Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 04/2023/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Võ Thành Hưng
Ngày ban hành: 19/01/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hình thức tiếp nhận tiền công đức, tài trợ

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 04/2023/TT-BTC ngày 19/01/2023 hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.

Theo đó, quy định các hình thức tiếp nhận tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội như sau:

(1) Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử.

(2) Tiếp nhận tiền mặt: Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận.

Đối với tiền trong hòm công đức (nếu có), định kỳ hằng ngày hoặc hằng tuần thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận.

Đối với các khoản tiền đặt không đúng nơi quy định, không phù hợp với việc thực hiện nếp sống văn minh tại di tích được thu gom để kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung.

Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản công đức, tài trợ đã tiếp nhận.

(3) Tiếp nhận giấy tờ có giá trị;

(4) Tiếp nhận kim khí quý, đá quý;

Thông tư 04/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 19/3/2023.

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2023/TT-BTC

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2023

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, THU CHI TÀI CHÍNH CHO CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỄ HỘI VÀ TIỀN CÔNG ĐỨC, TÀI TRỢ CHO DI TÍCH VÀ HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo;

Căn cứ Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.

2. Lễ hội, di tích quy định tại Thông tư này bao gồm:

a) Lễ hội theo Điều 3 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài;

b) Di tích theo Điều 11 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóaLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, gồm: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh.

3. Thông tư này không điều chỉnh:

a) Quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ đối với cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo chưa được: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Thủ tướng Chính phủ cấp bằng xếp hạng di tích hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa;

b) Quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân tổ chức lễ hội bao gồm: Lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức và lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức.

2. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích bao gồm: Người đại diện cơ sở tín ngưỡng, người đại diện cơ sở tôn giáo, chủ sở hữu di tích tư nhân, đơn vị sự nghiệp công lập, ban quản lý di tích kiêm nhiệm.

3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức:

a) Bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản;

b) Bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức bao gồm:

a) Lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp tổ chức;

b) Lễ hội do cơ quan nhà nước ở trung ương tổ chức, trong đó người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu là Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội;

c) Lễ hội do cơ quan nhà nước ở địa phương tổ chức, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội.

3. Lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức là lễ hội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng gồm đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và cơ sở tương tự khác thuộc một trong các trường hợp sau đã được: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia; Thủ tướng Chính phủ cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

5. Di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo thuộc một trong các trường hợp sau đã được: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia; Thủ tướng Chính phủ cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

6. Người đại diện cơ sở tín ngưỡng là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động diễn ra tại cơ sở tín ngưỡng.

7. Người đại diện cơ sở tôn giáo là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động diễn ra tại cơ sở tôn giáo.

8. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức được thành lập, tổ chức lại theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

9. Ban quản lý di tích kiêm nhiệm là tổ chức hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành lập theo quy định về phân cấp quản lý di tích của địa phương để bảo vệ và phát huy giá trị đối với một hoặc nhiều di tích; thành phần Ban quản lý di tích tùy theo quy định của địa phương.

Chương II

QUẢN LÝ, THU CHI TÀI CHÍNH CHO CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỄ HỘI

Điều 4. Nguồn tài chính để tổ chức lễ hội

1. Tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

2. Thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội, bao gồm cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương.

3. Tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định.

4. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có).

Điều 5. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức

1. Ban tổ chức lễ hội khi ban hành quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ, phân công cho một đơn vị có đại diện là thành viên Ban tổ chức lễ hội để thực hiện việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội.

2. Đơn vị được Ban tổ chức lễ hội giao thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội có trách nhiệm:

a) Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử;

b) Tiếp nhận tiền mặt: Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội đã tiếp nhận;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thành viên Ban tổ chức lễ hội lập kế hoạch thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội, trình Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội phê duyệt. Kế hoạch thu, chi được lập căn cứ vào chương trình, hoạt động trong khuôn khổ lễ hội, khả năng các nguồn tài chính và nội dung chi có liên quan cho công tác tổ chức lễ hội theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

d) Sử dụng kinh phí cho lễ hội theo kế hoạch thu, chi đã được phê duyệt; các khoản chi phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định;

đ) Mở sổ kế toán hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội vào nguồn hoạt động khác được để lại của đơn vị theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành;

e) Kết thúc năm tài chính, lập báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức lễ hội, trình Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội phê duyệt. Đối với số dư kinh phí (nếu có) được chuyển nguồn sang năm sau sử dụng cho công tác tổ chức lễ hội năm sau; trường hợp năm sau không tổ chức lễ hội thì báo cáo Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định tổ chức lễ hội xem xét, quyết định.

3. Đối với lễ hội truyền thống được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Điều 6. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức

Tổ chức, cá nhân tổ chức lễ hội phải mở sổ sách ghi chép đầy đủ các khoản thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội; tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội, bảo đảm phù hợp với tôn chỉ, mục đích tổ chức lễ hội và quy định của pháp luật.

Điều 7. Nội dung chi, mức chi cho công tác tổ chức lễ hội

1. Nội dung chi tùy theo từng lễ hội bao gồm:

a) Chi các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá về lễ hội;

b) Chi phí treo, đặt các bảng, biển chỉ dẫn, trang trí, âm thanh, ánh sáng tạo sức hấp dẫn đối với khách tham gia, nghiên cứu lễ hội;

c) Chi phục dựng, trình diễn, biểu diễn và thực hiện nghi lễ truyền thống; chi ứng dụng khoa học, công nghệ trong tổ chức lễ hội;

d) Chi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội nghị, hội thảo và các sự kiện giới thiệu về giá trị văn hóa của lễ hội;

đ) Chi công tác bảo đảm an ninh trật tự, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực lễ hội;

e) Chi văn phòng phẩm, in ấn, phô tô tài liệu, tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, cước phí bưu chính, cước phí internet, lễ tân, khánh tiết, tiền sử dụng dịch vụ kỹ thuật, thuê địa điểm, thiết bị, nhân sự phục vụ sự kiện và thuê khác;

g) Chi thù lao cho các thành viên của Ban tổ chức lễ hội và những người được Ban tổ chức lễ hội cử tham gia hoạt động lễ hội;

h) Chi hương, hoa, lễ vật, đèn nhang; chi hoạt động từ thiện, nhân đạo; các khoản chi khác tùy theo thực tế của từng lễ hội.

2. Mức chi do Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội quyết định theo Quy chế tổ chức, tài chính lễ hội, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Điều 8. Chi ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống

1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ hoạt động phục dựng, phát huy giá trị lễ hội truyền thống nhằm khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, duy trì các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân.

2. Mức ngân sách nhà nước hỗ trợ cụ thể căn cứ vào phương án tổ chức lễ hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khả năng huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho công tác tổ chức lễ hội, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước.

3. Các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

4. Đơn vị được giao chủ trì tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội thực hiện lập dự toán, chấp hành ngân sách nhà nước, kế toán và quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ được hạch toán vào loại 160, khoản 161 (sự nghiệp văn hóa thông tin), chi tiết theo mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.

Chương III

QUẢN LÝ, THU CHI TIỀN CÔNG ĐỨC, TÀI TRỢ CHO DI TÍCH VÀ HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI

Điều 9. Tiếp nhận tiền công đức, tài trợ

1. Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử.

2. Tiếp nhận tiền mặt:

Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với tiền trong hòm công đức (nếu có), định kỳ hằng ngày hoặc hằng tuần thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận. Đối với các khoản tiền đặt không đúng nơi quy định, không phù hợp với việc thực hiện nếp sống văn minh tại di tích được thu gom để kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung.

Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã tiếp nhận.

3. Tiếp nhận giấy tờ có giá: Mở sổ ghi tên giấy tờ có giá, số tiền ghi trên giấy tờ có giá, tổ chức phát hành. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm thanh toán trước hạn hoặc thanh toán khi đến hạn, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).

4. Tiếp nhận kim khí quý, đá quý: Mở sổ ghi tên kim khí quý, đá quý và giá trị tương ứng theo tài liệu do tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho cung cấp. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng kim khí quý, đá quý, bao gồm tổ chức bán đấu giá, bán cho ngân hàng thương mại hoặc đưa vào lưu giữ, trưng bày tại di tích, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).

Điều 10. Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo

1. Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

2. Trường hợp cơ sở tôn giáo nằm trong phạm vi địa bàn di tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.

Điều 11. Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng

Người đại diện cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

Điều 12. Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc sở hữu tư nhân

Chủ sở hữu di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

Điều 13. Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng

1. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tiếp nhận tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

2. Số tiền công đức, tài trợ đã tiếp nhận (trừ các khoản công đức, tài trợ có mục đích, địa chỉ cụ thể) được phân bổ và sử dụng như sau:

a) Trích theo tỷ lệ phần trăm (%) để tạo nguồn kinh phí tu bổ, phục hồi đối với các di tích khác trên địa bàn cấp tỉnh (không áp dụng đối với di tích có số thu tiền công đức, tài trợ thấp không đủ chi cho hoạt động lễ hội và chi thường xuyên): Số tiền này chuyển vào tài khoản riêng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định tại Điều 16 Thông tư này (nếu có);

b) Trích để lại theo tỷ lệ phần trăm (%) để chi hoạt động lễ hội theo quy định tại Điều 5 Thông tư này (áp dụng đối với di tích có hoạt động lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức định kỳ tại di tích). Trường hợp đơn vị không được Ban tổ chức lễ hội giao quản lý, sử dụng kinh phí tổ chức lễ hội thì chuyển số tiền này vào tài khoản của đơn vị được Ban tổ chức lễ hội giao quản lý, sử dụng kinh phí tổ chức lễ hội theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư này;

c) Trích để lại theo tỷ lệ phần trăm (%) để chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này: Đơn vị được tự chủ sử dụng theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và được tổng hợp vào các khoản thu xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Số còn lại, được để lại chi các khoản đặc thù theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này. Đến cuối năm, số dư kinh phí (nếu có) được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục sử dụng cho các nhiệm vụ đặc thù của di tích.

Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng Quyết định mới hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ áp dụng tại di tích, trong đó quy định cụ thể mức trích theo các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên xem xét, gửi Sở Tài chính để chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc lập dự toán, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thu, chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo quy định của pháp luật có liên quan. Các khoản thu, chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được hạch toán kế toán và quyết toán vào nguồn hoạt động khác được để lại của đơn vị theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành.

4. Trường hợp trong phạm vi địa bàn di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng có di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo, thì việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ đối với di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo thực hiện như sau:

a) Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

b) Người đại diện cơ sở tôn giáo có trách nhiệm chi trả cho đơn vị sự nghiệp công lập một phần chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình phụ trợ dùng chung; chi phí bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường và các chi phí quản lý chung khác trên địa bàn di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng.

Mức chi trả tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên số thu tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã tiếp nhận (trừ các khoản công đức, tài trợ có mục đích, địa chỉ cụ thể) và được quy định theo một điều riêng trong Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 14. Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích giao cho Ban quản lý di tích kiêm nhiệm quản lý, sử dụng

1. Ban quản lý di tích thực hiện tiếp nhận tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

2. Số tiền công đức, tài trợ đã tiếp nhận (trừ các khoản công đức, tài trợ có mục đích, địa chỉ cụ thể) được phân bổ và sử dụng như sau:

a) Trích theo tỷ lệ phần trăm (%) để tạo nguồn kinh phí tu bổ, phục hồi đối với các di tích khác trên địa bàn cấp tỉnh (không áp dụng đối với di tích có số thu tiền công đức, tài trợ thấp không đủ chi cho hoạt động lễ hội và chi thường xuyên): Số tiền này chuyển vào tài khoản riêng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định tại Điều 16 Thông tư này (nếu có);

b) Trích để lại theo tỷ lệ phần trăm (%) để chi hoạt động lễ hội theo quy định tại Điều 5 Thông tư này (áp dụng đối với di tích có hoạt động lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức định kỳ tại di tích). Trường hợp Ban quản lý di tích không được Ban tổ chức lễ hội giao quản lý, sử dụng kinh phí tổ chức lễ hội thì chuyển số tiền này vào tài khoản của đơn vị được Ban tổ chức lễ hội giao quản lý, sử dụng kinh phí tổ chức lễ hội theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư này;

c) Trích để lại theo tỷ lệ phần trăm (%) để chi hoạt động thường xuyên của Ban quản lý di tích theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này;

d) Số còn lại, được để lại chi các khoản đặc thù theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này. Đến cuối năm, số dư kinh phí (nếu có) được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục sử dụng cho các nhiệm vụ đặc thù của di tích.

Mức trích cụ thể theo các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Ban quản lý di tích kiêm nhiệm phân công cho một đơn vị có đại diện là thành viên Ban quản lý di tích để thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Mở tài khoản, mở sổ sách, mở sổ kế toán để ghi chép đầy đủ, kịp thời việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội vào nguồn hoạt động khác được để lại của đơn vị;

b) Hằng năm, thực hiện lập dự toán và báo cáo quyết toán thu, chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo quy định, trình Trưởng ban Ban quản lý di tích phê duyệt; gửi cơ quan tài chính và cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cấp trên để phục vụ cho công tác quản lý và giám sát thực hiện.

4. Trường hợp trong phạm vi địa bàn di tích giao cho Ban quản lý di tích kiêm nhiệm quản lý, sử dụng có di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo, thì việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ đối với di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

Điều 15. Nội dung chi, mức chi bảo vệ và phát huy giá trị di tích

1. Các khoản chi thường xuyên bao gồm:

a) Chi tiền lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo tiền lương cho người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc tại di tích;

b) Chi thù lao cho người được cử trông coi hoặc cử tham gia các hoạt động tại di tích không thuộc đối tượng quy định tại điểm a Khoản này;

c) Chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi phí nghiệp vụ chuyên môn, lễ tân, khánh tiết, chi phí thuê mướn; chi mua sắm, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn;

d) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản chi đặc thù bao gồm:

a) Chi các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá về di tích;

b) Chi phí treo, đặt các bảng, biển chỉ dẫn, trang trí, âm thanh, ánh sáng tạo sức hấp dẫn đối với khách tham quan, du lịch, nghiên cứu di tích;

c) Chi công tác bảo đảm an ninh trật tự, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai, dịch bệnh;

d) Chi bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên di tích; chi tu bổ, phục hồi di tích (trường hợp chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ);

đ) Chi bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên; cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc di tích gồm nhà làm việc, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh, đường nội bộ, đường điện, cấp thoát nước, bãi đỗ xe, tường rào khuôn viên và công trình tương tự khác phù hợp với quy định của pháp luật;

e) Chi ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ số nhằm hỗ trợ nâng cao trải nghiệm của khách tham quan, du lịch, nghiên cứu di tích;

g) Chi trồng và chăm sóc cây hoa, cây cảnh trong phạm vi địa bàn di tích;

h) Chi phí về chuyển giao quyền tài sản theo quy định của pháp luật dân sự; bán đấu giá tài sản; thuê định giá kim khí quý, đá quý; thuê giám định hiện vật được phép mua bán, trao đổi, tặng cho theo quy định của pháp luật;

i) Chi hương, hoa, lễ vật, đèn nhang;

k) Chi hoạt động từ thiện, nhân đạo;

l) Các khoản chi khác tùy theo thực tế của từng loại di tích và chủ thể là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích.

3. Mức chi do người đứng đầu của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích quyết định, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Điều 16. Quản lý, sử dụng kinh phí tu bổ, phục hồi di tích

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc tu bổ, phục hồi di tích;

b) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy định về tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn, trong đó quy định cụ thể các nội dung về: thời hạn và phương thức chuyển kinh phí, trách nhiệm chuyển kinh phí của các đơn vị được giao quản lý, sử dụng di tích trên địa bàn cấp tỉnh; công tác lựa chọn danh mục di tích cần phải tu bổ, phục hồi; phân bổ kinh phí, thanh quyết toán kinh phí; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện; chế độ báo cáo; phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị và các vấn đề khác có liên quan.

2. Chi phí tiếp nhận và quản lý tiền công đức, tài trợ cho việc tu bổ, phục hồi di tích của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch do ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 3 năm 2023.

2. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Điều 13Điều 14 Thông tư này tiếp tục thực hiện quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo quy định hiện hành của cấp có thẩm quyền cho đến khi có Quyết định mới hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội áp dụng tại di tích theo quy định tại Điều 13 hoặc Điều 14 Thông tư này.

Điều 18. Tổ chức thực hiện

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát văn bản quy định của địa phương liên quan đến quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định mới hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định tại Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân tổ chức lễ hội và tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích theo quy định tại Thông tư này có trách nhiệm:

a) Công khai việc thu, chi các khoản công đức, tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện cho tổ chức, cá nhân đã có đóng góp tài chính cho công tác tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích nếu tổ chức, cá nhân này có yêu cầu;

b) Cung cấp kịp thời thông tin khi được cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội; NHPT Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBND, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở VHTTDL,
KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, HCSN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Thành Hưng

MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 04/2023/TT-BTC

Hanoi, January 19, 2023

 

CIRCULAR

GUIDELINES FOR MANAGEMENT, COLLECTION AND USE OF FUNDING FOR ORGANIZATION OF FESTIVALS AND RELIGIOUS DONATIONS OR GRANTS FOR RELIC SITES AND FESTIVITIES

Pursuant to the Law on Cultural Heritage dated June 29, 2001; the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Cultural Heritage dated June 18, 2009;

Pursuant to the Law on Religious Belief and Religion dated November 18, 2016;

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Government’s Decree No. 98/2010/ND-CP dated September 21, 2010, elaborating on the implementation of a number of Articles of the Law on Cultural Heritage, and the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Cultural Heritage;

Pursuant to the Government's Decree No. 162/2017/ND-CP dated December 30, 2017, elaborating on certain articles and measures for enforcement of the Law on Religious Belief and Religion;

Pursuant to the Government’s Decree No. 110/2018/ND-CP dated August 29, 2018 on management and organization of festivals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Upon the request of the Director of the Department of Public Expenditure;

The Minister of Finance herein promulgates the Circular providing guidelines for management, collection and use of funding for organization of festivals and religious donations or grants for relic sites and festivities.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Circular provides guidelines for management, collection and use of funding for organization of festivals and religious donations or grants for relic sites and festivities.

2. Festivals and relic sites defined in this Circular shall comprise:

a) Festivals referred to in Article 3 of the Government’s Decree No. 110/2018/ND-CP dated August 29, 2018 on management and organization of festivals, including: Traditional festivals, cultural festivals, industry festivals, festivals of foreign origin;

b) Relic sites defined in Article 11 of the Government’s Decree No. 98/2010/ND-CP dated September 21, 2010, elaborating on the implementation of a number of Articles of the Law on Cultural Heritage, and the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Cultural Heritage, including: Historical relics, architectural and art relics, archaeological relics, scenic spots.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Management, collection and use of religious donations and grants for belief establishments or religious establishments that have not obtained certificates of ranking as a relic site issued by Presidents of provincial People's Committees, the Minister of Culture, Sports and Tourism or the Prime Minister, or have not been put on the List of Local Relic Sites by provincial People's Committees under the provisions of the Law on Cultural Heritage;

b) Management, collection and use of religious donations or grants for religious activities of religious organizations and affiliated religious organizations.

Article 2. Subjects of application

1. Entities and persons organizing festivals, including: Festivals organized by state agencies and festivals not organized by state agencies.

2. Entities or persons that are owners or authorized custodians or operators of relic sites, including: Representatives of belief establishments, representatives of religious establishments, owners of private relics, public non-business units, part-time relic management boards.

3. Entities or persons involved in management, collection and use of funding for organization of festivals and religious donations or grants for relic sites and festivities.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, terms used herein shall be construed as follows:

1. Religious donations or grants for relic sites and festivities encompass items given, gifted, donated or granted by entities or persons for use in the task of protection and promotion of value of relics and festivities in the following forms:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Security instruments, precious metals or jewels permitted by the State Bank of Vietnam.

2. Festival organized by a state agency includes:

a) Festivals organized by the Ministry of Culture, Sports and Tourism in cooperation with provincial People’s Committees;

b) Festivals organized by central state agencies of which the heads or deputy heads are the Chairs of the Organizing Committees;

c) Festivals organized by local state agencies, of which the Chairs of the Organizing Committees are the Presidents or Vice Presidents of People’s Committees.

3. Festival not organized by a state agency is the festival other than any of those defined in clause 2 of this Article.

4. Relic site that is also a belief establishment is defined as a place of worship, e.g. communal or ancestral temples, shrines, houses, or other similar establishments, which has been granted the certificate of ranking as a provincial-level relic site by the President of a provincial People's Committee; the certificate of ranking as a national relic site by the Minister of Culture, Sports and Tourism; the certificate of ranking as a special national relic site by the Prime Minister; which has been put on the list of local relic sites according to the provisions of the Law on Cultural Heritage.

5. Relic site that is also a religious establishment is defined as a holy place, e.g. pagodas, churches, chapels, sanctuaries, headquarters of religious organizations, or other legitimate establishments of religious organizations, which has been granted the certificate of ranking as a provincial-level relic site by the President of a provincial People's Committee; the certificate of ranking as a national relic site by the Minister of Culture, Sports and Tourism; the certificate of ranking as a special national relic site by the Prime Minister; which has been put on the list of local relic sites according to the provisions of the Law on Cultural Heritage.

6. Belief establishment’s representative is the person who represents and is legally responsible for activities taking place at a belief establishment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Public non-business unit (sometimes public service provider or unit) is an entity established or reorganized pursuant to the Government’s Decree No. 120/2020/ND-CP dated October 7, 2020, prescribing establishment, reorganization and dissolution of public service units.

9. Part-time Management Board of a relic site (hereinafter referred to as Management Board) is an entity operating under the multiple office-holding regime established by the President of a People's Committee in accordance with the regulations on decentralization of authority over local relic sites in order to protect and promote the value ​​of one or more relic sites; composition of a Management Board of a relic site may vary depending on local regulations.

Chapter II

MANAGEMENT, COLLECTION AND USE OF FUNDING FOR ORGANIZATION OF FESTIVALS

Article 4. Sources of funding for organizing festivals

1. Religious donations or grants used for financing festivities; aids or voluntary contributions of domestic and foreign entities or persons.

2. Revenues earned from services carried out within festival venues, including leasing of facilities intended for selling souvenirs, food and beverages; filming, photography; parking; transporting tourists; and other services conforming to regulations of local jurisdictions.

3. Interest on deposit accounts opened at State Treasuries or commercial banks according to regulations.

4. State budget’s grants for traditional festivals (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. When adopting working regulations and assigning tasks to members of a Festival Organizing Committee according to the provisions of clause 2 of Article 7 in the Government’s Decree No. 110/2018/ND-CP dated August 29, 2018, the Festival Organizing Committee shall delegate a unit whose representative is a member of that Festival Organizing Committee to receive, manage and use funding for the task of organizing festivals.

2. The unit authorized by the Festival Organizing Committee to receive, manage and use funding for the task of organizing a festival shall have the following responsibilities:

a) Apply for a deposit account to be opened at a State Treasury or a commercial bank to record transactions involving receipt, management and use of funds for organization of the festival in the form of bank transfer or electronic payment;

b) Receive cash: Appoint a person to receive and fully register received sums. Temporarily available cash sums paid for organization of the festival shall be deposited into an account opened at a State Treasury or a commercial bank to ensure that they are in the safe and transparent custody;

c) Preside over, or cooperate with other affiliates of the Festival Organizing Committee in, formulating the plan to collect and spend funds for organization of the festival, and submitting it to seek approval from the Chair of the Festival Organizing Committee. Such plan shall be made according to the festival agenda; the size and availability of each source of funding; and relevant types and purposes of expenditures on organization of the festival defined in Article 7 of this Circular;

d) Use funds for the festival according to the approved plan to collect and spend funds; all costs and expenses must be fully invoiced or otherwise documented legally;

dd) Create an accounting book to fully record revenues and expenditures for organization of the festival into accounts reflecting other operating funds that the unit is allowed to retain in accordance with the provisions of the current public service accounting regime.

e) By the end of the fiscal year, prepare a final account of funds for organizing the festival and submit it to the Festival Organizing Committee to seek its approval. Any balance (if any) shall be brought forward for use to organize the following year’s festival; if no festival is organized in the following year, such balance shall be reported to the Chair of the Festival Organizing Committee to seek the decision from the authority having jurisdiction to decide whether a festival is organized.

3. Traditional festivals shall be funded by the state budget’s grants pursuant to Article 8 herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Entities or persons organizing festivals shall create books to record all revenues and expenses for organization of these festivals; may solely decide, and shall take their own responsibility, to receive, manage and use funds for organization of these festivals according to the principles and purposes of festivals and laws.

Article 7. Types and purposes of expenditure; amounts of expenditure for organizing festivals

1. Expenditures shall be meant for:

a) PR, communication and advertising activities;

b) Installation, placement of instruction signs; decoration; sound and lighting systems used for attracting visitors to come to join and discover festivals;

c) Restoration and performance of traditional rituals; application of science and technology advances to organization of festivals;

d) Organization of entertainment, recreational, cultural, art and sports activities, conferences, seminars and events providing information about the cultural values ​​of each festival;

dd) Security, health, food safety, hygiene, environmental protection, fire prevention and control at festival venues;

e) Stationery supplies, printing, photocopying of materials, electricity, water, telephone bills, postal charges, internet bills, guest reception, front desk, utilization of technical utilities, rental of venues, equipment, event staff and other rental;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Scented incense, worship flowers, offerings, lamps; charity and humanitarian activities; others that may vary depending on the current development of each festival.

2. Amounts of expenditure shall be decided by the Chairs of the Festival Organizing Committees according to the Regulations on organization of and financing for the festival on condition that they are aligned with the actual situation, and used in an efficient and effective manner; should conform to the regulations, standards and norms of budget expenditure set forth by competent state agencies.

Article 8. State budget’s grants for traditional festivals

1. The state budget’s grants shall be spent on restoration and promotion of values ​​of traditional festivals with the aim of arousing patriotism and national pride; maintaining unique and typical cultural values; and meeting the spiritual needs of the people.

2. The state budget’s grants shall vary according to the festival organization plan approved by the competent authority; the ability to call for off-budgetary sources of funding for organization of each festival; the availability of the state budget’s funds, and shall be decided by competent authorities in accordance with laws on state budget and within their delegated authority to decide state budget expenditure.

3. The state budget’s grants for traditional festivals shall be implemented only when receiving budget estimates from authorities having competence in authorizing use of the budget, and complying with regulations, standards and norms of expenditure set forth by competent state agencies.

4. Units designated to play the leading role in receiving, managing and using funds for organization of festivals shall make budget estimates; perform the assigned tasks relating to the state budget, accounting and financial reporting of these grants in accordance with laws on state budget. The state budget’s grants shall be recorded into the account 160 or 161 (cultural and information services), including items or sub-items defined in the State Budget Index System.

Chapter III

MANAGEMENT, COLLECTION AND USE OF RELIGIOUS DONATIONS OR GRANTS FOR RELIC SITES AND FESTIVITIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Apply for a deposit account to be opened at a State Treasury or a commercial bank to record transactions involving receipt, management and use of religious donations or grants in the form of bank transfer or electronic payment.

2. Receiving cash, banknotes or physical money:

Appoint a person to receive and fully register received sums. Received banknotes or physical money contained in offering or donation boxes (if any) shall be counted, checked and recorded in total. Banknotes or physical money given in the places other than permissible ones, or not in conformity with the civilized lifestyle rules of relic sites shall be collected for counting or put in the donation boxes for counting as prescribed above.

Temporarily available cash sums after being received for use by relic sites and festivities shall be deposited into accounts opened at State Treasuries or commercial banks to ensure that they are in the safe and transparent custody.

3. Receiving security instruments: Create the register of security instruments, sums shown thereon and issuing entities. Entities or persons that are the owners or authorized custodians or operators of relic sites shall be responsible for management and use of security instruments, including payment made before or on due dates, depending on managerial requirements and aspirations of donators or givers (if any).

4. Receiving precious metals or jewels: Create the register of precious metals, jewels and information about their respective values provided by donating or giving entities or persons. Entities or persons that are the owners or authorized custodians or operators of relic sites shall be responsible for management and use of precious metals or jewels, involving the act of putting them up for auction; selling them to commercial banks; keeping or displaying them at relic sites, depending on managerial requirements and aspirations of donators or givers (if any).

Article 10. Management and use of religious donations or grants for relic sites that are also religious establishments

1. The religious establishment's representative shall solely decide and be responsible for receipt, management and use of religious donations or grants intended to fund the protection and promotion of the relic site's value and festivities in compliance with the provisions of law on belief and religion; law on cultural heritage; and other relevant regulatory provisions.

2. Where a religious establishment is located on the perimeter of the relic site managed and operated under the authority of the public non-business unit delegated by the competent state agency, the regulatory provisions of clause 4 of Article 13 hereof shall govern.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The belief establishment's representative shall solely decide and be responsible for receipt, management and use of religious donations or grants intended to fund the protection and promotion of the relic site's value and festivities in compliance with the provisions of law on belief and religion; law on cultural heritage; and other relevant regulatory provisions.

Article 12. Management and use of religious donations or grants for privately-owned relic sites

Owners of relic sites shall solely decide and be responsible for receipt, management and use of religious donations or grants intended to fund the protection and promotion of the relic site's value and festivities in compliance with the provisions of law on belief and religion; law on cultural heritage; and other relevant regulatory provisions.

Article 13. Management and use of religious donations or grants for relic sites managed and operated under the delegated authority of public non-business units

1. Public non-business units shall receive religious donations or grants for relic sites and festivities as provided in Article 9 herein.

2. The received amounts of religious donations or grants (except those serving specified purposes or sent to specified recipients) shall be apportioned and utilized as follows:

a) Part (%) thereof shall be spent on the repair and restoration of other relic sites in provinces (not applicable to relic sites whose received religious donations or grants are too low to fund festivities and be used as recurrent expenditures): Such part shall be wired to particular accounts of Departments of Culture, Sports and Tourism pursuant to Article 16 hereof (if any);

b) Part (%) thereof shall be retained to spend on festivities pursuant to Article 5 herein (applicable to relic sites where festivals organized on a periodic basis by state agencies). Where the unit receiving this part is not authorized to manage and use funds for festivals by the Festival Organizing Committee, it shall be transferred to the account of the unit authorized to manage and use funds for festivals by the Festival Organizing Committee pursuant to point a of clause 2 of Article 5 herein;

c) Part (%) thereof shall be retained as their recurrent expenditures pursuant to clause 1 of Article 15 herein: They may freely use such part according to their internal spending regulations and include it in the revenues that are adequate for use as their own recurrent expenditures according to the provisions of point a of clause 1 of Article 10 in the Government’s Decree No. 60/2021/ND-CP dated June 21, 2021, stipulating the mechanism for financial autonomy of public non-business units;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Public non-business units shall be responsible for formulating a new decision or an amended decision regarding receipt, management and use of religious donations or grants to be applied at relic sites which specifies the aforesaid parts (%) defined in point a, b, c and d of clause 2 of this Article; submitting a report to superior agencies for their review before being sent to Departments of Finance to request them to preside over or cooperate with relevant agencies entities or persons in seeking approval for it to be put to use from provincial People's Committees.

3. Public non-business units shall produce cost estimates, enforce them, account for and keep final accounts of transactions involving collection and spending of religious donations or grants for relic sites and festivities in accordance with relevant laws. Religious donations or grants received or spent for relic sites and festivities shall be accounted for and financially reported as part of other operating funds retained for their use in accordance with the public service accounting regime in use.

4. Where there is a relic site which is also a religious establishment located within the boundaries of the relic site managed or operated under the authority delegated to the public non-business unit, the receipt, management and use of religious donations or grants for the relic site which is also a religious establishment shall be as follows:

a) The religious establishment's representative may solely decide and be responsible for receipt, management and use of religious donations or grants intended to fund the protection and promotion of the relic site's value and festivities in compliance with the provisions of law on belief and religion; law on cultural heritage; and other relevant regulatory provisions.

b) The religious establishment's representative shall be responsible for partially paying a public non-business unit costs of repairing, maintaining, renovating, upgrading and building shared ancillary structures; costs of security, fire and explosion prevention and fighting, epidemic prevention and control, environmental health and other general and administrative expenses within the area where the relic site managed and operated under the authority delegated to the public non-business unit.

The amount of payment of these costs and expenses shall be calculated as the percentage (%) of received total amount of religious donations or grants for the relic site or festivities (except religious donations or grants serving specific purposes or sent to specific recipients) and shall be regulated under a particular Article in the Decision of the provincial People’s Committee on receipt, management and use of religious donations or grants of public non-business units pursuant to clause 2 of this Article.

Article 14. Management and use of religious donations or grants for relic sites managed and operated under the delegated authority of part-time Management Boards

1. Management Boards of relic sites shall carry out the procedures for receiving religious donations or grants for relic sites and festivities in accordance with Article 9 herein.

2. The received amounts of religious donations or grants (except those serving specified purposes or sent to specified recipients) shall be apportioned and utilized as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Part (%) thereof shall be retained to spend on festivities pursuant to Article 5 herein (applicable to relic sites where festivals organized on a periodic basis by state agencies). Where the Management Board is not authorized to manage and use funds for festivals by the Festival Organizing Committee, it shall be transferred to the account of the unit authorized to manage and use funds for festivals by the Festival Organizing Committee pursuant to point a of clause 2 of Article 5 herein;

c) Part (%) thereof shall be retained as their recurrent expenditures of the Management Board pursuant to clause 1 of Article 15 herein;

d) The remaining part shall be retained to pay for particular activities pursuant to clause 2 of Article 15 herein. By end of the year, the balance (if any) shall be brought forward to the following year to fund particular tasks to be performed within relic sites.

Specific amounts defined in point a, b, c and d of clause 2 of this Article shall be subject to the regulations of provincial People’s Committees.

3. The part-time Management Board shall appoint a unit whose representative is a member of the Management Board to perform the following tasks:

a) Create the account, register, accounting book to fully and promptly record the receipt, management and use of religious donations or grants for the relic site and festivities as other operating funds that the unit may retain;

b) Annually, make the estimate and report on the collection and spending of religious donations or grants for the relic site and festivities according to regulations, and submit them to the Head of the Management Board for approval; send the approved one to the superior financial agency and state agency in charge of culture to serve the control and supervision purposes.

4. Where there is a relic site which is also a religious establishment located within the boundaries of the relic site managed or operated under the authority delegated to the Management Board, the receipt, management and use of religious donations or grants for the relic site which is also a religious establishment shall be subject to clause 1 of Article 10 herein.

Article 15. Types or purposes of expenditure and amounts of expenditure on protection and promotion of value of relic sites

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Wages, salary allowances and salary-based contributions for people working under the regime of labor contracts, working contracts at relic sites;

b) Remunerations for persons appointed to look after or participate in activities at relic sites that are not covered in point a of this clause;

c) Payments for public services, office supplies, information, communications, conferences, travel fees, professional expenses, guest reception, welcome expenses, rental expenses; expenses for purchasing and repairing facilities intended for professional work;

d) Other expenditures prescribed by law.

2. Specific expenditures, including:

a) PR, communication and advertising activities;

b) Installation, placement of instruction signs; decoration; sound and lighting systems used for attracting visitors to come to join and discover relic sites;

c) Security, health, food safety, hygiene, environmental protection, fire prevention and control, natural disaster or epidemic control;

d) Regular maintenance and repair of relic sites; renovation and restoration of relic sites (in the absence or lack of the state budget’s funding;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Application of science, technology and digital technology advances for better experience of visitors, tourists and researchers;

g) Planting and care of flowers and ornamental plants on the perimeter of the relic site;

h) Transfer of property rights according to the provisions of civil law; property auction; hiring of valuation of precious metals and jewels; hiring of assessment of objects that are allowed to be bought, sold, exchanged or donated in accordance with law;

i) Scented incense, worship flowers, offerings, lamps;

k) Charity and humanitarian activities;

l) Others that may vary depending on the actual state of each relic site and the payee who is the owner or the person authorized to manage or operate the relic site.

3. Amounts of expenditure shall be decided by the entity or person that is the owner or the person authorized to manage or operate the relic site on condition that they are aligned with the actual situation, and used in an efficient and effective manner; should conform to the regulations, standards and norms of budget expenditure set forth by competent state agencies.

Article 16. Management and use of funds for repair and restoration of relic sites

1. President of the provincial People’s Committee shall authorize the Department of Culture, Sports and Tourism to perform the following tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Formulate and submit to the provincial People's Committee for promulgation of a document regulating the work of repair and restoration of relic sites within the remit, specifying the time limit and method of fund transfer, responsibility to transfer funds from units assigned to manage and operate relic sites within the province; the work of selection of relic sites that need to be repaired and restored; allocation of funds, payment and financial reporting of funds; inspection and supervision of implementation; reporting regime; assignment of responsibilities to agencies, units and other related issues.

2. Costs and expenses for receiving and managing religious donations or grants for the repair and restoration of relic sites of the Department of Culture, Sports and Tourism, shall be covered by the state budget’s annual recurrent expenditures in accordance with law on state budget and decentralization of authority to use the state budget.

Chapter IV

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 17. Entry in force

1. This Circular shall enter into force as from March 19, 2023.

2. Entities and persons that are the owners or assigned to manage and operate relic sites subject to the provisions of Article 13 and 14 of this Circular shall continue to manage and use religious donations for relic sites and festivities according to current regulations of competent authorities until there is a new decision or a decision on amendments and supplements received from the provincial People's Committees on the receipt, management and use of religious donations and grants for relic sites and festivities to be applied at relic sites as prescribed in Article 13 or Article 14 of this Circular.

Article 18. Implementation responsibilities

1. Presidents of the provincial People’s Committees shall direct their relevant agencies and units to review local regulatory documents related to the management, collection and use of funding for organization of festivals and religious donations or grants for relic sites and festivities for submission to the provincial People's Committees to seek their approval of the new Decision or a Decision on amendments or supplements to ensure consistency with the provisions of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Disclose collection and use of religious donations, funding, grants or voluntary contributions to entities or persons that have made financial contributions to organization of festivals, protection and promotion of the value of relic sites at their request;

b) Provide timely information at the request of the competent authority in accordance with laws.

3. Where the legislative documents used as references in this Circular are amended, supplemented or replaced, updated or new versions shall govern.

In the course of implementation hereof, if there is any difficulty or query that arises, the Ministry of Finance should be promptly informed to consider taking appropriate actions./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Vo Thanh Hung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04/2023/TT-BTC ngày 19/01/2023 hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


40.524

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.158.10
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!