Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 13/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Nguyễn Tiến Hải
Ngày ban hành: 11/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/NQ-HĐND

Cà Mau, ngày 11 tháng 7 năm 2024

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 01 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Kế hoạch số 178-KH/TU ngày 26 tháng 6 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04 tháng 5 năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Xét Tờ trình số 95/TTr-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về dự thảo Nghị quyết phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau thẩm tra); Báo cáo thẩm tra số 105/BC-HĐND ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh;

Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau Khóa X, Kỳ họp thứ 14 đã thảo luận và thống nhất.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với nội dung như sau:

1. Mục tiêu chung

Phát triển giáo dục nghề nghiệp đồng bộ, hài hoà giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục; từng bước bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo nhằm cơ bản đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động; đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh, trong đó một số ngành, nghề tiếp cận trình độ cấp quốc gia và có năng lực cạnh tranh với các trường trong khu vực và cả nước, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2030

a) Đào tạo, bồi dưỡng nghề bình quân hàng năm cho 28.000 người, trong đó đào tạo nghề có trình độ sơ cấp trở lên cho 12.000 người; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi;

b) Phấn đấu thu hút khoảng 40 - 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 30% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới;

c) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%;

d) Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%;

đ) Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại;

e) 100% trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng;

g) Tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập đạt 50% so với tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh;

h) Phấn đấu có 01 trường cao đẳng đạt chuẩn chất lượng cao, trong đó có ngành, nghề trọng điểm và có năng lực cạnh tranh với các trường trong khu vực, cả nước.

2.2. Tầm nhìn đến năm 2045

Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao, trở thành địa phương phát triển về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực, bắt kịp trình độ tiên tiến của các quốc gia trong khu vực ASEAN và có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.

3. Nhiệm vụ, giải pháp

Thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó cần tập trung ưu tiên triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

a) Rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; nội dung quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đảm bảo quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo...; xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đế hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị trong công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh;

b) Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng Đề án vị trí việc làm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập phù hợp với chức năng, quy mô, năng lực đào tạo và hoạt động hiệu quả trong từng giai đoạn. Chú trọng phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo đảm bảo chuẩn hóa theo quy định;

c) Huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp. Bố trí tăng ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo cho các đơn vị giáo dục nghề nghiệp công lập theo lộ trình cụ thể từng năm, giai đoạn, đảm bảo đạt tiêu chuẩn tối thiểu theo quy định hiện hành; chú trọng một số ngành nghề chủ lực, trọng điểm của tỉnh. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;

d) Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng nâng cao năng lực phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; phối hợp hiệu quả hơn giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với địa phương và doanh nghiệp trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Chú trọng việc đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực; tăng cường đào tạo các kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp;

đ) Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp. Tăng cường nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp theo hướng ứng dụng và chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh thực hiện nghiên cứu khoa học theo cơ chế đặt hàng; gắn kết các tổ chức nghiên cứu khoa học với nhà trường và doanh nghiệp. Đẩy mạnh hướng nghiệp trước, trong và sau đào tạo nghề, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho người học và các hoạt động hỗ trợ người học khởi nghiệp, tự tạo việc làm;

e) Thực hiện tốt việc kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để đảm bảo đủ năng lực tư vấn, giúp đỡ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong các hoạt động tự đánh giá, đánh giá ngoài; có lộ trình đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo đê đảm bảo đạt 100% các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định;

g) Chú trọng công tác truyền thông, nâng cao chất lượng hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của giáo dục nghề nghiệp. Đẩy nhanh chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng số và xây dựng các nền tảng số có khả năng dùng chung và hỗ trợ dạy học trực tuyến; đổi mới chương trình, phương thức đào tạo, công tác tuyển sinh, thông tin tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp đảm bảo phù hợp với học sinh, sinh viên trên nền tảng số. Nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp, thực hiện tốt công tác phân luồng gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý lao động, thông tin về thị trường lao động theo hướng thống nhất, đầy đủ, tính kết nối cao;

h) Hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa Nhà nước với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở hài hòa về lợi ích và trách nhiệm xã hội; thực hiện tốt việc thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động và khai thác hiệu quả dữ liệu, thông tin thị trường lao động quốc gia kết hợp với điều tra định kỳ hoặc đột xuất về nhu cầu lao động, nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và Trung tâm Dịch vụ việc làm thông qua sàn giao dịch việc làm, ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm... tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có việc làm hoặc khởi nghiệp thành công sau khi tốt nghiệp.

Điều 2. Kinh phí thực hiện phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030, dự kiến khoảng 565 tỷ đồng, bao gồm:

1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

2. Nguồn vốn lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác.

3. Nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn ODA.

4. Nguồn thu từ học phí; thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hoạt động liên doanh, liên kết; cho thuê tài sản công theo quy định của pháp luật.

5. Huy động của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn thu, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật; đến năm 2030 tổ chức tổng kết việc thực hiện Nghị quyết, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau Khóa X, Kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 11 tháng 7 năm 2024./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- BTT. Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh;
- TT. HĐND, UBND huyện, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh (đăng công báo);
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Hải

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 13/NQ-HĐND ngày 11/07/2024 phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


296

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.78.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!