BỘ
Y TẾ
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
07/2008/TT-BYT
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2008
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO LIÊN TỤC ĐỐI VỚI CÁN BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Giáo dục ngày
14/6/2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/ 8/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủBan hành quy chế
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;
Bộ Y tế hướng dẫn quản lý công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế như
sau:
I. QUY ĐỊNH
CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về công
tác đào tạo cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ về chuyên môn, nghiệp vụ của
cán bộ y tế; quy định về chương trình, tài liệu dạy học và công tác quản lý đào
tạo liên tục trong ngành y tế.
2. Đối tượng áp dụng
a) Thông tư này áp dụng đối với
các cán bộ y tế, các cơ sở đào tạo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia quản
lý đào tạo liên tục và các tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực y tếtại Việt
Nam.
b) Thông tư này không áp dụng đối
với các khoá đào tạo chuyên môn y tế để nhận văn bằng của hệ thống giáo dục quốc
dân (kể cả chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và bác sĩ nội trú)
c) Những người đang học các khoá
đào tạo để nhận văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân thuộc lĩnh vực mình
đang làm việc không thuộc đối tượng phải học tập theo quy định của Thông tư này
3. Khái niệm dùng trong Thông tư
Trong Thông tư này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
a) Đào tạo liên tục là các khoá
đào tạo ngắn hạn bao gồm đào tạo bồi dưỡng để cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ
thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; đào tạo lại, đào tạo theo nhiệm
vụ chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và những khoá đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ khác của ngành y tế mà không thuộc hệ thống bằng cấp quốc gia.
b) Cơ sở y tế bao gồm các bệnh
viện, viện nghiên cứu, trung tâm y tế, phòng khám, trạm y tế và các cơ sở khác
đang hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế công lập và tư nhân.
c) Cơ sở đào tạo liên tụcngành y
tế (gọi tắt là cơ sở đào tạo) bao gồm các trường/ khoa Đại học, trường Cao đẳng,
Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề y tế; các đơn vị/ trung tâm đào tạo cán bộ
y tế thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thuộc các bệnh viện, viện
nghiên cứu; các cơ sở đào tạo cán bộ y tế khác sau khi được cấp có thẩm quyền
thẩm định cho phép đào tạo.
d) Cán bộ y tế bao gồm công chức,
viên chức, những người đang làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực y
tế.
4. Yêu cầu về thời gian đào tạo
liên tục của cán bộ y tế
a) Tất cả cán bộ y tế đang hoạt
động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam phải được đào tạo cập nhật về kiến thức, kỹ
năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Thời gian được đào
tạo mỗi năm tối thiểu là 24 giờ thực học. Trong 5 năm mỗi cán bộ y tế phải tham
gia học tập và tích luỹ đủ thời gian đào tạo liên tục ít nhất là 120 giờ thuộc
lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đang hành nghề. Thủ trưởng đơn vị y tế có trách
nhiệm xem xét cho phép tiếp tục công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn với những
người không tích luỹ đủ thời gian học trong 5 năm công tác.
b) Những cán bộ đang hướng dẫn
nghiên cứu sinh, thạc sĩ; những người tham dự các lớp đào tạo, tập huấn chuyên
môn, nghiệp vụ ở nước ngoài có chứng chỉ; người tham gia hội thảo, hội nghị quốc
tế, quốc gia có trình bày báo cáo của mình; người có đăng bài báo ở tạp chí
chuyên ngành thì được Thủ trưởng đơn vị xem xét và quy đổi vào thời gian học tập
liên tục.
c) Những người tham dự các khoá
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước theo quy định của Bộ Nội vụ hoặc
tham dự các khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ do các Bộ, ngành khác tổ chức mà
được cấp giấy chứng nhận thì được tính vào thời gian học tập liên tục.
d) Mọi cá nhân đang làm việc
trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam đều có nghĩa vụ tham gia học tập theo quy định của
Thông tư này.
II. CHƯƠNG
TRÌNH, TÀILIỆU DẠY-HỌC
Bộ Y tế thống nhất quản lý về chương
trình và tài liệu dạy- học liên tục về chuyên môn, nghiệp vụ được sử dụng trong
các cơ sở đào tạo ngành y tế. Chương trình và tài liệu dạy-học được biên soạn
bao gồm các nội dung sau:
1. Chương trình đào tạo
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
và nhu cầu về đào tạo liên tục cán bộ y tế mà các cơ sở đào tạo xây dựng chương
trình đào tạo liên tục. Chương trình đào tạo có các nội dung:
a) Tên của khoá học.
b) Mục tiêu khoá học.
c) Thời gian, đối tượng đào tạo.
d) Yêu cầu cần đạt được sau khoá
học về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
đ) Yêu cầu đầu vào của học viên.
e) Chương trình chi tiết được cụ
thể đến tên bài và số tiết học.
g) Tiêu chuẩn
giảng viên và phương pháp dạy học.
h) Yêu cầu về trang thiết bị,
tài liệu học tập cho khoá học.
i) Đánh giá và cấp Giấy chứng nhận.
Bộ Y tế khuyến khích những khoá
đào tạo sau đại học có thời gian từ 3 tháng tập trung trở lên thiết kế chương
trình hướng liên thông với chương trình chính quy theo số tín chỉ của một chương
trình sau đại học như: chuyên khoa định hướng, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 để
người học có thể tích lũy số tín chỉ và được xét miễn giảm khi tham gia học lấy
bằng sau đại học ngành y tế.
2. Tài liệu dạy -học
a) Căn cứ vào chương trình đào tạo
liên tục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cơ sở đào tạo xây dựng tài liệu
dạy-học cho phù hợp. Tài liệu dạy-học được cấu trúc theo chương, bài. Trong mỗi
bài có mục tiêu, nội dung và lượng giá. Phần nội dung, lượng giá cần phù hợp với
mục tiêu của bài giảng.
b) Bộ Y tế khuyến khích các cơ sở
đào tạo biên soạn tài liệu cho giảng viên kèm theo tài liệu dạy-học để thuận lợi
cho việc tổ chức các khoá đào tạo.
c) Chương trình và tài liệu dạy-
học có thể biên soạn và ban hành riêng biệt hoặc gộp chung, nhưng phải thể hiện
rõ phần chương trình và phần tài liệu dạy-học.
3. Thẩm định và phê duyệt chương
trình và tài liệu dạy-học
a) Bộ Y tế phê duyệt chương
trình, tài liệu dạy-học cho các cơ sở đào tạo tuyến trung ương và các khoá đào
tạo nhân lực y tế áp dụng cho hai tỉnh/thành phố trở lên, các khoá đào tạo của
các dự án y tế trung ương, trên cơ sở đề nghị của các Hội đồng thẩm định chuyên
môn của Bộ Y tế. Thành viên của Hội đồng thẩm định do Vụ Khoa học và Đào tạo đề
xuất, trình Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định. Thời gian hoàn thành công việc thẩm định
là 2 tháng.
b) Bộ Y tế uỷ quyền cho các Sở Y
tế phê duyệt chương trình và tài liệu day-học cho các cơ sở đào tạo liên tục
trong phạm vi thuộc Sở Y tế quản lý trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định chương
trình và tài liệu dạy-học chuyên môn do Sở Y tế thành lập. Hiệu trưởng trường
Cao đẳng và Trung cấp của tỉnh là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định
chuyên môn của Sở Y tế. Thời gian hoàn thành việc thẩm định là 1 tháng.
c) Bộ Y tế uỷ quyền cho các Viện
nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp y dược thẩm định và phê duyệt
các chương trình và tài liệu đào tạo liên tục tương quan với các mã ngành nghề
của chương trình đào tạo chính quy mà viện/trường đang thực hiện, trên cơ sở thẩm
định của Hội đồng khoa học hoặc Hội đồng chương trình của viện/trường.
d) Các cơ sở đào tạo có trách
nhiệm xây dựng chương trình, tài liệu dạy học và trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt trước khi tổ chức khoá đào tạo.
đ) Bộ Y tế sẽ phân cấp việc thẩm
định và phê duyệt chương trình đào tạo liên tục cho các cơ sở đào tạo liên tục
khác khi có đủ điều kiện.
III. QUẢN LÝ
ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
1. Xây dựng kế hoạch
a) Kế hoạch đào tạo liên tục về
chuyên môn, nghiệp vụ:
- Các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế
xây dựng kế hoạch 5 năm trình Bộ Y tếphê duyệt.
- Sở Y tế có trách nhiệm xây dựng
kế hoạch 5 năm (cho cả y tế tư nhân thuộc địa bàn) trình Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành
phố phê duyệt.
- Kế hoạch đào tạo hàng năm của
các cơ sở y tế do Thủ trưởng phê duyệt. Trong bản kế hoạch phải thể hiện nguồn
kinh phí và phương án tổ chức thực hiện.
- Các cơ sở y tếcó trách nhiệm
xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo liên tục và báo cáo tiến độ và kết quả
thực hiện về cơ quan quản lý cấp trên.
b) Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Nội Vụ:
- Các cơ sở y tế trực thuộc, thực
hiện theo kế hoạch của Bộ Y tế giao.
- Các cơ sở vị y tế thuộc các tỉnh,
thành phố, thực hiện theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố giao.
2. Cơ sở đào tạo liên tục
a) Các cơ sở đào tạo Sau đại học,
Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Dạy nghề đã được phép đào tạo chính quy thì được
phép tổ chức các khoá đào tạo liên tục theo mã ngành đào tạo tương ứng, theo chương
trình và tài liệu đã được thẩm định.
b) Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ
Y tế có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến trình Bộ Y tế chương trình, tài liệu đào tạo và
danh sách giảng viên để được chính thức giao nhiệm vụ đào tạo liên tục của
ngành.
c) Các cơ sở y tế khác khi tham
gia đào tạo liên tục để cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục theo quy định tại
Thông tư này cần được thẩm định về: cơ sở vật chất, chương trình, tài liệu và đội
ngũ giảng viên theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
3. Triển khai đào tạo
a) Sau khi nhận được kế hoạch của
cấp có thẩm quyền phê duyệt, các đơn vị báo cáo kế hoạch mở lớp kèm theo chương
trình và tài liệu dạy-học và đội ngũ giảng viên về cơ quan quản lý có thẩm quyền
giao kế hoạch. Triển khai công tác đào tạo theo đúng kế hoạch đã đăng ký và báo
cáo kết quả sau khoá học. Trừ trường hợp đặc biệt, các lớp học về chuyên môn,
nghiệp vụ không bố trí quá 30 người, đặt ở nơi có môi trường sư phạm để dạy-học.
b) Các cơ sở đào tạo liên tục trực
thuộc Bộ Y tế và các Bộ, Ngành khác đăng ký và báo cáo triển khai kế hoạch đào
tạo hàng năm với Bộ Y tế, các cơ sở y tế địa phương đăng ký và báo cáo kế hoạch
đào tạo với Sở Y tế để tổng hợp và nhận phôi giấy chứng nhận đào tạo liên tục.
c) Bộ Y tế khuyến khích các cơ sở
đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc tổ chức đào tạo
liên tục.
4. Kinh phí cho đào tạo liên tục
thông qua các nguồn sau đây
a) Kinh phí đóng góp của người
tham gia khoá đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân
theo quy định của Nhà nước.
b) Kinh phí đào tạo liên tục được
kết cấu từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch hàng năm của các cơ sở đào tạo do
cơ quan có thẩm quyền phân bổ.
c) Các cơ sở y tế có trách nhiệm
bố trí kinh phí để đào tạo cán bộ của đơn vịtừ kinh phí chi thường xuyên với tỷ
lệ hợp lý, phù hợp với kế hoạch đào tạo liên tục.
d) Kinh phí có từ nguồn thu hợp
pháp khác.
5. Quản lý đào tạo
a) Bộ Y tế:Quản lý chương trình,
tài liệu dạy- học của những khoá học ở tuyến trung ương và những khoá học liên
quan đến nhiều cơ sở y tế (từ 2 tỉnh/thành phố trở lên); những khoá học có kiến
thức, kỹ thuật, thủ thuật thuộc lĩnh vực y học mới,lần đầu tiên được đưa vào áp
dụng tại Việt Nam. Các cơ sở y tế trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến đã được
Bộ Y tế uỷ quyền chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn thuộc lĩnh vực, nhiêm
vụ được giao và theo kế hoạch của Bộ Y tế.
b) Các Sở Y tế: Chịu trách nhiệm
quản lý công tác đào tạo liên tục trong địa phương mình và tổ chức các khoá đào
tạo cho cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Sở.
c) Các trường Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp, Dạy nghề y tế thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có trách
nhiệm tham mưu, phối hợp với Sở Y tế trong công tác quản lý, xây dựng kế hoạch,
tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo liên tục tại địa phương.
d) Các cơ sở đào tạo liên tục phải
đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật
chất, chương trình, học liệu,...) và chịu trách nhiệm quản lý, báo cáo định kỳ
về cơ quan quản lý cấp trên.
đ) Bộ Y tế và các Sở Y tế tiến
hành kiểm tra, giám sát thường xuyên định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức đào tạo
liên tục của các cơ sở đào tạo để đảm bảo chất lượng.
6. Giấy chứng nhận đào tạo liên
tục
a) Chứng nhận đào tạo liên tục về
chuyên môn cho cán bộ y tế được cấp theo mẫu của Bộ Y tế, trong đó có ghi các nội
dung cụ thể của khoá học kèm theo số giờ học. Chứng nhận đào tạo liên tục có
giá trị tích luỹ trong 5 năm và được quản lý tương tự như quy định quản lý văn
bằng hệ chính quy.
b) Các cơ sở có đủ điều kiện và
được giao nhiệm vụ đào tạo liên tục có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đào tạo
liên tục cho những người đã học tập và đạt yêu cầu của khoá học. Chỉ những khoá
đào tạo có thời gian từ 15 giờ thực học trở lên theo chương trình và tài liệu
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được cấpgiấy chứng nhận.
c) Quản lý giấy chứng nhận đào tạo
liên tục: Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo) quản lý việc cấp mã số giấy chứng nhận
đào tạo liên tục trong toàn quốc; trực tiếp quản lý việc cấp giấy chứng nhận
đào tạo liên tục cho các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế và các Bộ, Ngành khác. Các Sở
Y tế được giao quyền in giấy chứng nhận đào tạo liên tục theo mẫu của Bộ Y tế để
cấp cho các cơ sở đào tạo liên tục ở địa phương; các trường Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp y tế thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Sở Y tế quản lý
việc cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục tại địa phương. Bộ Y tế sẽ giao quyền
in giấy chứng nhận đào tạo liên tục cho các cơ sở khác khi đủ điều kiện.
IV. ĐÀO TẠO
TRONG CÁC DỰ ÁN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ
1) Công tác đào tạo nhân lực y tế
thuộc các dự án viện trợ được triển khai theo kế hoạch dự án đã được phê duyệt
và tuân theo pháp luật của Việt Nam.Việc đào tạo lấy văn bằng của hệ thống giáo
dục quốc dân thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục.
2) Các khoá đào tạo ngắn hạn áp
dụng cho nhiều tỉnh/thành phố (2 tỉnh/thành phố trở lên) phải báo cáo Bộ Y tế
(Vụ Khoa học và Đào tạo) để được phê duyệt chương trình và tài liệu dạy-học trước
khi tiến hành mở lớp. Quy trình phê duyệt chương trình và tài liệu dạy- học của
dự án tuân theo quy trình tổ chức các khoá học về đào tạo liên tục ngành y tế
đã nêu ở trong mục 3 phần IItrong Thông tư này.
3) Kế hoạch đào tạo tổng thể của
dự án phải được báo cáo về cơ quan quản lý khi dự án triển khai đồng thời đăng
ký số lượng giấy chứng nhận đào tạo liên tục theo kế hoạch của dự án (các dự án
ở trung ương báo cáo Bộ Y tế, dự án do địa phương quản lý báo cáo Sở Y tế).
4) Những khoá học đào tạo của dự
án mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, tài liệu dạy-học và
triển khai theo các quy định trong Thông tư này thìkhông được cấp giấy chứng nhận
đào tạo liên tục của ngành y tế.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Y tế và đơn vị trực thuộc tỉnh tổ chức triển
khai công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của địa phương.
2) Thủ trưởng các cơ sở y tế chịu
trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và tạo điều kiện để
cán bộ của mình được tham gia các khoá đào tạo liên tục về chuyên môn, nghiệp vụ
theo chuyên ngành đang làm việc theo quy định ở mục 3 phần I trong Thông tư
này. Các cán bộ y tế có trách nhiệm tham gia các khoá học để cập nhật, nâng cao
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ của mình.
3) Giám đốc các Sở Y tế chịu
trách nhiệm quản lý công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế thuộc phạm vi quản
lý; chỉ đạo các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục,
bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện.
4) Bộ Y tế (Vụ
trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo) có trách nhiệm quản lý chương trình, nội dung,
các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo liên tục cán bộ trong ngành y tế, hướng
dẫn cụ thể về chương trình, tài liệu, điều kiện tổ chức lớp, giấy chứng nhận,...
trực tiếp quản lý công tác đào tạo liên tục ở các cơ sở y tế trực thuộc và các chương
trình, dự án y tế do Bộ Y tế quản lý.
5) Chế độ báo cáo: các Sở Y tế,
các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, tổng hợp và báo cáo Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào
tạo) kết quả triển khai công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế thuộc đơn vị phụ
trách trong năm, kế hoạch cho năm tới. Báo cáo vào cuối tháng 12 hàng năm.
VI. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Trong quá trình thực hiện có gì
vướng mắc các cơ sở y tế báo cáo về Bộ Y tế để nghiên cứu giải quyết./.
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Quốc Triệu
|
BỘ
Y TẾ
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
|
Số:
……./Mã GCN(*)
|
|
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
Ảnh
4
x 6
|
Tên cơ sở đào tạo:
Chứng nhận: ông/bà
Sinh ngày:
Đơn vị công tác:
Đã hoàn thành khóa học theo
chương trình đào tạo liên tục, chuyên ngành:
............................................................................................................
|
|
............................................................................................................
Tổng số:
giờ học (bằng chữ……………………………………..)
Từ ngày….. tháng….. năm
200…
đến ngày….. tháng…. năm
200…
|
PHỤ
TRÁCH KHÓA HỌC
(Ký
tên, ghi rõ họ tên)
|
Nơi
cấp, ngày…. tháng…. năm 200…
THỦ
TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký
tên đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú: (Kích thước Giấy chứng
nhận: 19 x 27cm – khổ ngang)
(*) Mã số do Bộ Y tế cấp.