bộ Tài chính

a) Chủ trì hướng dẫn hệ thống Kho bạc Nhà nước thanh quyết toán chi ngân sách thực hiện Quyết định này.

b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổng hợp, xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách hàng năm, 3 năm và 5 năm để thực hiện Quyết định này.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Quy hoạch và công bố quy hoạch sử dụng đất để kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất.

b) Lập và phê duyệt Quy hoạch hệ thống vườn ươm đến năm 2020 (xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi phê duyệt). Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương cấp chứng chỉ nguồn giống đạt tiêu chuẩn theo Quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công bố công khai trên các phương tiên thông tin đại chúng các cơ sở đủ điều kiện sản xuất giống.

c) Trên cơ sở đề xuất của Sở Tài chính - Vật giá và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo giá và tiêu chuẩn kỹ thuật cây giống xuất vườn của các loài cây trồng rừng trên địa bàn vào tháng một hàng năm để làm căn cứ cho các chủ đầu tư thanh quyết toán vốn. Không ph duyệt giá cây giống cho từng dự án riêng lẻ.

d) Phân bổ vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án. Chỉ đạo Ban Quản lý dự án các cấp bảo đảm nguồn vốn thanh toán cho diện tích rừng đã trồng theo hình thức hỗ trợ sau đầu tư; chấp thuận các dự án đầu tư theo quy định.

đ) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách quy định tại Quyết định này và các chính sách liên quan đến các cấp, các ngành, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trên địa bàn tỉnh để biết và thực hiện.

e) Phê duyệt dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quyết định này và chấp thuận các dự án đầu tư theo quy định.

g) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện Quyết định này.

5. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện dự án cấp huyện gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban và các thành viên là đại diện một số phòng, ban của huyện, đại diện một số đoàn thể, tổng số khoảng 7 thành viên; Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành. Những huyện đang có Ban Chỉ đạo Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thì không thành lập mới mà sử dụng Ban Chỉ đạo hiện có.

Quyết định thành lập các Ban Quản lý dự án cấp huyện cho đối tượng tham gia trồng rừng sản xuất là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.

b) Giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và cá nhân tham gia dự án.

c) Phê duyệt các dự án được hỗ trợ đầu tư theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Quyết định này và chấp thuận các dự án đầu tư theo quy định.

d) Chỉ đạo Hạt kiểm lâm, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch trồng rừng trên địa bàn hàng năm, 3 năm, 5 năm phù hợp với chính sách phát triển rừng của Nhà nước.

đ) Tuyên truyền, phổ biến nội dung của Quyết định này cho các xã có rừng.

6. Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Quyết định thành lập Ban Phát triển rừng xã và Ban Phát triển rừng thôn. Phối hợp với Ban Quản lý dự án cấp huyện trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục giao đất, khoán đất, cho thuê đất lâm nghiệp ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

b) Giám sát toàn bộ việc trồng rừng trên địa bàn; công khai tại Ủy ban nhân dân xã danh sách các hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng về diện tích trồng, loài cây trồng, số tiền được nhận trong năm thực hiện dự án.

c) Tuyên truyền, phổ biến nội dung của Quyết định này trên địa bàn xã.

7. Trách nhiệm của Trưởng thôn

a) Phối hợp với Ban Quản lý dự án cấp huyện, Ban Phát triển rừng xã phổ biến nội dung Quyết định này đến hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trong thôn.

b) Giám sát việc trồng rừng của hộ gia đình, cá nhân trong thôn; công khai tại thôn danh sách hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng về diện tích, loài cây trồng, số tiền được nhận trong năm thực hiện dự án.

Điều 19. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với quy định tại Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 20. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------

HỢP ĐỒNG TRỒNG RỪNG

Số….. /2007/HĐTR

(Mẫu hợp đồng ban hành kèm theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

Căn cứ Bộ Luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Quyết định số ……./TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày…/…./……. về một số chính sách phát triển rừng sản xuất;

Căn cứ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư hỗ trợ trồng rừng sản xuất của …số…ngày….. tháng….. năm…….

Hôm nay, ngày…. tháng….. năm…. tại …………….., chúng tôi gồm:

1. Bên A (Ban Quản lý dự án …....)

Trụ sở: ............................................

Điện thoại: ...........................................

Do (1) Ông/Bà: …………..Chức vụ…………………… làm đại diện,

(2) Ông/bà: ……………………..... ; là cán bộ giám sát và khuyến lâm CMND số………………… do công an………… cấp, ngày…. tháng…. năm………; địa chỉ thường trú……………………., điện thoại ……………….

2. Bên B (Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng)

Ông/Bà…………………….....................là đại diện; CMND số…………........................... do công an…………………cấp, ngày … tháng … năm …

Địa chỉ thường trú: .............................................

Điện thoại: …………………………………………………………………........................

Hai bên cùng nhau thống nhất thoả thuận ký kết Hợp đồng trồng rừng với các điều, khoản như sau:

Điều 1. Nội dung Hợp đồng

1. Làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với trường hợp bên B chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất):

a) Bên A chịu trách nhiệm đo đạc, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên B (đối với diện tích đất trồng rừng được cơ quan có thẩm quyền cho phép cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), thời gian trong vòng một năm. Trong thời gian làm thủ tục, hợp đồng này là căn cứ để nhận hỗ trợ trồng rừng của Nhà nước.

b) Nếu diện tích đất trồng rừng của bên B thuộc đất đã cấp cho Công ty lâm nghiệp quốc doanh, Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, Bên A có trách nhiệm đo đạc, lên sơ đồ để khoán ổn định lâu dài (50 năm) cho bên B trồng rừng theo hợp đồng này.

c) Kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2. Hỗ trợ trồng rừng, khuyến lâm

a) Bên A hỗ trợ để bên B trồng rừng, diện tích ….ha rừng tại (ghi rõ địa điểm thửa, lô, khoảnh, tiểu khu, thôn, xã,) …….

b) Diện tích đất trồng rừng của bên B thuộc đối tượng hưởng lợi:........... (ghi rõ đối tượng nào trong Điều 5 Quyết định). Mức được Nhà nước hỗ trợ là: …….. đồng/ha. Tổng số được hỗ trợ thành tiền là…………….. đồng (viết bằng chữ).

c) Thời gian hỗ trợ: 4 năm, trong đó một năm trồng và 3 năm chăm sóc, kể từ ngày ký kết Hợp đồng này.

d) Tiêu chuẩn cây giống và giá cây giống:

+ Loài cây trồng : …………………………………………………..........................................;

+ Tiêu chuẩn cây giống: chiều cao cây……… cm, đường kính cổ rễ……cm, cây giống đạt……………….. tháng tuổi, chất lượng cây giống tốt, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn đem trồng;

+ Giá cây giống là………….đồng/cây (theo Quyết định số /QĐ-UB ngày ... tháng …năm … của Ủy ban nhân dân tỉnh ………..).

đ) Kỹ thuật trồng rừng: Mật độ trồng rừng: …………. cây/ha, có bản hướng dẫn chi tiết kỹ thuật kèm theo (quy cách hố, hàng, thời vụ trồng..)

e) Cung cấp dịch vụ khuyến lâm: Bên A tư vấn loài cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, bảo vệ cho bên B là 2 lần. Lần 1 trước khi trồng rừng ít nhất là một tháng, lần 2 trong năm thứ 2, ngoài ra Bên B có quyền trao đổi thông tin qua điện thoại, Fax hoặc bằng văn bản để được tư vấn.

g) Cung cấp cây giống: (bên B có thể tự túc cây giống, hoặc yêu cầu bên A cung cấp)

- Bên B tự túc cây giống theo tiêu chuẩn, chất lượng và giá cây giống ghi tại mục d khoản 2 Điều này (ghi rõ bên B tự túc hay không);

- Bên A cung cấp cây giống cho B theo tiêu chuẩn, chất lượng ghi tại mục d khoản 2 Điều này.

Điều 2. Quyền và nghĩa vụ

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

a) Quyền của Bên A:

- Bên A có quyền theo dõi và giám sát quá trình thực hiện Hợp đồng của Bên B;

- Có quyền yêu cầu Bên B thực hiện đúng các nội dung công việc và tiến độ theo quy định tại Hợp đồng, trong trường hợp Bên B vi phạm nội dung Hợp đồng mà đã được Bên A nhắc nhở bằng văn bản đến lần thứ 3, Bên A có quyền đề nghị thu hồi (hoặc thu hồi) toàn bộ giá trị đã đầu tư tại thời điểm vi phạm và tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định của pháp luật nhưng phải thông báo cho Bên B biết trước ít nhất 30 ngày làm việc.

b) Nghĩa vụ của Bên A:

- Bên A có nghĩa vụ tiến hành đo đạc và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Bên B theo quy định của pháp luật (trong trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc hồ sơ khoán đất lâm nghiệp theo nội dung tại khoản 1 Điều 1 của Hợp đồng;

- Bên A có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ khuyến lâm, cung cấp giống theo yêu cầu của Bên B với nội dung ghi tại khoản 2 Điều 1. Bên A có nghĩa vụ giám sát việc trồng rừng, phổ biến tuyên truyền kiến thức trồng và phát triển nghề rừng cho Bên B;

- Nếu được bên B yêu cầu tư vấn về chính sách, khuyến lâm bằng văn bản thì bên A phải trả lời bằng văn bản cho bên B;

- Có nghĩa vụ cùng với Bên B bảo vệ rừng trồng.

2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

a) Quyền của Bên B:

- Được hưởng toàn bộ sản phẩm rừng trồng khi khai thác;

- Sản phẩm rừng trồng được tự do lưu thông;

- Được hưởng các chính sách ưu đãi khác về miễn giảm thuế, tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Quyền được tư vấn về chính sách, khuyến lâm từ bên A.

b) Nghĩa vụ của Bên B:

- Đảm bảo việc trồng và chăm sóc rừng, không để lãng phí đất;

- Khai thác sản phẩm rừng theo quy định của pháp luật;

- Khi khai thác sản phẩm, nộp cho ngân sách xã hoặc cho bên giao khoán số tiền tương đương với 80 kg thóc/ha, để xây dựng quỹ bảo vệ phát triển rừng của xã và quỹ bảo vệ phát triển rừng thôn, trong đó quỹ cấp xã sử dụng 50% kinh phí, quỹ cấp thôn sử dụng 50% kinh phí. Và nộp thuế cho nhà nước (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế;

- Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đã nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước để trồng rừng, nếu sau 4 năm mà rừng không đạt yêu cầu theo quy định của Nhà nước thì tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải tự bỏ kinh phí ra để trồng lại rừng, hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước bằng số tiền đã nhận cộng với lãi suất thương mại tại thời điểm thu hồi.

Điều 3. Thời hạn của Hợp đồng

Hợp đồng này có thời hạn là một chu kỳ cây trồng, trong vòng …. năm, tính từ năm các Bên chính thức ký vào Bản Hợp đồng này.

Điều 4. Trường hợp bất khả kháng

Các Bên được miễn trừ trách nhiệm trong các trường hợp xảy ra thiệt hại hoặc vi phạm Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng. Các trường hợp bất khả kháng được xác định theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt một số Chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015.

Điều 5. Giá trị Hợp đồng và phương thức thanh toán

1. Giá trị Hợp đồng: tổng số kinh phí mà bên A thanh toán cho bên B …….. đồng (viết bằng chữ)

2. Phương thức thanh toán

Bên A thanh toán cho bên B làm…………. lần (tuỳ theo đối tượng được hỗ trợ)

- Năm 1: nhận………..đồng trong đó chi phí cây giống là……..đồng, công lao động là ………đồng.

- Năm 2: nhận ………. đồng vào tháng/năm………………………………................

- Năm 3: nhận …………đồng vào tháng/năm………………………………...............

- Năm 4: nhận ………….đồng vào tháng/năm …………………………….................

Điều 6. Giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu xảy ra tranh chấp, các Bên sẽ cùng nhau tiến hành giải quyết qua thương lượng. Trong trường hợp không tự giải quyết được một trong hai Bên có quyền khởi kiện ra cơ quan Toà án có thẩm quyền để giải quyết nhưng phải thông báo cho Bên kia biết trước ít nhất là 15 ngày. Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng các Bên có nghĩa vụ phải thi hành.

Điều 7. Điều khoản cuối cùng

1. Hai Bên thống nhất thông qua tất các các nội dung trên của bản Hợp đồng;

2. Hợp đồng này được lập thành 07 bản tiếng Việt, mỗi bản có (…) trang. Bên A giữ 03 bản, Bên B giữ 01 bản, cán bộ giám sát và khuyến lâm giữ 01 bản, 01 bản lưu tại Ủy ban nhân dân xã, 01 bản lưu tại thôn (bản) để theo dõi, giám sát thực hiện./.

ĐẠI DIỆN BÊN B

ĐẠI DIỆN BÊN A

Xác nhận của UBND xã

Cán bộ khuyến lâm và giám sát

Xác nhận của Trưởng thôn (bản)

THE PRIME MINISTER

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 147/2007/QD-TTg

Hanoi, September 10, 2007

 

DECISION

ON A NUMBER OF POLICIES FOR DEVELOPMENT OF PRODUCTION FORESTS IN THE 2007-2015 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant lo the December 25. 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 23, 2004 Law on Forest Protection and Development;
Pursuant to Resolution No. 73/2006/QH11 of November 29, 2006, of the XIIth National Assembly, the 10th session, on adjustment of the targets and tasks of the project on planting of 5 million hectares of forests;
Pursuant to the Prime Ministers Decision No. 18/2007/QD-TTg of February 5, 2007, approving Vietnams forestry development strategy to 2020;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,

DECIDES:

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Guiding viewpoints on development of production forests

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Production forests are multi-purpose forests: planting of production forests aims at increasing incomes of foresters and contributing to environmental and ecological protection.

3. Organizations, households, individuals and communities may invest in and enjoy benefits directly from afforestation, exploitation and processing of timbers and forest products; the State shall provide partial support in terms of initial expenses to encourage forest development, concurrently pay for part of the environmental value brought about by planted forests, and offset the profit deficit caused by the silvicultures particularities.

4. Development of production forests must be attached with processing and consumption of forest products so as to keep silviculture stable and ensure its sustainable development.

5. Priority shall be given to support various economic sectors to invest in planting production forests in special difficulty-hit communes so as to create a momentum for forestry development in these communes. Special priority shall be given to support investment in planting of production forests in the Northwestern region, the Central Highlands and mountainous districts of the central provinces.

Article 2. Objectives of development of production forests

1. To plant 2 millions hectares of production forests or 250,000 ha a year on average (including areas to be reforested after exploitation).

2. To create jobs and increase incomes of mountainous inhabitants so as to stabilize their life.

3. To facilitate the formulation as well as long-term and stable development of silvicultural markets, including seed supply and technical service markets, forest product processing markets and consumption markets.

Article 3. Scope of regulation and subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Projects governed by the Governments Decree No. 151/20067ND-CP of December 20, 2006, and ODA-funded planted forests are not subject to this Decision.

Article 4. Interpretation of terms

1. Post-investment support means a form of support under which organizations, households, individuals and communities with land planned for production forests organize afforestation by themselves and get paid by the State in accordance with this Decision after their planted forests are taken over after test.

2. Investment support means a form of partial support with investment capital from the state budget for organizations, households, individuals and communities to plant forests.

Chapter 2

STATE POLICY ON INVESTMENT SUPPORT

Article 5. Investment support for afforestation and forestry extension

1. Organizations, households, individuals and communities in extreme difficulty-hit communes (under the Prime Ministers Decision No. 164/2006/QD-TTg of July 11, 2006, approving the list of extreme difficulty-hit communes) that plant forests on bare land or hills planned for production forests are eligible for state budget capital support at the following specific levels:

a/ VND 3 million/ha, for planting big timber trees (to be exploited after 10 years) or indigenous trees; and VND 2 million/ha, for planting small timber trees (to be exploited before 10 years);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ VND 1 million/ha in addition to the support levels specified at Points a and b, Clause 1 of this Article, for planting forests in communes where people have to resettle under hydropower projects with investment approved by the National Assembly.

2. Ethnic minority households, individuals and communities in communes other than those meeting with extreme difficulties (under the Prime Ministers Decision No. 164/2006/QD-TTg of July 11, 2006, approving the list of extreme difficulty-hit communes) that plant forests on bare land or hills planned for production forests are eligible for a support level of VND 2 million/ha each.

3. Forest-planting organizations, households, individuals and communities other than those specified in Clauses 1 and 2 of this Article are eligible for seedling or forest extension support at a maximum level of VND 1.5 million/ha; or VND 1.5 million/1,500 dispersed trees (equivalent to one hectare of planted forests), if they plant dispersed trees. Specific support levels shall be based on seedlings prices announced annually by provincial-level Peoples Committees.

4. Organizations, households, individuals and communities planting assay forests (with new varieties, on new land) under a planning approved by a competent authority are eligible for capital support equivalent to 60% of the approved afforestation costs. Each model of assay forest planting may get support for not more than 2 hectares.

5. Forest extension support: VND 200,000/ha for 4 years (1 year for planting and 3 years for tending), for forests planted in extreme difficulty-hit communes (under the Prime Ministers Decision No. 164/2006/QD-TTg of July 11, 2006); and VND 100,000/ha in 4 years, for forests planted in other communes.

6. A lump-sum support of VND 50,000/ha shall be provided for survey, design and conclusion of afforestation contracts.

Support levels specified in Clauses 5 and 6 of this Article shall be calculated beside the total investment support for planting production forests specified in Clauses 1,2 and 3 of this Article.

7. Forms of support: post-investment support and investment support. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, guiding in detail the order of, and procedures for, providing post-investment support and investment support.

8. Conditions for receiving support:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Sources of seeds or seedlings for afforestation must originate from breeding establishments which have been accredited by a competent authority according to the Ministry of Agriculture and Rural Developments Regulation on management of forestry plant varieties.

Article 6. Rights and obligations of organizations, households, individuals and communities (referred to as forest owners for short) in afforestation

1. Rights: To enjoy all products from planted forests, to freely circulate exploited products arid be entitled to tax and land use levy incentives in accordance with current law.

2. Obligations: When exploiting products from planted forests, a forest owner shall remit into the state budget a sum of money equivalent to 80 kg of rice/ha/cycle of planted forests in order to set up forest development funds of communes, hamlets or villages, each of which will receive 50% of the sum.

With regard to production forest areas contracted by special-use forest or protection forest management units or state enterprises (referred to as the contracting party for short) to households, individuals or communities, forest owners shall pay only the above sum to the contracting party.

Within 12 months after exploiting planted forests, forest owners must organize reforestation according to regulations.

If forest owners have received the States monetary support for afforestation but their forests fail to satisfy the state-prescribed criteria after 4 years, they must use their own capital for reforestation or refund to the state budget the monetary support amounts plus the commercial interests at the time of recovery of support money.

In case of forest loss due to force majeure circumstances such a natural calamities, fires or pests as determined under regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development, forest planters need not refund the received monetary support amounts.

3. With regard to areas of special-use forest or protection forests planted with capital of Program 327 and stale budget capital sources under the project on planting of 5 million hectares of forests, which are now planned for production forests, forest owners rights and obligations comply with Clauses 1 and 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The State shall provide investment support for the building, management and protection of breeding forests and nurseries, of which the State (including state enterprises and organizations set up by the State) shall directly manage only those of national importance with an area not exceeding 30% of the area planned for breeding forests or nurseries; the remaining area shall be allocated, sold or contracted to other economic sectors for management and business in accordance with law.

2. Breeding forests and nurseries managed by economic sectors must be governed by plannings approved by competent authorities, are eligible for investment support for construction of initial material foundations under projects approved by competent authorities. The maximum levels of state budget support for bio-forestry tasks, infrastructure construction and equipment and facility procurement are as follows:

a/ VND 35 million/ha, for newly developed nurseries;

b/ VND 25 million/ha, for newly developed breeding forests;

c/ VND 10 million/ha, for regenerated breeding forests;

d/ In addition to the above supports, a support of VND 100.000/ha/year shall be given to offset management expenses for breeding forests and nurseries for 5 years at most.

Article 8. Investment support for building of high-quality seedling centers

1. Conditions for a seedling center to enjoy support:

a/ Being a tissue culture establishment which can produce 1 million seedlings/year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Conditions to enjoy investment support:

a/ Provinces without tissue culture establishments may each receive investment support for building a seedling center based on the conditions set in Clause 1 of this Article.

b/ It is a non-state enterprise or a state enterprise with an equitized breeding establishment of which the State holds not more than 50% of charter capital.

c/ It is an enterprise which contributes at least 30% of the total investment to the project on the building of a seedling center.

d/ It has an investment project on building of a seedling center, already appraised by the provincial-level Service of Agriculture and Rural Development, with investment decided by project owner.

dd/ The result of investment in building of the seedling center is accepted by the provincial-level project management unit.

3. Items eligible for investment support: Building of offices, workshops, roads or electricity transmission lines; procurement of equipment and facilities, and payment for technologies.

4. The maximum level of the state budget support is VND 1.5 billion for a seedling center.

5. Order of providing support: The total sum of support shall be granted twice after take-over test, of which 70% shall be initially granted after the investor completes investment in items specified in Clause 3 of this Article and the remainder shall be granted after the investor has produced and consumed seedlings up to the centers designed capacity and the set seedling quality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Conditions for nurseries to enjoy support:

a/ Being an establishment which nurture forest trees by the method of using cuttings, shoots, seeds or seedlings from tissue buds.

b/ Having a land area of at least 0.5 ha for a nursery.

2. Planning of nurseries: A commune or group of communes that has 1,000 ha of land planned for production forests may have a nursery. Existing nurseries should be used and the new ones should be built only under projects on planting of raw-material forests or where they are really necessary.

3. Conditions to receive support

a/ The nursery must be included in the provincial planning on production of forestry seedlings or a project on planting of raw-material forests.

b/ The nursery owner must commit to use the allocated land for production of seedlings for afforestation for at least 10 years.

c/ The nursery is under the use right of a non-state economic sector. If that sector has a portion of state capital (from state enterprises, protection forest or special-use forest management units), that portion may account for not more than 50% of the total investment.

d/ The nursery is built under an investment project already appraised by the district-level project management unit, with investment decided by the investor. Investment in projects on building nurseries in border communes must be decided by district-level Peoples Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Items eligible for investment support: construction of initial infrastructure, including power and watering systems, fences, material gardens, ground leveling, building of solid grounds.

5. Support levels: VXD 200 million on average for building a new nursery; newly built nurseries in border communes are eligible for support corresponding to approved capital levels of projects; for nurseries improved and upgraded to the Standards prescribed in Clause 1 of this Article, the support level for each must not exceed VND 50 million.

6. Order of providing support: Each support amount shall be granted twice after a nursery is accepted. Initially, 70% of the support amount shall be granted after the investor completes investment in the items prescribed in Clause 4 of this Article. The remainder shall be granted one year after the building of the nursery.

Article 10. Support for investment in forestry roads

1. Boundaries for forest fire prevention and fight (firebreaks)

a/ Support conditions: Firebreaks used concurrently as roads for transportation of seedlings and supplies within a project area are built with 15-20m for every hectare under planning. In formulation of a project in support of investment in production forests, a planning on the system of firebreaks is required, which must involve participation of forest owners (including those contracted with forestland for afforestation in 50 years) in the project area. Such additional plannings may be formulated in accordance with this Decision for projects on planting production forests which have not yet received support for building firebreaks.

b/ The investment support level is VND 20 million/km, of which VND 15 million/km is for investment in construction of items of a firebreak while the remainder is used for its maintenance throughout the whole afforestation cycle.

c/ Order of investment, after-test acceptance, payment and settlement: After the provincial-level Peoples Committee allocates budget of a plan year, a district-level project management unit may itself make technical designs and cost estimates for firebreaks according to criteria promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development and submit them to the district Peoples Committee for approval. After the approval, the district-level project management unit shall itself organize the building of firebreaks. Upon the completion, the district-level Peoples Committee shall organize after-test acceptance of the firebreaks in order to have a basis for payment and settlement with the state treasury. The district-level project management unit shall manage and maintain all firebreaks throughout the afforestation cycle.

2. Forestry roads: Projects on planting consolidated raw-material forests of 1,000 ha or more in service of specific processing plants in regions without motorways for transportation of products in rainy seasons may enjoy investment support for forestry roads at a level of not exceeding VND 300 million/km. Investors of afforestation projects are also investors of forestry road projects. The management of investment in, and building of forestry roads comply with current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11. Support for transportation of processed products in the northwestern region

1. Plants processing timbers from planted forests in the northwestern provinces (under Resolution No. 37/NQ-TW of April 1, 2004) are eligible for the state support for product transportation in the first five years after they start production. The support level complies with the Prime Ministers Decision No. 210/2006/QD-TTg of September 12, 2006. which is VND 1,000/ton/km (one thousand Vietnam dong).

2. Forms of support: post-investment support. Freight shall be calculated based on the distance from a plant to Hanoi, the major consumption center, by the shortest motorway, and based on the plants actual capacity.

3. Order of support, take-over test, payment and settlement:

a/ A project of investment in plant construction must be approved by the president of the provincial-level Peoples Committee. After investment is made and the plant starts operation, the investor shall report to the president of the provincial-level Peoples Committee on investment results, who shall, within 20 working days, set up a council to test and take over the plants actual capacity in order to have a basis for payment of support capital to the investor.

b/ Initially, 70% of the freight support shall be granted, the remainder shall be subtracted from the plants annual tax amount payable to the state budget. The State shall make a separate entry of budget support provided directly to the plant in the next budget year after the plant starts operation. Each district may enjoy freight support for only one plant. From now to 2010, freight support shall be provided on a pilot basis for transportation of processed products from 1 or 2 plants in each province, provided that such plants fully meet the conditions specified in Clause 4 of this Article.

4. Conditions to enjoy support:

- The State shall provide support only for plants manufacturing artificial boards and particle boards or artificial boards and MDF boards in order to make full use of raw materials. For 20 years such a plant must not be relocated from the registered production area.

- A to-be-built plant must have the minimum actual capacity of 10,000 m3/year with 100% of brand-new equipment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- It is a non-state enterprise. If it is a stale enterprise, only equitized wood processing establishments with not more than 50% of stale capital may be given the support.

5. To encourage and give priority to households and individuals that have contributed planted forests as capital and forests to setting up joint-stock companies or cooperatives and received state support according to conditions stipulated in Clause 4 of this Article.

Article 12. Sources of investment support capital

1. The central budget.

2. Local budgets: Based on this Decision, provincial-level Peoples Committees shall use revenues from the sale of standing trees, forest resource tax, fines on violations of the Law on Forest Protection and Development, environmental protection charges, revenues retained for hydropower plants and other revenue sources prescribed by law to ensure sources of capital for use in localities.

3. Total investment for implementation of this Decision is around VND 40 trillion, of which around VND 31 trillion will be mobilized from various economic sectors, VND 9 trillion from the state budget (VND 8 trillion from the central budget and VND 1 trillion from local budgets).

Article 13. Investment support mechanism

1. From now to 2010: The central budget shall provide targeted support to local budgets.

2. After 2010: The central budget shall only focus on providing targeted support to provincial budgets which it still subsidizes. Other provinces shall arrange local budgets for implementation according to this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter 3

SOLUTIONS AND ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 14. Land

1. Plannings on bare land for production forests: Provinces with great unused forestland areas shall, after revising plannings on the three kinds of forest under the Prime Ministers Directive No. 38/2005/CT-TTg of December 5, 2005, take the initiative in planning bare land for production forests and announcing those plannings to call on economic sectors to invest in planting of those forests.

2. Allocation of land and grant of land use right certificates:

a/ The president of a provincial-level Peoples Committee shall direct the acceleration of the process of allocating land and granting land use right certificates to organizations, households and individuals under the Land Law. With regard to land areas contracted by organizations to households and individuals for afforestation that receive no support in terms of seeds or seedlings, supplies or techniques for three consecutive years and the contracting party only collect management charges or land rents, the provincial-level Peoples Committee president shall consider and decide on recovery of the contracted land, then allocate or lease that land and grant a land use right certificate to the contracted party.

b/ With regard to land planned for production forests which is currently managed by state organizations and not yet allocated to households, individuals or communities, such state organizations shall, before applying this Decision, contract the forestland on a long-term basis (50 years) to households, individuals or communities for planting production forests.

3. Forest owners may use at most 30% of the allocated land area without forests for investment in eco-tourism, convalescence or combined agro-fishery production, of which the land area for construction of infrastructure (roads, solid works, factories) accounts for 20% at most.

4. Funds

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Organizations, individuals and households may advance their funds according to regulations for performance of the tasks specified at Point a, Clause 4 of this Article. The State shall refund the advanced amounts in the next budget year.

Article 15. Investment support projects and investment-deciding agencies

1. Investors and formulators of projects on investment support for planting of production forests

a/ Projects on investment support for planting of production forests of households, individuals and communities on land areas planned for production forests in buffer zones of special-use forests or protection forests are formulated and invested by management units of the special-use forests or protection forests;

b/ Projects on investment support for planting of production forests of households, individuals and communities on land areas planned for raw material zones of state enterprises shall be formulated and invested by those enterprises;

c/ Projects on investment support for planting of production forests of non-state enterprises or cooperatives shall be formulated and invested by those enterprises or cooperatives on the basis of the actually allocated or leased land areas.

d/ For other afforestation land areas in a district, one or two projects on investment support for planting of production forests shall be formulated for afforestation by households, individuals and communities and investment by district ranger stations or border-guard stations.

dd/ Projects on investment support for planting of production forests for households, individuals and communities are formulated simply as production plans, basically ensuring the principle of not overlapping projects on planting of production forests. It is necessary to determine the afforestation area on each forestry land lot. compartment or sub-zone and whether the land is bare or planted with forests, in compliance with the plannings on the three kinds of forest under the Prime Ministers Directive No. 38/2005/CT-TTg of December 5, 2005.

e/ The duration of implementation of a project on investment support for planting of production forests shall correspond the cycle of planted forests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Provincial-level Peoples Committees shall decide on investment in projects on investment support for planting of production forests specified at Point c, Clause 1 of this Article;

b/ District-level Peoples Committees shall decide on investment in projects on investment support for planting of production forests specified at Points a, b and d, Clause 1 of this Article;

3. Projects on investment support for planting of production forests with tree species prescribed in the Agriculture and Rural Development Ministrys Decision No. 16/2005/QD-BNN of March 15, 2005, approving the list of major forest tree species for production forests are exempt from assessment of environmental impacts.

Article 16. Setting up of management units of investment support projects for planting of production forests at all levels (referred to as project management units for short); commune forest development units; rural or mountain village/hamlet forest development units (referred to as village forest development units)

1. Provincial-level project management units shall beset up under decisions of provincial-level Peoples Committees, based on the existing provincial-level management units of local projects on planting of 5 million hectares of forests.

2. District-level project management units: Investors in projects on investment support for planting of production forests defined at Points a, b and d, Clause 1, Article 15 of this Decision may set up district-level project management units under decisions of district-level Peoples Committees on the basis of existing management units of district projects on planting of 5 million hectares of forests.

With regard to projects on investment support for planting of production forests of non-state enterprises or cooperatives defined at Point c, Clause 1, Article 15 of this Decision, those enterprises or cooperatives shall decide to set up project management units and notify such to provincial-level agencies deciding on investment in those projects and relevant agencies.

3. Commune forest development units: A commune with 500 ha of forestland may set up a commune forest development unit under decision of the commune-level Peoples Committee president, which is composed of a commune-level Peoples Committee vice president as its head and commune rangers, agro-forestry officers and representatives of commune mass organizations as its members, totaling 5 at most. Each village forest development unit may nominate one member to participate in the commune forest development unit.

For communes where commune forestry units already exist, those units shall act as commune forest development units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17. Powers and responsibilities of afforestation support project- management units at all levels

1. A provincial-level project management unit:

a/ To act as a management and supervision agency, not the investor of a project. To use the allocated fund for public information and dissemination of policies, professional training and retraining of district and commune officials.

b/ To organize the management and supervision of implementation of this Decision in the province;

c/ To directly conduct take-over test of planted forests, breeding forests, nurseries and seedling centers of non-state enterprises and cooperatives; to organize the take-over test within 20 working days after receiving an investors written request.

2. A district-level project management unit:

a/ To act as an investor directly managing the implementation of a project;

b/ To formulate a project on investment support for planting of production forests and submit it to a competent authority for approval;

c/ To adjust capital for assigned bio-forestry works, which must not exceed the total capital amount of the project: adjustment may be made only from infrastructure works to bio-forestry works to ensure the projects implementation tempo;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



dd/ To formulate and approve annual technical afforestation schemes based on seedlings prices and criteria promulgated by the provincial-level Peoples Committee as well as technical afforestation processes promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

e/ To enter into afforestation contracts (made according to the form set in this Decision) with households, individuals and communities (except for afforestation project-management units of non-state enterprises). Such a contract must be certified by the commune Peoples Committee and the village chief.

g/ To arrange forestry extension officers to guide and supervise households, individuals and communities in planting forests. Those officers shall take responsibility for areas and quality of planted forests of households, individuals and communities in the locality under their charge, from the time of commencement of afforestation till the end of the forest-tending period (1 year for afforestation and 3 years for forest tending). Where forest rangers are available, they shall be arranged to perform the tasks of forest extension officers.

h/ To organize take-over test of planted forests, breeding forests and nurseries of households, individuals and communities under the project, including the area of planted forests already given investment support and post-investment support so as to have a basis for payment and settlement with the state treasury. Lump-sum payment shall be made in the second year after afforestation, for planted forest areas eligible for post-investment support.

Annually, by the time of take-over test of planted forests, the district-level project management unit shall elaborate a take-over test plan and notify it in writing to each commune forest development unit and village forest development unit for coordination in take-over test of the forests.

i/ Bases for a district-level project management unit to pay afforestation support money to a forest owner include the afforestation contract, the seed/seedling purchase invoice, enclosed with a copy of the certificate of seed/seedling sources as prescribed in the Agriculture and Rural Development Ministrys Regulation on management of forest plant varieties and minutes on take-over test of planted forests (certified by the forest owner, the forestry extension officer and the district-level project management unit).

3. The charge for management of a project on investment support for planting of production forests is equal to 10% of the total bio-forestry investment support level in a locality, of which 0.5% is for the central level, 0.7% for the provincial level; 0.8% for the district-level steering board and 8% for the investor in a district-level project (who shall allocate 1% to the commune forest development unit and 1% to the village forest development unit). The management fund shall be used in accordance with current regulations.

Article 18. Responsibilities of ministries, branches and localities

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To guide localities in formulating and promulgating regulations on operation of project management units at all levels, steering boards for implementation of district-level projects, commune or village forest development units; regulations on management and use of commune or village forest protection and development funds;

c/ To promulgate criteria for national important breeding forests and nurseries directly managed by the State; to formulate a planning on the system of breeding forests and nurseries; to guide the allocation, sale and contracting of breeding forests and nurseries directly managed by the State to other economic sectors for management in accordance with law. To specify criteria for tissue-culture establishments of seedling centers and nurseries;

d/ To provide trademark registfation support for seedling centers and nurseries. To upload on the seed management website of the Ministry of Agriculture and Rural Development all information on seed/seedling sources and breeding establishments which have been accredited by competent agencies. To build up a system of management information for monitoring and synthesizing implementation results;

dd/ To set firebreak standards and formulate procedures for identification and liquidation of forests affected with natural calamities, fires or other force majeure circumstances;

e/ To coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in synthesizing annual, three-year and five-year plans on the stale investment support in accordance with this Decision;

g/ To mobilize donors to provide financial or technical support. To use ODA sources in support of planting of production forests, construction of forestry infrastructure and training of officials at all levels for effective implementation of this Decision.

h/ To disseminate and popularize the policies prescribed in this Decision and those related to concerned subjects. To direct, inspect and supervise the implementation of this Decision.

2. The Ministry of Planning and Investment:

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development in, balancing capital sources for annual, three-year and five-year plans, to be submitted to the Prime Minister for decision. To guide the process of elaborating and assigning plans to localities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development in, making and submitting to the Prime Minister three-year and five-year reports on comprehensive supervision and assessment of socio-economic impacts of implementation of this Decision in order to request adjustments or supplements in line with actual requirements.

3. The Ministry of Finance:

a/ To assume the prime responsibility for, and guide the state treasuries in, paying and settling state budget funds for implementation of this Decision;

b/ To coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Agriculture and Rural Development in synthesizing, elaborating plans on, and making annual, three-year and five-year budget cost estimates for implementation of this Decision.

4. Provincial-level Peoples Committees:

a/ To formulate land use plannings and announce them to call on all economic sectors to invest in planting of production forests.

b/ To formulate and approve plannings on nursery systems up to 2020 (after consulting the Ministry of Agriculture and Rural Development). To direct provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development in quickly granting certificates of standard seed sources according to the Agriculture and Rural Development Ministrys Regulation on management of forest plant varieties. To announce on the mass media accredited breeding establishments;

c/ Based on proposals of provincial/municipal Finance and Pricing Services and Agriculture and Rural Development Services, to announce prices and technical criteria of forest seedlings to be planted in localities in January every year, which shall serve as a basis for investors to pay and settle capital. Not to approve prices of seedlings on a case-by-case basis;

d/ To apportion state budget capital to support investment in projects. To direct project management units at all levels in ensuring capital sources for planted forests in the form of post-investment support; to approve investment projects according to regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ To approve projects on investment support for planting of production forests according to Clause 2, Article 15 of this Decision and approve investment projects according to regulations;

g/ To direct, organize, inspect and supervise the implementation of this Decision.

5. District-level Peoples Committees:

a/ To set up district-level steering boards for implementation of projects, each comprising a vice president of the district-level Peoples Committee as its head and representatives of district departments and sections as well as mass organizations as its members, totaling around 7; to promulgate working regulations of the steering boards. In districts where exist steering committees for implementation of local projects on planting of 5 million hectares of forests, such committees shall act as district-level steering boards for implementation of the projects.

To decide on setting up of district-level project management units for households, individuals and communities participating in the planting of production forests.

b/ To allocate or lease land and grant land use right certificates to households and individuals participating in projects;

c/ To approve projects eligible for investment support according to their competence provided for in Clause 2, Article 15 of this Decision, and approve investment projects according to regulations;

d/ To direct forest ranger stations and commune-level Peoples Committees in making annual, three-year and five-year local afforestation plans in conformity with the state policies on development of forests.

dd/ To disseminate and popularize this Decision to communes having forests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To decide on setting up of commune and village forest development units. To coordinate with district-level project management units in completing dossiers and procedures for allocation, contracting and lease of forestland to organizations, households and individuals for stable and long-term use;

b/ To supervise afforestation in localities; to post up at their offices lists of households and individuals participating in afforestation with their corresponding plantation areas, tree species and money amounts they receive in the year of implementation of a project;

c/ To disseminate and popularize this Decision in communes.

7. Responsibilities of village chiefs:

a/ To coordinate with district-level project management units and commune forest development units in disseminating this Decision to village households, individuals and communities;

b/ To supervise afforestation by village households and individuals; to publicize in villages lists of households and individuals participating in afforestation with their corresponding plantation areas, tree species and money amounts they receive in the year of implementation of a project.

Article 19. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO. All previous regulations contrary to this Decision are annulled.

Article 20. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal Peoples Committees, and heads of concerned agencies shall implement this Decision.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/09/2007 về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


46.793

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.2.191
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!