Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Cù Thị Hậu, Nguyễn Thị Hằng, Trần Thị Trung Chiến
Ngày ban hành: 08/03/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ  XÃ HỘI - BỘ Y TẾ - TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số: 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN

Hà Nội,  ngày 08 tháng 03 năm 2005

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN VIỆC KHAI BÁO, ĐIỀU TRA, LẬP BIÊN BẢN, THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TAI NẠN LAO ĐỘNG.

Thi hành Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ, liên tịch Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hư­ớng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thông kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng 

Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động bao gồm:

1.1. Công ty thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;

1.2. Công ty thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

1.3. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

1.4. Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị  xã hội;

1.5. Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;

 1.6. Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

 1.7. Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự  trang trải về tài chính;

1.8. Cơ sở bán công, tư nhân thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác; 

1.9. Trạm y tế xã, phư­ờng, thị trấn;

1.10. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trừ trường hợp điều ­ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;

Các đối tượng nêu trên sau đây gọi tắt là cơ sở.

2. Tai nạn lao động và phân loại tai nạn lao động

2.1. Tai nạn lao động

a) Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn th­ương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể Người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dư­ỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc.

b) Những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra đối với Người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý (trên tuyến đường đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động.

2.2. Phân loại tai nạn lao động

a) Tai nạn lao động chết Người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết th­ương do tai nạn lao động gây ra trong thời gian được quy định tại tiết i điểm 3.1 Mục II của Thông tư này.

b) Tai nạn lao động nặng: Người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn th­ương được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Khai báo tai nạn lao động

1.1. Tất cả các vụ tai nạn lao động xảy ra, Người bị tai nạn lao động hoặc Người cùng làm việc (người lao động, người quản lý), người biết sự việc phải báo ngay cho Người sử dụng lao động của cơ sở biết để kịp thời khai báo theo quy định của Thông tư này.

1.2. Khi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng thì cơ sở để xảy ra tai nạn lao động (trừ các cơ sở có các lĩnh vực nêu ở điểm 1.3 dưới đây) phải khai báo bằng cách nhanh nhất (điện thoại, fax, công điện...) với Thanh tra Sở Lao động - Th­ương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có). Tai nạn lao động xảy ra ở địa ph­ương nào thì khai báo tại địa ph­ương đó.

Trường hợp Người bị tai nạn lao động chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của chính vết th­ương do tai nạn lao động (theo kết luận của biên bản khám nghiệm tử thi) thì cơ sở phải khai báo với Thanh tra Sở Lao động - Th­ương binh và Xã hội ngay sau khi Người bị tai nạn lao động chết để giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật.

1.3. Tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực: Phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí; trên các ph­ương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không; các doanh nghiệp thuộc lực lư­ợng vũ trang thì cơ sở phải khai báo với cơ quan quản lý lĩnh vực đó.

1.4. Nội dung khai báo theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Điều tra và lập biên bản điều tra tai nạn lao động .

2.1. Thành phần đoàn điều tra

a) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, bao gồm: 

- Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được ủy quyền làm trưởng đoàn;

- Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc là người được tập thể Người lao động chọn cử làm thành viên khi cơ sở chưa có đủ điều kiện thành lập công đoàn;

- Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở làm thành viên.

b) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh do Giám đốc Sở Lao động - Th­ương binh và Xã hội quyết định thành lập theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Th­ương binh và Xã hội địa ph­ương (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này), bao gồm:

- Đại diện Thanh tra Sở Lao động - Th­ương binh và Xã hội địa ph­ương làm trưởng đoàn;

- Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh làm thành viên; trường hợp Người bị tai nạn lao động làm thuê trong nông nghiệp thì mời thêm đại diện Hội Nông dân tỉnh làm thành viên;

- Đại diện Sở Y tế làm thành viên.

c) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương do Bộ tr­ưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quyết định thành lập theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này), bao gồm:

- Đại diện Thanh tra Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội làm trưởng đoàn; Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm thành viên; trường hợp Người bị tai nạn lao động làm thuê trong nông nghiệp thì mời thêm đại diện Hội Nông dân Việt Nam làm thành viên;

- Đại diện Bộ Y tế làm thành viên.

2.2. Thẩm quyền điều tra

a) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm điều tra, lập biên bản đối với các vụ tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động nặng xảy ra tại nơi làm việc thuộc quyền quản lý của cơ sở (trừ các trường hợp quy định ở tiết b, c dưới đây)

b) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm điều tra, lập biên bản đối với các vụ tai nạn lao động chết người xảy ra trên địa bàn địa ph­ương (trừ các trường hợp quy định ở tiết c, e và g dưới đây); riêng tai nạn lao động nặng chỉ điều tra khi người ra quyết định thành lập đoàn điều tra xét thấy cần thiết; điều tra lại theo quy định tại điểm 2.7 khoản 2 Mục II của Thông tư này các vụ tai nạn lao động đã được đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở điều tra.

c) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ­ương có trách nhiệm điều tra, lập biên bản đối với các vụ tai nạn lao động chết Người khi Người ra quyết định thành lập đoàn điều tra xét thấy cần thiết; trong quá trình điều tra cần phối hợp với các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh; điều tra lại theo quy định tại điểm 2.7 khoản 2 Mục II của Thông tư này các vụ tai nạn lao động đã được đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh điều tra.

d) Trường hợp cơ quan Y tế, tổ chức Công đoàn, Hội Nông dân không cử được Người tham gia đoàn điều tra thì đoàn điều tra vẫn tiến hành điều tra để đảm bảo việc điều tra được kịp thời.

e) Các vụ tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động do cơ quan Công an nơi xảy ra tai nạn điều tra, lập biên bản, trừ các trường hợp xảy ra trên các tuyến đường thuộc nội bộ cơ sở.

g) Tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực nêu tại điểm 1.3 khoản 1 Mục II của Thông tư này do các cơ quan quản lý lĩnh vực đó ra quyết định thành lập đoàn điều tra và thực hiện việc điều tra, lập biên bản theo quy định tại Thông tư này.

h) Người lao động bị tai nạn lao động do cơ sở khác gây ra thì cơ sở để xảy ra tai nạn lao động phải thực hiện việc điều tra, lập biên bản theo quy định của Thông tư này và trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày điều tra, lập biên bản xong, phải sao gửi hồ sơ vụ tai nạn lao động cho cơ sở quản lý người bị tai nạn lao động để phối hợp giải quyết hậu quả của vụ tai nạn lao động và thực hiện thống kê, Lưu giữ, báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 4 Mục II của Thông tư này.

2.3. Trách nhiệm của các thành viên đoàn điều tra

a) Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động chịu trách nhiệm:

- Các hoạt động của đoàn điều tra, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn điều tra;

- Tổ chức thảo luận trong đoàn để đi đến thống nhất khi các thành viên trong đoàn điều tra còn có những vấn đề chưa thống nhất. Nếu không đạt được sự thống nhất thì Trưởng đoàn quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; 

- Công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.

b) Các thành viên có trách nhiệm:

- Thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công;

- Đóng góp vào hoạt động chung của đoàn điều tra, có quyền bảo Lưu ý kiến và báo cáo lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý mình.

c) Không được tiết lộ các thông tin, tài liệu trong quá trình điều tra khi chưa công bố biên bản điều tra.

2.4. Thời hạn điều tra và lập biên bản

a) Tất cả các vụ tai nạn lao động đều phải được điều tra và lập biên bản kể từ khi xảy ra theo thời hạn sau:

- Không quá 24 giờ đối với vụ tai nạn lao động nhẹ;

- Không quá 48 giờ đối với vụ tai nạn lao động nặng;

- Không quá 10 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động nặng làm bị th­ương từ 02 người trở lên;

- Không quá 20 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động chết người;

- Không quá 40 ngày làm việc đối với vụ tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật.

b) Đối với vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng cần gia hạn điều tra, thì trước khi hết hạn điều tra 05 ngày làm việc, Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động phải báo cáo và xin phép người ra quyết định thành lập đoàn điều tra. Thời hạn gia hạn điều tra không v­ượt quá thời hạn quy định tại tiết a điểm 2.4 này.

2.5. Trình tự điều tra và lập biên bản

a) Khi nhận được tin báo có tai nạn lao động thì Thanh tra Sở Lao động - Th­ương binh và Xã hội địa ph­ương thông báo ngay cho các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh để cử Người tham gia đoàn điều tra tai nạn lao động.

b) Đoàn điều tra khẩn tr­ương đến nơi xảy ra tai nạn lao động, tiến hành điều tra, lập biên bản theo trình tự sau:

- Xem xét hiện trường;

- Thu thập vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động;

- Lấy lời khai của nạn nhân, nhân chứng và những người có liên quan theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Trưng cầu giám định kỹ thuật (khi cần thiết);

- Trên cơ sở các lời khai, chứng cứ đã thu thập được, tiến hành xử lý, phân tích để xác định các vấn đề cơ bản sau:

+ Diễn biến của vụ tai nạn lao động;

+ Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động;

+ Mức độ vi phạm, lỗi, trách nhiệm của người có lỗi và đề nghị hình thức xử lý;

+ Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tái diễn.

- Lập biên bản điều tra theo Mẫu số 05 (đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở) và Mẫu số 06 (đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp Trung ­ương) kèm theo Thông tư này.

c) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh chủ trì và phối hợp với cơ quan Công an cấp huyện tiến hành điều tra tại chỗ để lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám nghiệm th­ương tích, thu thập vật chứng đối với các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng.

d) Trong quá trình điều tra nếu xét thấy vụ tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm thì đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp Trung ­ương kiến nghị cơ quan Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh xem xét, khởi tố vụ án hình sự về gây tai nạn lao động nghiêm trọng. Đoàn điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm cung cấp theo yêu cầu của cơ quan Công an những tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động để điều tra và xử lý.

e) Công bố biên bản điều tra tai nạn lao động

- Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở tổ chức công bố biên bản điều tra ngay sau khi hoàn thành điều tra đối với các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền điều tra cho Người bị nạn và những Người liên quan đến vụ tai nạn lao động.

- Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, cấp Trung ­ương tổ chức cuộc họp ngay sau khi hoàn thành điều tra để công bố biên bản điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng tại cơ sở để xảy ra tai nạn lao động, thành phần cuộc họp bao gồm:

+ Trưởng đoàn điều tra, chủ trì cuộc họp;

+ Các thành viên đoàn điều tra;

+ Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền bằng văn bản

+ Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc là Người được tập thể người lao động chọn cử khi cơ sở chưa có đủ điều kiện thành lập công đoàn;

+ Người bị nạn, đại diện thân nhân người chết, người làm chứng và người có trách nhiệm, quyền lợi liên quan đến vụ tai nạn lao động;

+ Đại diện cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở (nếu có).

- Nếu người sử dụng lao động có ý kiến chưa nhất trí với nội dung biên bản điều tra tai nạn lao động thì người sử dụng lao động được ghi ý kiến của mình vào biên bản điều tra, nh­ưng vẫn phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào biên bản điều tra và thực hiện các kiến nghị của đoàn điều tra tai nạn lao động.

- Lập biên bản cuộc họp theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản cuộc họp phải có chữ ký của những người đã tham dự.

- Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh phải gửi biên bản điều tra tai nạn lao động và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động tới các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội địa ph­ương, cơ sở có tai nạn lao động và các nạn nhận hoặc thân nhân người chết, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản điều tra.

2.6. Hồ sơ vụ tai nạn lao động

a) Hồ sơ vụ tai nạn lao động bao gồm:

- Biên bản khám nghiệm hiện trường;

- Sơ đồ hiện trường;

- Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân (nếu có);

- Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm th­ương tích; .

- Biên bản giám định kỹ thuật (nếu có);

- Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người làm chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động; 

- Biên bản điều tra tai nạn lao động;

- Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động;

- Những tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn lao động.

b) Trong một vụ tai nạn lao động, mỗi người bị tai nạn lao động có một hồ sơ riêng 

c) Thời gian l­­ưu giữ hồ sơ tai nạn lao động tại cơ sở xảy ra tai nạn lao động và các cơ quan thành viên đoàn điều tra được quy đinh tại tiết i điểm 3.1 khoản 3 Mục II của Thông tư này.

2.7. Điều tra lại tai nạn lao động

a) Trong thời gian quy định tại tiết i điểm 3.1 khoản  3 Mục II của Thông  tư này nếu có khiếu nại hoặc, tố cáo, thì sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xem xét, điều tra lại và thông báo bằng văn bản kết quả điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành điều tra lại thì phải nêu rõ lý do.

b) Cơ sở để xảy ra tai nạn lao động, đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ vụ tai nạn lao động và vật chứng cho đoàn điều tra lại.

c) Biên bản điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản điều tra lại được công bố.

d) Thời hạn điều tra lại không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định điều tra lại.

3. Trách nhiệm của cơ sở xảy ra tai nạn lao động.

3.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động:   

a) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị nạn;

b) Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại khoản 1 Mục II của Thông tư này.

c) Giữ nguyên hiện trường những vụ tai nạn lao động chết Người, tai nạn lao động nặng;

Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người lao động mà làm xáo trộn hiện trường thì cơ sở phải vẽ sơ đồ hiện trường, lập biên bản khám nghiệm hiện trường theo quy định hiện hành, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);

Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành b­ước điều tra tại chỗ và được sự nhất trí bằng văn bản của đoàn điều tra tai nạn lao động;

d) Cung cấp ngay vật chứng, tài liệu. Có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của đoàn điều tra tai nạn lao động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vật chứng, tài liệ­u đó;

e) Tạo điều kiện cho người làm chứng và những người có liên quan đến vụ tai nạn lao động cung cấp tình hình cho đoàn điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu;

f) Tổ chức điều tra, lập biên bản các vụ tai nạn lao động theo quyết định tại khoản 2 Mục II của Thông tư này;

g) Gửi biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ sở lập cho những người bị tai nạn lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội và các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản điều tra tai nạn lao động;

h) Thông báo đầy đủ về vụ tai nạn lao động tới người lao động thuộc cơ sở của mình nhằm ngăn chặn những tai nạn lao động t­ương tự hoặc tái diễn xảy ra;

i) Lưu giữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động chết người trong thời gian 15 năm và Lưu giữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động khác cho đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu;

k) Trả các khoản chi phí cho việc điều tra tai nạn lao động kể cả việc điều tra lại tai nạn lao động, bao gồm:

- Dựng lại hiện trường;

- Chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân;

- In ấn các tài liệu liên quan đến  vụ tai nạn lao động;

- Giám định kỹ thuật (nếu có);

- Khám nghiệm tử thi;

- Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.

Các khoản chi phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông của cơ sở. Đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp được tính vào kinh phí thường xuyên của cơ quan. Đối với hộ gia đình và cá nhân thì có trách nhiệm trả các khoản chi phí nêu trên;

l) Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo việc thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.

3.2. trách nhiệm của người bị nạn, người làm chứng và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động

Người bị tai nạn, người làm chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động có trách nhiệm khai trung thực, đầy đủ tất cả những tình tiết mà mình biết về nhũng vấn đề liên quan đến vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của đoàn điều tra tai nạn lao động và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều đã khai báo hoặc che dấu.

4. Thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động

4.1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, cơ sở phải thống kê tất cả những vụ tai nạn lao động làm người lao động thuộc quyền quản lý phải nghỉ việc từ một ngày trở lên vào Sổ thống kê tai nạn lao động theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này;

Người lao động bị tai nạn lao động nhiều lần trong thời điểm thống kê, thì phải được thống kê riêng từng trường hợp.

4.2. Cơ sở có trụ sở chính đóng trên địa bàn của địa ph­ương nào thì người sử dụng lao động phải báo cáo định kỳ tai nạn lao động với Sở Lao động - Th­ương binh và Xã hội ở địa ph­ương đó và các cơ quan khác thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh.

4.3. Cơ quan Công an sao gửi hồ sơ vụ tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động cho cơ sở có người bị tai nạn để thực hiện việc thống kê báo cáo định kỳ tai nạn lao động. Khi có đề nghị của cơ sở hoặc của Người bị tai nạn, thân nhân Người bị tai nạn thì việc sao gửi hồ sơ được thực hiện trong thời hạn 20 ngày làm việc.

 4.4. Đối với tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực nêu tại điểm 1.3 khoản 1 Mục II của Thông tư này, cơ sở phải thống kê, báo cáo định kỳ tai nạn lao động theo quy định tại khoản 4 Mục II của Thông tư này.

4.5. Cơ sở phải tổng hợp và báo cáo định kỳ 6 tháng và một năm tình hình tai nạn lao động theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Sở Lao động - Th­ương binh và Xã hội và các cơ quan khác thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn Lao động cấp tỉnh trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm. Nếu không có tai nạn lao động thì cơ sở ghi rõ là "không  tai nạn lao động”.

4.6. Sở Lao động - Th­ương binh và Xã hội tổng hợp và báo cáo tình hình tai nạn lao động của 6 tháng và cả năm theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động và Thanh tra Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội) và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ­ương trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 20 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ sở phải thực hiện nghiêm túc những quy định tại Thông tư này, đồng thời tăng cư­ờng các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động; rà soát lại các nội quy quy trình an toàn vệ sinh Lao động của cơ sở; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động để hạn chế tối đa tai nạn lao động.

2. Sở Lao động - Th­ương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương có trách nhiệm phổ biến, h­ướng dẫn, thực hiện Thông tư này đến tất cả các cơ sở đóng ở địa ph­ương.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở thuộc quyền quản lý thực hiện các quy định tại Thông tư này.

4. Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội định kỳ 6 tháng, một năm thông báo tình hình tai nạn lao động trong phạm vi cả nước.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bãi bỏ các Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày18 tháng 11 năm 1996 của Bộ Lao động Th­ương binh và Xã hội h­ướng dẫn thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động và Thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 26 tháng 3 năn 1998 của Liên tịch Bộ Lao động - th­ương binh và xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam h­ướng dẫn về khai báo và điều tra tai nạn lao động.

3. Trong quá trình thực hiện nêu có v­ướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, giải quyết./.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG  THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI




Nguyễn Thị Hằng

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ





Trần Thị Trung Chiến

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCHTỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
CHỦ TỊCH



Cù Thị Hậu

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHẤN THƯƠNG ĐỂ XÁC ĐỊNH LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG NẶNG

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08 tháng 3 năm 2005).

MÃ SỐ             TÊN CHẤN THƯƠNG

01         Đầu, mặt, cổ

011.      Các chấn th­ương sọ não hở hoặc kín;

012.      Dập não;

013.      Máu tụ trong sọ;

014.      Vỡ sọ

015.      Bị lột da đầu; 

016.      Tổn th­ương đồng tử mắt;

017.      Vỡ và dập các x­ương cuốn của sọ;

018.      Vỡ các x­ương hàm mặt;

019.      Tổn th­ương phần mềm rộng ở mặt;

0110.    Bị th­ương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản.

02         Ngực, bụng 

021 .     Tổn th­ương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong;

022.      Hội chứng chèn ép trung thất;

023.      Dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng;

024.      Gãy x­ương s­ườn;

025.      Tổn th­ương phần mềm rộng ở bụng;

026.      Bị th­ương và dập mạnh ở bụng tác bại tới các cơ quan bên trong;

027.      Thủng, vỡ tạng trọng ổ bụng;

028.      Đụng, dập, ảnh hưởng tới vận động của x­ương sống;

029.      Vỡ, trật x­ương sống;

0210.    Vỡ x­ương chậu;

0211.    Tổn th­ương x­ương chậu ảnh hưởng lớn tới vận động của thân và chi dưới;

0212.    Tổn th­ương cơ quan sinh dục.

03         Phần chi trên

031.      Tổn th­ương x­ương, thần kinh, mạch máu ảnh hưởng tới vận động của chi trên;

032.      Tổn th­ương phần mềm rộng khắp ở các chi trên;

033.      Tổn th­ương ở vai, cánh táy, bần tay, cổ tay làm hại đến các gân;

034.      Dập, gẫy, vỡ nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay;    

035.      Trật, trẹo các khớp x­ương lớn.

04         Phần chi dưới

041.      Chấn th­ương ở các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, x­ương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới; 

042.      Bị th­ương rộng khắp ở chi dưới;

048.      Gẫy và dập x­ương hông, khớp hông, đùi, đầu gối, ống, cổ chân, bàn chân và các ngón.

05         Bỏng

051.      Bỏng độ 3;

052.      Bỏng do nhiệt rộng khắp độ 2, độ 3; 

053.      Bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3;

054.      Bỏng điện nặng;

055.      Bị bỏng lạnh độ 3;

056.      Bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, độ 3. 

06         Nhiễm độc các chất sau ở mức độ nặng

061.      Ô xít các-bon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dư­ỡng của da, sư­ng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn;

062.      Ô xít ni-tơ: hình thức s­ưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến  chứng thành viêm phế quản;   

063.      Hydro sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể s­ưng phổi, mê sảng;

064.      Ô xít các bon níc ở nồng độ cao: tắt thở, sau đó thở chậm chạp, chảy máu ở mũi, mồm và ruột, suy nh­ược, ngất;

065.      Nhiễm độc cấp các loại hóa chất bảo vệ thực vật;

066.      Các loại hóa chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký.

MẪU SỐ 01

….., ngày...., tháng...... năm.......

KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG

Kính gửi: - Thanh tra Sở Lao động - Th­ương binh và Xã hội

                                            ………1………       

     - Công an huyện ............ 2 ..........

l. Thông tin về cơ sở:       

Tên, địa chỉ của cơ sở xảy ra tai nạn lao động:

……………………………………………………………………………………….

- Số điện thoại: .................. ; Fax: ..... ; Email: ..........................................................

- Tên, địa chỉ của Cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 

………………………………………………………………………………………

2. Thông tin về vụ tại nạn lao động:  

- Thời gian xảy ra tai nạn lao động:.... giờ.... phút..... ngày...... tháng..... năm..........;

- Nơi xảy ra tai nạn lao động: ………………………………………………………

- Tóm tắt diễn biến vụ tai nạn lao động: ……………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

- Xác định bư­ớc đầu nguyên nhân tai nạn lao động:

3. Thông tin về các nạn nhân:

Số thứ t­ự

 

Họ và tên nạn nhân

 

Năm sinh

 

Giới tính

 

Nghề nghiệp3

Tình trạng tai nạn (chết/bị thương nặng/nhẹ)

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

NGƯỜI KHAI BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

1 Ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi tên đơn vị hành chính cấp huyện.

3 Ghi theo bảng danh mục nghề nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành, thống nhất ghi cấp 2.


MẪU SỐ 02

UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)…4 …             CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ LAO ĐỘNG  THƯƠNG BINH               Độc lập – Tự ­do - Hạnh phúc

        VÀ XÃ HỘI

      -----------------

….., ngày ….. tháng …….. năm........

Số : . . . . . . . . . /QĐ - LĐTBXH

QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG  THƯƠNG BINH VÀ  HỘI.

V/v thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động.

GIÁM ĐỐC

SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08 tháng 3 năm 2005 của liên tịch Bộ Lao động - Th­ương binh  và Xã hội, Bộ y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam h­ướng dẫn khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động;

Theo đề nghị của ông Chánh thanh tra Sở Lao động - Th­ương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động của tỉnh (thành phố) . . . . . . . . . . . . . . . . ………………………………………5…………………………………………………………

Gồm các ông, bà có tên dưới đây:

1.       ……………………………………………………………………………………….

2.       ……………………………………………………………………………………….

3.        ………………………………………………………………………………………

Điều 2. Đoàn điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm tiến hành điều tra vụ tai nạn lao động xảy ra tại ………………………………………………………………………..

hồi . . . . . giờ . . . . . . phút , ngày . . . . . . tháng . . . . . . . năm . . . . . . . . . theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08 tháng 3 năm 2005 của liên tịch Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 3. Chánh thanh tra Sở, các ông, bà có tên tại Điều 1, các cơ sở và cá nhân có liên quan đến vụ tai nạn lao động chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:                                                         GIÁM ĐỐC

- Như Điều 3;                             SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

- Sở Y tế,                                              (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

- LĐLĐ tỉnh, thành phố;

- L­ưu HC, Thanh tra Sở LĐ - TBXH.

4, 5 Ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.

MẪU SỐ 03

BỘ LAO ĐỘNG - TH­ƯƠNG BINH            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

               VÀ XÃ HỘI                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                 ------------                                                 -------------------------

Số:……/ QĐ-LĐTBXH                                     Hà Nội, ngày....... tháng.......năm........

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI .

V/v thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động.

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08 tháng 3 năm 2005 của liên tịch Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hư­ớng dẫn khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động;

Theo đề nghị của ông Chánh thanh tra Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ­ương, gồm các ông, bà có tên dưới đây:

1.            ………………………………………………………………………………….

2.            ………………………………………………………………………………….

3.            ………………………………………………………………………………….

Điều 2. Đoàn điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm tiến hành điều tra vụ tai nạn lao động xảy ra tại ...................................................................................................

hồi........ giờ........ phút, ngày........ tháng....... năm.......... theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08 tháng 3 năm 2005 của liên tịch Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 3. Chánh thanh tra Bộ, các ông, bà có tên tại Điều 1, các cơ sở và cá nhân có liên quan đến vụ tai nạn lao động chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:                                                                                 BỘ TRƯỞNG

- Như­ Điều 3;                                         BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

- Bộ Y tế;                                                          (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

- TLĐLĐ Việt Nam;

- Lưu VP, Thanh tra Bộ LĐ - TBXH.

Mẫu số 04

Đoàn điều tra TNLĐ                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  ……...6………                                                  Độc lập - Tự do  Hạnh phúc

BIÊN BẢN LẤY LỜI KHAI

Hồi.......... giờ.......... ngày.......... tháng.......... năm.............

Tại ..............................................................................................................................

………………………………………………………………………………………

Tôi......................................................; Chức vụ: .......................................................

và ông/bà:...........................................; Chức vụ: .......................................................

Tiến hành lấy lời khai của:

Ông/bà: ...............................................................................................; Nam/nữ

Tên gọi khác: .............................................................................................................

Sinh ngày........ tháng........ năm..........tại: ..................................................................

Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú:...........................................................................

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Chỗ ở: ........................................................................................................................

………………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp: .............................................................................................................

Làm việc tại: ..............................................................................................................

……………………………………………………………………………………….

Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số. ........................................................,

cấp ngày........ tháng........ năm.......... Nơi cấp: ..........................................................

Mối quan hệ với Người bị tai nạn:..............................................................................

………………………………………………………………………………………

Tư cách người khai: Người bị nạn/người làm chứng/người có liên quan đến vụ tai nạn lao động

Ông/bà: ................................................... đã được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình theo tư quy như của pháp luật và ký tên xác nhận dưới đây : .. . . . . . . . . . . . . . . . .. .

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

HỎI VÀ ĐÁP

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

Việc lấy lời khai kết thúc hồi........... giờ.......... ngày........ tháng........ năm ................

Biên bản này đã được đọc lại cho  người khai nghe, công nhận đúng và ký tên xác nhận dưới đây.           

NGƯỜI KHAI                                         ĐẠI DIỆN NGƯỜI LẤY LỜI KHAI

     (Ký, ghi rõ họ tên)                                           (Ký, ghi rõ họ tên và chức vụ)

6 Ghi Trung ­ương hoặc ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc tên cơ sở.

MẪU SỐ 05

……(Tên cơ sở) . . . .                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: …… /                                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

….., ngày....... tháng........ năm........

BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TẠI LAO ĐỘNG

……7…… (Nhẹ hoặc nặng)..........

1. Cơ sở và người sử dụng lao động:

- Tên, địa chỉ cơ sở xảy ra tai nạn lao động:

………………………………………………………………………………….

- Số điện thoại, Fax, E-mail:  

- Tên, địa chỉ người sử dụng lao động:

………………………………………………………………………………….

- Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở:

- Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở):

- Loại hình cơ sở: ……………….. 8 ................................................................

- Tên, địa chỉ của Cơ quan quản lý cấp tên trực tiếp (nếu có):  

2. Địa ph­ương: .....................................................................................................

3. Thành phần đoàn điều tra (họ tên, chức vụ của từng người):  

………………………………………………………………………………….

4. Những người tham dự điều tra (họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của từng người):

………………………………………………………………………………….

5. Sơ lược lý lịch những người bị nạn:

- Họ tên:..............................................................................................................;

Giới tính: Nam/nữ;                                 Năm sinh: .......................................

- Nghề nghiệp ...................... 9 ..........................................................................

 - Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động: ........................................ (năm)

Tuổi nghề:……… (năm); Mức l­ương:.................. (đồng); Bậc thợ (nếu có): ..........

- Loại lao động:

Có Hợp đồng lao động:......................... l0..................................../không có hợp đồng.

- Nơi làm việc: ...........................................................................................................

- Nơi thường trú: ........................................................................................................

- Quê quán:...................................................................................................................

- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):

- Huấn luyện ATVSLĐ: (có hay không)

6. Thông tin về vụ tai nạn:

- Ngày, giờ xảy ra tai nạn: ngày........ tháng........ năm........... , ........ giờ........ phút;

- Giờ bắt đầu làm việc/Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra: .......... /.........

- Nơi xảy ra tai nạn lao động: ......................................................................................

7. Tình trạng th­ương tích:

- Vị trí vết th­ương: ......................................................................................................

8. Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu:

9. Diễn biến của vụ tai nạn lao động:

………………………………………………………………………………….

10. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động:

11. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động t­ương tự hoặc tái diễn:

Nội dung công việc/Người có trách nhiệm thi hành/thời gian hoàn thành:

………………………………………………………………………………….

12. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:

13. Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:

- Chi phí do Người sử dụng lao động trả: Tổng số.................. đồng, trong đó:

+ Chi phí y tế: .................................................................... đồng;

+ Trả l­ương trong thời gian điều trị:................................. đồng;

+ Bồi thường hoặc trợ cấp: ................................................ đồng;

- Thiệt hại tài sản: .............................................................. đồng.

CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA                           TRƯỞNG ĐOÀN ĐIỀU TRA

          ĐOÀN ĐIỀU TRA                                                      TAI NẠN LAO ĐỘNG

      (Ký, ghi rõ họ tên)                            (Người sử dụng lao động hoặc Người

được ủy quyền bằng văn bản)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có)

NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ ĐIỀU TRA

(Ký, ghi rõ họ tên)

7 Ghi theo bảng Danh mục yếu  gây chấn th­ương, thống nhất ghi cấp 2.

8 Ghi theo bảng Danh mục các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành.

9 Ghi theo bảng Danh mục nghề nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành, thống nhất ghi cấp 2.

10 Ghi rõ: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng.

MẪU SỐ 06

ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

….11 ….                                                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …./                                                                         ---------------------

…., ngày … tháng....... năm........

BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG

……l2....... (chết người hoặc nặng).............

1. Cơ sở xảy ra tai nạn lao động:

- Tên, địa chỉ cơ sở xảy ra tai nạn lao động:

………………………………………………………………………………….

- Số điện thoại, Fax, E-mail:

- Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở:

- Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở):

- Loại hình cơ sở: ............................ l3 .............................................................

- Tên, địa chỉ của Cơ quan quản lý cấp trên:

………………………………………………………………………………….

2. Địa ph­ương: ...................................................................................................

3. Thành phần đoàn điều tra (họ tên, chức vụ, cơ quan của từng người):

………………………………………………………………………………….

4. Những người tham dự điều tra (họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của từng người):

…………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………….

5. Sơ lược lý lịch những người bị nạn:

- Họ tên:.......................................................................................................................;

Giới tính: Nam/nữ;                                 Năm sinh: ............................................

- Nghề nghiệp: ...................... 14 .........................................................................

-Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động: ............................................. (năm)

Tuổi nghề: ............. (năm); Mức l­ương:................. (đồng); Bậc thợ (nếu có):............

- Loại lao động:

Có hợp đồng lao động: ...................... l5................................../Không có hợp đồng.

- Nơi làm việc: ....................................................................................................

- Quê quán hoặc nơi th­ường trú:   

- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):

- Huấn luyện ATVSLĐ: (có hay không)

- Tên, địa chỉ của cơ sở, địa ph­ương quản lý người bị nạn:

Số điện thoại, Fat, E-mail:

- Tên, địa chỉ của Cơ quan quản lý cấp trên:

6. Thông tin về tai nạn:

- Ngày, giờ xảy ra tai nạn: ngày........ tháng........ năm........... ,.........giờ........ phút;

- Ca/giờ bắt đầu làm việc/Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra:

- Nơi xảy ra tai nạn lao động: ...................................................................................

7. Tình trạng th­ương tích:  

- Chết hoặc bị th­ương (ghi vị trí vết th­ương theo danh mục tại phụ lục)

8. Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu:  

9. Diễn biến của vụ tai nạn lao động:

………………………………………………………………………………….

10. Nguyên nhân gâyra tai nạn lao động:

11. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động t­ương tự hoặc tái diễn:

- Nội dung công việc: ……………………………………………………………

- Thời gian hoàn thành: .........................................................................................

12. Kết luận những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:     

l3. Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:

- Chi phí do người sử dụng lao động trả: Tổng số:. . . . . . . . . . . . . . đồng, trong đó:

+ Chi phí y tế. ............................................................. đồng;

+ Trả l­ương trong thời gian điều trị: ........................... đồng;

+ Bồi thường hoặc trợ cấp:.......................................... đồng;

-             Thiệt hại tài sản: ..................................................... đồng.   

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG               TRUỞNG ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu                 (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu

(nếu có))                                                                                   (nếu có)) 

11 Ghi Trung ­ương hoặc theo danh mục đơn vi hành chính Việt Nam hiện hành do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

12 Ghi theo bảng danh mục yếu tố gây chấn th­ương, thống nhất ghi cấp 2.

13 Ghi theo bảng danh mục các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành.

l4 Ghi theo bảng danh mục nghề nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành, thống nhất ghi cấp 2.

l5 Ghi rõ: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng: Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng.

 

MẪU SỐ 07

ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

…….16……                                                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------

BIÊN BẢN CUỘC HỌP CÔNG BỐ BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG

Vào lúc…… giờ...... phút, ngày....... tháng........ năm........ Tại....................................

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

đoàn điều tra tai nạn lao động tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra vụ tai nạn lao động xảy ra ngày........ tháng.......... năm........... tại ..................................................

……………………………………………………………………………………….

Thành phần tham dự cuộc họp gồm có:

1. Đoàn điều tra tai nạn lao động:

……………………………………………17……………………………………….

2. Cơ sở để xảy ra tai nạn lao động:

……………………………………………18……………………………………….

3. Cơ quan quản lý cấp trên (nếu có):

………………………………………………19…………………………………….

4.            Cơ sở (hoặc cá nhân) có liên quan:

………………………………………………20…………………………………….

Nội dung cuộc họp

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Cuộc họp kết thúc vào lúc....... giờ...... phút cùng ngày, biên bản đã được đọc lại cho các thành phần dự họp cùng nghe và cùng ký tên dưới đây./.

Người sử dụng lao động                                              Trưởng đoàn điều tra

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có))                                       tai nạn lao động

(Ký, ghi rõ họ tên)

Các thành viên đoàn điều tra

(Ký, ghi rõ họ tên)

Cơ sở (hoặc cá nhân) có liên quan khác                     Người ghi biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                          (Ký, ghi rõ họ tên)

16 Ghi Trung ­ương hoặc tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.

17, 19, 20 Ghi họ tên, chức vụ, cơ quan của từng người tham dự.

18 Ghi họ tên của:

+ Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được ủy quyền;

+ Đại diện Công đoàn hoặc hội Nông dân hoặc là Người được tập thể Người lao động chọn cử;

+ Những nạn nhân, người làm chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động.

Mẫu số 08

SỔ THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM......................

- Tên cơ sở: ..................................................................................................................................

- Cơ quan quản lý cấp trên: .........................................................................................................

- Tổng số lao động bình quân trong năm:……………….người; trong đó nữ :……………..người

- Tổng quỹ l­ương:.....................................................................................................................

Số thứ tự

Họ và tên

Giới tính

Năm sinh

Nghề nghiệp21

Tuổi nghề (năm)

Mức lương (1.000 đồng)

Bậc thợ

Loại lao động22

Nơi xảy ra tai nạn lao động

Ngày, Giờ, Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra

Loại tai nạn lao động24 (yếu tố gây chấn thương)

Đã huấn luyện ATVSLĐ

Nguyên nhân gây tai nạn lao động24

Tình trạng thương tích

Thiệt hại

Ghi chú

Chết

Bị thương

Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động (kể cả ngày nghỉ chế độ)

Chi phí tính bằng tiền (1.000 đồng)

Thiệthại tài sản (1.000 đồng)

Nặng

Nhẹ

Tổng số

Kkhoảng chi cụ thể

Y tế

Trả lương

Bồi thường/Trợ cấp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21 Ghi theo bảng danh mục nghề nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành, thống nhất ghi cấp 2.

22 Ghi Có hợp đồng lao động (ghi rõ: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng) hoặc không có hợp đồng.

23 Ghi theo Bảng danh mục yếu tố gây chấn th­ương, thống nhất ghi cấp 2.

24 Ghi nguyên nhân chính gây tai nạn lao động.

25 Tính theo d­ương lịch.


 

Mẫu số 09

Biểu mẫu số 01/TNLĐ-CS

Ban hành kèm theo

TTLT số 14/2005/

TTLT/BLĐTBXH-

BYT-TLĐLĐVN

Ngày 08 tháng 3

năm 2005

Ngày báo cáo: Ngày

05/7 hhoặc 10/01

BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG THEO YẾU TỐ

GÂY TAI NẠN LAO ĐỘNG, NGHỀ NHIỆP, MỨC

ĐỘ THƯ­ƠNG TẬT, NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN

LAO ĐỘNG, TUỔI ĐỜI VÀ TUỔL NGHỀ CỦA

NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

KỲ BÁO CÁO..... NĂM.....

Đơn vị báo: (ghi tên cơ sở)………

.......................................................

Địa chỉ:..........................................

Thuộc loại hình cơ sở26:     

Mã huyện, quận:27    

Đơn vị nhận báo cáo:……….28……….

Cơ quan quan lý cấp trên: ................................................................

I. Tổng số lao động bình quân của cơ sở trong kỳ báo cáo: ........... người; - Trong đó nữ: ........... người. – Tổng.

quỹ lương: …………. triệu đồng

        II. Tổng hợp tình hình tai nạn lao động:

Chỉ tiêu thống kê

Mã số

Phân loại TNLĐ theo mức độ thương tật

Phânloại TNLĐ theo nguyên nhân gây tai nạn lao động (số vụ)

Phân loại TNLĐ theo Tuổi đời (số người)

Phân loại TNLĐ theo Tuổi nghề (số người)

Số vụ

Số người bị tai nạn

Thiết bị không đảm bảo an toàn

Không có thiết bị an toàn

Không có phương tiện bảo vệ cá nhân

Không sử dụng phươn g tiện bảo vệ cá nhân hoặc phươn gtiện bảo vệ cá nhân không tốt

Chưa huấn luyện hoặc huấn luyện ATVSLĐ chưa đầy đủ

Không có quy trình hoặcbiện pháp làm việc an toàn

Tổ chức lao động

Ngườig bị nạn vi phạm quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn

Người khác vi phạm quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn

Điều kiện làm việc không tốt

Khách quan khó tránh

Nguyên nhân chưa kể đến

< 18

18 đến 30 tuổi

31 đến 45 tuổi

Từ 46 tuổi trở lên

< 1 năm

1 đến 5 năm

6 đến 10 năm

11 đến 20 năm

Trên 20 năm

Tổng số

Số vụ có người chết

Số vụ có từ 2 người bị nạn trở lên

Tổng số

Số LĐ nữ

Số người chết

Số người bị thương nặng

Số người bị thương nhẹ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1- Chia theo yếu tố gây chấn thương

….29….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2- Chia theo nghề nghiệp

…30….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26 Ghi mã số theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp do Tổng cục Thống kê ban hành.

27 Ghi mã số theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam hiện hành do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

28 Ghi tên các cơ quan: Sở Lao động – Thươngbinh và Xã hội, Sở y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương.

29 Ghi tên và mã số Bảng theo danh mục yếu tố chấn thương, thống nhất ghi cấp 2.

30 Ghi tên và mã số theo bảng danh mục nghề nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành, thống nhất ghi cấp 2.

BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG THEO YẾU TỐ GÂY TAI NẠN LAO ĐỘNG, NGHỀ NGHIỆP, MỨC ĐỘ THƯƠNG TẬT, NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN LAO ĐỘNG, TUỔI ĐỜI VÀ TUỔI NGHỀ CỦA NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

Tiếp Biểu số 01/TNLĐ-chính sách

Phân loại TNLĐ theo loại lao động (số Người)

Số người

đã huấn

luyện

ATVSLĐ

Thiệt hại

Ghi chú

Có hợp đồng

Không có hợp đồng

Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động (kể cả ngày nghỉ chế độ)31

Chi phí tính bằng tiền (1.000 đồng)

Thiệt hại tài sản (1.000 đ)

Không

xác

định

thời

hạn

Hạn từ 12 tháng đến 36 tháng

Dưới

12

tháng

Tổng số

Khoảng chi cụ thể từ cơ sở

Y tế

Trả lương

Bồi thường/ trợ cấp

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..,ngày ......... tháng ........ năm .......

Người lập biểu báo cáo                                                           Người sử dụng lao động

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                          (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có))

31 Tính theo dương lịch.

Mẫu số 10-a

Biểu số 01/TNLĐ-T

Ban hành kèm theo TTLT số

14/2005/

TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN

ngày 08 tháng 3 năm 2005

Ngày báo cáo: Ngày 15/7 hoặc 20/01

BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG

THEO YẾU TỐ GÂY TAI NẠN LAO ĐỘNG, TỈNH/THÀNH

PHỐ, LOẠI THƯƠNG TẬT VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY TAI

NẠN LAO ĐỘNG

KỲ BÁO CÁO …. NĂM …..

Đơn vị báo cáo: Sở Lao động – TBXH

      ………….32…………..

Mã tỉnh: 33 

Đơn vị nhận báo cáo:

- Bộ Lao động – Thương binh và

Xã hội

- Cục thống kê ….32…..

 

 

Chỉ tiêu thống kê

Mã số

Phânloại TNLĐ theo  mức độ thương tật

Phân loại TNLĐ theo nguyên nhân gây tai nạn lao động (số vụ)

Thiệt hại

Ghi chú

Số vụ

Số người bị nạn

Thiết bị không đảm bảo an toàn

Không có thiết bị an toàn

Không có phương tiện bảo vệ cá nhân

Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không tốt

Chưa huấn luyện hoặc huấn luỵên ATVSLĐ chưa đầy đủ

Không có quy trình hoặc biện pháp làm việc an toàn

Tổ chức lao động

Người bị nạn vi phạm quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn

Người khác vi phạm quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn

Điều kiện làm việc không tốt

Khách quan khó tránh

Nguyên nhân chưa kể đến

Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động (kể cả ngày nghỉ chế độ)34

Chi phí tính bằng tiền (1.000 đồng)

Thiệt hại tài sản (1.000 đồng)

Tổng số

Số vụ có người chết

Số vụ có từ 2 người bị nạn trở lên

Tổng số

Số LĐ nữ

Số người chết

Số người bị thương nặng

Số người bị thương nhẹ

Tổng số

Khoản chi cụ thể

Y tế

Trả lương

Bồi thường/Trợ cấp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1- Chia theo yếu tố gây chấn thương

...35

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

35

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2- Chia theo nghề nghiệp

..36..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

36

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..,ngày…. tháng......năm ......

NGƯỜI LẬP BIỂU BÁO CÁO                             GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

(Ký, ghi rõ họ tên)                                              (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có))

32, 33 Ghi tên và mã số theo bảng danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam hiện hành do thủ tướng Chính phủ ban hành.

34 Tính theo d­ương lịch.     

35 Ghi tên và mã số theo bảng danh mục nghề nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành, thống nhất ghi cấp 2.

36 Ghi tên và mã số theo bảng danh mục yếu tố chấn th­ương, thống nhất ghi cấp 2.

Mẫu số 10- b

Biểu số 02/TNLĐ-T

Ban hành kèm theo TTLT số

14/2005/TTLT/BLĐTBXH-

BYT-TLĐLĐVN ngày 08

Tháng 3 năm 2005

Ngày báo cáo: Ngày 15/7

Hoặc 20/01

BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐÔNG THEO LOẠI

HÌNH DOANH NGIỆP, NGHỀ NGHỆP, THEO

TUỔI ĐỜI VÀ TUỔI NGHỀ CỦA NGƯỜI

BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

KỲ BÁO CÁO … NĂM …..

Đơ vị báo cáo: Sở Lao động – TBXH

………….37…………..

Mã tỉnh: 38  

Đơ vị nhận báo cáo:

- Bộ lao động – Thương binh và

Xã hội

- Cục thống kê …..37…..

 

Số thứ tự

Loại hình cơ sở

Mã số

Cơ sở

Lực lượng lao động

Tổng số TNLĐ

Phânloại theo tuổi đời (số người)

Phânloại theo tuổi nghề (số người)

Phânloại theo loại lao động (số người)

Sốngười đã huấn luyện ATVSLĐ

Ghi chú

Tổng số

Số cơ sở tham gia báo cáo

Tổng số

Số lao động tham gia báo cáo

Số vụ

Số người

< 18 tuổi

18 đến 30 tuổi

31 đến 45 tuổi

Từ 46 tuổi trở lên

< 1 năm

1 đến 5 năm

6 đến 10 năm

11 đến 20 năm

Trên 20 năm

Có hợp đồng

Không có hợp đồng

Tổng số

Số người bị chết

Số người bị thương nặng

Không xác định thời hạn

Hạn từ 12 tháng đến 36 tháng

Dưới 12 tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

...39..

39

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..,ngày ….tháng …..năm......

NGƯỜI LẬP BIỂU BÁO CÁO                                         GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                                      (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

37, 38 Ghi tên và mã số theo bảng danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam hiện hành do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

39 Ghi tên và mã số theo bảng danh mục các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp do Tổng cục Thống kê ban hành


 

THE MINISTRY OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS, THE MINISTRY OF HEALTH, THE VIETNAM GENERAL CONFEDERATION OF LABOUR
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 14/2005/TTLT/BLDTBXH-BYT- TLDLDVN

Hanoi, March 08, 2005

 

JOINT CIRCULAR

GUIDELINES FOR DECLARATION, INVESTIGATION, MAKING RECORDS, STATISTICS AND PERIODIC REPORT ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS

Pursuant to Decree 06/CP, dated 20th January, 1995 of the Government regulating in details several provisions of the Labour Code on occupational safety, hygiene and health;

Pursuant to Decree 110/2002/ND-CP, dated 27th December, 2002 of the Government on the amendment and supplementation of several articles of Decree
06/CP dated 20th January, 1995 of the Government;

The Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and the Vietnam General Confederation of Labour guide the declaration, investigation, making records, statistics and periodic report on occupational accidents as follows:

I. GENERAL PROVISION

1. Subject of application

This Circular is applied to enterprises, agencies, organizations  and individuals employing workers, including :

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2 Enterprises which are established and are operating under the Enterprise Law;

1.3 Enterprises which are established and are operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam;

1.4 Enterprises of political organizations and socio-political organizations;

1.5 Households, individual businesses, and co-operative business groups;

1.6 Co-operatives which are established and are operating under the Co-operative Law;

1.7 Administrative and non-productive organizations, political organizations, socio-political organizations, socio-politic-trade organizations, other social entities, including organizations and units authorized to run businesses of production, trading and services under administrative, non-productive institutions, the Party, mass associations, and other financially self-reliant public organizations;

1.8 Semi-public, private institutions operating in culture, health, education, training, science, gymnastics and sport, and other non-productive institutions;

1.9 Commune, ward and town medical stations;

1.10 Foreign agencies, institutions and individuals or International organizations located in Vietnam except for the cases operating under the other regulations in international treaties which Vietnam has signed or acceded to;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Occupational accidents and types of occupational accidents

2.1 Occupational accidents:

a) Occupational accident is an accident caused by dangerous, harmful factors in the course of employment which results in injury to any part, function of worker's body or death in the working process related to work performance or task assigned including time for satisfying essential needs stipulated by the Labour Code such as short break, mid-shift meal, meal of allowances in kind, tidying up in menses, bathing, breeding babies, going to toilet, preparing and finishing work at the workplace.

b) The following cases are considered occupational accidents: accidents happening to workers on their way to and from the workplace at reasonable time and place (on the daily routes to and from work) or other accidents caused by factors such as natural disasters, fire, and other risky factors related to the performance of work and tasks assigned.

2.2 Classification of occupational accidents

a) Fatal occupational accidents: the victims die at the place where the accident occurs, die on the way to hospital, die while being given emergency first aid, die in the course of treatment, die because of recurrence of the wounds caused by the occupational accidents which have happened in time specified in item i, point 3.1 section II of this Circular;

b) Serious occupational accidents: the victims suffer at least one of the injuries stipulated in the Appendix attached to this Circular;

c) Light occupational accidents: all other accidents which do not fall into the above-mentioned categories.

II. DETAILED PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1 When occupational accidents occur, the victim and the person who witnesses or is connected with occupational accidents such as an employee, a manager have the responsibility to immediately inform to the employer so that the employer can timely make reports as stipulated by this Circular.

1.2 All cases of fatal and serious accidents must be reported by the employer of the victim (except employers in fields specified in point 1.3 below)  in the fastest way (telephone, fax, telegram...) to the inspection staff of the Department of Labour, Invalids and Social Affairs, the Public Security at the District level, and the direct higher authority (if any). The accident shall be reported to the local authority where the accident happens.

In case the victim dies in the course of treatment or die because of recurrence of the wounds caused by occupational accidents (based on the conclusion of an autopsy report), the employer shall report to the Department of Labour, Invalids and Social Affairs after the victim dies to provide related benefits for the victim in accordance with the provision of the Law in force.

1.3 Occupational accidents occur in the branches of industries such as radiation, exploration, oil and gas exploitation; on means of transport by road, rail, water and air, in enterprises of people's army forces shall be reported to the administration authorities of the corresponding fields.

1.4 Content of the report is subject to Form No. 1 attached to this Circular.

2. Investigation and making record on occupational accidents

2.1 Members of the occupational accident investigation commission

a) The occupational accident investigation commission at the unit level includes:

- The employer (the owner of the unit) or the representative of the employer as the leader of the investigation commission;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Occupational safety, hygiene and health officer of the unit as a member.

b) The occupational accident investigation commission at the provincial level:

The Director of the Department of Labour, Invalids and Social Affairs decides to establish the occupational accident investigation commission at the provincial level at the request of the Chief inspector of the local Department of Labour, Invalids and Social Affairs (referred to in Form No. 2 attached to this Circular).

The occupational accident investigation commission at the provincial level includes:

- Representative of the Inspection of the local Department of Labour, Invalids and Social Affairs as the leader of the commission;

- Representative of the provincial Confederation of Labour as a member. In case the victim working in the agricultural field, a representative of the Provincial Association of Farmers shall be invited to do as member;

- Representative of the Department of Health as a member.

c) The occupational accident investigation commission at the central level:

The Minister of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs decides to establish the occupational accident investigation commission at the central level at the request of the Chief Inspector of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs (referred to in Form No 3 attached to this Circular).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A representative of the Inspection of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs as the leader of the commission, representative of the Vietnam General Confederation of Labour as member. In case the victim working in the agricultural field, a representative of the Vietnam Association of Farmers shall be invited to do as member;

- Representative of the Ministry of Health as member.

  2.2 Investigation competence

a) The occupational accident investigation commission at the unit level is obliged to investigate and make records on all light and serious occupational accidents at the workplace of the unit (except for the cases referred to in Points b and c below)

b) The occupational accident investigation commission at the provincial level is obliged to investigate and make records on all fatal occupational accidents which happen in the locality (except for the cases referred to in Points c, e and g below). Serious occupational accidents are investigated by the decision of the occupational accident investigation commission establisher only if the person, who issues decision on establishment of occupational accident investigation commission, finds it necessary; reinvestigation on occupational accidents which have been investigated by the occupational accident investigation commission at the unit level as stipulated at Point 2.7, Clause 2, Section II of this Circular;

c) The occupational accident investigation at the central level is obliged to investigate and make records on fatal occupational accidents if the person, who issues decision on establishement of occupational accident investigation commission, finds it necessary. During the investigation process, the occupational accident investigation commission at the central level needs to co-ordinate with the bodies that are members of the occupational accident investigation commission at the provincial level and reinvestigation on the occupational accidents which have been investigated by the occupational accident investigation commission at the provincial level as stipulated at Point 2.7, Clause 2, Section II of this Circular;

d) In case the bodies of health, trade unions and the Association of Farmers do not nominate their representatives to participate in the investigation commission, the investigation commission shall keep investigating so that the occupational accident is immediately investigated;

e) Commuting accidents considered occupational accidents are investigated and made records by the Police where the occupational accidents take place, except for cases occurring on internal roads of the unit;

g) Occupational accidents occurring in the fields mentioned in Point 1.3, Clause 1, Section II of this Circular are investigated and made records by the investigation commissions which are formed by decision of competent bodies of the corresponding fields in accordance with the provisions in this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3 Responsibilities of the members of the investigation commission

a) The investigation commission's leader shall be in charge of:

- All activities of the commission and assigning the tasks to the members of the investigation commission;

- Organizing discussion to reach consensus in case disagreement on the occupational accident exits among the commission members. If the final agreement cannot be made, the leader of the investigation commission shall make the final conclusion and be self-responsible for that final decision;

- Publicizing the investigation records on occupational accident.

b) The members of the commission are obliged:

- To carry out every task assigned by the leader;

- To contribute to general operations of the investigation commission;

- To have the right to reserve to their own opinion and report to the manager of the body the members belong to;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4 Time limit of investigation and making records on occupational accidents:

a) All occupational accidents shall be investigated and made records since the occurrence of the accident with the time limit as follows:

- Not more than 24 hours for light occupational accidents;

- Not more than 48 hours for serious occupational accidents;

- Not more than 10 working days for serious occupational accidents of 02 victims or more;

- Not more than 20 working days for fatal occupational accidents;

- Not more than 40 working days for occupational accidents requiring technical examination.

b) For fatal occupational accidents and serious occupational accidents requiring time extension for investigation, the leader of the investigation commission shall report and get permission for extension from the person who decided to establish the investigation commission within 05 working days before the time limit expires. The extended time for the investigation shall not exceed the limits as stipulated at Point (a) of this Item 2.4.

2.5 Steps of investigation and making records:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The occupational accident investigation commission shall hurry up to the scene of the occupational accident for investigation and making records with the following steps:

- To examine the scene;

- To collect evidence and documents related to the occupational accident;

- To record declaration of the victims, witnesses and other persons related to the accident as stipulated in Form 4 attached to this Circular;

- To propose for tech-examination (if necessary);

- To process and analyze the declarations and evidences collected to identify the following major issues:

+ The process of the labour accident;

+ The causes of the labour accident;

+ The seriousness of violation, faults and responsibilities of the persons who are guilty in the occupational accident and proposed corresponding penal forms;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To set up an investigation record subject to Form 5 (for the occupational accident investigation commission at the unit level) and Form 6 (for the occupational accident investigation commission at the provincial or central level) attached to this Circular.

c) The occupational accident investigation commission at the provincial level organizes shall assume the prime responsibility for, and co-ordinates with the District Police to investigate at the scene of the occupational accident in order to make records on the scene check, autopsy examination, injury examination; and to collect evidential objects for fatal and serious occupational accidents.

d) During the investigation process, if there is any criminal sign, the occupational accident investigation commission at the Provincial or Central level shall propose the District or Province Police to consider and prosecute a criminal case, which causes a serious occupational accident. The occupational accident investigation commission is obliged to provide the documents related to the occupational accident at the request of the police bodies for investigation and settlement.

e) Announcement of the occupational accident record:

- The occupational accident investigation commission at the unit level organizes the announcement of the investigation record on the occupational accident within the commission’s jurisdiction to the victims and persons related to the occupational accident right after the investigation finishes.

- The provincial or central occupational accident investigation commission shall organize a meeting right after the investigation finishes to announce the investigation records on fatal or serious occupational accidents at the unit where the accident occurs. The participants of the meeting include:

+ The leader of the investigation commission, who chairs the meeting;

+ The members of the investigation commission;

+ The employer or the person who is authorized in writing;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The victims, the representatives of the relatives of the fatal victims, the witnesses and the persons responsible for or beneficial from the occupational accident;

+ The representatives of the direct higher authority of the unit (if any)

- If the employer does not agree with the content of the occupational accident record, the employer is entitled to write down the disagreement in the record, but shall sign and seal (if possible) in the record and carry out all the proposals of the albour accident investigation commission.

- The record of the meeting shall be made as stipulated in Form 7 attached to this Circular. The meeting's record must bear the signatures of all the participants.

- The provincial occupational accident investigation commission shall send the record of the occupational accident investigation and the record of the meeting announcing the occupational accident investigation to the provincial bodies who are members of the occupational accident investigation commission, the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs, the local Social Insurance agencies, the unit where the occupational accident happens, the victims or the relatives of the fatal victims, within 5 working days since the investigation record being announced.

2.6 Occupational accident file:

a) The occupational accident file includes:

- Record on the scene check;

- The scene diagram;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Autopsy or injury examination records;

- Tech-examination record (if any);

- Records taking statements of the victims, the witnesses and the persons responsible for or beneficial from the occupational accident;

- Record of investigation on the occupational accident;

- Record of the meeting announcing the occupational accident investigation record;

- Other documents connected with the occupational accident.

b) There shall be a separate occupational accident file for each victim of an occupational accident.

c) The period of time to store an occupational accident file at unit occuring occupational accident and agencies being member of investigation commission is stipulated at Item (i), Point 3.1, Clause 3, Section II of this Circular.

2.7. Re-investigation on occupational accidents

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The unit where the occupational accident occurs and the provincial investigation commission are obliged to provide the re-investigation commission with the full occupational accident file and all material evidence of the occupational accident.

c) The legal validity of the first occupational accident investigation record will expire when the re-investigation record is announced.

d) The re-investigation time limit shall not exceed 20 working days since the announcement of the re- investigation decision.

3. Responsibilities of the unit where the occupational accident happens

3.1. Employers are obliged:

a) To timely provide first and emergency aid for the victims;

b) To report the occupational accident as referred to Clause 1, Section II of this Circular;

c) To keep the scene of a fatal or serious occupational accident unchanged;

In case the scene of the occupational accident is changed due to first aid for the victims and damage prevention for the employees, the unit shall draw the scene diagram, make the scene examination record as stipulated by the current regulations, take photographs or a film of the scene (if possible);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) To provide immediately all documents and material evidence related to the occupational accident at the request of the investigation commission and be responsible to the Law for the documents and material evidence provided;

e) To create conditions for the witnesses and persons related to the occupational accident in providing information on the occupational accident at the request of the investigation commission;

f) To organize investigation and make record on occupational accidents as stipulated at Clause 2 Section II of this Circular.

g) To submit the occupational accident investigation record prepared by the unit to the victims, the Social Insurance agencies, and the bodies taking part in the investigation commission of provincial level within 5 working days since the announcement of the occupational accident investigation record;

h) To fully inform the occupational accident to the employees of the unit to prevent similar occupational accidents or the reoccurrence of the occupational accident;

i) To store the files of the fatal occupational accidents for 15 years and the files of the other occupational accidents until the victims of the occupational accidents retire;

k) To pay all the expenses of the investigation and reinvestigation of the occupational accident, including:

- Restoring the scene;

- Taking, printing. zooming photographs of the scene and casualties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Technical assessment (if any);

- Autopsy examination;

- Organizing a meeting announcing the occupational accident investigation record;

The above expenses are accounted as part of the costs of goods sold or circulating costs of the unit. For administrative and non-productive bodies, the above expenses are recorded as current expenditure of the bodies. For households and individuals, they are obliged to pay the above expenses;

l) To implement measures to mitigating and dealing with the consequences of the occupational accident; to organize after-accident reviews; to implement and report the execution of the proposals written in the occupational accident investigation record; to punish within the jurisdiction the persons who have fault in occurrence of the occupational accident.

3.2 Responsibilities of the victims, the witnesses, and the persons whose benefits and obligations are related to the occupational accident

The victims, the witnesses, and the persons whose benefits and obligations are related to the occupational accident are obliged to honestly and fully declare all the details they know about the occupational accident at the request of the occupational accident investigation commission and responsible to the Law about every thing declared or concealed.

4. Statistics and periodic report on occupational accidents

4.1. Within 5 working days since the announcement of the occupational accident investigation record, the unit shall record statistics on all occupational accidents, which make the employees of the unit off work for 1 day or more, and put the statistics in the Occupational Accident Statistics Book as referred to Form 8 attached to this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.2 The unit shall periodically report on occupational accidents to the local Department of Labour, Invalids and Social Affairs where the head office of the unit is located and other bodies being members of the occupational accident investigation commission at the provincial level.

4.3 The Police shall copy the file of commuting accidents, which are considered occupational accidents and send the copied file to the unit whose employees are the victims to carry out periodic occupational accident statistics. When there are proposals from the unit, the victims or relatives of the victims, the copying of the occupational accident files shall be made within 20 working days.

4.4 For the occupational accidents occurring in the fields of industries mentioned in Point 1.3, Clause 1, Section II of this Circular, the unit shall make periodic statistics and occupational accident reports as stipulated at Clause 4, Section II of this Circular

4.5 Every 6 months and 1 year, the unit shall collect, classify and make periodic reports on occupational accident situation subject to Form 9 attached to this Circular, and send the statistics and reports to the Department of Labour, Invalids and Social Affairs and other bodies being members of the provincial occupational accident investigation commission before the 5th July for the report of the first 6 months, and before the 10th January of the following year for the entire year report. If there is no occupational accident, the unit shall state clearly ‘no occupational accident’.

4.6 The Department of Labour, Invalids and Social Affairs shall collect, classify and make periodic reports on occupational accident situation every 6 month and 1 year subject to Form 10 attached to this Circular, and send the reports to the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs (The Bureau of Occupational Safety and the Inspection of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs) and Bureaus of Statistics of provinces and cities directly under the Centre before 15th July for the reports of the first 6 months, and before the 20th January of the following year for the entire year reports.

III. IMPLEMENTATION

1. Units shall fully and strictly follow the regulations as stipulated by this Circular; simultaneously reinforce measures to improve working conditions, preventative measures to occupational accidents; review internal rules and processes for occupational safety, hygiene and health of the unit; propagate and educate to improve awareness of the employer and the employees to minimize occupational accident occurrence.

2. Departments of Labour, Invalids and Social Affairs, Departments of Health, Confederations of Labour of provinces and cities under the Centre are responsible to propagate and guide the implementation of this Circular for all the units in the localities.

3. Ministries, Ministry-equivalent bodies, People’s Committees of provinces and cities directly under the Centre steer, supervise and speed up the units under their administration to implement the regulations of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular is effective after 15 days from its publication on the official gazette;

2. Circular No. 23/LDTBXH-TT dated 18/11/1996 of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs guiding the implementation of regulations on periodic statistics and report on occupational accidents and Joint-Ministerial Circular No. 03/1998/TTLT/BLDTBXH-BYT-TLDLDVN dated 26/03/1998 of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and the Vietnam General Confederation of Labour guiding the declaration and investigation on occupational accidents are repealed.

3. Any problems and proposals during the implementation of this Circular shall timely be reported to the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and the Vietnam General Confederation of Labour for review and solutions./.

 

ON BEHALF OF SIDIUM VIETNAM GENERAL CONFEDERATION OF LABOUR CHAIRPERSON




Cu Thi Hau

MINISTER OF HEALTH






 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



MINISTER OF LABOUR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS






Nguyen Thi Hang

 

Places to deliver :
- Office of the President;
- Office of the National Assembly;
- Office of the Central Party and committees of the Party;
- Office of the Government;
- Ministries, Ministry-equivalent organizations, organizations under the Government;
- People’s supreme procuracy;
- People’s supreme court;
- People’s committees of provinces and cities under the Centre;
- Departments of Labour, War Invalids and Social Affairs; Departments of Health, Confederations of Labour of provinces and cities under the Centre;
- Central organizations of socio-political bodies;
- Official gazette;
- Bureau of Document Inspection of the Ministry of Justice;
- Save in Bureau of Occupational Safety of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs (4), Bureau of Preventive Medicine and HIV/AIDS Control of the Ministry of Health, Committee of LabourInsurance of the Vietnam General Confederation of Labour.






 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

APPENDIX

LIST OF INJURIES CAUSED BY SERIOUS OCCUPATIONAL ACCIDENTS
(Promulgated in Attachment to Joint-Ministerial Circular No. 14/2005/TTLT/BLDTBXH-BYT-TLDLDVN dated 8 March, 2005)

NUMBER CODE  - TYPE OF INJURIES

01. HEAR, FACE, NECK

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



012. brain battery;

013. blood clot in the skull;

014. broken skull;

015. sloughing off head skin;

016. pupillary dilatation injure;

017. broken and battered membrane bone of the skull;

018. broken face and jaw bones;

019. broad facial part injure;

0110. Injured neck, infecting trachea and esophagus.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



021. Thoracal injure that effects internal organs;

022.  Mediastinal compression syndrome;

023. Battered chest wall or seriously pressed chest wall;

024. Fractured ribs;

025. Broad abdominal injure;

026. Injured and battered at belly effecting the internal organs;

027. holed or broken viscera in the iibiinminal hub;

028. injured that effect the movement of backbone

029. broken or inverted backbone;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



0211. injured pelvis that effects the movement of body and feet

0212. injured sex organs

03.        Arms

031. Injured bone, nerve, vessel that effects the movement of arms;

032. Injured non-boned parts of arms

033. Inrujed shoulder, arm, hand that dose harm to sinew

034. battered, broken, grinned of scaffold bone, scapular bone, humeral bone, carpal bone, l bone, phalanx bone

035. inverted large bone joints.

04.        Legs

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



042. broad injure of legs;

043. broken and battered of flank bone, femoral bone, phalanx bone.

05. Burn

051. Burn of third class;

052. Thermal burn of second, third class;

053. Chemical burn of second, third class;

054. Serious electrical burn;

055. Cold burn of third class;

056. broad cold burn of second, third class.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



061. Carbon oxide: fainted, unconscious, nutritious disorder of skin, swollen lung diseases, confused status, mory deficiency, disorder of circulating organs;

062.  Nitrous oxide: wholly, swollen lung diseases, complication or not complication of bronchitis;

063. Hydrogen sulfide: strongly excited, status of excited nerve, unconscious;

064. Carbonic oxide at high density: stop of breathing, difficult breathing, blooding at nose, mouth and weakened, fainted;

065. Acute poisoned by botanical protection chemicals;

066. Other toxicchemicals under the itemized list that shall be declared and registered.

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FORM NO. 1

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

....., Day ........ month ........,. year.......

NOTIFICATION 0F OCCUPATIONAL ACCIDENT

To:The Inspection of Department of Labour, War Invalids and Social Affairs;

.....................................................1....................................................

The District Police.

..............2..............

1. Information of the unit:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



...................................................................................................................

- Telephone Number:.........................; Fax:....................; Email:..................

- Name of the higher administration body (if any):

...................................................................................................................

2. Information of the occupational accident:

- The occupational accident occurred at....... o’clock,.........minutes,

day...... month.... year.........

- Place where the occupational accident occurred:  ....................................................

……………………………………………………………………………………….

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Primary conclusion of the causes of the occupational accident: .....................................................................................

3. Information of the occupational accident victims:

No

Full name

Birth year

Gender

Occupation3

Accident situation (death, heavy/light Injury)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

PERSON FILLING THIS FORM
(Signature, full name, position)

1 Specify the name of the provincial administrative unit

2 Specify the name of the district administrative unit

3 Subject to the current occupation list issued by General Department of Statistics, unify to write at the second level

4 Specify the name of the provincial administrative unit

 

 

FORM NO. 2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PEOPLE’S COMMITTEE OF PROVINCE/CITY DEPARTMENT OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

-----------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom –Happiness

-----------------------

No : . . . . /QD- LDTBXH

......, day ........ month ..........

 

DECISION BY DIRECTOR OF

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



On establishing the Occupational Accident Investigation Commission

DIRECTOR OF
DEPARTMENT OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

Pursuant to Inter-ministerial Circular No. 14/2005/TTLT/ BLDTBXH-BYT-TLDLDVN dated 08/ 03/ 2005 of the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and the Vietnam General Confederation of Labour guiding notification, investigation, periodic report and statistics on occupational accidents;

At the request of the Chief Inspector of the Department of Labour, Invalids and Social Affairs,

DECIDES

Article1: To establish the Occupational Accident Investigation Commission of province (city)....

……5……………………….........including the members named as follows:

1. ......................................................................................................................................

2. ......................................................................................................................................

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2: The Occupational Accident Investigation Commission is responsible to investigate the occupational accident occurred at.………………name of the place where the occupational accident occurred………………………. at ..……. o’clock ……... minutes, day …..… month ...….. year …..… as promulgated by Inter-ministerial Circular No 14/2005/TTLT/ BLDTBXH-BYT-TLDLDVN dated 08 March, 2005 of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affair, the Ministry of Health and The Vietnam General Confederation of Labour.

Article 3: The Chief Inspector of the Department, the persons named at Article 1, units and individuals related to the occupational accident are responsible to implement this Decision./.

Places to deliver:

-As in Article 3;

- Department of Health;

- The provincial/ municipal Confederation of

Labour;

- Save as Correspondence, the Inspection of Department of Labour, Invalids and Social Affairs.

DIRECTOR

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(Signature, full name and seal)

5 Specify the name of the provincial administrative unit

FORM NO. 3

MINISTRY OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No : . . . . /QD- LDTBXH

Ha noi, Day … month … year

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



MINISTRY OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

On establishing the Occupational Accident Investigation Commission

MINISTER OF MINISTRY OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

Pursuant to Inter-ministerial Circular No 14/2005/TTLT/ BLDTBXH-BYT-TLDLDVN dated 08/ 03/ 2005 of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and The Vietnam General Confederation of Labour guiding notification, investigation, periodic report and statistics on occupational accidents;

At the request of the Chief Inspector of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs,

DECIDES:

Article 1: To establish the Occupational Accident Investigation Commission at the central level, including the members named as follows:

1. ......................................................................................................................................

2. ......................................................................................................................................

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2: The Occupational Accident Investigation Commission is responsible to investigate the occupational accident occurred at.………………name of the place where the occupational accident occurred………………………. at ..……. o’clock ……... minutes, day …..… month ...….. year …..… as promulgated by Inter-ministerial Circular No 14/2005/TTLT/ BLDTBXH-BYT-TLDLDVN dated 08 March, 2005 of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affair, the Ministry of Health and The Vietnam General Confederation of Labour.

Article 3: the Chief Inspector of the Ministry, the persons named at Article 1, units and individuals related to the occupational accident are responsible to implement this Decision./.

 

Places to deliver:

- As in Article;

- Ministry of Health;

- Vietnam General Confederation of Labour;

- Save as Correspondence, Inspection of the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs.

MINISTER

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(Signature, full name and seal)

 

 

 

 

FORM NO. 4

The Occupational Accident Investigaion Commission
…………6…………
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No : ……………... /

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

OCCUPATIONAL ACCIDENT STATEMENT MINUTE

At ……… o’clock……… day……… month……… year……

In …………………… (place where the minute is recorded)  …………………………

My name is ……..……………; Position:….…………….…

And Mr/Mrs:….……………………; Position:………………….. .……………… Record the statements of:

Mr/ Mrs: …………………………..……; Gender (Male/Female)……...    

Another name: ……………………………………………………………………………... Date of birth: day……month…year Place of birth ……………………. ………………….

Permanent place of  residence:……………………………………………………………..

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Address:……………………………………………………………………

…………………………………………………………

Occupation:……………………………………………………………………………....

Workplace:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ...

Number of ID Card (or Passport): ………………………………………………………..  issued on: day………month……year………by……………….

………………………………………………………………………………….

Relationship with the victim(s):…………………………………

…………………………………………………………

Position of the declarant: victim/ witness/person related to the occupational accident: Mr/Mrs:………..…………………………………………… has been explained about his/her rights and obligations in accordance with the Law and signs for confirmation as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



QUESTIONS AND ANSWERS

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

…………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The recording the statement ends at …...oclock ……minute, daymonth……… year …… This statement minute was re-read to the declarant to re-confirm correctness and signed as follows:

 

DECLARANT
(Signature, full name)

REPRESENTATIVE OF THE RECORDERS
(Signature, full name and position)

6 Specify the Centre, the name of the administrative unit at the provincial level or the name of the unit.

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

FORM NO. 05

(Name of the unit)

……………………

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No : ……………... /

,day……month………year…….

 

REPORT

ON OCCUPATIONAL ACCIDENT INVESTIGATION

……7(Minor or serious occupational accident) ………

1. Unit and employer:

- Name, address of the unit where the occupational accident occurred: …………………………………………………………………………..

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Telephone number:…..……...,Fax:…….…,E-mail: .……………………

- Name and address of the employer: ……………………………………………….

…………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………...

- Working in the industry:

+ Total number of employees (production scale of the unit): ……….…….…

+ Type of the unit: ……………………………….8……………………….………

+ Name, address of the direct higher administration body (if any)

2. Locality: …………………………………………………………………………..

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

………………………………….

4. Persons taking part in the investigation (Full name, position and place of work of each person):

…………………………………………………………………….

…………………………………….……………………..……

5. Brief curriculum vitae of the occupational accident victim:

- Full name: …………….………………………………………..

Sex: Male/ Female..…………...……; Year of birth: ………………

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Has been working for the unit for: ………………years;

- Service seniority: ………years; Wage level: VND……..…; Degree of skill if any):…..

- Type of job:

With labour contract : …………… 10 .....…………. / Without labour contract………..……...

- Place of work: ………………………………………………………...

- Permanent place of residence: …………………………………………………….

- Native place: …………………………………………………………………

- Family Circumstances (parents, wife or husband, children) :

…………………………………………………………………………………….……………

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



……………………………….…...

- Has been provided with OSH training or not: Yes/No……………………..

6. Information of the occupational accident:

- Occupational accident occurred at …..oclock ..minute, …..…day ……month year.

- Time the work started/ Number of working hours till the occupational accident occurred.

- Place where the occupational accident occurred:……………………………...

7. Situation of injury

- Part(s) of the body injured………………………………………………………….…..

8. Place of treatment and measures of first aid:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Causes of the occupational accident:

11. Preventative measures against similar accidents or recurrence of the accident

List of tasks/ Name of responsible persons/ Deadline

……………………………………………………………………

12. Conclusion for faults and proposal for sanction:

……………………………………………………………………

………………………………………………………………

13. Cost and loss due to the occupational accident:

- Cost covered by the employer: Total: VND…………………., including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Wage during the time of medical treatment: VND……………………..;

+ Compensation or allowance:VND…………..;

- Loss of properties: VND………………….;

 

OTHER MEMBERS OF THE INVESTIGATION
COMMISSION
(Signature, full name)

CHIEF OF THE OCCUPATIONAL
ACCIDENT INVESTIGATION COMMISSION
(Employer or delegate in writing)
(Signature, full name, seal (if any))

 

PARTICIPANTS IN THE INVESTIGATION

(Signature, full name)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8 Specify based on the current economic, administrative non-productive unit list enforced by General Department of Statistics.

9 Specify based on the current occupation list enforced by General Department of Statistics, unify to write at the second level

10 Specify: Indefinite term; Definite term from full 12months to 36 months; temporary term or a certain job less than 12 months.

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

FORM NO. 06

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



……………….11…………………

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

 

…., day …… month year

 

REPORT

ON OCCUPATIONAL ACCIDENT INVESTIGATION

12…(Fatal or serious occupational accident) …………

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Unit and employer:

- Name, address of the unit where the occupational accident occurred:.………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Telephone number: …..……..., Fax:…….…, E-mail: ..………………

- Industry the unit is operating in: ……………………………….

- Total number of employees (production scale of the unit): …………

- Type of the unit: ………………………….13…………………………..

+ Name, address of the direct higher administration body (if any)

2. Locality: …………………………………...……………………………...

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

4. Persons taking part in the investigation (Full name, position and place of work of each person):

…………………………………………………………………….

…………………………………….………………….

5. Brief curriculum vitae of the occupational accident victims:

- Full name:   …………………….…………… Sex: Male/ Female……..…………………...…; Year of birth: …………….

- Occupation: …………………………14………………..……

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Service seniority: ………years; Wage level: VND……..…; Degree of skill if any):…..

- Type of job:

With labour contract : …………… 15 .....…………. / Without labour contract……...………...

- Place of work: ……………………………………………………

- Native place or permanent place of residence: ………………………………

- Family Circumstances (parents, wife or husband, children) :

………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………..…..……

……………………………….…...

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Name, address of the unit, the locality administrating the victim: …………………………. Telephone:……………..; Fax………..; E-mail:………..

- Name, address of the direct higher administration body (if any): ……………

6. Information of the occupational accident:

- The occupational accident occurred at …….oclock .minute, .…day month year.

- Time the shift/work started/ Number of working hours till the occupational accident occurred.

- Place where the occupational accident occurred:…………………………

7. Situation of injury

- Fatal or injured (Specify part(s) of the body injured subject to the Appendix)

8. Place of treatment and measures of first aid:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Causes of the occupational accident:

11. Preventative measures against similar accidents or recurrence of the accident

- List of tasks:

- Deadline:

12. Conclusion for faults and proposal for sanction:

……………………………………………………………………

………………………………………………………………

13. Cost and loss due to the occupational accident:

- Cost covered by the employer: Total: VND…………………., including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Wage during the time of medical treatment: VND……………………..;

+ Compensation or allowance: VND………………..;

- Loss of properties: VND………………….;

 

EMPLOYER

(Signature, full name and seal (if any))

CHIEF OF THE OCCUPATIONAL ACCIDENT

INVESTIGATION COMMISSION

(Signature, full name, seal (if any))

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11 Specify the Centre or based on the Vietnam administrative unit list enforced by the Prime Minister.

12 Specify based on the list of factors causing injury, uniform to write the second level.

13 Specify based on the current economic, administrative non-productive unit list enforced by General Department of Statistics.

14 Specify based on the current occupation list enforced by General Department of Statistics, unify to write at the second level

 

15 Specify: Indefinite term; definite term from full 12months to 36 months; temporary term or a certain job less than 12 months.

 

EMPLOYER

(Signature, full name and seal (if any))

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



INVESTIGATION COMMISSION

(Signature, full name, seal (if any))

11 Specify the Centre or based on the Vietnam administrative unit list enforced by the Prime Minister.

12 Specify based on the list of factors causing injury, uniform to write the second level.

13 Specify based on the current economic, administrative non-productive unit list enforced by General Department of Statistics.

14 Specify based on the current occupation list enforced by General Department of Statistics, unify to write at the second level

15 Specify: Indefinite term; definite term from full 12months to 36 months; temporary term or a certain job less than 12 months.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

FORM NO. 07

The Occupational Accident

Investigaion Commission

……16……

-------

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Hanoi,

 

MINUTES OF MEETING

ANNOUNCING OCCUPATIONAL ACCIDENT INVESTIGATION REPORT

At ……oclock minutes, day…… month year ……

In ........... (place the meeting takes place) …...............................................................

The occupational accident investigation commission holds the meeting to announce the occupational accident investigation report, which occurred on daymonthyear…… in………(place the occupational accident occurred)........…………………….......

Participants in the meeting include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



...............................................................17....................................................................

2. The unit where the occupational accident occurred:

...............................................................18....................................................................

3. The direct higher administration body (if any):

.....................................................19....................................................................…

4. Related units (or individuals):

................................................................20......................................…….........

Content of the meeting

......................................................................................................................................

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

..................................................................................................................................…

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The meeting ended at ……oclock ……minutes on the same day, the minutes was re-read to all the participants of the meeting and was signed as follows./.

 

Employer
(Signature, full name and seal (if any))

Chief of the occupational accident investigation
commission
(Signature, full name)

 

Members of the occupational accident investigation commission
(Signature, full name)

 

Units (or individuals) related
(Signature, full name)

Minutes writer
(Signature, full name)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17, 19, 20 Specify full name, position, workplace of each participant.

18 Full names of :

+ The employer (the owner of the unit) or the delegate;

+ Representative of the Trade Union or the Association of Farmers or the person nominated by the employees;

+ Victims, witnesses and the people having rights and obligations related to the occupational accident.

FORM NO.8

OCCUPATIONAL ACCIDENT STATISTICS BOOK YEAR . .

- Name of the unit: .

- Name of the direct higher authority:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Total wage fund:

21 Based on the current occupation list enforced by the General Department of Statistics, uniform to write the second level.

22 Specify: Indefinite term; definite term from full 12months to 36 months; temporary term or a certain job less than 12 months) or without labour contract.

23 Based on the list of factors causing injury, uniform to write the second level.

24 Specify the main cause of the occupational accident.

25 Based on the solar calendar

 

FORM NO. 09

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Higher administration body:

I- Total average number of employees in the report period: … . . . . . . persons;-Of which females: persons; Total wage fund: VND … … million

II- General situation on occupational accidents:

26 Specify the code based on the list and codes of economic, administrative non-productive units, enforced by General Department of Statistics.

27 Specify the code based on the list and codes of the Vietnam’s current administrative unit list enforced by the Prime Minister.

28 Name: Departments of Labour, Invalids and Social Affairs, Confederations of Labour of provinces or cities under the Centre.

29 Specify names and codes of factors causing injury, uniform to write the second level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Report maker
(Signature, full name)

. . . . . . . , Day . . . . . month . . . . . year . . . . .
Employer
(Signature, full name, position and seal (if any))

30 Specify names and codes based on the current occupation list enforced by the General Department of Statistics, uniform to write the second level.

31 Based on the solar calendar.

 

FORM NO. 10-A

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



DIRECTOR OF DEPARTMENT OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
(Signature, full name, position and seal (if any))

32Based on the list and codes of the VietnamÜs current administrative units, which is enforced by the Prime Minister. Based the solar calendar.

33 Based on the codes of the VietnamÜs current administrative units, which is enforced by the Prime Minister

34 Based on the solar calendar.

35 Specify names and codes based on the current occupation list enforced by the General Department of Statistics, uniform to write the second level.

36 Specify names and codes of factors causing injury, uniform to write the second level.

 

FORM 10-B

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Report maker
(Signature, full name)

. . . . . . . , Day . . . . . month . . . . . year . . . . .
DIRECTOR OF DEPARTMENT OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
(Signature, full name, position and seal)

37, 38 Based on the list and codes of the VietnamÜs current administrative units, which is enforced by the Prime Minister.

39 Specify names and codes based on the economic, administrative and non-productive unit list enforced by the General Department of Statistics.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/03/2005 hướng dẫn khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.884

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.213.128
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!