HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng
11
năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP
ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều Luật Đất đai;
Căn cứ Quyết định số 1196/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Huy động các
nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt”;
Sau khi xem xét Tờ trình số
191/TTr-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt
một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 68/BC-KTNS ngày 6
tháng 9 năm 2014 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến
thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt một số cơ chế,
chính sách hỗ trợ thu
gom, xử
lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020, nội dung như sau:
1. Cơ chế hỗ trợ chung đối với thu gom rác thải sinh hoạt tại các xã, phường, thị trấn:
a) Hằng năm, ngân sách tỉnh hỗ trợ cho việc thu gom rác thải theo quy định ở
tất cả các xã, phường, thị trấn; không phân biệt xã, phường, thị trấn đã có hay chưa có cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ lò đốt hoặc công nghệ khác.
b) Định mức ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ cho sự nghiệp môi trường để tổ chức
việc thu gom rác thải là: 10.000 đồng/người/năm.
- Trường hợp các xã, thị trấn chưa thực
hiện xử lý rác
thải bằng công nghệ lò
đốt hoặc công nghệ khác thì định mức hỗ trợ tại Khoản này bao gồm
cả nhiệm
vụ xử lý rác thải theo phương pháp chôn lấp tại địa phương.
- Trường hợp các xã, phường, thị trấn chưa thực hiện nghiêm túc việc thu gom
rác
thải theo quy định, để xảy ra việc xả rác thải tùy tiện thì sẽ bị thu hồi kinh
phí
hỗ trợ đến 50% định mức được hỗ trợ nêu trên.
c) Kinh phí hỗ trợ cho các xã, phường, thị trấn hằng năm theo định mức
được tính theo số liệu thống kê dân số năm trước liền kề và được giao dự
toán chi
ngân sách của các xã, phường, thị trấn.
2. Cơ chế hỗ trợ xử lý rác
thải sinh hoạt nông thôn bằng công nghệ lò đốt:
2.1. Đối tượng áp dụng cho việc xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn bằng công nghệ lò đốt: Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh;
trừ
các xã, thị trấn thuộc phạm vi Dự án xử lý rác thải tập trung được Ủy ban nhân
dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư và các xã, phường thuộc Thành phố Thái Bình được xử lý rác thải tại cơ sở xử lý rác của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi
trường và Công trình đô thị Thái Bình.
2.2. Điều kiện được ngân sách tỉnh hỗ trợ:
a) Các cơ sở thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành xử lý rác thải sinh hoạt tập trung theo công nghệ lò đốt.
b) Công nghệ lò đốt được cơ quan chuyên môn thẩm
định và cấp giấy chứng nhận hoạt động.
2.3. Phương thức và nguồn vốn hỗ trợ đầu tư:
a) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư,
việc
hỗ
trợ được thực
hiện sau khi
công trình hoàn thành, đi vào hoạt
động.
b) Nguồn vốn hỗ trợ: Từ kinh
phí sự nghiệp môi trường, vốn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn
hợp pháp khác.
2.4. Cơ chế, chính sách hỗ
trợ đầu tư và vận hành xử lý rác bằng công nghệ lò đốt:
a) Định mức kinh phí hỗ trợ việc xây dựng, mua sắm thiết bị: 500 triệu
đồng/xã, thị trấn.
b) Định mức hỗ trợ kinh phí xử
lý
rác thải: Ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ 15.000 đồng/người/năm theo số liệu thống kê dân số năm trước liền kề.
c) Trường hợp tổ chức xử lý rác thải quy mô cụm xã thì được hỗ trợ bằng
tổng số
kinh phí hỗ trợ của các xã trong cụm, theo định mức quy định tại Điểm a và Điểm b, Mục này; trong đó, kinh phí hỗ trợ theo định mức quy định tại Điểm b, Mục
này bao gồm cả kinh phí vận chuyển rác thải từ điểm tập kết rác thải tập trung của
các
xã, thị trấn vệ tinh về cơ sở xử lý.
d) Đối với các
xã, thị trấn đã đầu tư và vận hành xử lý rác bằng công nghệ lò
đốt thì được
áp
dụng cơ chế hỗ trợ theo Điểm b, Điểm c, Mục
này.
2.5. Cơ chế quản lý và
phương thức
cấp
vốn hỗ trợ:
a) Kinh phí hỗ trợ
xây dựng, mua sắm thiết bị:
- Căn cứ vào dự
toán ngân sách được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, Ủy
ban nhân dân tỉnh lập kế hoạch phân bổ vốn hỗ trợ cho các xã, thị trấn, thống nhất
với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi phê duyệt và báo cáo Hội đồng
nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
- Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bổ sung có mục tiêu qua ngân sách huyện để hỗ
trợ
cho các xã, thị trấn đã hoàn thành xây dựng, mua sắm thiết bị lò đốt rác và đi vào hoạt động, được nghiệm thu.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện để cấp kinh phí xử lý rác thải cho các xã, thị trấn theo định kỳ
hằng quý trong năm. Trường
hợp
các cơ sở xử
lý rác thải chưa hoàn thành việc vận chuyển và xử lý rác thải theo
đúng
quy định thì bị thu hồi kinh phí hỗ trợ theo mức độ vi phạm.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy
ban
nhân dân tỉnh tổ chức triển khai,
thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực
Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân
và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện
Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XV, Kỳ họp chuyên đề thông qua ngày 10 tháng 9 năm
2014 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hồng Diên
|