ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 235/KH-UBND
|
Đồng Tháp, ngày
04 tháng 8 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
PHÂN LOẠI, THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
năm 2014 và Luật bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2022);
Căn cứ Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế
liệu;
Căn cứ Nghị định số
40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược
quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Chỉ thị số 41/CT-TTg
ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành giải pháp cấp bách
tăng cường quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số
670/QĐ-UBND-HC ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành quy
trình vận hành ô chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp;
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch phân loại,
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2021 - 2025, định
hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp với những nội dung cụ thể như
sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tập trung sự lãnh đạo, nâng
cao nhận thức và huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành; xác định công
tác quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt là
trách nhiệm chung của toàn xã hội, của chính quyền các cấp và các tổ chức, cá
nhân trên địa bàn tỉnh, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền
các cấp, góp phần bảo vệ môi trường.
- Triển khai xây dựng đồng bộ hệ
thống quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái, sức khỏe cộng đồng,
góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa
bàn tỉnh.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc: chất thải phát sinh phải
được phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý phù hợp với điều kiện địa
lý và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đảm bảo đạt quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường, hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường do
chất thải rắn sinh hoạt gây ra.
- Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới
phân loại và tăng cường trang, thiết bị cho việc phân loại, thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các khu dân cư, các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ theo mô hình 3T (Tiết giảm - Tái chế - Tái sử dụng), đảm bảo vệ
sinh môi trường và mục tiêu phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Tận dụng tối đa
lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế hoặc tự xử lý tại các hộ gia
đình ở khu vực nông thôn thành phân compost sử dụng tại chỗ.
2. Yêu cầu
- Xây dựng các nội dung cụ thể
để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ
tướng Chính phủ về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn và Quyết
định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh
Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2050.
- Xác định các nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu để các sở, ngành, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ được
giao tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi kiểm tra, giám sát, đánh giá việc
thực hiện kế hoạch; huy động sự tham gia tích cực, chủ động của các sở, ban,
ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong
công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn tỉnh.
- Các sở, ban, ngành chủ động
phối hợp với các tổ chức Chính trị - Xã hội, các tổ chức Xã hội - Nghề nghiệp
và chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân
tham gia thực hiện Kế hoạch này, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức
và hành động, nâng cao ý thức trách nhiệm về công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
tổng quát
Nâng cao nhận thức của cộng đồng
về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, hình thành lối sống thân thiện với môi trường;
tạo ý thức trong việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn theo đúng quy định.
Phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế
lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nguồn, hạn chế lượng chất thải rắn
phải chôn lấp nhằm giảm các tác động tiêu cực do chất thải gây ra, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà
kính, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, phù hợp với điều kiện phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
2. Mục tiêu
cụ thể đến năm 2025
- Phân loại chất thải rắn sinh
hoạt: ít nhất 30% chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở đô thị được phân loại tại
hộ gia đình; khuyến khích phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình ở
khu vực nông thôn.
- Mỗi huyện, thành phố có ít nhất
02 mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình.
- Đến năm 2025, có ít nhất 90%
tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 65% tổng lượng chất thải rắn sinh
hoạt nông thôn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi
trường, cụ thể:
+ Chất thải rắn sinh hoạt đô thị:
năm 2021 đạt 82%, năm 2022 đạt 84%, năm 2023 đạt 86%, năm 2024 đạt 88% và năm
2025 đạt 90%.
+ Chất thải rắn sinh hoạt nông
thôn: năm 2021 đạt 45%, năm 2022 đạt 50%, năm 2023 đạt 55%, năm 2024 đạt 60% và
năm 2025 đạt 65%.
- Phấn đấu 100% các huyện,
thành phố thực hiện xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt. Tăng cường đầu tư các phương tiện, thiết bị để thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt đến khu vực xử lý, trang bị xe chở chuyên dụng cho tất cả
các địa phương cấp huyện, thành phố và có kế hoạch tăng dần tỷ lệ thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo đạt mục tiêu đề ra trong kế
hoạch này.
- Phấn đấu đến năm 2025 có Nhà
máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đi vào hoạt động theo công nghệ tiên tiến (ưu
tiên công nghệ đốt kết hợp phát điện) với công suất đáp ứng xử lý trên 70% lượng
chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, giảm tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý
bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp dưới 30% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt
được thu gom trên địa bàn tỉnh. Ngừng tiếp nhận và đóng cửa các khu xử lý rác
hiện hữu trên địa bàn tỉnh ngay sau khi Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại
khu xử lý tập trung đi vào hoạt động.
- Không để phát sinh mới các
khu chứa, khu xử lý rác tạm trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2023 xóa tên 100%
các khu xử lý rác ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa
bàn tỉnh1.
- Hoàn thành xử lý ô nhiễm và cải
tạo, phục hồi môi trường 100% các khu xử lý rác tạm trên địa bàn tỉnh theo đúng
quy trình kỹ thuật đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường (có thể lựa chọn các giải
pháp phù hợp với điều kiện của từng địa phương như: vận chuyển hết lượng chất
thải rắn sinh hoạt tồn đọng tại các khu xử lý rác tạm về các khu xử lý tập
trung; đóng cửa, chôn lấp hợp vệ sinh tại chỗ; xử lý bằng phương pháp đốt đảm bảo
đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, ...).
3. Định hướng
đến năm 2030
- Mỗi huyện, thành phố tổ chức thực
hiện mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình đảm bảo ít nhất
70% chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại đô thị và 30% chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh tại nông thôn được phân loại tại hộ gia đình trước khi chuyển giao
cho đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý.
- Đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh
03 khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh (trong đó có
01 khu xử lý cho khu vực xã cù lao). Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt
tại các khu xử lý tập trung đảm bảo sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại (ưu
tiên công nghệ đốt kết hợp phát điện) đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường và có tỷ lệ chôn lấp sau xử lý thấp hơn 20% khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt tiếp nhận.
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN
1. Phân loại,
lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt
Việc phân loại, lưu giữ và chuyển
giao chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân
trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường
số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020.
2. Tổ chức
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
2.1. Giai đoạn 2021 -
2025
2.1.1. Huyện Hồng Ngự
- Lập phương án phân loại, thu
gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hồng Ngự vận chuyển về Khu xử lý
Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự để xử lý, thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày
01/01/2022.
- Riêng đối với các xã cù lao gồm:
Long Khánh A, Long Khánh B, Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B tiếp tục thu
gom và vận chuyển về Khu xử lý Phú Thuận A và Khu xử lý Long Khánh A để tiếp tục
xử lý đến năm 2025.
2.1.2. Thành phố Hồng Ngự
- Chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự (tiếp nhận từ ngày 01/01/2022) được
phân loại, thu gom, vận chuyển về Khu xử lý Bình Thạnh, xã Bình Thạnh để xử lý
bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
- Khẩn trương rà soát, kiểm tra
tình hình triển khai dự án Nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân bón hữu cơ
vi sinh của Công ty Cổ phần Gia Bình Hồng Ngự tại Khu xử lý Bình Thạnh, xã Bình
Thạnh (đã trễ tiến độ đầu tư). Trường hợp Công ty Cổ phần Gia Bình Hồng Ngự
không đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, quyết định thu hồi dự án và kêu gọi xã hội
hóa đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung với công suất 400 tấn/ngày
(ưu tiên công nghệ đốt kết hợp phát điện), phấn đấu đến năm 2025 đi vào hoạt động
để tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các huyện, thành phố (dự kiến
các địa phương: huyện Hồng Ngự, thành phố Hồng Ngự, huyện Tân Hồng, huyện Tam
Nông, huyện Thanh Bình).
- Lập quy hoạch mở rộng khu xử
lý Bình Thạnh để có quỹ đất kêu gọi nhà đầu tư xử lý rác thải sinh hoạt bằng
công nghệ hiện đại, tiên tiến đảm bảo đầy đủ các hạng mục công trình chính,
công trình phụ trợ, ô chôn lấp sau đốt, hệ thống xử lý nước thải, cây xanh cách
ly…
2.1.3. Huyện Tân Hồng
Chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Tân Hồng tiếp tục được phân loại, thu gom, vận chuyển về Khu xử lý
Dinh Bà, xã Tân Hộ Cơ để xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
2.1.4. Huyện Tam Nông
Chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Tam Nông tiếp tục được phân loại, thu gom, vận chuyển về Khu xử lý
Phú Thọ, xã Phú Thọ để xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
2.1.5. Huyện Thanh Bình
- Chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Thanh Bình tiếp tục được phân loại, thu gom, vận chuyển về Khu xử
lý Tân Phú, xã Tân Phú để xử lý bằng biện pháp đốt đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường.
- Riêng đối với các xã cù lao của
huyện Thanh Bình gồm: Tân Hòa, Tân Huề, Tân Quới, Tân Bình và Tân Long, thực hiện
kêu gọi xã hội hóa đầu tư lò đốt chất thải sinh hoạt (công suất tối thiểu 350
kg/giờ) để xử lý chất thải sinh hoạt cho các xã cù lao của huyện và kết hợp xử
lý cho các xã Long Thuận, Phú Thuận A và Phú Thuận B của huyện Hồng Ngự.
2.1.6. Huyện Cao Lãnh
- Chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười tiếp tục được
phân loại, thu gom, vận chuyển và đưa về Khu xử lý Đập Đá, huyện Cao Lãnh để xử
lý, cụ thể:
+ Trường hợp Công ty Cổ phần Đầu
tư phát triển Công nghệ Xử lý môi trường Cửu Long đủ năng lực khắc phục vi phạm
và hoạt động trở lại bình thường thì tiếp tục tiếp nhận xử lý theo công nghệ của
dự án.
+ Trường hợp Công ty Cổ phần Đầu
tư phát triển Công nghệ Xử lý môi trường Cửu Long không đủ năng lực khắc phục
vi phạm và không thể tiếp tục xử lý thì chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận hàng
ngày được chôn lấp hợp vệ sinh tại các ô chôn lấp dự phòng tại Khu xử lý Đập
Đá.
- Tiếp tục đầu tư thêm ô chôn lấp
hợp vệ sinh, quy mô 1,6 ha tại Khu xử lý rác Đập Đá để đảm bảo tiếp nhận, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt đến năm 20252. Đồng thời,
khẩn trương kêu gọi xã hội hóa đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập
trung với công suất 500 tấn/ngày (ưu tiên công nghệ đốt rác phát điện), phấn đấu
đến năm 2025 đi vào hoạt động để tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho
các huyện, thành phố (dự kiến các địa phương: thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa
Đéc, huyện Cao Lãnh, huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung, huyện Châu Thành, Tháp Mười).
- Tiếp tục triển khai thực hiện
đồ án quy hoạch mở rộng Trung tâm công nghệ xử lý môi trường Mỹ Thọ đến năm
2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 26/QĐ-UBND-HC ngày 02/02/2021 của Ủy
ban nhân dân huyện Cao Lãnh để khu vực này là trung tâm công nghệ xử lý lượng
chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp và các loại chất
thải khác trên địa bàn tỉnh đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định.
2.1.7. Huyện Tháp Mười
Chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Tháp Mười tiếp tục được phân loại, thu gom, vận chuyển về Khu xử lý Đập
Đá, huyện Cao Lãnh để xử lý.
2.1.8. Huyện Lai Vung
Chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Lai Vung và huyện Lấp Vò được phân loại, thu gom, vận chuyển và đưa về
Khu xử lý rác Hòa Thành, huyện Lai Vung để xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ
sinh.
2.1.9. Thành phố Sa Đéc
- Chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Sa Đéc được phân loại, thu gom, vận chuyển về Khu xử lý Tân
Phú Đông, thành phố Sa Đéc để xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
- Tiếp tục đầu tư thêm ô chôn lấp
hợp vệ sinh tại Khu xử lý Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc để đảm bảo tiếp nhận,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt (do ô chôn lấp hiện trạng đã gần đầy và tiếp nhận
thêm chất thải rắn sinh hoạt của huyện Châu Thành khi Khu xử lý rác Phú Hựu đầy
không thể mở rộng hoặc không kêu gọi được nhà đầu tư lò đốt chất thải rắn sinh
hoạt).
2.1.10. Huyện Châu Thành
- Xây dựng phương án mở rộng, cải
tạo phục hồi môi trường Khu xử lý rác Phú Hựu (do ngoài quy hoạch, đầu tư không
đúng quy trình chôn lấp hợp vệ sinh) và kêu gọi xã hội hóa đầu tư lò đốt chất
thải sinh hoạt để xử lý khối lượng đang tồn đọng và tiếp tục tiếp nhận chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn đến năm 2025.
- Trường hợp không thể mở rộng
khi Khu xử lý rác Phú Hựu đầy và không kêu gọi được nhà đầu tư lò đốt chất thải
rắn sinh hoạt, lập phương án đưa chất thải rắn sinh hoạt về Khu xử lý Tân Phú
Đông, thành phố Sa Đéc để xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh (sau khi đã
đầu tư xong ô chôn lấp hợp vệ sinh mới).
(Chi
tiết tại phụ lục 3,4 kèm theo Kế hoạch)
2.2. Định hướng giai đoạn
2026 - 2030
- Giai đoạn 2026 - 2030, trên địa
bàn tỉnh sẽ đầu tư hoàn thiện và đi vào hoạt động 02 Khu xử lý chất thải rắn
sinh hoạt tập trung (Đập Đá, huyện Cao Lãnh và Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự)
và 01 Khu xử lý cho các xã cù lao. Mỗi khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập
trung phải bố trí quỹ đất xây dựng các ô chôn lấp dự phòng để chủ động ứng phó
tiếp nhận, xử lý trong trường xảy ra sự cố đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn
sinh hoạt. Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong Khu xử lý tập trung
theo công nghệ tiên tiến với định hướng như sau:
+ Trung tâm Công nghệ xử lý môi
trường Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh: kêu gọi xã hội hóa đầu tư Nhà máy xử lý chất thải
rắn sinh hoạt tập trung công nghệ tiên tiến, hiện đại với công suất 500 tấn/ngày
(ưu tiên công nghệ đốt rác phát điện), đảm bảo xử lý chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh trên địa bàn của huyện, thành phố (dự kiến các địa phương gồm: thành
phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, huyện Cao Lãnh, huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung,
huyện Châu Thành và một số xã của huyện Tháp Mười).
+ Khu xử lý chất thải rắn sinh
hoạt tập trung Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự: kêu gọi xã hội hóa đầu tư Nhà
máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung công nghệ tiên tiến, hiện đại với
công suất 400 tấn/ngày (ưu tiên công nghệ đốt rác phát điện), đảm bảo xử lý chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn của huyện, thành phố (dự kiến các địa
phương gồm: thành phố Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng, huyện Tam Nông,
huyện Thanh Bình và một số xã của huyện Tháp Mười).
- Đối với các xã cù lao của huyện
Hồng Ngự (các xã: Long Thuận, Phú Thuận A và Phú Thuận B) và huyện Thanh Bình
(các xã: Tân Hòa, Tân Quới, Tân Huề, Tân Bình và Tân Long): kêu gọi xã hội hóa
đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các xã cù lao này theo công
nghệ phù hợp (ưu tiên lò đốt chất thải rắn sinh hoạt với công suất tối thiểu
350 kg/giờ và đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành đối với lò
đốt chất thải rắn sinh hoạt).
3. Lộ
trình cải tạo, phục hồi môi trường các khu xử lý rác tạm và xóa tên các khu xử
lý rác ra khỏi danh sách cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh
Lộ trình khắc phục ô nhiễm môi
trường, xoá tên các khu xử lý rác ra khỏi danh sách cơ sở ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng và cải tạo, phục hồi các khu xử lý rác tạm, ngoài quy hoạch trên địa
bàn tỉnh (chi tiết tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4 kèm theo Kế hoạch).
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN (Phụ lục 3 và 4 kèm theo Kế hoạch)
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch
được bố trí từ các nguồn: ngân sách địa phương (ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện)
theo phân cấp hiện hành hoặc huy động từ nguồn hỗ trợ từ Trung ương, từ các nguồn
xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác.
- Các sở, ban, ngành, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố được phân công thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch
này có trách nhiệm chủ động lập dự toán kinh phí vào dự toán hàng năm của ngân
sách cấp mình, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định để triển khai thực hiện.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, các tổ chức Chính trị - Xã hội - Nghề nghiệp Tỉnh, Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tổng kết, đánh
giá, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn
việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế,
xử lý chất thải (bao gồm chất thải nhựa) phổ biến cho các địa phương, các cơ
quan, đơn vị; làm căn cứ để các huyện, thành phố triển khai thực hiện xây dựng
mô hình thực hiện phân loại chất thải sinh hoạt tại hộ gia đình.
- Hỗ trợ, hướng dẫn Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố xây dựng phương án, lộ trình đóng cửa, cải tạo, phục hồi
môi trường đối với các khu xử lý rác tạm theo đúng thời gian đã đề ra tại kế hoạch
này.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan kiểm tra việc khắc phục ô nhiễm môi trường đối với các khu xử
lý rác trên địa bàn tỉnh, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xóa tên các
cơ sở đã hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm môi trường ra khỏi danh sách ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt; việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ trên địa
bàn và có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về bảo vệ
môi trường theo thẩm quyền.
2. Sở Xây
dựng
- Nghiên cứu, góp ý phương án
phát triển các khu xử lý chất thải liên huyện theo Luật Quy hoạch đảm bảo kịp
thời, phù hợp với Quy hoạch Tỉnh.
- Xem xét, góp ý về phương án
giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (thu gom từ trong cộng
đồng dân cư vận chuyển về khu xử lý rác tập trung) để thu của các đối tượng hộ
gia đình, cá nhân và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tổ chức trên địa
bàn tỉnh bảo đảm bù đắp chi phí, duy trì hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt.
- Phối hợp với các đơn vị liên
quan xây dựng phương án giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đối với cơ sở
xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư từ ngân sách nhà nước, gửi Sở Tài
chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân
cấp huyện và các đơn vị liên quan xây dựng bản đồ hiện trạng thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh từng địa phương và toàn tỉnh;
cập nhật định kỳ hàng năm.
3. Sở
Khoa học và Công nghệ
- Thực hiện tốt công tác thẩm định
công nghệ và quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ trong các dự án đầu tư về
xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường giám sát công nghệ,
thiết bị trong quá trình thực hiện dự án đầu tư về xử lý chất thải rắn sinh hoạt
của doanh nghiệp; tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh lựa chọn, ứng dụng các công nghệ
xử lý chất thải rắn phù hợp.
- Đề xuất, chuyển giao công nghệ
và triển khai thực hiện và các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học về xử lý
chất thải rắn; công nghệ xử lý, tái chế các phụ phẩm nông nghiệp đặc biệt là
rơm, rạ phát sinh sau thu hoạch, tái chế chất thải hữu cơ làm phân bón… nhằm đảm
bảo vệ sinh môi trường.
4. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị liên quan rà soát, kiểm tra tình hình triển khai dự án Nhà máy xử lý rác thải
và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của Công ty Cổ phần Gia Bình Hồng Ngự tại
Khu xử lý rác Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự và Nhà máy xử lý, tái chế rác thải
Đập Đá, huyện Cao Lãnh của Công ty Cổ phần đầu tư Phát triển công nghệ Xử lý
môi trường Cửu Long tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định. Thời gian
hoàn thành trước ngày 31/8/2021.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn
sinh hoạt theo công nghệ tiên tiến, hiện đại (ưu tiên công nghệ đốt rác phát điện)
trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, ban hành. Thời gian hoàn thành trước ngày
31/8/2021.
- Kêu gọi xã hội hóa đầu tư Nhà
máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Khu xử lý rác tập trung Mỹ Thọ, huyện Cao
Lãnh và Khu xử lý rác tập trung Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự theo công nghệ tiên
tiến, hiện đại (ưu tiên công nghệ đốt rác phát điện), phấn đấu đến năm 2025 đi
vào vận hành chính thức.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh
ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, kêu gọi xã hội hóa đầu tư công tác
phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Tài
chính
- Cân đối, bố trí nguồn vốn để
thực hiện các chương trình, dự án về quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù
hợp với khả năng cân đối ngân sách; phối hợp tham mưu, đề xuất vốn đầu tư cho
công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo đúng chương
trình, kế hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị có liên quan thẩm định trình Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành phương án giá tối
đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải (thu gom từ trong cộng đồng dân cư vận
chuyển về khu xử lý rác của xã hoặc các khu xử lý rác tập trung) để thu của các
đối tượng hộ gia đình, cá nhân và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tổ chức
trên địa bàn tỉnh bảo đảm bù đắp chi phí, duy trì hiệu quả công tác thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt.
- Đề xuất ưu tiên cân đối, bố
trí nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm của tỉnh, của địa
phương hỗ trợ cho các hoạt động phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình; thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; cải tạo, phục hồi môi trường
các khu xử lý rác tạm, xử lý các khu xử lý rác tự phát phù hợp với khả năng cân
đối ngân sách.
6. Sở Thông
tin và Truyền thông
Thực hiện thông tin tuyên truyền,
phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là về công tác
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, thu gom, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm tổ chức, cá nhân đối với
công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Giáo
dục và Đào tạo
Thực hiện lồng ghép nội dung
giáo dục về bảo vệ môi trường, trong đó đưa nội dung phân loại rác thải tại hộ
gia đình, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt và thu hồi năng lượng vào các chương trình giáo dục và đào tạo ở nhiều cấp
học với hình thức phù hợp, hiệu quả.
8. Sở Nội vụ
Rà soát, xem xét, tham mưu Ủy
ban nhân dân Tỉnh bổ sung chỉ tiêu, biên chế đối với các đơn vị còn thiếu nguồn
nhân lực làm công tác quản lý môi trường nói chung và chất thải rắn nói riêng
theo đề xuất của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
9. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh, các tổ chức Chính trị - Xã hội, tổ chức Xã
hội - Nghề nghiệp Tỉnh
- Theo chức năng, nhiệm vụ của
đơn vị, đề nghị chủ động tham gia, giám sát hoạt động quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng nhân
dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo
vệ môi trường và quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Vận động nhân dân thực hiện
có hiệu quả công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, các hoạt
động tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải và thu hồi năng lượng.
- Phát huy hơn nữa tinh thần
đoàn kết, sáng tạo tự quản của nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường; theo
dõi, phát hiện đánh giá các mô hình làm tốt, kinh nghiệm hay, cách làm có hiệu
quả của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường, mô hình phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, các hoạt động tái sử dụng, tái chế, xử
lý chất thải… để phổ biến, nhân rộng ra toàn tỉnh.
10. Công
ty Cổ phần Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp và các đơn vị thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt đang hoạt động trên địa bàn
- Thực hiện tốt công tác tiếp
nhận phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt trên địa bàn được giao;
tăng cường trang, thiết bị, phương tiện để nâng cao năng lực đảm bảo thu gom
triệt để lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, không để tồn đọng, rơi vãi
trên đường vận chuyển gây ô nhiễm môi trường.
- Đối với các đơn vị được giao
tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt và vận hành ô chôn lấp hợp vệ sinh phải đảm bảo
thực hiện đúng theo quy định tại Quyết định số 670/QĐ-UBND-HC ngày 01/6/2021 của
Ủy ban nhân dân Tỉnh.
11. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch thực hiện
phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn đúng
theo quy định, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nội dung của kế hoạch này và
phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao
năng lực, nhận thức và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân về quản lý chất thải
rắn sinh hoạt và bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý, vận động người dân thực
hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, hạn chế sử dụng túi ni
lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần; thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải
rắn hình thành lối sống thân thiện với môi trường.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp
xã xây dựng quy chế quản lý, hương ước, quy ước nhằm huy động sự tham gia của cộng
đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt và bảo vệ môi trường nông thôn.
- Tổ chức thực hiện phân loại,
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đúng theo quy
định và đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phân loại rác thải tại hộ gia
đình để triển khai theo lộ trình quy định theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Tăng cường quản lý không để
phát sinh các khu xử lý rác tạm trên địa bàn; triển khai các dự án xử lý ô nhiễm
môi trường, cải thiện, phục hồi môi trường và đóng cửa các khu xử lý rác tạm hiện
hữu trên địa bàn; lập hồ sơ đề nghị xóa tên các khu xử lý rác hoàn thành việc
khắc phục ô nhiễm môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình Ủy
ban nhân dân Tỉnh quyết định xóa tên ra khỏi danh sách cơ sở ô nhiễm nghiêm trọng
theo đúng thời gian đã đề ra của kế hoạch này.
- Tăng cường thanh tra, kiểm
tra, giám sát các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn quản lý và các tổ chức, cá nhân có phát sinh lượng chất thải lớn;
có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường
theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường
theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên
quan.
- Định kỳ tổ chức điều tra, rà
soát, tổng hợp tình hình phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn cấp huyện, báo cáo kết quả gửi Ủy ban nhân dân
Tỉnh trước ngày 15/11 hàng năm (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường).
12. Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn
- Tăng cường công tác tuyên
truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình thực hiện phân loại chất
thải rắn tại nguồn, hạn chế sử dụng túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần,
thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định; tham
gia các hoạt động bảo vệ môi trường khu công cộng và khu dân cư.
- Ban hành quy chế quản lý,
hương ước, quy ước nhằm huy động sự tham gia hiệu quả, tích cực của cộng đồng
trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt và bảo vệ môi trường nông thôn trên địa
bàn quản lý.
- Theo dõi, kiểm tra, việc tuân
thủ quy định của pháp luật trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn quản lý; kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, nộp phí vệ sinh
theo quy định; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng
dân cư, hộ gia đình, cá nhân và kịp thời xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản
lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện
mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình đối với các xã đạt
chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Ủy ban nhân dân Tỉnh yêu cầu
các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực
hiện nghiêm nội dung Kế hoạch này; căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị,
chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện. Hàng năm, trước ngày 15/11 báo cáo kết quả
thực hiện về Ủy ban nhân dân Tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh). Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ
sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;
- CT, các PCT UBND Tỉnh;
- Các sở, ngành Tỉnh;
- UB MTTQ VN Tỉnh và tổ chức CT-XH, tổ chức XH-NN Tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Lưu: VT, NC/KT.lgv.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Minh Tuấn
|
PHỤ LỤC 1:
HIỆN TRẠNG THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
STT
|
Huyện, Thành phố
|
Nội dung
|
Hiện trạng xử lý
|
Ghi chú
|
Số lượng bãi rác
|
Diện tích (ha)
|
Năm hoạt động
|
Khối lượng rác tồn đọng (tấn)
|
|
Tổng số
|
22
|
|
|
498.802
|
|
|
I
|
Huyện Hồng Ngự
|
4
|
3,35
|
|
460
|
|
|
1
|
Bãi rác Thường Phước 1
|
|
1,85
|
2012
|
400
|
- Lộ thiên, không có chống thấm,
không có hệ thống thu gom nước rỉ rác.
- Định kỳ phun xịt hóa chất khử
mùi và diệt côn trùng.
|
Ngoài quy hoạch
|
2
|
Bãi rác Thường Thới Hậu A
|
|
0,65
|
2011
|
60
|
Ngoài quy hoạch
|
3
|
Bãi rác Phú Thuận A
|
|
0,8
|
2016
|
-
|
Quy hoạch tại Quyết định số
371/QĐ-UBND-HC ngày 08/5/2012 của UBND Tỉnh
|
4
|
Bãi rác Long Khánh A
|
|
1,4521
|
2019
|
-
|
II
|
Huyện Tân Hồng
|
2
|
7
|
|
6.055
|
|
|
5
|
Bãi rác Tân Công Chí
|
|
2
|
1992
|
6.055
|
- Lộ thiên, không có chống thấm,
không có hệ thống thu gom nước rỉ rác. Định kỳ phun xịt hóa chất khử mùi và
diệt côn trùng.
- Chưa lập hồ sơ đề nghị xóa tên
ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
|
- Ngoài quy hoạch.
- Thuộc danh sách cơ sở ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
|
6
|
Khu xử lý chất thải rắn sinh
hoạt Dinh Bà
|
1
|
5
|
2019
|
-
|
Đã xây dựng hoàn chỉnh và đi
vào giai đoạn tiếp nhận rác, thực hiện chôn lấp hợp vệ sinh
|
Bổ sung quy hoạch tại Công
văn số 174/UBND-KTN ngày 10/4/2015 của UBND Tỉnh.
|
III
|
Thành phố Hồng Ngự
|
1
|
9,706
|
|
-
|
|
|
7
|
Khu xử lý chất thải rắn Bình
Thạnh
|
|
9,706
|
1998
|
-
|
- Đã hoàn thành và vận hành ô
chôn lấp hợp vệ sinh từ tháng 3 năm 2020.
- Chưa lập hồ sơ đề nghị xóa
tên ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
|
- Quy hoạch tại Quyết định số
371/QĐ-UBND-HC ngày 08/5/2012
- Thuộc danh sách cơ sở ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
|
IV
|
Huyện Tam Nông
|
2
|
5,6
|
|
199.900
|
|
|
8
|
Bãi rác Phú Thọ
|
|
3
|
2002
|
175.500
|
- Lộ thiên, không có chống thấm,
không có hệ thống thu gom nước rỉ rác. Định kỳ phun xịt hóa chất khử mùi và
diệt côn trùng.
- Chưa lập hồ sơ đề nghị xóa tên
ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
|
- Ngoài quy hoạch.
- Thuộc danh sách cơ sở ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
|
9
|
Bãi rác An Long
|
|
2,6
|
2008
|
24.400
|
V
|
Huyện Thanh Bình
|
5
|
2
|
|
1.430
|
|
|
10
|
Khu xử lý chất thải rắn sinh
hoạt Tân Phú
|
|
1,45
|
1998
|
-
|
- Đã hoàn thành Lò đốt rác
sinh hoạt công suất 350 kg/giờ và vận hành ô chôn lấp rác hợp vệ sinh từ
tháng 4 năm 2020.
- Chưa lập hồ sơ đề nghị xóa
tên ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
|
- UBND Tỉnh cho chủ trương
thay thế vị trí xã Tân Mỹ theo quy hoạch tại Quyết định số 371/QĐ-UBND-HC
ngày 08/5/2012.
- Thuộc danh sách cơ sở ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng
|
11
|
Bãi rác Tân Huề
|
|
0,16
|
2012
|
468
|
- Lộ thiên, không có chống thấm,
không có hệ thống thu gom nước rỉ rác. - Định kỳ phun xịt hóa chất khử mùi và
diệt côn trùng.
- Chưa lập hồ sơ đề nghị xóa
tên ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
|
- Quy hoạch tại Quyết định số
371/QĐ-UBND-HC ngày08/5/2012.
- Thuộc danh sách cơ sở ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
|
12
|
Bãi rác Tân Bình
|
|
0,04
|
2015
|
260
|
Ngoài quy hoạch
|
13
|
Bãi rác Tân Hòa
|
|
0,12
|
2011
|
130
|
14
|
Bãi rác Bình Tấn
|
|
0,2
|
2010
|
572
|
VI
|
Thành phố Cao Lãnh
|
1
|
|
|
-
|
|
|
15
|
Bãi rác Quãng Khánh
|
|
3
|
1986
|
-
|
Ngừng tiếp nhận rác từ năm 2005,
đã thực hiện đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường. Chất thải rắn sinh hoạt
hàng ngày thu gom đưa về Khu xử lý Đập Đá để xử lý
|
Đã xóa tên ra khỏi danh sách
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
|
VII
|
Huyện Cao Lãnh
|
2
|
25,75
|
|
100.000
|
|
|
16
|
Khu xử lý chất thải rắn Đập
Đá
|
|
25
|
2008
|
100.000
|
- Đang xử lý rác thải sinh hoạt
các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, thành phố Cao Lãnh.
- Chưa lập hồ sơ đề nghị xóa
tên ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
|
- Quy hoạch tại Quyết định số
371/QĐ-UBND-HC ngày08/5/2012
- Thuộc danh sách cơ sở ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng
|
17
|
Bãi rác Gáo Giồng
|
|
0,75
|
2009
|
-
|
Ngừng tiếp nhận rác, đã thực
hiện đóng cửa, khắc phục ô nhiễm môi trường.
|
Ngoài quy hoạch
|
VIII
|
Huyện Tháp Mười
|
1
|
5,9
|
|
30.000
|
|
|
18
|
Bãi rác Trường Xuân
|
|
5,9
|
2004
|
-
|
Đã ngừng tiếp nhận rác từ năm
2017. Rác sinh hoạt hàng ngày thu gom đưa về Khu xử lý Đập Đá, huyện Cao Lãnh
để xử lý
|
Ngoài quy hoạch.
|
IX
|
Thành phố Sa Đéc
|
1
|
12,5
|
|
110.957
|
|
|
19
|
Khu xử lý chất thải rắn sinh
hoạt Sa Đéc
|
|
12,5
|
2008
|
110.957
|
- Gia cố thành ô rác để nâng
cao trình tiếp nhận rác đến hết năm 2021.
- Phun xịt hóa chất diệt côn
trùng và khử mùi định kỳ.
- Chưa lập hồ sơ đề nghị xóa
tên ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
|
- Ngoài quy hoạch.
- Thuộc danh sách cơ sở ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
|
X
|
Huyện Lai Vung
|
1
|
4,56
|
|
-
|
|
|
20
|
Khu xử lý chất thải rắn sinh
hoạt Hòa Thành
|
|
4,56
|
2008
|
-
|
- Đang xây dựng ô chôn lấp hợp
vệ sinh theo dự án Cải tạo, nâng cấp, xử lý ô nhiễm môi trường và đóng cửa
khu xử lý được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1041/QĐ-UBND-HC ngày
08/9/2017.
- Chưa lập hồ sơ đề nghị xóa
tên ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
|
- Quy hoạch tại Quyết định số
371/QĐ-UBND-HC ngày08/5/2012
- Thuộc danh sách cơ sở ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
|
XI
|
Huyện Lấp Vò
|
1
|
|
|
-
|
|
|
21
|
Bãi rác huyện Lấp Vò
|
|
1,5043
|
2002
|
-
|
Đóng cửa không tiếp nhận rác
thải
|
Đã xóa tên ra khỏi danh sách
cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại quyết định số 567/QĐ-UBND.HC ngày
18/5/2021
|
XII
|
Huyện Châu Thành
|
1
|
|
|
50.000
|
|
|
22
|
Bãi rác Phú Hựu
|
|
0,82
|
2002
|
50.000
|
Vẫn tiếp nhận rác thải và
phun xịt hóa chất định kỳ
|
Ngoài quy hoạch
|
PHỤ LỤC 2:
MỤC TIÊU THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG NĂM
2030
(Kèm theo Kế hoạch số 235 /KH-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
STT
|
Huyện, thành phố
|
Năm 2020
|
Năm 2025
|
Năm 2030
|
Dân số (người)
|
Khối lượng phát sinh (tấn/ ngày)
|
Thực tế thu gom (tấn/ ngày)
|
Tỷ lệ thu gom (%)
|
Dự kiến khối lượng phát sinh (tấn/ ngày)
|
Dự kiến thu gom (tấn/ ngày)
|
Tỷ lệ thu gom (%)
|
Dự kiến khối lượng phát sinh (tấn/ ngày)
|
Dự kiến thu gom (tấn/ ngày)
|
Tỷ lệ thu gom (%)
|
Đô thị
|
Nông thôn
|
Đô thị
|
Nông thôn
|
Đô thị
|
Nông thôn
|
1
|
Thành phố Cao Lãnh
|
164.759
|
126
|
105
|
90
|
65
|
138
|
124
|
95
|
70
|
151
|
143
|
100
|
80
|
2
|
Thành phố Sa Đéc
|
106.148
|
81
|
70
|
90
|
65
|
89
|
80
|
95
|
70
|
97
|
92
|
100
|
80
|
3
|
Thành phố Hồng Ngự
|
76.426
|
52
|
35
|
85
|
50
|
57
|
40
|
90
|
65
|
62
|
59
|
100
|
80
|
4
|
Huyện Tân Hồng
|
75.421
|
46
|
19
|
75
|
30
|
50
|
35
|
90
|
65
|
55
|
47
|
95
|
75
|
5
|
Huyện Hồng Ngự
|
120.514
|
73
|
31
|
75
|
30
|
80
|
56
|
90
|
65
|
87
|
74
|
95
|
75
|
6
|
Huyện Tam Nông
|
99.948
|
60
|
25
|
75
|
35
|
67
|
47
|
90
|
65
|
73
|
62
|
95
|
75
|
7
|
Huyện Thanh Bình
|
134.840
|
81
|
52
|
80
|
35
|
90
|
63
|
90
|
65
|
98
|
83
|
95
|
75
|
8
|
Huyện Tháp Mười
|
131.729
|
79
|
62
|
80
|
60
|
88
|
61
|
90
|
65
|
96
|
81
|
95
|
75
|
9
|
Huyện Cao Lãnh
|
197.521
|
120
|
29
|
80
|
30
|
131
|
92
|
90
|
65
|
143
|
122
|
95
|
75
|
10
|
Huyện Lấp Vò
|
180.542
|
109
|
47
|
85
|
45
|
120
|
84
|
90
|
65
|
131
|
111
|
95
|
75
|
11
|
Huyện Lai Vung
|
164.163
|
99
|
33
|
83
|
35
|
109
|
76
|
90
|
65
|
119
|
101
|
95
|
75
|
12
|
Huyện Châu Thành
|
146.743
|
89
|
40
|
84
|
35
|
98
|
68
|
90
|
65
|
107
|
91
|
95
|
75
|
|
Tổng
|
1.598.754
|
1015
|
548
|
82
|
45
|
1117
|
828
|
90
|
65
|
1219
|
1067
|
96,25
|
76,25
|
PHỤ LỤC 3:
LỘ TRÌNH XÓA TÊN CÁC BÃI RÁC RA KHỎI DANH SÁCH CƠ SỞ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
STT
|
Tên cơ sở
|
Quyết định cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
|
Biện pháp xử lý triệt để
|
Tiến độ thực hiện
|
Đơn vị thực hiện xử lý triệt để
|
Thời gian hoàn thành
|
Kinh phí thực hiện (tỷ đồng)
|
1
|
Khu xử lý chất thải rắn sinh
hoạt thành phố Hồng Ngự
|
Quyết định số 1788/QĐ-TTg
ngày 01/10/2013
|
Cải tạo, nâng cấp mở rộng xử
lý cải thiện môi trường bãi rác thải sinh hoạt Thị xã Hồng Ngự (quyết định số
372/QĐ-UBND.HC ngày 18/4/2013 và 761/QĐ-UBND .HCngày03/8/2015)
|
- Đã hoàn thành và vận hành ô
chôn lấp rác hợp vệ sinh từ tháng 3 năm 2020.
- Lập hồ sơ đề nghị xóa tên
ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gửi Sở Tài nguyên và Môi trường
thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.
|
UBND thành phố Hồng Ngự
|
30/11/2021
|
-
|
2
|
Bãi rác xã Tân Công Chí, huyện
Tân Hồng
|
Quyết định số 1061/QĐ-UBND-
HC ngày 19/9/2016
|
Đóng cửa, xử lý ô nhiễm môi trường
(quyết định số 943/QĐ-UBND.HC ngày 11/8/2016 của UBND Tỉnh)
|
- Thực hiện đóng cửa, cải tạo
phục hồi môi trường bãi rác Tân Công Chí, chuyển rác mới về bãi rác Dinh Bà để
xử lý.
- Lập hồ sơ đề nghị xóa tên
ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gửi Sở Tài nguyên và Môi
trường thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.
|
UBND huyện Tân Hồng
|
31/12/2022
|
02 (ngân sách huyện)
|
3
|
Bãi rác An Long, huyện Tam
Nông
|
Quyết định số 1061/QĐ-UBND-
HC ngày 19/9/2016
|
Đóng cửa, khắc phục tình trạng
ô nhiễm (quyết định số 944/QĐ-UBND.HC ngày 11/8/2016 của UBND Tỉnh)
|
- Thực hiện đóng cửa, cải tạo,
phục hồi môi trường đối với Bãi rác An Long.
|
UBND huyện Tam Nông
|
30/6/2023
|
03 (ngân sách huyện)
|
4
|
Bãi rác Phú Thọ, huyện Tam
Nông
|
Quyết định số 1061/QĐ-
UBND-HC ngày 19/9/2016
|
Nâng cấp, cải tạo và khắc phục
ô nhiễm (quyết định 944/QĐ-UBND.HC ngày 11/8/2016 của UBND Tỉnh)
|
- Lập dự án đầu tư thêm ô
chôn lấp hợp vệ sinh tại Khu xử lý Phú Thọ, xã Phú Thọ để cải tạo, phục hồi
môi trường cho khu vực này. Đồng thời, tiếp tục tiếp nhận chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Tam Nông để xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh
đến năm 2025.
- Lập phương án vận chuyển về
Khu xử lý Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự khi có Nhà máy xử lý chất thải rắn
sinh hoạt tập trung.
- Lập hồ sơ đề nghị xóa tên
ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gửi Sở Tài nguyên và Môi
trường thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.
|
UBND huyện Tam Nông
|
30/6/2023
|
15 (ngân sách huyện)
|
5
|
Khu xử lý chất thải rắn sinh
hoạt Tân Phú, huyện Thanh Bình
|
Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013
|
Cải tạo, nâng cấp, xây dựng
và xử lý cải thiện môi trường bãi rác thải huyện Thanh Bình (quyết định
240/QĐ-UBND.HC ngày 03/12/2013 và 449/QĐ- UBND.HC ngày 19/5/2014)
|
- Đã hoàn thành Lò đốt rác
sinh hoạt công suất 350 kg/giờ và vận hành ô chôn lấp rác hợp vệ sinh từ
tháng 4 năm 2020.
- Lập hồ sơ đề nghị xóa tên
ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gửi Sở Tài nguyên và Môi
trường thẩm định trình UBND tỉnh quyết định
|
UBND huyện Thanh Bình
|
31/12/2021
|
-
|
6
|
Bãi rác xã Tân Huề, huyện
Thanh Bình
|
Quyết định số 959/QĐ-UBND.HC ngày 21/8/2017
|
Nâng cấp, cải tạo và khắc phục
ô nhiễm (quyết định 423/QĐ-UBND ngày 12/12/2017 của UBND huyện Thanh Bình
phê duyệt đề án cải tạo, đóng cửa bãi rác Tân Huề và Văn bản chấp thuận số
314/UBND-KTN ngày 15/8/2018 của UBND Tỉnh)
|
- Thực hiện cải tạo phục hồi
môi trường bãi rác Tân Huề chuyển rác mới về bãi rác Tân Phú để xử lý hoặc
kêu gọi đầu tư Lò đốt rác cho các xã cù lao.
- Lập hồ sơ đề nghị xóa tên
ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gửi Sở Tài nguyên và Môi
trường thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.
|
UBND huyện Thanh Bình
|
31/12/2022
|
01 (ngân sách huyện)
|
7
|
Khu xử lý chất thải rắn Đập
Đá, huyện Cao Lãnh
|
Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013
|
Chưa có hệ thống xử lý nước
thải rỉ rác
|
- Lập phương án phủ bạt tạm ô
rác số 2 trong thời gian chờ đóng cửa đúng quy trình ô rác số 1 và ô rác số
2 của Khu xử lý Đập Đá (do Công ty Cửu Long quản lý) nhằm giải quyết vấn đề
nước rỉ rác tràn ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
31/3/2022
|
0,5 (ngân sách tỉnh)
|
- Lập dự án đầu tư thêm ô
chôn lấp quy mô 1,6 ha và lập hồ sơ đề nghị xóa tên ra khỏi danh sách ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng đối với Khu xử lý Đập Đá gửi Sở Tài nguyên và Môi trường
thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.
|
UBND huyện Cao Lãnh
|
30/9/2022
|
20 (ngân sách tỉnh)
|
8
|
Khu xử lý chất thải rắn sinh
hoạt xã Hòa Thành, huyện Lai Vung
|
Quyết định số 435/QĐ- UBND.HC ngày 19/5/2015
|
Cải tạo, nâng cấp, xử lý ô
nhiễm và đóng cửa bãi rác Hòa Thành (quyết định số 1041/QĐ-UBND ngày
08/9/2017 và 648/QĐ-UBND-HC ngày 12/5/2020 của UBND tỉnh)
|
- Đã đầu tư hoàn thành ô chôn
lấp hợp vệ sinh số 2, đang xây dựng ô chôn lấp số 1.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện
các nội dung còn lại của dự án và thực hiện Công văn số 213/UBND-KT ngày
07/4/2021 và lập hồ sơ đề nghị xóa tên ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng đối với Khu xử lý Đập Đá gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định
trình UBND tỉnh quyết định.
|
UBND huyện Lai Vung
|
31/12/2022
|
-
|
9
|
Khu xử lý chất thải rắn sinh
hoạt thành phố Sa Đéc
|
Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013
|
Chưa có hệ thống xử lý nước
thải rỉ rác
|
- Khẩn trương đầu tư thêm 01
ô chôn lấp hợp vệ sinh tại khu xử lý xã Tân Phú Đông, để tiếp nhận rác thải
huyện Châu Thành (trường hợp bãi rác Phú Hựu không thể mở rộng hoặc không kêu
gọi được nhà đầu tư lò đốt chất thải rắn sinh hoạt) và xử lý rác phát sinh
hàng ngày trên địa bàn đến năm 2025.
- Lập hồ sơ đề nghị xóa tên
ra khỏi danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gửi Sở Tài nguyên và Môi
trường thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.
|
UBND thành phố Sa Đéc
|
30/6/2023
|
15 (ngân sách thành phố)
|
Tổng kinh phí
|
56,1 tỷ
|
PHỤ LỤC 4:
LỘ TRÌNH CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG CÁC BÃI RÁC TẠM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Kế hoạch số 235 /KH-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
STT
|
Tên Bãi rác
|
Hiện trạng
|
Giải pháp xử lý
|
Thời gian hoàn thành
|
Nguồn kinh phí (tỷ đồng)
|
Đơn vị thực hiện
|
I
|
KHU VỰC PHÍA BẮC SÔNG TIỀN
|
Huyện Hồng Ngự
|
1
|
Thường Phước 1
|
Chôn hở, không chống thấm đáy
và vách, không xử lý nước rỉ rác
|
Lập phương án đóng cửa, cải tạo,
phục hồi môi trường đối với Bãi rác tạm Thường Phước 1 và Bãi rác tạm Thường
Thới Hậu A. Đồng thời, lập phương án thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Hồng Ngự vận chuyển về khu xử lý Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự để
xử lý.
|
31/12/2022
|
03 (ngân sách huyện)
|
UBND huyện Hồng Ngự
|
2
|
Thường Thới Hậu A
|
Chôn hở, không chống thấm đáy
và vách, không xử lý nước rỉ rác
|
3
|
Phú Thuận A
|
Chôn hở, không chống thấm đáy
và vách, không xử lý nước rỉ rác
|
- Các xã cù lao: Long Khánh
A, Long Khánh B, Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B tiếp tục thu gom và vận
chuyển về khu xử lý Phú Thuận A và khu xử lý Long Khánh A để xử lý đến năm
2025
- Lập phương án đóng cửa, cải
tạo, phục hồi môi trường và vận chuyển rác về Khu xử lý cụm cù lao khi có Nhà
máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung được hoàn thành.
- Định kỳ phụ xịt hóa chất khử
mùi, giám sát và quản lý đảm bảo không để phát sinh vấn đề ô nhiễm khu vực
xung quanh.
|
31/12/2025
|
03 (ngân sách huyện)
|
4
|
Long Khánh A
|
Chôn hở, không chống thấm đáy
và vách, không xử lý nước rỉ rác
|
Huyện Thanh Bình
|
5
|
Tân Hoà
|
Chôn hở, không chống thấm đáy
và vách, không xử lý nước rỉ rác
|
Lập phương án đóng cửa, cải tạo,
phục hồi môi trường đối với Bãi rác tạm Tân Hòa, Tân Bình. Đồng thời, chuyển
rác mới về bãi rác Tân Phú để xử lý hoặc kêu gọi xã hội hóa đầu tư Lò đốt chất
thải sinh hoạt tại Khu xử lý Tân Huề để xử lý cho các xã cù lao.
|
31/12/2022
|
03 (ngân sách huyện)
|
UBND huyện Thanh Bình
|
6
|
Tân Bình
|
Chôn hở, không chống thấm đáy
và vách, không xử lý nước rỉ rác
|
7
|
Bình Tấn
|
Chôn hở, không chống thấm đáy
và vách, không xử lý nước rỉ rác
|
Lập phương án đóng cửa, cải tạo,
phục hồi môi trường đối với Bãi rác tạm Bình Tấn, chuyển rác mới về bãi rác
Tân Phú
|
Huyện Tháp Mười
|
8
|
Trường Xuân
|
Chôn hở, không chống thấm đáy
và vách, không xử lý nước rỉ rác
|
Lập phương án đóng cửa, cải tạo,
phục hồi môi trường bãi rác Trường Xuân.
|
31/12/2022
|
03 (ngân sách huyện)
|
UBND huyện Tháp Mười
|
II
|
KHU VỰC PHÍA NAM SÔNG TIỀ
N
|
Huyện Châu Thành
|
9
|
Phú Hựu
|
Chôn hở, không chống thấm đáy
và vách, không xử lý nước rỉ rác
|
- Tiếp tục tiếp nhận rác đến
khi đầy và triển khai phương án đóng cửa, cải tạo, phục hồi môi trường; lập
phương án thu gom chuyển rác mới về khu xử lý Sa Đéc để xử lý (sau khi khu xử
lý Sa Đéc đầu tư hoàn chỉnh ô chôn lấp hợp vệ sinh mới).
- Định kỳ phụ xịt hóa chất khử
mùi, giám sát và quản lý đảm bảo không để phát sinh vấn đề ô nhiễm khu vực
xung quanh.
|
31/12/2022
|
02 (ngân sách huyện)
|
UBND huyện Châu Thành
|
Tổng kinh phí
|
14 tỷ
|
|
1 Công văn số
213/UBND-KT ngày 07/4/2021 của UBND Tỉnh về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện
các dự án xử lý triệt để ô nhiễm và xóa tên khỏi danh sách cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng và báo cáo số 73/BC- STNMT ngày 10/3/2021 của Sở Tài
nguyên và Môi trường về tình hình theo dõi, kiểm tra tiến độ xử lý cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
2 Công văn số
396/UBND-KT ngày 04/6/2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc cam kết tiến độ xây
dựng Khu xử lý chất thải rắn Đập Đá tại huyện Cao Lãnh và giải pháp đẩy mạnh
công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải tại các địa phương trên địa bàn tỉnh