Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông

Số hiệu: 14/2018/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành: 20/07/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

05 tiêu chuẩn đánh giá hiệu trưởng trường giáo dục phổ thông

Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT).

Theo đó, việc đánh giá chuẩn hiệu trưởng cơ sở GDPT dựa trên 05 tiêu chuẩn với 18 tiêu chí, cụ thể:

- Phẩm chất nghề nghiệp (Đạo đức nghề nghiệp, Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường, Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân);

- Quản trị nhà trường (Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, Quản trị nhân sự nhà trường…vv);

- Xây dựng môi trường giáo dục (Xây dựng văn hóa nhà trường, Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường, Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường);

- Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội (Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh…vv);

- Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

Các tiêu chí được đánh giá ở 3 mức độ: đạt, khá và tốt.

Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/9/2018; thay thế Thông tư 14/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2018/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2018

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHUẨN HIỆU TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 9 năm 2018.

Thông tư này thay thế Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học và Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.


Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Bộ trưởng;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Công báo;
- Website của Chính phủ;
- Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục NGCBQLGD (10 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

QUY ĐỊNH

CHUẨN HIỆU TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi là chuẩn hiệu trưởng), hướng dẫn sử dụng chuẩn hiệu trưởng.

2. Quy định này áp dụng đối với hiệu trưởng trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Mục đích ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng

1. Làm căn cứ để hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

2. Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.

3. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

4. Làm căn cứ để các phó hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng; giáo viên thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phẩm chất là tư tưởng, đạo đức, lối sống của hiệu trưởng trong thực hiện công việc, nhiệm vụ.

2. Năng lực là khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ của hiệu trưởng.

3. Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông là hệ thống phẩm chất, năng lực mà hiệu trưởng cần đạt được để lãnh đạo và quản trị nhà trường.

4. Tiêu chuẩn là yêu cầu về phẩm chất, năng lực ở từng lĩnh vực của chuẩn hiệu trưởng.

5. Tiêu chí là yêu cầu về phẩm chất, năng lực thành phần của tiêu chuẩn.

6. Mức của tiêu chí là cấp độ đạt được trong phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi tiêu chí. Có ba mức đối với mỗi tiêu chí theo cấp độ tăng dần: mức đạt, mức khá và mức tốt; mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu ở mức thấp hơn liền kề.

a) Mức đạt: có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong lãnh đạo, quản trị cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định;

b) Mức khá: có phẩm chất, năng lực đổi mới, sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong lãnh đạo, quản trị cơ sở giáo dục phổ thông đạt hiệu quả cao;

c) Mức tốt: có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới lãnh đạo, quản trị cơ sở giáo dục phổ thông và phát triển giáo dục địa phương.

7. Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.

8. Quản trị nhà trường là quá trình xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch hoạt động trong nhà trường; tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục học sinh thông qua huy động, sử dụng các nguồn lực, giám sát, đánh giá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển nhà trường theo sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của nhà trường.

9. Đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng là việc xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường của hiệu trưởng theo quy định của chuẩn hiệu trưởng.

10. Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín về công tác lãnh đạo, quản trị nhà trường; hiểu biết về tình hình giáo dục trong bối cảnh mới; có năng lực tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường.

Chương II

CHUẨN HIỆU TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Điều 4. Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp

Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

1. Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp

a) Mức đạt: thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường;

b) Mức khá: chỉ đạo phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên, học sinh; chủ động sáng tạo trong xây dựng các nội quy, quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường;

c) Mức tốt: có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường.

2. Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường

a) Mức đạt: có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho tất cả học sinh;

b) Mức khá: lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường;

c) Mức tốt: có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.

3. Tiêu chí 3. Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân

a) Mức đạt: đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân; cập nhật kịp thời các yêu cầu đổi mới của ngành về chuyên môn, nghiệp vụ;

b) Mức khá: đổi mới, sáng tạo trong việc vận dụng các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân;

c) Mức tốt: hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Điều 5. Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường

Lãnh đạo, quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh.

1. Tiêu chí 4. Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường

a) Mức đạt: tổ chức xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường; chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên, nhân viên xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo quy định;

b) Mức khá: đổi mới, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường và kế hoạch của tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên;

c) Mức tốt: hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường.

2. Tiêu chí 5. Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh

a) Mức đạt: chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của nhà trường, tổ chức thực hiện dạy học và giáo dục học sinh; đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục học sinh; đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của chương trình giáo dục phổ thông;

b) Mức khá: đổi mới quản trị hoạt động dạy học và giáo dục học sinh hiệu quả; đảm bảo giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học, giáo dục phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh; kết quả học tập, rèn luyện của học sinh được nâng cao;

c) Mức tốt: hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về quản trị hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.

3. Tiêu chí 6. Quản trị nhân sự nhà trường

a) Mức đạt: chỉ đạo xây dựng đề án vị trí việc làm; chủ động đề xuất tuyển dụng nhân sự theo quy định; sử dụng giáo viên, nhân viên đúng chuyên môn, nghiệp vụ; chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của nhà trường theo quy định;

b) Mức khá: sử dụng giáo viên, nhân viên đúng chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo tinh gọn, hiệu quả; đánh giá năng lực đội ngũ, tạo động lực và tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên cho giáo viên, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của nhà trường có hiệu quả;

c) Mức tốt: hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về quản trị nhân sự trong nhà trường.

4. Tiêu chí 7. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường

a) Mức đạt: chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định cụ thể về tổ chức, hành chính trong nhà trường; thực hiện phân công, phối hợp giữa các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác thực hiện nhiệm vụ theo quy định;

b) Mức khá: sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả; phân cấp, ủy quyền cho các bộ phận, cá nhân trong nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ;

c) Mức tốt: tin học hóa các hoạt động quản trị tổ chức, hành chính của nhà trường; hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về quản trị tổ chức, hành chính của nhà trường.

5. Tiêu chí 8. Quản trị tài chính nhà trường

a) Mức đạt: chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, lập dự toán, thực hiện thu chi, báo cáo tài chính, kiểm tra tài chính, công khai tài chính của nhà trường theo quy định;

b) Mức khá: sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường;

c) Mức tốt: huy động các nguồn tài chính hợp pháp theo quy định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường; hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về quản trị tài chính nhà trường.

6. Tiêu chí 9. Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường

a) Mức đạt: chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy định của nhà trường về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường; tổ chức lập và thực hiện kế hoạch mua sắm, kiểm kê, bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo quy định;

b) Mức khá: khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường;

c) Mức tốt: huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường; hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường.

7. Tiêu chí 10. Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường

a) Mức đạt: chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường theo quy định;

b) Mức khá: chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng, khắc phục điểm yếu theo kết quả tự đánh giá của nhà trường;

c) Mức tốt: chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển chất lượng bền vững; hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về quản trị chất lượng giáo dục nhà trường.

Điều 6. Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.

1. Tiêu chí 11. Xây dựng văn hóa nhà trường

a) Mức đạt: chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định;

b) Mức khá: xây dựng được các điển hình tiên tiến về thực hiện nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường;

c) Mức tốt: tạo lập được môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện trong nhà trường và hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về xây dựng văn hóa nhà trường.

2. Tiêu chí 12. Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường

a) Mức đạt: chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở trường học theo quy định;

b) Mức khá: khuyến khích mọi thành viên tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; bảo vệ những cá nhân công khai bày tỏ ý kiến; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ ở trong nhà trường;

c) Mức tốt: tạo lập được môi trường dân chủ trong nhà trường và hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường.

3. Tiêu chí 13. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

a) Mức đạt: chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;

b) Mức khá: khuyến khích các thành viên tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;

c) Mức tốt: tạo lập được mô hình trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường và hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

Điều 7. Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội

Tổ chức các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

1. Tiêu chí 14. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

a) Mức đạt: tổ chức cung cấp thông tin về chương trình và kế hoạch dạy học của nhà trường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;

b) Mức khá: phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học nhà trường; công khai, minh bạch các thông tin về kết quả thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học của nhà trường;

c) Mức tốt: giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học của nhà trường.

2. Tiêu chí 15. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

a) Mức đạt: tổ chức cung cấp thông tin về nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan; tiếp nhận thông tin từ gia đình, xã hội về đạo đức, lối sống của học sinh;

b) Mức khá: phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;

c) Mức tốt: giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

3. Tiêu chí 16. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường

a) Mức đạt: tổ chức cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về thực trạng, nhu cầu nguồn lực để phát triển nhà trường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;

b) Mức khá: phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường theo quy định;

c) Mức tốt: sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhà trường; giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

Điều 8. Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin

Có khả năng sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.

1. Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ

a) Mức đạt: giao tiếp thông thường bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh);

b) Mức khá: chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường;

c) Mức tốt: sử dụng ngoại ngữ thành thạo (ưu tiên tiếng Anh); tạo lập môi trường phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường.

2. Tiêu chí 18. Ứng dụng công nghệ thông tin

a) Mức đạt: sử dụng được một số công cụ công nghệ thông tin thông dụng trong quản trị nhà trường;

b) Mức khá: sử dụng được các phần mềm hỗ trợ quản trị nhà trường;

c) Mức tốt: tạo lập được môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy, học và quản trị nhà trường.

Chương III

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHUẨN HIỆU TRƯỞNG

Điều 9. Yêu cầu đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng

1. Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.

2. Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của hiệu trưởng trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

3. Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.

Điều 10. Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng

1. Quy trình đánh giá

a) Hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng;

b) Nhà trường tổ chức lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường đối với hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng;

c) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng trên cơ sở kết quả tự đánh giá của hiệu trưởng, ý kiến của giáo viên, nhân viên và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.

2. Xếp loại kết quả đánh giá

a) Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 đạt mức tốt;

b) Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 đạt từ mức khá trở lên;

c) Đạt chuẩn hiệu trưởng: có tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 đạt từ mức đạt trở lên;

d) Chưa đạt chuẩn hiệu trưởng: có trên 1/3 tiêu chí được đánh giá chưa đạt hoặc có tối thiểu 01 (một) tiêu chí trong số các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 và 14 được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

Điều 11. Chu kỳ và thẩm quyền đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng

1. Chu kỳ đánh giá

a) Hiệu trưởng tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học;

b) Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá hiệu trưởng theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan quản lý cấp trên quyết định rút ngắn chu kỳ đánh giá.

2. Thẩm quyền đánh giá

a) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chủ trì đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện;

b) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chủ trì đánh giá hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp cao nhất là trung học phổ thông, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh;

c) Người đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học, các viện, học viện chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc;

d) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc.

Điều 12. Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán

1. Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán

a) Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông;

b) Là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông được người có thẩm quyền đánh giá đạt mức khá trở lên theo chuẩn hiệu trưởng;

c) Được cơ quan quản lý cấp trên lựa chọn phù hợp với yêu cầu hỗ trợ, tư vấn về tổ chức và thực hiện các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ở địa phương;

d) Có nguyện vọng trở thành cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.

2. Quy trình lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán

a) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền, báo cáo sở giáo dục và đào tạo;

b) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền, tổng hợp danh sách cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán trên địa bàn, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Nhiệm vụ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán

a) Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn phát triển năng lực lãnh đạo và quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông;

b) Hỗ trợ, tư vấn cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn xây dựng kế hoạch tự học, tự phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông;

c) Phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục địa phương và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc biên soạn tài liệu, học liệu; tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn;

d) Hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong quá trình tham gia, thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng Internet.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực theo chuẩn hiệu trưởng.

2. Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức thực hiện Quy định này theo thẩm quyền; xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo dựa trên kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng.

Điều 14. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo

1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy định này theo thẩm quyền; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng trước 30 tháng 6 hằng năm.

2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo thẩm quyền dựa trên kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng.

Điều 15. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo

1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy định này theo thẩm quyền; báo cáo sở giáo dục và đào tạo kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng.

2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn dựa trên kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng.

Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông

1. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

2. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông vận dụng chuẩn hiệu trưởng để chỉ đạo, tổ chức triển khai đánh giá phó hiệu trưởng theo các tiêu chí phù hợp với nhiệm vụ được phân công.

3. Tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên, chính quyền địa phương về công tác quản lý, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông dựa trên kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng.

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 14/2018/TT-BGDDT

Hanoi, July 20, 2018

 

CIRCULAR

ISSUING REGULATIONS ON STANDARDS FOR GENERAL EDUCATION SCHOOL PRINCIPALS

Pursuant to the Government's Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 2, 2006, elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education; the Government's Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 on revision and supplementation of the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 2, 2006, elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education; the Government’s Decree No. 07/2013/ND-CP dated January 9, 2013 amending subparagraph b paragraph 13 Article 1 of the Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 amending and supplementing certain Articles of the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 2, 2006 elaborating and providing guidance on implementation of certain articles of the Law on Education;

Upon the request of the Director of the Department of Teachers and Educational Administrators;

The Minister of Education and Training hereby issues the Circular issuing regulations on standards for general education school Principals.

Article 1. Regulations on standards for general education school Principals shall be enclosed herewith.

Article 2. This Circular shall enter in force on September 4, 2018.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. The Chief of the Office, the Head of the Department of Teachers and Educational Administrators, the Heads of affiliates of the Ministry of Education and Training, the Directors of the Departments of Education and Training, and the Heads of entities and individuals concerned shall be responsible for implementing this Circular.

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Nguyen Huu Do

 

REGULATIONS

STANDARDS FOR GENERAL EDUCATION SCHOOL PRINCIPALS
(Issued together with the Circular No. 14/2018/TT-BGDDT dated July 20, 2018 of the Minister of Education and Training)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Regulations on standards for general education school Principals shall cover standards for the general education school Principals (hereinafter referred to as Principal standards), and instructions for use of Principal standards.

2. These regulations shall apply to Principals of primary schools, lower secondary schools, upper secondary schools and multi-grade general education schools, gifted schools, boarding general education schools for minority students, semi-boarding general education schools for minority students (hereinafter referred to as general education school), and other related organizations or individuals.

Article 2. Purposes of these regulations

1. Serve as a basis for general education school Principals’ (hereinafter referred to as Principal) self-assessment of their qualities and capabilities; design and implementation of training and education plans for maintenance and improvement of school leadership and management qualities and capabilities in order to meet education reform requirements.

2. Serve as a basis for state regulatory authorities’ assessment of Principals’ qualities and capabilities; formulation and implementation of regulatory policies for development of general education school administrators; selection and utilization of general education school administrators.

3. Serve as a basis for teacher and educational administrator training establishments’ design, improvement and implementation of their training programs for acquisition and development of school leadership and administration qualities and capabilities of general education school administrators.

4. Serve as the basis that Vice Principals expected to hold the Principal position or teachers expected to hold the Principal or Vice Principal position assess, design and implement, at their discretion, training and educational plans for promotion of school leadership and administration qualities and capabilities.

Article 3. Definition

For the purposes of these Regulations, terms used herein shall be construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Capability means a Principal’s competence in performing his/her assignments and duties.

3. Principal standard means a system of professional quality and capability requirements that a Principal needs to attain to lead and administer a school.

4. Standard means a sector-specific quality and capability requirement belonging to Principal standards.

5. Criterion means a component quality and capability requirement of a standard.

6. Level of criterion means a level achieved in the process of development of qualities and capabilities in each criterion. There are three levels in each criterion arranged in ascending order: SATISFACTORY level, GOOD level and VERY GOOD level; the higher level must encompass requirements set out at the immediately lower level.

a) SATISFACTORY level: a Principal must have the satisfactory qualities and capabilities to organize implementation of the assigned tasks of leading and administering general education schools according to regulations in force;

b) GOOD level: a Principal must have the innovative and creative qualities and capabilities to organize implementation of the assigned tasks of leading and administering general education schools in a highly efficient manner;

c) VERY GOOD level: a Principal must have positive influences on the innovation in leadership and administration of general education schools and the local education growth.

7. Evidence means proofs (e.g. materials, documents, objects, phenomena and witnesses) displayed as an impartial confirmation of attainment of the level in each criterion.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Assessment based on Principal standards means the determination of the level of school leadership and administration quality and capability that a Principal attains according to the Principal standards.

10. Key general education school administrator means a Principal and Vice Principal(s) of a general education school who have good moral qualities and earn good reputation in school leadership and administration activities; have good command of educational situations arising in the new context; have capabilities of advising and supporting their colleagues at work and through training programs for development of school leadership and administration skills.

Chapter II

STANDARDS FOR GENERAL EDUCATION SCHOOL PRINCIPALS

Article 4. Standard 1. Professional qualities

A Principal must demonstrate exemplary professional ethics and innovative ideas in the leadership and administration of the school; have the capacities to develop his/her professional and administrative skills.

1. Criterion 1. Professional ethics

a) SATISFACTORY level: a Principal must strictly comply with the regulations on teacher’s ethics; direct the strict compliance with regulations on ethical conducts of his/her school’s teachers;

b) GOOD level: a Principal must direct detection and prompt rectification of any manifestation of violations against ethical standards committed by teachers, staff members and students; proactively and creatively formulate rules and regulations on the ethical conducts of school teachers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Criterion 2. Innovative thoughts in school leadership and administration

a) SATISFACTORY level: a Principal must have innovative thoughts in school leadership and administration in order to develop all students’ qualities and capabilities;

b) GOOD level: a Principal must spread his/her innovative thoughts to every member in the school;

c) VERY GOOD level: a Principal must have positive influences upon general education school administrators in terms of his/her innovative thoughts in school leadership and administration.

3. Criterion 3. Capabilities of developing professional and administrative skills

a) SATISFACTORY level: a Principal must achieve training standards and complete professional training and refresher courses according to applicable regulations; have plans to regular take part in training and educational courses to boost his/her professional and administrative skills; promptly update himself/herself on the professional and administrative skill requirements in the pedagogic sector;

b) GOOD level: The principal must be innovative and creative in applying training and educational forms, methods and selecting training and educational contents as well as in promoting his/her professional and administrative skills;

c) VERY GOOD level: a Principal must be capable of guiding and supporting general education school administrators to develop their personal professional and administrative skills in order to meet education reform requirements.

Article 5. Standard 2. School administration

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Criterion 4. Supervision of formulation of school development plans

a) SATISFACTORY level: a Principal must undertake formulation of plans and provide guidance on implementation, oversee and assess implementation of school development plans; direct professional groups, teachers and staff members to work out plans for implementation of their assigned duties in accordance with regulations in force;

b) GOOD level: a Principal must be innovative and creative in formulating plans and providing guidance on implementation, overseeing and assessing implementation of school development plans and plans of professional groups, teachers and staff members;

c) VERY GOOD level: a Principal must guide and support general education school administrators to formulate plans, and provide guidance on implementation, supervision and assessment of implementation of school development plans.

2. Criterion 5. Administration of teaching and educational activities.

a) SATISFACTORY level: a Principal must direct formulation of teaching and educational plans of the school, and organize teaching and educational activities; reform teaching and educational methodologies; assess learning and training outcomes of students, subject to the requirements for development of qualities and capabilities of students of general education programs;

b) GOOD level: a Principal must be capable of innovating to ensure the effective administration of teaching and educational activities; ensuring that teachers use teaching and educational methodologies corresponding to various learning styles, needs, preference and readiness of specific students, and learning and training outcomes of students are improved;

c) VERY GOOD level: a Principal must be capable of providing general education school administrators with instructions and support for administration of the school’s teaching and educational activities.

3. Criterion 6. School’s personnel management

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) GOOD level: a Principal must utilize teachers and personnel by taking into account their professional and administrative skills so as to ensure the organizational structure is streamlined and effective; assess capabilities of the school’s staff, stimulate and regularly organize training and career development courses for teachers, training courses for development of administrative capabilities for school administrators and the staff on the track to holding a Principal or Vice Principal position in an efficient manner;

c) VERY GOOD level: a Principal must provide general education school administrators with instructions and support for the school’s personnel management.

4. Criterion 7. Organizational and administrative management

a) SATISFACTORY level: a Principal must be capable of directing the formulation and supervising of the implementation of specific regulations on organizational and administrative issues of the school; directing assignment of tasks and cooperation between professional groups, office groups and other divisions in implementation of these assigned tasks in accordance with regulations in force;

b) GOOD level: a Principal must be capable of building the streamlined and efficient organizational structure and machinery; authorizing and delegating powers to the school’s divisions and staff members to perform assigned tasks in an effective manner;

c) VERY GOOD level: a Principal must be capable of involving his/her staff in computerizing all organizational and administrative activities in the school; providing general education school administrators with instructions and support for the school’s organizational and administrative management activities.

5. Criterion 8. School’s financial management

a) SATISFACTORY level: a Principal must be capable of directing the formulation and supervising the implementation of internal spending rules, budget estimation, collection of revenues, use of expenditures, preparation of financial statements, financial inspection and financial disclosure in the school;

b) GOOD level: a Principal must effectively use financial resources so as to improve the quality of all-round education programs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Criterion 9. Management of training and educational facilities, equipment and technologies

a) SATISFACTORY level: a Principal must be capable of directing the formulation and supervising the implementation of the school's regulations on management of training and educational facilities, equipment and technologies of the school; supervising formulation and implementation of plans for purchase, stocktaking, maintenance and repair of training and educational facilities and equipment according to regulations in force;

b) GOOD level: a Principal must be capable of exploiting and effectively use training and educational facilities, equipment and technologies available in the school;

c) VERY GOOD level: a Principal must be capable of mobilizing necessary resources to increase the number of training and educational facilities, equipment and technologies in order to improve the quality of all-round education programs; providing general education school administrators with instructions and support for administration of training and educational facilities, equipment and technologies in the school.

7. Criterion 10. Management of the school’s educational quality

a) SATISFACTORY level: a Principal must be capable of directing the formulation and supervising the implementation of plans for internal assessment of the school’s educational quality in accordance with regulations in force;

b) GOOD level: a Principal must be capable of formulating and supervising the implementation of plans for advancement of the educational quality and correction of weaknesses based on the school's internal assessment results;

c) VERY GOOD level: a Principal must be capable of directing the formulation and supervising the implementation of plans for sustainable improvement of the educational quality; providing general education school administrators with instructions and support for management of the school's educational management.

Article 6. Criterion 3. Building of the educational environment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Criterion 11. Building of the school culture

a) SATISFACTORY level: a Principal must be capable of directing the formulation and supervising the implementation of internal rules and principles of cultural and behavioral ethics in the school according to regulations in force;

b) GOOD level: a Principal must succeed in introducing exemplary persons who strictly comply with rules and principles of cultural and behavioral ethics; promptly detecting, preventing and imposing disciplinary actions for violations against rules and principles of cultural and behavioral ethics within the school;

c) VERY GOOD level: a Principal must be capable of creating a sound and friendly cultural environment for his/her school, and providing general education school administrators with instructions and support for building of the school’s cultural environment.

2. Criterion 12. Implementation of the school’s grassroots democracy

a) SATISFACTORY level: a Principal must be capable of directing the formulation and supervising the implementation of his/her school’s grassroots democracy in accordance with regulations in force;

b) GOOD level: a Principal must stimulate every school member to get involved in the implementation of the school's grassroots democracy; protect individuals who give their public opinions; detect, prevent and sanction any violation against the school's grassroots democracy;

c) VERY GOOD level: a Principal must be capable of creating a democratic environment and providing general education school administrators with instructions and support for their implementation of the school’s grassroots democracy.

3. Criterion 13. Building of a safe educational environment, prevention and control of school violence

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) GOOD level: a Principal must stimulate every school member to get involved in building a safe school, preventing and controlling school violence; detect, prevent and imposing disciplinary actions for any violation against the school's rules and regulations and law soft regarding a safe school, prevention and control of school violence;

c) VERY GOOD level: a Principal must be capable of creating a model of a school which is safe and is protected from school violence and providing general education school administrators with instructions and support for building of a safe school, prevention and control of school violence.

Article 7. Standard 4. Development of the relationship between the school, family and society

A Principal must organize activities aimed at developing the relationship between the school, family and society in training and education of moral standards and way of living for students, mobilizing and utilizing resources for school development.

1. Criterion 14. Cooperation between the school, family and society in carrying out teaching activities

a) SATISFACTORY level: a Principal must be capable of organizing provision of information about educational programs and plans of his/her school to students' parents or guardians and other related parties;

b) GOOD level: a Principal must cooperate with students' parents or guardians and other related parties in implementing educational programs and plans of the school; ensuring transparency and disclosure of information about the results of implementation of these plans and programs;

c) VERY GOOD level: a Principal must be capable of promptly responding to feedbacks of students' parents or guardians and other related parties on implementation of educational programs and plans of his/her school.

2. Criterion 15. Cooperation between the school, family and society in carrying out student’s moral and lifestyle education programs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) GOOD level: a Principal must cooperate with students' parents or guardians and other related parties in implementing moral and lifestyle education programs;

c) VERY GOOD level: a Principal must be capable of promptly dealing with feedbacks of students' parents or guardians and other related parties on moral and lifestyle education programs.

3. Criterion 16. Cooperation between the school, family and society in mobilizing and utilizing resources for school development

a) SATISFACTORY level: a Principal must be capable of directing his/her staff to provide students' parents or guardians and other related parties with full and timely information about actual conditions of and demands for resources used for school development;

b) GOOD level: a Principal must cooperate with students' parents or guardians and other related parties in mobilizing and utilizing school development resources in accordance with regulations and soft law in force;

c) VERY GOOD level: a Principal must be capable of making right use of, and ensuring transparency, disclosure and efficiency of, school development resources; promptly responding to feedbacks of students' parents or guardians and other related parties on mobilization and utilization of school development resources.

Article 8. Standard 5. Foreign language and information technology usage

A Principal must have a good command of foreign languages (English is preferred) and apply information technology advances in school administration activities.

1. Criterion 17. Foreign language usage

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) GOOD level: a Principal must be capable of directing the formulation and supervising the implementation of plans for development of foreign language communicative competence (English is preferred) for his/her school’s teachers, staff members and students;

c) VERY GOOD level: a Principal must master a foreign language (English is preferred); create a favorable environment to develop foreign language proficiency (English is preferred) for his/her school’s teachers, staff members and students.

2. Criterion 18. Information technology application

a) SATISFACTORY level: a Principal must be capable of using a few of common information technology tools in school administration;

b) GOOD level: a Principal must be capable of using school administration software;

c) VERY GOOD level: a Principal must be capable of creating a favorable environment to apply information technology in teaching, learning and school administration activities.

Chapter III

INSTRUCTION FOR USE OF PRINCIPAL STANDARDS

Article 9. Requirements of the assessment carried out based on the Principal standards

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Carry out the Principal assessment based on his/her qualities, capabilities and performances of the Principal under the specific conditions of the school and locality where the school is located.

3. Carry out the Principal assessment based on the level of each criterion attained according to the Chapter II hereof and authentic and appropriate evidences.

Article 10. Procedures for the assessment and ranking of assessment results based on the Principal standards

1. Assessment procedures

a) The Principal carries out self-assessment according to the Principal standards;

b) The school collects opinions of the school’s teachers and staff members on the Principal according to the Principal standards;

c) The Head of the direct management entity evaluates and notifies the results of the Principal's assessment according to the Principal standards on the basis of the Principal's self-assessment results, the opinions of the teachers, the staff members and the Principal’s performances in the reality through authentic and appropriate evidences.

2. Ranking of assessment results

a) In order to obtain the Principal standards at the VERY GOOD level, a Principal must satisfy all criteria at the GOOD or higher level, of which at least two-thirds are ranked at the VERY GOOD level and, in particularly, must satisfy criteria 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 and 14 are ranked at the VERY GOOD level;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) In order to obtain the Principal standards at the SATISFACTORY level, the Principal must satisfy at least two-thirds of criteria at the SATISFACTORY or higher level and, in particular, must satisfy criteria 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 and 14 at the SATISFACTORY and higher level;

d) The Principal fails to achieve the Principal standards, if he/she has one-third of criteria rated unsatisfactory or has at least 01 (one) criterion out of criteria 1, 2, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 13 and 14 rated unsatisfactory (a criterion is rated unsatisfactory only if it fails to meet requirements set out for the satisfactory level).

Article 11. Cycle of and authority over the assessment carried out according to the Principal standards

1. Assessment cycle

a) The Principal shall carry out self-assessment once a year at the end of an academic year;

b) The direct management entity shall carry out the assessment of the Principal under its management twice a year at the end of an academic year. In special cases, that entity may decide to shorten the interval between assessments.

2. Assessment authority

a) The Head of the Subdepartment of Education and Training shall preside over the assessment of principals of primary schools, lower secondary schools, multi-grade general education schools in which the lower secondary education is the highest level, boarding general education schools for minority students and semi-boarding general education schools for minority students at the district level;

b) The Director of the Department of Education and Training shall preside over the assessment of principals of upper secondary schools, multi-grade general education schools in which the upper secondary education is the highest level, gifted schools and boarding general education schools for minority students at the provincial level;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The Director of the Department of Personnel Organization (the Ministry of Education and Training) shall preside over the assessment of Principals of general education schools under his/her management.

Article 12. Key general education school administrators

1. Criteria for selection of key general education school administrators

a) Have at least 2 years’ experience working as the Principal or Vice Principal of a general education school;

b) Work as the Principal or Vice Principal of a general education school that is assessed to obtain the Principal standards at the GOOD or higher level by the authorized person;

c) Receive the appointment granted by the direct management entity to meet support and consultancy requirements concerning organization and implementation of training and educational activities for local general education school administrators;

d) Have the aspiration to become a key general education school administrator.

2. Processes for selection of key general education school administrators

a) The Head of the Subdepartment of Education and Training selects and approves the list of key general education school administrators under his/her jurisdiction, and reports to the Department of Education and Training;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Duties of key general education school administrators

a) Assist general education school administrators within the locality in developing school leadership and administration capabilities according to the Principal standards and ensuring their capabilities are in line with socio-economic development conditions of each locality and general education reform requirements;

b) Assist and advise general education school administrators within the locality to formulate plans for self-study and development of school leadership and administration capabilities at their discretion according to the Principal standards;

c) Cooperate with the local regulatory education authority, and training and educational establishments, in preparation of syllabuses and learning materials; organization of implementation of training and education of general education school teachers and administrators within the locality;

d) Instruct and assist general education school teachers and administrators during the process of participating in and providing teacher training and refresher courses on the Internet.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 13. Responsibilities of the Ministry of Education and Training

1. The Department of Teachers and Educational Administrators shall direct, guide and inspect implementation of these Regulations; develop plans for training, education and development of general education school administrators to meet quality and capability requirements according to the Principal standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Responsibilities of the Department of Education and Training

1. Direct and organize implementation of these Regulations under its jurisdiction; report to the Ministry of Education and Training on the results of the assessment carried out according to the Principal standards by June 30 every year.

2. Develop and implement plans for training, education and development of general education school administrators under its jurisdiction, based on the results of the assessment carried out according to the Principal standards.

Article 15. Responsibilities of the Subdepartment of Education and Training

1. Direct and organize implementation of these Regulations under its jurisdiction; report to the Department of Education and Training on the results of the assessment carried out according to the Principal standards.

2. Develop and implement plans for training, education and development of general education school administrators within its locality, based on the results of the assessment carried out according to the Principal standards.

Article 16. Responsibilities of general education schools

1. The Principal shall carry out self-assessment, design and implement training and education plans for improvement of school leadership and administration capabilities to meet educational reform requirements.

2. The Principal shall use the Principal standards for directing and organizing the assessment of the Vice Principal according to criteria where appropriate to his/her assigned tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/07/2018 quy định về chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


87.346

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.29.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!