HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH LONG AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 265/2016/NQ-NĐND
|
Long An, ngày 26 tháng 04 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ THÔNG QUA ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÁT TRIỂN THEO
ĐỊNH HƯỚNG CHẤT LƯỢNG CAO GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị TW8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo:
Căn cứ Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày
3/10/2012 của Thủ tướng
Chính phủ Quyết định phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Sau khi xem xét Tờ trình số 1209/TTr-UBND ngày 08/4/2016 của UBND tỉnh về việc thông
qua Đề án xây dựng trường trung
học phổ thông phát triển
theo định hướng chất lượng cao giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh
Long An: báo cáo thẩm
tra của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND và ý kiến của đại biểu HĐNĐ tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh
thống nhất xây dựng trường trung học phổ thông phát triển theo định hướng chất
lượng cao giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh
giao Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp thu ý kiến của đại biểu HĐND và thẩm tra của Ban
Văn hóa - Xã hội HĐND để điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh Đề án và thống nhất với
Thường trực HĐND tỉnh trước khi tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh
giao Thường trực, các Ban và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực
hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã
được Hội đồng, nhân dân tỉnh Long An khóa VIII, kỳ họp thứ
16 thông qua ngày 26 tháng 4 năm 2016.
Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.
Nơi nhận:
- UB Thường vụ Quốc hội (b/c);
- Chính phủ
(b/c):
- VP.QH, VP.CP "TP.HCM" (b/c);
- Ban Công tác đại biểu, UBTVQH (b/c);
- Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp;
- TT.TV (b/c);
- UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu QH đơn vị tỉnh Long An;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII;
- Các sở ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT. HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- VP. UBND tỉnh;
- LĐ và CV VP. Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Phạm Văn Rạnh
|
ĐỀ ÁN
XÂY
DỰNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÁT TRIỂN THEO ĐỊNH HƯỚNG CHẤT LƯỢNG CAO TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 265/2016/NQ-HĐND ngày 26/04/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Long An)
Phần I
SỰ CẦN THIẾT VÀ
CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. THỰC TRẠNG GIÁO
DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Những kết quả đạt được
- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An
cấp trung học phổ thông (THPT) có 47
trường (41 trường công lập và 6 trường ngoài công lập). Chất
lượng giáo dục tương đối ổn định, hiệu
quả đào tạo đạt 81,74%.
- Đội ngũ giáo
viên giảng dạy đạt chuẩn đào tạo. Cơ sở vật chất cơ bản đảm
bảo cho tổ chức hoạt động giáo dục; có 44,7% trường học có phòng học ngoại ngữ, phòng nghe nhìn.
- Công tác xã hội hóa giáo dục được
chú trọng, phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học của
con em, nhu cầu học 2 buổi/ ngày, học bán trú ngày càng cao.
2. Những mặt hạn chế
- Chất lượng giáo dục các môn văn hóa
chưa đồng đều giữa các đơn vị; việc đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá nhiều nơi chưa
đi vào chiều sâu, còn nặng dạy chữ, chưa thật sự chú trọng
rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Số trường mở lớp dạy học hai buổi/ngày hoặc bán trú quá thấp.
- Học sinh chưa có ý thức tự học, tự
nghiên cứu; chưa phát huy tính sáng
tạo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Chương trình giảng dạy còn bất cập, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, chưa đảm bảo theo định hướng
phát triển năng lực học sinh theo kết quả đầu ra.
- Chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh còn nhiều hạn chế do phần lớn đội ngũ giáo
viên tiếng Anh cấp THPT chưa đạt chuẩn theo khung tham chiếu Châu Âu[1]. Học sinh chưa
có kỹ năng giao tiếp, chưa đạt chuẩn
đào tạo theo quy định (đạt trình độ B1).
- Phòng chức năng
phục vụ dạy và học chưa đáp ứng đổi mới giáo
dục. Chưa tạo điều kiện cho học sinh ứng dụng công
nghệ thông tin trong tự học, nghiên cứu.
- Đội ngũ cán bộ
quản lý ứng dụng
công nghệ thông tin còn hạn chế.
II. SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trên cơ sở phát
huy những mặt đạt được và khắc phục những hạn chế, khó
khăn thì việc xây dựng Đề án trường THPT phát triển theo định hướng
chất lượng, cao nhằm tiếp Tục nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh, hạn
chế dạy thêm, học thêm, cần thiết thực hiện công tác
phân luồng cho học sinh sau tốt nghiệp
THCS,... tham gia đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
III. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Quyết định 1439/QĐ-TTg ngày 3/10/2012 của Thủ Tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế’';
- Nghị định
86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lí học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân và chính sách
miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021;
- Quyết định 1215/QĐ- BGDĐT ngày 4/4/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành chương
trình hành động của ngành giáo dục thực hiện
chiến lược phát triển giáo dục Việt
Nam 2011-2020:
- Văn bản
7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn dạy học 02 buổi/ngày đối với các trường trung học;
- Chương trình số
37-CTr/TU ngày 09/6/2014
của Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ Long An về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
- Quyết định số 3956/QD-UBND ngày
14/11/2013 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành Chiến lược
Phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Long An giai đoạn 2013-2020,
định hướng đến 2030;
- Kế hoạch số 768/KH-UBND ngày 09/3/2015 của UBND tỉnh Long An về
việc thực hiện "Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu
cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế” trên địa bàn tỉnh Long An;
- Hướng dẫn 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thí điểm phát triển chương trình nhà trường
phổ thông.
Phần II
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. KHÁI NIỆM TRƯỜNG
THPT PHÁT TRIỂN THEO ĐỊNH HƯỚNG CHẤT LƯỢNG CAO
Trường THPT chất lượng cao là trường
đảm bảo tiêu chí sau: người học được học trong môi trường
tích cực, được chăm sóc tốt từ thể chất đến tinh thần, được
khuyến khích để có động cơ học tập chủ
động, kết quả học tập tốt; giáo viên thạo nghề, được tạo điều kiện về học tập,
chuyên môn, phát huy sáng tạo, biểu dương,
khen thưởng, động viên đúng mức; phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chương trình giáo dục thích hợp với người dạy
và người học; thiết bị, công nghệ, học liệu giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận;
môi trường học tập vệ sinh, an toàn, lành mạnh; hệ thống
đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình và kết quả giáo dục; hệ thống quản lý giáo dục có tính tham gia và dân chủ; tôn trọng và thu hút được cộng đồng và nền văn hóa địa phương trong
hoạt động giáo dục; các thiết chế đầy đủ;
chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng và
bình đẳng.
II. MỤC TIÊU, CHỈ
TIÊU
1. Mục tiêu
- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo trường THPT thí điểm theo mô hình trên địa bàn tỉnh Long An, bồi dưỡng
đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời
kì hội nhập; giáo dục học sinh phát triển toàn diện, phát huy khả năng sáng tạo,
tư duy độc lập; yêu gia đình, yêu Tổ
quốc; sống và làm việc theo Hiến pháp
và Pháp luật, có tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống, hiệu
quả lao động cao.
- Góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học; xây dựng môi
trường dạy học thân thiện, xây dựng chương trình phát triển nhà trường theo định hướng giáo dục mở.
2. Chỉ tiêu
a) Về chất lượng giáo dục, phấn đấu:
- 100% học sinh được tổ chức học 02
buổi/ngày và bán trú.
- 100% học sinh được xếp loại học lực từ khá, giỏi trở lên và 100% học sinh được xếp loại hạnh kiểm từ khá, tốt trở lên.
- Hiệu quả đào tạo[2] đạt từ 95% trở
lên.
- 100% học sinh đỗ đại học, cao đẳng
trong và ngoài nước, trong đó có từ 70% trở lên đỗ đại học.
- 100% học sinh đạt trình độ Tiếng
Anh theo khung, tham chiếu Châu Âu từ bậc 3-B1 trở lên.
- 100% học sinh đạt trình độ A tin học
trở lên.
b) Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, phấn đấu:
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; trong đó, có từ 15% trở lên cán bộ, giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn.
- 95% trở lên giáo viên được xếp loại
xuất sắc theo chuẩn nghề nghiệp.
- 100% giáo viên dạy tiếng Anh có
trình độ C1 trở lên.
- 100% cán bộ quản lý và giáo viên biết
sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giảng dạy, quản
lý và điều hành nhà trường.
c) Về phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống của học sinh nhằm phát huy năng khiếu, tài năng của học sinh:
Bảo đảm 100% học sinh được tham gia các hoạt động xã hội, thể dục thể thao và các chương trình giáo dục kỹ
năng sống, các hoạt động trải nghiệm thực tiễn.
III. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC
HIỆN
1. Giải pháp
1.1. Công tác tuyên truyền
Ngành giáo dục
và đào tạo tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong
các nhà trường có điều kiện xây dựng trường chất lượng
cao, đặc biệt là học sinh và phụ huynh học sinh nắm rõ về chủ trương và quyền lợi khi tham gia, tạo sự đồng thuận cao trong xã
hội. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tuyên truyền.
Cụ thể hàng năm, trường THPT thí điểm theo mô hình tổ chức thu nhận ý kiến các
đối tượng chịu sự tác động ít nhất 04 lần/năm nhằm tự kiểm tra, đánh
giá.
1.2. Công tác chuyên môn của ngành giáo dục và đào tạo
a) Về nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh
- Hiệu trưởng trường thí điểm tổ chức xây dựng chương trình phát triển
nhà trường phù hợp với định hướng kết quả đầu ra của học sinh và tình hình nhà
trường. Học sinh học tập trên cơ sở học liệu do nhà trường biên soạn, được cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục và công khai trên website của đơn vị
trường học; được tham gia đánh giá người dạy và cán bộ quản lý trường học.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục kết
hợp dạy chữ và dạy người theo nhiều hình thức, phương pháp nhằm giáo dục kỹ
năng sống, hướng nghiệp, giáo dục phẩm chất tình yêu gia đình, quê hương, đất
nước: tích hợp các nội dung trong giảng dạy, hoạt động dạy học gắn với di sản văn hóa, các hoạt động ngoại
khóa,...
- Học sinh được tham gia các hoạt động
học tập chất lượng cao[3] như: sinh hoạt các câu lạc bộ bộ môn văn hóa[4],
câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, các hoạt động liên quan đến giáo dục thể chất,
kĩ năng sống,...
b) Về xây dựng chương trình giảng dạy
- Chương trình giảng dạy được nhà trường
xây dựng dựa trên định hướng phát triển năng lực học sinh ở các môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa học,
Sinh học và rèn luyện kỹ năng phù hợp với định hướng nghề
nghiệp; tổ chức dạy, học Tiếng Anh với
người bản ngữ; chương trình giáo dục kỹ năng sống; tư vấn hướng nghiệp,
tư vấn tâm lí học đường và các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo; các lớp bồi dưỡng về năng khiếu, tài năng và các hoạt
động thể dục, thể thao…
- Xây dựng nội dung và tổ chức hoạt động
ngoại khóa theo kế hoạch của nhà trường và được tổ chức tập luyện thông qua các
hình thức: đội, nhóm, khối lớp và có hướng dẫn của giáo viên[5]
- Việc thực hiện chương trình được tổ
chức như sau:
+ Buổi sáng: Hiệu
trưởng tổ chức dạy học theo chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định.
+ Buổi chiều: Hiệu
trưởng tổ chức dạy học các chương trình phát triển theo định hướng nghề nghiệp
của học sinh do nhà trường biên soạn (chương trình nâng
cao các môn văn hóa); các hoạt động trải nghiệm, các lớp bồi dưỡng năng khiếu tài năng, thể dục, thể thao,... theo
nhu cầu của học sinh.
c) Nguồn tuyển và hình thức tuyển
sinh
Nguồn tuyển sinh: những học sinh tốt
nghiệp THCS trên địa bàn tỉnh Long An.
- Hình thức tuyển
sinh: Thi tuyển đối với học sinh có nguyện vọng và đủ điều kiện, tiêu chuẩn được
xét học các lớp chất lượng cao theo kế hoạch tuyển sinh vào tháng 5 hàng năm của trường. Hoặc tuyển thẳng theo quy định của nhà trường.
d) Về đầu
tư cơ sở vật chất
trường học phát
triển theo định hướng chất lượng cao
Đảm bảo đủ phòng học, phòng bộ môn,
phòng thí nghiệm, các phòng chức năng, khu giáo dục thể chất,…
cho việc tổ chức dạy học 02 buổi/ngày, trang bị đủ bàn, ghế để bố trí tối thiểu 35 học
sinh/lớp. Được đầu tư thiết bị dạy học hiện đại đa phương tiện[6].
e) Về xây dựng chế độ chính sách đối với
trường thực hiện theo đề án
* Đối với Nhà trường:
- Tăng hoạt động phí cho trường nhưng
không vượt quá định mức của trường THPT chuyên để tạo điều kiện thuận lợi, kích thích phát triển, từ nguồn ngân sách chi thường xuyên của sự nghiệp giáo dục; chủ động hợp đồng giáo viên có năng lực
giảng dạy các chương trình ngoại khóa theo nhu cầu của học sinh.
* Đối với cán bộ quản lý, giáo
viên và nhân viên:
- Ưu tiên đặc biệt trong công tác đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho cán bộ quản lý
giáo viên khi tham gia thực hiện Đề án để
đảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định[7];
- Ưu tiên bồi dưỡng, nghiệp vụ lý luận chính trị; được tham quan học tập
kinh nghiệm trong và ngoài nước;
- Được hưởng chính sách hỗ trợ theo
hướng tăng phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp ưu đãi giảng dạy từ nguồn xã hội hóa, cụ
thể:
+ Chế độ phụ cấp trách nhiệm: Ngoài
chế độ phụ cấp chức vụ đang được hưởng theo chế độ hiện
hành, tăng thêm 0,1 phụ cấp trách nhiệm (0,1 x mức lương tối
thiểu) cho Hiệu trưởng; tăng 0,05 phụ cấp trách nhiệm cho
Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.
+ Chế độ phụ cấp ưu đãi: Tăng thêm phụ
cấp ưu đãi ngành cho cán bộ quản lý, giáo viên là 10% lương theo ngạch bậc (4,98 x mức
lương tối thiểu x 10%) và phụ cấp trách nhiệm/tháng, được
hưởng 12 tháng/năm; tăng thêm phụ cấp trách nhiệm cho nhân viên là 5% theo ngạch-bậc
và hưởng 12 tháng/năm.
+ Chế độ khác:
Ngoài các chế độ theo quy định hiện hành của nhà nước, giáo
viên được hỗ trợ thêm các chi phí học trên chuẩn và học nâng
cao trình độ ngoại ngữ nhằm phục vụ
cho công tác giảng dạy, nghiên cứu từ nguồn xã hội hóa.
* Đối với học sinh:
- Học sinh được định hướng nghề nghiệp
ngay từ lớp 10 và không phải tham gia bất kỳ hình thức học thêm nào trong và ngoài nhà trường.
- Được chọn chương trình học nâng cao
các bộ môn văn hóa, tham gia các lớp bồi dưỡng các kỹ năng sống, trải nghiệm sáng tạo,...
- Được hưởng chế độ khen thưởng theo quy
định hiện hành và đặc thù của tỉnh.
- Được miễn, giảm học phí với đối tượng học sinh nghèo, học giỏi; được tài trợ học bổng/năm theo kế hoạch tuyển sinh của trường.
f) Cơ chế thu chi từ nguồn thu buổi học thứ hai
(được quy định trong quy chế chỉ tiêu nội bộ):
- Mức thu học sinh học buổi thứ 2 theo khung (5 năm) quy định của UBND tỉnh.
+ Mức chi đảm bảo:
+ Tối đa 80% chi cho giáo viên trực
tiếp đứng lớp (các lớp chất lượng cao).
+ Số % còn lại: chi cho công tác quản lý, cơ sở vật chất phục vụ cho những lớp chất lượng cao.
1.3. Thực hiện thí điểm, tăng cường
công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết.
- Chọn trường thí điểm có đủ điều kiện
phát triển theo định hướng chất lượng cao. Hàng năm trong quá trình triển khai
thực hiện, Hiệu trưởng tiến hành tự kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh, nội
dung chương trình giảng dạy, rà soát sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Qua báo cáo của đơn vị thí điểm,
ngành giáo dục và đào tạo tiến hành sơ kết giữa giai đoạn làm cơ sở tham mưu với
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tháng 4/2021, Ban chỉ đạo thực hiện
Đề án tiến hành tổng kết đánh giá kết quả thực hiện để
nhân rộng mô hình.
- Việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết phải
coi trọng mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án và hệ thống các biện pháp thực hiện mang
tính khả thi.
2. Biện pháp
Trong giai đoạn 2016-2020, chọn 02
đơn vị thí điểm gồm trường THPT Lê Quý
Đôn và trường THPT Hậu Nghĩa “xây dựng trường THPT phát
triển theo định hướng chất lượng cao”. Trong quá trình thực hiện đề án, hàng
năm mở hội nghị vào tháng 4 nhằm đánh rút kinh nghiệm và
điều chỉnh triển khai cho những năm tiếp theo. Năm 2021 tổng
kết, nhân rộng một số trường THPT có điều kiện tham gia Đề
án và lập kế hoạch bổ sung kinh phí thực hiện.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Nhu cầu kinh phí
- Đầu tư mua sắm thiết bị phòng học
tiếng Anh (phòng Lab), trang thiết bị cho hệ thống CNTT quản
lý nhà trường, hệ thống thí nghiệm cảm
biến lý hóa sinh. Kinh phí dự kiến 2.964.900.000 đồng.
- Đầu tư mua sắm thiết bị dạy học đa
phương tiện với tổng kinh phí 2.807.500.000 đồng.
2. Nguồn kinh phí
a) Ngân sách tỉnh (chi hỗ trợ thiết
bị dạy học phòng học tiếng Anh, thiết bị cho hệ thống CNTT quản
lý nhà trường, hệ thống thí
nghiệm cảm biến lý hóa
sinh): 2.964.900.000 đồng.
b) Nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị trường chọn thí điểm với tổng kinh phí 2.807.500.000 đồng.
c) Các khoản chi khác thuộc đóng góp xã hội hóa: sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh phê
duyệt đề án, UBND tỉnh sẽ ban hành khung mức thu phí học tăng cường.
3. Phân kỳ thực hiện (chi tiết
theo các phụ lục đính kèm)
- Năm 2016: 425.000.000 đồng[8].
- Năm 2017:
3,677.400.000 đồng[9].
- Năm 2018: 755.000.000 đồng[10].
- Năm 2019: 755.000.000 đồng[11].
- Năm 2020: 160.000.000 đồng[12].
- Từ năm 2021 trở đi hoặc trong quá
trình xây dựng thí điểm, nhân rộng một số trường THPT có điều kiện tham gia Đề án và lập kế hoạch bổ sung kinh phí đầu tư thực hiện.
4. Tiến
độ thực hiện
a) Giai đoạn 1 (2016-2018):
- Về quy mô trường lớp thực hiện xây dựng trường THPT phát triển theo định hướng
chất lượng cao: Xây dựng đơn vị thí điểm tham gia trực tiếp
Đề án, gồm THPT Hậu Nghĩa, THPT Lê Quý Đôn. Đến năm 2018 có 38 lớp được thực hiện
phát triển theo định hướng chất lượng cao.
- Nâng cao, hoàn thiện về chương
trình, chế độ chính sách:
+ Rà soát, đánh giá, sắp xếp đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên hàng năm, từng giai đoạn.
+ Ban hành văn bản qui định về tổ chức, hoạt động các trường; về cơ chế ưu
đãi, cơ cấu, định mức giáo viên, nhân viên; về công tác
tuyển dụng, điều động, luân chuyển giáo viên.
+ Tổ chức biên soạn chương trình và
tài liệu dạy giảng dạy phù hợp.
+ Tổ chức đánh giá, kiểm định chất lượng giáo
dục của các trường.
- Thực hiện bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên: Xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý hàng năm cho các trường.
- Đầu tư về cơ sở
vật chất:
+ Đầu tư cơ sở vật
chất cho các trường THPT trong Đề án,
đảm bảo theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia, tăng cường phương tiện, trang
thiết bị dạy học hiện đại cho các trường.
+ Xây dựng
hệ thống thư viện số, xây
dựng website các trường.
- Kinh phí đầu tư: Rà soát chi tiết
thực trạng, xây dựng kế hoạch, bố
trí kinh phí thực hiện các mục tiêu cụ thể của đề án.
- Năm 2018 tổ chức sơ kết Đề án giai
đoạn 1.
b) Giai đoạn 2 (2018-2020):
- Tiếp tục nâng cao
chất lượng trường THPT phát triển
theo định hướng chất lượng cao bền vững. Đến năm 2020 phấn đấu có 51
lớp tham gia Đề án và đến sau năm
2020 sẽ có hai đơn vị trường THPT
chính thức hoạt động là trường THPT chất lượng cao[13].
- Tiếp tục kế hoạch bồi dưỡng, cán bộ quản lý, giáo viên.
- Hoàn chỉnh tài liệu và nâng cao chất lượng giảng dạy
các chủ đề nâng cao đối với trường tạo nguồn và các chủ đề nâng cao các môn học đối với các trường
chất lượng cao.