HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 82/NQ-HĐND
|
Kon Tum, ngày 10
tháng 12 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
KẾT QUẢ GIÁM SÁT TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
KON TUM
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính
phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội
đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12
tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hướng dẫn hoạt động giám sát của
Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, tổ
đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân;
Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7
năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình giám sát của Hội đồng nhân
dân tỉnh năm 2023; Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Hội
đồng nhân dân tỉnh về thành lập Đoàn giám sát việc triển khai công tác đào tạo
nghề trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Xét Báo cáo số 36/BC-ĐGS ngày 05 tháng 12 năm
2023 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát tình hình triển
khai việc triển khai công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Kon Tum; ý kiến thảo
luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Đánh giá kết quả việc
triển khai công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản tán thành nội dung
Báo cáo số 36/BC-ĐGS ngày 05 tháng 12 năm 2023 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân
dân tỉnh về kết quả giám sát tình hình triển khai công tác đào tạo nghề trên địa
bàn tỉnh Kon Tum (có báo cáo kèm theo), với những nội dung chủ yếu sau:
1. Kết quả đạt được:
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh
hiện nay gồm 01 cơ sở GDNN công lập (Trường Cao đẳng Kon Tum đào tạo từ trình
độ cao đẳng trở xuống), 03 cơ sở GDNN ngoài công lập đào tạo trình độ sơ cấp1 và 8 Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp-Giáo dục Thường xuyên (GDNN-GDTX) công lập cấp huyện có hoạt động
GDNN đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng2. Các cơ sở GDNN và cơ sở có hoạt động GDNN được
quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, công trình phụ trợ, trang thiết bị đào tạo nghề,
bố trí giáo viên để đảm bảo thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội và chỉ
tiêu giao, phù hợp với năng lực đào tạo của từng đơn vị. Từ năm 2017 đến năm
2023 đào tạo 39.395 chỉ tiêu thuộc các trình độ Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp và
dưới 3 tháng; Tổng kinh phí thực hiện cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh
từ năm 2017 đến 2023 là 413.153,96 triệu đồng, trong đó: vốn sự nghiệp
364.810,96 triệu đồng, vốn đầu tư 48.343 triệu đồng. Kết quả đào tạo nghề trong
các năm qua đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp
tác xã, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, cũng như nâng cao tỷ
lệ lao động được đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung của
tỉnh, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu lao động qua đào tạo theo Nghị quyết của Đại
hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI.
2. Những hạn chế, bất cập
a) Hạn chế
- Thực hiện định hướng ngành nghề đào tạo ở cấp huyện
nhìn chung chưa đảm bảo theo các định hướng chung của tỉnh3, ngành nghề chủ lực của huyện; định hướng học nghề
theo thổ nhưỡng, khí hậu, phương thức tập quán sản xuất của người dân tộc thiểu
số của từng địa phương chưa được chú trọng, chủ yếu dựa vào danh mục nghề đã có
để đào tạo, dẫn đến có tình trạng người lao động học theo kiểu “miễn cưỡng”; hoặc
tham gia học nghề để hoàn thành chỉ tiêu được giao.
- Công tác Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân
luồng học sinh trong giáo dục phổ thông ở cấp THCS chỉ mới làm tốt trong thực
hiện chức năng của ngành giáo dục và đào tạo khi học sinh còn đang theo học phổ
thông. Sau khi tốt nghiệp4,
việc theo dõi, tư vấn, tuyển sinh đào tạo nghề cho đối tượng này tham gia học
nghề ở các trình độ chưa được các ngành, địa phương quan tâm phối hợp chặt chẽ.
- Giao chỉ tiêu đào tạo nghề cho các địa phương chủ
yếu dựa vào chỉ tiêu của Trung ương giao5, chưa sát với nhu cầu thực tế; phân bổ vốn sự nghiệp từ các
chương trình Mục tiêu quốc gia cho công tác đào tạo nghề có sự trùng lắp về nhiệm
vụ, đối tượng dẫn đến nguồn kinh phí phân bổ cho các huyện, thành phố để thực hiện
công tác đào tạo lớn; hoặc phân bổ vốn cho đơn vị không có nhiệm vụ chi6, phải hoàn trả ngân sách cấp
trên.
- Việc chậm ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật,
đơn giá đào tạo, mức chi phí hỗ trợ đào tạo các ngành nghề trình độ sơ cấp, dưới
3 tháng đã làm chậm tiến độ mở lớp đào tạo nghề theo chỉ tiêu được giao cho các
địa phương.
- Nội dung đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng
được quy định tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục
tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 20257 chưa được triển khai. Công tác tuyển sinh, đào tạo trình độ
trung cấp, cao đẳng các ngành nghề thuộc lĩnh vực GDNN không đạt chỉ tiêu giao
hàng năm.
- Bố trí nhà giáo giáo dục nghề nghiệp ở các trung
tâm GDNN-GDTX cấp huyện chưa có sự tương đồng ngay trong nội tại đơn vị và giữa
các trung tâm với nhau về biên chế, chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến bị động trong
thực hiện các chỉ tiêu đào tạo nghề được giao của địa phương8.
- Công tác liên kết đào tạo với các cơ sở GDNN
ngoài tỉnh còn hạn chế; thực hiện liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp khi
chưa được cấp giấy phép đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp9. Chưa có sự phối hợp và
liên kết chặt chẽ giữa cơ sở GDNN, trung tâm GDNN-GDTX với doanh nghiệp trong
quá trình đào tạo, đánh giá, tuyển dụng lao động và trong việc cung cấp đầy đủ
thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của doanh nghiệp theo ngành, nghề,
lao động hàng năm cho cơ quan quản lý nhà nước về GDNN.
- Các Trung tâm GDNN-GDTX được đầu tư cơ cơ vật chất
và các hạng mục chức năng, phụ trợ cơ bản đảm bảo nhưng chủ yếu triển khai dạy
nghề theo hình thức lưu động nên không phát huy hết công năng, nhiều hạng mục
công trình xuống cấp; thiết bị đào tạo nghề hầu hết được đầu tư trang bị từ nhiều
năm trước, không được đầu tư nâng cấp, sửa chữa dẫn đến hư hỏng, xuống cấp, lạc
hậu, không sử dụng nhưng hiện nay vẫn chưa có phương án xử lý. Trường Cao đẳng
Kon Tum thiếu thiết bị về số lượng và loại hình nên khó thu hút người học.
b) Bất cập
- Trên địa bàn tỉnh có 2 đơn vị là huyện Ia H’Drai
và thành phố Kon Tum không có cơ sở GDNN, việc thực hiện chỉ tiêu đào tạo nghề hàng
năm thông qua đặt hàng với Trường Cao đẳng Kon Tum và các trung tâm có hoạt động
GDNN khác, do đó khó khăn trong công tác đào tạo nghề.
- Văn bản của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp10 xác định Trung tâm
GDNN-GDTX cấp huyện không phải là cơ sở GDNN và không được hỗ trợ vốn sự nghiệp
giáo dục nghề nghiệp thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025
để bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị đào tạo nghề, vì vậy
các Trung tâm không thể giải ngân nguồn vốn này dù đã được phân bổ.
- Tại điểm a, khoản 4, phần III, Quyết định số
90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, quy định đối tượng hỗ trợ
bao gồm “người lao động có thu nhập thấp”. Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn
xác định người lao động có thu nhập thấp nên chưa triển khai được công tác đào
tạo nghề cho đối tượng này.
- Nội dung giáo dục nghề nghiệp trong các Chương
trình mục tiêu quốc gia có đề cập đến đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng
nhưng chưa quy định chính sách hỗ trợ cho các đối tượng theo học trình độ tương
ứng.
- Việc tổ chức giảng dạy kiến thức văn hóa trung học
phổ thông cho học sinh học trung cấp nghề còn bất cập về thời gian giảng dạy,
khối lượng kiến thức, dẫn đến nhiều em bỏ học, không theo hết chương trình11.
- Đối với cơ sở GDNN công lập cấp tỉnh (Trường
Cao đẳng Kon Tum): Quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ còn nhiều vướng
mắc từ cơ chế, chính sách của trung ương liên quan đến tổ chức bộ máy, đội ngũ,
công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo, cơ sở vật chất... ảnh hưởng đến thực hiện
nhiệm vụ của nhà trường.
3. Nguyên nhân hạn chế, bất cập
a) Nguyên nhân khách quan.
- Những vướng mắc về cơ chế trong từng chính sách
liên quan đến lĩnh vực GDNN cần có giải pháp tháo gỡ từ bộ, ngành trung ương,
nhất là việc chậm hướng dẫn nội dung giáo dục nghề nghiệp trong các Chương
trình mục tiêu quốc gia.
- Nhu cầu đầu tư cho GDNN rất lớn, trong khi nguồn
lực có hạn, cần có thứ tự ưu tiên và lâu dài; đối tượng được thụ hưởng chính
sách giáo dục nghề nghiệp từ các chương trình Mục tiêu quốc gia chủ yếu ở trình
độ sơ cấp, dưới 3 tháng mà chưa tính đến đối tượng học nghề ở trình độ trung cấp,
cao đẳng nói chung, chỉ mới thực hiện ở một số đối tượng học sinh đặc thù12.
- Tâm lý và nguyện vọng của người dân về GDNN chưa
được ưu tiên; Công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh chưa phát triển mạnh, sản
xuất quy mô nhỏ, số lượng doanh nghiệp ít, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
chuyển dịch chậm, do đó nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của doanh nghiệp
còn thấp, chưa có các doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm cho người lao động
sau học nghề.
b) Nguyên nhân chủ quan.
- Một số cấp ủy, chính quyền chưa có biện pháp chỉ
đạo tích cực trong công tác tuyên truyền tư vấn học nghề; việc khảo sát nhu cầu
học nghề chưa sát với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sản xuất,
quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương.
- Vai trò trách nhiệm, sự phối hợp giữa các ngành
có liên quan, giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở có hoạt động GDNN
trên địa bàn chưa thật sự chủ động và chặt chẽ trong quá trình triển khai nhiệm
vụ được phân công theo chức trách của mình.
- Phối hợp giữa các ngành chức năng và các địa
phương thực hiện công tác phân luồng học sinh và công tác nắm bắt thông tin đối
tượng sau tốt nghiệp THCS để tư vấn, định hướng nghề ở cơ sở chưa chặt chẽ
- Cơ sở GDNN, cơ sở có hoạt động GDNN trên địa bàn
tỉnh chưa chủ động trong xây dựng kế hoạch và tạo thương hiệu cho đơn vị để thu
hút người học nghề. Nhu cầu học nghề của người lao động thường xuyên thay đổi
theo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh
đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Thực hiện rà soát, sắp xếp lại tài sản công tại
các đơn vị GDNN trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Quản lý sử dụng tài sản
công; thiết bị dạy nghề hiện có để có phương án xử lý phù hợp.
2. Rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của Trường
Cao đẳng Kon Tum và các Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn các huyện đảm bảo theo
các tiêu chí, tiêu chuẩn về đào tạo (quy mô đào tạo, trình độ nhà giáo, quản trị,
gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm, trình độ học viên sau đào tạo,
việc làm,...) hướng tới sắp xếp, củng cố các cơ sở GDNN (trong đó có nội
dung xây dựng Cao đẳng Kon Tum thành trường chất lượng cao); ưu tiên đầu tư
có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, manh mún nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo
nghề cho người lao động phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
3. Chỉ đạo các ngành (Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh) phối hợp
giao chỉ tiêu đào tạo nghề, trình độ đào tạo nghề phù hợp với tình hình thực tế
và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các Chương trình Mục tiêu quốc gia
liên quan đến công tác đào tạo nghề; Chấn chỉnh việc phân bổ các nguồn vốn cho
hoạt động giáo dục nghề nghiệp mà không có nhiệm vụ chi.
4. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Ủy
ban nhân dân thành phố Kon Tum, huyện Ia H’Drai thực hiện các chỉ tiêu đào tạo
nghề được giao.
5. Chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện thực
chất, có hiệu quả đối với học sinh sau tốt nghiệp THCS hoặc THPT tham gia học
nghề theo Đề án phân luồng học sinh đã được phê duyệt.
6. Xây dựng, cập nhật, bổ sung danh mục nghề đào tạo,
định mức kinh tế-kỹ thuật, đơn giá đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu đào tạo nghề
của các đơn vị, địa phương và với tình hình thực tế.
7. Kiểm tra và có phương án xử lý theo đúng quy định
của pháp luật về việc UBND huyện Kon Plông liên kết với trường Cao đẳng Công
nghệ và Nông lâm Bình Dương (Cơ sở 3 tại huyện Konplong) thực hiện đào tạo
nghề trên địa bàn để đảm bảo quyền lợi cho học viên đang theo học, quyền lợi của
cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
8. Rà soát tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của các
ngành, các đơn vị, địa phương liên quan đến Chính phủ, các bộ, ngành trung ương
để có văn bản kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ những khó khăn
khi áp dụng chính sách về GDNN trong thực tiễn tại địa phương.
9. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực
hiện các kiến nghị của Đoàn giám sát tại mục 2, phần III Báo cáo số 36/BC-ĐGS.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm triển
khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban
Hội đồng nhân dân tỉnh, tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Giao Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh
theo dõi, đôn đốc thực hiện Nghị quyết và báo cáo kết quả thực hiện đến Thường
trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước ngày 15 tháng 8 năm 2024.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và
các đoàn thể chính trị - xã hội vận động quần chúng, đoàn viên, hội viên trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện và giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon
Tum Khóa XII Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2023./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu Quốc hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy; Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Kon Tum;
- Đài PT-TH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐ.
|
CHỦ TỊCH
Dương Văn Trang
|
1
Trung tâm GDNN Kỹ thuật vận tải; Trung tâm GDNN Lái xe Koruco; Trung tâm GDNN
Đông Dương (chưa đi vào hoạt động)
2
Trung tâm GDNN-GDTX của các huyện: Kon Rẫy, Kon Plông, Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi,
Đăk Glei, Sa Thầy, Tu Mơ Rông.
3
Kế hoạch Số: 535/KH-UBND ngày 13/2/2023 của UBND tỉnh Kon Tum về đào tạo nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025
4
Hàng năm có khoảng 1/4 học sinh tốt nghiệp THCS tham gia lao động sản xuất,
không tham gia học tiếp THPT, giáo dục thường xuyên hoặc học nghề từ trình sơ cấp
nghề trở lên
5
Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho
lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025;
6
TP Kon Tum không có Trung tâm GDNN-GDTX nhưng được phân bổ vốn thực hiện công tác
giáo dục nghề nghiệp như: Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học
cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, xây dựng các chuẩn về giáo dục nghề nghiệp;
phát triển hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và hệ thống bảo
đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương trình, học liệu; phát
triển nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với đối tượng, trình độ phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo...
7
Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2022 của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết
việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025
8
Năm 2023, tất cả các huyện, thành phố đều đề nghị đặt hàng đào tạo một số nghề
dưới 3 tháng với Trường Cao đẳng Kon Tum nhưng vẫn không thể thực hiện hết các
chỉ tiêu đặt hàng, lý do: đối tượng học nghề thường xuyên bị thay đổi; danh mục
nghề đào tạo chưa thống nhất về tên gọi; nhà giáo đã vượt định mức giờ giảng
nên không tham gia đào tạo nghề dưới 3 tháng; chỉ tiêu đặt hàng đề nghị thực hiện
vào những tháng cuối năm...
9
Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Bình Dương (Cơ sở 3 tại huyện Konplong):
Hiện đang đào tạo thực hành cho học viên tại cơ sở Măng Đen ngành Trung cấp Lâm
sinh và Trung cấp Lương thực, thực phẩm
10
Công văn số 1516/TCGDNN-KHTC ngày 31 tháng 7 năm 2023 của Tổng cục Giáo dục nghề
nghiệp (Trực thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)
11
Thời gian khai giảng các lớp nghề thường muộn hơn so với chương trình phổ
thông, khối lượng kiến thức THPT quy định như hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo
là quá tải đối với đặc thù đối tượng học nghề là người đồng bào dân tộc thiểu số,
đồng thời trong chương trình đào tạo nghề có một số học phần liên quan thực
hành, thực tập theo hướng tập trung tại các doanh nghiệp, do đó thời gian học tập
của đối tượng học cả 2 chương trình cùng thời gian rất khó bố trí và kéo dài
hơn.
12
- Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Chính
sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp.
- Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12
năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách và
trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại
các trường đào tạo công lập quy định tại Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg .
- Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của
Chính phủ