Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 63/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 23/12/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 63/NQ-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT 

VỀ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA

Vấn đề an ninh lương thực (bao gồm lương thực, thực phẩm) được Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đã đạt được những thành tựu quan trọng, nổi bật là:

Sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân 3,7%/năm trong giai đoạn 2001 – 2008, cao hơn khoảng 3 lần tốc độ gia tăng dân số trong cùng thời kỳ. Sản xuất lúa gạo đã đảm bảo nhu cầu trong nước và xuất khẩu bình quân khoảng 4 – 5 triệu tấn gạo/năm. Sản lượng thực phẩm từ rau màu, quả, sản phẩm chăn nuôi và thủy sản cũng gia tăng đáng kể.

Hệ thống lưu thông lương thực đã có nhiều đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận lương thực. Thị trường nội địa chuyển dần sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Tình trạng suy dinh dưỡng của người dân được cải thiện. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đã giảm từ 25% vào năm 2005 đến năm 2008 còn 20%, đạt trước mục tiêu kế hoạch của năm 2010.

Tuy đạt được các thành tựu trên, an ninh lương thực nước ta vẫn còn hạn chế, yếu kém là: sản xuất lương thực, thực phẩm chưa thực sự bền vững; tổ chức sản xuất nông nghiệp chậm được đổi mới, cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất còn nhiều yếu kém; quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu còn bất cập; thu nhập của người sản xuất còn thấp.

An ninh lương thực là vấn đề trọng đại của đất nước trước mắt cũng như lâu dài, để khắc phục hạn chế yếu kém trên đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia với nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Vấn đề an ninh lương thực quốc gia phải nằm trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, gắn với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân là quan trọng, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.

2. Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, hiệu quả là cơ sở bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; gắn sản xuất với các hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu lương thực thực phẩm trong mọi tình huống; nâng cao dinh dưỡng, cải thiện chất lượng bữa ăn của nhân dân.

3. Phát huy lợi thế về cây lúa là chính và phát triển lương thực, thực phẩm thành các vùng sản xuất hàng hóa có hiệu quả và sức cạnh tranh cao; đẩy mạnh cơ giới hóa, chế biến, bảo quản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ môi trường bền vững.

4. Tổ chức tốt hệ thống mua, bán và dự trữ ở các vùng miền, tạo thuận lợi cho mọi người dân tiếp cập dễ dàng về lương thực, thực phẩm với chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Giải quyết hài hòa giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu lương thực, thực phẩm.

5. Phát huy nguồn lực của nhân dân và các thành phần kinh tế là chính, nhà nước hỗ trợ tích cực trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; bảo đảm thu nhập cho người sản xuất lương thực và tạo điều kiện cho các địa phương thuần nông phát triển.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải đảm bảo đủ nguồn cung cấp lương thực với sản lượng cao hơn tốc độ tăng dân số; chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực, nâng cao chất lượng bữa ăn; bảo đảm cho nông dân sản xuất lúa có lãi bình quân trên 30% so với giá thành sản xuất.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đảm bảo nguồn cung lương thực

Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh sản xuất lúa, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, tạo nguồn cung vững chắc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài.

Đến năm 2020, bảo vệ quỹ đất lúa 3,8 triệu ha để có sản lượng 41 – 43 triệu tấn lúa đáp ứng tổng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm; tăng diện tích trồng ngô lên 1,3 triệu ha, sản lượng 7,5 triệu tấn; diện tích trồng cây ăn quả 1,2 triệu ha, sản lượng 12 triệu tấn; rau các loại 1,2 triệu ha, sản lượng 20 triệu tấn; sản lượng các loại cây màu tăng trên 30%; chăn nuôi đạt sản lượng thịt hơi các loại 8 triệu tấn, sữa tươi 1 triệu tấn, trứng gia cầm 14 tỷ quả; sản lượng khai thác thủy sản 2,4 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 4 triệu tấn.

b) Đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng

Đến năm 2020, cải thiện tình trạng dinh dưỡng hướng tới cân đối dinh dưỡng và nâng cao mức tiêu thụ calo bình quân hàng năm lên 2.600 – 2.700 Kcalo/người và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 5%.

Cải thiện cơ cấu và chất lượng tiêu dùng lương thực, đạt mức tiêu thụ bình quân/người vào năm 2020: gạo giảm xuống còn 100kg; thịt các loại 45 kg, cá các loại 30 kg, quả các loại 50 kg, rau các loại 120 kg, tăng mức tiêu dùng trứng, sữa gấp 2 lần so với hiện nay. Toàn bộ nông sản, lương thực tiêu thụ trên thị trường đạt chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm.

c) Đảm bảo khả năng tiếp cận lương thực của người dân

Chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực vào năm 2012. Sau năm 2012 đảm bảo 100% người dân ở mọi nơi, mọi lúc có đủ lương thực.

Đảm bảo thu nhập cho người sản xuất lương thực đến năm 2020 cao hơn 2,5 lần so với hiện nay.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về quy hoạch

a) Quy hoạch chung

Quy hoạch sản xuất lương thực cả nước trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước; chú trọng quy hoạch các vùng sản xuất lương thực có sản lượng lớn về lúa gạo, ngô, rau đậu, cây ăn quả, sản phẩm thủy sản và chăn nuôi để đảm bảo thực hiện các mục tiêu về an ninh lương thực quốc gia.

Việc quy hoạch sản xuất lương thực phải đảm bảo cân đối các lĩnh vực để đảm bảo phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế cao; không mâu thuẫn giữa quy hoạch sản xuất nhiên liệu sinh học với quy hoạch sản xuất lương thực.

b) Quy hoạch đất lúa

Quy hoạch đất lúa phải đảm bảo sự thống nhất và phù hợp về quy mô và địa bàn bố trí đất lúa với quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc.

Để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 diện tích đất lúa cần phải giữ là: 3,8 triệu ha, trong đó: 3,2 triệu ha đất lúa sản xuất hai vụ trở lên, có thủy lợi hoàn chỉnh.

Diện tích đất lúa cần giữ, bảo vệ nghiêm ngặt phải được xác định cụ thể đến từng địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa đến hộ sử dụng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc quy hoạch chi tiết quỹ đất trồng lúa theo định hướng nêu trên, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào quý II năm 2010.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với các Bộ: Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải và Bộ ngành có liên quan xác định nhu cầu sử dụng đất của các ngành, trong đó xác định rõ nhu cầu sử dụng đất từ chuyển đổi đất lúa theo nguyên tắc sử dụng tiết kiệm đất lúa.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở quy hoạch đất lúa cả nước được phê duyệt, xác định diện tích đất lúa cần giữ trên địa bàn, nhất là đất lúa hai vụ cần được bảo vệ nghiêm ngặt, lập bản đồ sử dụng đất lúa đến cấp xã và hộ sử dụng. Thời gian hoàn thành trong quý IV năm 2011.

2. Về phát triển cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ

a) Phát triển cơ sở hạ tầng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ:

- Tiếp tục đầu tư, xây dựng mới và tu bổ hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 100% đất lúa hai vụ và tăng diện tích có tưới đối với rau, màu, cây ăn quả. Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản; công trình thủy lợi nhỏ ở miền núi.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đê điều hiện có; sớm triển khai các dự án đầu tư hệ thống đê biển, bảo vệ sản xuất, tài sản của Nhà nước và nhân dân; chuẩn bị đối phó với tình trạng nước biển dâng.

- Đối với những vùng sản xuất lương thực tập trung, hoàn thiện hệ thống thủy lợi kết hợp với kiến thiết lại đồng ruộng và xây dựng giao thông nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa và nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa.

- Khẩn trương hoàn thành việc đầu tư, xây dựng hệ thống kho dự trữ, bảo quản lương thực ở các vùng sản xuất; đối với lúa gạo đảm bảo năng lực tồn trữ đạt 4 triệu tấn; phát triển các cơ sở chế biến lương thực sử dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng nông sản.

b) Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ưu tiên phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực sau:

- Tăng cường năng lực cho nghiên cứu khoa học, khuyến nông, thông tin và hợp tác quốc tế liên quan đến an ninh lương thực, ngân sách nhà nước hàng năm đầu tư cho lĩnh vực này tăng 10 – 15%.

- Chọn tạo và sản xuất đủ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, đặc biệt các giống cây trồng có khả năng chống chịu với điều kiện không thuận lợi như kháng mặn, hạn, chịu ngập, giống cây trồng biến đổi gen để phục vụ nhu cầu sản xuất.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến. Đối với cây lúa, thúc đẩy nhanh cơ giới hóa khâu thu hoạch để giảm thất thoát, đến năm 2020 thực hiện thu hoạch bằng máy đạt 50%, trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt 80%, chủ yếu sử dụng máy gặt đập liên hợp có tính năng kỹ thuật cao.

- Xây dựng các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, các vùng sản xuất tập trung áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP), phát triển kinh tế vườn.

- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đối với các cơ sở bảo quản, chế biến.

- Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện và công nghệ hiện đại, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ đánh bắt có hiệu quả. Quy hoạch, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi, trước hết là thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; áp dụng rộng rãi các quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo; xây dựng hệ thống thú y thủy sản; kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống, thức ăn, môi trường nuôi; hiện đại hóa các cơ sở chế biến, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Khẩn trương triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng có ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

3. Đào tạo nguồn nhân lực

Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và xã hội, Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai có hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn, cần tập trung:

- Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ khuyến nông và cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh lương thực các cấp; đưa nội dung an ninh lương thực quốc gia vào các trường học.

- Tăng cường đào tạo nông dân về khoa học kỹ thuật và kiến thức quản lý theo phương thức phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất lương thực và tăng thu nhập, đến năm 2020 đạt 50% người sản xuất lương thực đã qua đào tạo.

4. Chính sách đối với nông dân, địa phương và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo.

a) Khuyến khích nông dân giữ đất lúa

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất lúa gạo, đảm bảo người sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng nghị định về chính sách quản lý đất lúa, trình Chính phủ trong quý II năm 2010.

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng ruộng bậc thang ở miền núi.

b) Khuyến khích địa phương giữ đất lúa

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng: tăng đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; điều tiết phân bổ ngân sách nhà nước đảm bảo lợi ích giữa các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương thuần nông, nhất là chuyên trồng lúa.

c) Khuyến khích doanh nghiệp tiêu thụ lúa

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương triển khai dự án đầu tư xây dựng kho chứa lúa gạo, đến năm 2012 phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kho chứa 4 triệu tấn đã được quy hoạch. Cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng kho thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ lúa, gạo do nhà nước giao trong trường hợp giá lúa xuống thấp dưới giá thành, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2009.

d) Chính sách xã hội liên quan đến an ninh lương thực

Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai có hiệu quả các biện pháp kiểm soát tốc độ gia tăng dân số theo Chiến lược dân số Việt Nam.

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho người dân vùng bị thiếu đói do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai và đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách trợ cấp gạo cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý II năm 2010.

5. Hoàn thiện hệ thống lưu thông, xuất khẩu lương thực

Phát triển hệ thống lưu thông lương thực tạo điều kiện mọi người tiêu dùng có khả năng tiếp cận thuận lợi lương thực trong mọi tình huống.

Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất mức hợp lý lượng lúa gạo dự trữ quốc gia và lượng lúa gạo dự trữ lưu thông để đề phòng thiên tai và bình ổn thị trường; sớm hoàn thành đề án bảo hiểm nông nghiệp, trước mắt bảo hiểm sản xuất lúa gạo, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý I năm 2010.

Bộ Công Thương chủ trì xây dựng cơ chế điều hành xuất khẩu lương thực, thực phẩm linh hoạt, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu và tiêu thụ hết nông sản lương thực, thực phẩm; kết hợp tốt giữa dự trữ lưu thông và dự trữ nhà nước để bảo đảm yêu cầu cứu trợ lương thực, thực phẩm trong trường hợp khẩn cấp.

Các Tổng công ty Nhà nước có vai trò chủ lực trong việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, điều hòa, bình ổn thị trường, cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân khi bị thiên tai.

6. Đổi mới tổ chức sản xuất

Tiếp tục hoàn thiện các loại hình tổ chức sản xuất lương thực theo hướng liên kết nông hộ để hình thành các tổ chức hợp tác, hợp tác xã theo địa bàn hoặc sản phẩm; tạo điều kiện gắn sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ; phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp sản xuất lương thực, nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất để tham gia doanh nghiệp, phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ nông nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ đề án phát triển mô hình liên kết sản xuất giữa hộ nông dân với các thành phần kinh tế ở nông thôn (trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, khoa học, thương mại, hiệp hội ngành hàng), trước mắt thí điểm triển khai trong sản xuất lúa gạo.

7. Phát triển hệ thống thông tin an ninh lương thực

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Kiện toàn và tăng cường hệ thống giám sát, theo dõi diễn biến sản xuất, dự báo sản lượng lương thực đối với cả nước và từng địa phương đến cấp huyện, cảnh báo diễn biến bất lợi thời tiết tác động tới an ninh lương thực để có các giải pháp ứng phó kịp thời có hiệu quả;

- Hoàn thiện hệ thống thông tin và dự báo thị trường lương thực trong nước và quốc tế

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về an ninh lương thực quốc gia.

8. Hợp tác quốc tế

- Tăng cường hợp tác quốc tế đặc biệt với các lĩnh vực mang tính khu vực và toàn cầu ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia như sử dụng nguồn nước, biến đổi khí hậu, kiểm dịch và vệ sinh động thực vật …; hợp tác về đào tạo nhân lực và phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy thương mại.

- Việt Nam cam kết đóng góp tích cực cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của thế giới.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nội vụ nghiên cứu đề xuất việc thành lập Ủy ban an ninh lương thực quốc gia, trình Chính phủ.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các hoạt động cụ thể, hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện, hướng dẫn kiểm tra, giám sát và định kỳ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện an ninh lương thực quốc gia.

3. Các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện các lĩnh vực phụ trách có liên quan đến đảm bảo an ninh lương thực theo nội dung của Nghị quyết này.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất lương thực theo ngành trên địa bàn; quản lý chặt chẽ quỹ đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa được quy hoạch; thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Nhà nước về sản xuất, tiêu thụ lương thực, bổ sung cơ chế chính sách của địa phương cho phù hợp với điều kiện thực tế; khuyến khích phát triển sản xuất góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong phạm vi cả nước trong mọi tình huống.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 63/NQ-CP

Hanoi, December 23, 2009

 

RESOLUTION

ON NATIONAL FOOD SECURITY

THE GOVERNMENT

Food (including food and foodstuffs) security, which has always received a special concern and direction of the Party and State so as to ensure national food security in the immediate- and long-term future, is crowned with important achievements, prominently:
The grain food output averagely increased 3.7%/year in the 2001-2008 period, about three times higher than the population growth rate in the same period. Rice production met the domestic and export demands, averagely with some 4-5 million tons of rice exported annually. The output of foodstuffs from vegetables, fruits, husbandry and fishery products rose considerably.
The food circulation system was renovated, creating favorable conditions for people to access food. The domestic market has gradually shifted to the market mechanism under the State's management. The malnutrition rate among people dropped markedly; particularly that among under-five children fell from 25% in 2005 to 20% in 2008, achieving the plan target set for 2010.
Despite the above-mentioned achievements, our country's food security still sees such limitations and shortcomings as food and foodstuff production is not really sustainable; agricultural production organization is slow to be renovated; production infrastructure and services remain insufficient; production, business, export and import management still sees constraints; and producers' incomes remain low.
Food security constitutes an important issue of the country in the immediate- as well as long-term future. In order to redress the above-said shortcomings, the Government promulgates the Resolution on national food security with the following contents:

I. VIEWPOINTS

1. Food security must be part of the socio­economic development general strategy, associated with the objectives of national industrialization and modernization and the addressing of the questions of agriculture, peasantry and rural areas, of which hunger elimination, poverty reduction, job creation and higher incomes for people are important, contributing to ensuring steady national food security.

2. Comprehensive and efficient agricultural production development served as a basis to ensure national food security; production shall be linked with appropriate organizational forms to fully and promptly meet food and foodstuff demands in all circumstances; to raise nutrition and improve the quality of people's meals.

3. To bring into play the advantage of rice as the principal task and to develop food and foodstuffs into commodity production zones with high efficiency and competitiveness; to step up mechanization, processing and preservation towards industrialization, modernization and sustainable environmental protection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To bring into full play resources of people and all economic sectors; the State shall only provide active support in ensuring national food security; ensure incomes for food producers and create conditions for the development of purely agricultural localities.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

By 2020 with a vision towards 2030, to ensure adequate food supply sources with an output higher than the population growth rate; to put an end to food shortage and hunger and raise meal quality; to ensure that rice producers earn profits averagely more than 30% over production costs.

2. Specific objectives

a/ To ensure food supply sources

To further step up intensive rice farming, particularly in the Mekong river and Red river deltas, creating stable supply sources for immediate- and long-term national food security.

By 2020. to protect the rice land fund of 3.8 million ha for an output of 41-43 million tons of paddy to meet the total domestic consumption and export demand of around 4 million tons of rice/year; to increase the maize acreage to 1.3 million ha for an output of 7.5 million tons, the fruit tree acreage to 1.2 ha for an output of 12 million tons, the vegetables acreage to 1.2 million ha for an output of 20 million tons; to increase the subsidiary food crop output over 30%, the outputs of domestic animals in live weight to 8 million tons, fresh milk to 1 million tons, poultry eggs to 14 billion, fishing output to 2.4 million tons and aquaculture output to 4 million tons.

b/ To meet nutrition needs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To improve the food consumption structure and quality, achieving by 2020 the average per-head consumption of only 100 kg of rice, 45 kg of meat, 30 kg of fish, 50 kg of fruits and 120 kg of vegetables, and the egg and milk consumption doubling the current levels. All agricultural products and food sold on the market must meet food hygiene and safety standards.

c/ To ensure people's accessibility to food

To put an end to food shortage and hunger by 2012. ensuring that 100% of the population any where and any time will be supplied with adequate food after 2012.

To ensure that by 2020. the food producers' income will be 2.5 times higher than the current level.

III. MAJOR TASKS AND SOLUTIONS

1. Planning

a/ General planning

The national food production is planned on the basis of bringing into play the advantages of each region and efficiently using land and water resources; to attach importance to planning zones of food production with great outputs of rice, maize, vegetables, fruits, aquatic products and husbandry in order to achieve the national food security targets.

The food production planning must ensure the balance of various domains to ensure the sustainable development with high economic efficiency; not causing contradiction between the bio-fuel production planning and the food production planning.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Rice land planning must ensure uniformity and conformity in size and rice land location with the national land use planning.

In order to ensure national food security, by 2020 and a vision towards 2030, the rice land acreage shall be kept at 3.8 million ha, including 3.2 million ha of land under two or more rice crops a year with complete irrigation networks.

The rice areas to be kept and strictly protected will be specified for each locality (province, district and commune), and maps on current rice land use by households will be drawn.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and provincial-level People's Committees in directing the formulation of detailed planning on rice land fund under the above-said orientation, and submit it to the Prime Minister for approval in the second quarter of 2010.

The Ministry of National Resources and Environment shall assume the prime respon­sibility for, and coordinate with the Ministries of Agriculture and Rural Development; Trade and Industry; Construction; and Transport, as well as concerned ministries and branches in, pinpointing the land use demands of various branches, including the demands for land converted from rice land, on the principle of thrifty use of rice land.

Provincial-level People's Committees shall base themselves on the approved national rice land planning to determine the rice land acreages to be kept in their respective localities, particularly areas under two rice crops, which need to be strictly protected, and draw maps on rice land use by communes and households. This shall be completed in the fourth quarter of 2011.

2. Infrastructure, scientific and technological development

a/ Infrastructure development

The Ministry of Agriculture and Rural Development and provincial-level People's Committees shall coordinate with concerned ministries and branches in directing and implementing the following tasks:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To further invest in building new dike systems and upgrading the existing ones; to soon materialize investment projects on sea dike systems, protecting production and assets of the State and people; to prepare for coping with sea level rise.

- For concentrated food production regions, to complete the irrigation systems in association with rebuilding the fields and developing intra-field communications, creating favorable conditions for scientific and technical application to mechanization of commodity production with higher efficiency.

- To expeditiously complete the construction of systems of warehouses for food reserve and preservation in rice production regions, ensuring a rice and paddy reserve of 4 million tons; to develop food processing establishments with modern technologies in order to raise the quality of agricultural products.

b/ Scientific and technological development and application

The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Science and Technology shall coordinate with provincial-level People's Committees in:

- Increasing resources for scientific research, agricultural promotion, information and international cooperation on food security; the annual state budget investment in this domain will increase 10-15%.

- Selecting, creating and producing adequate plant varieties and animal breeds, aquatic strains of high yield and high quality, especially plant varieties resistant to such unfavorable conditions as salizization, drought, water logging, and genetically modified varieties in service of production.

- Stepping up the research into, and application of, coordinated mechanization of production, harvesting, preservation and processing. For rice, to boost the mechanization of harvesting in order to reduce loss; by 2020. the harvesting mechanization will achieve 50%, of which 80% for the Mekong river delta, mainly with the use of combined harvester-threshers of hi-tech properties.

- Building epidemics-free production zones, hi-tech production zones and concentrated production zones with the application of the good agricultural practices (GAP); developing garden economy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Increasing investment in modern equipment and technologies, in the development of synchronous infrastructure and fishery logistics services for efficient fishing; planning and building synchronous infrastructure for aquaculture areas, first of all irrigation in service of aquaculture; widely applying man-made breeding technologies; building fishery veterinary systems; strictly controlling the quality of breeds, feeds and rearing environment; modernizing the processing establishments, ensuring food hygiene and safety norms.

- Expeditiously applying measures for adaptability to climate change and sea level rise which affect national food security.

3. Human resource training

The Ministries of Agriculture and Rural Development; Labor, War Invalids and Social Affairs; and Education and Training shall coordinate with provincial-level People's Committees in efficiently implementing the programs on vocational training for agricultural and rural laborers, focusing on:

- Training and raising the capability of the contingent of scientific and technical workers, agricultural extension officers and food production and trading managers at different levels; introducing national food security contents into schools.

- Intensifying the training of peasants in science and techniques as well as managerial knowledge by appropriate methods in order to raise food production efficiency and raise food producers' incomes so that by 2020, 50% of the food producers will be trained.

4. Policies towards peasants, localities and enterprises producing and trading in rice

a/ Encouraging peasants to keep rice land

To apply synchronous solutions to cutting production costs and raising incomes for rice producers, ensuring that rice producers will earn a profit of more than 30% over production costs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To continue with policies of supporting peasants in building terrace fields in mountainous regions.

b/ Encouraging localities to keep rice land

The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches and provincial-level People's Committees in. studying the revision of the State Budget Law towards increasing the development investment in agriculture and rural areas; regulating state budget allocations to ensure the interests between localities with industrial development conditions and purely agricultural localities, particularly those specialized in rice farming.

c/ Encouraging enterprises to sell rice

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches and provincial-level People's Committees in. directing investors to expeditiously implement investment projects to construct rice storehouses so that by 2012 the investment construction of warehouses for storage of 4 million tons of rice must be completed under planning. The mechanisms and policies to support the construction of warehouses comply with the Government's Resolution No. 48/NQ-CP of September 23. 2009. on mechanisms and policies to reduce post-harvest losses of agricultural and aquatic products.

The Ministry of Finance shall study and formulate mechanisms and policies to support enterprises in performing the rice sale tasks assigned by the State in case the rice prices drop to below production costs and submit them to the Prime Minister in the first quarter of 2010.

d/ Social policies on food security

The Ministry of Health and provincial-level People's Committees shall apply effective measures to control population growth under Vietnam's Population Strategy.

To continue with policies of providing rice support for people in regions struck by food shortage and hunger due to natural disasters and epidemics.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To consolidate the food circulation and export systems

To develop food circulation systems, creating conditions for every consumer to have convenient access to food in all circumstances.

The Ministry of Finance shall study and propose reasonable rice volumes for national reserve and for circulation reserve in case of natural disasters and for market stabilization, early finalize a scheme on agricultural insurance, immediately rice production insurance, and submit it to the Prime Minister for approval in the first quarter of 2010.

The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for formulating mechanisms to flexibly administer food and foodstuff export, aiming to raise the export competitiveness and efficiency and sell all agricultural products being food and foodstuffs; to well combine the circulation reserve and state reserve in order to meet the requirements of food and foodstuff relief in case of emergency.

State corporations shall play the leading role in consuming products for peasants, regulating and stabilizing the market and supplying essential goods to people in case of natural disasters.

6. To renovate production organization

To further consolidate organizational forms of food production towards alignment of peasant households to form cooperation organizations or cooperatives based on geographical areas or products; to facilitate the association of production with sale enterprises; to develop farm economy and food enterprises with peasants contributing their land use rights as shares for membership; to develop agricultural service-providing networks.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall soon finalize and submit to the Prime Minister a scheme on development of model of production alignment between peasant households and various economic sectors in rural areas (farms, cooperatives, enterprises, scientific institutions, traders and commodity-based associations), immediately to be implemented on a pilot basis in rice production.

7. To develop food security information systems

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Consolidating and enhancing the systems of supervising and monitoring production development, forecasting food output of the whole country and each locality down to district level, and warning of adverse weather conditions affecting food security for taking effective response measures;

- Completing the domestic and international food market information and forecast systems.

- Building databases on national food security.

8. International cooperation

- To intensify international cooperation, especially in regional and global domains affecting national food security such as use of water sources, climate change, animal quarantine and hygiene; cooperation on human resource training and scientific as well as technological development and trade promotion.

- Vietnam commits to making actively contributions to the target of ensuring world food security.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Home Affairs shall study and propose to the Government the establishment of the National Food Security Committee.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with other ministries, branches and provincial-level People's Committees in organizing specific activities, guiding implementation plans, guiding the inspection and supervision of implemen­tation, and periodically sending sum-up reports to the Prime Minister on national food security situation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Provincial-level People's Committees shall formulate and approve food production plans according to local branches; strictly manage the fund of agricultural production land, especially planned rice land; to well implement state policies and sale on food production and sale, supplement local policies and mechanisms to suit the practical conditions; and encourage production development to contribute to ensuring food security throughout the country in all circumstances.-

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 23/12/2009 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.699

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.240.243
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!