Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 01/2000/NĐ-CP Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ

Số hiệu: 01/2000/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 13/01/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2000/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 1 năm 2000

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 01/2000/NĐ-CP NGÀY 13/01/2000 BAN HÀNH QUY CHẾ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 72/CP ngày 26 tháng 7 năm1994 của Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2000 của Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc phát hành trái phiếu Chính phủ và các vấn đề có liên quan đến trái phiếu Chính phủ trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán, do Bộ Tài chính phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với người sở hữu trái phiếu.

2. Phát hành trái phiếu là việc bán trái phiếu Chính phủ cho các cá nhân, tổ chức.

3. Bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước là việc các đơn vị Kho bạc Nhà nước bán trái phiếu trực tiếp cho người mua.

4. Đấu thầu trái phiếu Chính phủ là việc bán trái phiếu cho các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu, đáp ứng đủ các yêu cầu của Bộ Tài chính và có mức lãi suất đặt thầu thấp nhất.

5. Đại lý phát hành là việc các tổ chức được phép làm đại lý phát hành trái phiếu thoả thuận với Bộ Tài chính nhận bán trái phiếu Chính phủ. Trường hợp không bán hết, tổ chức đại lý được trả lại cho Bộ Tài chính số trái phiếu còn lại.

6. Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp Bộ Tài chính thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường, nhận mua trái phiếu Chính phủ để bán lại hoặc mua số trái phiếu Chính phủ còn lại chưa được phân phối hết.

7. Lưu ký trái phiếu Chính phủ là việc tổ chức được phép lưu giữ, bảo quản trái phiếu Chính phủ của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền đối với trái phiếu Chính phủ.

8. Đại lý thanh toán trái phiếu Chính phủ là việc các tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ khi đến hạn.

9. Cầm cố là việc chủ sở hữu trái phiếu Chính phủ giao trái phiếu của mình cho một cá nhân hoặc tổ chức để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Điều 3. Các loại trái phiếu Chính phủ

1. Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn dưới 1 năm, phát hành với mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước và tạo thêm công cụ cho thị trường tiền tệ.

2. Trái phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn từ 1 năm trở lên được phát hành với mục đích huy động vốn theo kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt.

3. Trái phiếu đầu tư là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn từ 1 năm trở lên, bao gồm các loại sau:

a) Trái phiếu huy động vốn cho từng công trình cụ thể thuộc diện ngân sách nhà nước đầu tư, nằm trong kế hoạch đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm kế hoạch;

b) Trái phiếu huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển hàng năm được Chính phủ phê duyệt.

Điều 4. Phát hành trái phiếu

1. Trái phiếu Chính phủ được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ chỉ áp dụng cho những dự án đầu tư có nhu cầu huy động vốn bằng ngoại tệ; Bộ Tài chính xây dựng phương án phát hành cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Trái phiếu Chính phủ phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, có ghi tên hoặc không ghi tên.

3. Mệnh giá trái phiếu Chính phủ được quy định như sau:

a) Đối với trái phiếu phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam, mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng, các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đồng, mệnh giá cụ thể do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định;

b) Đối với trái phiếu phát hành và thanh toán bằng ngoại tệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể cho từng đợt phát hành.

4. Việc phát hành các loại trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo từng đợt. Bộ Tài chính quyết định phương thức phát hành, đối tượng phát hành, mức phát hành, mệnh giá, kỳ hạn, lãi suất, các quy định về thanh toán gốc, lãi trái phiếu. Trước mỗi đợt phát hành trái phiếu, Bộ Tài chính công bố những quy định cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 5. Đối tượng được tham gia mua trái phiếu Chính phủ là các tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các tổ chức, cá nhân nước ngoài làm việc và sinh sống hợp pháp tại Việt Nam. Đối với các tổ chức của Việt Nam không được dùng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu Chính phủ.

Điều 6. Quyền lợi của người sở hữu trái phiếu Chính phủ

1. Được Chính phủ bảo đảm thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn.

2. Được dùng trái phiếu để bán, tặng, cho, để lại thừa kế hoặc cầm cố.

3. Các đối tượng là cá nhân được miễn thuế thu nhập đối với khoản thu nhập từ trái phiếu.

Điều 7. Trái phiếu Chính phủ không được dùng để thay thế tiền trong lưu thông và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước.

Điều 8. Chủ sở hữu trái phiếu Chính phủ được lưu ký trái phiếu tại các tổ chức được phép lưu ký chứng khoán theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc được gửi tại Kho bạc Nhà nước để bảo quản.

Điều 9. Trái phiếu Chính phủ có thời hạn từ 1 năm trở lên được niêm yết, giao dịch tại thị trường giao dịch chứng khoán tập trung (Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán). Việc niêm yết và giao dịch trái phiếu được thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 10. Chủ sở hữu trái phiếu Chính phủ có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tờ trái phiếu của mình. Những tờ trái phiếu làm giả hoặc bị rách nát, hư hỏng, không còn giữ được hình dạng, nội dung sẽ không được thanh toán. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các trường hợp trái phiếu Chính phủ không có giá trị thanh toán.

Điều 11. Mất, thất lạc trái phiếu Chính phủ

1. Trái phiếu không ghi tên bị mất hoặc thất lạc không được thanh toán.

2. Trái phiếu có ghi tên bị mất hoặc thất lạc, nếu người làm mất trái phiếu chứng minh được quyền sở hữu trái phiếu của mình và trái phiếu đó chưa bị lợi dụng thanh toán sẽ được cơ quan phát hành giải quyết thanh toán khi đến hạn.

Điều 12. Mọi hành vi lợi dụng, phá hoại trái phiếu hoặc làm giả trái phiếu đều bị xử lý theo pháp luật.

Chương 2:

CÁC LOẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

MỤC I. TÍN PHIẾU KHO BẠC

Điều 13. Tín phiếu kho bạc được phát hành dưới hình thức đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước.

Khối lượng và lãi suất tín phiếu kho bạc hình thành qua kết quả đấu thầu.

Ngân hàng Nhà nước làm đại lý cho Bộ Tài chính trong việc phát hành, thanh toán tín phiếu kho bạc trúng thầu và được hưởng phí do Bộ Tài chính quy định.

Điều 14. Các đối tượng được tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc

1. Các tổ chức ngân hàng hoạt động tại Việt Nam bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các loại hình ngân hàng khác hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.

2. Các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam.

Điều 15. Tín phiếu kho bạc được mua, bán trên thị trường tiền tệ hoặc chiết khấu tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tổ chức quản lý, điều hành thị trường tín phiếu kho bạc.

Điều 16. Toàn bộ khoản vay từ tín phiếu kho bạc được tập trung vào ngân sách Trung ương. Ngân sách Trung ương bảo đảm nguồn thanh toán tín phiếu kho bạc khi đến hạn.

Điều 17. Bộ Tài chính thoả thuận với Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc, các văn bản quy định việc điều hành thị trường tín phiếu kho bạc.

MỤC II. TRÁI PHIẾU KHO BẠC

Điều 18. Các phương thức phát hành trái phiếu kho bạc

1. Bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước:

a) Kho bạc Nhà nước bán trái phiếu trực tiếp cho các đối tượng;

b) Trái phiếu bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước được phát hành theo phương thức chiết khấu hoặc ngang mệnh giá.

2. Đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung:

Việc đấu thầu trái phiếu kho bạc qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Các đối tượng được tham gia đấu thầu trái phiếu kho bạc qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung bao gồm:

a) Các công ty chứng khoán;

b) Các đối tượng quy định tại Điều 14 Quy chế này;

c) Các Tổng công ty Nhà nước thành lập theo Quyết định số 90/TTg và Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ;

d) Các đối tượng khác tham gia đấu thầu trái phiếu kho bạc phải đáp ứng các điều kiện do Bộ Tài chính và ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định.

3. Đại lý phát hành:

a) Các tổ chức được lựa chọn làm đại lý phát hành trái phiếu kho bạc bao gồm các công ty chứng khoán, công ty tài chính, các tổ chức ngân hàng hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Tổ chức đại lý phát hành nhận bán trái phiếu kho bạc cho Bộ Tài chính và được hưởng một khoản phí theo mức thoả thuận với Bộ Tài chính.

4. Bảo lãnh phát hành:

a) Tổ chức được lựa chọn bảo lãnh phát hành trái phiếu kho bạc bao gồm các công ty chứng khoán, công ty tài chính, các tổ chức ngân hàng hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Tổ chức bảo lãnh phát hành nhận trái phiếu kho bạc để bán cho công chúng và được hưởng một khoản phí theo mức thoả thuận với Bộ Tài chính. Trường hợp không bán hết số trái phiếu đã nhận, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm mua số trái phiếu còn lại.

Điều 19. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu kho bạc

1. Kho bạc Nhà nước tổ chức thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho chủ sở hữu khi đến hạn đối với trái phiếu phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

2. Các đại lý thanh toán hoặc tổ chức lưu ký trái phiếu thực hiện nhận ủy thác thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến hạn đối với trái phiếu kho bạc phát hành theo phương thức đấu thầu, đại lý hoặc bảo lãnh phát hành.

Điều 20. Chuyển giao trái phiếu kho bạc khi bán, tặng, cho hoặc để lại thừa kế

1. Đối với trái phiếu kho bạc không niêm yết và giao dịch tại thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, việc chuyển giao trái phiếu kho bạc được thực hiện như sau:

a) Trái phiếu không ghi tên khi chuyển giao không phải đăng ký với cơ quan phát hành;

b) Trái phiếu có ghi tên khi chuyển giao phải làm thủ tục tại Kho bạc Nhà nước nơi phát hành hoặc các tổ chức đại lý, bảo lãnh phát hành trái phiếu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Đối với trái phiếu kho bạc niêm yết và giao dịch tại thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, khi chuyển giao trái phiếu kho bạc thực hiện theo quy định của Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 21. Toàn bộ khoản vay từ trái phiếu kho bạc được tập trung vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho các nhu cầu chi theo dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội phê duyệt.

Điều 22. Ngân sách Trung ương bảo đảm nguồn thanh toán gốc, lãi và phí cho việc tổ chức phát hành, thanh toán trái phiếu kho bạc.

MỤC III. TRÁI PHIẾU ĐẦU TƯ

Điều 23. Trái phiếu đầu tư huy động vốn cho công trình

Khi có nhu cầu huy động vốn cho các công trình thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát, nằm trong kế hoạch đầu tư của Nhà nước nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm kế hoạch, các Bộ, ngành (đối với các công trình thuộc Trung ương quản lý), ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với các công trình thuộc địa phương quản lý) lập phương án phát hành trái phiếu đầu tư, gửi Bộ Tài chính thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 24. Điều kiện phát hành trái phiếu đầu tư huy động vốn cho công trình

1. Công trình được ghi trong kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước.

2. Có phương án phát hành trái phiếu, kế hoạch sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nội dung phương án phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Có xác nhận của Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với các công trình thuộc Trung ương quản lý) hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với các công trình thuộc địa phương quản lý) về việc bố trí nguồn trả nợ trái phiếu khi đến hạn trong kế hoạch ngân sách nhà nước;

b) Đối với các công trình thuộc địa phương quản lý, tổng số dư các nguồn vốn huy động tại thời điểm huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh).

Điều 25. Phương thức phát hành, thanh toán, chuyển giao trái phiếu đầu tư huy động vốn cho công trình được thực hiện như đối với trái phiếu kho bạc quy định tại các Điều 18, 19, 20 Quy chế này.

Điều 26. Các khoản vay từ trái phiếu đầu tư huy động vốn cho công trình được tập trung vào ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương và ngân sách cấp tỉnh) để cấp phát cho công trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phát hành.

Điều 27. Nguồn thanh toán gốc, lãi và phí tổ chức phát hành, thanh toán trái phiếu đầu tư huy động vốn cho công trình do ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương và ngân sách cấp tỉnh) bảo đảm và được bố trí trong kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm.

Trường hợp đến hạn thanh toán nhưng ngân sách cấp tỉnh chưa bố trí được nguồn, Bộ Tài chính sẽ khấu trừ từ nguồn bổ sung của ngân sách Trung ương trong năm cho ngân sách tỉnh hoặc trích tồn quỹ của ngân sách tỉnh để thanh toán trái phiếu.

Điều 28. Việc phát hành trái phiếu đầu tư để huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được thực hiện như sau:

1. Căn cứ kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển đã được Chính phủ phê duyệt, Quỹ hỗ trợ phát triển xây dựng kế hoạch và phương án phát hành trái phiếu đầu tư, trình Bộ Tài chính quyết định.

2. Phương thức phát hành, thanh toán, chuyển giao trái phiếu được thực hiện như đối với trái phiếu kho bạc quy định tại các Điều 18, 19, 20 Quy chế này.

3. Khoản vay từ trái phiếu được chuyển cho Quỹ hỗ trợ phát triển. Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu theo đúng quy định của Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển và phải bảo đảm nguồn thanh toán gốc, lãi và phí phát hành trái phiếu đúng hạn.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Điều 29. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

1. Ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết việc phát hành, thanh toán các loại trái phiếu Chính phủ.

2. Lập kế hoạch hàng năm về phát hành, thanh toán trái phiếu.

3. Thống nhất quản lý việc in các loại ấn chỉ trái phiếu Chính phủ.

4. Tổ chức phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ.

5. Thẩm tra các phương án phát hành trái phiếu đầu tư.

6. Bảo đảm nguồn thanh toán trái phiếu đầu tư cho các công trình thuộc Trung ương quản lý.

7. Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chế độ Nhà nước quy định.

8. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc.

9. Phối hợp với ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức thị trường đấu thầu trái phiếu Chính phủ, đại lý, bảo lãnh phát hành.

10. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu.

11. Quyết định đình chỉ phát hành trái phiếu.

Điều 30. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:

1. Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước, tổ chức quản lý và điều hành thị trường tín phiếu kho bạc.

2. Phối hợp với ủy ban Chứng khoán Nhà nước quản lý các hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành, mua bán trái phiếu sau phát hành của các tổ chức ngân hàng.

3. Tham gia với Bộ Tài chính trong việc xác định lãi suất trái phiếu Chính phủ.

Điều 31. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm:

1. Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thị trường phát hành trái phiếu Chính phủ thông qua hình thức đấu thầu tại thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.

2. Quản lý và giám sát các hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành, niêm yết và giao dịch trái phiếu Chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.

Điều 32. Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án phát hành trái phiếu đầu tư có trách nhiệm:

1. Lập kế hoạch hàng năm về phát hành trái phiếu đầu tư gửi Bộ Tài chính.

2. Lập phương án phát hành trái phiếu đầu tư gửi Bộ Tài chính thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc tổ chức phát hành, thanh toán trái phiếu; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn và thu hồi vốn đầu tư.

4. Riêng đối với trái phiếu đầu tư cho các công trình thuộc địa phương quản lý, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cân đối ngân sách cấp tỉnh để đảm bảo nguồn thanh toán trái phiếu khi đến hạn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 33. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này, tuỳ theo hành vi và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 01/2000/ND-CP

Hanoi, January 13, 2000

 

DECREE

PROMULGATING THE REGULATION ON THE ISSUANCE OF THE GOVERNMENT BONDS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the State Budget Law of March 20, 1996;
Pursuant to Law No.06/1998/QH10 of May 20, 1998 amending and supplementing a number of articles of the State Budget Law;
At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

Article 1.- To promulgate together with this Decree the Regulation on the issuance of the Government bonds.

Article 2.- This Decree takes effect 15 days after its signing and replaces the Government’s Decree No.72/CP of July 26, 1994.

The Minister of Finance shall have to guide the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

REGULATION

ON THE ISSUANCE OF THE GOVERNMENT BONDS

(Issued together with the Government’s Decree No. 01/2000/ND-CP of January 13, 2000)

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 1.- Scope of regulation

This Regulation provides for the issuance of the Government’s bonds and matters related to the Government’s bonds on the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2.- Interpretation of terms

In this Regulation the following terms shall be construed as follows:

1. The Government bond is a type of security, issued by the Finance Ministry, which has a definite term, par value and interest and which acknowledges the debt-repayment obligation of the Government toward the bond owner.

2. The bond issuance means the sale of the Government bonds to individuals and organizations.

3. The retail via the State Treasury system means the State Treasury units sell bonds directly to the buyers.

4. Bidding for the Government bonds is the sale of bonds to organizations and individuals that participate in the bidding, meet all requirements of the Finance Ministry and offer the lowest interest rates.

5. Issuance agency means the organizations licensed to act as the issuance agents reach agreement with the Finance Ministry to undertake the sale of the Government bonds. Where the bonds are not sold out, the issuance agents may return the remaining bonds to the Finance Ministry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Custody of the Government bonds means an organization is licensed to keep and preserve the Government bonds for customers and help the latter exercise their rights over the Government bonds.

8. The Government bond settlement agency means organizations are authorized by the Finance Ministry to conduct the payment of both principals and interests of the Government bonds upon their maturity.

9. Pledge means the Government bond owner transfers his/her bonds to another individual or organization to ensure the performance of his/her civil obligations.

Article 3.- Types of the Government bond

1. Treasury bill is a type of Government bond that has a term of under 1 year and is issued for the purpose of offsetting the temporary State budget deficit and creating more tools for the monetary market.

2. Treasury bond is a type of Government bond that has a term of 1 year or more and is issued for the purpose of mobilizing capital under the annual State budget plan already approved by the National Assembly.

3. Investment bond is a type of Government bond that has a term of 1 year or more, including the following kinds:

a/ The bond issued to mobilize capital for each specific project which is eligible for the State budget investment and included in the investment plan already ratified by the Government but has not yet been allocated the budget capital in the plan year;

b/ The bond issued to mobilize capital for the Development Assistance Fund under the annual development investment credit plan ratified by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Government bonds shall be issued and settled in Vietnam dong or foreign currency(ies). The issuance of bonds in foreign currency(ies) shall apply only to investment projects that have the demand of mobilizing capital in foreign currency(ies); the Finance Ministry shall elaborate the detailed issuance plan to be submitted to the Prime Minister for decision.

2. The Government bonds shall be issued in form of certificates or book-entries, registered or bearer.

3. The Government bond’s par value is stipulated as follows:

a/ For bonds issued and settled in Vietnam dong, the minimum par value shall be 100,000 VND while the other par values shall be the multiples of 100,000 VND, which shall be specified by the Minister of Finance;

b/ For bonds issued and settled in foreign currency(ies), the Minister of Finance shall provide detailed guidance for each time of issuance.

4. The Government bonds shall be issued in series. The Finance Ministry shall decide the mode of issuance, the issuance subjects and amounts, the par values, terms, interest rates and provisions on the payment of the bond principals and interests. Before the issuance of a series of bonds, the Finance Ministry shall announce the relevant specific provisions on the mass media.

Article 5.- The Government bond buyers shall be the Vietnamese organizations and individuals, overseas Vietnamese and foreign organizations and individuals working and living lawfully in Vietnam. Vietnamese organizations shall not be allowed to use the State budget sources for the purchase of the Government bonds.

Article 6.- Rights of the Government bond owners

1. To be guaranteed by the Government on the full and timely payment of the bonds principals and interests upon their maturity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Subjects being individuals shall be exempt from income tax on the revenue from the bonds.

Article 7.- The Government bonds shall not be used as substitute for money in circulation and performance of financial obligations towards the State budget.

Article 8.- The Government bond owners may have their bonds in custody at organizations licensed for securities custody as currently prescribed by law or may deposit them at the State Treasuries for preservation.

Article 9.- The Government bonds with a term of 1 year or more may be listed and traded at the central securities trading market (the securities trading center or stock exchange). The listing and trading of bonds shall comply with the law provisions on securities and securities market.

Article 10.- The Government bond owners shall have to keep and preserve their bonds. Those bonds which are imitated, torn, damaged or fail to maintain their form or contents shall not be settled. The Finance Ministry shall specify cases where the Government bonds are invalid for settlement.

Article 11.- Loss or misplacement of Government bonds

1. The bearer bonds which are lost or misplaced shall not be settled.

2. For the registered bonds which are lost or missing, if the person losing the bonds can prove his/her ownership thereover and the bonds have not yet been abused for settlement, he/she shall be entitled to the settlement of the bonds upon their maturity by the issuing agency.

Article 12.- All acts of abusing, destroying or imitating bonds shall be handled according to law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



TYPES OF GOVERNMENT BONDS

Section I. TREASURY BILLS

Article 13.- Treasury bills shall be issued in form of bidding via the State Bank.

The volume and interest rates of treasury bills shall be decided based on the bidding results.

The State Bank shall act as an agent for the Finance Ministry in the issuance and settlement of the bid-winning treasury bills and enjoy an amount of fee to be set by the Finance Ministry.

Article 14.- Subjects entitled to participate in bidding for treasury bills

1. Banking organizations operating in Vietnam, including commercial banks, development banks, investment banks, policy banks, cooperation banks, joint-venture banks, branches of foreign banks and other types of bank operating under the Law on Credit Institutions.

2. Financial companies, insurance companies, insurance funds and investment funds operating in Vietnam.

Article 15.- Treasury bills shall be traded on the monetary market or discounted at the transaction bureau of the State Bank. The State Bank shall have to organize the management and control of the treasury bill market.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The central State budget shall ensure sources for the settlement of treasury bills upon their maturity.

Article 17.- The Finance Ministry shall reach agreement with the State Bank to issue a Regulation on Bidding for Treasury Bills as well as legal documents on the control of the treasury bill market.

Section II. TREASURY BONDS

Article 18.- Modes of issuance of treasury bonds

1. Retail through the State Treasury system:

a/ The State Treasuries shall sell bonds directly to the eligible subjects;

b/ Bonds retailed through the State Treasury system shall be issued by the mode of discounting or par-value equivalence.

2. Bidding via the central securities trading market:

The bidding for treasury bonds via the central securities trading market shall comply with the provisions of the Finance Ministry and the State Securities Commission.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Securities companies;

b/ Subjects defined in Article 14 of this Regulation;

c/ State corporations established under the Prime Minister’s Decision No. 90/TTg and Decision No. 91/TTg of March 7, 1994;

d/ The other subjects participating in bidding for treasury bonds must meet the conditions prescribed by the Finance Ministry and the State Securities Commission.

3. Issuance agents:

a/ Organizations to be selected as agents to issue treasury bonds include securities companies, financial companies and banking organizations operating under the Law on Credit Institutions;

b/ The issuance agents shall sell treasury bonds for the Finance Ministry and be enjoy an amount of fee as agreed upon with the latter.

4. Issuance underwriting:

a/ Organizations to be selected for treasury bond-issuance underwriting companies, financial companies and banking organizations operating under the Law on Credit Institutions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- Payment of treasury bond principals and interests

1. The State Treasuries shall organize the payment of the bond principals and interests to bond owners upon the bonds’ maturity, regarding the bonds issued through the State Treasury system.

2. The bond settlement agents or bond custody organizations shall be entrusted to pay the bond principals and interests to bond owners upon the bonds’ maturity, regarding treasury bonds issued by the mode of bidding, issuance agency or underwriting.

Article 20.- Transfer of treasury bonds upon their sale, present, donation or bequeathal.

1. For bonds which are not listed and traded on the central securities trading market, their transfer shall be conducted as follows:

a/ The transfer of the bearer bonds shall not be registered with the issuing agencies;

b/ The transfer of the registered bonds must go through the procedures at the State treasuries where the bonds are issued or at the bond issuing or underwriting organizations under guidances of the Finance Ministry.

2. For treasury bonds listed and traded on the central securities trading market, their transfer shall comply with the provisions of Decree No.48/1998/ND-CP of July 11, 1998 on securities and securities market.

Article 21.- All borrowings from treasury bonds shall be concentrated into the State budget to meet use for the spending demands according to the State budget estimates already ratified by the National Assembly.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section III. INVESTMENT BONDS

Article 23.- Investment bonds mobilized for projects

When having a demand to mobilize capital for projects which are entitled to the State budget allocations and included in the State investment plan but have not yet been allocated the budget capital in the plan year, the concerned ministries and branches (for the centrally-run projects) or the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (for the locally-run projects) shall work out the bond issuance plans and send them to the Finance Ministry for appraisal and submission to the Prime Minister for decision.

Article 24.- Conditions for the issuance of investment bonds to mobilize capital for projects

1. The projects are included in the annual investment plan of the State.

2. There’s a bond issuance option and plan on the use of the loan capital and debt repayment already ratified by the Prime Minister. The contents of such option must meet the following conditions:

a/ Having a certification of the Finance Minister (for the centrally-run projects) or the People’s Committee of the province or centrally-run city (for the locally-run projects) regarding the arrangement of sources for the settlement of the bonds upon their maturity under the State budget plan;

b/ For the locally-run projects, the total balance of the mobilized capital sources at the time of mobilization must not exceed 30% of the annual investment capital for capital construction given by the budget of the province or centrally-run city (referred to collectively as the provincial-level budget).

Article 25.- The mode of issuance, settlement and transfer of investment bonds to mobilize capital for projects shall be effected as for treasury bills stipulated in Articles 18, 19 and 20 of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.- Sources for the payment of principals, interests and fee to organizations issuing and/or settling investment bonds to mobilize capital for projects shall be ensured by the State budgets (the central budget and provincial-level budgets) and included in the annual development investment capital plan.

In cases where the bonds are mature but the provincial budget cannot arrange sources for the settlement, the Finance Ministry shall make deduction from the yearly additional source of the central budget for the provincial budget or from the remaining fund of the provincial budget to settle the bonds.

Article 28.- The issuance of investment bonds to mobilize capital for the Development Assistance Fund under the State’s development investment credit plan shall be conducted as follows:

1. On the basis of the development investment credit plan already approved by the Government, the Development Assistance Fund shall work out the investment bond issuance plan and option, and submit them to the Finance Ministry for decision.

2. The mode of issuing, settling and transferring bonds shall be effected as for the treasury bonds stipulated in Articles 18, 19 and 20 of this Regulation.

3. The bond borrowings shall be transferred to the Development Assistance Fund, which shall have to manage and use the bond issuance capital sources in strict compliance with the provisions of its Organization and Operation Charter and ensure sources for timely payment of the bond principals and interests as well as the issuance fees.

Chapter III

STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES AND POWERS REGARDING THE GOVERNMENT BONDS

Article 29.- The Finance Ministry shall have the responsibility:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To work out the annual plans on the bond issuance and settlement.

3. To exercise the unified management of the printing of stamps for the Government bonds.

4. To organize the issuance and settlement of the Government bonds.

5. To examine the options on the issuance of investment bonds.

6. To ensure sources for the settlement of investment bonds for the centrally-run projects.

7. To organize the cost-accounting of accounts in strict compliance with the State’s regime.

8. To coordinate with the State Bank in organizing the treasury bill bidding market.

9. To coordinate with the State Securities Commission in organizing the Government bond-bidding market as well as the bond issuance agency and underwriting.

10. To inspect and supervise the use of the bond issuance capital sources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 30.- The State Bank shall have the responsibility:

1. To coordinate with the Finance Ministry in organizing treasury bills biddings through the State Bank as well as the management and control of the treasury bill market.

2. To coordinate with the State Securities Commission in managing the bond issuance agency, underwriting and trading activities of banking organizations.

3. To join the Finance Ministry in determining the Government bond’s interest rates.

Article 31.- The State Securities Commission shall have the responsibility:

1. To coordinate with the Finance Ministry in organizing the Government bond issuance market in form of bidding at the central securities trading market.

2. To manage and supervise the Government bond issuance agency, underwriting, listing and trading activities via the central securities trading market.

Article 32.- The ministries, branches and People’s Committees of the provinces and centrally-run cities that have the investment bond issuance projects shall have the responsibility:

1. To work out the annual plans on the investment bond and send them to the Finance Ministry;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To coordinate with the Finance Ministry in organizing the bond issuance and settlement; to inspect and supervise the use and withdrawal of investment capital;

4. As for investment bonds for the locally-run projects, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to balance the provincial budgets to ensure sources for the settlement of bonds upon their maturity according to the provisions of the State Budget Law and the legal documents guiding the implementation thereof.

Article 33.- Handling of violations

Organizations and/or individuals that violate the provisions of this Regulation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled, disciplined and have to pay compensation for damage incurred as prescribed by law. Serious violations shall be subject to examination for penal liability.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 ban hành Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.669

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.239.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!