HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
56/2021/NQ-HĐND
|
Hòa Bình, ngày 09
tháng 12 năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
QUY
ĐỊNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022 VÀ THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 04
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 ngày 01
tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu
chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng
12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10
tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu
chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;
Xét Tờ trình số 206/TTr-UBND ngày 24 tháng 11
năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về quy định nguyên tắc, tiêu chí và
định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 và thời
kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2022 - 2025; Báo cáo thẩm tra số 203/BC-BKTNS
ngày 04 tháng 12 năm 2021 của Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh
và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán
chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 và thời kỳ ổn định ngân sách
giai đoạn 2022 - 2025, như sau:
(Nội dung chi tiết
theo phụ lục đính kèm nghị quyết).
Điều 2. Định mức tại nghị quyết này áp dụng cho năm ngân sách 2022
và thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2022-2025 theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm triển khai,
tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của
Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa
Bình Khóa XVII, Kỳ họp thứ 04 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 19 tháng 12 năm 2021./.
Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội (B/c);
- Chính phủ (B/c);
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể của tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, TP;
- LĐ Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- TT Tin học và Công báo VP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- LĐ + CV các phòng chuyên môn;
- Lưu: VT, CTHĐND.
|
CHỦ TỊCH
Bùi Đức Hinh
|
QUY ĐỊNH
NGUYÊN
TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
NĂM 2022 VÀ THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 56/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Điều 1. Mục đích, yêu cầu
1. Kế thừa kết quả đạt được trong việc thực hiện định
mức chi thường xuyên giai đoạn 2017 - 2020.
2. Đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, an sinh xã hội giai đoạn 2022 - 2025.
3. Đảm bảo phù hợp khả năng cân đối của ngân sách địa
phương năm 2022 và cả giai đoạn 2022 - 2025.
4. Phù hợp với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa
các cấp ngân sách.
5. Tiêu chí phân bổ rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ
thực hiện và dễ kiểm tra; đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.
6. Thúc đẩy thực hành tiết kiệm chống lãng phí,
tăng cường cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công, khuyến khích
xã hội hóa và huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội.
Điều 2. Nguyên tắc
1. Trên cơ sở quy định của Luật Ngân sách nhà nước
năm 2015, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân
sách địa phương ban hành kèm theo Nghị quyết này là cơ sở để xây dựng dự toán
chi ngân sách của từng sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc ngân sách cấp tỉnh, dự
toán chi ngân sách của các huyện, thành phố. Đối với ngân sách cấp huyện và
ngân sách cấp xã, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên được hiểu là định mức
dùng để phân bổ kinh phí ngân sách cho từng cấp trong tổng số ngân sách địa
phương có được từ việc thực hiện nhiệm vụ thu được giao, số bổ sung từ ngân
sách trung ương, không thể xem là định mức chi tiêu, bởi định mức chi tiêu đã
được quy định, điều chỉnh từ các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý tài
chính - ngân sách. Căn cứ vào nguồn kinh phí tính theo định mức này, Ủy ban
nhân dân cấp huyện, cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ
dự toán chi ngân sách cấp mình và cấp dưới có thể cao hơn hoặc thấp hơn định mức
này cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
3. Định mức phân bổ chi khác được
tính dựa trên tiêu chí biên chế của cơ quan có thẩm quyền giao, số lượng đơn vị
hành chính và các tiêu chí đặc thù khác.
4. Định mức phân bổ chi khác đã
bao gồm:
a) Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường
xuyên của các đơn vị như: Tiền thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin
liên lạc, công tác phí, hội nghị, văn phòng phẩm, điện nước, xăng dầu,...
b) Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên
như: Chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn (đối với sự nghiệp giáo dục
bao gồm cả kinh phí thực hiện nâng cao trình độ chuẩn được đào tạo của giáo
viên theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ và kinh phí tập
huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở địa phương để thực hiện
chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông theo Thông tư số
83/2021/TT-BTC ngày 04/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), chi thực hiện
chỉ đạo, kiểm tra theo ngành, lĩnh vực; chi công tác tuyên truyền phổ biến giáo
dục pháp luật thường xuyên,...
c) Các khoản chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài
sản cố định, kinh phí mua công cụ, dụng cụ phục vụ hoạt động của đơn vị.
d) Chi các khoản phí, lệ phí; chi tiếp khách; chi
mua bảo hiểm phương tiện; Chi hoạt động của các tổ chức đoàn thể, Chi hoạt động
của Ban thanh tra nhân dân; Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ; Tổ hòa giải; Chi hoạt
động của bộ phận một cửa; Kinh phí hỗ trợ lập kế hoạch đầu tư cấp xã theo Nghị
quyết số 73/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình;
Kinh phí hỗ trợ cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; Hoạt động của Đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp, tủ sách pháp luật, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”,…
đ) Kinh phí hoạt động công tác Đảng của tổ chức Đảng
các cấp theo quy định.
e) Chi thực hiện tăng lương thường xuyên.
f) Tăng biên chế phát sinh trong năm của cấp huyện,
cấp xã (nếu có).
g) Các khoản chi khác phục vụ hoạt động dạy và học
của học sinh, sinh viên khối đào tạo - dạy nghề.
h) Các khoản chi khác phục vụ hoạt động thường
xuyên của đơn vị.
5. Định mức phân bổ chi khác không bao gồm:
a) Chi lương và các khoản có
tính chất lương: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp
theo quy định.
b) Các khoản phụ cấp đặc thù theo ngành.
c) Chi bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử Hội đồng
nhân dân các cấp.
d) Chi đại hội nhiệm kỳ của các đoàn thể.
đ) Kỷ niệm các ngày lễ lớn của cả nước, của tỉnh.
e) Chi đoàn ra, đoàn vào và đối ngoại.
g) Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản có giá trị,
mua sắm trang thiết bị và phương tiện làm việc cho cán bộ mới được bổ sung biên
chế, phương tiện phục vụ hoạt động công tác.
h) Chi thực hiện các Nghị quyết, Kế hoạch, Đề án được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
i) Chi thực hiện các nhiệm vụ được giao ngoài kế hoạch.
k) Các chế độ, chính sách khác liên quan đến cán bộ,
công chức, viên chức, các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ,...
6. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện
theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự
chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường
xuyên và chi đầu tư; Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên:
Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên (trừ kinh phí đặt
hàng hoặc giao nhiệm vụ).
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần
chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng
góp theo chế độ và chi khác theo định mức sau khi trừ đi phần tự đảm bảo theo tỷ
lệ tự chủ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước
đảm bảo: Ngân sách nhà nước đảm bảo tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo
chế độ và chi khác theo định mức.
7. Các nhiệm vụ chi phát sinh chưa có trong định mức
này mà sau khi rà soát, sắp xếp lại trong nguồn kinh phí đã giao tính theo định
mức nhưng không đáp ứng được, căn cứ khả năng ngân sách, địa phương các cấp bố
trí kinh phí để tổ chức thực hiện.
Điều 3. Tiêu chí và định mức
phân bổ dự toán chi thường xuyên
1. Định mức phân bổ chi sự
nghiệp giáo dục
a) Cấp tỉnh: Chi khác 28 triệu đồng/biên chế/năm,
riêng đối với Trường Trung học phổ thông (THPT) Chuyên Hoàng Văn Thụ và Trường
Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh; Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học
cơ sở và THPT 30 triệu đồng/biên chế/năm.
Chi phục vụ đảm bảo các chế độ hỗ trợ cho học sinh
(ngoài học bổng) theo quy định tại Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT
ngày 29/5/2009 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục - Đào tạo tại Trường Phổ
thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh; Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ
sở và THPT: 3,5 triệu đồng/học sinh/năm.
Riêng Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ bổ sung thêm
1.000 triệu đồng/năm để chi bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, học bổng
trường chuyên theo quy định tại Khoản 1, 2, Điều 8, Nghị định số 84/2020/NĐ-CP
ngày 17/7/2020 của Chính phủ,...
b) Cấp huyện: Chi khác 28 triệu đồng/biên chế/năm.
c) Cấp xã
Trung tâm Học tập cộng đồng:
- Chi phụ cấp: Giám đốc trung tâm 40% mức lương cơ
sở/người/tháng, Phó giám đốc trung tâm 30% mức lương cơ sở/người/tháng.
- Chi hoạt động: 40 triệu đồng/xã/năm.
2. Định mức phân bổ chi sự
nghiệp đào tạo
a) Cấp tỉnh
- Hệ cao đẳng: Chi khác 5 triệu đồng/sinh viên/năm,
riêng Trường Cao đẳng sư phạm 2 triệu đồng/sinh viên/năm.
- Hệ trung cấp: Chi khác 4 triệu đồng/học sinh/năm,
riêng Trường Trung cấp Y tế 3 triệu đồng/học sinh/năm.
- Trường Năng khiếu, huấn luyện và thi đấu thể dục thể
thao: Chi khác 30 triệu đồng/biên chế/năm; Chi phục vụ hoạt động của học sinh
4,5 triệu đồng/học sinh/tháng.
- Hệ sơ cấp: Chi khác 0,5 triệu đồng/học sinh/năm.
- Trường Chính trị: Chi khác 30 triệu đồng/biên chế/năm.
b) Cấp huyện
- Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Trung tâm Giáo dục
nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên: Chi khác 30 triệu đồng/biên chế/năm.
- Chi hoạt động: Tính theo số lượng đơn vị hành
chính cấp huyện, cấp xã, trong đó cấp huyện 150 triệu đồng/năm, cấp xã 40 triệu
đồng/năm.
3. Định mức phân bổ chi sự
nghiệp y tế
a) Chữa bệnh: Định mức chi phí gián tiếp và các chi
phí hợp pháp khác 15 triệu đồng/giường bệnh/năm.
Ngoài định mức nêu trên, ngân sách nhà nước hỗ trợ
tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo chế độ với nguyên tắc: Tổng quỹ tiền
lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo chế độ đối với số biên chế có mặt trừ
tổng thu dịch vụ khám chữa bệnh được bảo hiểm chi trả.
b) Trạm y tế cấp xã: 100 triệu đồng/năm. Trường hợp
xã có từ 02 điểm trạm trở lên thì 75 triệu đồng/điểm trạm/năm (đã bao gồm phụ
cấp thường trực; hỗ trợ tiền ăn theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày
28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ).
c) Phòng bệnh và các hoạt động y tế khác: Định mức
chi khác 30 triệu đồng/biên chế/năm.
d) Kinh phí kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm:
900 triệu đồng/năm.
4. Định mức phân bổ chi quản lý
hành chính
a) Cấp tỉnh
- Định mức chi khác (tính theo bậc thang):
+ Từ 15 biên chế trở xuống: 48 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Từ biên chế thứ 16 đến 25: 46 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Từ biên chế thứ 26 đến 35: 44 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Từ biên chế thứ 36 trở lên: 42 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Đối với các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành,
đoàn thể, định mức chi khác giảm 3 triệu đồng/người/năm so với mức nêu trên.
- Định mức hỗ trợ đối với cơ quan thường trực Ban
chỉ đạo (để chi chung) với mức 30 - 50 triệu đồng/Ban chỉ đạo/năm (tùy
theo chức năng, nhiệm vụ, số lượng thành viên của mỗi Ban Chỉ đạo).
- Ngoài định mức nêu trên, đối với Văn phòng Tỉnh ủy,
Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ chính trị chung toàn tỉnh, mang tính đặc thù,
căn cứ khả năng được bổ sung kinh phí để đảm bảo hoạt động theo quy định.
b) Cấp huyện
Định mức chi khác 48 triệu đồng/biên chế/năm. Ngoài
định mức nêu trên, đối với Văn phòng Huyện ủy, Thành ủy; Văn phòng Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị chung, mang tính đặc
thù trong hoạt động, căn cứ vào số lượng đơn vị hành chính cấp xã, vị trí địa
lý, được bổ sung kinh phí để đảm bảo hoạt động, cụ thể:
- Các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim
Bôi và thành phố Hòa Bình: 3.200 triệu đồng/văn phòng/năm.
- Các huyện Yên Thủy, Lạc Thủy, Lương Sơn, Cao
Phong: 3.000 triệu đồng/văn phòng/năm.
c) Cấp xã
- Định mức chi khác đối với xã loại I: 1.000 triệu
đồng/xã/năm.
- Định mức chi khác đối với xã loại II: 975 triệu đồng/xã/năm.
- Định mức chi khác đối với xã loại III: 950 triệu
đồng/xã/năm.
Phụ cấp của các chức danh người hoạt động không
chuyên trách cấp xã và thôn, xóm, tổ dân phố; Kinh phí khoán hoạt động đối với
các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia
vào công việc của thôn, xóm, tổ dân phố và một số chức danh khác ở cấp xã,
thôn, xóm, tổ dân phố được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số
298/2020/NQ-HĐND ngày 23/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình quy định chức
danh, số lượng, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách và mức
phụ cấp với một số chức danh khác; khoán kinh phí hoạt động đối với các tổ chức
chính trị - xã hội ở cấp xã và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia vào công
việc ở thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ khả năng ngân sách của địa phương, Ủy ban
nhân dân cấp huyện, cấp xã cân đối, hỗ trợ thêm chi hoạt động đối với các tổ chức
chính trị - xã hội ở cấp xã ngoài định mức khoán tại Nghị quyết số
298/2020/NQ-HĐND ngày 23/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp
văn hóa, thông tin, du lịch
a) Cấp tỉnh
- Định mức phân bổ chi khác 30 triệu đồng/biên chế/năm.
- Định mức chi đối với Đội thông tin lưu động 300
triệu đồng/đội/năm.
- Định mức chi biểu diễn nghệ thuật theo chính sách
ưu đãi hưởng thụ văn hóa theo quy định tại Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày
14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ: 350 triệu đồng/năm.
- Định mức Cổng thông tin điện tử tỉnh: 1.000 triệu
đồng/năm.
Ngoài định mức nêu trên, đối với hoạt động sự nghiệp
văn hóa, thông tin, du lịch, căn cứ nhiệm vụ được giao và khả năng cân đối ngân
sách được bổ sung kinh phí để đảm bảo hoạt động theo quy định.
b) Cấp huyện
- Định mức phân bổ chi khác 30 triệu đồng/biên chế/năm.
- Định mức chi hoạt động sự nghiệp 30 triệu đồng/xã/năm.
- Định mức chi đối với Đội thông tin lưu động 250
triệu đồng/đội/năm.
c) Cấp xã
- Định mức chi hoạt động sự nghiệp 30 triệu đồng/xã/năm.
- Kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các đội văn nghệ
theo Nghị quyết số 337/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Hòa Bình quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các đội văn nghệ quần chúng
ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Kinh phí thực hiện Nghị quyết số 125/2018/NQ-HĐND
ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình quy định mức chi hỗ trợ đối
với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Ban công tác Mặt trận ở khu dân
cư thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị
văn minh” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
d) Hỗ trợ phát triển du lịch
- Khu du lịch quốc gia: 1.500 triệu đồng/khu/năm (điều
kiện áp dụng được quy định tại Điều 13, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày
31/12/2017 của Chính phủ).
- Khu du lịch cấp tỉnh: 500 triệu đồng/khu/năm (điều
kiện áp dụng được quy định tại Điều 12, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày
31/12/2017 của Chính phủ).
6. Định mức phân bổ chi sự nghiệp
phát thanh - truyền hình
a) Cấp tỉnh: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
- Định mức chi khác: 30 triệu đồng/biên chế/năm.
- Vinasats: 4.500 triệu đồng/năm; Hệ thống DVB-T2:
6.000 triệu đồng/năm.
b) Cấp huyện
- Định mức phân bổ chi khác 30 triệu đồng/biên chế/năm.
- Định mức chi hoạt động 400 triệu đồng/năm.
7. Định mức phân bổ chi sự nghiệp
thể dục, thể thao
a) Cấp tỉnh
- Định mức phân bổ chi khác 30 triệu đồng/biên chế/năm.
- Hoạt động các giải thể thao trong, ngoài tỉnh (không
bao gồm Đại hội thể dục thể thao) và tiền thưởng hàng năm được bổ sung
2.500 triệu đồng/năm.
b) Cấp huyện
- Định mức phân bổ chi khác 30 triệu đồng/biên chế/năm.
- Định mức chi hoạt động 30 triệu đồng/xã/năm.
c) Cấp xã
Định mức chi hoạt động 30 triệu đồng/xã/năm.
8. Định mức phân bổ chi sự nghiệp
khác
Định mức phân bổ chi khác 30 triệu đồng/biên chế/năm.
9. Định mức phân bổ chi đảm bảo
xã hội
a) Cấp tỉnh: Định mức phân bổ chi khác 30 triệu đồng/biên
chế/năm.
b) Cấp huyện: Định mức chi hoạt động 30 triệu đồng/xã/năm.
c) Cấp xã: Định mức chi hoạt động 30 triệu đồng/xã/năm.
10. Định mức phân bổ chi quốc
phòng
a) Cấp tỉnh: Căn cứ khả năng ngân sách và yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ chi, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết
định trong phương án phân bổ dự toán ngân sách hàng năm.
b) Ngân sách huyện
- Tính theo số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp
xã, trong đó cấp huyện 550 triệu đồng/năm; cấp xã 80 triệu đồng/năm.
- Căn cứ khả năng ngân sách hỗ trợ một phần kinh
phí thực hiện diễn tập khu vực phòng thủ theo kế hoạch của tỉnh.
11. Định mức phân bổ chi an
ninh
a) Cấp tỉnh: Căn cứ khả năng ngân sách và yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ chi, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết
định trong phương án phân bổ dự toán ngân sách hàng năm.
b) Ngân sách huyện
- Tính theo số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp
xã, trong đó cấp huyện 450 triệu đồng/năm; đối với cấp xã 50 triệu đồng/xã/năm.
- Căn cứ khả năng ngân sách hỗ trợ một phần kinh
phí thực hiện diễn tập phòng chống khủng bố theo kế hoạch của tỉnh.
12. Định mức phân bổ chi sự
nghiệp môi trường
a) Cấp tỉnh: Căn cứ khả năng ngân sách và yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ chi, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết
định trong phương án phân bổ dự toán ngân sách hàng năm.
b) Ngân sách huyện
- Định mức chi hoạt động 1% tổng các lĩnh vực chi từ
Mục 1 đến Mục 11 của ngân sách cấp huyện, cấp xã.
- Bố trí 100% nguồn thu phí bảo vệ
môi trường đối với khai thác khoáng sản để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư
cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định
tại Khoản 1, Điều 8, Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày
24/12/2016 của Chính phủ (số liệu năm kế hoạch được xác định bằng số thực hiện
thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản của liền kề năm trước
năm kế hoạch).
- Riêng thành phố Hòa Bình, sự nghiệp môi trường
ngoài định mức nêu trên, căn cứ vào khả năng ngân sách, bố trí thêm một khoản
kinh phí để đảm bảo các hoạt động như: thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải;
cây xanh; xử lý nước thải sinh hoạt,...
13. Định mức phân bổ chi sự
nghiệp kinh tế
a) Cấp tỉnh: Căn cứ khả năng ngân sách và yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định
trong phương án phân bổ dự toán ngân sách hàng năm.
b) Ngân sách huyện
- Định mức 7% tổng các lĩnh vực chi từ Mục 1 đến Mục
12 của ngân sách cấp huyện, cấp xã, riêng đối với các đơn vị thuộc vùng động lực,
định mức như sau: Huyện Lạc Thủy 7,5%, thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn
8,5% (định mức nêu trên đã bao gồm chi từ nguồn thu tiền bảo
vệ, phát triển đất trồng lúa để các địa phương thực hiện theo quy định tại Điều
8, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 14/3/2015
của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa).
- Ngoài định mức nêu trên, bổ sung thêm tiêu chí đô
thị, cụ thể:
+ Đô thị loại II: 85.000 triệu đồng/năm;
+ Đô thị loại III: 24.000 triệu đồng/năm;
+ Đô thị loại IV: 17.000 triệu đồng/năm;
+ Đô thị loại V: 8.500 triệu đồng/năm.
14. Định mức phân bổ chi thường
xuyên khác
a) Cấp tỉnh
- Căn cứ khả năng ngân sách và yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trong
phương án phân bổ dự toán ngân sách hàng năm.
- Căn cứ vào khả năng ngân sách và việc thực hiện
các nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngân sách cấp tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ
các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn.
b) Ngân sách huyện
- Định mức 0,7% tổng các lĩnh vực chi từ Mục 1 đến
Mục 13 của ngân sách cấp huyện, cấp xã.
- Căn cứ vào khả năng ngân sách và việc thực hiện
các nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngân sách cấp huyện bố trí kinh phí hỗ
trợ các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn.
15. Định mức phân bổ chi sự
nghiệp khoa học
a) Cấp tỉnh: Định mức 80% dự toán Thủ tướng Chính
phủ giao.
b) Cấp huyện: Định mức 20% dự toán Thủ tướng Chính
phủ giao.
16. Định mức phân bổ đối với
lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 và Nghị định số
161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ
Định mức chi khác 18 triệu đồng/người/năm.
17. Dự phòng ngân sách
Dự phòng ngân sách tối thiểu bằng 2% tổng chi ngân
sách địa phương của từng cấp ngân sách.
18. Các năm trong thời kỳ ổn định
ngân sách
Căn cứ tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu
dùng, khả năng cân đối của từng cấp ngân sách, Ủy ban nhân dân các cấp xem xét,
hỗ trợ bổ sung một phần kinh phí cho các đơn vị dự toán trực thuộc và ngân sách
cấp dưới./.