Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2897/QĐ-UBND 2020 Đề án khung nhiệm vụ khoa học về quỹ gen cấp tỉnh Kiên Giang

Số hiệu: 2897/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Lâm Minh Thành
Ngày ban hành: 16/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2897/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 16 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ QUỸ GEN CẤP TỈNH THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;

Căn cứ Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 379/VP-VHXH ngày 22/01/2020 của Văn phòng UBND tỉnh về việc chỉ đạo xây dựng Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen;

Căn cứ Công văn số 1851/BKHCN-CNN ngày 26/6/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc góp ý Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 121/TTr-SKHCN ngày 03/12/2020 về việc phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

1. Nội dung Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 đính kèm theo Quyết định này.

2. Tổng số kinh phí thực hiện dự kiến là 68.850 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh.

3. Tổ chức thực hiện Đề án:

- Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, các địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao của Đề án; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án với UBND tỉnh.

- Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự toán kinh phí thực hiện và tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí triển khai Đề án theo quy định.

- Các tổ chức, đơn vị chủ trì: Căn cứ Đề án được phê duyệt và danh mục nhiệm vụ được cấp thẩm quyền phê duyệt hàng năm, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có năng lực xây dựng hồ sơ thuyết minh đề cương và triển khai thực hiện theo quy định.

- Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án này, nếu có khó khăn vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung, các sở, ban, ngành tỉnh, các địa phương chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh để xem xét, giải quyết.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều .2;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- CT và các PCT. UBND tỉnh;
- LĐVP, P.KGVX, P.KT, P.TH;
- Lưu: VT, nvthanh.

CHỦ TỊCH




Lâm Minh Thành

 

ĐỀ ÁN

KHUNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ QUỸ GEN CẤP TỈNH THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2897/QĐ-UBND ngày 16/12/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

I. NHU CẦU VỀ NGUỒN GEN VÀ TÍNH CẤP THIẾT

Bảo tồn, khai thác và phát triển các nguồn gen động vật, thực vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của con người trên toàn thế giới cũng như ở nước ta. Sinh vật nói chung và thực vật nói riêng là nguyên liệu trực tiếp nuôi sống con người và đồng thời là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, y tế,...; bên cạnh đó, nó còn có vai trò vô cùng to lớn trong hệ sinh thái. Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là bảo vệ tài nguyên di truyền nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cải tạo giống, đảm bảo duy trì được sự đa dạng sinh học và những tiền đề cần thiết về tài nguyên sinh học cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội hiện tại cũng như trong tương lai.

Tỉnh Kiên Giang là tỉnh có đa dạng các hệ sinh thái (rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng nguyên sinh, hệ sinh thái núi đá vôi, sinh thái biển, sinh thái sông, sinh thái cửa sông,...) rất đa dạng và phong phú về thành phần các loài động, thực vật trong tự nhiên. Theo số liệu điều tra sơ bộ của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, tỉnh có khoảng 2.340 loài động, thực vật có trong các hệ sinh thái tự nhiên, trong đó 1.480 loài thực vật với 116 loài quý hiếm và 57 loài đặc hữu; 860 loài động vật với 78 loài quý hiếm, 36 loài đặc hữu.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành và triển khai thực hiện Quyết định số 931/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 phê duyệt Đề án “Bảo tồn gen động, thực vật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020” với tổng số 83 nguồn gen tiềm năng, có giá trị, trong đó 61 nguồn gen triển khai bảo tồn dưới dạng các dự án cấp tỉnh triển khai thực hiện trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020.

1. Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, tỉnh triển khai cơ bản khá đầy đủ theo các nội dung bảo tồn của Đề án. Đánh giá chung một số kết quả triển khai Đề án trong thời gian qua:

* Về thực hiện các dự án bảo tồn nguồn gen:

Đến nay, tỉnh đã phê duyệt thực hiện 13 dự án để bảo tồn 35/61 nguồn gen (đạt 57,4% kế hoạch) với tổng kinh phí thực hiện các dự án là 4.605.065.000 đồng. Số lượng các dự án cũng như các nguồn gen triển khai hàng năm không nhiều.

Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đã có lồng ghép để nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để vào công tác bảo tồn các nguồn gen; một số nguồn gen đã được triển khai nghiên cứu cơ bản, xây dựng các quy trình kỹ thuật về sản xuất giống hoặc quy trình nuôi thương phẩm phục vụ cho các nhiệm vụ bảo tồn trong thời gian tới; triển khai đánh giá chi tiết một số nguồn gen theo các chỉ tiêu sinh học phù hợp với từng đối tượng; tư liệu hóa các nguồn gen dưới các hình thức: Phiếu điều tra, mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh,...

Các nguồn gen đã và đang được bảo tồn đã góp phần tích cực trong việc duy trì, bảo tồn và khai thác có hiệu quả các nguồn gen, nhất là các nguồn gen động vật, thực vật quý, hiếm, bản địa, có giá trị kinh tế cao trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, y dược,... góp phần phát triển các nhãn hiệu tập thể, phát triển các sản phẩm chủ lực của từng địa phương trong tỉnh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

* Về xây dựng hệ thống Mạng lưới quỹ gen quốc gia:

Đến nay tỉnh Kiên Giang có 06 tổ chức đã được Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định công nhận Thành viên Mạng lưới quỹ gen quốc gia gồm: Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc, Ban Quản lý rừng Hòn Đất - Kiên Hà (nay là Ban Quản lý rừng Kiên Giang), Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm ứng dụng và Chuyển giao công nghệ (nay là Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường) và Vườn Quốc gia Phú Quốc.

Các Thành viên Mạng lưới quỹ gen quốc gia đã tích cực phát huy vai trò của mình trong triển khai thực hiện các dự án bảo tồn gen của tỉnh. Tổng số có 8/15 dự án do các tổ chức này chủ trì với tổng số 17/35 nguồn gen đã triển khai bảo tồn.

Bên cạnh đó, một số đơn vị khác cơ bản có đủ nhân lực, vật lực để tổ chức triển khai, thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn gen cũng đang lập hồ sơ để tham gia vào mạng lưới gen như Vườn Quốc gia U Minh Thượng; Chi cục Kiểm lâm; một số doanh nghiệp khoa học và công nghệ như: Công ty TNHH MTV TM&DV XNK Trấn Phú (Phú Quốc), Công ty TNHH HPQ Phú Quốc.

* Về khả năng duy trì và lưu giữ các nguồn gen đã được thu thập, triển khai thực hiện:

Việc duy trì và lưu giữ các nguồn gen đã được thu thập, triển khai thực hiện có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

- Thuận lợi:

+ Tất cả các nguồn gen thực hiện là nguồn gen hiện hữu của địa phương, công tác khảo sát, thu thập có nhiều thuận lợi với sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cũng như sự đồng tình ủng hộ, hỗ trợ và phối hợp triển khai thực hiện của người dân.

+ Một số đơn vị như: Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp; Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Trung tâm Khuyến nông có đủ nhân lực, cơ sở vật chất đáp ứng để bảo tồn và duy trì các nguồn gen thực vật đã thực hiện sau khi dự án kết thúc như: Tiêu Phú Quốc, Tiêu Hà Tiên, Khoai lang bông súng, Măng cụt Hòa Thuận, Sầu riêng Hòa Thuận, Lúa mùa một bụi lùn, Khóm Tắc Cậu, Nấm linh chi, Nấm bào ngư, Nấm mèo,...

+ Đa số các nguồn gen thực hiện của Đề án đều có phân bố trong Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, nơi tập trung nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt đới, có giá trị về bảo tồn nguồn gen rất to lớn. Với ba vùng lõi thuộc các Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và Rừng phòng hộ ven biển Hòn Đất - Kiên Hà nên rất phong phú về thành phần các loài động, thực vật, nhiều loài quý hiếm, đặc hữu có giá trị cho nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó các khu vực này là nơi triển khai bảo tồn hầu hết các nguồn gen của Đề án.

- Khó khăn:

+ Đa số các nguồn gen mới chỉ được cấp kinh phí bảo tồn theo thời gian thực hiện dự án, chưa có kinh phí tiếp tục duy trì và lưu giữ sau khi dự án kết thúc. Các đơn vị chủ trì hoặc hộ dân không có đủ điều kiện để duy trì hoạt động của mô hình nếu không có gắn kết với hoạt động sản xuất, kinh doanh có liên quan đến nguồn gen.

+ Đa số các nguồn gen động vật, đặc biệt là các loài thủy sản như cá trê suối Phú Quốc, cá bóp,... gặp khó khăn trong công tác lưu giữ và duy trì do chu kỳ sống của các loài thường ngắn, tính chất đặc thù của các loài thủy sản sống dưới nước khó chăm sóc và quản lý hơn động vật trên cạn, điều kiện để lưu giữ và chăm sóc, quản lý tương đối phức tạp, kinh phí để duy trì cao,...

+ Các nguồn gen thực vật tuy có nhiều thuận lợi hơn trong công tác quản lý so với các nguồn gen động vật, nhưng việc duy trì cũng gặp nhiều khó khăn do không được chăm sóc, quản lý nếu dự án kết thúc như bị người dân khai thác hoặc khi gặp điều kiện bất lợi về thời tiết như khô hạn, nắng nóng kéo dài thì đa số bị chết.

+ Một số nguồn gen thực vật hiện nay rất khó thu thập ngoài tự nhiên do sự suy giảm, khai thác cạn kiệt, nhóm nghiên cứu phải đi sưu tầm lại của một số nghệ nhân sở hữu nguồn gen (thu thập được từ vùng phân bố tự nhiên trước đây); mặt khác do số lượng nguồn gen thu được ít nên không thể nhân giống bằng các phương pháp thông thường như giâm cành, chiết cành, gieo hạt,... mà phải nhân giống trực tiếp bằng phương pháp cấy mô như nguồn gen lan bầu rượu, thu hải đường,... Một số gen nấm như nấm Tràm có giá trị chưa thành công trong công tác nhân giống, phụ thuộc vào nguồn gen thu thập tại địa phương.

+ Đa phần các nguồn gen có thể được bảo tồn in-situ hoặc ex-situ, tuy nhiên có một vài nguồn gen chỉ có thể thực hiện bảo tồn in-situ do chúng chỉ sống được tại điều kiện tự nhiên nơi phát sinh hoặc sinh sống của nguồn gen như cây ngọc nữ biển, hoặc chưa tìm thấy được vùng phân bố tự nhiên nhưng đã được người dân phát hiện và trồng từ những năm trước đây như cây kim thất,...

+ Bảo tồn gen thực vật (chủ yếu là cây hằng niên) bằng phương pháp lưu trữ lạnh dưới trạng thái “ngủ” tuy cho phép bảo tồn số lượng giống lớn và an toàn nhưng sự đa dạng di truyền luôn bị đe dọa do không duy trì được quá trình tiến hóa trong môi trường tự nhiên.

+ Nguồn nhân lực khoa học, cán bộ kỹ thuật địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác triển khai, phối hợp tư vấn, theo dõi mô hình trong quá trình thực hiện dự án

2. Một số hạn chế, khó khăn trong triển khai thực hiện Đề án giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, một số khó khăn khi thực hiện Đề án trong thời gian qua cần được xem xét gồm:

- Nhiều nguồn gen của Đề án chưa được triển khai thu thập, bảo tồn. Số lượng dự án triển khai hàng năm ít (1-2 dự án) và chủ yếu dưới hình thức dự án cấp tỉnh; chưa đa dạng hình thức các nhiệm vụ bảo tồn gen.

- Chưa triển khai nội dung điều tra, khảo sát thực tế để thu thập bổ sung nguồn gen cần bảo tồn của tỉnh vào Đề án. Tuy nhiên Sở Khoa học và Công nghệ đã có văn bản gửi các huyện, thành phố rà soát các nguồn gen tại địa phương và lập danh mục đề xuất bổ sung gửi về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định. Kết quả đã tổng hợp được hơn 10 nguồn gen thực vật và gần 20 nguồn gen động vật để bổ sung vào danh mục nguồn gen cần bảo tồn của Đề án.

- Một số dự án đã được đánh giá nghiệm thu hoặc kết thúc mô hình triển khai thực hiện nhưng chưa có cơ chế tài chính cũng như kinh phí để tiếp tục thực hiện các dự án giai đoạn tiếp theo (duy trì, bảo tồn, phát triển, khai thác,...) dẫn đến khó khăn trong công tác duy trì, bảo tồn và phát triển các nguồn gen của Đề án.

- Chưa thành lập các vườn ươm giống, vườn nuôi/trồng chuyên canh cây, con quý hiếm quan trọng để lưu giữ, bảo tồn tập trung các nguồn gen cây, con quý hiếm quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, y học, khoa học môi trường. Nguyên nhân chính là do chưa có cơ chế để thành lập các vườn ươm, vườn chuyên canh cũng như cơ chế tài chính để hoạt động sau khi thành lập.

Đánh giá chung, công tác bảo tồn nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao của địa phương thời gian qua đã góp phần phục hồi một số nguồn gen bản địa thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Việc bảo tồn thành công các nguồn gen này không chỉ nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, hướng đến khai thác các nguồn gen đặc hữu ở địa phương nhằm tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu mà còn có ý nghĩa thiết thực giúp bảo vệ, gìn giữ các nguồn dược liệu quý cho các thế hệ mai sau. Nhằm tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của Đề án giai đoạn vừa qua, xác định các nhiệm vụ cấp bách hướng đến bảo tồn, duy trì, khai thác và phát triển các đối tượng nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ suy thoái hoặc tuyệt chủng, nguồn gen có giá trị khoa học và khả năng ứng dụng cho công tác chọn tạo giống, có giá trị ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, y dược, văn hóa, bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh,... việc xây dựng và triển khai Đề án Bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 là rất cần thiết.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Bảo tồn các nguồn gen động, thực vật của tỉnh, bao gồm các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ suy thoái hoặc tuyệt chủng, nguồn gen có giá trị khoa học và khả năng ứng dụng cho công tác chọn tạo giống, có giá trị ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, y dược, văn hóa, bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hàng năm tiến hành điều tra, khảo sát lại các điều kiện phục vụ bảo tồn và phát triển các nguồn gen của các tổ chức có liên quan; điều tra bổ sung các nguồn gen phục vụ cho công tác bảo tồn nguồn gen đối với giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản quý hiếm, đặc hữu có giá trị kinh tế và khoa học; đánh giá hiệu quả đối với việc triển khai các nhiệm vụ bảo tồn gen trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục triển khai nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong việc nhân giống, nuôi/trồng các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có giá trị kinh tế và khoa học dưới nhiều hình thức như nhiệm vụ cấp tỉnh, cấp cơ sở.

- Đề xuất và triển khai một số phương án khả thi nhằm lưu giữ, bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững các nguồn gen của tỉnh phục vụ sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt duy trì, khai thác và phát triển bền vững các nguồn gen đã được thu thập, bảo tồn.

- Tư liệu hóa các nguồn gen đã được thu thập, bảo tồn của Đề án; đồng thời cung cấp thông tin về các nguồn gen theo quy định nhằm phát triển thương mại hóa các kết quả nghiên cứu về bảo tồn gen của Đề án phục vụ sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội.

- Thành lập 01 - 02 vườn ươm giống, vườn nuôi/trồng phục vụ công tác bảo tồn và phát triển các nguồn gen lâu dài.

- Quy hoạch 01-02 vùng chuyên canh sản xuất các đối tượng nguồn gen có giá trị để phục vụ khai thác và phát triển các nguồn gen, nhất là các nguồn gen có giá trị kinh tế, nguồn gen có giá trị khoa học, có giá trị ứng dụng trong y dược.

III. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2025

Trong thời gian tới Đề án cần ưu tiên triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn gen theo danh mục các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 (Phụ lục 1). Trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực quản lý và triển khai thực hiện Đề án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương

- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân về vai trò và tầm quan trọng triển khai bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ suy thoái hoặc tuyệt chủng, nguồn gen có giá trị khoa học và khả năng ứng dụng cho công tác chọn tạo giống, có giá trị ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, y dược, văn hóa, bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh tại địa phương.

- Các sở, ngành, địa phương nâng cao trách nhiệm trong việc đề xuất các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản quý hiếm, đặc hữu có giá trị kinh tế và khoa học và tiếp nhận kết quả nghiên cứu phục vụ phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tiếp tục khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động, các điều kiện bảo tồn của các tổ chức đã được công nhận thành viên Mạng lưới quỹ gen quốc gia do địa phương quản lý và hỗ trợ lập hồ sơ trình công nhận mới đối với các tổ chức đủ điều kiện theo quy định.

- Các Thành viên Mạng lưới quỹ gen quốc gia tích cực tham gia chủ trì các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cũng như phối hợp triển khai thực hiện, đặc biệt là các tổ chức đang quản lý các nguồn gen tại địa phương.

- Xây dựng và triển khai các dự án đầu tư tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ cho các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ trong Mạng lưới quỹ gen quốc gia do địa phương quản lý.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sử dụng kinh phí đầu tư cho các nhiệm vụ của Đề án.

2. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn gen của Đề án

- Đẩy mạnh các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong việc nhân giống, nuôi/trồng các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có giá trị phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương và phục vụ nghiên cứu khoa học của tỉnh.

- Tích cực triển khai nhiệm vụ thu thập, lưu giữ, bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn gen của Đề án dưới nhiều hình thức như dự án cấp tỉnh và cấp cơ sở; tăng số lượng nguồn gen được triển khai bảo tồn, lưu giữ và phát triển hàng năm.

- Đầu tư khoa học kỹ thuật vào khâu nhân giống đảm bảo cung cấp đầy đủ và đúng giống chất lượng cho người dân để mở rộng sản xuất. Áp dụng nhiều biện pháp nhân giống, đặc biệt tích cực triển khai ứng dụng các kỹ thuật khoa học tiên tiến trong nhân giống như phương pháp nuôi cấy mô đối với những nguồn gen thực vật quý hiếm để nhân giống với số lượng nhiều; đồng thời xây dựng các quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc các nguồn gen để chủ động trong sản xuất.

- Tiếp tục triển khai hình thức đặt hàng tuyển chọn đơn vị chủ trì thực hiện một số nhiệm vụ bảo tồn và phát triển nguồn gen. Bên cạnh đó quan tâm và triển khai chỉ định (giao trực tiếp) đơn vị chủ trì đối với một số nguồn gen có đặc điểm phân bố đặc thù hoặc nguồn gen có tính chất đặc hữu.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình triển khai thực hiện, hiệu quả của các dự án bảo tồn gen đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh; đánh giá các điều kiện phục vụ triển khai các nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các nguồn gen của các tổ chức có liên quan.

- Đề xuất và triển khai một số phương án khả thi nhằm lưu giữ, bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững các nguồn gen của tỉnh phục vụ sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt duy trì, khai thác và phát triển bền vững các nguồn gen đã được thu thập, bảo tồn sau khi dự án kết thúc.

- Tư liệu hóa các nguồn gen đã được thu thập, bảo tồn của Đề án và cập nhật thông tin về các nguồn gen vào hệ thống cơ sở dữ liệu quỹ gen quốc gia; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp có liên quan đẩy mạnh thương mại hóa các kết quả nghiên cứu tạo nguồn lực duy trì và phát triển bền vững các nguồn gen phục vụ sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3. Rà soát, bổ sung danh mục các nguồn gen cần triển khai thực hiện bảo tồn

Các ngành, địa phương tăng cường, chủ động rà soát, đề xuất cấp thẩm quyền cập nhật, bổ sung các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản quý hiếm, đặc hữu có giá trị kinh tế và khoa học vào danh mục các nguồn gen cần triển khai thực hiện bảo tồn của Đề án và kiến nghị loại bỏ các nguồn gen chưa thật sự cần thiết ra khỏi danh mục cần bảo tồn.

4. Thành lập các vườn ươm giống, vườn nuôi/trồng chuyên canh

- Các ngành, địa phương phối hợp nghiên cứu, tham mưu đề xuất cấp thẩm quyền thành lập 01 - 02 vườn ươm giống, vườn nuôi/trồng chuyên canh tại các khu vực có nhiều nguồn gen tập trung nhằm lưu giữ an toàn và phục vụ công tác triển khai lưu giữ, bảo tồn, phát triển các nguồn gen lâu dài; đồng thời đề xuất cơ chế tài chính để các vườn hoạt động.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thành lập 01 - 02 vườn ươm giống, vườn nuôi/trồng chuyên canh phục vụ công tác bảo tồn và phát triển các nguồn gen của địa phương.

- Khuyến khích các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, doanh nghiệp có liên quan cùng người dân mở rộng xây dựng các vườn ươm giống, vườn nuôi/trồng chuyên canh các nguồn gen của Đề án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

5. Quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất các đối tượng nguồn gen

- Các ngành, địa phương phối hợp nghiên cứu, tham mưu đề xuất cấp thẩm quyền quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất các đối tượng nguồn gen có giá trị kinh tế, có giá trị khoa học, có giá trị ứng dụng trong y dược phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Hướng dẫn người dân bảo tồn và phát triển sản xuất các nguồn gen theo các quy trình hữu cơ, an toàn, hình thành các vùng nguyên liệu có chất lượng, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho các sản phẩm hình thành.

IV. DỰ KIẾN KẾT QUẢ

- Triển khai các dự án bảo tồn gen các cấp để bảo tồn và phát triển các nguồn gen tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Đề án theo quy định.

- Thu thập, lưu giữ, bảo tồn khoảng 50 nguồn gen mới.

- Thương mại hóa, khai thác và phát triển bền vững khoảng 30 nguồn gen có giá trị.

- Kết quả khảo sát và phê duyệt bổ sung danh mục nguồn gen bảo tồn hàng năm, dự kiến 10 nguồn gen mới/năm.

- Trình công nhận mới 02 - 03 tổ chức đủ điều kiện công nhận Thành viên Mạng lưới quỹ gen quốc gia do địa phương quản lý theo quy định.

- Các báo cáo khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động, các điều kiện bảo tồn và kế hoạch đầu tư tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ cho các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ thuộc Mạng lưới quỹ gen quốc gia do địa phương quản lý,...

- Khoảng 50 nguồn gen đã được tư liệu hóa được cập nhật thông tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu quỹ gen quốc gia.

- Thành lập 01 - 02 vườn ươm giống, vườn nuôi/trồng để lưu giữ, bảo tồn, phát triển các nguồn gen; 01-02 vùng chuyên canh sản xuất các đối tượng nguồn gen có giá trị để phục vụ khai thác và phát triển bền vững các nguồn gen.

V. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng số kinh phí thực hiện dự kiến là: 68.850 triệu đồng. Trong đó phân kỳ theo nhóm nhiệm vụ như sau:

TT

Nội dung thực hiện

Dự kiến kinh phí NSKH hỗ trợ
(triệu đồng)

2021

2022

2023

2024

2025

I

Các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh

12.250

16.550

18.650

11.450

6.950

1

Nhóm các nhiệm vụ bảo tồn, khai thác và phát triển các nguồn gen

4.000

6.900

9.000

4.400

2.500

2

Nhóm nhiệm vụ thu thập, lưu giữ và bảo tồn

5.300

3.000

3.000

500

500

3

Nhóm nhiệm vụ hỗ trợ, triển khai các nhiệm vụ bảo tồn, khai thác và phát triển các nguồn gen

2.950

6.650

6.650

6.550

3.950

II

Các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp quốc gia

2.000

1.000

-

-

-

 

Tổng

14.250

17.550

18.650

11.450

6.950

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan điều tra, khảo sát cập nhật danh mục các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen của Đề án; đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ bảo tồn gen hàng năm, trình cấp thẩm quyền phê duyệt danh mục nhiệm vụ bảo tồn gen và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

- Chủ trì tổ chức khảo sát, đánh giá các điều kiện phục vụ triển khai các nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các nguồn gen của các Thành viên Mạng lưới quỹ gen quốc gia và các tổ chức có liên quan; đánh giá tình hình triển khai thực hiện, hiệu quả của các dự án bảo tồn gen; hỗ trợ các tổ chức có đủ điều kiện lập hồ sơ tham gia mạng lưới quỹ gen.

- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức có liên quan tư liệu hóa các nguồn gen đã được thu thập, bảo tồn và cập nhật thông tin về các nguồn gen vào hệ thống cơ sở dữ liệu quỹ gen quốc gia theo quy định.

- Phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp có đủ các điều kiện để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.

- Phối hợp các ngành, địa phương tham mưu đề xuất cấp thẩm quyền thành lập vườn ươm giống, vườn nuôi/trồng chuyên canh, vùng chuyên canh sản xuất các đối tượng nguồn gen.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch về kinh phí hàng năm cho các hoạt động của Đề án.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án; định kỳ vào tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả triển khai thực hiện Đề án; tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án vào năm 2023 và xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn 2023 - 2025.

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương, cơ sở bảo tồn đề xuất phương án, cơ chế tài chính cho hoạt động duy trì bảo tồn sau khi kết thúc các dự án.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định.

- Phối hợp tham mưu đề xuất cơ chế tài chính cho hoạt động duy trì bảo tồn sau khi kết thúc các dự án bảo tồn; đề xuất cơ chế tài chính cho hoạt động của các vườn ươm giống, vườn nuôi/trồng chuyên canh, vùng chuyên canh sản xuất các đối tượng nguồn gen sau khi được thành lập.

3. Các Thành viên mạng lưới quỹ gen quốc gia

- Phối hợp đơn vị có liên quan điều tra, khảo sát đề xuất các nguồn gen mới để cập nhật danh mục các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen của Đề án; đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ bảo tồn gen hàng năm.

- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về hoạt động triển khai các nhiệm vụ bảo tồn, sử dụng bền vững các nguồn gen và cơ sở dữ liệu quỹ gen thuộc lĩnh vực được giao của đơn vị thông qua Sở Khoa học và Công nghệ.

- Tham gia xây dựng hồ sơ thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn gen thuộc Đề án.

4. Đơn vị chủ trì và chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án

- Tăng cường và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án theo đúng tiến độ được duyệt. Kịp thời báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ khi có khó khăn, vướng mắc phát sinh để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Hàng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện, hiệu quả của các dự án bảo tồn gen Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Khoa học và Công nghệ.

- Phối hợp đề xuất phương án thực hiện và cơ chế tài chính cho hoạt động duy trì bảo tồn sau khi kết thúc các dự án bảo tồn.

5. Thủ trưởng các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Triển khai, quán triệt nội dung Đề án; đồng thời phối hợp các sở, ngành nêu trên đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ bảo tồn gen triển khai thực hiện Đề án thuộc lĩnh vực được giao của đơn vị; tham gia điều tra, khảo sát thu thập bổ sung nguồn gen vào Đề án.

- Tích cực tham gia chủ trì và phối hợp triển khai các nhiệm vụ bảo tồn gen của tỉnh; phối hợp quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án triển khai thực hiện trên địa bàn quản lý.

- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình thực hiện Đề án cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Khoa học và Công nghệ.

Trong quá trình thực hiện Đề án này, nếu có khó khăn, vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung, các sở, ban, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Sở Khoa họ và Công nghệ báo cáo, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN CẤP TỈNH THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. NHÓM CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN, KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN GEN

TT

Tên nhiệm vụ

Tên tổ chức dự kiến chủ trì

Đối tượng nguồn gen

Số lượng dự kiến bảo tồn

Đặc điểm nổi bật, tính đặc hữu

Dự kiến thời gian bắt đầu thực hiện và kinh phí NSKH hỗ trợ
(triệu đồng)

2021

2022

2023

2024

2025

1

Khai thác và phát triển nguồn gen khóm Tắc Cậu tại Kiên Giang

Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang

Khóm Tắc Cậu (Ananas comosus)

02 ha

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm đặc trưng gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

500

 

 

 

 

2

Khai thác và phát triển nguồn gen Măng cụt Hòa Thuận tại Kiên Giang

Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang

Măng cụt Hòa Thuận (Garcinia mangostana)

100 cây

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm đặc trưng gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

500

 

 

 

 

3

Khai thác và phát triển nguồn gen sầu riêng Hòa Thuận tại Kiên Giang

Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang

Sầu riêng Hòa Thuận (Durio zibethinus)

100 cây

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm đặc trưng gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

500

 

 

 

 

4

Khai thác và phát triển nguồn gen Khoai lang bông súng tại Kiên Giang

Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang

Khoai lang bông súng (chưa rõ tên khoa học)

02 ha

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm đặc trưng gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

 

500

 

 

 

5

Khai thác và phát triển nguồn gen Tiêu Phú Quốc tại Kiên Giang

Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang

Tiêu Phú Quốc (Piper nigrum)

500 gốc

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm đặc trưng gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

500

 

 

 

 

6

Khai thác và phát triển nguồn gen Tiêu Hà Tiên tại Kiên Giang

Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang

Tiêu Hà Tiên (Piper nigrum)

500 gốc

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm đặc trưng gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

500

 

 

 

 

7

Khai thác và phát triển nguồn gen cây Hồng sim tại Kiên Giang

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Hồng sim (Rhodomyrtus tomentosa)

05 ha

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao. Phân bố chủ yếu ở Vườn Quốc gia Phú Quốc

 

500

 

 

 

8

Khai thác và phát triển nguồn gen cây Dó bầu tại Kiên Giang

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Dó bu (Aquilaria crassna)

1.000 cây

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao. Phân bố chủ yếu ở Vườn Quốc gia Phú Quốc

 

500

 

 

 

9

Khai thác và phát triển nguồn gen lan Bầu rượu tại Kiên Giang

Trường Đại học Kiên Giang

Lan Bầu rượu (Calanthe kienluongensis)

1.000 gốc

Là loài dược liệu quý, nguồn gen có giá trị kinh tế cao. Phân bố chủ yếu ở khu vực núi đá vôi Kiên Lương

 

 

 

500

 

10

Khai thác và phát triển nguồn gen cá Trê suối Phú Quốc tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang

Cá trê suối Phú Quốc (Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011)

2.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao và là loài đặc hữu phân bố tự nhiên ở các suối của huyện đảo Phú Quốc

 

1.000

 

 

 

11

Khai thác và phát triển nguồn gen cá Thát lát tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang

Cá Thát lát (Notopterus notopterus)

2.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

 

500

 

 

12

Khai thác và phát triển nguồn gen cá Trê vàng tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang

Cá Trê vàng (Clarias macrocephalus)

2.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm đặc trưng gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

 

500

 

 

 

13

Khai thác và phát triển nguồn gen cá Bóp tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang

Cá Bóp (Rachycentron canadum)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

 

 

500

 

 

14

Khai thác và phát triển nguồn gen cá Sặc rằn tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang

Cá Sặc rằn (Trichopodus pectoralis)

2.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm đặc trưng gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

 

300

 

 

 

15

Khai thác và phát triển nguồn gen Sò huyết tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang; Viện Nuôi trồng Thủy sản 3

Sò huyết (Anadara granosa (Linnaeus, 1758))

1.000 kg

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

 

500

 

 

 

16

Khai thác và phát triển nguồn gen Nghêu lụa tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang; Viện Nuôi trồng Thủy sản 3

Nghêu lụa (Paphia undulata Born, 1778)

1.000 kg

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

 

500

 

 

17

Khai thác và phát triển nguồn gen Ghẹ xanh tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang

Ghẹ xanh (Portunus pelagicus Linnaeus, 1766)

1.000 kg

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

 

 

 

1.000

 

18

Khai thác và phát triển nguồn gen Cua xanh tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang

Cua xanh (Scylla paramamosain)

1.000 kg

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

 

 

1.000

 

 

19

Khai thác và phát triển nguồn gen nấm Linh chi Phú Quốc tại Kiên Giang

Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường Kiên Giang

Nấm Linh chi Phú Quốc (Ganoderma applanatum)

5.000 bịch phôi

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm đặc trưng của Phú Quốc

 

 

 

 

1.000

20

Khai thác và phát triển nguồn gen nấm Tràm Phú Quốc tại Kiên Giang

Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường Kiên Giang

Nấm Tràm Phú Quốc (Boletus griseipurpureus)

1.000 bịch phôi

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm đặc trưng của Phú Quốc

 

 

1.000

 

 

21

Khai thác và phát triển nguồn gen nấm Bào ngư Nhật tại Kiên Giang

Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường Kiên Giang

Nấm Bào ngư Nhật (Pleurotus abalonus)

5.000 bịch phôi

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

200

 

 

 

22

Khai thác và phát triển nguồn gen nấm Bào ngư trắng tại Kiên Giang

Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường Kiên Giang

Nấm Bào ngư trắng (Pleurotus ostreatus)

5.000 bịch phôi

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

200

 

 

 

23

Khai thác và phát triển nguồn gen nấm Mèo tại Kiên Giang

Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường Kiên Giang

Nấm Mèo (Auricularia auricular)

5.000 bịch phôi

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

200

 

 

 

24

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây Lộc vừng tại Kiên Giang

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Lộc vừng (Barringtonia acutangula Gaertn.)

100 cây

Là loài dược liệu quý. Phân bố chủ yếu ở Vườn Quốc gia Phú Quốc và rừng Kiên Giang

 

 

 

 

500

25

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây Kim thất tại Kiên Giang

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Kim thất (Gynura procumbens Lour.)

500 m2

Là loài dược liệu quý. Được một số người dân đảo Phú Quốc thu thập, trồng tại gia đình

 

 

 

500

 

26

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây Thiên niên kiện tại Kiên Giang

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott)

100 cây

Là loài dược liệu quý. Phân bố chủ yếu ở khu vực ven suối, những nơi ẩm ướt dưới tán rừng tại Vườn Quốc gia Phú Quốc

 

 

 

500

 

27

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây Dây gắm tại Kiên Giang

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Dây gắm (Gnetum montanum Markgr)

100 cây

Là loài dược liệu quý. Phân bố chủ yếu ở Vườn Quốc gia Phú Quốc

 

 

 

500

 

28

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây Ngọc nữ biển tại Kiên Giang

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Ngọc nữ biển (Volkameria inermis L.)

100 cây

Là loài dược liệu quý. Phân bố chủ yếu ở khu vực ngập nước ven biển khu vực Phú Quốc

 

500

 

 

 

29

Khai thác và phát triển nguồn gen cây Nắp bình tại Kiên Giang

Vườn Quốc gia U Minh Thượng

Nắp bình (Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce)

02 ha

Là loài dược liệu quý. Phân bố chủ yếu ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng

 

 

 

 

500

30

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây Mật nhân tại Kiên Giang

Vườn Quốc gia U Minh Thượng

Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack)

100 cây

Là loài dược liệu quý. Phân bố chủ yếu ở Vườn Quốc gia Phú Quốc và Rừng Kiên Giang

 

 

500

 

 

31

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây Hà thủ ô tại Kiên Giang

Vườn Quốc gia U Minh Thượng

Hà thủ ô (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.)

500 m2

Là loài dược liệu quý. Phân bố chủ yếu ở Vườn Quốc gia Phú Quốc và rừng Kiên Giang

 

 

500

 

 

32

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây Tuế lược tại Kiên Giang

Vườn Quốc gia U Minh Thượng

Tuế lược (Cycas pectinata Buch.- Ham.)

100 cây

Là loài dược liệu quý. Phân bố chủ yếu ở khu vực núi đá vôi

 

 

 

400

 

33

Khai thác và phát triển nguồn gen cây Bí kỳ nam tại Kiên Giang

Trường Đại học Kiên Giang

Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack)

1.000 cây

Là loài dược liệu quý. Phân bố chủ yếu ở Vườn Quốc gia Phú Quốc

 

 

 

500

 

34

Khai thác và phát triển nguồn gen Lúa mùa một bụi lùn tại Kiên Giang

Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang

Lúa mùa một bụi lùn (Oryza sativa)

20 ha

Là nguồn gen đặc hữu của vùng U Minh Thượng

 

 

500

 

 

35

Khai thác và phát triển nguồn gen Lúa mùa móng chim rơi tại Kiên Giang

Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang

Lúa mùa móng chim rơi (chưa rõ tên khoa học)

20 ha

Là nguồn gen đặc hữu của vùng U Minh Thượng

 

 

500

 

 

36

Khai thác và phát triển nguồn gen Thu hải đường tại Kiên Giang

Trường Đại học Kiên Giang

Thu hải đường (Begonia bataiensis)

1.000 bụi

Là loài dược liệu quý, nguồn gen có giá trị kinh tế cao. Phân bố chủ yếu ở khu vực núi đá vôi Kiên Lương

500

 

 

 

 

37

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cá Chạch lấu tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang

Chạch lấu (Mastacembelus favus)

2.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

 

500

 

 

38

Khai thác và phát triển nguồn gen cá Lóc đồng tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang

Lóc đồng (Channa striata)

2.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

 

 

500

 

39

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cá Rô biển tại Kiên Giang

Trường Đại học Cần Thơ

Rô biển (Pristolepis fasciatus)

2.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

 

500

 

 

40

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cá Ngựa đen tại Kiên Giang

Trường Đại học Kiên Giang

Ngựa đen (Hippocampus kudà)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

 

1.000

 

 

41

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cá Ngựa trắng tại Kiên Giang

Trường Đại học Kiên Giang

Ngựa trắng (Hippocampus kelloggi)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

 

1.000

 

 

42

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen Vọp tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang; Viện Nuôi trồng Thủy sản 3

Vọp (Geloina coaxans)

1.000 kg

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm đặc trưng gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

 

1.000

 

 

 

43

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen Hàu tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang; Viện Nuôi trồng Thủy sản 3

Hàu (Crassostrea ariakensis)

1.000 kg

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

500

 

 

 

44

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen Sò quạt tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang; Viện Nuôi trồng Thủy sản 3

Sò quạt (Mimachlamys nobilis)

1.000 kg

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

500

 

 

 

45

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen Kỳ tôm tại Kiên Giang

Trường Đại học Kiên Giang

Kỳ tôm (Physignathus cocincinus)

500 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

500

 

 

 

 

46

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen Càng cuốc tại Kiên Giang

Trường Đại học Kiên Giang

Càng cuốc (Varanus bengalensis nebulosus)

500 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

500

 

 

 

 

47

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen Kỳ đà tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang

Kỳ đà (Varanus salvator)

200 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

 

 

 

500

48

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen ốc Hương tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang; Trường Đại học Kiên Giang

Ốc Hương (Babylonia areolata, Link 1807)

1.000 kg

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

 

500

 

 

Tổng

4.000

6.900

9.000

4.400

2.500

2. NHÓM CÁC NHIỆM VỤ THU THẬP, LƯU GIỮ VÀ BẢO TỒN CÁC NGUỒN GEN

TT

Tên nhiệm vụ

Tên tchức dự kiến chủ trì

Đối tượng nguồn gen

Số lượng dự kiến bảo tồn

Đặc điểm nổi bật, tính đặc hữu

Dự kiến thời gian bắt đầu thực hiện và kinh phí NSKH hỗ trợ
(triệu đồng)

2021

2022

2023

2024

2025

1

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cá Lưỡi trâu U Minh Thượng tại Kiên Giang

Trường Đại học càn Thơ; Viện Nuôi trồng Thủy sản 3

Cá Lưỡi trâu U Minh Thượng (Cynoglossns cynoglossus)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

1.000

 

 

 

 

2

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen Tôm tích trắng tại Kiên Giang

Trường Đại học Cần Thơ; Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang

Tôm tích trắng (chưa rõ tên khoa học)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

1.000

 

 

 

 

3

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cá Lóc bông tại Kiên Giang

Trường Đại học Kiên Giang

Cá Lóc bông (Channa micropeltes)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

500

 

 

 

 

4

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cá Dày tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang

Cá Dày (Channa lucius)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

500

 

 

 

 

5

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cá Trèn bàu tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang

Cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus)

500 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

500

 

 

 

 

6

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen Lịch tại Kiên Giang

Trường Đại học Kiên Giang

Lịch (Ophisternon bengalense)

500 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

500

 

 

 

7

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cá Chạch đất tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang;

Cá Chạch đất (Macrognathus siamenis)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

500

 

 

 

8

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cá Mú sao tại Kiên Giang

Trường Đại học Cần Thơ; Viện Nuôi trồng Thủy sản 3

Cá Mú sao (Epinephelus labriformis)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

 

 

500

 

 

9

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cá Mú đen tại Kiên Giang

Trường Đại học Cần Thơ; Viện Nuôi trồng Thủy sản 3

Cá Mú đen (Epinephelus heeberi)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm gắn với nhãn hiệu tập thể của địa phương

 

 

500

 

 

10

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cá Trích tại Kiên Giang

Trường Đại học Cần Thơ; Viện Nuôi trồng Thủy sản 3

Cá Trích (chưa rõ tên khoa học)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

500

 

 

 

11

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cá Đục tại Kiên Giang

Trường Đại học Cần Thơ; Viện Nuôi trồng Thủy sản 3

Cá Đục (chưa rõ tên khoa học)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

500

 

 

 

12

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cá Nâu tại Kiên Giang

Trường Đại học Cần Thơ; Viện Nuôi trồng Thủy sản 3

Cá Nâu (Scatophagus argus)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

 

500

 

 

13

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen Tôm tích đen tại Kiên Giang

Trường Đại học Cần Thơ; Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang

Tôm tích đen (chưa rõ tên khoa học)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

500

 

 

 

14

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen ốc Nhảy tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang; Trường Đại học Kiên Giang

Ốc Nhảy (Strombus canarium)

1.000 kg

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

 

500

 

 

15

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen ốc Móng tay tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang; Trường Đại học Kiên Giang

Ốc Móng tay (chưa rõ tên khoa học)

1.000 kg

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

 

500

 

 

16

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen Cà xỉu tại Kiên Giang

Trường Đại học Cần Thơ; Viện Nuôi trồng Thủy sản 3

Cà xỉu (chưa rõ tên khoa học)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao và là sản phẩm đặc trưng của tỉnh

500

 

 

 

 

17

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen Ba khía tại Kiên Giang

Trường Đại học Cần Thơ; Viện Nuôi trồng Thủy sản 3

Ba khía (Esarma mederi)

1.000 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

500

 

 

 

18

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen Chồn hương tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang; Trường Đại học Kiên Giang

Chồn hương (Vivericula indica)

50 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

 

 

500

 

19

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen Heo rừng tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang; Trường Đại học Kiên Giang

Heo rừng (Sus scrofa)

50 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

 

 

 

500

20

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen Trâu Hòn Đất tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang; Trường Đại học Kiên Giang

Trâu Hòn Đất (chưa rõ tên khoa học)

20 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

 

 

500

 

 

21

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen Gà nòi Phú Quốc tại Kiên Giang

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang; Trường Đại học Kiên Giang

Gà nòi Phú Quốc (chưa rõ tên khoa học)

100 con

Là nguồn gen có giá trị kinh tế cao

500

 

 

 

 

22

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cây Điểu bế tại Kiên Giang

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Trường Đại học Kiên Giang

Điểu bế (Ornithoboea emarginata)

500 cây

Là nguồn gen dược liệu có giá trị sử dụng trong ngành dược

300

 

 

 

 

24

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây Giảo cổ lam tại Kiên Giang

Vườn Quốc gia U Minh Thượng

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum)

500 m2

Là loài dược liệu quý. Chưa xác định được khu vực phân bố tự nhiên tại tỉnh Kiên Giang

500

 

 

 

 

Tổng

5.300

3.000

3.000

500

500

3. NHÓM NHIỆM VỤ HỖ TRỢ, TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN, KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN GEN

TT

Tên nhiệm vụ

Tên tổ chức dự kiến chủ trì

Dư kiến sản phm

Dự kiến kinh phí NSNN (triệu đồng)

Ghi chú

2021

2022

2023

2024

2025

1

Khảo sát, bổ sung danh mục nguồn gen bảo tồn hàng năm

Sở Khoa học và Công nghệ

Có 10 - 20 nguồn gen được khảo sát bổ sung hàng năm

50

50

50

50

50

Hàng năm xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt, khoán thực hiện và báo cáo kết quả

2

Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động, các điều kiện bảo tồn Thành viên Mạng lưới quỹ gen quốc gia do địa phương quản lý hàng năm

Sở Khoa học và Công nghệ

Có 05 - 08 Thành viên Mạng lưới quỹ gen quốc gia được đánh giá hàng năm

100

100

100

100

100

3

Xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư cho các tổ chức khoa học và công nghệ trong Mạng lưới quỹ gen quốc gia do địa phương quản lý

Sở Khoa học và Công nghệ

Có 05 - 08 Thành viên Mạng lưới quỹ gen quốc gia được đầu tư

500

2.000

2.000

2.000

2.000

4

Tư liệu hóa và cập nhật thông tin các nguồn gen vào hệ thống cơ sở dữ liệu quỹ gen quốc gia

Sở Khoa học và Công nghệ

Có 50 - 70 nguồn gen được tư liệu hóa và cập nhật thông tin

100

100

100

100

100

5

Khảo sát, lập đề án và triển khai thành lập 01 - 02 vườn ươm giống, vườn nuôi/trồng để lưu giữ, bảo tồn, phát triển các nguồn gen

Sở Khoa học và Công nghệ

Có 01 - 02 vườn ươm giống, vườn nuôi/trồng được thành lập

500

3.000

3.000

3.000

500

6

Khảo sát, lập quy hoạch 01-02 vùng chuyên canh sản xuất các đối tượng nguồn gen có giá trị để phục vụ khai thác và phát triển các nguồn gen

Sở Khoa học và Công nghệ

Có 01 - 02 vùng chuyên canh sản xuất được quy hoạch và đi vào sản xuất

500

200

200

100

 

7

Kinh phí hỗ trợ duy trì, bảo tồn, khai thác và phát triển các nguồn gen đã được thu thập

Sở Khoa học và Công nghệ

Khoảng 50 nguồn gen

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

Hàng năm xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức thẩm định, cấp kinh phí, theo dõi và báo cáo kết quả

8

Đánh giá hiệu quả các dự án bảo tồn các nguồn gen đã thực hiện (hàng năm)

Sở Khoa học và Công nghệ

Khoảng 50 nguồn gen

200

200

200

200

200

Hàng năm xây dựng kế hoạch khảo sát, đánh giá trình UBND tỉnh phê duyệt, khoán thực hiện và báo cáo kết quả

Tổng

2.950

6.650

6.650

6.550

3.950

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN Ở CẤP QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025

TT

Tên nhiệm vụ

Tên tổ chức dự kiến chủ trì

Đối tượng nguồn gen

Số lượng dự kiến bảo tồn

Dự kiến kinh phí NSNN
(triệu đồng)

Năm thực hiện

Ghi chú

1

Thu thập, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen Tê tê tại Kiên Giang

Trường Đại học Kiên Giang

Tê tê (chưa rõ tên khoa học)

100 con

1.000

2022

 

2

Nghiên cứu giải pháp khoa học và công nghệ tổng hợp phòng trị bệnh trên Bí Vàm răng tại Kiên Giang

Trường Đại học Cần Thơ

Bí Vàm răng (chưa rõ tên khoa học)

1.000 gốc

2.000

2021

Sản phẩm đặc trưng huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

 

Tổng kinh phí giai đoạn 2021 - 2025

 

3.000

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2897/QĐ-UBND ngày 16/12/2020 về phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Kiên Giang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


989

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.15.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!