Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn lao động

Số hiệu: 27/2021/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Văn Thanh
Ngày ban hành: 28/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2021/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH VÀ VIỆC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG, SÁT HẠCH NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG, VIỆC MIỄN GIẢM CÁC NỘI DUNG HUẤN LUYỆN ĐÃ HỌC ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG; HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH TẦN SUẤT TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP THI HÀNH

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết về nội dung, chương trình và việc tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học đối với chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn cách tính tần suất tai nạn lao động và một số biện pháp thi hành.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chi tiết về nội dung, chương trình và việc tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học đối với chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn cách tính tần suất tai nạn lao động và một số biện pháp thi hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là tổ chức đánh giá).

3. Chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 58/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là chuyên gia đánh giá).

4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện lập báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động.

Chương II

BỒI DƯỠNG, SÁT HẠCH NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÍNH TẦN SUẤT TAI NẠN LAO ĐỘNG

Điều 3. Bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

Đối tượng tham gia khoá bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá là người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cơ hữu của tổ chức đánh giá có nhu cầu trở thành chuyên gia đánh giá của một tổ chức đánh giá.

Điều 4. Nội dung, chương trình, thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động

1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ

a) Kỹ năng cần thiết để tổ chức và thực hiện hoạt động đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

b) Quy trình tổ chức và thực hiện hoạt động đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động.

c) Triển khai thực hiện hoạt động đánh giá theo từng nội dung quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

d) Tổng hợp cơ sở dữ liệu để phân tích, đánh giá và dự thảo báo cáo đánh giá sự tuân thủ pháp luật an toàn, vệ sinh lao động.

2. Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ chi tiết được ban hành tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá: Thời gian bồi dưỡng là 40 giờ, không bao gồm thời gian sát hạch.

4. Quy mô và hình thức tổ chức khoá bồi dưỡng

a) Quy mô khoá bồi dưỡng: Không quá 40 người/khoá.

b) Hình thức tổ chức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung hoặc trực tuyến.

Điều 5. Nguyên tắc, hình thức, nội dung và cơ cấu điểm sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

1. Học viên được tham gia sát hạch nếu bảo đảm tham gia tối thiểu 80% thời gian khoá bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá theo chương trình khung quy định tại Thông tư này.

2. Hình thức, nội dung sát hạch đối với khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

a) Sát hạch lý thuyết: Học viên làm bài sát hạch trên giấy theo hình thức trắc nghiệm trong thời gian 60 phút.

b) Sát hạch xử lý tình huống: Học viên bốc thăm và trình bày 01 tình huống giả định trong quá trình đánh giá trước hội đồng sát hạch trong thời gian không quá 20 phút/học viên.

c) Tổng số điểm tối đa là 100 điểm, trong đó điểm sát hạch lý thuyết tối đa là 60 điểm, điểm sát hạch xử lý tình huống tối đa là 40 điểm. Tổng số điểm đạt yêu cầu là 70 điểm, trong đó điểm lý thuyết phải đạt ít nhất là 30 điểm, điểm xử lý tình huống ít nhất là 20 điểm.

4. Học viên tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động được sát hạch lý thuyết và sát hạch xử lý tình huống lần 2 nếu kết quả sát hạch lần 1 không đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả sát hạch lần 2 vẫn không đạt yêu cầu, học viên phải tham gia lại khóa bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu.

Điều 6. Miễn, giảm các nội dung bồi dưỡng

1. Người có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 7 năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật thì được miễn toàn bộ nội dung bồi dưỡng.

2. Người có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 7 năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng chính sách, pháp luật thuộc các chuyên ngành khác thì được giảm nội dung bồi dưỡng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Điều 7. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

1. Cục trưởng Cục An toàn lao động quyết định thành lập Hội đồng sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là Hội đồng sát hạch).

2. Hội đồng sát hạch có tối thiểu 05 thành viên gồm đại diện Cục An toàn lao động, chuyên gia từ các bộ, ngành có liên quan, các viện nghiên cứu, hội nghề nghiệp về an toàn, vệ sinh lao động, trong đó Chủ tịch Hội đồng sát hạch là lãnh đạo Cục An toàn lao động.

3. Hội đồng sát hạch có trách nhiệm tổ chức thực hiện sát hạch khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.

4. Hội đồng sát hạch có các nhiệm vụ sau đây:

a) Duyệt danh sách học viên đủ điều kiện sát hạch theo quy định.

b) Xây dựng, điều chỉnh đề thi sát hạch phù hợp với từng khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.

c) Phân công thành viên Hội đồng tham gia sát hạch lý thuyết và sát hạch xử lý tình huống.

d) Tổng hợp kết quả sát hạch, báo cáo Cục trưởng Cục An toàn lao động quyết định công nhận kết quả sát hạch. Mẫu Báo cáo kết quả sát hạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

đ) Tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của học viên và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tổ chức, thực hiện sát hạch và đề xuất Cục trưởng Cục An toàn lao động xem xét, giải quyết.

Điều 8. Tính tần suất tai nạn lao động

1. Tần suất tai nạn lao động làm căn cứ để được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính theo công thức:

Ki =

Ni x 1000

Pi

Trong đó:

Ki là tần suất tai nạn lao động của năm i; Ni là số lượt người bị tai nạn lao động và số người chết vì tai nạn lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 trong năm thứ i;

Pi là số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 trong năm thứ i.

2. Tần suất tai nạn lao động trung bình của 3 năm liền kề trước năm đề xuất được tính như sau:

Ktb =

K1 + K2 + K3

3

Trong đó:

- Ktb là tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

- K1 là tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất (năm thứ nhất);

- K2 là tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm thứ nhất (năm thứ hai);

- K3 là tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm thứ hai (năm thứ ba).

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

Ngoài các trách nhiệm của tổ chức đánh giá được quy định tại Nghị định số 58/2020/NĐ-CP , tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có trách nhiệm như sau:

1. Thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại nơi có hoạt động đánh giá bằng hình thức văn bản, fax hoặc thư điện tử trước 07 ngày kể từ ngày bắt đầu triển khai đánh giá.

2. Bảo đảm tính chính xác trong quá trình đánh giá.

3. Lưu giữ hồ sơ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 10. Trách nhiệm của Cục An toàn lao động

1. Tổ chức bồi dưỡng, sát hạch, công nhận kết quả sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.

2. Công bố danh sách chuyên gia đánh giá thuộc tổ chức đánh giá đã được sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động, các vi phạm liên quan đến hoạt động đánh giá, điều chỉnh mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (http://antoanlaodong.gov.vn).

3. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện Thông tư này.

2. Báo cáo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thông qua Cục An toàn lao động) ngay sau khi tiến hành xử phạt, đình chỉ, tịch thu, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và các hành vi liên quan đến hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị các cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Trung tâm thông tin (để đăng tải);
- Lưu: VT, Cục ATLĐ (30 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Văn Thanh

PHỤ LỤC I

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung

Số giờ bồi dưỡng

Lý thuyết

Thảo luận tình huống

Tổng

I

Kỹ năng tổ chức, thực hiện hoạt động đánh giá

8

0

8

1

Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá và phân công trách nhiệm trong hoạt động đánh giá

2

Giao tiếp trong hoạt động đánh giá

3

Thu thập tài liệu, hồ sơ

4

Kinh nghiệm trong hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

0

4

4

II

Quy trình thực hiện hoạt động đánh giá

4

0

4

1

Yêu cầu hoạt động đánh giá tại doanh nghiệp:

a) Đánh giá hồ sơ, tài liệu

b) Đánh giá trực tiếp tại nơi làm việc và phỏng vấn người lao động, người quản lý

2

Thu thập hồ sơ, tài liệu, hồ sơ liên quan đến sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp

3

Phân tích cơ sở dữ liệu hồ sơ thu thập, đối chiếu với quy định của pháp luật, điều kiện thực tiễn tại doanh nghiệp và dự thảo báo cáo đánh giá

4

Tổ chức thông qua dự thảo báo cáo đánh giá và tiếp thu thêm thông tin, hồ sơ, giải trình và hoàn thiện dự thảo báo cáo đánh giá

5

Thông qua báo cáo đánh giá an toàn, vệ sinh lao động và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các bước tiếp theo

III

Nội dung đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động

1

Đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động

4

0

4

2

Công tác lập các kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động

3

Xây dựng nội quy, quy trình và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động

4

Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

5

Quản lý hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động và việc xây dựng văn hóa an toàn lao động

6

Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc:

4

0

4

a) Thực hiện quan trắc môi trường lao động

b) Tổ chức nhận diện và đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

c) Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động

d) Việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, phòng chống cháy nổ và kế hoạch, phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp

đ) Việc cải thiện điều kiện lao động

7

Chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động:

4

0

4

a) Thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và việc làm thêm giờ

b) Đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động và thực hiện chế độ đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

c) Thực hiện chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật

d) Chế độ khám sức khoẻ, điều trị bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ, bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, lập và quản lý hồ sơ sức khoẻ người lao động

8

Khai báo, điều tra, thống kê về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và việc thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động và tính tần suất tai nạn lao động:

4

0

4

a) Khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

b) Thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

c) Tính tần suất tai nạn lao động

9

Thực hiện chính sách về an toàn, vệ sinh lao động với các đối tượng lao động đặc thù

4

0

4

10

Thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

11

Chấp hành quy định về thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động, báo cáo tai nạn lao động

12

Chấp hành kết luận, kiến nghị, xử lý vi phạm sau thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan có thẩm quyền

IV

Báo cáo đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

4

0

4

1

Tổng hợp cơ sở dữ liệu, chứng cứ và dự thảo báo cáo

2

Chỉnh sửa dự thảo và công bố báo cáo chính thức

Tổng số giờ bồi dưỡng

36

4

40

*Ghi chú: 1 giờ học = 60 phút

PHỤ LỤC II

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁT HẠCH KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………………

…………, ngày tháng …… năm 20…

BÁO CÁO

Kết quả sát hạch khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

1. THÔNG TIN VỀ KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

- Tổng số học viên dự kiến, số lượng học viên thực tế tham gia (kèm danh sách).

- Thời gian, địa điểm tổ chức sát hạch.

- Công tác tổ chức sát hạch ……

- Các nội dung khác ……………

2. KẾT QUẢ SÁT HẠCH

- Số học viên đủ điều kiện sát hạch ……; số học viên vi phạm quy chế sát hạch: ...

- Số học viên sát hạch đạt yêu cầu: ……; số học viên không đạt: ……

Danh sách chi tiết kết quả sát hạch của các học viên được gửi kèm báo cáo này

3. Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH
(Ký và ghi rõ họ tên)

DANH SÁCH NGƯỜI ĐƯỢC SÁT HẠCH VÀ KẾT QUẢ SÁT HẠCH

STT

Họ và tên

Tên tổ chức đánh giá

Kết quả sát hạch

Đánh giá (Đạt/ Không đạt)

Lần 1

Lần 2

Điểm lý thuyết

Điểm xử lý tình huống

Điểm lý thuyết

Điểm xử lý tình huống

1

Nguyễn Văn A

…/…

…/…

…/…

…/…

PHỤ LỤC III

MẪU CÔNG BỐ DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG SÁT HẠCH ĐẠT YÊU CẦU VÀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
(Kèm theo thông tư số 27/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. Danh sách chuyên gia đánh giá thuộc tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động sát hạch đạt yêu cầu

STT

Tên tổ chức
đánh giá

Tên chuyên gia đánh giá
thuộc tổ chức/Mã số

Địa chỉ tổ chức

Ghi chú

1

2

II. Danh sách tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động và điều chỉnh mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

STT

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ

Hành vi vi phạm

Thời hạn áp dụng hình thức xử lý

Ghi chú

1

2

3

...

MINISTRY OF LABOR – WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 27/2021/TT-BLDTBXH

Hanoi, December 28, 2021

 

CIRCULAR

DETAILED GUIDELINES FOR THE CONTENT, PROGRAM, AND ORGANIZATION OF ADVANCED TRAINING, EXAMINATIONS FOR PROFESSIONAL ASSESSMENT OF OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE, EXEMPTION OF LEARNT TRAINING CONTENT FOR EXPERTS WHO ASSESS OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE; GUIDELINES ON HOW TO CACULATE THE FREQUENCY OF OCCUPATIONAL ACCIDENTS AND SOME IMPLEMENTATION MEASURES

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Hygiene dated June 25, 2015;

Pursuant to Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government on functions, duties, entitlements, and organizational structure of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to Decree No. 58/2020/ND-CP dated May 27, 2020 of the Government on the detailed rates of compulsory insurance contributions to the occupational accident and disease benefit fund;

At the request of the Director of the Department of Labor Safety;

The Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs promulgate the Circular on providing guidelines for the content, program, and organization of advanced training, examinations for professional assessment of occupational safety and hygiene, exemption of learnt training content for experts who assess occupational safety and hygiene; guidelines on how to calculate the frequency of occupational accidents and some implementation measures.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Circular provides detailed guidelines for the content, program, and organization of advanced training, examinations for professional assessment of occupational safety and hygiene, exemption of learnt training content for experts who assess occupational safety and hygiene; guidelines on how to calculate the frequency of occupational accidents and some implementation measures

Article 2. Regulated entities

1. Employers as prescribed in Clause 3 Article 2 of the Law on Social Insurance.

2. Organizations that assess the occupational safety and hygiene (hereinafter referred to as "assessment organizations”)

3. Experts who assess occupational safety and hygiene in accordance with regulations prescribed in Clause 2 Article 7 of Decree No. 58/2020/ND-CP (hereinafter referred to as “assessment experts”).

4. Agencies, organizations, and individuals engaged in making assessment reports on occupational safety and hygiene, and reduction of the frequency of occupational accidents.

Chapter II

ADVANCED TRAINING, EXAMINATIONS FOR PROFESSIONAL ASSESSMENT OF OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE AND HOW TO CALCULATE THE FREQUENCY OF OCCUPATIONAL ACCIDENTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Participants of the advanced training course for professional assessment are tenured trainers for occupational safety and hygiene of assessment organizations who wish to become assessment experts of their organization.

Article 4. Content, program, time of advanced training for professional assessment of occupational safety and hygiene

1. Content of professional advanced training

a) Necessary skills to organize and perform the assessment of compliance with the law on occupational safety and hygiene.

b) Process of organization and implementation of the assessment of occupational safety and hygiene.

c) Implementation of assessment in accordance with each regulation of the law on occupational safety and hygiene.

d) Summarized database for analysis and assessment; the draft of the report on the assessment of compliance with the law on occupational safety and hygiene.

2. Detailed framework program for professional-advanced training prescribed in Appendix 1 promulgated with this Circular.

3. Time of advanced training for professional assessment: 40 hours, excluding examination time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Scale: No more than 40 persons/course

b) Method: Centralized or online advanced training.

Article 5. Principle, method, content, and score structure of examinations for professional assessment of occupational safety and hygiene

1. Learners may participate in the examination if they ensure to participate in at least 80% of the advanced training course in accordance with the framework program prescribed in this Circular.

2. Method and content of examinations for advanced training courses for professional assessment of occupational safety and hygiene

a) Theory examination: Learners take the paper-based examination in the form of multiple-choice in 60 minutes.

b) Situation handling examination: Learners draw lots and present 1 hypothetical situation in the assessment process before the examination council within the time limit of 20 minutes/learner.

c) The maximum score is 100, of which the maximum score for the theory examination is 60, and 40 for the maximum score of the situation handling examination.

4. Learners who participate in the advanced training course for professional assessment of occupational safety and hygiene may take the theory examination and situation handling examination for the 2nd time if the 1st time does not meet the requirement. If the result of examinations of the 2nd time still does not meet the requirement, learners shall retake the advanced training course.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. A person is exempt from the content of advanced training if he/she has a bachelor's degree or higher and at least 7 years of experience in inspection, development of policies, laws on occupational safety and hygiene at an agency that has functions and duties directly related to such a field in accordance with the law.

2. A person will have his/her advanced training content reduced in accordance with regulations prescribed in Point a and Point b Clause 1 Article 4 of this Circular if he/she has a bachelor's degree and at least 7 years of experience in inspection, development of policies, laws of other majors.

Article 7. Examination council for professional assessment of occupational safety and hygiene

1. The Director the Department of Work Safety shall decide on the establishment of an examination council for professional assessment of occupational safety and hygiene (hereinafter referred to as "examination council").

2. The examination council shall have at least 5 members including the representative of the Department of Work Safety, experts from related ministries, central authorities, research institutes, professional associations of occupational safety and hygiene. The chairman of the council shall be the head of the Department of Work Safety.

3. The examination council shall organize the implementation of examinations for advanced training courses for the professional assessment of occupational safety and hygiene.

4. The examination council shall:

a) Approve the list of learners eligible for examinations in accordance with regulations.

b) Develop, adjust examinations suitable for each advanced training course for professional assessment of occupational safety and hygiene.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Summarize the examination results and report them to the Director of the Department of Work Safety for consideration of recognition. Such a report shall be in accordance with the form prescribed in Appendix II promulgated with this Circular.

dd) Summarize opinions, requests of learners and organizations, individuals related to the organization and implementation of examinations and propose to the Director of the Department of Work Safety for consideration.

Article 8. How to calculate the frequency of occupational accidents

1. The formula for calculating the frequency of occupational accidents as the basis for applying a lower rate of payment to the occupational accident and disease benefit fund:

Ki =

Ni x 1000

Pi

Which:

Ki is the occupational accident frequency of year i; Ni is the number of people suffering from occupational accidents and deaths due to occupational accidents eligible for occupational accident insurance from the occupational accident and disease benefit fund. Such number is determined from January 1 to the end of December 31 of the year i;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The formula for calculating the average frequency of occupational accidents of the 3 years preceding the proposal year:

Ktb =

K1 + K2 + K3

3

Which:

- Ktb is the average frequency of occupational accidents of the 3 years preceding the proposal year;

- K1 is the frequency of occupational accidents of the year preceding the proposal year (1st year);

- K2 is the frequency of occupational accidents of the year preceding the 1st year (2nd year);

- K3 is the frequency of occupational accidents of the year preceding the 2nd year (3rd year).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION

Article 9. Responsibilities of assessment organizations

Aside from responsibilities prescribed in Decree No. 58/2020/ND-CP, assessment organizations shall:

1. Notify Departments of Labor - War Invalids and Social Affairs at where there are assessment activities via written notifications, fax, or email 7 days before such operation starts.

2. Ensure accuracy during the operation of assessment.

3. Store documents of assessment of occupational safety and hygiene.

Article 10. The Department of Work Safety shall:

1. Organize the advanced training, examinations, and recognition of examination results of professional assessment of occupational safety and hygiene.

2. Disclose the list of assessment experts of assessment organizations who have qualified for the professional assessment of occupational safety and hygiene, violations related to activities of assessment, adjustment of payment rate to the occupational accident and disease benefit fund according to the form prescribed in Appendix III promulgated with this Circular and the plan for the organization of advanced training, examinations for professional assessment of occupational safety and hygiene on http://antoanlaodong.gov.vn.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 11. Departments of Labor – War Invalids and Social Affairs shall:

1. Cooperate with related agencies in disseminating and providing guidelines for enterprises in their area to implement this Circular.

2. Submit reports to the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs (via the Department of Work Safety) after sanctioning, suspending, confiscating, and revoking certificates of eligibility for the training of occupational safety and hygiene, and acts related to activities of assessing occupational safety and hygiene.

Article 12. Entry into force

1. This Circular comes into force as of March 1, 2022.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular shall be reported to the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs for research of solutions./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Van Thanh

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2021 hướng dẫn về nội dung, chương trình và việc tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học đối với chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn cách tính tần suất tai nạn lao động và một số biện pháp thi hành do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.239

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.28.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!