UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 75/QĐ-UBND
|
Thái Nguyên,
ngày 10 tháng 01 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM
GIAI ĐOẠN 2018 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN”
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Căn cứ
Luật Thú y năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày
19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày
15/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015
của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày
14/11/2016 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí,
lệ phí trong công tác thú y;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày
08/12/2017 của HĐND tỉnh Thái Nguyên về việc thông qua Đề án “Quản lý và xây dựng
hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ
trình số 03/TTr-SNN ngày 02/01/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê
duyệt Đề án “Quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn
2018-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, với các nội
dung chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM
VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm
- Quản lý và xây dựng hệ thống
cơ sở giết mổ động vật phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa
phương, quy hoạch phát triển chăn nuôi của ngành; quy hoạch phát triển sản xuất
xây dựng nông thôn mới; phù hợp với Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp và Đề án Phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
- Triển khai hệ thống cơ sở giết
mổ động vật đồng loạt trên phạm vi toàn tỉnh, với hình thức, quy mô đáp ứng nhu
cầu giết mổ động vật và công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành.
- Phát triển hệ thống cơ sở giết
mổ động vật phải đi đôi với quản lý nhà nước về chăn nuôi, giết mổ, phòng, chống
dịch bệnh động vật, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Trong đó, quản lý
nhà nước về giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật là nhiệm vụ then chốt
quyết định sự phát triển của xã hội. Đồng thời gắn hoạt động chăn nuôi với hoạt
động giết mổ, sơ chế, chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm động vật, hình
thành liên kết chuỗi thực phẩm an toàn.
- Khuyến khích các tổ chức, cá
nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ động vật theo quy hoạch. Nhà nước đóng vai
trò quản lý, xây dựng ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động giết mổ động
vật trên cạn.
2. Mục tiêu chung
- Hình thành và quản lý hệ thống
cơ sở giết mổ động vật, kinh doanh sản phẩm động vật; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật
nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Từng bước xóa bỏ hình thức giết
mổ động vật tại hộ kinh doanh, giết mổ động vật tại hộ chăn nuôi, kiểm soát được
hoạt động giết mổ động vật, nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh động vật và các bệnh
truyền nhiễm lây từ động vật sang người; cung cấp sản phẩm động vật đảm bảo an
toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy ngành chăn
nuôi phát triển bền vững.
3. Mục tiêu cụ thể
3.1. Giai đoạn 2018 -
2020:
- Đến năm 2020 giảm 30% số hộ
giết mổ động vật tại hộ kinh doanh, hộ chăn nuôi; phấn đấu 100% cơ sở giết mổ
và các điểm kinh doanh sản phẩm động vật được cấp phép theo quy định.
- 100% các chợ, siêu thị thuộc
các phường trung tâm thành phố, thị xã và một số thị trấn của huyện có kinh
doanh sản phẩm động vật bắt buộc phải có dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan thú
y.
- Hình thành 06 cơ sở giết mổ động
vật tập trung và 21 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt
động được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y của sơ quan thú y.
3.2. Giai đoạn 2021 -
2030:
- Đến năm 2030 xóa bỏ hoàn toàn
hình thức giết mổ động vật, kinh doanh, động vật, sản phẩm động vật không đúng
quy định.
- 100% cơ sở giết mổ động vật
trong quy hoạch của Đề án được kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y.
- 100% số chợ, siêu thị có kinh
doanh sản phẩm động vật trên địa bàn toàn tỉnh phải có dấu kiểm soát giết mổ của
cơ quan thú y.
- Hình thành thêm 13 cơ sở giết
mổ động vật tập trung, 49 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ và xây dựng được ít nhất
01 cơ sở giết mổ động vật tập trung công nghiệp gắn với bảo quản phục vụ xuất
khẩu trong quy hoạch của Đề án được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y của
sơ quan thú y.
II. NHIỆM VỤ
1. Nhiệm vụ quản lý nhà nước1.1.
Thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, đào tạo tập huấn về quản
lý hoạt động giết mổ động vật, kinh doanh sản phẩm động vật đảm bảo an toàn thực
phẩm và vệ sinh môi trường; thực hiện quản lý nhà nước đối với cơ sở giết mổ động
vật và các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật.
1.2. Thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước đối với cơ sở giết mổ động vật và kinh doanh sản phẩm động
vật
a) Quản lý nhà nước đối với
cơ sở giết mổ động vật
- UBND các huyện, thành phố, thị
xã chủ trì:
+ Tổ chức rà soát, thống kê, quản
lý đối với cơ sở, chủ hộ giết mổ gia súc, gia cầm và các điểm buôn bán thịt gia
súc, gia cầm trên địa bàn quản lý. Bố trí địa điểm, đất đai thu hút đầu tư xây
dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; thực hiện xóa bỏ
tình trạng giết mổ động vật tại hộ kinh doanh, giết mổ động vật tại hộ chăn
nuôi; thực hiện việc cấm giết mổ động vật trên lòng đường, hè phố.
+ Triển khai và kiểm tra đôn đốc
việc thực hiện các quy định về quản lý hoạt động giết mổ, kinh doanh động vật,
sản phẩm động vật đối với UBND các xã, phường, thị trấn, các ngành liên quan,
Ban quản lý chợ, siêu thị, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh giết mổ động vật
trên địa bàn quản lý; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
+ Tổ chức ký cam kết với các hộ
giết mổ, kinh doanh động vật sản phẩm động vật chấp hành các quy định về điều
kiện giết mổ động vật, buôn bán sản phẩm động vật theo quy định.
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
Hướng dẫn, thẩm định điều kiện vệ sinh thú y và thực hiện kiểm soát giết mổ, kiểm
tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ động vật đáp ứng đủ điều kiện vệ sinh
thú y, môi trường; thành lập các đoàn kiểm tra chuyên ngành đối với các cơ sở
giết mổ động vật, cơ sở chuyên kinh doanh sản phẩm động vật, cơ sở thu gom, vận
chuyển động vật và sản phẩm động vật; lấy mẫu kiểm tra điều kiện an toàn thực
phẩm, vệ sinh thú y, môi trường; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
b) Quản lý nhà nước đối với
cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật
- Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục
Chăn nuôi và thú y) chủ trì thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành cấp
tỉnh, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh sản
phẩm động vật tại các chợ, siêu thị thuộc các phường trung tâm thành phố, thị
xã và một số chợ trung tâm thị trấn huyện;
- UBND các huyện, thành phố, thị
xã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện kiểm tra vệ sinh thú y, an
toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật tại các chợ trên
địa bàn quản lý; thực hiện việc xóa bỏ các điểm kinh doanh sản phẩm động vật
trên lòng đường, hè phố, tụ điểm dân cư không đảm bảo an toàn thực phẩm; theo lộ
trình, chỉ đạo thực hiện quy định bắt buộc sản phẩm động vật kinh doanh tại chợ
phải được giết mổ tại cơ sở giết mổ và có dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan thú
y.
2. Xây dựng hệ thống cơ sở giết
mổ động vật
2.1. Quy định về loại
hình giết mổ động vật, quy mô diện tích và công suất tối thiểu đối với một cơ sở
giết mổ động vật
- Cơ sở giết mổ động vật tập
trung công suất giết mổ tối thiểu phải đạt: Trâu, bò 35 con/ngày, đêm; lợn 140
con/ngày, đêm và gia cầm 1.400 con/ngày đêm. Bố trí diện tích tối thiểu 10.000
m2 cho 01 cơ sở;
- Cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ
công suất giết mổ tối thiểu phải đạt: Trâu, bò, ngựa 05 con/ngày, đêm; lợn 20
con/ngày, đêm; gia cầm 200 con/ngày, đêm. Bố trí diện tích tối thiểu 500 m2;
- Nếu cơ sở giết mổ hỗn hợp thì
quy đổi số động vật giết mổ như sau: 01 con trâu, bò, ngựa tương đương 04 con lợn,
dê hoặc tương đương 40 con gia cầm; 01 con lợn tương đương 10 con gia cầm.
2.2. Bố trí đất đai để
thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ động vật
Thực hiện quy hoạch, bố trí đất
đai cho 17 cơ sở giết mổ động vật tập trung và 70 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ.
Các địa phương thực hiện việc quy hoạch, bố trí đất đai cho các cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung, nhỏ lẻ trong quy hoạch của Đề án ngay trong giai đoạn
2018-2020. Trong trường hợp giai đoạn 2021-2030 có thay đổi, bổ sung về địa điểm
xây dựng cơ sở giết mổ động vật yêu cầu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch (Chi tiết
tại Phụ lục 01, 02 kèm theo).
3. Xây dựng chuỗi sản xuất
chăn nuôi gắn với giết mổ tiêu thụ sản phẩm
- Phát triển hợp tác xã chăn
nuôi, giết mổ, nòng cốt là các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung. Đồng
thời đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi an toàn áp dụng quy
trình VietGAP, giết mổ, chế biến, tạo nền tảng để hình thành liên kết chuỗi;
- Tập trung xây dựng mô hình
liên kết chuỗi tại các địa phương chăn nuôi trọng điểm: Huyện Phú Bình, huyện Đồng
Hỷ, huyện Phú Lương, thị xã Phổ Yên, thành phố Sông Công và thành phố Thái
Nguyên.
Đến năm 2030, hình thành trên
50 chuỗi hợp tác, liên kết chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm
III. GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU
1. Về thông tin tuyên truyền,
phổ biến kiến thức pháp luật, đào tạo tập huấn
1.1. Nội dung tuyên truyền:
- Tuyên truyền, phố biến kiến
thức pháp luật cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, giết mổ, buôn bán sản phẩm động
vật và người tiêu dùng chấp hành nghiêm chỉnh Luật An toàn thực phẩm, Luật Bảo
vệ môi trường, Luật Thú y; chấp hành những quy định của chính quyền địa phương
về giết mổ, buôn bán sản phẩm động vật; sử dụng sản phẩm động vật có nguồn gốc
an toàn, được kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y;
- Nâng cao kiến thức cho những
người hành nghề, người trực tiếp giết mổ động vật, thu mua vận chuyển động vật
về những kiến thức vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm và quy định của Nhà
nước đối với hoạt động giết mổ động vật; thực hiện nói “không” với “thực phẩm bẩn”;
- Tuyên truyền, vận động các tổ
chức, cá nhân đầu tư xây mới, nâng cấp các cơ sở giết mổ động vật theo quy hoạch
của chính quyền địa phương; tuyên truyền về chủ trương của tỉnh để thu hút các
tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản
phẩm động vật;
- Tuyên truyền vận động kết hợp
với biện pháp hành chính để các hộ giết mổ động vật tại hộ kinh doanh, giết mổ
động vật tại hộ chăn nuôi, đưa gia súc, gia cầm vào cơ sở giết mổ động vật đã
được cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động; không giết mổ, kinh doanh buôn bán
thịt gia súc, gia cầm tươi sống ở lề đường, hè phố, tụ điểm dân cư không được
phép kinh doanh;
- Thông tin về các chế tài xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh giết mổ, buôn bán sản phẩm động
vật không chấp hành các quy định của pháp luật;
1.2. Hình thức thông tin
tuyên truyền: thông qua các hội nghị triển khai; đài phát thanh, truyền
hình, báo, tờ rơi, tờ bướm; hoạt động tuyên truyền của các đoàn thể của các tổ
chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp; thông qua mô hình điểm về quản lý giết mổ,
kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.
2. Quy hoạch địa điểm, bố
trí đất đai xây dựng cơ sở giết mổ động vật
- Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã có trách nhiệm quy hoạch địa điểm và bố trí đất đai, đưa vào
kế hoạch sử dụng đất của địa phương để xây dựng cơ sở giết mổ;
- Đất dành cho xây dựng cơ sở
giết mổ động vật phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, quy hoạch
xây dựng nông thôn mới và cơ sở giết mổ động vật phải tuân thủ quy định tại khoản
1, 2 Điều 69 của Luật Thú y; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật tuân thủ
quy định tại khoản 3 Điều 69 của Luật Thú y;
- Bố trí địa điểm xây dựng cơ sở
giết mổ động vật phải thuận lợi về hạ tầng giao thông, điện, nước; đảm bảo an
toàn thực phẩm và môi trường sinh thái; phù hợp với vùng sản xuất chăn nuôi và
thị trường tiêu thụ;
- Phải có đủ diện tích để phục
vụ nhu cầu trước mắt cũng như mở rộng trong tương lai, đảm bảo bền vững và mang
tính chất lâu dài.
3. Về khoa học, công nghệ
3.1. Giải pháp công nghệ
giết mổ và bảo quản sau giết mổ
- Tùy thuộc vào quy mô, công suất
giết mổ động vật mà chủ đầu tư lựa chọn công nghệ giết mổ động vật, quy trình vận
hành, bảo quản, vận chuyển sản phẩm động vật cho phù hợp với quy mô, công suất
giết mổ động vật đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường
và hiệu quả kinh tế;
- Khuyến khích các cơ sở giết mổ
động vật tập trung áp dụng quy trình công nghệ “giết mổ treo”; giết mổ gắn với
sơ chế “pha lóc”; giết mổ gắn với bảo quản lạnh; công nghệ giết mổ gắn với công
nghệ xử lý môi trường;
- Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ,
cơ sở thu gom giết mổ khuyến khích ứng dụng quy trình giết mổ đảm bảo vệ sinh
thú y, an toàn thực phẩm và môi trường phù hợp.
3.2. Giải pháp xử lý chất
thải, nước thải bảo vệ môi trường
- Khuyến khích áp dụng công nghệ
sinh học trong xử lý chất thải. Xử lý chất thải lỏng bằng công trình khí sinh học
BIOGAZ; Công trình BIOGAZ kết hợp thu gom chất thải rắn bằng hệ thống máy ép
phân; hệ thống bể lắng, hồ sinh học; xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học;
- Thực hiện quy định về báo cáo
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường theo hướng dẫn tại
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Giải pháp quản lý nhà nước
về hoạt động giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật
- Xây dựng, trình Ban thường vụ
Tỉnh ủy ban hành chỉ thị về tăng cường nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên;
- Xây dựng văn bản quy định về
hoạt động kinh doanh, giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh thay thế Quyết định số
11/2014/QĐ-UBND ngày 24/5/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về điều
kiện giết mổ, kinh doanh, vận chuyện động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh
và tổ chức thực hiện nghiêm túc khi các cơ sở giết mổ động vật đi vào hoạt động;
- Quy định, phân công, phân cấp,
thực thi công vụ quản lý về nhà nước về giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật đối
với các Sở, ngành, địa phương, Ban quản lý các chợ, các xã, phường, thị trấn. Đồng
thời, xây dựng quy chế phối hợp giữa các Sở, ngành và chính quyền địa phương
trong công tác quản lý nhà nước về giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật;
- Đẩy mạnh công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước.
5. Giải pháp về nhân lực
- Tuyển chọn những người có
trình độ chuyên môn theo quy định của pháp luật, tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp
vụ thực hiện công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở
giết mổ động vật; đề nghị Cục thú y cấp thẻ kiểm dịch để thực hiện công tác kiểm
soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ động vật; ưu tiên đội ngũ thú y cơ sở, thực
hiện kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ động vật
nhỏ lẻ.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý đối với đội ngũ công chức,
viên chức thực thi nhiệm vụ; kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà
nước về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y;
- Bổ sung công chức thực hiện
công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ động vật
tập trung theo quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 tại Thông tư số 07/2015/TT-BNV ngày
11/12/2015 của Bộ Nội vụ;
- Giao Sở Nông nghiệp và PTNT
chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tuyển chọn người có chuyên môn Thú y theo
quy định của pháp luật, thực hiện kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại
các cơ sở giết mổ động nhỏ lẻ; thực hiện kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh
thú y tại các cơ sở giết mổ động vật theo quy định tại Thông tư số
09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
6. Thu hút đầu tư
Đảm bảo thực thi hiệu quả chính
sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào giết mổ,
kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.
IV. CƠ CHẾ
CHÍNH SÁCH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Thực hiện theo các chính
sách của Trung ương và của tỉnh đã ban hành
- Chính sách khuyến khích, hỗ
trợ doanh nghiệp xây dựng cơ sở giết mổ động vật theo Nghị định số
210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ và Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND
ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên;
Đối với chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP
ngày 9/6/2015 của Chính phủ;
Được miễn, giảm tiền thuê đất
theo quy định tại Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND ngày 15/11/2012 của UBND tỉnh
ban hành quy định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
2. Thực hiện chính sách mới
theo Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh,
cụ thể như sau:
2.1. Hỗ trợ công tác quản
lý nhà nước
Hỗ trợ kinh phí tổ chức hội nghị
triển khai; thông tin tuyên truyền; đào tạo, tập huấn; hỗ trợ trang, sắc phục
cho Kiểm dịch viên; mua máy móc, thiết bị phục vụ công tác kiểm soát giết mổ,
an toàn thực phẩm; thanh tra, kiểm tra.
2.2. Hỗ trợ chi phí vận
chuyển gia súc, gia cầm đến cơ sở giết mổ tập trung và nhỏ lẻ để giết mổ
- Đối tượng, nội dung và điều
kiện hỗ trợ: Hỗ trợ tổ chức, cá nhân đưa động vật đến giết mổ tại cơ sở giết mổ
tập trung, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong quy hoạch, có kiểm soát giết mổ của cơ
quan thú y.
- Mức hỗ trợ: 60.000 đồng/con đối
trâu, bò; 15.000 đồng/con đối với lợn, dê và 1.500 đồng/con đối với gia cầm. Thời
gian hỗ trợ trong 02 năm đầu, kể từ khi cơ sở giết mổ động vật đi vào hoạt động
có sản phẩm.
2.3. Hỗ trợ đối với tổ chức,
cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ:
- Hỗ trợ 50% chi phí bồi thường
giải phóng mặt bằng theo đơn giá bồi thường, giải phóng mặt bằng do Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành tại thời điểm triển khai dự án, tối đa không quá 500 triệu đồng/cơ
sở.
- Hỗ trợ 50% chi phí xây dựng
cơ sở hạ tầng và thiết bị trong hàng rào dự án (bao gồm nhà xưởng, trang thiết
bị, dụng cụ, xử lý chất thải, nước thải, điện, nước,...) nhưng không quá 400
triệu đồng/cơ sở.
- Hỗ trợ 70% chi phí xây dựng
cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào (đối với trường hợp cơ sở chưa có đường giao
thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào). Hỗ trợ không quá 300 triệu
đồng/cơ sở.
- Hỗ trợ chi phí giết mổ:
35.000 đồng/con đối với lợn, dê; 100.000 đồng/con đối với trâu, bò; 1.500 đồng/con
đối với gia cầm. Hỗ trợ không quá 150 triệu đồng/cơ sở/năm. Thời gian hỗ trợ
trong 02 năm đầu, kể từ khi cơ sở giết mổ động vật đi vào hoạt động có sản phẩm.
- Hỗ trợ 100% phí kiểm soát giết
mổ: 14.000 đồng/con đối với trâu, bò, ngựa; 7.000 đồng/con đối với lợn (trên
15kg), dê; 700 đồng/con đối với lợn (dưới 15kg); Hỗ trợ 200 đồng/con đối với
gia cầm các loại. Thời gian hỗ trợ trong 02 năm đầu, kể từ khi cơ sở giết mổ động
vật đi vào hoạt động có sản phẩm.
3. Kinh phí thực hiện
Khái toán kinh phí đầu tư, xây
dựng các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2030 là 191.279
triệu đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 112.477 triệu đồng; vốn chủ dự
án đối ứng: 78.802 triệu đồng.
- Giai đoạn 2018 - 2020: 56.222
triệu đồng. Trong đó ngân sách nhà nước: 35.739 triệu đồng (năm 2018: 10.345
triệu đồng; năm 2019: 15.049 triệu đồng; năm 2020: 10.345 triệu đồng); phần vốn
còn lại do chủ dự án đối ứng.
- Giai đoạn 2020 - 2030:
135.057 triệu đồng. Trong đó ngân sách nhà nước: 76.738 triệu đồng phần vốn còn
lại do chủ dự án đối ứng.
(chi tiết tại Phụ lục 03, 04
kèm theo)
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban
nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thực hiện việc công bố công khai Đề án;
là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm quản lý chung; hướng dẫn các huyện,
thành phố, thị xã triển khai thực hiện Đề án;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng
kế hoạch để triển khai thực hiện Đề án từng năm theo đúng quy định;
- Hướng dẫn, thẩm định điều kiện,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quy định về điều kiện vệ sinh thú y,
môi trường đối với cơ sở giết mổ động vật, kinh doanh sản phẩm động vật;
- Bố trí nhân lực thực hiện kiểm
soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ động vật được cấp
phép hoạt động;
- Tổ chức tập huấn kiến thức về
vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân thuộc
diện quản lý theo phân công, phân cấp;
- Thực hiện nhiệm vụ thanh tra,
kiểm tra xử lý vi phạm theo phân công, phân cấp; phối hợp với Sở Công Thương và
các Sở, ngành liên quan kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản
phẩm động vật kinh doanh tại chợ/siêu thị;
- Tham mưu cho UBND tỉnh thành
lập Tổ công tác kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về kiểm soát giết mổ,
kiểm tra vệ sinh thú y của các Sở, ngành, địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan và chính quyền địa phương nghiệm thu dự án xây dựng cơ sở giết
mổ hoàn thành.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan thông tin, truyền thông tổ chức tuyên truyền về việc thực hiện quy định của
pháp luật về giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm.
2. Sở Công Thương
- Chủ trì và chịu trách nhiệm
quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với những sản phẩm thực phẩm
kinh doanh tại chợ và siêu thị; quản lý và chỉ đạo thực hiện quy định bắt buộc
về sản phẩm động vật kinh doanh tại các chợ, siêu thị phải có dấu “Kiểm soát
giết mổ” của cơ quan thú y;
- Phối hợp chính quyền địa
phương tổ chức, sắp xếp lại cơ sở buôn bán sản phẩm động vật tại chợ, đảm bảo
thuận tiện và an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Tổ chức tập huấn kiến thức về
vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân thuộc
diện quản lý theo phân công, phân cấp;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT, Công an tỉnh và chính quyền địa phương thanh tra, kiểm tra xử lý các
hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh động vật, sản
phẩm động vật tại chợ, siêu thị, tụ điểm kinh doanh, buôn bán.
3. Sở Y tế
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT và các Sở, ngành liên quan để tổ chức tập huấn kiến thức về vệ sinh an
toàn thực phẩm; tổ chức kiểm tra sức khỏe đối với Kiểm dịch viên, người làm việc
trực tiếp tại cơ sở giết mổ động vật, buôn bán sản phẩm động vật; phối hợp các
Sở, ngành liên quan thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an
toàn thực phẩm;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các ngành
liên quan quản lý giết mổ động vật tại các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể;
kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể
trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức tập huấn kiến thức về
vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân thuộc
diện quản lý theo phân công, phân cấp;
- Tổ chức ký cam kết đối với
các nhà hàng, bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh sử dụng sản phẩm động vật có nguồn
gốc, có dấu “Kiểm soát giết mổ” của cơ quan Thú y; tổ chức quản lý và phối
hợp kiểm tra các nội dung liên quan theo quy định của Luật An toàn thực phẩm.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Hướng dẫn chủ đầu tư lập, thẩm
định các dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm
động vật theo quy hoạch đã được phê duyệt; tham mưu cho UBND tỉnh quyết định nội
dung và mức hỗ trợ theo chính sách;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT, các Sở, ngành liên quan, các địa phương tổ chức nghiệm thu, thực hiện
hỗ trợ theo chính sách hiện hành.
5. Sở Tài chính
Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí
nguồn kinh phí thực hiện Đề án; quản lý thu, nộp và sử dụng phí trong lĩnh vực
Thú y; phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các địa phương tổ chức nghiệm thu,
thực hiện hỗ trợ theo chính sách hiện hành;
6. Sở Tài Nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn việc thực hiện các
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động của cơ sở giết mổ
động vật;
- Tổ chức thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường chi tiết đối với các
cơ sở giết mổ động vật theo phân cấp; tổ chức kiểm tra việc vận hành các công
trình xử lý chất thải, biện pháp bảo vệ môi trường của các cơ sở giết mổ động vật
theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra xử lý các trường hợp
cố tình vi phạm các quy định trong công tác bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực
giết mổ, chế biến sản phẩm động vật.
7. Sở Xây dựng
Hướng dẫn việc thực hiện các
quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng cơ sở giết mổ động vật, sơ chế,
chế biến sản phẩm động vật;
Phối hợp với UBND cấp huyện,
thành phố, thị xã, các Sở, ngành liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành
mẫu thiết kế cho từng loại hình cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn toàn tỉnh.
8. Công an tỉnh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
PTNT, các Sở, ngành liên quan kiểm tra, xử lý các vi phạm theo quy định của
pháp luật về quản lý giết mổ động vật và an toàn vệ sinh thực phẩm; chỉ đạo
công an các huyện, thành phố, thị xã, phối hợp với các Phòng ban của UBND cấp
huyện tăng cường kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
9. Đề nghị các tổ chức đoàn
thể của tỉnh
Tuyên truyền, phổ biến, vận động
các hội viên, đoàn viên nâng cao nhận thức, chấp hành những quy định của pháp
luật về an toàn thực phẩm, trong hoạt động giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm động
vật; tổ chức giám sát việc chấp hành quy định pháp luật của các cơ quan quản lý
nhà nước, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến giết mổ, sơ chế, chế biến
sản phẩm động vật.
10. UBND các huyện, thành phố,
thị xã
- Chủ trì tổ chức chỉ đạo thực
hiện toàn bộ nhiệm vụ, giải pháp, chính sách về quản lý giết mổ, sơ chế, chế biến
sản phẩm động vật, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý
theo theo nội dung Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt;
- Thực hiện công tác thông tin,
tuyên truyền, phổ biến kiến thực pháp luật cho các cơ sở giết mổ động vật, buôn
bán sản phẩm động vật;
- Thẩm định địa điểm xây dựng
cơ sở giết mổ động vật; quy định địa điểm buôn bán sản phẩm động vật; chủ động
làm thủ tục bàn giao đất cho chủ đầu tư, hướng dẫn nâng cấp, xây dựng mới cơ sở
giết mổ động vật;
- Tổ chức tập huấn kiến thức về
vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân thuộc
diện quản lý theo phân công, phân cấp;
- Quản lý hoạt động của cơ sở
giết mổ động vật tập trung, cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ; hoạt động sơ chế, chế
biến; các chợ, siêu thị buôn bán thịt gia súc, gia cầm; vận chuyển, kinh doanh
động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn;
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình
chỉ đạo thực hiện việc xóa bỏ tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm tại hộ chăn
nuôi và tại hộ kinh doanh giết mổ; xóa bỏ giết mổ, kinh doanh buôn bán thịt gia
súc gia cầm ở lề đường, hè phố và tụ điểm dân cư trái quy định;
- Tổ chức thực hiện các giải
pháp về quản lý hoạt động giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; chủ
trì thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm theo phân công,
phân cấp của tỉnh; tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm theo quy định
của pháp luật;
- Bố trí nguồn kinh phí và thực
hiện chính sách hỗ trợ theo phân cấp.
11. Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn
- Chủ trì thực hiện công tác
thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối, Nghị
quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về giết mổ động vật, kinh
doanh động vật, sản phẩm động vật;
- Quản lý hoạt động của các cơ
sở giết mổ động vật nhỏ lẻ trên địa bàn; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, kiểm
tra, giám sát cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
trong giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý.
12. Tổ chức, cá nhân đầu tư
cơ sở giết mổ động vật, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật
- Tuân thủ quy định về yêu cầu
vệ sinh thú y trong giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; thực
hiện việc lưu giữ hồ sơ và các thông tin cần thiết để truy xuất nguồn gốc động
vật, sản phẩm động vật;
- Chấp hành nghiêm các quy định
của pháp luật về thú y và các quy định khác có liên quan trong giết mổ, buôn
bán sản phẩm động vật.
Điều 2. Quyết
định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Y tế,
Công Thương, Tài chính, Tài Nguyên và Môi trường, Xây dựng, Văn hóa - Thể thao
và Du lịch, Công an tỉnh; các tổ chức đoàn thể của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đoàn Văn Tuấn
|
PHỤ LỤC 01:
QUY HOẠCH ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT
TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 75 /QĐ-UBND ngày 10 /01/2018 của UBND tỉnh
Thái Nguyên)
TT
|
Địa điểm
|
Số lượng
|
Năm thực hiện
|
|
GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
|
4
|
|
I
|
TP Thái Nguyên
|
1
|
|
1
|
Xóm Mới, phường Tích Lương
|
1
|
2019
|
II
|
Huyện Đại Từ
|
1
|
|
1
|
Đồi Chè, xóm 3, TT Hùng Sơn
|
1
|
2019
|
III
|
Thị xã Phổ Yên
|
1
|
|
1
|
TDP Đầu Cầu, phường Ba Hàng
|
1
|
2018
|
IV
|
Thành phố Sông Công
|
1
|
|
1
|
Xóm Tân Sơn, xã Vinh Sơn
|
1
|
2020
|
|
GIAI ĐOẠN 2021- 2030
|
13
|
|
I
|
TP Thái Nguyên
|
4
|
|
1
|
Xã Tân Cương
|
1
|
Đến 2030
|
2
|
Xóm Thuần, xã Phúc Trìu
|
1
|
Đến 2030
|
3
|
Xóm Đồng Lạnh, xã Phúc Xuân
|
1
|
Đến 2030
|
4
|
Phường Chùa Hang (nâng cấp)
|
1
|
Đến 2030
|
II
|
Huyện Đại Từ
|
2
|
|
1
|
Xóm Na Quýt, xã Phú Cường
|
1
|
Đến 2030
|
2
|
Xóm Tân Lập, xã Cát Nê
|
1
|
Đến 2030
|
III
|
Thị xã Phổ Yên
|
2
|
|
1
|
Xóm Tân Long 3, Xã Tân Hương
|
1
|
Đến 2030
|
2
|
Xóm Cầu Sơn, xã Trung Thành
|
1
|
Đến 2030
|
V
|
Huyện Phú Lương
|
2
|
|
1
|
Thị trấn Đu
|
1
|
Đến 2030
|
2
|
Xã Cổ Lũng
|
1
|
Đến 2030
|
VI
|
Huyện Định Hoá
|
1
|
|
1
|
Xã Bảo Cường
|
1
|
Đến 2030
|
VII
|
Huyện Đồng Hỷ
|
2
|
|
1
|
Thị trấn Trại Cau (nâng cấp)
|
1
|
Đến 2030
|
2
|
Xã Hóa Thượng (nâng cấp)
|
1
|
Đến 2030
|
|
Tổng cộng
|
17
|
|
PHỤ LỤC 02:
QUY HOẠCH ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT
NHỎ LẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 75 /QĐ-UBND ngày 10 /01/2018 của UBND tỉnh
Thái Nguyên)
TT
|
Địa điểm
|
Số lượng
|
Năm thực hiện
|
|
|
|
|
|
GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
|
21
|
|
I
|
Thành phố Thái Nguyên
|
2
|
|
1
|
Xã Sơn Cẩm
|
1
|
2018
|
2
|
Phường Chùa Hang
|
1
|
2019
|
II
|
Thành phố Sông Công
|
2
|
|
1
|
TDP Tân Trung, phường Lương
Sơn
|
1
|
2018
|
2
|
TDP Cầu Gáo, phường Bách
Quang
|
1
|
2019
|
III
|
Huyện Phú Lương
|
3
|
|
1
|
Thị trấn Giang Tiên
|
1
|
2018
|
2
|
3 Xã: Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp
Thành
|
1
|
2019
|
3
|
Xã Tức Tranh
|
1
|
2020
|
IV
|
Huyện Đại Từ
|
2
|
|
1
|
Khu vực đồi chè các cụ, xã
Tiên Hội
|
1
|
2019
|
2
|
Khu Sơn Đô, xã Tân Thái
|
1
|
2020
|
V
|
Huyện Đồng Hỷ
|
3
|
|
1
|
Xã Nam Hòa
|
1
|
2018
|
2
|
Thị trấn Trại Cau
|
1
|
2019
|
3
|
Xã Hóa Thượng
|
1
|
2020
|
VI
|
Huyện Phú Bình
|
3
|
|
1
|
Thị trấn Hương Sơn
|
1
|
2018
|
2
|
Xã Tân Khánh
|
1
|
2019
|
3
|
Xã Nhã Lộng
|
1
|
2020
|
VII
|
Thị xã Phổ Yên
|
2
|
|
1
|
Xã Hồng Tiến
|
1
|
2018
|
2
|
Xã Tiên Phong
|
1
|
2019
|
VIII
|
Huyện Định Hóa
|
2
|
|
1
|
Xã Bảo Cường
|
1
|
2019
|
2
|
Xã Trung Hội
|
1
|
2020
|
IX
|
Huyện Võ Nhai
|
2
|
|
1
|
Thị trấn Đình Cả
|
1
|
2019
|
2
|
Xã La Hiên
|
1
|
2020
|
|
GIAI ĐOẠN 2021-2030
|
49
|
|
I
|
Thành phố Sông Công
|
3
|
|
1
|
Xóm Đông Tiến, xã Tân Quang
|
1
|
Đến 2030
|
2
|
Xóm Tiền Tiến, xã Bình Sơn
|
1
|
Đến 2030
|
3
|
Điểm tại TDP Tân Huyện, phường
Phố Cò
|
1
|
Đến 2030
|
II
|
Huyện Phú Lương
|
2
|
|
1
|
Xã Yên Ninh
|
1
|
Đến 2030
|
2
|
Xã Yên Đổ
|
1
|
Đến 2030
|
III
|
Huyện Đại Từ
|
7
|
|
1
|
Xóm Đức Long, xã Khôi Kỳ
|
1
|
Đến 2030
|
2
|
Đồi Thanh Niên, xóm 13 xã Phú
Xuyên
|
1
|
Đến 2030
|
3
|
Xóm Thọ, khu đồi 3 cây xã Phục
Linh
|
1
|
Đến 2030
|
4
|
Xóm Quang Trung, xã Bản Ngoại
|
1
|
Đến 2030
|
5
|
Khu vực Quan Bé, xóm Tiền
Phong xã Đức Lương
|
1
|
Đến 2030
|
6
|
Đập Vàng Kiềng, xã Văn Yên
|
1
|
Đến 2030
|
7
|
Xã Yên Lãng
|
1
|
Đến 2030
|
IV
|
Huyện Đồng Hỷ
|
10
|
|
1
|
Xã Khe Mo và xã Văn Hán
|
1
|
Đến 2030
|
2
|
Xã Quang Sơn
|
1
|
Đến 2030
|
3
|
Thị trấn Sông Cầu
|
1
|
Đến 2030
|
4
|
Xã Hòa Bình
|
1
|
Đến 2030
|
5
|
Xã Minh Lập
|
1
|
Đến 2030
|
6
|
Xã Khe Mo
|
1
|
Đến 2030
|
7
|
Xã Hợp Tiến
|
1
|
Đến 2030
|
8
|
Xã Cây Thị
|
1
|
Đến 2030
|
9
|
Xã Tân Long
|
1
|
Đến 2030
|
10
|
Xã Văn Lang
|
1
|
Đến 2030
|
V
|
Huyện Phú Bình
|
2
|
|
1
|
Xã Điềm Thụy
|
1
|
Đến 2030
|
2
|
Xã Nga My
|
1
|
Đến 2030
|
III
|
Thị xã Phổ Yên
|
2
|
|
1
|
Xã Thành Công
|
1
|
Đến 2030
|
2
|
Xã Phúc Thuận
|
1
|
Đến 2030
|
VII
|
Huyện Định Hóa
|
13
|
|
1
|
Xã Bình Yên
|
1
|
Đến 2030
|
2
|
Xã Điềm Mạc
|
1
|
Đến 2030
|
3
|
Xã Quy Kỳ
|
1
|
Đến 2030
|
4
|
Xã Tân Thịnh
|
1
|
Đến 2030
|
5
|
Xã Lam Vỹ
|
1
|
Đến 2030
|
6
|
Xã Phú Tiến
|
1
|
Đến 2030
|
7
|
Xã Sơn Phú
|
1
|
Đến 2030
|
8
|
Xã Bình Thành
|
1
|
Đến 2030
|
9
|
Xã Thanh Định
|
1
|
Đến 2030
|
10
|
Xã Phượng Tiến
|
1
|
Đến 2030
|
11
|
Xã Bảo Linh
|
1
|
Đến 2030
|
12
|
Xã Đồng Thịnh
|
1
|
Đến 2030
|
13
|
Xã Phú Đình
|
1
|
Đến 2030
|
VIII
|
Huyện Võ Nhai
|
10
|
|
1
|
Xã Lâu Thượng
|
1
|
Đến 2030
|
2
|
Xã Cúc Đường
|
1
|
Đến 2030
|
3
|
Xã Nghinh Tường
|
1
|
Đến 2030
|
4
|
Xã Thượng Nung
|
1
|
Đến 2030
|
5
|
Xã Tràng Xá
|
1
|
Đến 2030
|
6
|
Xóm Là Đông + Là Bo xã Tràng
Xá
|
1
|
Đến 2030
|
7
|
Xã Dân Tiến
|
1
|
Đến 2030
|
8
|
Xã Bình Long
|
1
|
Đến 2030
|
9
|
Xã Liên Minh
|
1
|
Đến 2030
|
10
|
Xã Sảng Mộc
|
1
|
Đến 2030
|
|
Tổng cộng
|
70
|
|