|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
141/2002/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
21/10/2002
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
141/2002/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 141/2002/QĐ-TTG NGÀY 21 THÁNG 10
NĂM 2002 PHÊ DUYỆT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỐNG KÊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1998 về việc tăng cường và
hiện đại hoá công tác thống kê;
Xét đề nghị của Tổng cục Thống kê tại tờ trình số 428/TCTK-VP ngày 03 tháng
7 năm 2002,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010 với những nội
dung chủ yếu sau:
1. Mục
tiêu:
Thống kê Việt Nam đổi mới cả về
nội dung và hình thức nhằm cung cấp kịp thời thông tin kinh tế - xã hội đầy đủ
về nội dung, toàn diện về phạm vi, tin cậy về chất lượng nhằm phục vụ tốt nhất
yêu cầu của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đáp
ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng
khác; đưa thống kê Việt Nam đạt trình độ thống kê tiên tiến của các nước trong
khu vực và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tích cực vào việc thực hiện lộ
trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
2. Quan
điểm và nguyên tắc phát triển:
a) Số liệu thống kê nhà nước là
thông tin thống kê có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống thông tin quốc
gia, phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, phục vụ kịp thời, đầy đủ
yêu cầu của Đảng và Nhà nước, nhu cầu thông tin của mọi đối tượng trong xã hội.
b) Thống kê Việt Nam được bảo đảm
bằng pháp luật. Các thông tin thống kê phải bảo đảm khách quan, trung thực,
công khai, minh bạch, thiết thực và hiệu quả. Nguồn thông tin, phương pháp thu
thập và xử lý, hệ thống chỉ tiêu, chế độ báo cáo và điều tra phải bảo đảm các
nguyên tắc về chuyên môn và dựa trên các căn cứ khoa học. Các chỉ tiêu chủ yếu
phải có tính ổn định cao, đáp ứng yêu cầu so sánh theo không gian và thời gian,
trong nước và quốc tế. Hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia phải được xây dựng
trên cơ sở ứng dụng công nghệ tin học hiện đại.
c) Các phương pháp thống kê, các
bảng phân loại, danh mục được xây dựng và ban hành trên cơ sở các chuẩn mực và
thông lệ thống kê quốc tế, đồng thời phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
d) Nhà nước bảo đảm đủ nguồn lực
cần thiết cho thống kê để có những số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ
cho yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước.
đ) Hệ thống thống kê Nhà nước tổ
chức theo mô hình thống kê tập trung quản lý theo ngành dọc, kết hợp với thống
kê Bộ, ngành.
3. Định
hướng phát triển công tác thống kê Việt Nam đến năm 2010:
a) Hoàn thiện và chuẩn hoá các sản
phẩm thống kê về thời gian, nội dung, hình thức, quy trình biên soạn gồm: các
báo cáo thống kê kinh tế - xã hội; niên giám thống kê; các sản phẩm công bố kết
quả các cuộc tổng điều tra và điều tra thống kê; các sản phẩm số liệu thống kê
nhiều năm (5 năm, 10 năm, 15 năm...); các sản phẩm phân tích và dự báo thống
kê; tạp chí và bản tin thống kê.
- Tăng cường công tác phổ biến
thông tin thống kê đáp ứng tốt nhu cầu của Đảng, Nhà nước và các đối tượng sử dụng
khác. Xây dựng một cơ chế phổ biến thông tin thống kê rõ ràng và minh bạch, có
biện pháp nâng cao năng lực phổ biến thông tin thống kê đến mọi đối tượng sử dụng.
Báo cáo thống kê kinh tế - xã hội
định kỳ, báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội hàng tháng phải
đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và phải trở thành một
trong những tài liệu chính thức trong các phiên họp Chính phủ.
b) Cải tiến và hoàn thiện phương
pháp thống kê theo hướng ứng dụng phương pháp thống kê hiện đại, phù hợp với
các tiêu chuẩn, thông lệ thống kê quốc tế và thực tiễn Việt Nam với các nội
dung:
Xây dựng và thể chế hoá hệ thống
chỉ tiêu quốc gia theo hướng đồng bộ, phản ánh được yêu cầu cơ bản về thông tin
thống kê của các đối tượng sử dụng đủ để so sánh với hệ thống chỉ tiêu thống kê
của các nước trong khu vực và thế giới, trong đó chú trọng các chỉ tiêu kinh tế
và xã hội tổng hợp.
Mở rộng việc áp dụng hệ thống tài
khoản quốc gia theo phương pháp luận của Tổ chức thống kê Liên hợp quốc. Tổ chức
lại các thống kê chuyên ngành cho phù hợp với yêu cầu biên soạn hệ thống tài
khoản quốc gia.
Chuẩn hoá hệ thống các bảng phân
loại, danh mục theo hướng tuân thủ tính tương thích với các bảng danh mục chuẩn
quốc tế và được mở rộng theo thực tiễn và yêu cầu của Việt Nam.
c) Hoàn thiện hệ thống thu thập
số liệu thống kê.
Xây dựng hệ thống đăng ký các
thông tin cơ bản về doanh nghiệp, đơn vị cơ sở, đăng ký hộ tịch hộ khẩu, đất đai;
tổ chức cập nhật kịp thời, các thông tin về các yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng,
cơ bản nhất để cung cấp cho công tác quản lý, đặc biệt là cung cấp thông tin tổng
thể phục vụ cho việc tổ chức các cuộc điều tra chọn mẫu về sản xuất, kinh doanh
của các doanh nghiệp, về kinh tế - đời sống hộ gia đình, về sản xuất nông nghiệp,...
Cải tiến chế độ báo cáo thống kê
doanh nghiệp theo hướng giảm báo cáo định kỳ, tăng cường thu thập thông tin
thông qua việc tổ chức điều tra phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp bảo đảm
các thông tin của báo cáo thống kê phản ánh đúng, đầy đủ về thực trạng doanh
nghiệp, cung cấp được các thông tin cần thiết để tính và xác định các chỉ tiêu
về kết quả sản xuất, kinh doanh của các ngành kinh tế quốc dân đáp ứng được yêu
cầu tổng hợp thông tin về doanh nghiệp. Cải tiến chế độ báo cáo áp dụng đối với
các đơn vị cơ sở, thực hiện chế độ ghi chép hành chính trong các ngành, lĩnh vực
trước hết là hải quan, giáo dục, y tế, văn hoá, công an, tư pháp, tài chính,
ngân hàng, thuế, đăng ký kinh doanh,... bảo đảm được yêu cầu thông tin chung của
hệ thống thống kê nhà nước và yêu cầu quản lý của từng Bộ, ngành; cải tiến chế
độ báo cáo áp dụng đối với các Bộ, ngành có hệ thống ghi chép hành chính bảo đảm
phản ánh đầy đủ, kịp thời các hoạt động của các Bộ, ngành theo phân công quản
lý, điều hành, đồng thời giải quyết được yêu cầu cung cấp và bảo đảm thông tin
ghi chép hành chính ban đầu giữa Bộ, ngành trực tiếp quản lý với Tổng cục Thống
kê, phục vụ yêu cầu của công tác thống kê nhà nước.
Căn cứ yêu cầu thông tin của
Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục Thống
kê có trách nhiệm chủ trì:
Tổ chức các cuộc tổng điều tra
theo chu kỳ 10 năm về dân số và nhà ở, tổng điều tra theo chu kỳ 5 năm về nông
thôn, nông nghiệp và thuỷ sản, về các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp.
Tổ chức các cuộc điều tra (định
kỳ và hàng năm) trên cơ sở quy hoạch, sắp xếp hợp lý các cuộc điều tra trên phạm
vi cả nước giữa Tổng cục Thống kê với các Bộ, ngành.
Tăng cường sử dụng các nguồn số
liệu có sẵn cho công tác thống kê như tài liệu kế toán, tài liệu của hệ thống
thuế, hệ thống hải quan, tài liệu đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, cấp phép
xây dựng... nhằm nâng cao chất lượng của số liệu thống kê, góp phần tiết kiệm
các nguồn lực của Nhà nước.
4. Các giải
pháp thực hiện:
a) Hoàn thiện môi trường pháp lý
cho thống kê.
Ban hành kịp thời, đồng bộ các
văn bản hướng dẫn Luật Thống kê; triển khai việc phổ biến giáo dục pháp luật về
thống kê, tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra thống kê nhằm bảo
đảm pháp luật về thống kê được thực hiện nghiêm minh.
b) Ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông để phát triển thống kê.
Tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin, tiến tới tin học hoá công tác thống kê trong ngành thống
kê, trong các Bộ, ngành và các địa phương.
Trên cơ sở chuẩn hoá các sản phẩm
thống kê, các bảng phân loại, danh mục, các biểu mẫu báo cáo, điều tra,... xây
dựng và phát triển các phần mềm ứng dụng chuyên dùng cho từng chuyên ngành thống
kê nhằm tự động hoá các khâu xử lý, tính toán, phân tích thống kê.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
quốc gia về thống kê kinh tế - xã hội bao gồm: các cơ sở dữ liệu vi mô, các cơ
sở dữ liệu vĩ mô và các cơ sở dữ liệu về hệ thống các bảng phân loại, các bảng
danh mục, hệ thống chỉ tiêu thống kê và phương pháp tính.
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia
được bố trí theo nguyên tắc tập trung tại Tổng cục Thống kê và tại các Bộ, các
ngành. Cơ sở dữ liệu do ngành nào thu thập, ngành đó xây dựng và quản lý.
Việc truy cập khai thác cơ sở dữ
liệu quốc gia phục vụ cho công tác quản lý nhà nước phải được đảm bảo thuận tiện.
Tổng cục Thống kê được phép khai thác cơ sở dữ liệu ban đầu do tổ chức thống kê
các Bộ, ngành quản lý để phục vụ yêu cầu quản lý theo nhiệm vụ được giao nhưng
phải thực hiện đúng nguyên tắc bảo mật.
Hoàn thiện và phát triển trang
wEB thống kê để kết nối với Internet. Xây dựng và củng cố hệ thống Trung tâm
tính toán thống kê Trung ương và khu vực thuộc Tổng cục Thống kê theo hướng hiện
đại hoá.
c) Củng cố hệ thống tổ chức và
đào tạo cán bộ thống kê.
Củng cố tổ chức thống kê tập
trung, theo vùng lãnh thổ theo mô hình quản lý ngành dọc gồm: Tổng cục Thống
kê, Cục Thống kê tỉnh, thành phố, Phòng Thống kê huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh và có đội ngũ cộng tác viên làm nhiệm vụ điều tra thu thập số liệu tại
các địa bàn trọng điểm.
Kiện toàn tổ chức thống kê của
các Bộ, ngành theo hướng mỗi Bộ, ngành có tổ chức thống kê đủ năng lực và cơ sở
vật chất phục vụ cho nhiệm vụ thu thập, xử lý, tổng hợp, lưu giữ và cung cấp
thông tin cho hệ thống thống kê tập trung và cho yêu cầu quản lý của các Bộ,
ngành.
Cải tiến nâng cao chất lượng đào
tạo, nâng cấp các trường trung học thống kê thuộc Tổng cục Thống kê thành các
trường cao đẳng thống kê. Xây dựng hệ thống đào tạo liên thông, cải tiến nội
dung giảng dạy thống kê trong các trường đại học kinh tế và tổ chức đào tạo lại
cho cán bộ làm công tác thống kê, đáp ứng nhu cầu của xã hội về nghiệp vụ thống
kê.
d) Kinh phí và cơ sở vật chất kỹ
thuật cho công tác thống kê.
Nhà nước đảm bảo kinh phí cho hoạt
động thống kê thường xuyên, các cuộc Tổng điều tra theo chu kỳ và các điều kiện
về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị công nghệ thông tin để Tổng cục Thống
kê có đủ điều kiện hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ sự lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước, đáp ứng công tác quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương.
Tổng cục Thống kê được áp dụng
cơ chế dịch vụ thống kê, được thu phí khi cung cấp các thông tin thống kê, các
sản phẩm thống kê cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng tin cho mục đích sản xuất,
kinh doanh, hoạt động sinh lợi khác.
đ) Tăng cường hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực thống kê.
Chủ động hợp tác với các tổ chức
Liên hợp quốc, các tổ chức thống kê quốc tế và các quốc gia nhằm mục đích tiếp
cận nhanh chóng với các công nghệ, nghiệp vụ tiên tiến, hiện đại, các chuẩn mực
quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính. Đẩy
mạnh sự trao đổi trong việc khai thác thông tin thống kê quốc tế nhằm thu thập
số liệu thống kê quốc tế phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và điều hành trong nước,
đảm bảo cung cấp số liệu cho các sản phẩm thống kê quốc tế.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ mục
tiêu, nội dung cơ bản và định hướng phát triển của Thống kê Việt Nam, Tổng cục
Thống kê chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực
hiện Quyết định này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục
Thống kê trong việc thực hiện Quyết định này; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ
phục vụ việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa
phương.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ban hành.
Điều 4.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định 141/2002/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No:
141/2002/QD-TTg
|
Hanoi, October 21, 2002
|
DECISION RATIFYING THE ORIENTATION FOR VIETNAM
STATISTICS DEVELOPMENT TILL 2010 THE PRIME MINISTER Pursuant to the Law on Organization of the
Government of December 25, 2001;
Pursuant to Directive No.28/CT-TTg of August 19, 1998 on enhancing and
modernizing the statistical work;
At the proposal of the General Department of Statistics in its Report
No.428/TCTK-VP of July 3, 2002, DECIDES: Article 1.- To ratify the orientation for Vietnam statistics
development till 2010 with the following principal contents: 1. Objectives: To renovate Vietnam statistics in both content
and form with a view to promptly supplying socio-economic information with full
contents, all-sided coverage and reliable quality in the best service of the
Party’s and State’s requirements in the cause of national
construction and development, meeting to a fuller extent and in a more
convenient manner other subjects demand for information; taking Vietnam
statistics to the advanced level of the regional countries in conformity with
international practices, actively contributing to the implementation of the
country’s international economic
integration roadmap. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. a/ The State statistical data constitute
statistical information of the highest legal value in the national information
system, reflecting the national socio-economic situation, promptly and fully
meeting the Party’s and State’s
requirements, as well as the information demand of all subjects in the society. b/ Vietnam statistics is guaranteed by law.
Statistical information must ensure its objectivity, authenticity, publicity,
transparency, practicality and efficiency. The information sources, methods of
gathering and processing information, system of criteria, and reporting and
surveying regimes must ensure professional principles and be based on
scientific grounds. The main criteria must be of high stability, meeting the
requirements for spatial and temporal comparison, domestically and
internationally. The national statistical database system must be built on the
basis of applying modern information technology. c/ The statistical methods, classification
tables and lists must be elaborated and promulgated on the basis of
international statistical standards and practices, and at the same time conform
with Vietnam’s realities. d/ The State ensures sufficient resources
necessary for the statistical branch to acquire adequate and accurate data in
timely service of the Party’s
and State’s socio-economic
management requirements. e/ The State statistical system shall be
organized after the model of statistical branch-managed system of concentrated
statistics combined with statistics of the ministries and branches. 3. Orientation for Vietnam statistics
development till 2010: a/ To perfect and standardize statistical
products in terms of time, content, form and compilation process, including:
socio-economic statistical reports; statistical directories; products
publicizing the results of statistical general censuses and surveys; products
providing statistical data for many years (5 years, 10 years, 15 years...);
products of statistical analysis and forecast; statistical journals and
bulletins. - To enhance the work of statistical information
popularization so as to better meet the demands of the Party, the State and
other users. To formulate a clear and transparent mechanism for statistical
information popularization, and work out measures to raise every user�s capability of popularizing statistical
information. Periodical socio-economic statistical reports
and monthly reports on the implementation of socio-economic plans must meet the
Government’s direction and
management requirements and become official documents used at the Government’s meetings. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Formulating and institutionalizing a synchronous
system of national criteria, which reflects the users basic requirements on
statistical information and is sufficient for comparison with the ones of the
regional countries and the world, paying attention to general economic and
social criteria. Expanding the application of national account
system by the methodology of the United Nations Statistical Organization.
Reorganizing the specialized statistics to make them compatible with the
requirements of the compilation of the national account system. Standardizing the system of classification
tables and lists along the direction of ensuring their compatibility with the
international standard ones and adapting them to Vietnam’s
realities and requirements. c/ To perfect the statistical data-gathering
system To formulate a system for registration of basic
information on enterprises and grassroots units as well as for civil status,
household and land registration; organize timely updating of information on the
most important and fundamental socio-economic factors to be provided for the
managerial work, especially general information for sample surveys of the
production and business of enterprises, the economic and living conditions of
households, and agricultural production. To improve the enterprise statistical report
regime along the direction of reducing the number of periodical reports,
intensifying the gathering of information through organization of surveys
suited to each type of enterprises, ensuring that the information of
statistical reports truly and fully reflects the real situation of enterprises
and is sufficient for the calculation and determination of criteria on
production and business results of different national economic branches, thus
meeting the requirements for general information on enterprises. To improve the
reporting regime applicable to grassroots units, apply the administrative
recording regime to different branches and domains, first of all, to customs,
education, health, culture, public security, justice, finance, banking,
taxation and business registration, etc., ensuring the general information
requirements of the State statistical system and the management requirements of
each ministry and branch; improve the reporting regime applicable to ministries
and branches that have the administrative recording systems, ensuring the full
and timely reflection of their assigned management and control activities, and
at the same time meeting the requirements of supplying and ensuring
initially-recorded administrative information between the directly-managing
ministries as well as branches and the General Department of Statistics, in
service of requirements of the State statistical work. Based on the information requirements of the
Government, the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies
attached to the Government, the General Department of Statistics shall assume
the prime responsibility for: Organizing general surveys on population and
dwelling houses once every 10 years, and on rural areas, agriculture, aquatic
resources as well as economic, administrative and non-business establishments
once every 5 years. Organizing surveys (periodical and annual) on
the basis of planning and reasonably arranging surveys throughout the country,
between the General Department and ministries as well as branches. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 4. Implementation solutions: a/ Perfecting the legal environment for statistics To promulgate in a timely and synchronous manner
legal documents guiding the Law on Statistics; deploy the popularization of and
education on statistical legislation, conduct regular statistical supervision
and inspection so as to ensure that the statistical legislation strictly be
complied with. b/ Applying information and communication
technologies to statistical development To strengthen the infrastructure system of
information technology, proceed to computerize the statistical work in the statistics
sector as well as the ministries, branches and localities. On the basis of standardizing the statistical
products, classification tables, lists, report and survey forms... to formulate
and develop applied software used exclusively for each specialized statistical
branch with a view to automating the stages of statistical processing,
calculation and analysis. To build up a national database system on
socio-economic statistics, including: micro-databases, macro-databases and
databases on the system of classification tables, lists, system of statistical
criteria and calculation methods. The national database system shall be arranged
on the principle of concentration at the General Department of Statistics, the
ministries and branches. A database gathered by one branch shall be built up
and managed by that branch. The access to the national database system for
the exploitation thereof in service of the State management work must be
convenient. The General Department of Statistics is allowed to exploit the
initial databases managed by statistical organizations of the ministries and
branches in service of the management requirements according to its assigned
tasks, but must strictly observe the principle on confidentiality. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ Consolidating the system of statistical organizations
and training statisticians To consolidate the concentrated statistical
organizations according to territorial regions after the model of statistical
branch-managed system, which is composed of the General Department of
Statistics, the provincial/municipal Departments of Statistics and Statistics
Offices of rural districts, urban districts, provincial towns and cities, and
build up a contingent of collaborators to perform the task of surveying and
gathering data in key areas. To consolidate statistical organizations of the
ministries and branches along the direction that each ministry or branch will
have its own statistical organization with full capability and material
foundations to perform the task of gathering, processing, summing up, keeping and
supplying information for the concentrated statistical system and to meet the
management requirements of the concerned ministry or branch. To raise the training quality of intermediate
vocational schools of statistics under the General Department of Statistics and
upgrade them into statistical colleges. To build up a continuous training
system, improve the contents of statistical textbooks in economic universities
and organize the retraining of statisticians, meeting the society�s demand for statistical professional operations. d/ Funding and material, technical foundations
for statistical work The State shall ensure funding for regular
statistical activities, periodical general surveys and conditions in terms of
material bases, means and information technology equipment for the General
Department of Statistics to set up national databases in service of the Party�s and State’s
leadership, meeting the requirements of the State management work of the
ministries, branches and localities. The General Department of Statistics is allowed
to apply the mechanism of statistical services and collect charges when
supplying statistical information and products to subjects that wish to use
them for purposes of production, business or other profit-making activities. e/ Enhancing international cooperation in the
field of statistics To take initiative in cooperating with United Nations
organizations, international statistical organizations and other nations for
the purpose of quickly approaching the advanced and modern technologies and
professional operations as well as international standards, exchanging
experiences and taking advantage of technical and financial supports. To boost
exchanges in the exploitation of international statistical information so as to
gather international statistical data in service of the research and management
requirements in the country, ensuring the supply of data for international
statistical products. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. On the basis of the objectives, basic
contents and development orientations of Vietnam statistics, the General
Department of Statistics shall assume the prime responsibility and coordinate
with the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to
the Government and the People’s
Committees of the provinces and centrally-run cities in organizing the
implementation of this Decision. 2. The ministries, the ministerial-level
agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and centrally-run
cities shall, according to their functions, tasks and powers, have to
coordinate with the General Department of Statistics in implementing this
Decision, ensuring uniformity and synchronism in service of the implementation
of the socio-economic development plans of their respective branches and
localities. Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing. Article 4.- The ministers, the heads of the
ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the
Government and the presidents of the People’s
Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement
this Decision. PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Quyết định 141/2002/QĐ-TTg ngày 21/10/2002 phê duyệt Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
4.491
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|