ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2312/QĐ-UBND
|
Sơn
La, ngày 23 tháng 9 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÂY ĂN QUẢ PHỤC VỤ LIÊN
KẾT GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số
83/2015/QH13 ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày
20/11/2012;
Căn cứ Luật Đầu tư công số
39/2019/QH14 ngày 13/06/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 134/NQ-CP
ngày 25/9/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP
ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác,
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ,
ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg
ngày 25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông
nghiệp giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 1804/QĐ-TTg
ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển
kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 167/QĐ-TTg
ngày 3/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện,
nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước
giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 340/QĐ-TTg
ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế
tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày
21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về phát triển nông, lâm nghiệp
và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 06 -NQ/TU
ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về Phát triển công nghiệp
chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 860/QĐ-UBND
ngày 10/5/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Phát triển lĩnh vực trồng
trọt theo hướng an toàn và bền vững, ứng dụng công nghệ cao giai đoạn
2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 391/TTr-SNN ngày 08 tháng 9 năm
2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu cây
ăn quả phục vụ liên kết giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La (có Đề
án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông
nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công
nghệ, Giao thông vận tải; Ngân hàng Chính sách xã hội; Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT
(b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách;
- Cục Kinh tế hợp tác và PTNT;
- Ban Quản lý các dự án nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Như Điều 3;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Các Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến quả trên địa bàn tỉnh Sơn
La;
- Lưu: VT, Phú 10b.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Công
|
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÂY ĂN QUẢ PHỤC VỤ LIÊN KẾT GIAI ĐOẠN
2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 2312/QĐ-UBND ngày 23/9/2021 của UBND tỉnh Sơn La)
I. SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở thực
tiễn
Son La có tổng diện tích đất sản xuất
nông nghiệp 409.321 ha, nhìn chung đất đai trên địa bàn tỉnh khá tốt, tầng đất
dày, nhiều mùn; khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, biên độ chênh lệnh ngày, đêm
lớn; có hệ thống sông, suối khả năng chứa nước tạo ra lợi thế phát triển tập
đoàn cây trồng phong phú và đa dạng với nhiều loại cây trồng như cây công nghiệp
(chè, cà phê...), cây ăn quả các loại (xoài, nhãn, chuối, cây có múi, mận, hồng,...);
rau (các loại, rau đặc sản), hoa, cây thực phẩm, đặc biệt là rau trái vụ, quả
ôn đới có chất lượng, mang hương vị đặc trưng của tỉnh so với vùng khác.
Thực hiện chủ trương phát triển cây
ăn quả, tỉnh Sơn La đã có những bước phát triển vượt bậc, mang lại hiệu quả
tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Diện tích cây ăn quả toàn tỉnh năm
2020 là 78.850 ha; sản lượng quả đạt 330.783 tấn, trong đó giai đoạn 2016-2020
diện tích chuyển đổi, trồng mới là 51.987 ha cây ăn quả các loại. Một số cây ăn
quả chính có giá trị hàng hóa lớn và đã hình thành các vùng sản xuất tập trung
như nhãn (huyện Sông Mã); xoài đặc sản (huyện Yên Châu), mận hậu (huyện
Mộc Châu, Yên Châu), na (Mai Sơn); một số cây ăn quả của tỉnh có diện
tích, sản lượng lớn nhất trong khu vực Tây Bắc và khu vực trung du miền núi Bắc
Bộ (xoài, nhãn, bơ,...). Tỉnh Sơn La có 20 sản phẩm trồng trọt đã được cấp chỉ
dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể; duy trì phát triển 159 chuỗi
cung ứng an toàn sản phẩm cây trồng; được cấp 181 mã số vùng trồng với diện
tích 4.702 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu; toàn tỉnh có 614 hợp tác xã nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có 301 hợp tác xã trồng cây ăn quả; có
500 cơ sở sơ chế, chế biến nông sản; xây dựng và đưa vào hoạt động 3 nhà máy chế
biến quả trên địa bàn tỉnh từ đó giúp đời sống của người dân nông thôn đã được
cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, phát triển cây ăn quả hiện
vẫn còn một số hạn chế, đó là quy mô sản xuất một số loại cây ăn quả nhỏ lẻ,
phân tán; cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng phục vụ sản xuất, vận
chuyển hàng hóa nông sản đến nhà máy chế biến còn thiếu, chưa đảm bảo; trang
thiết bị phục vụ sơ chế, đóng gói bảo quản, chế biến quả còn yếu và thiếu nên
giá trị gia tăng chưa cao; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức liên kết
trong sản xuất, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu còn chậm; sản xuất liên kết
theo chuỗi giá trị còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, việc xây dựng Đề án Phát triển
vùng nguyên liệu cây ăn quả phục vụ liên kết giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh
Sơn La tạo ra tiềm năng, lợi thế cho Sơn La thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp
lớn trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư, liên kết phát triển vùng nguyên liệu,
đẩy mạnh sơ chế, bảo quản, công nghiệp chế biến, chế biến sâu; chủ động tiêu thụ
nông sản, nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp theo đúng chủ trương,
định hướng của tỉnh.
2. Cơ sở pháp
lý
- Luật Hợp tác xã ngày 20/11/2012;
- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14
ngày 13/06/2019;
- Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày
25/9/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh tế tập thể;
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày
05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP , ngày
17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày
25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp
giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày
13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển
kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày
3/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng
mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn
2021-2025;
- Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày
12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập
thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030;
- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/01/2021
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản
tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm
2030;
- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày
21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về Phát triển công nghiệp chế
biến nông sản tỉnh Son La giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 860/QĐ-UBND ngày
10/5/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Phát triển lĩnh vực trồng trọt
theo hướng an toàn và bền vững, ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, định
hướng đến năm 2030.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU
1. Quan điểm
- Phát triển cây ăn quả phải theo cơ
chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy lợi thế vùng, miền theo hướng
chuyên canh, an toàn, bền vững gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản,
chế biến và thị trường tiêu thụ; ứng dụng nhanh thành tựu khoa học công nghệ
cao, công nghệ mới về giống,... công nghệ sinh học, canh tác và thu hoạch, phấn
đấu trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế biến
của vùng Tây Bắc.
- Phát triển cây ăn quả theo hướng an
toàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao; sản xuất tập trung quy mô lớn, gắn kết với đầu tư tăng nhanh năng lực công
nghiệp bảo quản, chế biến sâu; chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông thôn cùng
với nguồn nhân lực được đào tạo đáp ứng với yêu cầu sản xuất hàng hóa và chất
lượng sản phẩm ngày càng cao.
2. Mục
tiêu
a) Mục tiêu chung
Hình thành vùng sản xuất nguyên liệu
trái cây quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên
cơ sở liên kết bền vững giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp chế biến, xuất
khẩu nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới cho tỉnh Sơn La; phát triển và nâng cao vai trò
và hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trong chuỗi giá trị trái cây đáp ứng
yêu cầu về mặt chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nguyên liệu trái cây phục
vụ chế biến và xuất khẩu; tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của các hộ
sản xuất cây ăn quả trong tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
Đẩy mạnh phát triển cây ăn quả theo
quy mô tập trung, an toàn, bền vững, hiệu quả; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ
sinh học thông qua liên kết sản xuất các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã với hộ dân, nhân rộng các mô hình trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả
kinh tế cao, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, đáp ứng tiêu chuẩn tiêu thụ,
chế biến và xuất khẩu. Đến năm 2025 diện tích cây ăn quả toàn tỉnh là: 104.820
ha; sản lượng: 596.530 tấn; trong đó diện tích cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất
khẩu 15.000 ha; diện tích vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy 54.000 ha cây ăn quả
các loại, cụ thể: Cây xoài diện tích: 21.059 ha, sản lượng: 87.310 tấn; cây nhãn
diện tích: 21.410 ha, sản lượng: 108.720 tấn; cây chuối diện tích 6.920 ha, sản
lượng 68.310 tấn; cây ăn quả có múi diện tích 5.712 ha, sản lượng 22.128 tấn;
cây mận, mơ 13.350 ha, sản lượng: 70.850 tấn; cây chanh leo 4.260 ha, sản lượng:
38.740 tấn; cây dứa: 10.110 ha, sản lượng: 131.070 tấn; Năm 2030: Diện tích
15.000 ha, sản lượng: 225.000 tấn; Sơn tra 13.710 ha, sản lượng: 36.600 tấn.
- Đề án được thực hiện dự kiến có khoảng
450 hợp tác xã trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La được liên kết sản xuất
hình thành các chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, chế biến; khoảng 6.000 thành
viên HTX được hưởng lợi; ước khoảng 4 nhà máy chế biến quả đi vào hoạt động
tham gia đầu tư liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm quả phục vụ chế biến, dự kiến
có 30.000 hộ dân được hưởng lợi.
- Khi Đề án được thực hiện sẽ tạo điều
kiện thuận lợi trong công tác thu hoạch, vận chuyển, bảo quản quả sau thu hoạch,
rút ngắn được thời gian vận chuyển, bảo quản sau thu hoạch được đúng kỹ thuật,
giảm được tỷ lệ hư hỏng sản phẩm quả khoảng 5% và tạo điều kiện liên kết từ
khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông sản, giảm chi phí đầu tư sản xuất, thu
hoạch, bảo quản tăng từ 5-10% thu nhập cho người trồng cây ăn quả.
- Phấn đấu giá trị sản lượng trên 01
ha đối với mô hình cây ăn quả có đầu tư thâm canh bình quân đạt trên 150 triệu
đồng/năm. Phấn đấu giá trị thu nhập trên 01 ha đất canh tác ứng dụng công nghệ
cao nhiều hơn 2 lần trở lên so với canh tác có đầu tư thâm canh.
- Tổ chức sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn,
có đủ điều kiện được cấp mã số vùng trồng cho cây ăn quả đến năm 2025 đạt
15.000 ha cho cây xoài, nhãn, chuối, mận, bơ, thanh long phục vụ xuất khẩu.
- Tập trung phát triển đầu tư thâm
canh vùng nguyên liệu phục vụ các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh đến
năm 2025 đạt trên 54.000 ha cây ăn quả, định hướng đến năm 2030 là 75.000 ha
đáp ứng đủ cho nhu cầu chế biến của các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản; xây dựng,
quản lý và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực lĩnh vực trồng trọt; nhãn
hiệu các sản phẩm trồng trọt đã được bảo hộ, các sản phẩm OCOP.
III. THỜI GIAN,
QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN
1. Quy mô, địa
điểm thực hiện trên địa bàn tỉnh Sơn La
Tập trung tại các huyện và thành phố
có diện tích cây ăn quả tập trung lớn gồm: Vùng nguyên liệu xoài: Yên Châu, Mường
La, Mai Sơn, Sốp Cộp, Bắc Yên; Vùng nguyên liệu mận: Mộc Châu, Yên Châu, Thuận
Châu, Thành phố; Vùng nguyên liệu nhãn: Sông Mã, Yên Châu, Mai Sơn; Vùng nguyên
liệu dứa: Sốp Cộp; Vùng nguyên liệu cây ăn quả có múi: Phù Yên, Sốp Cộp ...
2. Các bên tham
gia Dự án:
- Chủ đầu tư Đề án: UBND tỉnh phê duyệt
giao Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở ngành có liên quan triển khai thực hiện.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định Đề
án.
- Phối hợp triển khai dự án:
+ Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trái
cây như: Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco Sơn La) và các
doanh nghiệp khác.
+ Số lượng HTX: 100 HTX tham gia các
dự án với tiêu chí lựa chọn HTX tham gia dự án như sau: HTX được thành lập và
hoạt động theo Luật HTX năm 2012; HTX trồng cây ăn quả (xoài, nhãn, mận, chanh
leo, dứa,....) nằm trong vùng nguyên liệu phục vụ tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu
quả.
- Tiêu chí ưu tiên: Ưu tiên các HTX
có quy mô diện tích, sản lượng sản phẩm và quy mô thành viên lớn; HTX sản xuất
sản phẩm có chứng nhận (GAP; an toàn; hữu cơ; mã số vùng trồng...), tham gia xuất
khẩu.
3. Quản lý, vận
hành công trình sau đầu tư
- Hạ tầng giao thông: Giao UBND các
huyện quản lý
- Hạ tầng thủy lợi: Giao các HTX thực
hiện dự án quản lý
- Hạ tầng phục vụ sơ chế, bảo quản,
chế biến trái cây: Giao HTX thực hiện dự án quản lý.
IV. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1. Dự án 1: Đầu
tư kết cấu hạ tầng liên kết vùng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu
cây ăn quả
a) Sự cần thiết xây dựng dự án
Hiện tại các vùng nguyên liệu trên địa
bàn toàn tỉnh chưa có hệ thống giao thông để kết nối các vùng sản xuất chỉ có hệ
thống giao thông nội đồng do người dân đầu tư để phục vụ công tác chăm sóc, thu
hái, chưa có hệ thống giao thông hoàn chỉnh để đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Một
số vùng sản xuất gần các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường giao thông liên
huyện, liên xã thì có hệ thống giao thông đi lại phục vụ sản xuất. Chính vì vậy
khi đầu tư các trục đường giao thông tại các khu vực sản xuất tạo điều kiện cho
việc chăm sóc, thu hái vận chuyển được thuận lợi tránh được các thiệt hại do
quá trình vận chuyển hàng hóa sản phẩm đến nhà máy chế biến nhanh hơn, không bị
dập nát, đảm bảo được tiến độ thời gian thu hái.
Hiện tại trên địa bàn chưa có công
trình thủy lợi phục vụ cho việc tưới tiêu cây ăn quả mà chủ yếu phụ thuộc vào
các công trình thủy lợi phục vụ cho công tác tưới tiêu cây nông nghiệp khác và
các hộ dân tự khoan nước lắp đặt hệ thống tưới tiêu phục vụ một số diện tích tưới
cho một số ít diện tích cây ăn quả của các hộ gia đình; mặt khác, đa số diện
tích cây ăn quả ra hoa, quả non vào mùa khô không đảm bảo đủ ẩm dẫn đến năng suất,
chất lượng quả chưa cao.
b) Quan điểm, mục tiêu dự án
Dự án được thực hiện nhằm phát triển
vùng nguyên liệu thuận lợi đáp ứng các yêu cầu của các công ty thu mua, xuất khẩu,
chế biến tiêu thụ; Tạo ra tiềm năng, lợi thế cho Sơn La thu hút các tập đoàn,
doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh đầu tư đẩy mạnh công nghiệp chế biến, chế
biến sâu; nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp.
c) Địa bàn thực hiện dự án
Trên địa bàn các huyện: Mường La, Mai
Sơn, Yên Châu, Sông Mã, Sốp Cộp, Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
d) Các bên tham gia Dự án
- Chủ đầu tư Đề án: UBND tỉnh phê duyệt
giao Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp các Sở ngành có liên quan triển khai thực
hiện.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định Đề
án.
- Phối hợp triển khai dự án:
+ Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu
trái cây như: Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, chi nhánh Sơn La
(Doveco Sơn La) và các doanh nghiệp khác.
+ Các HTX nông nghiệp, Số lượng: 20
HTX. Tiêu chí lựa chọn HTX tham gia dự án như sau: HTX được thành lập và hoạt động
theo Luật HTX năm 2012; HTX trồng cây ăn quả (chanh leo, xoài, dứa, ngô ngọt) nằm
trong vùng nguyên liệu của Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trái cây.
+ Tiêu chí ưu tiên: Ưu tiên các HTX
có quy mô diện tích, sản lượng sản phẩm và quy mô thành viên lớn; HTX sản xuất
sản phẩm có chứng nhận (GAP; an toàn; hữu cơ...); cấp mã số vùng trồng.
đ) Nội dung
Về xây dựng cơ sở hạ tầng, dự kiến tổng
kinh phí: 180.000 triệu đồng về đầu tư các công trình đường giao thông nội đồng,
công trình tưới ẩm phục vụ phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả cho chế biến (có
Phụ lục chi tiết kèm theo).
e) Nguồn vốn thực hiện:
Từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn do
Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý giai đoạn 2021-2025 dự kiến tổng kinh phí:
180.000 triệu đồng
2. Dự án 2:
Phát triển, củng cố, nâng cao năng lực cho HTX và thành viên trồng cây ăn quả
a) Sự cần thiết xây dựng dự án.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh các cơ sở
thu mua, đóng gói mang tính tự phát chưa có đủ mặt bằng, cơ sở sơ chế còn yếu
và thiếu mang tính tự phát chưa đáp ứng đủ các yêu cầu; chưa có hệ thống kho lạnh
đủ lớn để bảo quản sản phẩm quả khi thu hoạch, thời gian chín của quả ngắn ảnh
hưởng đến chất lượng, giá thành sản phẩm.
Đội ngũ cán bộ quản lý của các HTX
năng lực quản lý, trình độ, kinh nghiệm còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được so
với nhu cầu mới.
b) Quan điểm, mục tiêu
Đầu tư hỗ trợ, nâng cấp hạng mục công
trình hạ tầng trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến
trái cây cho các hợp tác xã, phục vụ sản xuất các sản phẩm quả đáp ứng yêu cầu
của thị trường, xuất khẩu, chủ động trong việc bảo quản, tiêu thụ sản phẩm quả,
nâng cao hiệu quả sản xuất.
c) Nội dung:
- Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực
quản trị HTX cho Giám đốc và cán bộ quản lý HTX trồng cây ăn quả (Quy mô đào tạo:
12 lớp, 360 học viên; nội dung đào tạo năng lực quản trị HTX, cách tiếp cận thị
trường, quản lý doanh nghiệp). Số lượng HTX: 300 hợp tác xã tại 12 huyện, thành
phố.
- Hỗ trợ hạng mục công trình hạ tầng
trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến trái cây
cho từng HTX và thành viên HTX.
Tổng kinh phí thực hiện 35.300 triệu
đồng, trong đó đầu tư nhà sơ chế, điểm thu mua, đóng gói: 15.000 triệu đồng;
đào tạo tập huấn 300 triệu; Hệ thống kho lạnh, kho giấm chín nguyên liệu:
20.000 triệu đồng.
(Chi tiết có Phụ lục kèm theo)
e) Nguồn vốn thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện 35.300 triệu
đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách do Bộ Nông nghiệp và
PTNT quản lý, vốn sự nghiệp lồng ghép từ các chương trình mục tiêu (xây dựng
nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp); từ
các chương trình phát triển kinh tế - xã hội: Kinh phí 30.300 triệu đồng
- Nguồn vốn các hợp tác xã: 5.000 triệu
đồng
3. Dự án 3:
Khuyến nông và chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ cho các HTX, người dân
trồng cây ăn quả tham gia liên kết.
a) Sự cần thiết xây dựng dự án.
Các HTX sản xuất, kinh doanh với quy
mô nhỏ lẻ, cơ sở vật chất thiếu thốn, thiết bị máy móc ... và đội ngũ cán bộ quản
lý đã cố gắng tuy nhiên một số hợp tác xã thụ động trong khâu tìm kiếm thị trường
tiêu thụ sản phẩm cho nhà nông được xem là những nguyên nhân cơ bản khiến việc
hoạt động của mô hình này còn quá nhiều hạn chế, chưa thu hút được đông đảo
nông dân tham gia. Bên cạnh đó, vấn đề ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào quá
trình sản xuất cũng gặp khó khăn. Đặc biệt, sự liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ
còn rất lỏng lẻo, mang tính hình thức dẫn đến việc tiêu thụ nông sản chưa được
đảm bảo, chưa có đầu ra tin cậy; người dân chưa chủ động trong việc tiêu thụ
nông sản.
b) Quan điểm, mục tiêu
- Quan điểm: Từng bước nâng cao năng
lực sản xuất cho thành viên hợp tác xã về quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn,
quy chuẩn đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ, liên kết, liên doanh, sản
xuất, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu quả.
- Mục tiêu: Đào tạo, nâng cao năng lực
cho các thành viên hợp tác xã tham gia mô hình giống mới, giống rải vụ, ứng dụng
công nghệ cao, tưới tiết kiệm, hạng mục công trình hạ tầng trang thiết bị máy
móc phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm quả.
c) Nội dung:
- Dự án đào tạo, tập huấn cho cán bộ,
thành viên HTX thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái trái
cây: tạo tán, tỉa cành,.... Số lượng 300 HTX, thành viên tham gia 1.800; số lớp
đào tạo tập huấn 60 lớp; nội dung đào tạo quy trình kỹ thuật canh tác, rải vụ
thu hoạch cho cây ăn quả với kinh phí dự kiến 1.500 triệu đồng.
- Xây dựng mô hình cây ăn quả giống mới,
giống rải vụ, ứng dụng công nghệ cao tưới tiết kiệm; Mô hình được cấp mã số
vùng trồng, được tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm phục vụ
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn,
thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình; kinh phí
1.500 triệu đồng.
- Hỗ trợ 20 hạng mục công trình hạ tầng
trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến trái cây cho từng
HTX. Tổng mức đầu tư: 20.000 triệu đồng.
- Tham quan học tập tại các địa phương
khác về mô hình cơ sở chế biến quả, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây
ăn quả: Kinh phí 300 triệu đồng.
d) Nguồn vốn thực hiện:
Tổng nguồn vốn: 23.300 triệu đồng
trong đó:
- Nguồn vốn các hợp tác xã: 4.000 triệu
đồng
- Ngân sách nhà nước: 19.300 triệu đồng
- Vốn ngân sách bố trí thực hiện
thông qua các chương trình, dự án, đề án phát triển HTX (Chương trình hỗ trợ
phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số
1804/QĐ-TTg và Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới
hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số
167/QĐ-TTg);
- Lồng ghép từ các chương trình mục
tiêu (xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; kế hoạch cơ cấu lại ngành
nông nghiệp); từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội;
- Vốn sự nghiệp khoa học công nghệ,
khuyến nông.
(Chi tiết tại Phụ lục gửi kèm)
4. Dự án 4: Ứng dụng
công nghệ thông tin quản lý vùng nguyên liệu trái cây phục vụ liên kết gắn với
truy xuất nguồn gốc.
a) Sự cần thiết xây dựng dự án.
Nhằm mục đích chuẩn hóa dữ liệu vùng
trồng cây ăn quả chủ lực của tỉnh quản lý tốt các mã số vùng trồng cây ăn quả
phục vụ xuất khẩu, theo yêu cầu bắt buộc của các thị trường nhập khẩu như: Mỹ,
Úc, Châu Âu, Trung Quốc, vv...; ngăn ngừa sự giả mạo mã số vùng trồng, nguồn gốc
xuất xứ ảnh hưởng uy tín của người dân, doanh nghiệp và thương hiệu của tỉnh, đảm
bảo tính minh bạch trong việc truy xuất và xác thực xuất xứ nguồn gốc hàng hóa
bằng hệ thống thông tin, đảm bảo yêu cầu về các điều kiện kiểm dịch thực vật của
các nước nhập khẩu.
b) Quan điểm, mục tiêu:
Đảm bảo tính minh bạch trong việc
truy xuất và xác thực xuất xứ nguồn gốc hàng hóa bằng hệ thống thông tin quản
lý bởi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo yêu cầu về các điều
kiện kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước, việc tuân thủ các quy định của hộ sản xuất về an toàn thực phẩm (ATTP),
tăng cường năng lực quản lý, kiểm tra, đánh giá, giám sát, kiểm soát chất lượng,
quản lý sinh vật gây hại phục vụ xuất khẩu.
c) Nội dung:
- Xây dựng và áp dụng phần mềm quản
lý sản xuất vùng nguyên liệu cây ăn quả chất lượng; Số hóa thông tin, cơ sở dữ
liệu vùng nguyên liệu cây ăn quả chất lượng: diện tích, tuổi cây; năng suất; giống;
HTX, số thành viên;....
- Dữ liệu hệ thống cung cấp 200 mã số
vùng trồng cho 2.000 ha đảm bảo việc quản lý các thông tin về sản xuất, truy xuất
nguồn gốc từ khi sản xuất, đến tiêu thụ.
d) Nguồn vốn thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện: 19.200 triệu
đồng
Trong đó ngân sách nhà nước 16.000
triệu đồng
Nguồn đóng góp các hợp tác xã: 3.200
triệu đồng
- Vốn ngân sách bố trí thực hiện
thông qua các chương trình, dự án, đề án phát triển HTX (Chương trình hỗ trợ
phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số
1804/QĐ-TTg và Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới
hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số
167/QĐ-TTg);
- Lồng ghép từ các chương trình mục
tiêu (xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; kế hoạch cơ cấu lại ngành
nông nghiệp); từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Vốn sự nghiệp khoa học công nghệ,
khuyến nông.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
(Chi tiết tại Phụ lục gửi kèm)
5. Dự án 5: Thí
điểm áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu
phục vụ liên kết.
a) Sự cần thiết xây dựng dự án:
Việc huy động vốn của HTX thực hiện rất
khó khăn, hầu hết các HTX, thành viên HTX và người dân khó huy động vốn để phát
triển dịch vụ, phát triển kinh tế nên hiệu quả hoạt động thấp. Bên cạnh đó, việc
vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng hay Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX còn gặp
nhiều khó khăn do HTX không có tài sản thế chấp nên không tiếp cận được nguồn vốn
làm cho nông dân, thành viên HTX và HTX không có điều kiện tăng quy mô, áp dụng
khoa học kỹ thuật sản xuất tạo vùng nguyên liệu lớn đáp ứng nhu cầu thị trường.
b) Quan điểm, mục tiêu:
- Quan điểm: Tạo điều kiện thuận lợi
để nông dân, thành viên HTX, HTX và doanh nghiệp trong vùng dự án tiếp cận được
các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển ý tưởng, áp dụng tiến bộ khoa học vào
liên kết, hợp tác sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch góp phần tăng thu
nhập và phát triển bền vững.
- Mục tiêu: Hỗ trợ vay vốn phát triển
sản xuất vùng nguyên liệu trong vùng Đề án. Trong đó, tập trung phát triển vùng
nguyên liệu (khu vực đầu tư kết cấu hạ tầng thuộc Dự án 1).
c) Nội dung:
- Thí điểm hỗ trợ vay phát triển sản
xuất tập trung theo Nghị quyết số 138/NQ-2017/NQ-HĐND
- Thí điểm hỗ trợ liên kết sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo theo Nghị định số
98/2018/NĐ-CP cho 40% HTX nông nghiệp (tương đương 120 HTX đủ điều kiện).
d) Nguồn vốn thực hiện:
- Thí điểm hỗ trợ liên kết sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La theo theo Nghị định số
98/2018/NĐ-CP ; hỗ trợ vay phát phát triển sản xuất tập trung theo Nghị quyết số
138/NQ-2017/NQ-HĐND cho khoảng 30 hợp tác xã dự kiến hỗ trợ 100 triệu đồng/Dự
án/Kế hoạch liên kết
- Tổng kinh phí thực hiện: 3.000 triệu
đồng
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN:
Tổng kinh phí thực hiện đề án:
260.800 triệu đồng (Bằng chữ: Hai trăm sáu mươi tỷ tám trăm triệu đồng chẵn).
Trong đó, bao gồm:
1. Ngân
sách trung ương: 225.600 triệu đồng (Bằng chữ: Hai trăm hai mươi lăm tỷ sáu
trăm triệu đồng chẵn).
- Vốn đầu tư công trung hạn do Bộ
Nông nghiệp và PTNT quản lý, giai đoạn 2021-2025: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng liên kết
vùng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu trái cây.
- Vốn ngân sách trung ương bố trí thực
hiện thông qua các chương trình, dự án, đề án phát triển HTX (Chương trình hỗ
trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số
1804/QĐ-TTg và Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới
hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định
167/QĐ-TTg);
- Vốn sự nghiệp lồng ghép từ các
chương trình mục tiêu (xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; kế hoạch cơ
cấu lại ngành nông nghiệp); từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội;
- Vốn sự nghiệp khoa học công nghệ.
2. Ngân
sách địa phương: 20.000 triệu đồng (Bằng chữ: Hai mươi tỷ đồng)
- Vốn để thực hiện bố trí mặt bằng sạch,
giải phóng mặt bằng thuộc phần đối ứng của địa phương và người dân được hưởng lợi.
- Vốn đầu tư công trung hạn Trung
ương phân bổ cho địa phương giai đoạn 2021-2025
- Chương trình, dự án phát triển cơ sở
hoặc nhà máy chế biến tập trung; các cơ sở bảo quản nông sản
3. Vốn đối
ứng của Doanh nghiệp, HTX, người dân được hưởng lợi trong vùng dự án: 12.200
triệu đồng (Bằng chữ: Mười hai tỷ hai trăm triệu đồng).
4. Vốn
tín dụng: Không
5. Vốn
vay Ngân hàng chính sách: 3.000 triệu đồng
6. Các nguồn vốn hợp pháp khác.
VI. ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Hiệu quả
kinh tế
- Đối với người nông dân sản xuất cây
ăn quả: Nâng cao năng lực trong chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ quả
góp phần phát triển ổn định diện tích cây ăn quả, nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm, làm giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch từ đó nâng cao giá trị sản phẩm
bán ra trên thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
- Đối với các cá nhân, đơn vị, cơ sở
doanh nghiệp hoạt động thu mua: Việc triển khai thực hiện đề án với các giải
pháp đầu tư hệ thống kho bảo quản sẽ có tác dụng giảm tổn thất trong quá trình
vận chuyển, lưu trữ nông sản, chủ động trong việc tiêu thụ; khuyến khích các
hình thức tiêu thụ thông qua các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
sẽ góp phần giảm chi phí trung gian, giảm tổn thất về chất lượng, hạn chế rủi
ro trong kinh doanh.
- Đối với nhà nước: Đóng góp tăng trưởng
kinh tế của tỉnh; việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển công nghiệp
chế biến nông sản sẽ làm tăng về số lượng cũng như chất lượng nông sản, góp phần
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế.
2. Hiệu quả xã
hội
Nâng cao kiến thức và trình độ cho
người nông dân (trình độ sản xuất, năng lực quản lý, khả năng tiếp cận thị trường,
khả năng liên kết trong sản xuất ... ); tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải
thiện chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn góp phần chung tay xây dựng
nông thôn mới.
3. Hiệu quả môi
trường
Việc phát triển vùng nguyên liệu cây
ăn quả vùng miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng sẽ tăng độ che
phủ đất, qua đó sẽ có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn và điều hòa không khí
so với các cây trồng lương thực và cây ngắn ngày khác.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp
và PTNT
- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực
hiện các nội dung của Đề án.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ
Nông nghiệp và PTNT trong việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án; Bố trí
kinh phí đảm bảo thực hiện các dự án đã được phê duyệt kịp thời, hiệu quả.
- Lựa chọn một số chủng loại cây ăn
quả chủ lực, phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu trái
cây, xây dựng vùng sản xuất tập trung, đầu tư phát triển ngành hàng theo chuỗi
giá trị, gắn với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn mới trên
địa bàn.
2. Sở Giao
thông vận tải
Phối hợp với các Sở, ngành trong việc
thẩm định theo phân cấp các dự án đầu tư về giao thông, đảm bảo theo đúng các
quy định của pháp luật.
3. Sở Tài chính
- Căn cứ quyết định phân bổ nguồn
kinh phí đề án phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả phục vụ liên kết giai đoạn
2021-2025 trên địa bàn tỉnh của cấp có thẩm quyền, thực hiện thông báo, cấp
phát dự toán chi cho các đơn vị đảm bảo đúng nội dung, chế độ, định mức.
- Hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng
và thực hiện thanh quyết toán theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng
dẫn Luật.
4. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn thực hiện đề án trên cơ sở
các dự án hoặc phương án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
5. Liên minh
HTX tỉnh
Phối hợp trong việc tuyên truyền, đào
tạo, tập huấn cho các thành viên HTX, nông dân tham gia và thực hiện Đề án tại
địa phương.
6. Ngân hàng
Chính sách xã hội
Tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã trong việc
lập dự án vay vốn, hướng dẫn quy trình, hồ sơ, thủ tục vay vốn, để hợp tác xã,
cá nhân liên quan tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng chính sách của Nhà nước đầu
tư phát triển sản xuất, ưu tiên nguồn vốn vay cho các vùng sản xuất tập trung,
vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm. Thực hiện có hiệu quả
chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với phát triển vùng nguyên liệu cây
ăn quả phục vụ liên kết giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
7. UBND các huyện,
thành phố
- Tuyên truyền, tổ chức triển khai thực
hiện nội dung các dự án được phê duyệt trên địa bàn đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
- Bố trí, thực hiện công tác giải
phóng mặt bằng trong việc xây dựng các công trình hạ tầng tại địa phương.
- Thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý
bảo trì và khai thác các trục đường giao thông tại các khu vực sản xuất đến nhà
máy chế biến nông sản phù hợp với quy hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền vận động nông dân tự
nguyện tham gia các hình thức hợp tác liên kết, liên kết sản xuất, tiêu thụ
nông sản với Doanh nghiệp, Hợp tác xã; đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường
tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, thị trường xuất khẩu nông sản.
8. Doanh nghiệp
chế biến, xuất khẩu cây ăn quả
- Các doanh nghiệp chủ động đổi mới,
sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ thiết bị hiện đại tiên
tiến, tự động hóa, đa dạng hóa sản phẩm, sản phẩm chất lượng cao mẫu mã đẹp hướng
đến thị trường xuất khẩu có giá mua cao, doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được.
- Chủ động đề xuất các hạng mục hạ tầng
đầu tư phục vụ phát triển vùng nguyên liệu; đề xuất các giải pháp tháo gỡ những
khó khăn vướng mắc với các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền và sẵn sàng tiếp
cận các chính sách, sử dụng nguồn hỗ trợ của Nhà nước một cách hiệu quả.
9. Các HTX, thành
viên HTX
Thực hiện liên kết phát triển bền vững
vùng nguyên liệu với người sản xuất theo đúng chủ trương, định hướng, kế hoạch phát
triển của tỉnh đảm bảo nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững./.
PHỤ LỤC:
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÂY ĂN QUẢ
PHỤC VỤ LIÊN KẾT GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 2312/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Sơn La)
Đơn vị
tính: Triệu đồng
TT
|
Nội dung thực hiện
|
Dư
kiến kinh phí thực hiện
|
Ngân
sách Nhà nước
(Trung Ương, tỉnh)
|
Đối
ứng của HTX, nhân dân
|
|
Tổng
|
260.800
|
248.600
|
12.200
|
I
|
Dự án 1: Đầu
tư kết cấu hạ tầng liên kết vùng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu
trái cây
|
180.000
|
180.000
|
|
1
|
Công trình đường giao thông nội đồng
khu sản xuất bản Chiềng Tè + Song Ho, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La gồm 02
tuyến dài 6 km phục vụ phát triển vùng nguyên liệu cho 3 HTX.
|
18.000
|
18.000
|
|
2
|
Công trình đường giao thông nội đồng
khu sản xuất bản Hua Nặm, xã Nặm Păm đi khu sản xuất Nặm Minh, Huổi Huông,
Lán Rau (huyện Mường La) với chiều dài là 8,0 km, phục vụ phát triển vùng
nguyên liệu cho 5 HTX.
|
20.000
|
20.000
|
|
3
|
Công trình đường giao thông nội đồng
khu sản xuất bản Bâu + Huổi Hốc, xã Nặm Păm đi khu sản xuất Huổi Má (huyện Mường
La) với chiều dài là 4,0 km, phục vụ phát triển vùng nguyên liệu cho 3 HTX.
|
12.000
|
12.000
|
|
4
|
Công trình đường giao thông nội đồng
khu sản xuất bản Hốc, xã Nặm Păm đi khu sản xuất Huổi Liếng, Nong Chon (huyện
Mường La) với chiều dài là 4,0 km, phục vụ phát triển vùng nguyên liệu cho 3
HTX. Dự kiến kinh phí 12.000 triệu đồng,
|
12.000
|
12.000
|
|
5
|
Tuyến đường từ bản Trạm Cầu, xã Chiềng
Sung, huyện Mai Sơn đến Khu Công nghiệp Mai Sơn. Chiều dài dự kiến: 5 km phục
vụ phát triển vùng nguyên liệu cho 10 HTX.
|
40.000
|
40.000
|
|
6
|
Tuyến đường từ bản Tà Làng Cao đến
khu kinh tế Lũng Châu xã Tú Nang, huyện Yên Châu. Chiều dài dự kiến: 3,5 km
phục vụ phát triển vùng nguyên liệu cho 10 HTX.
|
10.500
|
10.500
|
|
7
|
Tuyến đường nội đồng bản Mo, xã Chiềng
Khương, huyện Sông Mã. Chiều dài dự kiến: 4 km, phục vụ phát triển vùng
nguyên liệu cho 5 HTX.
|
8.500
|
8.500
|
|
8
|
Đường giao thông nội đồng bản Huổi
Pót - bản Co Đứa - bản Nghè Vèn - bản Huổi Lầu, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp:
chiều dài là 20,0 km, phục vụ phát triển vùng nguyên liệu cho 5 HTX.
|
54.000
|
54.000
|
|
9
|
Công trình tưới ẩm bản Bủng, xã Mường
Bú, huyện Mường La: Cấp nước cho 37 ha xoài... thiết kế 01 đập đầu mối, 6 bể
chứa, Chiều dài tuyến ống đến khu vực bãi tưới là 6km phục vụ phát triển vùng
nguyên liệu.
|
2.500
|
2.500
|
|
10
|
Công trình tưới ẩm tiểu khu 2, xã
Mường Bú gồm 2 khu dự kiến cấp nước tưới cho 90 ha xoài phục vụ phát triển
vùng nguyên liệu cho 2 HTX.
|
2.500
|
2.500
|
|
II
|
Dự án 2:
Phát triển, củng cố, nâng cao năng lực cho HTX và thành viên trồng CĂQ
|
35.300
|
30.300
|
5.000
|
1
|
Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực quản
trị HTX cho Giám đốc và cán bộ quản lý HTX trồng CĂQ (Quy mô đào tạo: 12 lớp,
360 số học viên; nội dung đào tạo năng lực quản trị HTX, cách tiếp cận thị
trường, quản lý doanh nghiệp). Số lượng HTX: 300 hợp tác xã tại 12 huyện,
thành phố. Tập huấn, đạo tạo nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho hợp tác
xã
|
300
|
300
|
|
2
|
Hỗ trợ hạng mục công trình hạ tầng
trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến trái cây
cho từng HTX và thành viên HTX.
|
35.000
|
30.000
|
5.000
|
2.1
|
Nhà sơ chế, điểm thu mua, đóng gói
|
15.000
|
12.000
|
3.000
|
-
|
Huyện Yên Châu: 5000 m2,
phục vụ sơ chế, đóng gói sản phẩm quả cho 30 HTX
|
5.000
|
4.000
|
1.000
|
-
|
Huyện Mường La: 5.000 m2 phục vụ sơ
chế, đóng gói sản phẩm quả cho 15 HTX;
|
5.000
|
4.000
|
1.000
|
-
|
Huyện Mộc Châu: 5.000 m2
phục vụ sơ chế, đóng gói sản phẩm quả cho 20 HTX
|
5.000
|
4.000
|
1.000
|
2.2
|
Hệ thống kho lạnh, kho giấm chín
nguyên liệu: 20.000 triệu đồng
|
20.000
|
18.000
|
2.000
|
-
|
Huyện Mộc Châu: 500 m2
phục vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm quả cho 30 HTX
|
10.000
|
9.000
|
1.000
|
-
|
Huyện Yên Châu: 500 m2
phục vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm quả cho 50 HTX
|
10.000
|
9.000
|
1.000
|
Ill
|
Dự án 3:
Khuyến nông và chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ cho các HTX, người
dân trồng CĂQ tham gia liên kết.
|
23.300
|
19.300
|
4.000
|
1
|
Dự án đào tạo, tập huấn cho cán bộ,
thành viên HTX thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái trái
cây: hạ cánh, tạo tán, tỉa cành,.... Số lượng 300 HTX, thành viên tham gia
1800; số lớp đào tạo tập huấn 60 lớp; nội dung đào tạo quy trình kỹ thuật
canh tác, rải vụ thu hoạch cho cây ăn quả
|
1.500
|
1.500
|
|
2
|
Xây dựng mô hình cây ăn quả giống mới,
giống rải vụ, ứng dụng công nghệ cao tưới tiết kiệm; Mô hình được cấp mã số
vùng trồng, được tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm phục vụ
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn,
thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.
|
1.500
|
1.000
|
500
|
3
|
Hỗ trợ 20 hạng mục công trình hạ tầng
trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến trái cây cho từng
HTX.
|
20.000
|
16.500
|
3.500
|
4
|
Tham quan học tập tại các địa
phương khác về mô hình cơ sở chế biến quả, ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất cây ăn quả
|
300
|
300
|
|
IV
|
Dự án 4: Ứng
dụng công nghệ thông tin quản lý vùng nguyên liệu trái cây phục vụ liên kết gắn
với truy xuất nguồn gốc.
|
19.200
|
16.000
|
3.200
|
V
|
Dự án 5:
Thí điểm áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển vùng
nguyên liệu phục vụ liên kết
|
3.000
|
3.000
|
|
1
|
Thí điểm hỗ trợ liên kết sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La theo theo Nghị định số
98/2018/NĐ-CP ; hỗ trợ vay phát triển sản xuất tập trung theo Nghị quyết số
138/NQ-2017/NQ-HĐND cho khoảng 30 hợp tác xã dự kiến hỗ trợ 100 triệu đồng/Dự
án/Kế hoạch liên kết
|
3.000
|
3.000
|
|