Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/2000/TT-BVGCP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả để hướng dẫn thi hành Nghị định 44/2000/NĐ-CP

Số hiệu: 04/2000/TT-BVGCP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ban Vật giá Chính phủ Người ký: Nguyễn Ngọc Tuấn
Ngày ban hành: 15/11/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2000/TT-BVGCP

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2000

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2000/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 9 NĂM 2000 CỦA CHÍNH PHỦ “VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ CẢ”

Thực hiện Điều 24 Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 01/9/2000 của Chính phủ "Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả" (dưới đây gọi tắt là Nghị định số 44/CP), Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn một số điểm như sau:

Mục 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý Nhà nước về giá cả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Đối tượng điều chỉnh trong Nghị định số 44/CP bao gồm:

- Cá nhân, cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả trên lãnh thổ Việt Nam cũng bị xử phạt như đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

3. Một số cụm từ trong Nghị định số 44/CP được hiểu như sau:

- Vi phạm nhiều lần là trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả từ lần thứ 2 trở đi.

- Tái phạm là trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt mà lại có hành vi vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực đó.

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả là 2 năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện đến thời điểm hành vi vi phạm đó được phát hiện,

- Cơ quan có thẩm quyền quy định giá ghi trong Nghị định số 44/CP bao gồm: Chính phủ và các cơ quan được Chính phủ uỷ quyền hoặc quy định có thẩm quyền quyết định giá.

4. Về nguyên tắc xử phạt: Khi quyết định xử phạt hành chính đối với một tổ chức hoặc cá nhân trong cùng thời điểm có nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả mà các hành vi đó đều bị áp dụng hình thức phạt tiền thì được cộng lại thành mức phạt chung, nhưng phải ghi rõ mức phạt đối với từng hành vi. Nếu mức phạt chung không thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp mình thì chuyển hồ sơ đến cấp có thẩm quyền tại địa phương xảy ra hành vi vi phạm hành chính để xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 16, Điều 17, Nghị định số 44/CP.

5. Ngoài mức phạt tiền cụ thể cho mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả quy định tại Mục II của Thông tư này, tùy theo mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính còn bị xử lý:

5.1. Áp dụng hình thức phạt bổ sung để tịch thu toàn bộ tiền chênh lệch giá có được do vi phạm.

5.2. Có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau:

a) Buộc bồi hoàn toàn bộ số tiền bị tổn thất do vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả gây ra;

b) Thu hồi tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá do khai man, khai khống hồ sơ chứng từ mà có được; tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng sai mục đích;

c) Truy thu khoản tiền trốn nộp do gian lận trong việc khai báo giá;

d) Chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả tiền cho tổ chức, cá nhân bị áp dụng sai giá theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

e) Bãi bỏ quyết định giá không đúng thẩm quyền, quyết định giá sai.

Mục 2: HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ CẢ, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

1. Hành vi không thực hiện đúng quy định về niêm yết giá, báo cáo giá:

1.1. Hành vi không thực hiện đúng quy định về niêm yết giá.

a) Phạt cảnh cáo nếu là vi phạm lần đầu, chưa gây tác hại đối với hành vi không niêm yết giá các hàng hóa dịch vụ do cá nhân, doanh nghiệp tự định giá;

b) Phạt tiền từ 50.000đ đến 200.000đ đối với các hành vi:

- Không thực hiện đúng quy định về niêm yết giá đối với hàng hóa dịch vụ trong danh mục Nhà nước định giá.

- Vi phạm lần thứ hai hoặc tái phạm hành vi quy định tại tiết a.

1.2. Hành vi không thực hiện đúng quy định về báo cáo giá.

Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 5.000.000đ đối với cá nhân, doanh nghiệp có hành vi không thực hiện đúng quy định về báo cáo các yếu tố hình thành giá khi cơ quan quản lý giá có yêu cầu như: Khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ, chi phí sản xuất kinh doanh... đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

2. Hành vi chấp hành sai giá:

2.1. Phạt cảnh cáo nếu vi phạm lần đầu, chưa gây tác hại đối với hành vi mua thấp hơn giá niêm yết, bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cá nhân, doanh nghiệp tự định giá.

2.2. Phạt tiền từ 100.000đ đến 500.000đ đối với hành vi:

a) Mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong danh mục Nhà nước định giá sai với giá niêm yết.

b) Vi phạm lần thứ hai hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 2.1.

2.3. Phạt tiền từ 500.000đ đến 2.000.000đ đối với các hành vi mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sai với mức giá cụ thể, giá giới hạn do cơ quan có thẩm quyền quy định.

2.4. Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 5.000.000đ đối với các hành vi:

a) Lợi dụng thiên tai để nâng giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm thu lợi bất chính;

b) Lợi dụng thiên tai và những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để ép giá mua hàng hóa không tương ứng với chất lượng và giá cả bình thường trước khi xảy ra thiên tai.

Ngoài hình thức phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tại khoản 2 này còn bị áp dụng hình thức xử phạt quy định tại khoản 5.1, tiết a khoản 5.2 Mục I của Thông tư này.

3. Hành vi gian lận trong việc lập hồ sơ khai báo về giá:

3.1. Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ đối với các hành vi:

a) Khai man giá so với giá thực tế trong chứng từ hóa đơn hoặc giá hợp lý trên thị trường và các chi phí cấu thành trong phương án giá đối với hàng hóa, dịch vụ trình cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá trước khi trình cơ quan cấp trên quyết định;

b) Báo cáo khống chi phí trong phương án giá.

3.2. Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với các hành vi sau đây:

a) Khai giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thấp hơn giá thực tế đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quy định thu chênh lệch giá để thực hiện chính sách giá;

b) Khai giá mua hàng hóa, dịch vụ cao hơn giá thực tế đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quy định thu chênh lệch giá để thực hiện chính sách giá.

Ngoài các hình thức phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khác quy định tại tiết c khoản 5.2 Mục I Thông tư này.

3.3. Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với các hành vi sau đây:

a) Khai khống, khai tăng số lượng hàng hóa vận chuyển, số lượng hàng hóa mua và bán sai với số lượng thực tế để nhận tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển.

b) Khai khống, khai tăng cự ly vận chuyển hàng hóa để nhận tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển.

Ngoài hình thức phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khác quy định tại tiết b khoản 5.2 Mục I của Thông tư này.

4. Hành vi sử dụng sai mục đích tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá:

Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với hành vi sau:

a) Sử dụng sai mục đích tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển đối với những hàng hóa, dịch vụ có chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển;

b) Sử dụng sai mục đích các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá.

Ngoài hình thức phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng hình thức xử phạt quy định tại tiết b khoản 5.2 Mục I của Thông tư này.

5. Hành vi quy định sai mức giá, quy định giá không đúng thẩm quyền:

Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ đối với các hành vi:

a) Doanh nghiệp tự định giá các hàng hóa, dịch vụ không thuộc thẩm quyền;

b) Quy định giá cao hơn hoặc thấp hơn mức giá cụ thể, ngoài khung giá, cao hơn giá trần, thấp hơn giá sàn của cơ quan có thẩm quyền quy định.

Ngoài hình thức phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng hình thức xử phạt quy định tại khoản 5.1, tiết a và tiết e khoản 5.2 mục I của Thông tư này.

6. Hành vi vi phạm những quy định về giá hàng hóa, dịch vụ thương mại trong thời gian khuyến mại:

6.1. Phạt cảnh cáo do vi phạm lần đầu, chưa gây tác hại đối với hành vi không thực hiện niêm yết thời gian, giá bán hàng hóa, dịch vụ khuyến mại do cá nhân và doanh nghiệp tự định giá.

6.2. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các hành vi:

a) Không thực hiện niêm yết thời gian, giá bán hàng hóa, dịch vụ khuyến mại do Nhà nước quy định giá;

b) Vi phạm lần thứ 2 hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 6.1:

6.3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ khuyến mại trong thời gian khuyến mại thấp hơn 70% giá hàng hóa, dịch vụ thương mại bình thường trước thời gian khuyến mại;

b) Khuyến mại bằng hàng hóa, dịch vụ có giá trị cao hơn 30% giá trị hàng hóa, dịch vụ khuyến mại trước thời gian khuyến mại.

Ngoài hình thức phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng hình thức xử phạt quy định tại tiết a khoản 5.2 Mục I của Thông tư này.

Mục 3: THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ CẢ

1. Thẩm quyền xử phạt:

1.1. Đối với hành vi vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác không thuộc thẩm quyền của cấp mình, thì trong thời hạn 03 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày lập biên bản, phải kiến nghị bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền xử phạt, trong đó có kiến nghị hình thức, mức phạt cụ thể.

1.2. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt nhận được văn bản kiến nghị về xử phạt hành chính phải ra quyết định xử phạt theo thời gian quy định tại khoản 2.2 Mục III của Thông tư này. Quyết định xử phạt phải gửi cho cơ quan kiến nghị biết.

2. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả được thực hiện theo Điều 45, 46, 47, 48, 49 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995 được cụ thể như sau:

2.1. Trường hợp phạt cảnh cáo được áp dụng nếu vi phạm lần đầu, chưa gây hậu quả. Việc quyết định phạt cảnh cáo phải được thực hiện bằng văn bản, theo Mẫu số 01 kèm theo Thông tư này.

2.2. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả, cơ quan có thẩm quyền phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm và tiến hành lập biên bản về vi phạm hành chính, theo Mẫu số 02 kèm theo Thông tư này. Biên bản phải được lập thành ít nhất 02 bản, có đầy đủ chữ ký của người lập biên bản, tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc người đại diện cho đơn vị có vi phạm và được gửi cho tổ chức, cá nhân vi phạm, các bên có liên quan; đối với hành vi vi phạm những quy định về quyết định giá, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời báo cáo và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, hủy bỏ văn bản quyết định giá sai thẩm quyền, quyết định giá sai theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trong thời hạn mười lăm ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày lập biên bản, cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt, theo mẫu số 03 kèm theo Thông tư này. Trong trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải xác minh thì thời hạn trên có thể được kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức vi phạm, cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Trường hợp mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, quyết định xử phạt phải gửi đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

2.3. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả có hiệu lực ngay từ ngày ký, trừ trường hợp có quy định cụ thể ghi trong quyết định xử phạt. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải thi hành đúng thời gian ghi trong quyết định xử phạt. Nếu quá thời gian quy định mà không thực hiện sẽ bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 44/CP.

2.4. Khoản 2 và khoản 3, Điều 19, Nghị định số 44/CP thực hiện theo Thông tư liên tịch Bộ Tài chính và Ban Vật giá Chính phủ.

Mục 4: KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; XỬ LÝ VI PHẠM

1. Khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả có quyền khiếu nại theo Luật khiếu nại, tố cáo. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền.

2. Xử lý vi phạm:

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả mà vụ lợi cá nhân hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, bao che không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả nếu có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ hoặc cố tình trì hoãn, trốn tránh thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Mục 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện các Bộ, ngành và các địa phương có khó khăn vướng mắc cần báo cáo kịp thời về Ban Vật giá Chính phủ để bổ sung, sửa đổi Thông tư này cho phù hợp.

TRƯỞNG BAN BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ




Nguyễn Ngọc Tuấn

MẪU SỐ 01

TÊN ĐƠN VỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:..../QĐ

... ngày... tháng... năm...

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ CẢ

(phạt cảnh cáo)

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995.

Căn cứ Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 01/9/2000 của Chính phủ "Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả";

Căn cứ Thông tư số... ngày... của Trưởng ban Ban Vật giá Chính phủ "Hướng dẫn thi hành Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 01/9/2000 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả";

Căn cứ biên bản vi phạm hành chính ngày... tháng... năm...;

Xét tính chất, mức độ vi phạm;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phạt cảnh cáo

Đối với tổ chức (hoặc cá nhân)..................................................................

Chức vụ (hoặc nghề nghiệp) của cá nhân vi phạm....................................

Địa chỉ.......................................................................................................

Đã vi phạm:................................................................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Tổ chức hoặc cá nhân có tên ghi tại Điều 1 có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạt trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả.

Nơi nhận:
- Như Điều 2,
- Tổ chức quản lý người vi phạm,
- Cơ quan tổ chức cấp trên của tổ chức bị xử phạt (để biết)
- Lưu

CHỨC VỤ NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 02

TÊN ĐƠN VỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:..../BB

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Hôm nay, vào lúc...... giờ........ ngày......... tháng........... năm.............

Tại.......................................................................................................

Chúng tôi gồm:

1. ............................................. Chức vụ ............................................

thuộc ...................................................................................................

2. ............................................. Chức vụ .............................................

thuộc ...................................................................................................

3- ........................................................................................................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả xảy ra ngày... tháng... năm...

Địa điểm vi phạm: ...............................................................................

Họ tên người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm) : .....................

...............................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................

...............................................................................................................

Nội dung vi phạm: .................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Lời khai của người (tổ chức) vi phạm: ...................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Biên bản được lập thành 2 bản (giao cho người hoặc tổ chức vi phạm 1 bản)

Trong quá trình kiểm tra, thanh tra Đoàn kiểm tra, thanh tra không làm hư hỏng, mất mát tài sản gì của cơ sở.

Biên bản được đọc cho người cùng nghe và nhất trí ký tên.

Người vi phạm
(Hoặc đại diện tổ chức vi phạm)
(Chữ ký, họ và tên)

Người chứng kiến
(nếu có)
(Chữ ký, họ và tên)

Người lập biên bản
(Chữ ký, họ và tên)

MẪU SỐ 03

TÊN ĐƠN VỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:..../QĐ

... ngày... tháng... năm...

QUYẾT ĐỊNH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ CẢ

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995;

Căn cứ Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 01/9/2000 của Chính phủ "Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả".

Căn cứ Thông tư số... ngày... của Trưởng ban Ban Vật giá Chính phủ "Hướng dẫn thi hành Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 01/9/2000 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả";

Căn cứ biên bản vi phạm hành chính ngày... tháng... năm...;

Xét tính chất, mức độ vi phạm của ...................;

Chủ tịch UBND................... (hoặc Chánh thanh tra),

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.

Phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả đối với ông/bà (đơn vị)

................................................................................................................

Địa điểm hoạt động kinh doanh:............................................................

ngành nghề:............................................................................................

................................................................................................................

Đã vi phạm: ...........................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

Hình thức xử phạt:

1) Hình thức phạt hành chính:

- Phạt theo điểm... khoản... Điều... Nghị định số 44/2000/NĐ-CP

- Phạt theo điểm... khoản... Điều... Nghị định số 44/2000/NĐ-CP

2) Hình thức xử phạt bổ sung..................................................................

.................................................................................................................

3) Áp dụng các biện pháp khác.................................................................

4) Tổng cộng số tiền là:............................................ đồng (viết bằng chữ)

Điều 2.

Ông/bà (đơn vị)................... có trách nhiệm nộp số tiền phạt ghi tại Điều 1 vào Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc................... trong thời hạn................... ghi trong quyết định xử phạt, nếu không thực hiện đúng quy định sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 01/9/2000 của Chính phủ "Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả".

Điều 3.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Người, cơ quan có thẩm quyền trực tiếp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả, có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện quyết định xử phạt.

Ông/bà (đơn vị)................... có quyền khiếu nại về quyết định này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả.

Nơi nhận :
- Như Điều 2
- Thanh tra viên
- Lưu

CHỨC VỤ NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Chữ ký, Họ và tên, đóng dấu)

THE GOVERNMENT PRICING COMMITTEE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 04/2000/TT-BVGCP

Hanoi, November 15, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE No.44/2000/ND-CP OF SEPTEMBER 1, 2000 ON "SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF PRICE"

In furtherance of Article 24 of the Government’s Decree No.44/2000/ND-CP of September 1, 2000 on "sanctioning administrative violations in the field of price" (hereinafter called Decree No.44/CP for short), the Government Pricing Committee hereby guides a number of points as follows:

Section I. GENERAL PROVISIONS

1. Administrative violations in the field of price mean acts committed by individuals or organizations intentionally or unintentionally, violating the regulations on the State management of prices, which are not serious enough for penal liability examination, but, according to law provisions must be administratively sanctioned.

2. Objects of regulation specified in Decree No.44/CP include:

- Individuals, State management agencies, armed force units, economic organizations, socio-political organizations and socio-professional organizations of all economic sectors, which are engaged in goods and service production and/or business activities.

- Foreign organizations and individuals committing acts of administrative violation in the field of price on the Vietnamese territory shall be sanctioned like the Vietnamese ones, except otherwise provided for by international agreements which Vietnam has signed or acceded to.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Commission of violation more than once is the case where an act of administrative violation in the field of price is committed for the second time on.

- Recidivism is the case where a subject violated an act of administrative violation, and was already sanctioned, but while the prescribed duration for the violator to be considered having never been sanctioned not yet expired, such subject committed a new act of administrative violation in the same field.

- Statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the field of price shall be 2 years from the date such administrative violation is committed to the time point when such act of violation is detected.

- Bodies competent to set prices defined in Decree No.44/CP include: the Government and the bodies authorized or prescribed by the Government to have competence to decide prices.

4. On the sanctioning principles: When an administrative violation sanction against an organization or individual that at the same time commits different acts of administrative violation in the field of price, which are all subject to the sanctioning form of fine, is decided, all fine amounts shall be aggregated into a general fine level. But the fine level for each act must be clearly inscribed. If the general fine level goes beyond the sanctioning competence of the first handling body, the dossier shall be transferred to the competent authority(ies) in the locality where the administrative violation act is committed for sanctioning according to the latter’s competence as provided for in Articles 16 and 17 of Decree No.44/CP.

5. In addition to the specific fine level for each act of administrative violation in the field of price specified in Section II of this Circular, depending on the seriousness of their violations, the individuals and organizations that have committed administrative violation acts shall also be subject to:

5.1. Additional sanctioning form of confiscating all the price differences acquired through their violations.

5.2. One or several of the following measures:

a/ Compelled compensation for the whole loss amount caused by the administrative violation in the field of price;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Retrospective collection of all payable amounts which have been evaded by employing tricks in the price declaration;

d/ Compelled payment of all expenses for the refund of money to the organizations and individuals to which the prices have been wrongly applied, under decisions of the competent authorities;

e/ Revocation of price decisions issued ultra vires or wrong price decisions;

Section II. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE FIELD OF PRICE, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

1. Acts of failing to strictly comply with the regulations on price posting and reporting:

1.1. Acts of failing to strictly comply with the regulations on price posting shall be subject to:

a/ Warning, for first-time and non-damaging violations, for acts of failing to post up prices of goods and/or services which have been set by the concerned individuals and enterprises by themselves;

b/ A fine of between VND 50,000 and 200,000 for acts of:

- Failing to strictly comply with the regulations on posting of prices of goods and/or services which are on the list of goods and services with prices set by the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. Acts of failing to strictly comply with the regulations on price reporting

A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on individuals and enterprises that commit acts of failing to strictly comply with the regulations on reporting upon the price-managing bodies’ requests on such price-formulating factors as: goods and service supply capability, production and business costs, etc., for goods and services with prices set by the State.

2. Acts of wrongly applying prices:

2.1. Warning, for first-time and non-damaging violations, for acts of buying goods and/or services at prices lower than the posted ones or selling goods and/or services at prices higher than the posted ones, for those on the list of goods and services with prices set by individuals and enterprises by themselves.

2.2. A fine of between VND 100,000 and 500,000 for acts of:

a/ Buying or selling goods and/or services on the list of goods and services with prices set by the State at prices different from their posted prices.

b/ Second-time violations or relapsing into acts prescribed in Clause 2.1.

2.3. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 shall be imposed against acts of buying and/or selling goods or providing services at prices or charges different from the specific price levels or price limits prescribed by the competent authorities.

2.4. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed against acts of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Taking advantages of natural calamities and other particularly difficult circumstances of the society to depress buying prices of goods, which are not up to the normal quality and prices of such goods before the natural calamities occur.

In addition to the sanctioning form of fines, organizations and individuals that commit administrative violations prescribed in this Clause 2 shall also be subject to the sanctioning forms specified in Clause 5.1., and Paragraph a, Clause 5.2., Section I of this Circular.

3. Acts of tricking in compiling the price-declaring dossiers:

3.1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed against acts of:

a/ Falsely declaring prices at variance with the actual prices in vouchers and invoices or reasonable prices on the market and constituting costs involved in the price plans for goods and services, which have been submitted to the competent authorities for promulgation or the competent authorities for evaluation of price plans before submitting them to the superior bodies for decision;

b/ Untruthfully reporting costs in the price plans.

3.2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed against the following acts:

a/ Declaring goods-selling prices or service- providing charges lower than the actual ones of goods and services, which are subject to the price difference collection prescribed by the State for the price policy implementation;

b/ Declaring goods-selling prices or service-providing charges higher than the actual ones of goods and services, which are subject to the price difference collection prescribed by the State for the price policy implementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed against the following acts:

a/ Falsely declaring or over-declaring the quantities of goods for transport, purchase and sale at variance with the actual ones in order to receive price or freight subsidy money.

b/ Falsely declaring or over-declaring the goods transport distances in order to receive the price or freight subsidy money.

In addition to the sanctioning form of fines, individuals and organizations committing administrative violations shall also be subject to other measures prescribed in Paragraph b, Clause 5.2, Section I of this Circular.

4. Acts of using for wrong purposes the price and/or freight subsidy money and money amounts provided in support of the price policy implementation:

A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed against the following acts:

a/ Using for wrong purposes the price or freight subsidy money, with regard to goods and services eligible for price and freight subsidy policy;

b/ Using for wrong purposes the money amounts provided in support of the price policy implementation.

In addition to the sanctioning form of fines, individuals and organizations committing administrative violations shall also be subject to the sanctioning forms prescribed in Paragraph b, Clause 5.2, Section I of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed against the following acts:

a/ Setting on an enterprise’ own initiative prices of goods and/or services which do not fall under its competence;

b/ Setting prices higher or lower than specific price levels, outside the price bracket, higher than the ceiling price, lower than the floor price prescribed by the competent authority.

In addition to the sanctioning form of fines, individuals and organizations committing administrative violations shall also be subject to the sanctioning forms prescribed in Clause 5.1, Paragraphs a and e, Clause 5.2, Section I of this Circular.

6. Acts of violating the regulations on goods prices or commercial service charges in the sale promotion period:

6.1. Warning, for first-time and non-damaging violations, for acts of failing to post up the sale time and prices of goods and/or services on sale promotion with prices set by individuals and enterprises themselves.

6.2. A fine of between VND 50,000 and 200,000 shall be imposed against the following acts:

a/ Failing to post up the sale time and prices of goods and/or services on sale promotion with prices set by the State;

b/ Second-time violation or relapsing into acts prescribed in Clause 6.1.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Selling goods or providing commercial services in the sale promotion period at prices lower than 70% of the pre-sale promotion goods prices or commercial service charges;

b/ Promoting the sale with goods and/or services with values 30% higher than the pre - sale promotion goods prices or commercial service charges.

In addition to the sanctioning form of fines, individuals and organizations committing administrative violations shall also be subject to the sanctioning forms prescribed in Paragraph a, Clause 5.2, Section I of this Circular.

Section III. COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF PRICE

I. Sanctioning competence:

1.1. For administrative violation acts subject to the additional sanctioning forms and other measures beyond their competence, the first-handling bodies shall, within 3 working days from the date of making written records on such violations, have to propose in writing to the bodies with sanctioning competence the specific sanctioning forms and levels.

1.2. The bodies with sanctioning competence that receive written proposals on administrative sanctions shall have to issue sanctioning decisions within the time limit prescribed in Clause 2.2, Section III of this Circular. The sanctioning decisions must be notified to the proposing bodies.

2. The procedures for sanctioning administrative violations in the field of price, which are carried out in compliance with Articles 45, 46, 47, 48 and 49 of the July 6, 1995 Ordinance on Handling of Administrative Violations, are concretized as follows:

2.1. Warning shall be applied to first-time or non-damaging violations. The decision on warning shall be made in writing according to the set form.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within fifteen working days after the written record is made, the body with sanctioning competence shall have to issue a sanctioning decision according to the set form. In cases where a violation involves many complicated details that need to be verified, the above-said time limit may be extended but must not exceed 30 days. The sanctioning decision must be sent to the violating individual or organization and the fine collector within 3 days after the sanctioning decision is issued.

For fines of VND 2,000,000 or more, the sanctioning decisions must also be sent to the Peoples Procuracy of the same level.

2.3. The decisions on sanctioning administrative violations in the field of price shall take effect after its signing, unless otherwise specifically inscribed therein. The sanctioned individuals and organizations shall have to abide by the time limit inscribed in the sanctioning decisions. Past the prescribed time limit, if the violators still fail to execute the sanctioning decisions, they shall be compelled to do so with measures prescribed in Clause 2, Article 20 of Decree 44/CP.

2.4. Clauses 2 and 3, Article 19 of Decree No.44/CP shall be implemented in compliance with a joint circular of the Finance Ministry and the Government Pricing Committee.

Section IV. COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS

1. Complaints, denunciations and settlement thereof:

Individuals and organizations that have been handled for administrative violations in the field of price are entitled to lodge complaints according to the Law on Complaints and Denunciations. Pending the settlement of their complaints and/or denunciations, the sanctioned organizations and individuals shall still have to execute the sanctioning decisions of the competent authorities.

2. Handling of violations:

If persons competent to sanction administrative violations in the field of price commit acts for personal profits or lack responsibility, cover or ignore the handling of, or handle the violations not in time, not correspondingly to their seriousness or not according to their competence as prescribed, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If they cause damage to the State, organizations and/or individuals, they shall have to pay the compensation therefor according to the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

This Circular takes effect 15 days after its signing.

All problems arising in the course of implementation should be promptly reported by the ministries, branches and localities to the Government Pricing Committee for appropriate supplements and/or amendments to this Circular.

 

 

THE GOVERNMENT PRICING COMMITTEE  




Nguyen Ngoc Tuan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04/2000/TT-BVGCP ngày 15/11/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định 44/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả do Ban vật giá Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.954

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.144.98
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!