UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
203/2004/QĐ-UB
|
Yên
Bái, ngày 29 tháng 6 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC QUY ĐỊNH QUYỀN HẠN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
- Căn cứ Luật tổ chức
Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26/11/2003;
- Căn cứ vào Pháp lệnh giá
được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá 10 thông qua ngày 26 tháng 4 năm 2002;
- Căn cứ Nghị định số
170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Pháp lệnh giá;
- Căn cứ Thông tư số
15/2004/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Nghị định 170/2004/NĐ-CP của Chính phủ ;
- Xét đề nghị của Sở
Tài chính tại Tờ trình số 226/TTr-TC ngày tháng 6 năm 2004.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Quy định quyền
hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị đối với công
tác quản lý giá tại địa phương (chi tiết theo phụ lục số 1 đính kèm
Quyết định này).
- Quy định danh mục mặt hàng
niêm yết giá và mua, bán đúng giá niêm yết đối với các tổ chức, cá
nhân sản xuất kinh doanh (chi tiết theo phụ lục số 2 đính kèm Quyết
định này).
Điều 2: Quyết định có
hiện lực kể từ ngày 15/7/2004; bãi bỏ các văn bản trước đây trái
với Quyết định này.
Điều 3: Ông Chánh Văn
phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố, Thủ trưởng các Ban, Ngành, đoàn thể, các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
CHỦ TỊCH
Phùng Quốc Hiển
|
PHỤ LỤC SỐ 1
QUY
ĐỊNH QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
LĨNH VỰC GIÁ CẢ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 203/2004/QĐ-UB ngày 29 tháng 6 năm 2004 của
UBND tỉnh Yên Bái )
I. Quyền hạn, trách nhiệm
của Uỷ ban Nhân dân tỉnh đối với công tác giá tại địa phương.
1. Đối với công tác bình ổn
giá.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh có thẩm
quyền quy định và công bố các biện pháp bình ổn đối với hàng hoá
dịch vụ trong danh mục bình ổn giá Chính phủ quy định. Khi giá cả
hàng hoá dịch vụ tại địa phương có biến động bất thường có ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Sở Tài chính trình
Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định và công bố thi hành các biện pháp
bình ổn giá phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
2. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Yên
Bái quyết định giá những tài sản hàng hoá dịch vụ và quy định
trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong việc lập trình và thẩm định
phương án giá.
2.1. Giá bán báo cáo của cơ
quan Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh. Ban biên tập báo lập phương
án giá trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến thẩm
định bằng văn bản của Sở Tài chính.
2.2. Giá đất cụ thể của
địa phương. Sở Tài chính căn cứ vào nguyên tắc và phương pháp xác
định giá đất và khung giá các loại đất do Chính phủ quyết định và
hướng dẫn của Bộ Tài chính, lập phương án giá trình Uỷ ban Nhân dân
tỉnh để Uỷ ban Nhân dân tỉnh trình Hội đồng Nhân dân trước khi quyết
định.
Giá đất sử dụng làm căn
cứ:
- Tính thuế sử dụng đất,
thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất.
- Tính tiền sử dụng đất và
tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá quyền sử
dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.
- Tính giá trị quyền sử
dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất và lệ phí trước
bạ.
- Bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất.
- Tính tiền bồi thường đối
với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai gây thiệt hại cho
Nhà nước.
2.3. Giá bán hoặc giá cho
thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước đối với các đối tượng tái định
cư, đối tượng chính sách, giá bán hoặc cho thuê để làm việc hoặc sử
dụng vào mục đích khác do Sở Xây dựng căn cứ vào khung giá chuẩn
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để lập phương án giá trình Uỷ
ban Nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của các ngành có liên
quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
2.4. Giá bán điện đối với
nguồn điện thuộc địa phương quản lý. Đơn vị quản lý nguồn điện lập
phương án giá trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến
của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở
Tài chính.
2.5. Quyết định giá cấp
không các mặt hàng giống cây lương thực. Quy định giá hoặc khung giá
bán lẻ các mặt hàng được trợ giá, trợ cước vận chuyển do đơn vị
thụ hưởng lập phương án giá, Sở Tài chính thẩm định trình Uỷ ban
Nhân dân quyết định sau khi có ý kiến của các Sở quản lý ngành hàng
và các cơ quan có liên quan.
2.6. Giá bán nước sạch cho
sinh hoạt do công ty cấp nước căn cứ vào khung giá và hướng dẫn của
Bộ Tài chính để lập phương án giá. Sở Tài chính thẩm định và
trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của Sở quản
lý chuyên ngành và các cơ quan có liên quan.
2.7. Giá hàng hoá dịch vụ
sản xuất theo đơn đặt hàng của Tỉnh thuộc Ngân sách địa phương không
qua hình thức đấu thầu, đấu giá. Phương án giá do Sở quản lý ngành
đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định
bằng văn bản của Sở Tài chính.
2.8. Giá cho thuê đất có mặt
nước và giá thu tiền sử dụng đất có mặt nước tại địa phương. Sở
Tài chính căn cứ vào khung giá Chính phủ quy định và Bộ Tài chính
hướng dẫn lập phương án trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định sau khi
có ý kiến của Sở Tài nguyên môi trường và các ngành có liên quan.
2.9. Giá thóc thuế nông
nghiệp cơ quan thuế lập phương án trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết
định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
2.10. Giá thuỷ lợi phí đơn
vị lập phương án giá, Sở Tài chính thẩm định bằng văn bản trình Uỷ
ban Nhân dân tỉnh quyết định.
2.11. Giá thu một phần viện
phí khám chứa bệnh. Sở Y tế lập phương án giá trình Uỷ ban Nhân dân
tỉnh quyết định sau khi có ý kiến tham gia của Sở Lao động thương binh
và Xã hội và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
2.12. Đơn giá xây dựng cơ bản
Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và
đầu tư và các Sở quản lý chuyên ngành, xây dựng bộ đơn giá xây dựng
cơ bản trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh ra quyết định.
2.13. Giá tài sản của các
Doanh nghiệp góp vốn liên doanh, chuyển nhượng, bán, cổ phần hoá,
giải thể và các hình thức chuyển đổi khác Doanh nghiệp đề nghị sau
khi có ý kiến tham gia của các Sở chủ quản và ý kiến thẩm định
bằng văn bản của Sở Tài chính.
1.14. Giá đền bù hoa màu và
tài sản.
II. Uỷ ban Nhân dân tỉnh
quy định chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của Sở Tài chính trong
công tác quản lý giá tại địa phương.
Sở Tài chính là cơ quan
chuyên môn tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh trong lĩnh vực quản lý giá
cả tại địa phương thực hiện các chức năng nhiệm vụ cụ thể sau đây.
1. Hướng dẫn triển khai và
đề ra các biện pháp thực hiện các văn bản quy định về quản lý giá
của Trung ương và của Uỷ ban Nhân dân tỉnh để các cấp các ngành, các
đơn vị thực hiện.
Có thẩm quyền tổ chức và
quyết định hiệp thương giá hàng hoá dịch vụ, hướng dẫn các tổ chức
cá nhân có yêu cầu đề nghị hiệp thương giá về thủ tục hồ sơ hiệp
thương giá.
2. Thẩm định tất cả các
phương án giá, danh mục mặt hàng thuộc thẩm quyền Uỷ ban Nhân dân
tỉnh quyết định hoặc trình phương án giá để Uỷ ban Nhân dân tỉnh
quyết định. Hướng dẫn các đơn vị thủ tục hồ sơ phương án giá, nội
dung giải trình phương án giá, trình tự thời hạn quyết định giá và
trình tự lập hồ sơ đề nghị thẩm định giá.
3. Phối hợp với các ngành
giám sát, kiểm tra việc thực hiện trợ giá, trợ cước vận chuyển các
mặt hàng chính sách đối với các đơn vị thụ hưởng chính sách. Quản
lý, cấp phát và hướng dẫn các đơn vị thanh quyết toán kinh phí trợ
giá, trợ cước vận chuyển theo quy định của Luật Ngân sách.
4. Phối hợp với Ban dân tộc
Miền núi và các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch trợ giá, trợ
cước vận chuyển các mặt hàng chính sách miền núi trình Uỷ ban Nhân
dân tỉnh phê duyệt và hướng dẫn triển khai thực hiện tại địa phương.
5. Hướng dẫn giá bán và
kiểm tra giám sát việc sử dụng kinh phí trợ giá, trợ cước vận
chuyển đối với những mặt hàng Nhà nước trợ cấp theo chính sách
miền núi.
6. Tổ chức các cuộc kiểm
tra và xử lý kinh tế đối với những vi phạm về quản lý giá.
7. Thu nhập thông tin, thường
xuyên theo dõi diễn biến giá cả thị trường địa phương. Khi có biến
động kịp thời báo cáo Trung ương và Uỷ ban Nhân dân tỉnh có biện
pháp xử lý kịp để tránh xảy ra đột biến về giá.
8. Khảo sát giá cả thị
trường vật liệu xây dựng của địa phương, phối hợp với Sở Xây dựng
hàng quý thông báo giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây lắp
trên địa bàn làm căn cứ xác định đơn giá xây dựng cơ bản và thanh
toán quyết toán công trình xây dựng cơ bản.
9. Chủ trì phối hợp với
các ngành có liên quan như Sở Thương mại du lịch, Chi cục quản lý thị
trường tổ chức kiểm tra thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm
yết đối với các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa
bàn toàn tỉnh góp phần ổn định giá cả thị trường và thực hiện văn
minh thương mại.
10. Tham gia kiểm tra và xét
duyệt quyết toán các công trình xây dựng cơ bản.
11. Sở Tài chính là thành
viên của Hội đồng định giá của tỉnh.
Sở Tài chính được Uỷ ban
Nhân dân tỉnh uỷ quyền quy định giá một số tài sản, hàng hoá dịch
sau:
+ Giá dịch vụ sửa chữa,
lắp đặt đồng hồ đo đếm điện, đồng hồ nước, lắp đặt điện thoại.
+ Thông báo cước vận chuyển
hành khách trong nội tỉnh.
+ Thông báo mặt bằng giá cả
thị trường hàng tháng, hàng quý.
+ Quy định giá thu mua tối
thiểu đối với sản phẩm của đồng bào khu vực III như chè Shan, quả
Sơn tra, Hạt ý dĩ, nhựa thông…
+ Quy định đơn giá trợ cước
vận chuyển các mặt hàng chính sách miền núi làm cơ sở cho các đơn
vị thanh quyết toán kinh phí trợ cước vận chuyển với ngân sách Nhà
nước.
+ Quy định giá nước máy
phục vụ cho các đối tượng khác ngoài quy định của Uỷ ban Nhân dân
tỉnh.
+ Thẩm định giá mua sắm tài
sản, thiết bị, phương tiện làm việc có giá trị 10 triệu đồng trở
lên bằng nguồn vốn ngân sách đối với các cơ quan hành chính sự
nghiệp.
III. Quyền hạn, trách nhiệm
của các ngành và Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đối
với công tác quản lý giá.
+ Với chức năng quản lý Nhà
nước về giá đối với các ngành có liên quan và Uỷ ban Nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực
hiện các quyết định giá do cấp có thẩm quyền quy định để thực hiện
trên địa bàn.
+ Các ngành có liên quan tham
gia ý kiến đối với Sở Tài chính trong việc thẩm định các phương án
giá cụ thể trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh trước khi quyết định đảm bảo
tính pháp lý, khách quan.
+ Uỷ ban Nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố tổ chức chỉ đạo phòng tài chính, Chi cục thuế,
Đội Quản lý thị trường kiểm tra giám sát việc thực hiện niêm yết
giá và bán đúng giá niêm yết góp phần ổn định giá cả thị trường
trên địa bàn.
+ Uỷ ban Nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố chỉ đạo phòng Tài chính tham mưu giúp Uỷ ban Nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chức năng thẩm định giá
mua sắm tài sản thiết bị, phương tiện làm việc của các cơ quan hành
chính sự nghiệp trên địa bàn huyện. Giá trị tài sản, thiết bị,
phương tiện mua sắm phải thẩm định giá do UBND huyện quy định cho phù
hợp với thực tế của huyện, thị xã, thành phố.
IV. Trách nhiệm của các
đơn vị.
- Nghiêm túc thực hiện những
quy định về công tác quản lý giá cả thực hiện mua bán đúng giá quy
định, thực hiện niêm yết giá và đăng ký giá bán đầy đủ theo quy
định.
- Đối với một số hàng hoá
dịch vụ nhà nước không quy định giá bán, đơn vị được quyền tự định
giá nhưng phải đăng ký giá bán và chịu sự giám sát của cơ quan tài
chính theo quy định về quản lý giá./.
PHỤ LỤC SỐ 2
DANH
MỤC MẶT HÀNG PHẢI NIÊM YẾT GIÁ VÀ BÁN ĐÚNG GIÁ NIÊM YẾT
(Kèm theo Quyết định số 203/2004/QĐ-UB ngày 29 tháng 6 năm 2004 của
UBND tỉnh Yên Bái)
I. Để góp phần thực hiện
tốt pháp lệnh giá trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm góp phần bình ổn
giá cả thị trường, đảm bảo hàng hoá mua bán đúng giá niêm yết,
tránh những đột biến về giá ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Yên Bái quy định danh mục mặt hàng phải thực
hiện niêm yết giá.
1. Giá thu mua các mặt hàng:
Thóc, quế, cà phê, chè búp tươi, chè khô, nguyên liệu giấy.
2. Giá bán lẻ các mặt
hàng: muối iốt, gạo, thịt lợn, thịt bò, đường, sữa, bánh kẹo,
rượu, bia, nước giải khát.
3. Cước vận chuyển hành
khách bằng ô tô.
4. Giấy vở học sinh, các
loại vải mặc, quần áo may sẵn, xe đạp, xe máy, ti vi tủ lạnh, quạt
điện.
5. Xi măng, gạch xây dựng ốp
lát, trang thiết bị vệ sinh.
6. Xăng dầu, sắt thép, phân
bón.
7. Thuốc chữa bệnh cho
người, cho gia súc.
8. Dịch vụ trông giữ xe ô tô,
xe đạp, xe máy.
9. Những tài sản, hàng hoá
dịch vụ thuộc danh mục nhà nước quy định giá nhưng chưa có trong danh
mục này đều phải thực hiện niên yết giá.
Căn cứ vào danh mục mặt
hàng quy định niêm yết giá và mua bán đúng giá niêm yết, yêu cầu các
ngành các cấp có liên quan, Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố trong tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai niêm yết giá
đến các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn cụ
thể là :
Uỷ ban Nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố chỉ đạo phòng Tài chính, Chi cục thuế, Đội Quản
lý thị trường thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện niên yết
giá và mua, bán đúng giá niêm yết đối với các tổ chức cá nhân sản
xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện quản lý.
Sở Tài chính với chức năng
quản lý nhà nước về giá tại địa phương, chủ trì phối hợp với các
ngành Sở Thương mại du lịch, Chi cục quản lý thị trường thường xuyên
tổ chức kiểm tra thực hiện niêm yết giá và mua, bán đúng giá niêm
yết của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh dịch vụ trên phạm
vị toàn tỉnh.
II. Xử lý vi phạm những
quy định về niêm yết giá.
Tất cả những trường hợp vi
phạm trong việc thực hiện niêm yết giá và mua, bán không đúng giá
niêm yết phải được xử lý theo đúng quy định của Nghị định
44/2000/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2000 của Chính phủ và Thông tư số
04/2000/TT-BVGCP ngày 15 tháng 11 năm 2000 của Ban vật giá Chính phủ
(nay là cục quản lý giá Bộ Tài chính) hướng dẫn thi hành Nghị định
44/2000/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá
cả./.