ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 163/KH-UBND
|
Lạng Sơn, ngày
04 tháng 10 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA
PHƯƠNG
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch biên
soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ
thông với những nội dung như sau:
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH
Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày
28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông;
Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày
27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông;
Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày
06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn,
quy trình xây dựng, chỉnh sửa Chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức hoạt động
của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông;
Thông tư số 32/2018/BGDĐT ngày
26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục
phổ thông;
Thông tư số 51/2019/TT-BTC ngày
15/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán, thanh quyết
toán kinh phí biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương thực hiện
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày
24/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn triển khai Chương trình giáo
dục phổ thông;
Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày
20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội
dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông;
Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày
19/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo
dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ
chức thực hiện từ năm học 2020 – 2021.
II. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Tài liệu giáo dục địa phương
là một hợp phần của chương trình giáo dục phổ thông. Biên soạn tài liệu giáo dục
địa phương nhằm giáo dục kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, hướng
nghiệp, chính trị, xã hội, môi trường của địa phương cho học sinh phổ thông nhằm
hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc
thù được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.
1.2. Phát triển kinh nghiệm thực
tiễn, trải nghiệm về tự nhiên, xã hội của học sinh; gắn giáo dục nhà trường với
cộng đồng, gắn những kiến thức đã học trong nhà trường với những vấn đề đặt ra
cho địa phương, cộng đồng nơi học sinh sinh sống. Từ kiến thức và trải nghiệm
thực tiễn, học sinh khai thác, bổ sung, phát huy vốn hiểu biết của mình về văn
hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị, xã hội, môi trường của
địa phương, giúp học sinh nhận thức tốt hơn, hòa nhập với môi trường đang sinh
sống, có trách nhiệm hơn trong việc tìm hiểu, gìn giữ, phát huy các giá trị văn
hóa của quê hương, đất nước.
2. Yêu cầu
2.1. Tuân thủ các quy định của
pháp luật.
2.2. Phải cụ thể hóa được mục tiêu
chương trình giáo dục phổ thông, góp phần giáo dục các phẩm chất chủ yếu và
năng lực cốt lõi của học sinh. Nội dung phải đầy đủ các chủ đề, tính tiêu biểu,
đặc sắc về văn hóa, lịch sử truyền thống, địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính
trị - xã hội, môi trường của địa phương.
2.3. Bảo đảm yêu cầu cần đạt về kiến
thức, kĩ năng, thái độ của nội dung giáo dục địa phương trong từng cấp học và từng
lớp học; thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, định hướng nghề nghiệp của
học sinh để làm cơ sở đánh giá kết quả giáo dục học sinh.
2.4. Định hướng được các phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo,
năng lực tự học, tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.
Vận dụng được các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả nội dung
giáo dục địa phương theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học
sinh. Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.5. Đảm bảo tính khoa học, kế thừa,
phát triển, liên thông từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông. Được sử dụng
thống nhất trong toàn tỉnh và tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện
cụ thể của từng cơ sở giáo dục.
2.6. Được tổ chức thực nghiệm trước
khi thẩm định tài liệu.
III. NỘI DUNG
1. Biên soạn
tài liệu
Tài liệu nội dung giáo dục địa
phương sẽ được biên soạn dưới dạng các chủ đề thuộc các lĩnh vực dành cho từng
cấp học với mức độ yêu cầu khác nhau.
1.1. Các chủ đề và định hướng
biên soạn
1.1.1. Các chủ đề
a) Về văn hóa, lịch sử truyền
thống của địa phương
- Về văn hóa: Lễ hội truyền thống;
các loại hình nghệ thuật truyền thống; truyền thống quê hương; phong tục, tập
quán địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật.
- Về lịch sử, truyền thống: Danh
nhân văn hóa; di tích lịch sử; bảo tàng, lịch sử hình thành và phát triển của địa
phương.
b) Về địa lí, kinh tế, hướng
nghiệp của địa phương
- Về địa lí địa phương: Địa lí tự
nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế - xã hội, địa lí du lịch.
- Về kinh tế, hướng nghiệp: Các
ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương; thị trường lao động; các ngành nghề,
làng nghề truyền thống.
- Về hướng nghiệp: Các vấn đề về
giáo dục hướng nghiệp tại địa phương.
c) Về chính trị, xã hội, môi
trường của địa phương
- Về chính trị: Bộ máy chính quyền,
dân chủ cơ sở.
- Về chính sách xã hội: Chính sách
an sinh xã hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống.
- Về môi trường: Bảo vệ môi trường,
đa dạng sinh học; biến đổi khí hậu.
1.1.2. Định hướng biên soạn các
chủ đề
a) Đối với cấp Trung học cơ sở,
Trung học phổ thông, mỗi chủ đề bảo đảm yêu cầu cần đạt
về kiến thức, kĩ năng, thái độ phản ánh được yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng
lực học sinh ở mỗi cấp học; giới thiệu chung về chủ đề; giới thiệu các nội dung
(các bài học) trong chủ đề; gợi ý, hướng dẫn dạy học (Chi tiết, cụ thể yêu cầu
cần đạt về kiến thức, kĩ năng phù hợp với điều kiện, đối tượng và phát triển
năng lực; hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; các hoạt động
chính; các câu hỏi nhằm đánh giá kết quả; hướng dẫn học sinh tự học, tự khai
thác, tìm tòi bổ sung, phát triển nội dung). Nội dung giáo dục địa phương có vị
trí tương đương các môn học, được xây dựng thành các chủ đề của các lĩnh vực;
được biên soạn thành các cuốn tài liệu.
b) Đối với cấp Tiểu học, nội dung giáo dục địa phương được biên soạn thành cuốn tư liệu tham
khảo cho giáo viên và tài liệu thực hành cho học sinh, đảm bảo nội dung, yêu cầu
tích hợp trong hoạt động trải nghiệm và dạy học các môn học ở từng lớp. Cụ thể:
Tài liệu dành cho giáo viên: 01 cuốn tư liệu tham khảo (biên soạn theo cấp học);
tài liệu thực hành dành cho học sinh: 01 cuốn/lớp (từ lớp 1 đến lớp 5).
1.2. Tổ chức biên soạn và chỉnh
sửa tài liệu
1.2.1. Tổ chức biên soạn
a) Thành phần biên soạn:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tiêu chuẩn thành viên của Ban biên soạn tài liệu giáo dục địa phương được vận dụng
theo Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06/6/2017 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Cần tập hợp các chuyên gia, cán bộ khoa học, công nghệ, các nhà hoạt động
văn hoá, nghệ sĩ và nghệ nhân tiêu biểu am hiểu về địa phương tham gia biên soạn
tài liệu giáo dục địa phương theo từng lĩnh vực chuyên môn phù hợp. Khuyến
khích các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức thực hiện nội dung giáo dục của địa
phương.
b) Quy trình biên soạn tài liệu
giáo dục địa phương:
- Cấp Tiểu học: Sở Giáo dục và Đào
tạo xây dựng kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thực nghiệm tài liệu,
thẩm định, chỉnh sửa tài liệu, trình UBND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Giáo dục
và Đào tạo về tài liệu đã được phê duyệt (Theo hướng dẫn tại Công văn số
3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Cấp Trung học cơ sở, Trung học
phổ thông: Tổ chức biên soạn dự thảo tài liệu; thực nghiệm tài liệu; thẩm định
tài liệu; trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tài liệu chính thức.
1.2.2. Chỉnh sửa tài liệu
Trong quá trình triển khai, tài liệu
giáo dục địa phương có thể được chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật thông tin phù hợp
với sự phát triển về kinh tế, xã hội và các vấn đề liên quan trên địa bàn tỉnh.
Quy trình chỉnh sửa thực hiện như quy trình biên soạn tài liệu giáo dục địa
phương.
2. Thẩm định
và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương
2.1. Thẩm định tài liệu
- Thành lập Hội đồng thẩm định tài
liệu giáo dục địa phương, tổ chức và hoạt động của Hội đồng vận dụng theo Thông
tư số 14/2017/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hội đồng thẩm định
tài liệu giáo dục địa phương bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục, nhà
khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các cơ quan, tổ chức có
liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là các nhà
giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng thẩm định và các thành viên hội
đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
- Thẩm định tài liệu giáo dục địa
phương theo các chủ đề nêu ở Mục III, Tiểu mục 1.1 của Kế hoạch này. Đánh giá
tài liệu giáo dục địa phương vận dụng theo Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Phê duyệt tài liệu giáo dục
địa phương
2.2.1. Cấp Trung học cơ sở, trung học phổ thông
Sau khi tài liệu được thẩm định, Sở
Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị hồ sơ để UBND tỉnh trình Bộ Giáo dục và Đào tạo
phê duyệt trước khi đưa vào giảng dạy tại các nhà trường. Hồ sơ trình theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.2.2. Cấp Tiểu học
Sau khi tài liệu được thẩm định, Sở
Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt để đưa vào giảng dạy
tại các nhà trường. Hồ sơ gồm có: (1) Công văn đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo;
(2) Quyết định thành lập Ban biên soạn, Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa
phương; (3) Tài liệu giáo dục địa phương đã thẩm định; (4) Biên bản Hội đồng thẩm
định từng tài liệu.
3. Xuất bản và
phát hành Tài liệu giáo dục địa phương
Phối hợp với Nhà xuất bản có uy
tín thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành để tiến hành xuất
bản, phát hành Tài liệu.
4. Kinh phí và
lộ trình
4.1. Kinh phí
Kinh phí tổ chức biên soạn tài liệu
giáo dục địa phương thực hiện theo Thông tư số 51/2019/TT-BTC ngày 15/8/2019 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4.1.1. Dự kiến kinh phí như sau:
- Tổng kinh phí: 3.359.000.000 đồng
(Ba tỷ ba trăm năm mươi chín triệu đồng), trong đó:
+ Cấp Tiểu học: 1.230.000.000 đồng
(Một tỷ hai trăm ba mươi triệu đồng);
+ Cấp Trung học cơ sở:
1.076.000.000 đồng (Một tỷ không trăm bảy mươi sáu triệu đồng);
+ Cấp Trung học phổ thông:
1.053.000.000 đồng (Một tỷ không trăm năm mươi ba triệu đồng).
4.1.2. Nguồn kinh phí:
- Dự án Giáo dục Trung học cơ sở
khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2 hỗ trợ kinh phí tổ chức biên soạn, thẩm định
cấp trung học cơ sở.
- Ngân sách địa phương:
2.283.000.000 đồng (Hai tỷ hai trăm tám mươi ba triệu đồng).
4.1.3. Phân kỳ ngân sách:
a) Đối với biên soạn tài liệu địa
phương cấp Trung học cơ sở: Dự án Giáo dục Trung học
cơ sở khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2 chủ động kinh phí biên soạn (Đề nghị
hoàn thành trước tháng 6/2020).
b) Đối với biên soạn tài liệu địa
phương cấp Tiểu học, Trung học phổ thông cụ thể như sau:
- Năm 2019: 417.480.000 đồng (Bốn
trăm mười bảy triệu bốn trăm tám mươi nghìn đồng), trong đó: Cấp Tiểu học:
208.740.000 đồng, cấp Trung học phổ thông: 208.740.000 đồng.
- Năm 2020: 593.900.000 đồng (Năm
trăm chín mươi ba triệu chín trăm nghìn đồng), trong đó: Cấp Tiểu học:
499.260.000 đồng, cấp Trung học phổ thông: 94.640.000 đồng.
- Năm 2021: 624.320.000 đồng (Sáu
trăm hai mươi bốn triệu ba trăm hai mươi nghìn đồng), trong đó: Cấp Tiểu học:
208.800.000 đồng, cấp Trung học phổ thông: 415.520.000 đồng.
- Năm 2022: 647.300.000 đồng (Sáu
trăm bốn mươi bảy triệu ba trăm nghìn đồng), trong đó: Cấp Tiểu học:
313.200.000 đồng, cấp Trung học phổ thông: 334.100.000 đồng.
4.2. Lộ trình thực hiện
4.2.1. Biên soạn:
- Trước tháng 12/2019: Chuẩn bị
các văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai và xây dựng đề cương tài liệu.
- Trước tháng 01/2020: Sưu tập tư
liệu phục vụ biên soạn.
- Trước tháng 6/2020: Hoàn thành
biên soạn tài liệu địa phương cấp Trung học cơ sở. Hoàn thành biên soạn tài liệu
dành cho giáo viên và tài liệu thực hành lớp 1 dành cho học sinh cấp Tiểu học.
- Trước tháng 6/2021: Hoàn thành
biên soạn tài liệu địa phương cấp Trung học phổ thông.
4.2.2. Triển khai áp dụng:
- Trước tháng 7/2020: Hoàn thành
việc tập huấn và triển khai tư liệu giáo dục địa phương dành cho giáo viên Tiểu
học và thực hành giáo dục địa phương cho học sinh lớp 1 năm học 2020 – 2021.
- Trước tháng 7/2021: Hoàn thành tập
huấn và triển khai tài liệu thực hành giáo dục địa phương lớp 2, sách giáo khoa
địa phương lớp 6 năm học 2021 - 2022.
- Trước tháng 7/2022: Hoàn thành tập
huấn và triển khai tài liệu thực hành giáo dục địa phương lớp 3, sách giáo khoa
địa phương lớp 7, lớp 10 năm học 2022 - 2023.
- Trước tháng 7/2023: Hoàn thành tập
huấn và triển khai tài liệu thực hành giáo dục địa phương lớp 4, sách giáo khoa
địa phương lớp 8, lớp 11 năm học 2023 - 2024;
- Trước tháng 7/2024: Hoàn thành tập
huấn và triển khai tài liệu thực hành giáo dục địa phương lớp 5, sách giáo khoa
địa phương lớp 9, lớp 12 năm học 2024 - 2025.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, ban ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Tham
mưu, đề xuất UBND tỉnh kế hoạch và các văn bản triển khai nội dung giáo dục địa
phương; báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tình hình thực hiện nhiệm vụ
theo quy định.
- Đề xuất nhân sự tham gia Ban
biên soạn và Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; kế hoạch tổ chức
thực hiện tài liệu giáo dục địa phương; trình các cấp có thẩm quyền tổ chức thẩm
định, phê duyệt.
- Tập huấn, hướng dẫn các nhà trường
tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương.
- Đẩy
mạnh công tác truyền thông về chương trình giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục
địa phương nói riêng, tổ chức cho toàn thể cán bộ quản lí, giáo viên nghiên cứu,
thảo luận kỹ nội dung giáo dục địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
có liên quan trong việc tham mưu UBND tỉnh về kinh phí và các điều kiện khác đảm
bảo cho việc triển khai nội dung giáo dục địa phương.
- Giúp Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục
của tỉnh kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa
phương; tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện theo quy định.
2. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng và triển khai kế hoạch chuẩn
bị đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên thực hiện theo lộ trình thực hiện
chương trình giáo dục phổ thông mới, bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu để thực hiện
chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo cân đối, bố trí kinh
phí để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật.
4. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng ngân sách theo phân cấp, thẩm định dự toán kinh phí do
Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng theo đúng quy định, tham mưu trình cấp có thẩm
quyền cân đối, bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch.
5. Sở Thông tin và Truyền
thông: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đôn đốc, hướng
dẫn các cơ quan truyền thông báo chí trên địa bàn tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông
tin các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền việc triển khai thực
hiện chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm hiệu quả, tạo đồng thuận trong
xã hội.
6. Các sở, ban, ngành, các tổ
chức, đoàn thể có liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ,
phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong triển khai thực hiện đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông theo yêu cầu.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh tổ chức phản biện về tài liệu giáo
dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông.
8. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố: Xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện
chương trình giáo dục phổ thông mới của huyện, thành phố phù hợp với Kế hoạch của
tỉnh và tình hình điều kiện địa phương.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban,
ngành, các tổ chức đoàn thể, UBND các huyện, thành phố phối hợp thực hiện hiệu
quả Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo kịp thời
về Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục của tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để xem
xét, chỉ đạo giải quyết.
(Kèm theo 04
Phụ lục)./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- Dự án Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2 (Bộ GDĐT);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- C, PVP UBND tỉnh, các phòng: KGVX, TH, KTTH, THCB;
- Lưu: VT, (LTT).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Xuân Huyên
|