ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4884/KH-UBND
|
Bình Thuận, ngày 21
tháng 12 năm 2021
|
KẾ
HOẠCH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI
ĐỒNG VÀ TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện Nghị quyết
số 09/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ phát triển
thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn
tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội
đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước giai đoạn 2021-2025, như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ
SỞ BAN HÀNH KẾ HOẠCH
1. Sự cần thiết ban
hành kế hoạch
Đến nay, toàn tỉnh có
hơn 159 công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng bao gồm: 22 hồ chứa nước có
dung tích từ 50.000÷500.000m3, 127 đập dâng kiên cố có chiều cao nhỏ
hơn 10 m, 10 trạm bơm có lưu lượng dưới 3.600 m3/h và có khoảng
1.966 km kênh mương nội đồng và các công trình trên kênh khác.
Việc đầu tư xây dựng
công trình đầu mối và kênh chính của các hệ thống công trình thủy lợi vừa và
lớn cơ bản đã hoàn thành; tuy nhiên, công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
do hạn chế về nguồn lực cung như kỹ thuật, thiếu kinh phí tu bổ thường xuyên
nên nhiều công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp. Để phát huy hiệu quả của hệ
thống công trình thủy lợi, cần thiết phải đầu tư đồng bộ công trình từ đầu mối
đến mặt ruộng.
Mặt khác, cơ sở hạ
tầng thủy lợi nội đồng hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo
phương thức canh tác tiên tiến hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tỷ lệ kiên cố
kênh nội đồng đạt thấp, tính đến năm 2020 là 10,2% (199,92 km/1.966,03 km). Kết
quả áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đối với cây trồng cạn hiện là 21.500
ha/154.700 ha (đạt 13,9%). Vì vậy, cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng có sự hỗ trợ của Nhà nước để đáp
ứng cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Các căn cứ xây
dựng kế hoạch
Nghị định số
77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi
nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
Nghị quyết số
09/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ phát triển
thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn
tỉnh;
Quyết định số
4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về ban hành kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai
đoạn 2021-2025;
Kế hoạch số
1713/KH-UBND ngày 18/5/2021 của UBND tỉnh về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi
nội đồng trên địa bàn tỉnh;
Thực hiện tiêu chí
Thủy lợi trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021-2025 (sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành).
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.
Mục đích
- Triển khai thực
hiện hỗ trợ tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân trong đầu tư xây dựng công trình
thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo Nghị quyết
số 09/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh.
- Thu hút các nguồn
lực ngoài ngân sách cùng với ngân sách Nhà nước đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đầu
tư hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Góp phần thực hiện
hoàn thành tiêu chí kiên cố hóa kênh thủy lợi gắn với Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
- Khuyến khích các tổ
chức thủy lợi cơ sở, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công
trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; sử
dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước; góp phần thực hiện có hiệu quả đề
án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông
nghiệp hữu cơ.
2.
Yêu cầu
- Thực hiện hỗ trợ
đúng đối tượng, nội dung, điều kiện, hình thức, mức, hỗ trợ theo Nghị định số
77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ; Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày
22/7/2020 của HĐND tỉnh.
- Sử dụng hiệu quả
nguồn vốn nhà nước hỗ trợ đảm bảo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số
09/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh.
III. NỘI DUNG KẾ
HOẠCH
1.
Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Tập trung phát triển
hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đồng bộ, sử dụng kỹ thuật tưới tiên
tiến, tiết kiệm nước nhằm khai thác, tận dụng tốt nhất nguồn nước hiện có để
phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng thêm diện tích tưới chủ động, thúc đẩy quá trình
thâm canh tăng vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước; góp phần tạo sự chuyển
biến nhanh và bền vững trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, ổn định
tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, chính trị trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể
Huy động các nguồn
lực, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng nhằm bảo đảm tưới, tiêu chủ động, bảo đảm số lượng, chất lượng
nước cho vùng chuyên canh lúa tập trung, vùng sản xuất tập trung, đáp ứng quy
trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, tiết kiệm, hiệu quả:
- Cấp nước chủ động
cho diện tích đất trồng lúa 2 vụ với mức đảm bảo tưới 85%;
- Đến năm 2025: Diện
tích cây trồng cạn chủ lực, tập trung được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt
tỷ lệ 20%; tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương nội đồng đạt tỷ lệ 15%.
2.
Giải pháp thực hiện
a) Tập trung đầu tư
xây dựng cho các khu vực chuyển đổi cây trồng, khu vực hạn hán, vùng khó khăn
nguồn nước ở cuối kênh; khu vực cây trồng có giá trị kinh tế cao, áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào sản xuất và ưu tiên
đầu tư cho các xã đang phấn đấu về đích xây dựng Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2021-2025.
b) Các địa phương cần
tổ chức khảo sát, lập quy hoạch phát triển sản xuất gắn với đầu tư hệ thống
thủy lợi trên địa bàn đảm bảo hoàn chỉnh và đồng bộ, từ đó lập kế hoạch chi
tiết cho từng danh mục cụ thể theo từng năm để có cơ sở bố trí kinh phí thực
hiện.
c) Xây dựng công
trình thủy lợi nhỏ tập trung, chủ yếu thực hiện sửa chữa, nâng cấp các công
trình hiện có trên địa bàn để phát huy hiệu quả công trình, nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng nước. Đối với việc đầu tư xây dựng mới, cần rà soát, đánh giá cụ
thể nguồn nước, diện tích tưới chủ động nước để đảm bảo tiêu chí nông thôn mới
và phù hợp với quy hoạch.
d) Ưu tiên xây dựng
các công trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn để tăng thu
nhập và đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.
e) Tiến hành kiên cố
kênh, mương theo hướng ưu tiên đầu tư những khu vực có diện tích sản xuất nông
nghiệp lớn, các xã nông thôn mới và sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao
trong tổng sản phẩm của địa phương để ổn định công trình nhằm tăng khả năng
chống chịu với thiên tai, tiết kiệm nước, giảm chi phí duy tu bảo dưỡng công trình
gắn với phát triển giao thông nội đồng, chỉnh trang nông thôn.
g) Các địa phương cần
chú trọng thành lập mới và củng cố các tổ chức thủy lợi cơ sở.
h) Áp dụng thiết kế
mẫu về kênh mương để giảm chi phí đầu tư.
3. Khối lượng thực
hiện
Huy động các nguồn
lực, bao gồm vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện đầu tư phát triển thủy
lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 với quy mô sau:
a) Phát triển thủy
lợi nhỏ: Đầu tư xây dựng 25 công trình tích trữ nước phục vụ tưới cho 707 ha.
b) Phát triển thủy
lợi nội đồng: Đầu tư xây dựng 20 cống lấy nước phục vụ tưới cho 480 ha, kiên cố
58,81 km kênh nội đồng ổn định tưới cho 2.276 ha.
c) Phát triển tưới
tiên tiến, tiết kiệm nước: Đầu tư san phẳng đồng ruộng để áp dụng kỹ thuật tưới
ướt khô xen kẽ cho 275 ha lúa và đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
cho 550 ha cây trồng cạn chủ lực, có lợi thế của địa phương.
IV. NGUỒN VỐN, THỜI
GIAN THỰC HIỆN
1.
Nguồn vốn thực hiện
Tổng kinh phí hỗ trợ
để thực hiện Nghị quyết la 85.716,5 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư công
nguồn ngân sách tỉnh: 60.000 triệu đồng.
- Vốn ngân sách
huyện, thị, thành phố: 25.716,5 triệu đồng.
Được phân bổ cho các
địa phương theo bảng sau:
Đơn
vị: Triệu đồng
Số
TT
|
Tên
đơn vị
|
Tổng
kinh phí hỗ trợ
|
Trong
đo
|
Ghi
chú
|
Vốn
NS tỉnh
|
Vốn
NS địa phương
|
|
Tổng
số
|
85.716,5
|
60.000
|
25.71,5
|
|
1
|
Huyện Tuy Phong
|
5.557,2
|
3.890
|
1.667,2
|
|
2
|
Huyện Bắc Bình
|
16.176,4
|
11.323
|
4.853,4
|
|
3
|
Huyện Hàm Thuận Bắc
|
13.551,6
|
9.486
|
4.065,6
|
|
4
|
Thành phố Phan
Thiết
|
6.056,2
|
4.239
|
1.817,2
|
|
5
|
Huyện Hàm Thuận Nam
|
13,367.3
|
9,357.0
|
4,010.3
|
|
6
|
Huyện Hàm Tân
|
2,560.0
|
1,792.0
|
768.0
|
|
7
|
Thị xã La Gi
|
10.0
|
7.0
|
3.0
|
|
8
|
Huyện Tánh Linh
|
20,760.4
|
14,532.0
|
6,228.4
|
|
9
|
Huyện Đức Linh
|
7,677.4
|
5,374.0
|
2,303.4
|
|
(Chi
tiết theo Phụ lục I đính kèm)
2.
Phân kỳ thực hiện
- Vốn ngân sách tỉnh
phân bổ hàng năm: 15.000 triệu đồng (năm 2021 không thực hiện)
- Vốn ngân sách
huyện, thị, thành phố: Phân bổ tương ứng theo vốn ngân sách tỉnh.
* Riêng năm đầu kế
hoạch (năm 2022), kinh phí hỗ trợ là 14.284,5 triệu đồng, trong đó vốn ngân
sách tỉnh 10.000 triệu đồng, vốn ngân sách huyện, thị, thành phố 4.284,5 triệu
đồng.
(Chi
tiết theo Phụ lục II đính kèm)
3.
Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021-2025
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Trình tự, thủ tục thực hiện
1.1. Quy trình lập,
phê duyệt kế hoạch
a) Tổ chức thủy lợi
cơ sở, cá nhân là thành viên tổ chức thủy lợi cơ sở căn cứ nhu cầu thực tế đăng
ký công trình đề nghị hỗ trợ đầu tư gửi UBND cấp xã.
b) UBND cấp xã tổng
hợp kế hoạch thực hiện trên địa bàn xã gửi UBND cấp huyện.
c) UBND cấp huyện
tổng hợp danh mục, có sắp xếp danh mục công trình theo thứ tự ưu tiên gửi về Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước cuối tháng 09 hàng năm để tổng hợp và
thống nhất kế hoạch, danh mục công trình thực hiện.
d) Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tổng hợp kế hoạch gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối tham
mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định dự toán ngân sách để phân bổ cho các
địa phương, đơn vị triển khai thực hiện.
e) Sau khi UBND tỉnh
quyết định giao dự toán ngân sách, UBND các huyện, thị xã, thành phố trình HĐND
cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương trên cơ sở danh mục công trình
đã được duyệt (trong đó phân rõ nguồn vốn ngân sách tỉnh, nguồn vốn ngân sách
địa phương, nguồn khác); đồng thời gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để theo dõi, kiểm tra và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
1.2. Quyết định đầu
tư và tổ chức thực hiện
a) Căn cứ Nghị quyết
số 09/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh và Kế hoạch hỗ trợ phát triển
thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 đã được UBND tỉnh phê
duyệt, UBND cấp huyện giao cơ quan chuyên môn lập chủ trương đầu tư (mỗi địa
phương lập một báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chung cho cả giai đoạn
2021-2025);
b) Chủ tịch UBND cấp
huyện giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công chủ trì, phối hợp với các cơ
quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trước khi trình HĐND cấp huyện
phê duyệt chủ trương đầu tư; trong trường hợp cần thiết, HĐND cấp huyện giao
cho UBND cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 7 Điều
17 Luật Đầu tư công. Trong đó, xác định rõ thứ tự ưu tiên đầu tư, phân kỳ đầu
tư cho từng danh mục phù hợp nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, khả năng huy động vốn
của địa phương và các nguồn vốn do các tổ chức và nhân dân đóng góp;
c) Sau khi có chủ
trương đầu tư được phê duyệt, UBND cấp huyện giao các đơn vị trực thuộc lập Báo
cáo kinh tế kỹ thuật của từng dự án (một hoặc nhiều danh mục hỗ trợ), tổ chức
thẩm định trình UBND cấp huyện phê duyệt theo quy định để tổ chức triển khai
thực hiện dự án hằng năm.
1.3. Thực hiện đầu tư
xây dựng
a) Thi công công
trình: Giao cho tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy
lợi cơ sở làm chủ đầu tư tổ chức, quản lý thi công xây dựng công trình. Trường
hợp tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên tổ chức thủy lợi cơ sở không
đủ năng lực để triển khai thực hiện thì tiến hành lựa chọn đơn vị có đủ năng
lực theo quy định để triển khai thực hiện. Đối với các công trình được nhà nước
hỗ trợ có giá trị gói thầu xây lắp trên 01 tỷ đồng (hỗ trợ theo Điều 2 và Điều
4 của Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh) thì việc lựa
chọn đơn vị thi công công trình thực hiện theo Luật Đấu thầu và các quy định
hướng dẫn thi hành của Luật Đấu thầu.
b) Thực hiện giám sát
cộng đồng trong quá trình đầu tư xây dựng: Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp
xã chủ trì thành lập Ban Giám sát cộng đồng với sự tham gia của đại diện HĐND,
Mặt trận, các tổ chức đoàn thể, đại diện cộng đồng dân cư. Ban giám sát cộng
đồng thực hiện công việc theo quy định tại Quyết định số 84/2015/QĐ-TTg ngày
30/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư; Thông tư số
22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo
cáo giám sát và đánh giá đầu tư.
c) Nghiệm thu, bàn
giao công trình: Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành, thành
phần nghiệm thu gồm: Đại diện chủ đầu tư, đại diện Ban giám sát cộng đồng, đại
diện UBND cấp xã; đại diện đơn vị tư vấn, giám sát (nếu có); đại diện đơn vị tư
vấn thiết kế (nếu có).
d) Thanh toán, quyết
toán công trình hoàn thành: Chủ đầu tư lập hồ sơ thanh toán, quyết toán theo
các thông tư hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính (Thông tư số 08/2016/TT-BTC
ngày 18/1/2016 hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân
sách nhà nước, Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTC , Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày
24/5/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC
và Thông tư 108/2016/TT-BTC , Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 quy
định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước, và các thông tư
hướng dẫn, sửa đổi liên quan) gửi về UBND cấp xã để thanh, quyết toán theo đúng
quy định.
e) Quản lý, vận hành
và duy tu, bảo dưỡng: Chủ đầu tư tự quản lý, khai thác sau đầu tư; thực hiện
huy động nguồn lực để duy tu, bảo dưỡng công trình theo đúng quy định.
2.
Trách nhiệm của các Sở, ngành và địa phương
2.1. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, tham mưu
và có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, thống nhất kế hoạch, danh mục đầu tư của
các địa phương, đơn vị để hằng năm, tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp
với các ngành và địa phương tham mưu dự kiến kế hoạch ngân sách tỉnh hỗ trợ cho
các địa phương, đơn vị trong giai đoạn 2021-2025 để thực hiện từng nội dung hỗ
trợ của Nghị quyết; thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính
sách và theo dõi, tổng hợp, định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh, HĐND tỉnh kết
quả thực hiện Nghị quyết.
c) Hướng dẫn, triển
khai thực hiện thiết kế mẫu về kiên cố kênh mương.
2.2. Sở Kế hoạch và
Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các
ngành liên quan, cân đối nguồn vốn, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông
qua để phân bổ nguồn vốn hằng năm cho các địa phương, đơn vị thực hiện.
2.3. Sở Tài chính:
Tham gia góp ý các dự án đầu tư khi có yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư và
thực hiện hạch toán kế hoạch vốn lên hệ thống Tabmis theo đúng quy định.
2.4. UBND các huyện,
thị xã, thành phố
a) Chịu trách nhiệm
chỉ đạo triển khai Kế hoạch ở địa phương; theo dõi, giám sát quá trình triển
khai thực hiện.
b) Thực hiện công
khai, minh bạch về chính sách hỗ trợ, mức hỗ trợ theo quy định.
c) Thực hiện việc rà
soát danh mục đầu tư trên cơ sở nhu cầu cấp thiết của các địa phương, tổ chức
thủy lợi cơ sở; trong đó lưu ý sự phù hợp với quy hoạch chung về phát triển
thủy lợi của tỉnh, huyện và xã nông thôn mới.
d) Lập kế hoạch hàng
năm phù hợp với điều kiện của từng địa phương và đúng theo quy định, phê duyệt
chủ trương đầu tư danh mục theo thứ tự ưu tiên, trong đó xác định rõ nguồn vốn
đầu tư của địa phương, đối ứng và lồng ghép các nguồn vốn khác để thực hiện.
Gửi kế hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thủy lợi)
để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Thời hạn gửi kế hoạch cuối tháng 9 hằng năm.
g) Giao cơ quan chủ
trì, đầu mối ở cấp huyện, tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Kế
hoạch ở địa phương và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thủy lợi) theo quy định.
h) Chỉ đạo củng cố
các tổ chức thủy lợi cơ sở ở địa phương để phối hợp tổ chức triển khai đồng bộ,
hiệu quả.
2.5. UBND các xã,
phường, thị trấn
a) Trực tiếp chỉ đạo
tổ chức triển khai Kế hoạch trong phạm vi quản lý.
b) Tổ chức họp dân
bàn thống nhất xây dựng để kế hoạch có tính khả thi cao; vận động nhân dân vùng
dự án hiến đất, giải tỏa cây cối, công trình, vật kiến trúc, bàn giao mặt bằng
để triển khai xây dựng công trình;
c) Phối hợp thành lập
tổ giám sát cộng đồng để phối hợp với chủ đầu tư thực hiện công tác giám sát
khối lượng, chất lượng, tiến độ công trình; phối hợp với chủ đầu tư giải quyết
các vướng mắc phát sinh ở địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
d) Củng cố các tổ
chức thủy lợi cơ sở để cùng phối hợp giám sát từ đầu việc thực hiện; tổ chức
tiếp nhận, quản lý và đưa vào sử dụng các công trình trên địa bàn được bàn
giao.
e) Thực hiện các
nhiệm vụ do UBND cấp huyện phân công, ủy quyền.
2.6. Công ty TNHH MTV
Khai thác công trình thủy lợi: Phối hợp với các đơn vị có liên quan; UBND các
huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện kế hoạch.
2.7. Chủ đầu tư
a) Lập hồ sơ đề nghị
hỗ trợ, thực hiện đầu tư công trình theo đúng quy định.
b) Tổ chức quản lý,
khai thác công trình phát huy hiệu quả và đảm bảo an toàn.
Yêu cầu các sở,
ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ
chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trương tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển
khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh giải quyết./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
-
Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: KH&ĐT, TC, NN&PTNT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi;
- Lưu: VT, ĐTQH. Tr.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phong
|