Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 177/2004/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 05/10/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 177/2004/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 177/2004/QĐ-TTG NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM 2004 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN ĐẾN 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp tại các Công văn số 2042/CV-CLH ngày 26 tháng 4 năm 2004, số 2441/CV-CLH ngày 19 tháng 5 năm 2004 và số 3721/CV-CLH ngày 26 tháng 7 năm 2004, ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Thương mại, Giao thông vận tải, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quỹ hỗ trợ phát triển tại cuộc họp ngày 06 tháng 5 năm 2004 tại Văn phòng Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 với các nội dung chủ yếu sau :

1. Quan điểm phát triển

a) Công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất nước.

b) Phát triển nhanh ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới; lựa chọn các bước phát triển thích hợp, khuyến khích chuyên môn hoá - hợp tác hoá nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của đất nước; đồng thời tích cực tham gia quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô.

c) Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải gắn kết với tổng thể phát triển công nghiệp chung cả nước và các Chiến lược phát triển các ngành liên quan đã được phê duyệt, nhằm huy động và phát huy tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt.

d) Phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu - phát triển trong nước và tận dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu trong nước về các loại xe thông dụng với giá cả cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước.

đ) Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải phù hợp với chính sách tiêu dùng của đất nước và phải bảo đảm đồng bộ với việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông; các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường.

2. Mục tiêu của Quy hoạch

a) Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam để đến năm 2020 trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Về các loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con):

Đáp ứng khoảng 40 - 50% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước (hàm lượng chế tạo trong nước) đến 40% vào năm 2005; đáp ứng trên 80% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 50%, hộp số đạt 90%).

- Về các loại xe chuyên dùng:

Đáp ứng 30% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng, đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 40% vào năm 2005; tiến tới đáp ứng 60% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng, đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010.

- Về các loại xe cao cấp:

Các loại xe du lịch cao cấp phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 20 - 25% vào năm 2005 và 40 - 45% vào năm 2010, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường trong nước;

Các loại xe tải, xe khách cao cấp đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 20% vào năm 2005 và 35 - 40% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu thị trường trong nước.

- Về động cơ, hộp số và phụ tùng:

Lựa chọn để tập trung phát triển một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu.

-          Về định hướng sản lượng và cơ cấu sản phẩm :

-           

Biểu 1: Dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020

Đơn vị: xe

TT

 

2005

2010

2020

1

Tổng số ô tô

120.000

239.000

398.000

2

Xe con đến 5 chỗ ngồi

32.000

60.000

116.000

3

Xe con từ 6 - 9 chỗ ngồi

3.000

10.000

28.000

4

Xe khách

15.000

36.000

79.900

 

+ 10 - 16 chỗ ngồi

9.000

21.000

44.000

 

+ 17 - 25 chỗ ngồi

2.000

5.000

11.200

 

+ 26 - 46 chỗ ngồi

2.400

6.000

15.180

 

+ > 46 chỗ ngồi

1.600

4.000

9.520

5

Xe tải

68.000

127.000

159.800

 

+ Đến 2 tấn

40.000*

57.000*

50.000

 

+ > 2 tấn - 7 tấn

14.000

35.000

53.700

 

+ > 7 tấn - 20 tấn

13.600

34.000

52.900

 

+ > 20 tấn

400

1.000

3.200

6

Xe chuyên dùng

2.000

6.000

14.400

 

* Kể cả thay thế 55.000 xe vận chuyển nông thôn (xe công nông) trong thời gian từ nay đến hết 2007.

Trên cơ sở cân đối năng lực hiện tại và nhu cầu dự báo, dự kiến sản lượng ô tô bổ sung đến 2010 như Biểu 2.

Biểu 2. Cân đối năng lực, nhu cầu và bổ sung sản lượng ô tô đến năm 2010

Đơn vị: xe

STT

Loại xe

Năng lực hiện tại năm 2003

Sản lượng yêu cầu năm 2010 (dự báo)

Sản lượng cần bổ sung năm 2010

Ghi chú

1

Xe con đến 5 chỗ ngồi

>100.000

60.000

 

Không cần ĐT thêm

2

Xe con từ 6 - 9 chỗ ngồi

4.000
(đến 2010)

10.000

6.000

Đầu tư thêm

3

Xe khách

8.000

36.000

28.000

 

 

+ 10 - 16 chỗ ngồi

 

21.000

21.000

ĐT thêm

 

+ 17 - 25 chỗ ngồi

 

5.000

5.000

ĐT thêm

 

+ 26 - 46 chỗ ngồi

7.000

(đến 2010)

6.000

 

Không cần ĐT thêm

 

+ > 46 chỗ ngồi

2.000

4.000

2.000

ĐT thêm

4

Xe tải

14.000

127.000

113.000

 

 

+ Đến 2 tấn

10.000

57.000

47.000

ĐT thêm

 

+ > 2 tấn - 7 tấn

4.000

35.000

31.000

ĐT thêm


+ > 7 tấn - 20 tấn

 

34.000

34.000

ĐT thêm

 

+ > 20 tấn

 

1.000

1.000

ĐT thêm

5

Xe chuyên dùng

300

6.000

6.000

ĐT thêm

 

- Về xuất khẩu:

Phấn đấu xuất khẩu ô tô và phụ tùng đạt 5 - 10% giá trị tổng sản lượng của ngành vào năm 2010 và nâng dần giá trị kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn tiếp theo.

3. Định hướng Quy hoạch đến năm 2010

a) Về các loại xe ô tô thông dụng: bao gồm xe tải (chủ yếu là cỡ nhỏ và trung bình), xe chở khách, xe con 4 - 9 chỗ ngồi.

- Xe khách:

Phục vụ vận tải hành khách công cộng, bao gồm ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên. Dự kiến sản lượng:

+ Đến năm 2005: 15.000 xe, đáp ứng trên 50% nhu cầu thị trường;

+ Đến năm 2010: 36.000 xe, đáp ứng trên 80% nhu cầu thị trường.

Tỷ lệ sản xuất trong nước đạt 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010. Riêng tỷ lệ sản xuất trong nước đối với động cơ đạt 15 - 20% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010.

- Xe tải:

Phục vụ vận tải hàng hoá, khai thác mỏ, công nghiệp - xây dựng..., bao gồm chủ yếu là các loại xe tải cỡ nhỏ và trung bình, một phần là xe tải lớn (trọng tải đến 20 tấn).

Dự kiến sản lượng ô tô tải:

+ Đến 2005: 68.000 xe, đáp ứng trên 50% nhu cầu thị trường;

+ Đến 2010: 127.000 xe, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu thị trường.

Tỷ lệ sản xuất trong nước đạt trên 40% vào 2005 và khoảng trên 60% vào năm 2010.

- Xe con 4 - 9 chỗ ngồi:

Là các loại xe có kết cấu tương tự như xe do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất (minibus, xe việt dã...) nhưng hình thức và tiện nghi đơn giản hơn, giá phù hợp với sức mua trong nước.

Dự kiến sản lượng:

+ Đến năm 2005: 3.000 xe, đáp ứng khoảng 10% nhu cầu thị trường;

+ Đến năm 2010: 10.000 xe, đáp ứng khoảng 15% nhu cầu thị trường.

(Nếu tính cả sản lượng ô tô đến 9 chỗ ngồi do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, lắp ráp thì sẽ đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường trong nước).

Tỷ lệ sản xuất trong nước của xe con thông dụng đạt 30% vào năm 2005 và trên 50% đến năm 2010.

b) Đối với nhóm xe chuyên dùng:

Trên cơ sở khung gầm gắn động cơ (ô tô chassis) nhập khẩu hoặc trong nước chế tạo, tổ chức sản xuất các loại xe chuyên dùng, bao gồm: xe đông lạnh, xe cứu hoả, xe quét đường, xe hút bùn, xe trộn bê tông, xe cẩu, xe sửa chữa điện, xe cấp cứu, xe khoan, xe đào,... phục vụ nhu cầu trong nước.

Dự kiến sản lượng:

+ Đến năm 2005: 2.000 xe, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thị trường;

+ Đến năm 2010: 6.000 xe, đáp ứng trên 60% nhu cầu thị trường.

Tỷ lệ sản xuất trong nước của xe ô tô chuyên dùng đạt 40% vào năm 2005; 60% vào năm 2010.

c) Đối với nhóm xe cao cấp:

Dự kiến sản lượng các loại xe con (kể cả xe con từ 6 đến 9 chỗ ngồi của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) như sau:

+ Đến năm 2005: 32.000 xe.

+ Đến năm 2010: 60.000 xe.

Tỷ lệ sản xuất trong nước phấn đấu đạt 20 - 25% vào năm 2005 và 40 - 45% vào năm 2010.

d) Sản xuất động cơ ô tô, hộp số, cụm truyền động:

- Động cơ ô tô (chủ yếu là các loại động cơ diesel có công suất từ 80 - 400 mã lực):

Tổng sản lượng của các nhà máy sản xuất động cơ khoảng 100.000 động cơ/năm vào năm 2010, khoảng 200.000 động cơ/năm vào năm 2020, trong đó động cơ có công suất 100 - 300 mã lực chiếm 70%. Phấn đấu đến năm 2005 đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 15 - 20%; năm 2010 đạt 50%.

Khuyến khích khu vực đầu tư nước ngoài sản xuất các loại động cơ cho các loại xe con.

- Hộp số:

Sản lượng đạt 100.000 bộ/năm vào 2010, khoảng 200.000 bộ/năm vào năm 2020, tỷ lệ sản xuất trong nước đạt 90% vào năm 2010.

- Cụm truyền động:

Sản lượng đạt 100.000 bộ/năm vào năm 2010, khoảng 200.000 bộ/năm vào năm 2020. Tỷ lệ sản xuất trong nước đạt 90% vào năm 2010.

4. Định hướng đầu tư và yêu cầu đối với các dự án đầu tư.

- Khuyến khích việc bố trí các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng tại 3 vùng kinh tế trọng điểm và các địa bàn lân cận nhằm tận dụng các lợi thế sẵn có, gồm:

+ Miền Bắc: các tỉnh, thành phố trong và giáp ranh khu vực Tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

+ Miền Trung: các tỉnh từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà.

+ Miền Nam: các tỉnh, thành phố trong và giáp ranh khu vực Tứ giác tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai -Bình Dương; thành phố Cần Thơ (phục vụ khu vực đồng bằng sông Cửu Long).

- Giao các doanh nghiệp nhà nước : Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp, Tổng công ty Than Việt Nam, Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn đảm nhiệm vai trò nòng cốt trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, xây dựng và triển khai các dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng theo hướng:

+ Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam: tập trung sản xuất, lắp ráp xe khách, xe tải cỡ trung và nhỏ, xe con, động cơ, hộp số, cụm truyền động.

+ Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp: tập trung sản xuất, lắp ráp xe khách, xe tải trung và nhỏ, động cơ, hộp số, cụm truyền động.

+ Tổng công ty Than Việt Nam: tập trung sản xuất, lắp ráp xe tải hạng trung và nặng, xe chuyên dùng và các thiết bị công tác kèm theo.

+ Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn: tập trung lắp ráp, sản xuất xe khách, xe chuyên dùng và một số loại phụ tùng ô tô.

- Giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tham gia tổ chức sản xuất, lắp ráp xe có tính năng kỹ - chiến thuật đáp ứng yêu cầu an ninh, quốc phòng.

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm vai trò nòng cốt nêu trên và các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an:

+ Các dự án đầu tư phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo "Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô";

+ Dự án đầu tư mới phải đạt được yêu cầu phân công chuyên môn hoá-hợp tác hoá cao, phù hợp định hướng phân công sản xuất nêu ở khoản 4; có công nghệ tiên tiến, được chuyển giao từ các nhà sản xuất ô tô lớn của thế giới; tỷ lệ sản xuất trong nước phải cao hơn mức định hướng chung;

+ Dự án đầu tư phải được thẩm tra, phê duyệt theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.

- Đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài: việc đầu tư phát triển sản xuất thực hiện theo Giấy phép đầu tư. Khuyến khích việc đầu tư sản xuất động cơ, phụ tùng trên cơ sở chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các hãng nổi tiếng trên thế giới.

- Đối với các doanh nghiệp trong nước khác:

+ Dự án phải phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020;

+ Đáp ứng các tiêu chuẩn theo "Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô";

+ Khuyến khích các dự án có sản phẩm xuất khẩu, dự án sản xuất động cơ ô tô, hộp số, cụm truyền động và dự án có quy mô đầu tư lớn;

+ Đối với doanh nghiệp đã có quá trình sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng, việc đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, lắp ráp phải gắn với nâng cấp công nghệ, hiện đại hoá trang thiết bị để nâng cao tỷ lệ sản xuất trong nước theo định hướng nêu ở khoản 3;

+ Đối với các dự án đầu tư mới, phải đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện: có chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến từ các nhà sản xuất ô tô trên thế giới; có kế hoạch, lộ trình và biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu về tỷ lệ sản xuất trong nước (theo định hướng nêu ở các điểm a, b, c, d khoản 3); có quy trình công nghệ sản xuất và giải pháp cụ thể, khả thi để đảm bảo sản phẩm làm ra đạt các tiêu chuẩn do Nhà nước quy định về kỹ thuật, chất lượng, an toàn, đăng kiểm, môi trường; tuân thủ đầy đủ các quy định về bản quyền và sở hữu công nghiệp.

5. Định hướng về nguồn vốn đầu tư

Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện Quy hoạch như sau:

+ Giai đoạn 2001 - 2010: khoảng 16.000 - 18.000 tỷ đồng. Nguồn vốn bao gồm:

- Vốn tự huy động của các doanh nghiệp;

- Vốn vay ngân hàng thương mại;

- Vốn đầu tư nước ngoài;

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (chỉ dành cho các dự án trọng điểm do Thủ tướng Chính phủ quyết định và dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định hiện hành).

+ Giai đoạn 2010 - 2020: ước tính khoảng 35.000 - 40.000 tỷ đồng. Nguồn vốn: chủ yếu là vốn tự huy động của doanh nghiệp, vốn vay thương mại và vốn nước ngoài.

6. Những chính sách và giải pháp hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

a) Các chính sách về thuế đối với ô tô và linh kiện, phụ tùng ô tô

Để khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất ô tô và phụ tùng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, Nhà nước có một số chính sách hỗ trợ như sau:

- Không tính thuế nhập khẩu theo bộ linh kiện rời dạng CKD, IKD; tính thuế nhập khẩu theo biểu thuế đối với linh kiện và phụ tùng nhập khẩu và theo hướng khuyến khích sản xuất trong nước.

- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với sản phẩm chế thử trong thời gian một năm kể từ khi sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường.

b) Các chính sách và giải pháp về thị trường

- Bảo vệ thị trường:

+ Áp dụng các biện pháp hỗ trợ sản xuất trong nước phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

+ Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với ô tô, phụ tùng ô tô để ngăn chặn việc lưu thông những hàng hóa kém chất lượng, không an toàn, gây ô nhiễm môi trường.

+ Xử lý nghiêm khắc hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại được đưa vào thị trường Việt Nam.

- Mở rộng thị trường:

+ Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ trong cả nước;

+ Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô sử dụng động cơ, phụ tùng ô tô chế tạo trong nước;

+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài.

c) Các chính sách và giải pháp về đầu tư

- Khuyến khích sự hợp tác, phân công sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng các công nghệ và thiết bị đã đầu tư, giảm chi phí đầu tư mới và tránh đầu tư trùng lắp.

- Đầu tư mới từng bước nhưng tập trung, có trọng điểm và đầu tư nhanh ở những khâu công nghệ cơ bản, quyết định chất lượng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất động cơ, phụ tùng, linh kiện ô tô, đặc biệt là các dự án đầu tư với quy mô công suất lớn, sản xuất sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho chương trình nâng cao tỷ lệ sản xuất trong nước và xuất khẩu, được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

d) Chính sách và giải pháp về khoa học công nghệ

- Khuyến khích chuyển giao công nghệ, đầu tư công nghệ tiên tiến phục vụ chương trình sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, đặc biệt là động cơ, hộp số, cụm truyền động.

- Nhà nước hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ cho các dự án sản xuất động cơ, hộp số, cụm truyền động nếu công nghệ được chuyển giao từ các hãng có danh tiếng trên thế giới.

- Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho đầu tư hoạt động nghiên cứu - phát triển trong công nghiệp ô tô.

đ) Các chính sách và giải pháp về nguồn nhân lực

Tăng cường đầu tư cho đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, cán bộ thiết kế, công nhân lành nghề phục vụ công nghiệp ô tô, kể cả cử đi học nước ngoài từ nguồn vốn ngân sách của Nhà nước.

e) Các chính sách và giải pháp về huy động vốn

- Khuyến khích cổ phần hóa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, phụ tùng ô tô, kể cả bán cổ phần cho người nước ngoài để tạo vốn đầu tư mới và đa dạng hóa nguồn vốn.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô.

- Các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật, có dự án đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu ở khoản 4 (phần "Đối với các dự án trong nước khác") đều được phép đầu tư dự án trên nguyên tắc tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. Khi xây dựng dự án, chủ đầu tư căn cứ các định hướng quy hoạch, định hướng đầu tư nêu trên (nhất là nhu cầu thị trường, nhu cầu sản lượng bổ sung từng thời kỳ đối với mỗi loại xe, định hướng phân bố lực lượng sản xuất...), khả năng cạnh tranh thực tế của doanh nghiệp để xác định quy mô và địa điểm đầu tư thích hợp, đồng thời tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

g) Các chính sách và giải pháp về quản lý ngành

- Chú trọng nghiên cứu, thực hiện các giải pháp điều tiết cung cầu của thị trường ô tô Việt Nam nhằm đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả chung cho toàn ngành.

- Xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp tự sắp xếp, tổ chức lại, hình thành các doanh nghiệp lớn theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, các công ty vệ tinh của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô; thực hiện tốt việc chuyên môn hoá, hợp tác hoá.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công nghiệp:

- Xây dựng, ban hành ngay "Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô".

- Chỉ đạo thực hiện Chương trình và các giải pháp phát triển sản xuất ô tô đến năm 2010.

- Chủ trì thẩm tra các dự án đầu tư mới sản xuất, lắp ráp ô tô có sử dụng vốn nhà nước của 4 doanh nghiệp nhà nước nòng cốt, trình Thủ tướng Chính phủ thông qua và cho phép thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc kiểm tra các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng theo nội dung dự án đã xây dựng.

- Thông qua công tác kiểm tra theo chức năng quản lý ngành, kiến nghị với Chính phủ các biện pháp điều chỉnh cung cầu về thị trường ô tô trong quá trình thực hiện Quy hoạch; công bố cho các doanh nghiệp biết và thực hiện.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ:

- Xây dựng, ban hành Quy định về phương pháp tính tỷ lệ nội địa hoá ô tô làm cơ sở để xác định mức khuyến khích hỗ trợ trong đầu tư đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng ô tô.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng ô tô và phụ tùng đối với các loại xe lưu hành trong nước; các quy định mang tính chất rào cản kỹ thuật để ngăn chặn việc sản xuất, lắp ráp và lưu hành các loại ô tô chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường.

- Hướng dẫn việc chuyển giao tiếp nhận công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng nhằm đảm bảo công nghệ được chuyển giao thực sự là công nghệ tiên tiến.

3. Bộ Tài chính:

- Ban hành ngay biểu thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô để thay thế cho việc tính thuế theo bộ linh kiện dạng CKD, IKD phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

- Nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích các dự án sản xuất, chế tạo động cơ ô tô, hộp số, cụm truyền động.

- Nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ tài chính cho hoạt động nghiên cứu - phát triển và đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp ô tô.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành quy định một số loại phí nhằm hạn chế việc mua sắm và lưu hành ô tô du lịch cá nhân trong điều kiện hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng kịp tốc độ gia tăng số lượng xe.

- Kiểm soát chặt chẽ việc thu thuế đối với ô tô và linh kiện, phụ tùng nhập khẩu; phối hợp với Bộ Thương mại đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.

4. Bộ Giao thông vận tải:

Rà soát, hoàn thiện và ban hành ngay các quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật, an toàn đối với ô tô xuất xưởng và nhập khẩu (quy định về đăng kiểm phương tiện cơ giới) theo hướng nâng cao chất lượng và độ an toàn ô tô, thay cho các quy định hiện hành không còn phù hợp.

5. Bộ Thương mại:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với sản phẩm ô tô và phụ tùng để bảo vệ thị trường trong nước.

- Đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu, tạo điều kiện giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Tăng cường kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp ô tô theo Chiến lược và Quy hoạch được duyệt, đặc biệt là vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng, linh kiện. Kiểm tra và giúp đỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng ô tô theo đúng giấy phép và các quy định của pháp luật hiện hành.

7. Bộ Công an:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, quy định giới hạn số lượng ô tô đăng ký mới hàng năm trên từng địa bàn phù hợp với Quy hoạch phát triển giao thông vận tải, Quy hoạch đô thị, tình hình cụ thể của địa phương về hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ (cả động và tĩnh) và nhu cầu thực tế bổ sung, đổi mới phương tiện vận tải.

8. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, sản xuất phụ tùng ô tô trên địa bàn tỉnh, thành phố mình (nếu có) và giám sát việc thực hiện dự án theo nội dung đã xây dựng và đăng ký.

- Tham gia với các Bộ, ngành kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Quy hoạch để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn.

- Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành chức năng phối hợp rà soát công tác đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh sản xuất, lắp ráp ô tô, đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật, phù hợp quy hoạch và đáp ứng các quy định của "Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô". Chỉ đạo Sở Công nghiệp định kỳ báo cáo về Bộ Công nghiệp tình hình hoạt động của các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô.

9. Hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp hội kỹ sư ô tô Việt Nam:

- Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức việc phối hợp giữa các doanh nghiệp cơ khí tham gia sản xuất, lắp ráp ô tô, sản xuất phụ tùng nhằm nâng cao tính hợp tác - liên kết và tính chuyên môn hoá trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng.

- Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước các giải pháp, cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô theo đúng Chiến lược và Quy hoạch được duyệt.

10. Các doanh nghiệp đã được các cấp có thẩm quyền cho phép sản xuất, lắp ráp ô tô; tổ chức sản xuất các loại xe chuyên dùng trên cơ sở khung gầm gắn động cơ (ô tô chassis), được tiếp tục nhập khẩu và áp dụng chính sách thuế theo quy định hiện hành cho đến thời điểm Biểu thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô do Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực thi hành. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, nếu các doanh nghiệp nêu trên đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Quyết định này thì được tiếp tục sản xuất, lắp ráp ô tô; tổ chức sản xuất ô tô chassis.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 177/2004/QD-TTg

Hanoi, October 5, 2004

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON DEVELOPMENT OF VIETNAM’S AUTOMOBILE INDUSTRY TILL 2010, WITH A VISION TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposals of the Ministry of Industry in Official Dispatches No. 2042/CV-CLH of April 26, 2004; No. 2441/CV-CLH of May 19, 2004 and No. 3721/CV-CLH of July 26, 2004; and opinions of the Ministries of Planning and Investment, Science and Technology, Trade, Transport, Finance, Agriculture and Rural Development, and Defense, the State Bank of Vietnam and the Development Assistance Fund at the May 6, 2004 meeting at the Government Office,

DECIDES:

Article 1.- To approve the planning on development of Vietnam’s automobile industry till 2010, with a vision to 2020, with the following principal contents:

1. Development viewpoints

a/ The automobile industry is a very important industry which should be prioritized for development in order to contribute to efficiently serving the process of industrialization and modernization and building up national security and defense potentials.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The development of automobile industry must be linked to the approved master planning on national industrial development and strategies on development of  relevant industries in order to mobilize and bring into the fullest  play resources of all economic sectors, with State enterprises playing the pivotal role.

d/ To develop the automobile industry on the basis of absorbing the world’ advanced technologies, together with stepping up research-development activities in the country and efficiently making full use of the existing material foundations and equipment in order to rapidly meet the domestic demand for common-use automobiles with competitive prices, create a motive force for the domestic supporting industries to develop so as to speed up the process of domestic manufacture of components and spare parts.

e/ The development of automobile industry must be in line with the national consumption policy and ensure its synchronism with the development of traffic infrastructure system as well as the requirements of environmental protection and improvement.

2. The planning’s objectives

a/ Overall objectives:

To build and develop Vietnam’s automobile industry to make it by 2020 an important industry of the country, which can satisfy to the utmost the domestic market demand and join the regional and world markets.

b/ Specific objectives:

- Regarding common-use automobiles (trucks, passenger cars, cars):

To meet around 40-50% of the domestic market demand in terms of quantity and reach the localization rate (domestic manufacture content) of up to 40% by 2005; to meet over 80% of the domestic market in terms of quantity and reach the localization rate of 60% by 2010 (particularly for engines, to strive for the localization rate of 50%, and 90% for gearboxes).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To meet 30% of the domestic market demand in terms of quantity and reach the localization rate of 40% by 2005; proceed to meet 60% of the domestic market demand in terms of quantity and reach the localization rate of 60% by 2010.

- Regarding high-class automobiles:

For high-class tourist cars, to strive for the localization rate of 20-25% by 2005 and 40-45% by 2010, and substantially meet the domestic market demand;

For high-class trucks and passenger cars, to reach the localization rate of 20% by 2005 and 35-40% by 2010, and meet 80% of the domestic market demand.

- Regarding engines, gearboxes and spare parts:

To concentrate efforts on selective development of some types of engines, gear boxes, transmission details and spare parts with large quantities in service of domestic assembly and export.

- Regarding output and product structure orientations:

Table 1. Projected output of assorted automobiles till 2020

Unit: automobile

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

2005

2010

2020

1

Total number of automobiles

120,000

239,000

398,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cars of up to 5 seats

32,000

60,000

116,000

3

Cars of 6-9 seats

3,000

10,000

28,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Passenger cars

15,000

36,000

79,900

 

+ 10-16 seats

9,000

21,000

44,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ 17-25 seats

2,000

5,000

11,200

 

+ 26-46 seats

2,400

6,000

15,180

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Over 46 seats

1,600

4,000

9,520

5

Trucks

68,000

127,000

159,800

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Up to 2 tons

40,000*

57,000*

50,000

 

+ Over 2 tons - 7 tons

14,000

35,000

53,700

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Over 7 tons - 20 tons

13,600

34,000

52,900

 

+ Over 20 tons

400

1,000

3,200

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Special-use vehicles

2,000

6,000

14,400

* Including the replacement of 55,000 rural transport vehicles (rudimentary trucks) in the period from now till the end of 2007.

On the basis of balancing the existing capacity and forecast demand, the projected additional output of automobiles till 2010 is in Table 2.

Table 2. Capacity of, demand for, and additional output of, automobiles till 2010

Unit: automobile

Ordinal number

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2003 existing capacity

Required output for2010 (forecast)

Additional output in 2010

Notes

1

Cars of up to 5 seats

Over 100,000

60,000

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2

Cars of 6 - 9 seats

4,000 (by 2010)

10,000

6,000

With additional investment

3

Passenger cars

8,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



28,000

 

 

+ 10-16 seats

 

21,000

21,000

With additional investment

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

5,000

5,000

With additional investment

 

+ 26-46 seats

7,000 (by 2010)

6,000

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

+ Over 46 seats

2,000

4,000

2,000

With additional investment

4

Trucks

14,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



113,000

 

 

+ Up to 2 tons

10,000

57,000

47,000

With additional investment

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4,000

35,000

31,000

With additional investment

 

+ Over 7 tons-20 tons

 

34,000

34,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

+ Over 20 tons

 

1,000

1,000

With additional investment

5

Special-use cars

300

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6,000

With additional investment

- Regarding export:

To strive for the automobile and spare part export value of 5-10% of the industry’s total output value by 2010 and gradually increase the export turnover in the subsequent periods.

3. Planning orientations till 2010

a/ Regarding common-use automobiles, including trucks (mainly small- and medium-sized trucks), passenger cars and cars of between 4 and 9 seats

- Passenger cars:

To serve mass transit, including cars of 10 seats or more. Projected output:

+ By 2005: 15,000 cars, meeting over 50% of the market demand;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The localization rate to reach 40% by 2005 and 60% by 2010. Particularly for engines, the localization rate to reach 15-20% by 2005 and 50% by 2010.

- Trucks:

To serve cargo transport, mining, industry-construction etc, including mainly small- and medium-sized trucks, partly large-sized trucks (with a tonnage of up to 20 tons).

Projected truck output:

+ By 2005: 68,000 trucks, meeting over 50% of the market demand;

+ By 2010: 127,000 trucks, meeting around 80% of the market demand.

The localization rate to reach over 40% by 2005 and around over 60% by 2010.

- Cars of 4 - 9 seats:

Are cars with structures similar to those being manufactured by foreign-invested enterprises (minibuses, coaches, etc.) but with simpler forms and facilities, and prices suitable to the domestic purchasing power.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ By 2005: 3,000 cars, meeting around 10% of the market demand;

+ By 2010: 10,000 cars, meeting around 15% of the market demand.

(If the output of up-to-9 seat cars manufactured or assembled by foreign-invested enterprises is included, the domestic market demand shall be substantially  met).

The localization rate of common-use cars to reach 30% by 2005 and over 50% by 2010.

b/ For special-use vehicles:

On the basis of imported or home-made automobile chassis, to organize the manufacture of special-use vehicles, including refrigerator cars, fire-engines, road-sweepers, mud-dredgers, concrete-mixers, crane trucks, electric-repair vehicles, ambulances, drillers, excavators, etc., to meet the domestic demand.

Projected output:

+ By 2005: 2,000 vehicles, meeting around 30% of the market demand;

+ By 2010: 6,000 vehicles, meeting over 60% of the market demand.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ For high-class cars:

Projected output of assorted cars (including cars of between 6 and 9 seats of foreign-invested enterprises) is as follows:

+ By 2005: 32,000 cars;

+ By 2010: 60,000 cars.

To strive for the localization rate of 20-25% by 2005 and 40-45% by 2010.

d/ Manufacture of automobile engines, gear boxes and transmission details:

- Automobile engines (mainly assorted diesel engines of a capacity of 80-400 horse power):

The total output of the engine-manufacturing plants to be around 100,000 engines/year by 2010 and around 200,000 engines/year by 2020, of which engines of a capacity of 100-300 horse power represent 70%. To strive for the localization rate of 15-20% by 2005 and 50% by 2010.

To encourage foreign-invested sector to manufacture assorted engines for various types of car.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The output to reach 100,000 sets/year by 2010 and around 200,000 sets/year by 2020, the localization rate to reach 90% by 2010.

- Transmission details:

The output to reach 100,000 sets/year by 2010 and around 200,000 sets/year by 2020. The localization rate to reach 90% by 2010.

4. Investment orientations and requirements for investment projects

- To encourage the location of projects on manufacturing and assembling automobiles as well as manufacturing spare parts in the 3 key economic regions and their vicinities in order to make full use of existing advantages, including:

+ In Northern Vietnam: The provinces and cities lying within and adjacent to the Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic growth triangle.

+ In Central Vietnam: The provinces from Thanh Hoa to Khanh Hoa.

+ In Southern Vietnam: The provinces and cities lying within and adjacent to the Ho Chi Minh city-Ba Ria Vung Tau-Dong Nai-Binh Duong economic growth quadrangle; and Can Tho city (in service of the Mekong river delta region).

- To assign the following State enterprises: Vietnam Automobile Corporation, the Motors and Agricultural Machine Corporation, Vietnam Coal Corporation and Sai Gon Transport Mechanical Engineering Corporation to play the core role in Vietnam’s automobile industry, formulate and execute investment projects on manufacturing and assembling automobiles and spare parts along the following direction:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The Motors and Agricultural Machine Corporation: To concentrate on manufacturing and assembling medium- and small-sized passenger cars and trucks, engines, gear boxes and transmission details.

+ Vietnam Coal Corporation: To concentrate on manufacturing and assembling medium- and heavy-trucks, special-use vehicles and working accessories.

+ Sai Gon Transport Mechanical Engineering Corporation: To concentrate on manufacturing and assembling passenger cars, special-use vehicles and a number of automobile spare parts.

- To assign the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security to participate in organizing the manufacture and assembly of vehicles of technical-strategic properties, meeting the security and defense requirements.

- For the above-said core State enterprises and the automobile-manufacturing and –assembling enterprises under the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security:

+ Investment projects must meet the “criteria of automobile-manufacturing and –assembling enterprises”;

+ New investment projects must satisfy the high specialization assignment-cooperation requirements in conformity with the production assignment orientations mentioned in Clause 4; have advanced technologies transferred from the world’s big automobile manufacturers; the localization rate must be higher than the general oriented level;

+ Investment projects must be verified and approved according to current regulations on investment and construction management.

- For foreign-invested enterprises: The investment in manufacture development shall comply with investment licenses. To encourage the investment in manufacture of engines and spare parts on the basis of transfer of advanced technologies from the world’s famous firms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Projects must be in line with the strategy and planning on development of Vietnam’s automobile industry till 2010, with a vision to 2020;

+ Meeting the “criteria of the automobile-manufacturing and –assembling enterprises”;

+ To encourage projects with export products, projects on manufacturing automobile engines, gear boxes, transmission details, and projects of big investment scale;

+ For enterprises which have manufactured or assembled automobiles and manufactured spare parts for definite periods of time, the investment in expansion of manufacture and assembly capacity must be associated with technology upgrading and equipment modernization in order to raise the localization rates according to the orientations mentioned in Clause 3;

+ For new investment projects, they must also fully meet the following conditions: having advanced manufacturing technologies transferred from the world’s automobile manufacturers; having specific plans, roadmaps and measures to achieve the localization rate targets (according to the orientations mentioned at Points a, b, c and d, Clause 3); having production technological processes as well as specific and feasible solutions to ensure that the turned-out products are up to the State-prescribed standards on technique, quality, safety, registry and environment; fully complying with regulations on copyright and industrial property.

5. Investment capital source orientations

The projected total investment capital required for implementation of the planning is as follows:

+ The 2001-2010 period: Around VND 16,000-18,000 billion. Capital sources include:

- Capital mobilized by enterprises themselves;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Foreign investment capital;

- The State’s development investment credit capital (reserved only for key projects decided by the Prime Minister and projects eligible for the State’s development investment credit capital under current regulations).

+ The 2010-2020 period: Estimated at around VND 35,000-40,000 billion. Capital sources include mainly capital mobilized by enterprises themselves, commercial loans and foreign capital.

6. Policies and solutions in support of Vietnam’s automobile industry

a/ Tax policies for automobiles as well as automobile components and spare parts

In order to encourage the development of the industry of manufacturing automobiles and spare parts in service of the domestic demand and export, the State adopts a number of support policies as follows:

- Not to impose import tax on CKD and IKD component sets; to impose import tax on imported components and spare parts according to the Tariffs along the direction of promoting the domestic manufacture.

- To exempt enterprise income tax on trial-manufactured products for one year after the products are sold on the market.

b/ Market-related policies and solutions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To take measures to support domestic manufacture in conformity with the international and regional economic integration progress.

+ To promulgate technical standards for automobiles and automobile spare parts in order to prevent the circulation of inferior-quality, unsafe and environment-polluting commodities.

+ To strictly handle illegally imported goods and trade-fraud goods brought into Vietnamese market.

- Market expansion:

+ To step up the investment in upgrading the road networks nationwide;

+ To encourage the automobile-manufacturing and –assembling enterprises to use home-made engines and spare parts;

+ To create conditions for enterprises in marketing and trade promotion activities in order to expand the domestic market and stretch out to foreign markets.

c/ Investment policies and solutions

- To encourage the cooperation and manufacture assignment among domestic enterprises and between domestic enterprises and foreign-invested enterprises in order to make full use of the invested technologies and equipment, reduce new investment costs and prevent overlapped investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Foreign projects for investment in supporting industries, manufacturing automobile engines, spare parts and components, especially investment projects with large capacity scale, manufacturing high-quality products in service of programs on raising the localization and export rates, shall enjoy all preferential policies prescribed by the Law on Foreign Investment in Vietnam.

Science- and technology-related policies and solutions

- To encourage the transfer of, and investment in, advanced technologies in service of programs on manufacturing automobiles and automobile spare parts, especially engines, gearboxes and transmission details.

- The State shall provide funding support for technology transfer to projects on manufacturing engines, gearboxes and transmission details if technologies are transferred from the world’s prestigious firms.

- The State shall provide funding support for the investment in the automobile industry’s research-development activities.

e/ Human resource-related policies and solutions

To intensify investment in training and re-training of managerial officials, design officials and skilled workers in service of the automobile industry, even sending them abroad for study with the State budget capital source.

f/ Capital mobilization policies and solutions

- To encourage the equitization of enterprises manufacturing and assembling automobiles and automobile spare parts, even the sale of equities to foreigners for creation of new investment capital and diversification of capital sources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Enterprises which are established under law and have projects fully meeting the requirements mentioned in Clause 4 (The item “For other domestic projects”) may all invest in projects on the principle of self-responsibility for the investment efficiency. When formulating projects, investors shall base themselves on the above-said planning orientations and investment orientations (especially the market demand, the demand for additional output of each type of automobile in each period, productive force distribution orientations, etc.) as well as enterprises’ actual competitiveness to determine appropriate investment scales and locations, and at the same time take self-responsibility for their own decisions.

g/ Industry management policies and solutions

- To attach importance to the study and application of solutions to regulate supply and demand of Vietnam’s automobile market in order to ensure fair competition and efficiency for the whole industry.

- To build and perfect a legal framework in order to create conditions for enterprises to reorganize themselves or form large enterprises after the parent company-subsidiary company model and satellite companies of large enterprises in the domain of automobile manufacture and assembly; to well implement specialization and cooperation.

Article 2.- Implementation organization

1. The Ministry of Industry:

- To elaborate and promulgate immediately the “criteria of automobile-manufacturing and –assembling enterprises”.

- To direct the implementation of the program and solutions to the development of the automobile manufacture till 2010.

- To assume the prime responsibility for verifying new investment projects on automobile manufacture and assembly using the State capital of the 4 key State enterprises, then submit them to the Prime Minister for approval and implementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To approve the inspection work according to the industry management functions, propose to the Government measures to regulate the automobile market’s supply and demand in the course of implementation of the planning; publicize them to enterprises for implementation.

2. The Ministry of Science and Technology:

- To elaborate and promulgate a regulation on methods of calculating the localization rates of automobiles for use as basis for determination of investment support encouragement levels for enterprises manufacturing and assembling automobiles and manufacturing automobile spare parts.

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, formulating and promulgating technical standards and quality standards of automobiles and spare parts for domestically circulated automobiles; technical-barrier regulations for prevention of the manufacture, assembly and circulation of inferior-quality and environment-polluting automobiles.

- To provide guidance on the transfer and reception of technologies to enterprises manufacturing and assembling automobiles and spare parts, ensuring that the transferred technologies are truly advanced ones.

3. The Ministry of Finance:

- To promulgate immediately import tariffs of automobile components and spare parts in replacement of tax calculation according to CKD- and IKD-form component sets to suit the international and regional economic integration progress.

- To study and submit to the Prime Minister for promulgation mechanisms for encouraging projects on manufacturing automobile engines, gearboxes and transmission details.

- To study and submit to the Prime Minister for promulgation policies on financial support for research-development and human resource training activities for the automobile industry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To strictly control the collection of tax on imported automobiles, components and spare parts; to coordinate with the Ministry of Trade in stepping up the combat against smuggling and trade fraud.

4. The Ministry of Transport:

To review, perfect and promulgate immediately new regulations on standards, technical conditions and safety for automobiles delivered for sale and imported (regulations on registry of motorized means) along the direction of raising the quality and safety of automobiles, in replacement of inappropriate current regulations.

5. The Ministry of Trade:

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, studying and taking measures to enhance the efficiency of market management work, combat smuggling and trade fraud for automobiles and spare parts in order to protect the domestic market.

- To propose solutions to intensifying export promotion activities, create conditions for Vietnam’s automobile industry to join the regional and world markets.

6. The Ministry of Planning and Investment:

To actively call for and attract foreign investment in the development of automobile industry according to the approved strategy and planning, especially in the manufacture of spare parts and components. To examine and assist foreign-invested enterprises manufacturing and assembling automobiles and automobile spare parts strictly according to the licenses and current law provisions.

7. The Ministry of Public Security:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. The provincial/municipal People’s Committees:

-To create favorable conditions for execution of projects on manufacturing and assembling automobiles as well as manufacturing automobile spare parts in their respective provinces or cities (if any) and supervise the execution of the projects according to the formulated and registered contents.

- To consult the ministries and branches in examining and supervising the implementation of the planning in order to ensure the synchronism and uniformity between the automobile industry development planning and the master planning on socio-economic development as well as the industrial development plannings in the localities.

- To direct the functional provincial/municipal Services, departments and branches to coordinate with one another in reviewing business registration work for enterprises engaged in automobile manufacture or assembly, ensuring the strictness, lawfulness, conformity with planning, and satisfaction of the “criteria of automobile-manufacturing and –assembling enterprises”. To direct the provincial/municipal Industry Services to periodically report to the Ministry of Industry on the operation of the automobile-manufacturing and –assembling projects.

9. Vietnam’s Association of Mechanical Enterprises, Vietnam’s Association of Automobile Manufacturers and Vietnam’s Association of Automobile Engineers:

- To study, propose and organize the coordination among mechanical enterprises manufacturing and assembling automobiles as well as manufacturing spare parts in order to raise cooperation-association and specialization in the manufacture and assembly of automobiles and spare parts.

- To study and propose to State management agencies solutions, mechanisms and policies for encouraging and promoting the development of the automobile industry strictly according to the approved strategy and planning.

10. Enterprises which are permitted by competent authorities to manufacture and assemble automobiles or organize the manufacture of special-use automobiles on the basis of automobile chassis may continue to conduct the importation and apply the tax policies according to current regulations till the Finance Ministry-issued Import Tariff of automobile components and spare parts takes effect. As from July 1, 2005, if the above-said enterprises fully meet the conditions prescribed in this Decision, they may continue to manufacture and assemble automobiles or organize the manufacture of automobile chassis.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 177/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp "ôtô" Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.044

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.223.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!