Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 50/2012/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Phùng Quang Hùng
Ngày ban hành: 05/12/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/2012/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 05 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

Căn cứ Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 135/TTr-SGD&ĐT ngày 14 tháng 11 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 38/2007/QĐ-BGDĐT ngày 05/7/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quy định về quản lý dạy thêm, học thêm chương trình phổ thông và bổ túc văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2012/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Chương I

QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về dạy thêm, học thêm có thu tiền bao gồm: điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục tổ chức dạy thêm, học thêm; hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

2. Văn bản này áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm và các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc có liên quan đến hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Việc phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của học sinh, không coi là dạy thêm, học thêm.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Dạy thêm, học thêm trong Quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.

3. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 Điều này tổ chức.

Điều 3. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm

1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng học quá nhiều vượt quá sức tiếp thu của người học.

2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

4. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau.

5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm

1. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

2. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Chương II

TỔ CHỨC DẠY THÊM, HỌC THÊM

Điều 5. Tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường

1. Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.

2. Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh.

3. Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

4. Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.

5. Sỹ số học sinh lớp học thêm, thời lượng học thêm

a) Sỹ số tối đa của 01 lớp học thêm không vượt quá quy định của Điều lệ trường phổ thông.

b) Thời lượng, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm.

- Thời lượng dạy thêm 1 buổi là 3 tiết học, mỗi tiết học 45 phút.

- Không tổ chức dạy thêm, học thêm trong khoảng thời gian từ 11h30 đến 13h00 và sau 21h00 hàng ngày.

Điều 6. Tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm:

1. Cam kết với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm.

2. Công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi thực hiện dạy thêm:

a) Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

b) Danh sách người dạy thêm.

c) Thời khóa biểu dạy thêm, học thêm.

d) Mức thu tiền học thêm.

Điều 7. Yêu cầu đối với người dạy thêm và tổ chức dạy thêm

1. Người tham gia dạy thêm phải đạt các yêu cầu sau:

a) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.

b) Có đủ sức khoẻ.

c) Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.

d) Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

đ) Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại điểm c, d, khoản 1 Điều này (đối với người dạy thêm ngoài nhà trường); được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép theo quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 4 Quy định này (đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập).

2. Người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải đạt các yêu cầu quy định tại điểm a, b, d, khoản 1, Điều 7 của Quy định này.

Điều 8. Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm

Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về vệ sinh trường học và Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trong đó có các yêu cầu tối thiểu:

1. Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở. Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh.

2. Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; thoáng mát và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.

3. Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011.

4. Bảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế.

Điều 9. Thu và quản lý tiền học thêm

1. Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường

a) Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.

b) Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường theo quy định hiện hành của nhà nước về thu chi tài chính; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.

c) Mức chi và tỉ lệ phân bổ chi phải thông qua Hội đồng giáo dục nhà trường đảm bảo công khai, dân chủ, được đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm của nhà trường. Việc quản lý tiền dạy thêm, học thêm thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT theo phân cấp quản lý.

d) Căn cứ vào điều kiện kinh tế, đời sống nhân dân địa phương, sĩ số lớp học thêm, nhà trường thỏa thuận mức thu tiền học thêm giữa cha mẹ học sinh với nhà trường.

Mức thu tối đa 10000 đồng/buổi/1 học sinh đối với chương trình trung học cơ sở (tương đương với 1% mức lương cơ bản).

Mức thu tối đa 15000 đồng/buổi/1 học sinh đối với chương trình trung học phổ thông (tương đương với 1,5% mức lương cơ bản).

Các lớp học tin học được thu thêm tiền điện, với mức thu không quá 4000đồng/01máy/ 01buổi.

đ) Quy định về chi tiền dạy thêm, học thêm

Chi ít nhất 70% số tiền thu dạy thêm, học thêm cho giáo viên trực tiếp giảng dạy.

Chi tối đa 12% số tiền thu dạy thêm, học thêm cho công tác quản lý.

Nộp 1,5% số tiền thu dạy thêm, học thêm về phòng GD&ĐT (đối với dạy thêm, học thêm có chương trình cao nhất là trung học cơ sở ), về Sở GD&ĐT (đối với chương trình trung học phổ thông) phục vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm.

Số tiền còn lại dành cho tăng cường cơ sở vật chất và quỹ phúc lợi của nhà trường.

2. Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

a) Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền dạy thêm, học thêm.

b) Căn cứ vào điều kiện kinh tế của nhân dân địa phương, mức thu tiền do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm.

Người dạy thêm nhận tiền công ít nhất bằng 70% số tiền thu dạy thêm, học thêm.

Nộp 1,5% số tiền thu dạy thêm, học thêm về phòng GD&ĐT (đối với dạy thêm, học thêm chương trình THCS), về Sở GD&ĐT (đối với chương trình dạy thêm chương trình THPT) phục vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm.

Chương III

HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP TỔ CHỨC DẠY THÊM, HỌC THÊM

Điều 10. Thẩm quyền cấp giấy phép dạy thêm, học thêm

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở.

Điều 11. Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm

1. Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường

Hồ sơ xin cấp giấy phép 01 bộ gồm:

a) Tờ trình xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm. (mẫu M1)

b) Danh sách trích ngang người đăng ký dạy thêm đảm bảo các yêu cầu tại Điều 7 Quy định này. (mẫu M2)

c) Kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm; địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm; mức thu và phương án chi tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

2. Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

Hồ sơ xin cấp giấy phép 01 bộ gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã về thực hiện các quy định tại khoản 1, Điều 6 Quy định này. (mẫu M3)

b) Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm (mẫu M2).

c) Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 7 Quy định này. (mẫu M4)

d) Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm.

đ) Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm.

e) Kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

Điều 12. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm

1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm lập hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Quy định này gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ

Thời hạn giải quyết hồ sơ là 5 ngày làm việc. Trường hợp đủ điều kiện, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép dạy thêm, học thêm; trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản tổ chức, cá nhân chưa được cấp giấy phép dạy thêm, học thêm.

Điều 13. Thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm

1. Thời hạn của giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm nhiều nhất là 24 tháng kể từ ngày ký; trước khi hết hạn 01 tháng phải tiến hành thủ tục gia hạn (nếu có nhu cầu).

2. Thủ tục gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm thực hiện như cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

3. Thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm nếu tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.

4. Đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm nếu giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm đã hết thời hạn quy định mà chưa hoàn tất thủ tục gia hạn.

5. Cấp có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm thì có thẩm quyền gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM, HỌC THÊM

Điều 14. Trách nhiệm Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh

1. Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

2. Chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố về công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo đúng quy định hiện hành.

Điều 15. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

1. Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này; chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định.

2. Hướng dẫn các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc và tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện đúng quy định hoạt động dạy thêm, học thêm.

3. Cấp phép, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định.

4. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra về nội dung dạy thêm, học thêm; phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

5. Tổng hợp kết quả thực hiện quản lý dạy thêm, học thêm báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo khi kết thúc năm học hoặc theo yêu cầu đột xuất.

Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định.

2. Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn để phát hiện các sai phạm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý.

3. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận vào hồ sơ xin cấp hoặc gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm cho các tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Quy định này.

4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.

Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có trách nhiệm xác nhận vào hồ sơ xin cấp hoặc gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm cho các tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Quy định này.

2. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn, đồng thời phối hợp với phòng GD&ĐT kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm nhằm xử lý hoặc kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Điều 18. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo

1. Thực hiện việc quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường của tổ chức, cá nhân theo quy định. Chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

2. Cấp phép, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định.

3. Phổ biến, chỉ đạo, hướng dẫn các trường tiểu học, THCS và các tổ chức, cá nhân mở lớp dạy thêm thực hiện đúng các quy định về dạy thêm, học thêm.

4. Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành địa phương liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra nội dung dạy thêm, học thêm; phát hiện và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

5. Tổng hợp kết quả thực hiện dạy thêm, học thêm báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Sở GD&ĐT khi kết thúc năm học hoặc báo cáo theo yêu cầu đột xuất.

Điều 19. Trách nhiệm của Hiệu trưởng và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục

1. Tổ chức, quản lý và kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường; bảo đảm các điều kiện quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm và quyền lợi của người học thêm, người dạy thêm.

2. Quản lý, tổ chức việc dạy và học chính khóa, đảm bảo các nguyên tắc dạy thêm, học thêm quy định tại Điều 3 Quy định này; quản lý việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh, xác nhận các nội dung yêu cầu đối với người dạy thêm theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 7 Quy định này nhằm ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm, học thêm.

3. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh theo thẩm quyền các vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.

4. Chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

1. Thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT, các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Quản lý và đảm bảo quyền của người học thêm, người dạy thêm. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp phép và thông báo công khai cho người học thêm biết trước ít nhất là 30 ngày. Hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học thêm tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện, thanh toán đầy đủ tiền với người dạy thêm và các tổ chức, cá nhân liên quan.

3. Quản lý, lưu giữ và xuất trình khi được thanh tra, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học thêm bao gồm: hồ sơ cấp giấp phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm; danh sách người học thêm; thời khóa biểu dạy thêm; đơn xin học thêm, hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.

4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền, của cơ quan có trách nhiệm quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện qui định về dạy thêm, học thêm; thực hiện báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý.

Điều 21. Trách nhiệm của giáo viên tham gia thực hiện dạy thêm

1. Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại văn bản này và quy định của Ngành, của Nhà nước có liên quan.

2. Hoàn thành trách nhiệm giảng dạy và giáo dục học sinh trong và ngoài giờ chính khóa; nâng cao ý thức và đạo đức nghề nghiệp; chuẩn bị kỹ nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học thêm.

3. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.

4. Có trách nhiệm tư vấn cho học sinh, phụ huynh học sinh trong quá trình dạy thêm, học thêm.

5. Không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

Điều 22. Trách nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh tham gia học thêm

1. Học sinh phải có thái độ tôn trọng lễ phép với người dạy, thực hiện đầy đủ các quy định của lớp học thêm.

2. Được quyền chọn môn, chọn lớp phù hợp với năng lực, trình độ của bản thân. Phản ánh với người dạy hoặc người tổ chức hoạt động dạy thêm những vấn đề bất cập trong việc dạy thêm, học thêm để kịp thời giải quyết. Khi tham gia học thêm phải có đơn xin học thêm, được sự đồng ý của cha, mẹ.

3. Cha, mẹ học sinh có trách nhiệm tư vấn, chọn nội dung, hình thức học thêm phù hợp đáp ứng yêu cầu học tập, đảm bảo sức khỏe và thường xuyên quản lý việc học thêm của con mình. Phản ánh kịp thời những bất cập trong dạy thêm, học thêm cho tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm hoặc cơ quan quản lý giáo dục theo phân cấp quản lý để được giải quyết.

Chương V

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 23. Thanh tra, kiểm tra

Hoạt động dạy thêm, học thêm chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục, của các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan và của chính quyền các cấp.

Điều 24. Xử lý vi phạm

1. Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Tổ chức thực hiện

1. Những quy định về dạy thêm, học thêm trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định, nếu có vướng mắc, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất kịp thời để Ủy ban nhân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 50/2012/QĐ-UBND ngày 05/12/2012 về Quy định quản lý dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.926

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.43.109
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!