BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
02/2012/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2012
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC QUỐC
PHÒNG - AN NINH, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12
năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03
năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày
02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Giáo dục và Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học và Chủ
tịch Hội đồng Chương trình khung Khối ngành Sư phạm.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Thông tư này Chương trình khung giáo dục đại học ngành Sư phạm Giáo dục quốc phòng - an ninh, trình độ đại học.
Điều 2. Thông
tư này và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2012. Thông tư này
thay thế Quyết định số 51/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình
khung giáo dục đại học ngành giáo dục quốc phòng ghép môn.
Điều 3.
Căn cứ chương trình khung ban hành tại Thông tư này, các
đại học, học viện, trường đại học xây dựng chương trình đào tạo cụ thể của trường,
tổ chức biên soạn, duyệt giáo trình các môn học ngành Sư phạm quốc phòng- an
ninh, trình độ đại học để sử dụng chính thức trong trường.
Điều 4. Chánh
Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các
trường đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Uỷ ban VHGD-TNTN&NĐ của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục;
-Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Tư pháp (Cục K.Tr.VBQPPL);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.
|
KT.BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Giáo
dục quốc phòng - an ninh
Mã ngành: 52140208
Ban hành kèm theo Thông tư số
02 /2012/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu
chung
Đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học có
năng lực đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong các nhà trường trung học phổ thông,
trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học.
2. Mục tiêu cụ
thể
2.1 Về phẩm chất
đạo đức
Giáo viên Giáo dục quốc phòng - an ninh có phẩm chất của người
giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam; tin tưởng
vào đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững
vàng; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, yêu học sinh; có sức khoẻ, có ý
thức trách nhiệm cao và tác phong mẫu mực.
2.2 Về kiến thức
Trang
bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản bao gồm: khối kiến thức giáo dục đại
cương với các học phần bắt buộc; kiến thức chuyên nghiệp bao gồm kiến thức cơ sở
ngành, kiến thức ngành quốc phòng, an ninh; những vấn đề về kết hợp quốc phòng
với kinh tế, đối ngoại, văn hoá, xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
2.3 Về kỹ năng
- Thành thạo trong
giảng dạy.
- Thuần thục thao
tác kỹ năng quân sự, sử dụng thành thạo vũ khí bộ binh và hiểu biết các thiết bị
quân sự khác.
- Hiểu biết và thực
hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Khối kiến thức
tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
- 122 tín chỉ
(TC), chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh.
- Thời gian đào tạo:
4 năm.
2. Cấu trúc kiến
thức của chương trình
2.1. Khối kiến
thức giáo dục đại cương tối thiểu
|
30
|
2.2.
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu
|
92
|
- Kiến
thức cơ sở ngành
|
24
|
- Kiến
thức ngành
|
50
|
- Thực tập sư phạm
|
11
|
- Khoá luận tốt nghiệp
|
7
|
III. Khối kiến
thức bắt buộc
1. Danh mục
các học phần bắt buộc
1.1 Kiến thức giáo dục đại
cương: 20 TC
1
|
Những nguyên lý cơ bản của Chủ
nghĩa Mác - Lênin
|
5
|
2
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
2
|
3
|
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam
|
3
|
4
|
Tin học cơ sở
|
3
|
5
|
Ngoại ngữ cơ sở 1
|
3
|
6
|
Ngoại ngữ cơ sở 2
|
2
|
7
|
Môi trường và phát triển
|
2
|
8
|
Giáo dục thể chất
|
3*
|
9
|
Giáo dục quốc
phòng - an ninh
|
165
tiết*
|
* Chưa bao gồm Giáo dục thể chất
và Giáo dục quốc phòng - an ninh.
1.2 Kiến thức giáo dục chuyên
nghiệp:50 TC
1.2.1 Kiến thức cơ sở ngành:
20TC
1
|
Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc
|
2
|
2
|
Lịch sử chiến tranh và Nghệ
thuật quân sự thế giới
|
2
|
3
|
Lịch sử chiến tranh và Nghệ
thuật quân sự Việt Nam
|
2
|
4
|
Tâm lý học đại cương
|
2
|
5
|
Giáo dục học đại cương
|
2
|
6
|
Tâm lý học quân sự
|
2
|
7
|
Giáo dục học quân sự
|
2
|
8
|
Lý luận dạy học đại học
|
2
|
9
|
Pháp luật về quốc phòng, an
ninh
|
2
|
10
|
Quân sự chung
|
2
|
1.2.2 Kiến thức
ngành
32 TC
1
|
Điều lệnh Quân đội
|
2
|
2
|
Vũ khí bộ binh
|
2
|
3
|
Công tác Đảng, công tác chính
trị trong quân đội và công an nhân dân
|
2
|
4
|
Quan điểm của Đảng về quốc
phòng, an ninh
|
2
|
5
|
Công tác quốc phòng, quân sự địa
phương
|
2
|
6
|
Bảo vệ an ninh quốc gia và giữ
gìn trật tự an toàn xã hội
|
2
|
7
|
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, biên giới Quốc gia
|
2
|
8
|
Địa hình quân sự
|
2
|
9
|
Kỹ thuật bắn súng bộ binh và
ném lựu đạn
|
2
|
10
|
Công tác bảo đảm hậu cần, quân
y
|
2
|
11
|
Chiến thuật: cá nhân, tổ bộ
binh
|
2
|
12
|
Chiến thuật: tiểu đội, trung đội
bộ binh
|
2
|
13
|
Phương pháp dạy học GDQP-AN 1
|
3
|
14
|
Phương pháp dạy học GDQP-AN 2
|
3
|
15
|
Thực tập Sư phạm
|
2
|
2. Mô tả
các học phần bắt buộc
2.1 Những nguyên lý cơ bản của
Chủ nghĩa Mác – Lênin:
5 TC
Nội dung ban hành tại Quyết định
số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng
dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh:
2 TC
Nội dung ban hành tại Quyết định
số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc ban hành chương trình các môn Lí luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng
dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.3 Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam
3 TC
Nội dung ban hành tại Quyết định
số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc ban hành chương trình các môn Lí luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng
dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.4 Tin học cơ sở
3 TC
Nội dung môn học bao gồm: các
khái niệm cơ bản xử lí thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập
Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử;
khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ
công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và
giải quyết các vấn đề chuyên môn.
2.5 Ngoại ngữ cơ sở
1
3 TC
Học phần Ngoại ngữ cơ sở 1 là nội
dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ
pháp tiếng Anh, cung cấp vốn từ vựng cần thiết và các kĩ năng giao tiếp thông dụng
của tiếng Anh. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh
viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.
2.6 Ngoại ngữ cơ sở 2
2 TC
Đây là nội dung
ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thuật ngữ
quốc phòng, an ninh thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp.
2.7 Môi trường và phát triển
2 TC
Cung cấp cho sinh viên những kiến
thức cơ bản về môi trường; tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên; mối quan hệ
chặt chẽ giữa con người và môi trường; sự gia tăng dân số cùng với các hoạt động
nhằm thỏa mãn nhu cầu con người đã dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy
thoái và ô nhiễm môi trường.
Quản lý, bảo vệ và phát triển bền
vững tài nguyên biển, đảo Việt Nam; phương hướng giải quyết và chương trình
hành động bảo vệ môi trường trên quy mô toàn cầu và ở Việt Nam; những giải pháp
thích hợp để đạt tới sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên trong phát triển
bền vững.
2.8 Giáo dục thể
chất
3 TC
Nội dung ban hành
tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục đại học đại cương
(giai đoạn I) dùng cho các trường đại học, cao đẳng sư phạm và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
chương trình Giáo dục thể chất (giai đoạn II) các trường đại học, cao đẳng
(không chuyên Thể dục thể thao).
2.9 Giáo
dục quốc phòng - an
ninh
165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định
số 81/2007/QĐ-BGDĐT , ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
2.10 Học thuyết Mác - Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc 2 TC
Điều kiện tiên quyết:
sinh viên đã học xong các môn Lý luận chính trị
Giới thiệu những quan điểm cơ bản
của học thuyết Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo
vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
Nhận thức và tư duy mới của Đảng
về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
2.11 Lịch sử chiến tranh và
nghệ thuật quân sự thế giới
2 TC
Lịch sử chiến tranh và Nghệ thuật
quân sự Thế giới qua các thời đại:
- Thời đại chiếm hữu nô lệ
- Thời đại Phong kiến
- Thời đại Tư bản chủ nghĩa
- Thời đại Đế quốc chủ nghĩa
- Trong đại chiến Thế giới lần
thứ 2
- Sau đại chiến Thế giới lần thứ
2.
2.12 Lịch sử chiến tranh và
Nghệ thuật quân sự Việt
Nam
2 TC
Lịch sử chiến tranh và Nghệ thuật
quân sự Việt Nam qua các giai đoạn:
- Từ Thế kỷ III trước công
nguyên đến thế kỷ X
- Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII
- Giai đoạn chống xâm lược Pháp
(1945-1954)
- Giai đoạn chống xâm lược Mỹ
(1954-1975).
2.13 Tâm lý học đại
cương
2 TC
Trang bị cho sinh
viên những kiến thức cơ bản về tâm lý học: Bản chất và cấu trúc tâm lý
xã hội; văn hóa giao tiếp của xã hội; tư cách và những thuộc tính tâm lý của chủ
thể trong giao tiếp; một số hiện tượng tâm lý và một số vấn đề tâm lý của xã hội;
nhận định và đánh giá một con người qua giao tiếp đồng thời giúp sinh viên tìm
hiểu một số vấn đề văn hóa và nghệ thuật giao tiếp.
2.14 Giáo dục học đại
cương
2 TC
Điều kiện tiên quyết:
sinh viên đã học xong học phần Tâm lý học đại cương.
Học phần cung cấp những kiến thức
cơ bản về giáo dục học bao gồm: Lý luận chung về giáo dục (những vấn đề lý luận
về giáo dục, hệ thống giáo dục và giáo dục học); lý luận và thực hành tổ chức
hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) trong nhà trường; lý luận và thực
hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.
2.15 Tâm lý học quân sự
2 TC
Điều kiện tiên quyết:
sinh viên đã học xong học phần Tâm lý học đại cương.
Trên cơ sở kiến thức về tâm lý học,
giáo dục học đại cương, nội dung của học phần lý thuyết đi sâu nghiên cứu tâm
lý học nhân cách quân nhân; tâm lý hoạt động dạy của giáo viên GDQP-AN.
2.16 Giáo dục học quân sự
2 TC
Điều kiện tiên quyết:
sinh viên đã học xong học phần Giáo dục học đại cương và Tâm lý học quân sự.
Cơ sở tâm lý hình thành tri thức
kỹ năng và nhiệm vụ, nội dung giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục và hoạt động
tự giáo dục của sinh viên trong nhà trường quân sự.
2.17 Lý luận dạy học
2 TC
Điều kiện tiên quyết: sinh
viên đã học xong học phần Tâm lý học đại cương và Giáo dục học đại cương.
Đây là môn học mở đầu cho các
môn lý luận dạy học bộ môn. Do sự phát triển của lí luận dạy học, về thay đổi
phương pháp dạy học trong thời đại mới (môn học này đã được tách ra từ một
chương của Giáo dục học để có thể có đủ thời lượng đề cập đến các lí luận về dạy
học cũng như các phương pháp dạy học tích cực).
Những vấn đề về lí thuyết dạy học
cơ bản, cổ điển ở Việt Nam như: quá trình dạy học là gì, nhiệm vụ của người
giáo viên, các qui luật và các nguyên tắc của dạy học trong trường học XHCN.
Các quan điểm mới về lý luận dạy học, các phương pháp dạy học tích cực …
2.18 Pháp luật về quốc phòng,
an
ninh
2 TC
Trang bị cho sinh viên về hệ thống
kiến thức pháp luật quốc phòng, an ninh, gồm:
- Một số Luật về quốc phòng, an
ninh: Luật Quốc phòng, Nghĩa vụ quân sự, Sĩ quan, Dân quân tự vệ, An ninh quốc
gia, Công an nhân dân,...
- Các Pháp lệnh về:
Tình trạng khẩn cấp, Công nghiệp quốc phòng, Dự bị động viên, ...
- Các văn bản về
công tác quốc phòng, an ninh.
2.19 Quân sự
chung
2 TC
Điều kiện tiên quyết:
sinh viên đã học xong học phần Địa hình quân sự.
Trang bị cho sinh viên những kiến
thức cơ bản về: Công tác chỉ huy, tham mưu; Thuốc nổ, lựu đạn; Vũ khí huỷ diệt
lớn; Thông tin tác chiến điện tử; Vật cản, công sự, nguỵ trang; Vũ khí tự tạo;
Máy bắn tập.
2.20 Điều lệnh Quân đội
2 TC
Trang bị những kiến thức, kỹ
năng cơ bản về điều lệnh quản lý bộ đội và điều lệnh đội ngũ: chức trách, mối
quan hệ, lễ tiết, tác phong quân nhân, trang phục, cấp hiệu, phù hiệu của quân
đội và công an nhân dân.
Rèn luyện kỹ năng thực hành gồm:
động tác đội ngũ từng người không có súng và có súng; đội ngũ từ tiểu đội đến
tiểu đoàn.
2.21 Vũ khí bộ
binh
2 TC
Giới thiệu cho sinh viên những
hiểu biết cơ bản và kỹ năng sử dụng các vũ khí: AK, CKC, K54, RBĐ, B40, B41, Đại
liên, cối 60 ...
2.22 Công tác đảng, công tác
chính trị trong quân đội và công
an 2 TC
Trang bị cho sinh viên lý luận
cơ bản và nội dung, phương pháp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị
trong quân đội, công an nhân dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức
và lãnh đạo quân đội, công an nhân dân; công tác đảng, công tác chính trị, công
tác tư tưởng, công tác tổ chức của Đảng trong quân đội, công an nhân dân. Một số
vấn đề về công tác chi bộ, chi đoàn và thi đua khen thưởng.
2.23 Quan điểm
của Đảng về quốc phòng, an
ninh
2 TC
Trang bị cho sinh
viên những nội dung cơ bản về quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về quốc phòng,
an ninh, gồm: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; kết
hợp kinh tế văn hóa, xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và đối
ngoại.
2.24 Công tác
quốc phòng, quân sự địa
phương
2 TC
Trang bị cho sinh viên những kiến
thức cơ bản về công tác quốc phòng, quân sự địa phương, gồm: Công tác quốc
phòng, quân sự địa phương; xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ,
lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp; phòng chống địch tiến công
hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao (gắn với nội dung phòng chống bom đạn địch,
thiên tai); công tác phòng không nhân dân; xây dựng tỉnh (thành phố) thành khu
vực phòng thủ vững chắc; phòng thủ dân sự.
2.25 Bảo vệ an ninh quốc gia
và giữ gìn trật tự an toàn xã hội
2 TC
Trang bị cho sinh viên những kiến
thức cơ bản về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, gồm: Phòng chống chiến
lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; Phòng chống
địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; Bảo vệ an
ninh quốc gia; Giữ gìn trật tự an toàn xã hội; Xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc.
2.26 Xây dựng và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc
gia 2 TC
Trang bị cho sinh viên những kiến
thức cơ bản về xây dựng, quản lý, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới
quốc gia; Quản lý Nhà nước về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, biển và hải
đảo Việt Nam.
Giới thiệu những vấn đề cơ bản về
đấu tranh chống phản động ở khu vực biên giới; đấu tranh chống gián điệp ở khu
vực biên giới; đấu tranh chống hoạt động xâm phạm trật tự an toàn xã hội ở khu
vực biên giới, trên biển và hải đảo.
2.27 Địa hình quân sự
2 TC
Trang bị cho sinh viên những hiểu
biết chung về địa hình quân sự, gồm: Cơ sở toán học và danh pháp bản đồ; Ký hiệu
trên bản đồ địa hình; Chữ tắt và ký hiệu quân sự; Thước chỉ huy; Cách sử dụng bản
đồ quân sự và các thiết bị địa bàn, ống nhòm, máy định vị GPRS…
2.28 Kỹ thuật bắn súng bộ
binh và ném lựu đạn
2 TC
Giới thiệu nguyên lý bắn súng bộ
binh (các thời kỳ của hiện tượng bắn, sức giật và sự hình thành góc nảy, hình
dáng đường đạn và ý nghĩa thực tiễn trong chiến đấu; ngắm bắn, kiểm tra, hiệu
chỉnh súng tiểu liên AK, súng trường CKC) và ném lựu đạn; giới thiệu động tác bắn
tại chỗ; tổ chức tập luyện bắn súng; thực hành bắn AK (CKC), K54, ném lựu đạn.
2.29 Công tác bảo đảm hậu cần,
quân
y
2 TC
Giới thiệu một số kiến thức về
công tác bảo đảm hậu cần, quân y: giới thiệu những vấn đề chung về công tác bảo
đảm hậu cần quân đội trong thời bình và trong chiến đấu. Thực hành kỹ thuật cấp
cứu, chuyển thương, gồm: kiến thức và kỹ năng về cấp cứu đầu tiên vết thương
chiến tranh; các kỹ thuật cấp cứu, chuyển thương.
2.30 Chiến thuật cá nhân, tổ
bộ
binh
2 TC
Trang bị cho sinh viên những kiến
thức cơ bản về tổ chức biên chế, nguyên tắc, thủ đoạn, chiến đấu của cấp tiểu đội,
trung đội, đại đội quân đội nước ngoài (Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan…); chiến thuật
cá nhân (bao gồm lợi dụng địa hình, địa vật, các tư thế, động tác cơ bản vận động
trên chiến trường); tổ bộ binh trong chiến đấu tiến công và phòng ngự.
2.31 Chiến thuật tiểu đội,
trung đội bộ
binh
2 TC
Điều kiện tiên quyết:
sinh viên đã học xong học phần Chiến thuật cá nhân, tổ bộ binh.
Trang bị cho sinh viên những kiến
thức cơ bản về chiến thuật tiểu đội, trung đội bộ binh trong chiến đấu tiến
công và phòng ngự: Những vấn đề chung (đặc điểm, nhiệm vụ, khả năng, tư tưởng
chỉ đạo, yêu cầu chiến thuật, cách đánh); tổ chức chuẩn bị chiến đấu; hành động
sau khi chiến đấu.
2.32 Phương
pháp dạy học GDQP-AN
1
3 TC
Trên cơ sở lý luận
dạy học đại học, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về dạy học
GDQP-AN: nguyên tắc, các mối kết hợp, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học
GDQP-AN. Tổ chức thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện. Giới thiệu
chương trình ngành học, giáo trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học GDQP-AN. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học. Hướng dẫn thiết kế bài học
theo hướng tích cực hóa hoạt động của sinh viên.
2.33 Phương
pháp dạy học GDQP-AN
2
3 TC
Điều kiện tiên quyết:
sinh viên đã học xong học phần Phương pháp dạy học Giáo dục quốc
phòng - an ninh 1.
Thiết kế và thực
hiện bài học:
- Lý thuyết
GDQP-AN trong chương trình trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và
trung cấp nghề.
- Kỹ năng thực
hành các nội dung giáo dục trong chương trình GDQP-AN trong các trường trung học
phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.
IV. HƯỚNG DẪN
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ
4.1 Chương trình
khung giáo dục đại học là quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
Chương trình khung
trình độ đại học ngành Giáo dục quốc phòng - an ninh thuộc khối ngành sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc
phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành, song ngành, chính phụ hoặc
2 văn bằng. Danh mục các học phần và khối lượng tín chỉ đưa ra tại mục III chỉ
là những quy định tối thiểu bắt buộc. Các trường căn cứ vào mục tiêu, thời gian
đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại mục II, bổ sung những nội
dung cần thiết và có thể cấu trúc lại thành các học phần thích hợp để tạo nên
các chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức
không dưới 120 TC.
4.2 Kiến thức giáo
dục đại cương được quy định tối thiểu là 30 TC, trong đó có 20 TC thuộc kiến thức
bắt buộc, phần còn lại tối thiểu 10 TC do các trường tự thiết kế. Khối kiến thức
giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu 90 TC, được cấu trúc thành các kiến thức cơ sở
ngành, kiến thức ngành; kiến thức thực tập sư phạm; khoá luận tốt nghiệp. Phần
kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (bao gồm cả kiến thức cơ sở ngành và ngành) tối
thiểu là 90 TC, trong đó có 50 TC thuộc kiến thức bắt buộc, tối thiểu 40 TC còn
lại do các trường tự thiết kế.
4.3 Phần kiến thức
bổ trợ hoàn toàn do các trường tự chọn theo hướng mở rộng khối kiến thức giáo dục
đại cương, khối kiến thức ngành (kể cả chuyên ngành) hoặc theo hướng ngành
chính - ngành phụ, song ngành.
Các học phần tự chọn bảo đảm phù
hợp với đặc điểm đào tạo của nhà trường và truyền thống của địa phương, không
trùng với các môn học bắt buộc. Có thể sử dụng tất cả hoặc lựa chọn các học phần
sau đây:
Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học
sư phạm; Pháp luật đại cương; Địa lý đại cương; Đại cương về lãnh thổ, biên giới
quốc gia; Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục; Lý luận dạy học
GDQP-AN; Phương pháp luận nghiên cứu khoa học; Văn hóa văn
nghệ trong lực lượng vũ trang; Luật hình sự và tố tụng hình sự; Thể thao quốc
phòng…
4.4 Định hướng xây
dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Giáo dục quốc phòng - an ninh
Chương trình đào
tạo được biên soạn theo hướng giảm số giờ lý thuyết, dành thời gian cho sinh
viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập. Chương trình cũng
được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện đại. Trong đó tăng tỷ
trọng các hoạt động của người học, tăng các kiến thức thực tiễn và được cấu
trúc theo hướng mở, dành nhiều học phần tự chọn để các trường chủ động quyết định
chương trình cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của mình, trên cơ sở đảm bảo
khối lượng kiến thức chung tối thiểu.
Chương trình được
cấu trúc theo hướng tăng cường tính tích cực chủ động của người học, tăng cường
việc ứng dụng các thành tựu của các ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là
công nghệ thông tin và công nghệ quân sự.
Gắn kết chặt chẽ giữa lý luận với
thực tế trong quá trình đào tạo, bảo đảm đủ thời lượng cần thiết tham quan, học
tập, rèn luyện với các hoạt động của lực lượng vũ trang, của các quân, binh chủng;
tăng cường kiến thức chuyên môn gắn bó chặt chẽ với thực tiễn; khơi dậy tình cảm
và bản lĩnh nghề nghiệp của giáo viên Giáo dục quốc phòng - an
ninh.
Thực tập nghề nghiệp phải phối hợp
chặt chẽ với trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề;
đảm bảo thời gian, quy trình đào tạo, củng cố, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ
năng nghề nghiệp, xử lý tình huống sư phạm và sư phạm quân sự.
4.5 Ngoài giáo trình dùng chung
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các trường được sử dụng tài liệu của các học
viện, nhà trường quân đội, công an để biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ dạy
học và nghiên cứu, tham khảo.
Điều kiện tổ chức giảng dạy, học
tập phải có đủ thiết bị dạy học chuyên dùng Giáo dục quốc phòng -
an ninh, có thao trường tổng hợp; sinh viên phải sinh hoạt, học tập nội
trú, mang mặc trang phục kiểu dáng học viên sĩ quan quân đội.
4.6 Cơ sở đào tạo
được áp dụng học chế tín chỉ có thể chuyển đổi khối lượng theo đơn vị học
trình, quy định tại quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ (Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo).
4.7 Hiệu trưởng
các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ban hành các chương
trình đào tạo ngành Giáo dục quốc phòng - an ninh thuộc khối ngành sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường
mình.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
|