ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 137/KH-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 30 tháng 8 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÁC CÂY TRỒNG
CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2022 - 2024
Thực hiện các Chỉ thị của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn: Số 8141/CT-BNN-BVTV ngày 24/11/2020 về việc tiếp
tục triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có
tiềm năng xuất khẩu; số 653/CT-BNN-BVTV ngày 25/01/2022 về việc sử dụng phân
bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả; theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tại Tờ trình số 2865/TTr-SNNPTNT-TTBVTV ngày 23/8/2022, UBND tỉnh ban
hành kế hoạch triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các
cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2024,
cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng
hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đối với sức khỏe cộng đồng, môi
trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng
năng suất, chất lượng và hiệu quả; hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững
trên cơ sở cân bằng hệ sinh thái để quản lý dịch hại và bảo tồn thiên địch,
thông qua áp dụng hài hòa các biện pháp canh tác, tăng khả năng chống chịu của
cây trồng, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp
của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2024
- Tập huấn cho cán bộ phụ trách nông
nghiệp cấp huyện đủ năng lực để hướng dẫn nông dân áp dụng các nguyên tắc, quy
trình kỹ thuật về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), “1 phải, 5 giảm” trên các
cây trồng chủ lực.
- Xây dựng mô hình ứng dụng các biện
pháp kỹ thuật về “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa và quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) trên cây rau.
- Giúp nâng cao nhận thức cho cán bộ
phụ trách nông nghiệp và nông dân trong việc xây dựng nền sản xuất nông nghiệp
bền vững; hiểu biết và áp dụng được các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tác hại
của sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng nông sản; giúp giảm chi phí sản xuất,
giảm lượng thuốc BVTV độc hại tồn dư trên sản phẩm, đảm bảo sức khỏe người lao
động, an toàn vệ sinh thực phẩm, cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, tăng lợi nhuận
trên mỗi đơn vị diện tích canh tác, sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao hơn.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Tổ chức 01 lớp
tập huấn cấp huyện về ứng dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên
các cây trồng chủ lực:
a) Nội dung tập huấn:
- Các kiến thức cơ bản và mục đích, ý
nghĩa, nguyên tắc của Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây
trồng chủ lực.
- Giải pháp kỹ thuật xây dựng các mô
hình “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa, mô hình ứng dụng IPM trên cây rau.
b) Đối tượng tham gia: Công chức,
viên chức công tác tại phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc phòng Kinh tế) các huyện,
thị xã, thành phố; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, thị xã, thành phố.
c) Quy mô và địa điểm thực hiện: Tổ
chức 04 ngày/01 lớp tập huấn cấp huyện; với số lượng 35 học viên/lớp; lớp học
được tổ chức tập trung tại thành phố Quảng Ngãi.
d) Thời gian thực hiện: Năm 2023
đ) Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
2. Xây dựng mô
hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật về “1 phải, 5 giảm” trong sản xuất lúa:
a) Quy mô và địa điểm thực hiện: Xây
dựng 15 mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật về “1 phải, 5 giảm” trong sản
xuất lúa, tại các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Ba
Tơ, thị xã Đức Phổ, thành phố Quảng Ngãi; với quy mô 02ha/01 mô hình/vụ/huyện,
thị xã, thành phố.
b) Thời gian thực hiện trong 02 vụ:
Hè Thu 2023, Đông Xuân 2023 - 2024.
c) Đơn vị chủ trì: Trung tâm Dịch vụ
nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố (nơi có đăng ký triển khai thực hiện
mô hình).
3. Xây dựng mô
hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên
cây rau:
a) Quy mô và địa điểm thực hiện: Xây
dựng 08 mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật về quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) trên cây rau, tại các vùng trồng rau trọng điểm
của các huyện: Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức và thành phố Quảng Ngãi; với quy mô 0,4ha/01 mô hình/năm/huyện, thành phố.
b) Thời gian thực hiện trong hai năm:
2023 - 2024
c) Đơn vị chủ trì: Trung tâm Dịch vụ
nông nghiệp các huyện, thành phố (nơi có đăng ký triển khai thực hiện mô hình).
4. Tổ chức hội
nghị đầu bờ, nhân rộng các mô hình:
a) Đối tượng tham gia: UBND các xã, hợp
tác xã, hộ nông dân có tham gia sản xuất trồng trọt trên địa
bàn các huyện, thị xã, thành phố (nơi có triển khai thực
hiện mô hình).
b) Quy mô thực hiện: Tổ chức 23 cuộc
hội nghị đầu bờ nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả đã được thực hiện trong nội
dung kế hoạch; trong đó: 15 cuộc hội nghị đầu bờ nhân rộng mô hình “1 phải, 5
giảm” trong sản xuất lúa và 08 cuộc hội nghị đầu bờ
nhân rộng mô hình IPM trên cây rau.
c) Thời gian tổ chức: Từ 2023 - 2024
d) Đơn vị chủ trì: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố (nơi
đã triển khai thực hiện mô hình).
III. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2024.
2. Tiến độ và kinh phí thực hiện
các nội dung kế hoạch:
a) Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh cấp
giai đoạn 2022 - 2024 (thay cho giai đoạn 2021 - 2023) theo Quyết định số
147/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại
ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025.
b) Tổng nhu cầu kinh phí: 1.508.285.909
đồng (Bằng chữ: Một tỷ, năm trăm lẻ tám triệu, hai trăm tám mươi lăm
nghìn, chín trăm lẻ chín đồng).
Trong đó:
- Vốn ngân sách tỉnh: 1.184.028.409
đồng (Bằng chữ: Một tỷ, một trăm tám
mươi bốn triệu, không trăm hai mươi tám nghìn, bốn
trăm lẻ chín đồng).
- Vốn huy động đóng góp của người dân
(công chăm sóc, phân bón,... đúng theo định mức kỹ thuật và được hưởng lợi từ kết
quả thực hiện mô hình): 324.257.500 đồng (Bằng chữ: Ba trăm hai mươi
bốn triệu, hai trăm năm mươi bảy nghìn, năm trăm đồng).
- Phân kỳ thực hiện:
Đơn vị
tính: Đồng
STT
|
Nội
dung hoạt động
|
Số
lượng
|
Tổng
số
|
Phân
kỳ kinh phí thực hiện theo các năm
|
Nguồn
vốn/ Đơn vị chủ trì thực hiện
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
1
|
Tổ
chức 01 lớp tập huấn cấp huyện về ứng dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng
hợp trên các cây trồng chủ lực
|
01
|
33.850.000
|
33.850.000
|
|
Ngân
sách tỉnh/Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
|
2
|
Xây dựng
mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật về “1 phải, 5 giảm” trong sản xuất
lúa
|
15
|
738.580.226 (15 mô hình)
|
393.771.272
(08 mô hình)
|
344.549.863
(07 mô hình)
|
Ngân
sách tỉnh cấp cho UBND cấp huyện; Huyện phân bổ kinh phí và chỉ đạo Trung tâm
DVNN cấp huyện để tổ chức thực hiện
|
253.057.500
(15 mô hình)
|
134.964.000
(08 mô hình)
|
118.093.500
(07 mô hình)
|
Nguồn
vốn huy động đóng góp của người dân tham gia Chương trình IPM
|
3
|
Xây
dựng mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
trên cây rau
|
08
|
242.807.273
(08 mô hình)
|
121.403.636
(04 mô hình)
|
121.403.636
(04 mô hình)
|
Ngân
sách tỉnh cấp cho UBND cấp huyện; Huyện phân bổ kinh phí và chỉ đạo Trung tâm
DVNN cấp huyện để tổ chức thực hiện
|
71.200.000
(08 mô hình)
|
35.600.000
(04 mô hình)
|
35.600.000
(04 mô hình)
|
Nguồn
vốn huy động đóng góp của người dân tham gia Chương trình IPM
|
4
|
Tổ
chức Hội nghị đầu bờ
|
23
|
169.050.000
(23 mô hình)
|
88.200.000
(12 mô hình)
|
80.850.000
(11 mô hình)
|
Ngân
sách tỉnh cấp cho UBND cấp huyện; Huyện phân bổ kinh phí và chỉ đạo Trung tâm
DVNN cấp huyện để tổ chức thực hiện
|
Tổng vốn ngân sách nhà nước
|
1.184.028.409
|
637.224.909
|
546.803.500
|
|
Tổng
vốn huy động từ người dân tham gia
|
324.257.500
|
170.564.000
|
153.693.500
|
|
Tổng
kinh phí
|
1.508.285.909
|
807.788.909
|
700.497.000
|
|
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn
a) Phối hợp với UBND cấp huyện để
theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện nội dung Kế hoạch triển khai Chương
trình IPM trên các cây trồng chủ lực giai đoạn 2022 - 2024 sau khi được UBND tỉnh
phê duyệt.
b) Hằng năm, tại thời điểm xây dựng dự
toán, căn cứ vào chương trình, kế hoạch IPM được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính tổng
hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách
Nhà nước.
c) Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo
vệ thực vật phối hợp với các phòng, ban chức năng của huyện để thực hiện tốt
các nội dung Kế hoạch này; kiểm tra tiến độ và trước ngày 20/11 hằng năm tham
mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đúng quy định.
d) Chủ trì xây dựng nội dung tài liệu
để tổ chức 01 lớp tập huấn cấp huyện về ứng dụng các biện pháp quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực.
2. Sở Tài chính
Hàng năm, cùng với thời điểm xây dựng
dự toán ngân sách nhà nước, trên cơ sở dự toán do Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn lập, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp và tham mưu cấp có thẩm quyền
xem xét bố trí kinh phí theo phân cấp và khả năng cân đối ngân sách để tổ chức
thực đúng quy định.
3. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
a) Hằng năm, kịp thời xây dựng kinh
phí thực hiện nội dung Kế hoạch này gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
để tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm tra, trình UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí theo đúng quy định.
b) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng
dẫn việc triển khai thực hiện đạt hiệu quả các nội dung Kế hoạch này; Triển
khai lồng ghép với các chương trình, dự án khác để nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh
việc nhân rộng mô hình IPM tại địa phương.
c) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn,
UBND cấp xã phối hợp với các tổ chức Chính trị - Xã hội (Hội Nông dân, Hội Cựu
chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên...) tuyên truyền vận động,
phát động phong trào và xây dựng các chương trình phối hợp hướng dẫn nông dân mở
rộng ứng dụng các biện pháp IPM vào sản xuất trồng trọt; đồng thời kiểm tra,
giám sát trong quá trình triển khai thực hiện.
d) Hằng năm, trước ngày 10/11 báo cáo
kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo
UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đúng quy định.
đ) Quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục
đích, hiệu quả và thanh, quyết toán đúng quy định.
4. Các tổ chức Chính trị - Xã hội (Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên,...)
Phối hợp với địa phương, các ngành chức
năng để tuyên truyền, vận động cho đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao nhận
thức về giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực
vật đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hình thức thực hiện thông qua các buổi lồng ghép tuyên truyền về “Toàn dân
đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh”; hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu ứng dụng các biện pháp về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây
trồng chủ lực vào sản xuất trồng trọt,...
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,
Báo Quảng Ngãi
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, UBND cấp huyện để đưa tin, bài, tuyên truyền về các mô hình ứng
dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực tại các địa
phương.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị,
địa phương liên quan triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính;
- Các Hội: Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Nông dân tỉnh;
- Hội Cựu chiến binh tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Báo Quảng Ngãi;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP, KTTH, CBTH;
- Lưu: VT, KTNph328.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Phước Hiền
|