UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
21/2008/QĐ-UBND
|
Yên
Bái, ngày 05 tháng 9 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI HAI HUYỆN TRẠM TẤU VÀ MÙ CANG CHẢI TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2008
- 2010
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2008/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Yên Bái về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội áp dụng
đối với hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 157/TTr-SKHĐT
ngày 03 tháng 9 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định một số chính
sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội áp dụng đối với hai huyện Trạm
Tấu và Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2010”.
Điều 2.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Xây dựng, Giao
thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Y tế;
Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Yên Bái; Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các huyện: Trạm Tấu và Mù Cang Chải; Các ngành có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau
10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Hoàng Thương Lượng
|
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
HAI HUYỆN TRẠM TẤU VÀ MÙ CANG CHẢI TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2008 - 2010.
(Ban hành kèm theo quyết định số 21/2008/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2008
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục
tiêu chung
1. Tạo điều kiện đẩy nhanh phát
triển kinh tế - xã hội, tạo bước đột phá để đến năm 2010 tăng trưởng kinh tế của
hai huyện tương đương với nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh.
2. Góp phần đáp ứng cơ bản hệ thống
kết cấu hạ tầng nông thôn thiết yếu, đảm bảo cho người dân sinh sống trên địa
bàn hai huyện đều được thụ hưởng các công trình phúc lợi công cộng (đường giao
thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, điện, trường học, y tế …).
3. Nâng cao mức sống vật chất và
tinh thần của nhân dân, giảm nhanh số hộ nghèo, đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho
người dân tốt hơn, mức hưởng thụ về văn hoá và tri thức được nâng lên. Hệ thống
chính trị từ huyện đến xã, thôn bản được củng cố ngày một trong sạch vững mạnh,
đảm bảo ổn định chính trị và an ninh quốc phòng.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải,
tỉnh Yên Bái.
Điều 3. Phạm
vi áp dụng
Toàn bộ các xã, thị trấn trên địa
bàn hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Về
phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp
1. Hỗ trợ thêm cho các hộ gia
đình nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Mức hỗ trợ 50.000 đồng/ha/năm.
2. Hỗ trợ cho dự án trồng thử
nghiệm cỏ Guatemala, diện tích trồng cỏ thử nghiệm không quá 10 ha/huyện. Mức hỗ
trợ 12,5 triệu đồng/ha (đối với các dự án, các hộ đã được hỗ trợ từ các chính
sách, dự án khác thì không được nhận hỗ trợ của chính sách này).
3. Hỗ trợ đầu tư mua và lắp đặt
thiết bị chế biến chè xanh theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt với thời
gian sản xuất trên địa bàn từ 05 năm trở lên. Mức hỗ trợ 25 triệu đồng/bộ thiết
bị.
Điều 5. Về
phát triển giao thông
Hỗ trợ người dân làm đường liên
thôn, bản với bề rộng nền đường từ 2 m đến 2,5 m. Mức hỗ trợ 30 triệu đồng/km.
Điều 6. Về
Giáo dục - Đào tạo
1. Hỗ trợ cho học sinh là người
dân tộc thiểu số đi học Trung cấp nông lâm nghiệp, Trung cấp nghề, Cao đẳng, Đại
học ở các cơ sở đào tạo tại tỉnh Yên Bái. Mức hỗ trợ tiền ăn tương đương 15 kg
gạo/học sinh/tháng học tập và được hỗ trợ tiền học phí, tiền nhà ở ký túc xá
trong thời gian thực tế học.
2. Hỗ trợ học bổng cho học sinh
là người dân tộc thiểu số đi học các trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước (trừ
đối tượng học sinh học hệ cử tuyển). Mức hỗ trợ 300.000 đồng/học sinh/tháng
trong thời gian thực tế học.
3. Hỗ trợ cho công tác tổ chức,
bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, thôn, bản giai đoạn 2008 - 2010. Mức hỗ trợ:
huyện Trạm Tấu 300 triệu đồng, huyện Mù Cang Chải 200 triệu đồng.
Điều 7. Về
cán bộ
1. Cán bộ,
công chức ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện được tăng cường có thời hạn tại huyện,
tại xã từ 03 năm đến 05 năm; Được giữ nguyên biên chế ở nơi chuyển đi, được hỗ
trợ thêm một lần (lần đầu) là 02 triệu đồng/người ngoài quy định của nhà nước
hiện hành và được huyện, xã bố trí chỗ ở.
2. Bố trí đủ thú y viên cơ sở
cho toàn bộ các xã thuộc hai huyện; Thú y viên cơ sở được chi trả tiền công bằng
hệ số 1,1 mức tiền lương tối thiểu hiện hành và được đóng bảo hiểm xã hội và bảo
hiểm y tế trong thời gian hợp đồng.
3. Bác sĩ được luân chuyển về xã
công tác 03 năm đối với nữ, 05 năm đối với nam; Hết thời hạn luân chuyển được
chuyển về nơi làm việc cũ hoặc tạo điều kiện giải quyết thuyên chuyển theo nguyện
vọng khác (nếu có). Mức hỗ trợ một lần (lần đầu) là 10 triệu đồng/người.
4. Cán bộ được trưng tập tham
gia các hoạt động kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội và an
ninh quốc phòng tại xã được hỗ trợ thêm trong thời gian trưng tập. Mức hỗ trợ
thêm 10.000 đồng/ngày nếu thời gian trưng tập dưới 30 ngày, 7.000 đồng/ngày nếu
thời gian trưng tập trên 30 ngày.
Điều 8. Về
chống tái trồng cây thuốc phiện
Hỗ trợ huyện tổ chức các hoạt động
chống tái trồng cây thuốc phiện trên địa bàn. Mức hỗ trợ 50 triệu đồng/huyện/năm.
Điều 9. Về đất
đai
1. Hỗ trợ kinh phí triển khai
quy hoạch đất cấp xã, bố trí sử dụng đất sản xuất vào mục đích công cộng (xây dựng
trường học, trạm xá, trụ sở, công trình đường, thuỷ lợi, điện …). Mức hỗ trợ 15
triệu đồng/xã.
2. Hỗ trợ thêm cho diện tích ruộng
khai hoang mới hoặc chuyển nhượng đất sản xuất từ các hộ có nhiều đất nông nghiệp
cho hộ thiếu đất sản xuất. Mức hỗ trợ 02 triệu đồng/ha
3. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư thực
hiện dự án đo đạc đất đai, xác định thực trạng rừng, lập hồ sơ bản đồ địa chính
chi tiết, lập phương án và tổ chức thực hiện giao đất, giao rừng bao gồm đất
canh tác nương rẫy, đất rừng sản xuất và giao rừng phòng hộ, khoanh nuôi tái
sinh cho hộ dân, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản đối với huyện Trạm Tấu và
huyện Mù Cang Chải khi dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Điều 10. Về
hoạt động xúc tiến đầu tư
Các tổ chức, cá nhân không thuộc
cơ quan nhà nước và nhà đầu tư mà có hoạt động xúc tiến đầu tư, môi giới và kêu
gọi được dự án đầu tư theo danh mục các dự án ưu tiên của tỉnh có mức vốn đầu
tư trên 01 triệu USD vào địa bàn huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, được tỉnh hỗ
trợ thêm chi phí hoạt động xúc tiến đầu tư. Mức hỗ trợ thêm là 50 triệu đồng/dự
án.
Chương III
NGUỒN KINH PHÍ, PHƯƠNG
THỨC HỖ TRỢ THANH QUYẾT TOÁN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Điều 11.
Nguồn kinh phí hỗ trợ
Nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện
một số chính sách đặc thù được cân đối, bố trí từ nguồn Ngân sách tỉnh theo kế
hoạch hàng năm.
Điều 12.
Phương thức hỗ trợ và thanh quyết toán
1. Phương thức hỗ trợ: Uỷ ban
nhân dân tỉnh hỗ trợ thông qua Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hoặc trực tiếp
đến đối tượng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được hưởng lợi.
2. Thanh quyết toán kinh phí hỗ
trợ: Đơn vị, đối tượng, cấp nào tiếp nhận kinh phí hỗ trợ thì đơn vị, đối tượng
và cấp đó chịu trách nhiệm thanh quyết toán nguồn vốn theo đúng quy định hiện
hành của nhà nước.
Điều 13. Tổ
chức triển khai thực hiện
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh:
- Phê duyệt mức vốn hỗ trợ, khối
lượng được hỗ trợ theo quy định của chính sách đặc thù đã phê duyệt.
- Chỉ đạo các ngành, hai huyện
Trạm Tấu, Mù Cang Chải tổ chức triển khai và kiểm tra giám sát quá trình thực
hiện.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện Trạm
Tấu và Mù Cang Chải:
- Có trách nhiệm tổ chức triển
khai thực hiện quy định này trên địa bàn quản lý.
- Thẩm định, tổng hợp kế hoạch
hàng năm của các xã, các tổ chức trên địa bàn huyện báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh
xem xét phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm phối hợp với
các Sở, ban, ngành chức năng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra giám sát việc triển
khai thực hiện chính sách tại cơ sở;
- Báo cáo tình hình thực hiện
chính sách theo quý, 6 tháng, năm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Thẩm định, tổng hợp kế hoạch hỗ
trợ hàng năm của hai huyện trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Thống nhất với Sở Tài chính
cân đối bố trí nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ theo kế hoạch và các chương trình, dự
án được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Sở Tài chính:
- Chủ trì cân đối, bố trí nguồn
kinh phí hỗ trợ hàng năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Căn cứ kế hoạch, dự toán kinh
phí hỗ trợ đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để cấp phát kinh phí kịp thời
cho các huyện, đơn vị, đối tượng theo đúng quy định.
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn quy
trình, thủ tục và thẩm tra quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách theo
đúng quy định hiện hành.
5. Các Sở, ban, ngành, đơn vị có
liên quan:
Trên cơ sở Quy định này các sở,
ban, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của ngành mình để tổ chức hướng dẫn hai huyện triển khai thực hiện.
6. Trách nhiệm của các đối tượng
được nhận hỗ trợ:
- Đối tượng nhận hỗ trợ là các tổ
chức có trách nhiệm xây dựng, phê duyệt khái toán kinh phí báo cáo Uỷ ban nhân
dân huyện.
- Đối tượng nhận hỗ trợ là các hộ
gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh Quy định
này.
Trong quá trình tổ chức triển
khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu các Sở, ban, ngành, các chủ đầu
tư, Uỷ ban nhân dân huyện Trạm Tấu và Uỷ ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, các
đơn vị liên quan báo cáo bằng văn bản về Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh,
bổ sung./.