ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2784/QĐ-UBND
|
Quảng
Trị, ngày 31 tháng 10 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LIÊN KẾT CHUỖI SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
CHỦ LỰC CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2022- 2026, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP
ngày 05/7/2018 của Chính phủ về Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP
ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg
ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại
ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ
nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kết luận số 168-KL/TU ngày
04/11/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh của Hội nghị lần thứ 6, BCH Đảng bộ tỉnh khóa
XVII về tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số
02/2019/NQ-HĐND ngày 20/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Khuyến khích phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; khuyến khích
liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.
Căn cứ Nghị quyết số
162/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách
hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh
tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 250/TTr-SNN ngày 12/10/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển một số liên kết
chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026, định
hướng đến năm 2030 (Kế hoạch chi tiết kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương,
Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Trị, Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, PCT TT Hà Sỹ Đồng;
- Chi cục Phát triển nông thôn;
- CVP, PVP Nguyễn Cửu;
- Lưu: VT, KTPh.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Sỹ Đồng
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LIÊN KẾT CHUỖI SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC CỦA TỈNH
QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2022-2026, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2784/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2022 của
UBND tỉnh Quảng Trị)
I. QUAN ĐIỂM
Quán triệt và thực hiện tốt các mục tiêu,
nhiệm vụ và nhóm giải pháp về nội dung hình thành liên kết chuỗi sản xuất gắn với
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo tinh thần Kết luận số 168-KL/TU ngày
04/11/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh tại Hội nghị lần thứ 6, BCH Đảng bộ tỉnh khóa
XVII về tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 16
tháng 6 năm 2022 của Hội nghị lần thứ năm ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong
giai đoạn mới.
Tập trung hình thành các liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua vai trò HTX nông nghiệp để
huy động thành viên, dẫn dắt và quản lý vùng nguyên liệu theo yêu cầu của doanh
nghiệp tiêu thụ. Tiến đến hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, quy mô tập
trung, áp dụng quy trình sản xuất chung để tạo ra sản phẩm đồng nhất. Đảm bảo
thực hiện có hiệu quả và phát huy tối đa nguồn lực từ các chính sách hỗ trợ
nông nghiệp, nông thôn để xây dựng thành công và bền vững các liên kết chuỗi sản
phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh theo tinh thần Nghị định số 98/2018/NĐ-CP
ngày 05/7/2018 của Chính phủ về Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
II. MỤC TIÊU VÀ
YÊU CẦU
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
- Thúc đẩy doanh nghiệp, hợp tác xã,
nông dân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hình
thành chuỗi giá trị nông sản bền vững trên địa bàn nhằm giải quyết các điểm nghẽn
trong sản xuất, khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của từng địa bàn đảm bảo
sự hài hòa trong phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần thực hiện
thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh;
- Hình thành được các vùng nguyên liệu
quy mô hàng hóa lớn, đồng nhất về quy trình, chất lượng sản phẩm và tạo liên kết
ổn định, bền vững thông qua vai trò điều tiết, quản lý và đại diện ký kết hợp đồng
tiêu thụ sản phẩm cho thành viên, người nông dân với đơn vị tiêu thụ;
- Tạo nền tảng hội nhập kinh tế quốc
tế, các sản phẩm sản xuất theo chuỗi áp dụng các quy trình kỹ thuật, hệ thống
quản lý chất lượng tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực
phẩm, truy xuất nguồn gốc, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Giai đoạn 2022-2026
- Xây dựng và vận hành 04 - 05 dự án
liên kết chuỗi và 20 kế hoạch liên kết cho nhóm đối tượng cây, con chủ lực của
tỉnh và các ngành hàng sản phẩm có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu
của thị trường. Cụ thể:
+ 04 - 05 dự án liên kết chuỗi tập
trung vào các ngành hàng cà phê chất lượng cao, dược liệu, chanh leo, gỗ rừng
trồng có chứng chỉ quản lý bền vững, lúa chất lượng cao.
+ 03 kế hoạch liên kết chuỗi cho sản
phẩm ngành hàng cà phê chất lượng cao với quy mô thực hiện liên kết 700 -1.000
ha.
+ 01 kế hoạch liên kết chuỗi cho sản
phẩm ngành hàng hồ tiêu có chứng nhận hữu cơ với quy mô thực hiện liên kết 300
ha.
+ 01 dự án liên kết và 02 kế hoạch
liên kết chuỗi cho sản phẩm ngành hàng chanh leo với quy mô thực hiện liên kết
100 ha - 200 ha.
+ 03 kế hoạch liên kết chuỗi cho sản
phẩm ngành hàng gỗ rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững với quy mô thực
hiện liên kết 2.000 ha.
+ 05 kế hoạch liên kết chuỗi cho sản
phẩm ngành hàng dược liệu (cà gai leo, an xoa, chè vằng, tràm...) với quy mô thực
hiện liên kết 300 ha.
+ 05 - 10 kế hoạch liên kết chuỗi cho
sản phẩm lúa chất lượng cao với quy mô thực hiện 1.000 ha.
- Có khoảng 20 - 30% tổng số HTX tham
gia thực hiện liên kết chuỗi và tập trung vận động, xúc tiến hình thành các
liên kết thông qua vai trò tổ chức sản xuất của các tổ chức kinh tế hợp tác
(HTX, LH HTX, THT) với sự tham gia của hơn 3.000 hộ dân tham gia.
- Củng cố và duy trì các hợp đồng
liên kết chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đối với ngành hàng sản phẩm
OCOP, sản xuất lúa giống, liên kết gia công trong chăn nuôi.
- Hỗ trợ xây dựng 01 dự án liên kết/kế
hoạch liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với các đối tác nước
ngoài, quy mô dự án liên kết tối thiểu đạt 200 ha.
- 100% sản phẩm sản xuất theo liên kết
chuỗi được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như VietGAP, LocalGAP,
GACP, hữu cơ hoặc đáp ứng theo yêu cầu của đơn vị chế biến, tiêu thụ.
1.2.2. Giai đoạn 2027-2030
- Có từ 1-2 dự án liên kết chuỗi sản
phẩm chăn nuôi và thủy sản được thiết lập.
- Hỗ trợ và thiết lập mới thêm 06 dự
án và 20 kế hoạch liên kết chuỗi được xây dựng cho các sản phẩm nông nghiệp của
tỉnh.
2. Yêu cầu
- Đối tượng xây dựng vùng nguyên liệu
sản xuất của liên kết chuỗi thuộc nhóm các tổ chức kinh tế hợp tác (HTX, LH
HTX, THT), trong đó, ưu tiên các HTX nông nghiệp tham gia.
- Phê duyệt hỗ trợ các dự án liên kết/kế
hoạch liên kết chuỗi phải được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục hồ sơ được
quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về Chính
sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp và các chính sách liên kết chuỗi có liên quan.
- Tổ chức xây dựng các vùng nguyên liệu
phải đảm bảo đúng các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch.
3. Đối tượng và
phạm vi áp dụng
- Kế hoạch này hỗ trợ liên kết gắn sản
xuất với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và diêm
nghiệp.
- Đối tượng áp dụng: Cá nhân, nông
dân, chủ trang trại; Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, Tổ hợp tác (Sau đây gọi
chung là HTX); Doanh nghiệp. Trong đó, ưu tiên HTX nông nghiệp tham gia xây dựng
liên kết chuỗi.
III. NỘI DUNG, NHIỆM
VỤ VÀ GIẢI PHÁP
Xây dựng Kế hoạch liên kết chuỗi sản
xuất, tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tổ chức lại sản
xuất các sản phẩm nông nghiệp theo hướng có liên kết ổn định và bền vững, gia
tăng giá trị trên đơn vị diện tích; đẩy mạnh phát triển và củng cố năng lực của
các tổ chức sản xuất (HTX, Liên hiệp HTX, THT) đáp ứng các yêu cầu của các đơn
vị tiêu thụ sản phẩm để thực hiện liên kết sản xuất quy mô lớn; hình thành cơ
chế liên kết giữa các chủ thể tham gia mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm gắn với thị trường, bảo đảm an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ và xây dựng
thương hiệu sản phẩm.
1. Liên kết chuỗi
sản phẩm lúa chất lượng cao
1.1. Nội dung triển khai thực hiện
liên kết
- Mời gọi các doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
tổ chức sản xuất và thu mua lúa gạo, Các đơn vị tham gia dự án được ưu tiên hưởng
các chính sách của Trung ương và của tỉnh.
- Hỗ trợ các HTX sản xuất nông nghiệp,
các tổ hợp tác giống, vật tư nông nghiệp thiết yếu phục vụ sản xuất lúa theo hướng
hữu cơ, thuốc BVTV sinh học và thảo mộc, chế phẩm vi sinh được sử dụng cho trồng
trọt hữu cơ quy định tại TCVN 11041-2:2017 .
- Hỗ trợ các tác nhân tham gia liên kết
chuỗi các nội dung liên quan đến hạ tầng phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến và
các trang thiết bị phục vụ sơ chế, chế biến sản phẩm; Tập trung hỗ trợ 4 - 5
HTX nông nghiệp tham gia thực hiện đầy đủ các khâu của chuỗi giá trị sản phẩm
lúa chất lượng cao.
- Thúc đẩy các nội dung liên quan đến
công tác quy hoạch vùng nguyên liệu, công tác dồn điền đổi thửa gắn với nhiệm vụ
xây dựng cánh đồng lớn.
- Phấn đấu diện tích vùng nguyên liệu
lúa chất lượng cao có liên kết giai đoạn 2022 - 2026 là 2.000ha, trong đó, lúa
hữu cơ 1.000 ha, lúa VietGAP, lúa sản xuất an toàn 1.000 ha.
- Củng cố hoạt động của tổ chức sản
xuất vùng nguyên liệu, đảm bảo các nội dung như: xác lập tư cách thành viên,
cam kết hộ thành viên, quy chế hoạt động, phương án sản xuất và kinh doanh.
- Hỗ trợ các chứng nhận tiêu chuẩn chất
lượng vùng nguyên liệu theo yêu cầu của doanh nghiệp và định hướng xác lập mã số
vùng trồng theo quy mô liên kết.
Xây dựng quy chế, cơ chế vận hành quản
lý giám sát liên kết chuỗi từ cấp tỉnh, huyện, xã và đơn vị sản xuất và doanh
nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Nhiệm vụ và giải pháp:
- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết các
doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn như: công ty
cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị, công ty cổ phần Nông sản hữu cơ Quảng
Trị, Tập đoàn Quế Lâm... để sản xuất lúa hữu cơ, lúa chất lượng cao và kết hợp
xây dựng thương hiệu gạo Quảng Trị.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên
truyền đến các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân nhằm thay đổi nhận
thức, tư duy, từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp hàng hóa; sản xuất
nông nghiệp gắn chặt với nhu cầu thị trường; nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật của người dân và năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất
cho các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết.
- Tuyên truyền, vận động, thúc đẩy
nhanh quá trình dồn điền đổi thửa, hình thành cánh đồng lớn và hỗ trợ tái cấu
trúc các tổ chức sản xuất theo hướng hình thành các HTX nông nghiệp toàn xã gắn
với vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao.
- Kịp thời ban hành các chính sách của
địa phương để khuyến khích các Doanh nghiệp đến liên kết sản xuất và tiêu thụ
lúa gạo trên địa bàn.
- Thực hiện thí điểm nội dung sát nhập
một số HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp, có ngành hàng lúa chủ lực trên địa bàn
thôn để tiến đến hình thành HTX nông nghiệp lúa gạo với quy mô toàn xã; Củng cố
tình hình hoạt động của Liên hiệp hợp tác xã lúa gạo huyện Hải Lăng và phấn đấu
hình thành thêm 01 liên hiệp HTX lúa gạo huyện Triệu Phong để thực hiện nhiệm vụ
đầu mối thực hiện liên kết với đơn vị tiêu thụ.
- Rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất
lúa quy mô lớn để tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp đến hợp tác, liên kết sản
xuất với Phương châm “sản xuất theo đặt hàng của Doanh nghiệp”.
1.3. Kinh phí dự kiến thực hiện:
Nguồn kinh phí hỗ trợ theo định mức của
Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND và lồng ghép từ các
chương trình MTQG, các chương trình khác.
Tổng kinh phí thực hiện: 36.000 triệu
đồng.
Ngân sách nhà nước: 17.200 triệu đồng.
Người dân và doanh nghiệp đối ứng:
18.800 triệu đồng.
2. Liên kết chuỗi
sản phẩm cây dược liệu
2.1. Nội dung triển khai thực hiện
liên kết
- Tập trung rà soát, quy hoạch và định
hướng hình thành các vùng nguyên liệu liên kết dựa trên thế mạnh phát triển
vùng nguyên liệu của mỗi địa phương.
- Rà soát và củng cố, hỗ trợ năng lực
cho các loại hình tổ chức sản xuất dược liệu và hình thành mới các HTX, THT dược
liệu trên địa bàn các huyện Đakrông, Hướng Hóa.
- Xây dựng và hình thành vùng nguyên
liệu có liên kết đối với các đối tượng cà gai leo 200 ha, chè vằng 100 ha, an
xoa 400 ha và các đối tượng dược liệu được ưu tiên quy định tại Quyết định số
1113/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt Đề án Khuyến
khích phát triển cây dược liệu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026, tầm nhìn đến năm 2030.
- Hỗ trợ các tác nhân xây dựng liên kết
chuỗi một số nội dung như: giống, vật tư đầu vào và hạ tầng phục vụ hoạt động
sơ chế, chế biến và các tiêu chuẩn, chất lượng vùng nguyên liệu phục vụ hoạt động
liên kết.
- Khôi phục và phát triển bền vững
vùng nguyên liệu tràm gió trên địa bàn các xã bãi ngang ven biển.
- Hỗ trợ các đơn vị sản xuất, sơ chế,
chế biến dược liệu thực hiện theo các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng vùng
nguyên liệu, sản phẩm dược liệu như: GACP, GMP....
2.2. Nhiệm vụ và giải pháp:
- Tiếp tục tìm kiếm và mời gọi các
doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng liên kết dược liệu và theo dõi hỗ trợ, mở rộng
quy mô các liên kết đã hình thành.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến
thương mại, kết nối cung cầu để mở rộng thị trường cho các tác nhân đầu chuỗi
liên kết.
- Lồng ghép và bố trí nguồn lực phù hợp
để hỗ trợ các tác nhân tham gia xây dựng liên kết chuỗi dược liệu.
- Tư vấn và hỗ trợ thành lập mới các
HTX nông nghiệp dược liệu và củng cố nâng cao năng lực cho các tổ chức kinh tế
tập thể tham gia liên kết.
- Nghiên cứu và hỗ trợ ứng dụng công nghệ
tiên tiến vào hoạt động sơ chế, chế biến các sản phẩm dược liệu.
- Vận động và xúc tiến thành lập hiệp
hội doanh nghiệp sản xuất và chế biến dược liệu tỉnh Quảng Trị.
2.3. Kinh phí dự kiến thực hiện:
Nguồn kinh phí hỗ trợ theo định mức của
Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND và lồng ghép từ các
chương trình MTQG, các chương trình khác.
Tổng kinh phí thực hiện: 19.200 triệu
đồng.
Ngân sách nhà nước: 9.600 triệu đồng.
Người dân và doanh nghiệp đối ứng:
9.600 triệu đồng.
3. Liên kết chuỗi
sản phẩm hồ tiêu hữu cơ
3.1. Nội dung triển khai thực hiện
dự án
- Mời gọi các doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu. Các đơn vị tham gia dự án được
ưu tiên hưởng các chính sách của Trung ương và của tỉnh.
- Kêu gọi đầu tư, hỗ trợ các tác nhân
tham gia liên kết chuỗi các nội dung liên quan đến hạ tầng phục vụ sản xuất và
các trang thiết bị máy móc, nhà xưởng... phục vụ sơ chế, chế biến sản phẩm đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu; Tập trung hỗ trợ 1-2 HTX nông nghiệp tham gia thực hiện đầy
đủ các khâu của chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu hữu cơ.
- Tập huấn nâng cao kỹ thuật, tay nghề
về quy trình tuyển chọn, gieo ươm, trồng, chăm sóc, sơ chế, chế biến hồ tiêu đảm
bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, đặc biệt là quy trình trồng hồ tiêu để đạt sản phẩm hữu
cơ, sản phẩm an toàn VSTP...
- Đầu tư nguồn lực để hỗ trợ các HTX
nông nghiệp, tổ hợp tác về vật tư, phân bón, chế phẩm sinh học, nguồn giống...
để triển khai các hoạt động sản xuất, đầu tư chăm sóc vườn hồ tiêu theo tiêu
chuẩn hữu cơ.
- Củng cố hoạt động của tổ chức sản
xuất vùng nguyên liệu, đảm bảo các nội dung như: xác lập tư cách thành viên,
cam kết hộ thành viên, quy chế hoạt động, phương án sản xuất và kinh doanh, quản
lý điều hành bộ máy.
- Hỗ trợ các chứng nhận tiêu chuẩn chất
lượng vùng nguyên liệu theo yêu cầu của doanh nghiệp (chứng nhận vùng sản xuất
theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam và Quốc tế) và định hướng xác lập mã số vùng trồng
theo quy mô liên kết.
- Xây dựng quy chế, cơ chế vận hành
quản lý giám sát liên kết chuỗi từ cấp tỉnh, huyện, xã và đơn vị sản xuất và
doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
3.2. Nhiệm vụ và giải pháp
- Tăng cường công tác thông tin tuyên
truyền nhằm thay đổi nhận thức, tư duy từ sản xuất nông nghiệp truyền thống
sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa; sản xuất nông nghiệp gắn chặt với nhu cầu
thị trường; nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân
và năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp, hợp tác
xã liên kết.
- Tập trung làm ngay công tác về giống
tiêu, chọn ra được những giống tốt để công nhận, tìm ra những quy trình canh
tác chuẩn cho từng tiểu vùng sinh thái. Hồ tiêu đảm bảo thu hoạch đúng thời điểm
khi tiêu chín đều, công tác bảo quản sau thu hoạch được đảm bảo để hồ tiêu
không bị tổn thất, giữ được chất lượng tốt.
- Thực hiện tốt đánh giá hiện trạng
vùng nguyên liệu tham gia xây dựng liên kết chuỗi; lập kế hoạch xây dựng và triển
khai thực hiện chuỗi liên kết hồ tiêu phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Phấn đấu diện tích vùng nguyên liệu
hồ tiêu có liên kết giai đoạn 2022- 2026 là 800 ha, trong đó: hồ tiêu hữu cơ và
hồ tiêu VietGAP là 300 ha, hồ tiêu sản xuất an toàn 500 ha.
- Tăng cường áp dụng tiêu chuẩn thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt, sản xuất tiên tiến trong các mắt xích chuỗi nhằm
tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và ATTP đáp ứng yêu cầu liên kết.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát và tổ chức đánh giá tình hình thực hiện các liên kết theo định kỳ hàng năm.
3.3. Kinh phí dự kiến:
Nguồn kinh phí hỗ trợ theo định mức của
Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND và lồng ghép từ các
chương trình MTQG, các chương trình khác.
- Tổng kinh phí thực hiện: 9.520 triệu
đồng
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 4.600
triệu đồng
- Nguồn đối ứng từ HTX, DN, hộ thành
viên: 4.920 triệu đồng
4. Liên kết chuỗi
sản phẩm cà phê
4.1. Nội dung triển khai thực hiện
- Tập trung nguồn lực hỗ trợ từ Nghị
quyết 162/2021/NQ-HĐND để hỗ trợ các HTX nông nghiệp, tổ hợp tác nguồn giống, vật
tư đầu vào (cà phê, cây che bóng) đảm bảo để triển khai các hoạt động tái canh
trồng mới hoặc cải tạo vườn vườn cà phê.
- Hỗ trợ các đối tượng tham gia liên
chuỗi các nội dung liên quan đến hạ tầng phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến và
các trang thiết bị phục vụ sơ chế, chế biến sản phẩm.
- Củng cố hoạt động của tổ chức sản
xuất vùng nguyên liệu, đảm bảo các nội dung như: xác lập tư cách thành viên,
cam kết hộ thành viên, quy chế hoạt động, phương án sản xuất và kinh doanh...
Trong đó, tập trung củng cố năng lực điều hành hoạt động sản xuất - xây dựng
vùng nguyên liệu và thúc đẩy thiết lập các liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ
cho 3 HTX nông nghiệp; Rà soát, xây dựng năng lực các tổ nhóm sản xuất cà phê
đã hình thành, đảm bảo năng lực cơ bản để thực hiện liên kết.
- Hỗ trợ các khóa đào tạo kiến thức về
kỹ thuật tái canh trồng mới, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh sinh học và hệ sinh
thái che bóng cho các chủ vườn cà phê.
- Xây dựng vùng nguyên liệu đạt tiêu
chuẩn, đảm bảo có 2.000 ha diện tích cà phê có năng suất, chất lượng cao, trong
đó phấn đấu có 700 - 1.000 ha cà phê có liên kết tiêu thụ ổn định.
- Thúc đẩy và hỗ trợ thành lập mới ít
nhất 01-02 HTX nông nghiệp sản xuất ngành hàng cà phê và có thêm 02 HTX xây dựng
sản phẩm cà phê chứng nhận OCOP.
- Hỗ trợ các chứng nhận tiêu chuẩn chất
lượng vùng nguyên liệu theo yêu cầu của doanh nghiệp và định hướng xác lập mã số
vùng trồng theo quy mô liên kết.
- Xây dựng quy chế, cơ chế vận hành
quản lý giám sát liên kết chuỗi từ cấp tỉnh, huyện, xã và đơn vị sản xuất và
doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
4.2. Nhiệm vụ và giải pháp
- Tăng cường công tác thông tin tuyên
truyền đến các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân nhằm thay đổi nhận
thức, tư duy, từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa đảm bảo
tiêu chuẩn, chất lượng; sản xuất nông nghiệp gắn chặt với nhu cầu thị trường.
- Nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật của người dân và năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất
cho các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết.
- Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và
quảng bá giới thiệu sản phẩm cà phê của tỉnh Quảng Trị; Rà soát, củng cố năng lực
và hoạt động của Hội cà phê Khe Sanh - Hướng Hóa.
- Huy động lồng ghép nguồn lực từ các
chương trình MTQG để củng cố và xây dựng vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn theo
yêu cầu của đơn vị tiêu thụ.
- Tập trung rà soát phân loại vùng
nguyên liệu theo chỉ tiêu như: diện tích trồng mới, diện tích cho năng suất và
hiệu quả, diện tích già cỗi để có định hướng quy hoạch và hỗ trợ xây dựng vùng
sản xuất cà phê ổn định.
- Phấn đấu xây dựng thành công liên kết
gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cà phê theo mô hình cà phê sinh thái (cà phê
nông lâm kết hợp).
- Phối hợp với doanh nghiệp và các
HTX nông nghiệp đánh giá hiện trạng vùng nguyên liệu tham gia xây dựng liên kết
chuỗi; Tập trung nguồn lực để quy hoạch 6 vùng nguyên liệu cà phê trên địa bàn
xã Hướng Phùng, có liên kết nhằm đảm bảo sản lượng, tiêu chuẩn theo yêu cầu của
đơn vị tiêu thụ.
- Định kỳ hàng quý tổ chức đánh giá
tình hình thực hiện các liên kết.
4.4. Kinh phí dự kiến
Nguồn kinh phí hỗ trợ theo định mức của
Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND và lồng ghép từ các
chương trình MTQG, các chương trình khác.
Tổng kinh phí thực hiện: 25.720 triệu
đồng
Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 13.580 triệu
đồng
Nguồn đối ứng từ HTX, DN, hộ thành
viên: 12.140 triệu đồng
5. Liên kết chuỗi
sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)
5.1. Nội dung triển khai thực hiện
dự án
- Tiếp tục thực hiện các đề án về
phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng (trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng
trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn được cấp chứng chỉ FSC) tỉnh Quảng Trị định
hướng trong giai đoạn 2021-2025, diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ từ
26.000-28.000 ha, đến năm 2030 là khoảng 30.000 ha.
- Hỗ trợ giống, vật tư thiết yếu phục
vụ xây dựng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng có chứng chỉ bền vững và hạ tầng,
thiết bị phục vụ hoạt động liên kết chuỗi gỗ rừng trồng.
- Hỗ trợ 01-02 mô hình vườn ươm có ứng
dụng khoa học, kỹ thuật mới cho HTX lâm nghiệp; Nâng cao năng lực quản lý điều
hành sản xuất lâm nghiệp cho ít nhất 10 HTX lâm nghiệp.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã
xây dựng các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng, thúc đẩy thành lập
mới 08-10 HTX lâm nghiệp bền vững, xây dựng các mô hình trình diễn chuyển hóa gỗ
nhỏ sang gỗ lớn.
- Hỗ trợ kinh phí triển khai công tác
quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng, đặc biệt hỗ trợ kinh phí cho Hội
các nhóm hộ, HTX có chứng chỉ rừng.
5.2. Nhiệm vụ và giải pháp
- Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn và hỗ
trợ các địa phương đăng ký và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển rừng
nguyên liệu chất lượng cao theo Nghị quyết sồ 162/2021/NQ-HĐND .
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật lâm sinh
áp dụng cho trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng từ gỗ nhỏ sang kinh
doanh gỗ lớn cho các chủ rừng là tổ chức/ cá nhân trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền các lợi ích khi trồng
rừng kinh doanh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng từ gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn
trên các phương tiện truyền thông/báo chí nhằm phổ biến cho đông đảo người trồng
rừng biết, tham gia phát triển trồng rừng gỗ lớn.
- Tăng cường thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp, thực hiện việc công nhận nguồn giống
cây trồng lâm nghiệp chính, tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn giống
cây hồng lâm nghiệp chính và sản xuất, kinh doanh cây giống lâm nghiệp tại các
cơ sở trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo các loài cây trồng lâm nghiệp chính đưa
vào trồng rừng được kiểm soát tốt chất lượng, các lô cây giống có đủ hồ sơ, giấy
tờ chứng minh nguồn gốc và xuất xứ qua đó góp phần nâng cao chất lượng rừng trồng.
- Xúc tiến và thúc đẩy hỗ trợ thành lập
mới các HTX lâm nghiệp từ các chi hội quản lý rừng bền vững trên địa bàn các
huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ....
5.3. Kinh phí dự kiến:
Nguồn kinh phí hỗ trợ theo định mức của
Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND và lồng ghép từ các
chương trình MTQG, các chương trình khác.
Tổng kinh phí thực hiện: 16.890 triệu
đồng
Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 5.940 triệu
đồng
Nguồn đối ứng từ HTX, DN, hộ thành
viên: 10.950 triệu đồng
6. Liên kết chuỗi
sản phẩm chanh dây
6.1. Nội dung triển khai thực hiện
dự án
- Hỗ trợ các HTX nông nghiệp, THT nguồn
giống, vật tư, phân bón để triển khai các hoạt động trồng mới chanh dây.
- Hỗ trợ tập huấn nâng cao kỹ thuật
trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế cho các thành viên trong các HTX, THT trồng
chanh dây.
- Hướng dẫn đăng ký mã vùng trồng cho
HTX tham gia liên kết chuỗi chanh dây.
- Hỗ trợ bao bì, nhãn mác, cho các
HTX thực hiện sơ chế, chế biến chanh dây.
- Củng cố hoạt động của tổ chức sản
xuất vùng nguyên liệu, đảm bảo các nội dung như: xác lập tư cách thành viên,
cam kết hộ thành viên, quy chế hoạt động, phương án sản xuất và kinh doanh...
- Xây dựng quy chế, cơ chế vận hành
quản lý giám sát liên kết chuỗi từ cấp tỉnh, huyện, xã và đơn vị sản xuất và
doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
6.2. Nhiệm vụ và giải pháp
- Tăng cường thông tin tuyên truyền đến
các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân nhằm thay đổi nhận thức, tư
duy, từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp gắn
chặt với nhu cầu thị trường; nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
của người dân và năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh
nghiệp, hợp tác xã liên kết.
- Tăng cường áp dụng tiêu chuẩn thực
hành sản xuất tốt, sản xuất tiên tiến trong các mắt xích chuỗi nhằm tạo ra sản
phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và ATTP đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và
xuất khẩu.
- Đầu tư công nghệ bảo quản, chế biến
nhằm đa dạng hóa sản phẩm giúp gia tăng giá trị sản phẩm.
- Thực hiện tốt đánh giá hiện trạng
vùng nguyên liệu tham gia xây dựng liên kết chuỗi; lập kế hoạch xây dựng và triển
khai thực hiện chuỗi liên kết chanh dây phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát và tổ chức đánh giá tình hình thực hiện các liên kết.
6.3. Kinh phí dự kiến
Nguồn kinh phí hỗ trợ theo định mức của
Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND
Tổng kinh phí thực hiện: 1.900 triệu
đồng
Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 1.000 triệu
đồng
Nguồn đối ứng từ HTX, hộ thành viên:
900 triệu đồng
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH
1.1. Nhu cầu kinh phí dự kiến:
Tổng nhu cầu kinh phí: 113.040 triệu
đồng
Ngân sách nhà nước: 53.020 triệu đồng
Nguồn đối ứng của DN, HTX: 60.410 triệu
đồng
1.2. Nguồn kinh phí:
- Nguồn vốn Trung ương phân bổ từ
Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, Chương trình MTQG Phát triển kinh tế
xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh để thực hiện
chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, Nghị Quyết 162/2021/NQ-HĐND và Nghị
quyết 02/2019/NQ-HĐND tỉnh hoặc Nghị quyết thay thế mới về nội dung khuyến
khích hỗ trợ sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các
chính sách thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương
trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Nguồn vốn đối ứng của cấp huyện thực
hiện Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 về Quy định chính sách hỗ trợ
phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh
tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Quảng Trị.
- Vốn đối ứng của các doanh nghiệp, hợp
tác xã.
- Vốn hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì theo dõi quá trình triển
khai thực hiện Kế hoạch; kịp thời tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành
để triển khai các dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn từ 02 huyện trở lên và
hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố lập, xây dựng kế hoạch liên kết nông,
lâm nghiệp phù hợp với định hướng của tỉnh và điều kiện thực tế của địa phương.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công
nghệ, Sở Công Thương hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu,
nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho ngành hàng nông sản, thực phẩm của tỉnh;
tích cực tìm kiếm, mời gọi các doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu liên kết mở rộng
vùng nguyên liệu.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính định kỳ hàng năm, xây dựng nhu cầu kinh phí thực hiện liên kết chi
tiết trình UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí triển khai thực hiện; hướng dẫn các
địa phương, doanh nghiệp lập, thẩm định đề xuất chủ trương đầu tư các dự án thuộc
phạm vi Kế hoạch trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các tổ
chức quốc tế để triển khai lồng ghép nguồn lực và mời gọi các doanh nghiệp nước
ngoài thiết lập các liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với UBND các huyện,
thành phố, thị xã, định kỳ tháng 8 hàng năm rà soát nhu cầu các kế hoạch, dự án
liên kết của các đơn vị, đề xuất kinh phí phân bổ hàng năm và báo cáo kết quả
triển khai thực hiện liên kết hàng năm cho UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các
đơn vị có liên quan cân đối, tham mưu UBND tỉnh xem xét bố trí vốn từ ngân sách
nhà nước và các nguồn vốn khác hỗ trợ đối với các dự án, kế hoạch liên kết này
khi được phê duyệt.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cân đối, tham mưu UBND tỉnh xem xét phân bổ kinh phí sự nghiệp
hàng năm để hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng tham gia, hướng dẫn việc sử dụng
kinh phí và quyết toán kinh phí hỗ trợ chủ đầu tư theo quy định. Hàng năm, căn
cứ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương của các chương trình mục tiêu quốc
gia và khả năng ngân sách địa phương, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các Sở,
ban ngành liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp để hỗ
trợ thực hiện Kế hoạch và hướng dẫn thanh, quyết toán kinh phí theo quy định.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
và các đơn vị liên quan hằng năm đăng ký đặt hàng thực hiện các dự án liên quan
đến phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi liên kết.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục về sở
hữu công nghiệp (nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý,...) áp dụng tiêu chuẩn, quy
chuẩn; chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy; xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý,
các công cụ cải tiến để nâng cao năng suất chất lượng.
- Hỗ trợ đổi mới công nghệ, chuyển
giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông sản.
- Hướng dẫn, hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ
dẫn địa lý, nhãn hiệu cho các sản phẩm nông sản, thủy sản chủ lực, đặc thù của
tỉnh góp phần thúc đẩy việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông
lâm thủy sản của tỉnh; triển khai mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm
hàng hóa, kết nối dữ liệu với cổng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc
gia.
5. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các hoạt động xúc tiến
thương mại; khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT
tích cực vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham
gia xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nông sản, thực phẩm đặc trưng; xây
dựng và phát triển hệ thống chợ, siêu thị tiêu thụ nông sản, thực phẩm.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và thực hiện
việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tập trung đất đai, liên kết phát triển sản
xuất theo chuỗi; hướng dẫn lập báo cáo, kế hoạch bảo vệ môi trường và tăng cường
công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định.
- Rà soát bổ sung và tổ chức quản lý
tốt quy hoạch sử dụng đất, tham mưu xây dựng các chính sách về đất đai để hỗ trợ
hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa.
7. Ban Dân tộc tỉnh: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát, ưu tiên phân bổ
nguồn lực của Chương trình MTQG Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi để hỗ trợ các dự án và kế hoạch liên kết chuỗi sản phẩm
nông nghiệp cho đối tượng, địa bàn thực hiện chương trình.
8. Các Sở, ban ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện và phối
hợp thực hiện các nội dung liên quan của Kế hoạch này.
9. Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh
tỉnh Quảng Trị: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa
bàn tỉnh triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của
Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn đã ban hành; tạo cơ chế thông thoáng về
hồ sơ, thủ tục vay vốn để người dân có điều kiện tiếp cận nguồn vốn đầu tư phát
triển sản xuất.
10. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
- Tổ chức triển khai tốt liên kết chuỗi
sản phẩm chủ lực trên địa bàn theo nội dung Kế hoạch; Công tác thông tin, tuyên
truyền mục tiêu, nội dung Kế hoạch về: sản xuất theo quy trình kỹ thuật, an
toàn có kiểm soát, quy trình VietGAP; GlobalGAP; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu
các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện
cho các chủ thể, tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ nông nghiệp;
tháo gỡ những khó khăn đề xuất những giải pháp hỗ trợ để thúc đẩy việc sản xuất
theo đúng quy trình kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm từng bước có kế hoạch, hợp đồng
cụ thể.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên
quan chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn tạo điều kiện thuận
lợi cho các chủ thể tham gia mô hình liên kết chuỗi triển khai Kế hoạch, Bố
trí, ưu tiên phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa tập trung ở các xã có
điều kiện thuận lợi, đồng thời chủ động xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất,
tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.
- Tổ chức, phối hợp với các ngành
liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về kinh doanh, vệ
sinh an toàn thực phẩm...; giải quyết kịp thời các vướng mắc về đất đai, mặt bằng
sản xuất...; cân đối nguồn ngân sách địa phương đã cam kết đối ứng theo quy định
tại Nghị Quyết 162/2021/NQ-HĐND để hỗ trợ thêm các tổ chức, cá nhân tham gia kế
hoạch trên địa bàn; khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức cá nhân làm tốt.
- Rà soát quy hoạch sử dụng đất đai,
quy hoạch sản xuất theo quy hoạch chung của tỉnh; Bố trí cơ cấu sản xuất theo
hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có chất lượng cao gắn với
các cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ.
- Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện kế hoạch tại địa bàn thuộc phạm vi quản lý; Định kỳ trước ngày
15/8 hàng năm rà soát báo cáo nhu cầu liên kết chuỗi và trước ngày 15/12 hàng
năm báo cáo kết quả thực hiện liên kết chuỗi gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
11. Các hội, hiệp hội, tổ chức
chính trị - xã hội: Phối hợp tham gia thực hiện các hoạt
động thông tin, tuyên truyền và hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất với
các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác để bảo vệ lợi ích chính đáng của từng
thành viên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết./.
PHỤ LỤC I
TỔNG HỢP DANH MỤC DỰ ÁN LIÊN KẾT CHUỖI
TT
|
Danh
mục dự án giai đoạn 2022 - 2030
|
Quy
mô và đối tượng tham gia
|
Thời
gian triển khai
|
Kinh phí (Tr. đồng)
|
Địa
điểm thực hiện dự án
|
Quy
mô thực hiện (ha)
|
DN,
HTX tham gia liên kết
|
Giai
đoạn 2022 - 2026
|
Giai
đoạn 2027 - 2030
|
Tổng
kinh phí
|
Ngân
sách NN
|
Đối ứng
|
I
|
Ngành
hàng lúa gạo
|
|
|
36.000
|
17.200
|
28.800
|
|
1
|
Dự
án liên kết chuỗi lúa gạo chất lượng cao
|
2.000
ha
|
Công
ty Phân bón Sông Danh, Công ty Giống cây trồng vật nuôi Thừa Thiên Huế, Trung
tâm giống cây trồng vật nuôi tỉnh Quảng Trị, Công ty vật tư nông nghiệp Thừa
Thiên Huế Công ty Cổ phần tổng công ty Thương mại Quảng...
|
x
|
|
36.000
|
17.200
|
28.800
|
Dự
án liên kết chuỗi lúa gạo chất lượng cao
|
II
|
Ngành
hàng dược liệu
|
|
|
24.200
|
11.100
|
9.600
|
|
1
|
Dự
án liên kết chuỗi sản phẩm cây dược liệu
|
160
ha
|
Công
ty TNHH dược liệu hữu cơ An Xuân; Công ty CP đầu tư và phát triển Tâm Xanh;
HTX Dược Liệu Trường Sơn...
|
x
|
|
24.200
|
11.100
|
9.600
|
Dự
án liên kết chuỗi sản phẩm cây dược liệu
|
III
|
Ngành
hàng hồ tiêu
|
|
|
9.520
|
4.600
|
4.920
|
|
1
|
Xây
dựng liên kết chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ và chứng nhận vùng nguyên liệu
|
300
ha
|
Công
ty TNHH Gia vị Sơn Hà, Công ty TNHH Chế biến Gia vị Nedspice Việt Nam tham
gia liên kết với HTX SXKD Hồ tiêu Vĩnh Linh, HTX NNDV Hồ tiêu Của, các Tổ hợp
tác...
|
x
|
x
|
8.720
|
4.200
|
4.520
|
Gio
Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ
|
2
|
Xây dựng
vườn ươm nhân giống Hồ tiêu chất lượng phục vụ nhu cầu tái canh, trồng mới
vùng nguyên liệu.
|
1.000
m2/vườn x 02 vườn
|
HTX
SXKD Hồ tiêu Vĩnh Linh và HTX NNDV Hồ tiêu Của
|
x
|
x
|
800
|
400
|
400
|
Vĩnh
Linh, Cam Lộ
|
IV
|
Ngành
hàng cà phê
|
|
|
25.720
|
13.580
|
12.140
|
|
1
|
Dự
án liên kết chuỗi cà phê chất lượng cao
|
400
ha
|
HTX
Nông sản Khe Sanh, Công Ty Tường Linh Việt Nam, Công Ty
Slow Forest coffee
|
x
|
x
|
20.580
|
10.020
|
10.560
|
Hướng
Hóa
|
2
|
Xây
dựng liên kết chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ
|
300
ha
|
HTX
Sơn Nguyên, các Tổ hợp tác, HTX Nông sản Khe Sanh
|
x
|
x
|
5.140
|
3.560
|
1.580
|
Hướng
Hóa
|
V
|
Ngành
hàng chanh dây
|
|
|
1.900
|
1.000
|
900
|
|
1
|
Dự
án liên kết chuỗi chanh dây
|
125
|
Công
ty cổ phần Nafoods Tây Bắc, Công ty TNHH giải pháp vàng Global, Công ty TNHH xuất
nhập khẩu nông sản T9 và HTX Nông nghiệp Tân Hợp (Dự án liên kết)
|
x
|
|
1.056
|
556
|
500
|
Hướng
Hóa - Quảng Trị
|
2
|
Xây
dựng liên kết chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ
|
20
|
HTX
nông nghiệp thương mại Hiệp Phát và Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản T9, Hợp
tác xã Năm Lộc (Mô hình liên kết)
|
x
|
|
412
|
212
|
200
|
Hướng
Phùng - Hướng Hóa - Quảng Trị
|
3
|
Xây
dựng liên kết chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ
|
5
|
Công
ty cổ phần Nafoods Tây Bắc và HTX, Nông sản Tây Vĩnh Thủy (Mô hình liên kết)
|
x
|
|
432
|
232
|
200
|
Vĩnh
Thùy - Vĩnh Linh - Quảng Trị
|
VI
|
Ngành
hàng gỗ rừng trồng
|
|
|
16.890
|
5.940
|
10.950
|
|
1
|
Xây
dựng liên kết chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ gỗ rừng trồng
|
3
|
HTX
Thủy Ba Tây, HTX Kẹo Sơn, HTX Phú Hưng liên kết với công ty Mạnh Triều, Công ty
viên nén năng lượng Cam Lộ, Công ty Tiến Phong, Công ty Cường Hải...,
|
x
|
x
|
16.890
|
5.940
|
10.950
|
Hải
Lăng, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh
|
Ghi chú: Liên kết chuỗi gắn sản xuất
với tiêu thụ của các ngành hàng nêu trên có thể điều chỉnh, thay đổi phù hợp thực
tế khi triển khai thực hiện./.
PHỤ LỤC II
MÔ TẢ CHI TIẾT NỘI DUNG HỖ TRỢ CÁC CHUỖI
LIÊN KẾT GIÁ TRỊ
TT
|
Nội
dung hỗ trợ
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Đơn
giá (tr, đồng)
|
Thành
tiền (triệu đồng)
|
Kinh
phí (triệu đồng)
|
Đơn
vị nhận hỗ trợ
|
Định
mức hỗ trợ
|
Ngân
sách NN
|
HTX
|
DN
|
HTX
|
Doanh
nghiệp
|
I
|
CHUỖI
SẢN PHẨM LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
|
2160
|
|
36.000
|
17.200
|
16.400
|
2.400
|
14.000
|
3.200
|
|
1
|
Hỗ
trợ xây dựng vùng nguyên liệu
|
Ha
|
2000
|
14
|
28.000
|
14.000
|
14.000
|
|
14.000
|
|
Nghị
quyết 162/2021/NQ-HĐND tỉnh
|
2
|
Chứng
nhận vùng nguyên liệu
|
Dự
án
|
160
|
50
|
8.000
|
3.200
|
2.400
|
2.400
|
|
3.200
|
Nghị
quyết 162/2021/NQ-HĐND tỉnh
|
II
|
CHUỖI DƯỢC LIỆU
|
160
|
|
24.200
|
11.100
|
9.600
|
3.500
|
9.600
|
1.500
|
|
1
|
Hỗ trợ
xây dựng vùng nguyên liệu
|
Ha
|
160
|
120
|
19.200
|
9.600
|
9.600
|
|
9.600
|
|
Nghị
quyết 162/2021/NQ-HĐND tỉnh
|
2
|
Hỗ
trợ máy móc, thiết bị
|
Dự
án
|
1
|
5000
|
5.000
|
1.500
|
|
3.500
|
|
1.500
|
NQ
02/2019/NQ-HĐND
|
III
|
CHUỖI
HỒ TIÊU
|
300
|
|
8.720
|
4.200
|
4.520
|
0
|
4.200
|
0
|
|
1
|
Hỗ trợ
xây dựng vùng nguyên liệu theo lộ trình trồng mới - tái canh Hồ tiêu
|
Ha
|
100
|
40
|
4.000
|
2.000
|
2.000
|
|
2.000
|
|
Nghị
quyết 162/2021/NQ-HĐND tỉnh
|
2
|
Hỗ
trợ xây dựng vùng nguyên liệu cải tạo - phục hồi Hồ tiêu
|
Ha
|
200
|
20
|
4.000
|
2.000
|
2.000
|
|
2.000
|
|
Nghị
quyết 162/2021/NQ-HĐND tỉnh
|
3
|
Hỗ
trợ chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ - TCVN vùng nguyên liệu
|
Dự
án
|
4
|
80
|
320
|
80
|
240
|
|
80
|
|
Nghị
quyết 162/2021/NQ-HĐND tỉnh
|
4
|
Hỗ
trợ chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ - TCQT vùng nguyên liệu
|
Dự
án
|
4
|
100
|
400
|
120
|
280
|
|
120
|
|
Nghị
quyết 162/2021/NQ-HĐND tỉnh
|
5
|
Hỗ
trợ vật tư, phân bón, trang thiết bị, máy móc, hệ thống tưới,… phục vụ xây dựng
mô hình vườn ươn giống tiêu chất lượng
|
Mô
hình
|
2
|
400
|
800
|
400
|
400
|
|
400
|
|
Nghị
quyết 162/2021/NQ-HĐND tỉnh và Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND
|
IV
|
CHUỖI CÀ PHÊ
|
700
|
|
25.720
|
13.580
|
5.140
|
7.000
|
3.744
|
3.000
|
|
1
|
Hỗ
trợ xây dựng vùng nguyên liệu theo lộ trình tái canh cà phê
|
ha
|
350
|
30
|
10.500
|
7.000
|
3.500
|
0
|
4
|
0
|
Nghị
quyết 162/2021/NQ-HĐND tỉnh và Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND
|
2
|
Hỗ
trợ xây dựng vùng nguyên liệu - cải tạo
|
ha
|
350
|
14
|
4.900
|
3.500
|
1.400
|
0
|
3.500
|
0
|
Nghị
quyết 162/2021/NQ-HĐND tỉnh và Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND
|
3
|
Hỗ
trợ chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ - TCVN vùng nguyên liệu
|
Dự
án
|
4
|
80
|
320
|
80
|
240
|
0
|
240
|
0
|
Nghị
quyết 162/2021/NQ-HĐND tỉnh và Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND
|
4
|
Hỗ
trợ, hạ tầng và máy móc thiết bị dự án liên kết
|
Dự
án
|
1
|
10000
|
10.000
|
3.000
|
|
7.000
|
|
3,000
|
NQ
02/2019/NQ-HĐND
|
V
|
CHUỖI
GỖ RỪNG TRỒNG CÓ CHỨNG CHỈ FSC
|
|
|
16.890
|
5.940
|
450
|
10.500
|
1.140
|
4.800
|
|
1
|
Đào tạo nghề
|
Dự
án
|
3
|
100
|
300
|
300
|
0
|
0
|
0
|
300
|
QĐ
45/2015/QĐ-TTg
|
2
|
Mở rộng dự án: Dự án nhà máy sản xuất,
chế biến hàng lâm sản và sản xuất viên nén năng lượng
|
Dự
án
|
3
|
5000
|
15.000
|
4.500
|
0
|
10.500
|
0
|
4.500
|
NQ
02/2019/NQ-HĐND
|
3
|
Hỗ trợ xây dựng và cấp chứng nhận
FSC về phát triển rừng bền vững
|
Dự
án
|
3
|
30
|
90
|
90
|
0
|
0
|
90
|
|
NQ
02/2019/NQ-HĐND
|
4
|
Hỗ trợ mua cây giống, và các vật tư
thiết yếu: 600 ha
|
Dự
án
|
3
|
500
|
1.500
|
1.050
|
450
|
0
|
1.050
|
|
NQ
02/2019/NQ-HĐND
|
VI
|
CHUỖI
CHANH DÂY
|
|
1.900
|
1.000
|
900
|
0
|
0
|
0
|
|
|
1
|
Hỗ
trợ tập huấn
|
Lớp
|
5
|
12
|
60
|
60
|
0
|
|
|
|
Điểm
b, Khoản 1, Điều 6 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND
|
2
|
Giống,
vật tư, phân bón
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điểm
b, Khoản 4, Điều 8 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND
|
2,1
|
Dự
án liên kết
|
Dự
án
|
1
|
1000
|
1.000
|
500
|
500
|
|
|
|
|
2,2
|
Mô
hình liên kết
|
Mô
hình
|
2
|
400
|
800
|
400
|
400
|
|
|
|
|
3
|
Hỗ
trợ bao bì, nhãn mác cho sản phẩm
|
HTX
|
2
|
20
|
40
|
40
|
0
|
|
|
|
Điểm
a, Khoản 4, Điều 8 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
113.430
|
53.020
|
37.010
|
23.400
|
32.684
|
12.500
|
|
PHỤ LỤC III
BẢNG TỔNG HỢP CÁC LIÊN KẾT CHUỖI ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM
NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2022-2026, ĐỊNH HƯỚNG 2030
STT
|
Tên
chuỗi
|
Đơn
vị sản xuất
|
Đơn vị tiêu thụ
|
Quy
mô (ha)
|
Sản
lượng (tấn)
|
Tiêu
chuẩn chất lượng
|
Số
hộ tham gia liên kết
|
Đơn
vị phụ trách
|
Địa
bàn triển khai
|
Kinh
phí hỗ trợ (tr.đ)
|
Danh mục các dự án và kế hoạch
liên kết chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh giai đoạn 2022- 2026, định
hướng 2030
|
1.460
|
19.035
|
0
|
2.993
|
|
|
|
I
|
Dự án liên kết chuỗi sản phẩm nông
nghiệp
|
870
|
9.060
|
0
|
1.038
|
|
|
|
1
|
Xây
dựng liên kết chuỗi lúa chất lượng cao giữa công ty CP Tổng công ty thương mại
Quảng Trị và các HTX trên địa bàn tỉnh
|
Các
HTX: Kim Long, Long Hưng, Văn Quỹ, An Lợi, Phước Thị, Thủy Ba Tây, Lương Điền,
Vân Hòa, Đức Xá (9 HTX)
|
Công
ty CP Tổng công ty thương mại Quảng Trị
|
395
|
1.960
|
Hữu
cơ, VietGAP, CLC
|
595
|
Chi
cục Trồng trọt và BVTV
|
Huyện
Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Gio Linh
|
2.000
|
2
|
Xây
dựng liên kết chuỗi chanh leo trên địa bàn các xã của huyện Hướng Hóa
|
HTX
Nông nghiệp Tân Họp
|
Công
ty TNHH Giải pháp vàng Global và Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản T9
|
125
|
2.700
|
VietGAP,
ATTP
|
73
|
Chi
cục QLCL NLS và thủy sản
|
Huyện
Hướng Hóa
|
556
|
3
|
Xây
dựng liên kết chuỗi Gỗ rừng trồng tại HTX Phú Hưng
|
HTX
Phú Hưng
|
Công
ty TNHH MTV Thu Hằng
|
150
|
4.000
|
FSC
|
20
|
Chi
cục Kiểm lâm
|
Huyện
Hải Lăng
|
|
4
|
Xây
dựng liên kết chuỗi cà phê giữa công ty TNHH Tường Linh Việt Nam, Cát Quế và
HTX Nông Sản Khe Sanh
|
HTX
Nông Sản Khe Sanh
|
Công
ty TNHH Tường Linh Việt Nam
|
200
|
400
|
Hữu
cơ, ATTP
|
350
|
Chi
cục PTNT
|
Xã
Hướng Phùng và Hướng Tân
|
300
|
II
|
Kế
hoạch liên kết chuỗi sản phẩm nông nghiệp
|
590
|
9.975
|
0
|
1.955
|
|
|
|
1
|
Xây
dựng liên kết chuỗi cà phê giữa công ty TNHH Xưởng cà phê rang xay Hội An và
nông dân xã Hướng Phùng
|
Tổ hợp
tác Xary và các tổ hợp tác trên địa bàn xã Hướng Phùng (Qua cơ sở chế biến cà
phê nông hộ Lê Ngọc Trịnh)
|
Công
ty TNHH Xưởng cà phê rang xay Hội An
|
80
|
540
|
ATTP
|
550
|
Chi
cục PTNT
|
Xã
Hướng Phùng
|
|
2
|
Xây
dựng liên kết chuỗi cà phê giữa công ty CP cà phê Golden Beans và HTX Sơn
Nguyên
|
HTX
Sơn Nguyên
|
Công
ty CP cà phê Golden Beans
|
15
|
100
|
ATTP
|
20
|
Chi
cục PTNT
|
Xã
Hướng Phùng
|
|
3
|
Xây
dựng liên kết chuỗi chanh leo tại HTX Hiệp Phát
|
HTX
nông nghiệp thương mại Hiệp Phát
|
Công
ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản T9 và HTX Năm Lộc - Gia Lai
|
20
|
800
|
ATTP
|
11
|
Chi
cục QLCL NLS và thủy sản
|
Huyện
Hướng Hóa
|
212
|
4
|
Xây
dựng liên kết chuỗi chanh leo tại HTX Tây Vĩnh Thủy
|
HTX
nông sản Tây Vĩnh Thủy
|
Công
ty cổ phần Nafoods Tây Bắc
|
5
|
250
|
VietGAP,
ATTP
|
7
|
Chi
cục QLCL NLS và thủy sản
|
Huyện
Vĩnh Linh
|
232
|
5
|
Xây
dựng liên kết chuỗi lúa chất lượng cao giữa Nhà máy gạo Khang Long và một số
HTX
|
Các
HTX: Bích La, Đồng Bào, Quảng Điền A
|
Nhà
máy gạo Khang Long, Thái Bình
|
110
|
600
|
CLC,
ATTP
|
160
|
Chi cục
Trồng trọt và BVTV
|
Huyện
Triệu Phong
|
|
6
|
Xây
dựng liên kết chuỗi lúa chất lượng cao giữa nhà máy gạo Long Vũ và một số HTX
|
Các
HTX: Đơn Quế, Văn Quỹ
|
Nhà
máy gạo Long Vũ, Hà Nam
|
80
|
450
|
ATTP
|
110
|
Chi
cục Trồng trọt và BVTV
|
Huyện
Hải Lăng
|
|
7
|
Xây dựng
liên kết chuỗi dược liệu trên địa bàn huyện Cam Lộ
|
Tổ hợp
tác trồng dược liệu Bản Chùa
|
Công
ty TNHH dược liệu hữu cơ An Xuân
|
5
|
100
|
ATTP
|
220
|
Chi
cục Trồng trọt và BVTV
|
Huyện
Cam Lộ
|
280
|
8
|
Xây
dựng liên kết chuỗi dược liệu trên địa bàn huyện Cam Lộ
|
HTX Hiểu
Bắc (Cam Hiếu)
|
Công
ty TNHH dược liệu hữu cơ An Xuân
|
10
|
200
|
ATTP
|
50
|
Chi
cục Trồng trọt và BVTV
|
Huyện
Cam Lộ
|
|
9
|
Xây
dựng liên kết chuỗi dược liệu trên địa bàn huyện Triệu Phong
|
HTX
Đồng Bào (Triệu Sơn)
|
Công
ty CP đầu tư và phát triển Tâm Xanh
|
5
|
20
|
Hữu
cơ và thông thường
|
50
|
Chi
cục Trồng trọt và BVTV
|
Huyện
Triệu Phong
|
275
|
10
|
Xây
dựng liên kết chuỗi dược liệu trên địa bàn huyện Cam Lộ
|
Tổ hợp
tác trồng tràm Năm Gân Cam Vù
|
HTX
Dược Liệu Trường Sơn
|
5
|
50
|
ATTP
|
300
|
Chi
cục Trồng trọt và BVTV
|
Huyện
Cam Lộ
|
300
|
11
|
Xây
dựng liên kết chuỗi Hồ Tiêu tại huyện Vĩnh Linh
|
HTX
sản xuất kinh doanh Hồ tiêu Vĩnh Linh
|
Công
ty TNHH Gia vị Sơn Hà
|
140
|
210
|
Hữu
cơ
|
310
|
Trung
tâm Khuyến nông
|
Huyện
Vĩnh Linh
|
|
12
|
Xây
dựng liên kết chuỗi Hồ Tiêu tại huyện Cam Lộ
|
HTX Nông
nghiệp dịch vụ Tiêu Cùa
|
Công
ty TNHH Chế biến Gia vị Nedspice Việt Nam
|
55
|
55
|
ATTP
|
32
|
Trung
tâm Khuyến nông
|
Huyện
Cam Lộ
|
|
13
|
Xây
dựng liên kết chuỗi Gỗ rừng trồng tại HTX Keo Sơn
|
HTX
Keo Sơn
|
Công
ty TNHH MTV Mạnh Triều
|
60
|
6.600
|
FSC
|
115
|
Chi cục
Kiểm lâm
|
Huyện
Cam Lộ
|
150
|
14
|
Xây
dựng liên kết chuỗi Gỗ rừng trồng tại HTX Thủy Ba Tây
|
HTX
Thủy Ba Tây
|
Công
ty TNHH Tiến Phong
|
|
|
FSC
|
20
|
Chi
cục Kiểm lâm
|
Huyện
Vĩnh Linh
|
|
15
|
Xây dựng
kế hoạch liên kết chuỗi cà phê nông lâm kết hợp giữa công ty Slow coffee với
các Doanh nghiệp trên địa bàn
|
HTX
Nông sản Khe Sanh, HTX Sơn Nguyên, Công Ty Pun coffee
|
Tập
đoàn Slow coffee - Đan Mạch
|
Giai
đoạn nghiên cứu tiền khả thi dự án (dự kiến quy mô tác động đến 500 hộ dân),
xây dựng mô hình cà phê nông lâm kết hợp, dự kiến triển khai từ 315 ha -
1.000 ha
|
Chi
cục PTNT
|
Huyện
Hướng Hóa
|
|
16
|
Xây
dựng kế hoạch liên kết sản phẩm cây dược liệu giữa các Tổ hợp tác, HTX trên địa
bàn huyện Hướng Hóa và Đakrông với công ty TNHH Huệ Đa
|
Tổ hợp
tác, HTX trên địa bàn huyện Hướng Hóa và Đakrông
|
Công
ty TNHH Huệ Đà
|
Giai
đoạn nghiên cứu tiền khả thi dự án để xây dựng quy mô khoảng 250 ha dược liệu
|
Chi
cục Trồng trọt và BVTV
|
Huyện
Hướng Hóa và Đakrông
|
|
17
|
Xây
dựng kế hoạch/dự án liên kết chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông sản
(khoai lang tím, ớt và húng quế)
|
Tổ hợp
tác, HTX trên địa bàn tỉnh
|
Công
ty TNHH nâng tầm giá trị Việt
|
Giai
đoạn nghiên cứu tiền khả thi dự án để xây dựng quy mô khoảng 2.000 ha ớt, 50
ha húng quế
|
Chi
cục Trồng trọt và BVTV
|
Toàn
tỉnh
|
|