BỘ TÀI
CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số:
120/2009/TT-BTC
|
Hà Nội,
ngày 16 tháng 6 năm 2009
|
THÔNG
TƯ
HƯỚNG
DẪN THI HÀNH QUY CHẾ VỀ KINH DOANH BÁN HÀNG MIỄN THUẾ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT
ĐỊNH SỐ 24/2009/QĐ-TTG NGÀY 17/02/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Hải quan
số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải
quan;
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005;
Căn cứ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế;
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế ban
hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính
phủ như sau:
I. QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh.
Thông tư này hướng
dẫn quản lý hải quan đối với kinh doanh bán hàng miễn thuế.
Điều 2.
Đối tượng điều chỉnh.
Thương nhân, tổ chức,
cá nhân liên quan đến nội dung quy định tại Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn
thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ
tướng Chính phủ (gọi tắt là Quy chế).
Điều 3.
Hàng hóa kinh doanh bán tại cửa hàng miễn thuế và một số quy định đặc thù.
1. Hàng hóa kinh
doanh bán tại cửa hàng miễn thuế bao gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu
chưa nộp thuế, được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Hàng hóa nhập khẩu
đã nộp thuế, là hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu và được phép lưu thông
theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Hàng hóa sản xuất
tại Việt Nam.
2. Hàng hóa nhập khẩu
chưa nộp thuế đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế được quản lý theo chế độ hàng
tạm nhập và được lưu lại tại cửa hàng miễn thuế trong thời hạn không quá 365
ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan đối với lô hàng nhập khẩu. Thủ tục
nhập khẩu thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế.
3. Hàng hóa nhập khẩu
đã nộp thuế và hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn
thuế được coi là hàng hóa xuất khẩu và quản lý theo chế độ hàng tạm xuất, được
lưu lại tại cửa hàng miễn thuế trong thời hạn không quá 365 ngày, kể từ ngày
hoàn thành thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu. Thủ tục xuất khẩu thực
hiện tại tại Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế.
4. Trường hợp thương
nhân cần kéo dài thời hạn hàng tạm nhập, hàng tạm xuất nêu tại khoản 2, 3 Điều
này, thương nhân có văn bản đề nghị gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản
lý kinh doanh bán hàng miễn thuế để được xem xét gia hạn, thời hạn gia hạn 01
lần không quá 180 ngày cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Thủ tục hải quan
đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế thực
hiện theo quy định hiện hành đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo hợp
đồng mua bán.
6. Thương nhân kinh
doanh bán hàng miễn thuế sử dụng hóa đơn do Bộ Tài chính hoặc do cơ quan được
Bộ Tài chính ủy quyền phát hành hoặc hóa đơn tự in được Bộ Tài chính cho phép
phát hành theo quy định hiện hành về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hóa
đơn.
7. Hàng hóa kinh
doanh bán tại cửa hàng miễn thuế là các mặt hàng thuốc lá, rượu, bia, hàng điện
máy bán tại cửa hàng miễn thuế phải được dán tem ‘‘VIETNAM DUTY NOT PAID” lên
từng mặt hàng.
Tem ‘‘VIETNAM DUTY
NOT PAID” do Bộ Tài chính phát hành. Vị trí dán tem đối với từng mặt hàng nêu
trên thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Đồng Việt Nam, các
đồng ngoại tệ USD, EURO là đồng tiền dùng trong giao dịch tại cửa hàng miễn
thuế. Theo đó, giá bán được niêm yết trên từng mặt hàng và thực hiện theo tỷ
giá của các Ngân hàng thương mại tại thời điểm niêm yết giá bán.
9. Hải quan không
thực hiện niêm phong kho hàng, cửa hàng và không trực tiếp giám sát việc bán
hàng.
II. QUY
ĐỊNH ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN KINH DOANH BÁN HÀNG MIỄN THUẾ
Điều 4:
Hoạt động kinh doanh bán hàng miễn thuế.
1. Thương nhân chỉ
được kinh doanh bán hàng miễn thuế khi đã đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại
Điều 2 và khoản 4 Điều 3 Quy chế.
2. Thương
nhân phải đảm bảo có hệ thống máy tính nối mạng giữa cửa hàng miễn thuế, kho
chứa hàng miễn thuế với Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế
(dưới đây gọi tắt là Hải quan) theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Quy chế; cụ
thể như sau:
a) Đối với cửa hàng
miễn thuế:
- Ngay khi bán hàng,
nhân viên bán hàng có trách nhiệm nhập dữ liệu vào máy tính và truyền gửi dữ
liệu này qua mạng cho Hải quan các dữ liệu dưới đây:
+ Tên người mua hàng;
+ Số hộ chiếu hoặc số
giấy thông hành;
+ Thẻ lên tàu bay
(Boarding pass) đối với người xuất cảnh, quá cảnh bằng đường hàng không, gồm
nội dung: số hiệu chuyến bay (flight), ngày bay (date);
+ Số hiệu vé đã đăng
ký ngày xuất cảnh (đối với người chờ xuất cảnh);
+ Tên hàng, số lượng,
trị giá.
- Cuối ngày làm việc,
nhân viên bán hàng có trách nhiệm truyền gửi dữ liệu qua mạng cho Hải quan về
hàng tồn tại cửa hàng (gồm tên hàng, mã số hàng, số lượng, trị giá).
b) Đối với kho chứa
hàng miễn thuế:
- Ngay khi hàng hóa
nhập kho, xuất kho (bao gồm xuất kho lên cửa hàng miễn thuế, xuất kho lên tàu
bay) nhân viên quản lý kho có trách nhiệm nhập dữ liệu vào máy và truyền gửi dữ
liệu này qua mạng cho Hải quan các dữ liệu dưới đây:
+ Tên hàng, mã số
hàng, số lượng, trị gía;
+ Hàng nhập kho /
xuất kho theo tờ khai hải quan số /ngày …tháng … năm ….tại Chi cục
Hải quan cửa khẩu …….
- Ngày làm việc cuối
cùng của tuần, nhân viên quản lý kho có trách nhiệm truyền gửi dữ liệu qua mạng
cho Hải quan về hàng tồn tại kho (gồm tên hàng, mã số hàng, số lượng, trị giá).
3. Thương nhân gửi
Cục Hải quan tỉnh, thành phố (nơi thương nhân đặt cửa hàng miễn thuế, kho chứa
hàng miễn thuế) hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, kiểm soát đối với
địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế quy định tại khoản 4,
Điều 3 Quy chế, hồ sơ đề nghị xác nhận gồm các giấy tờ dưới đây:
- Văn bản đề nghị
(kèm sơ đồ mặt bằng): 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh / Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao có công chứng.
4. Cục Hải
quan tỉnh, thành phố sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị của thương nhân và kiểm
tra thực tế, có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Hải quan kết quả cụ thể để có văn bản
xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện kiểm tra, kiểm soát của Hải quan
đối với địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế mà thương nhân
đề nghị.
Điều 5:
Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế.
Ngoài trách nhiệm quy
định tại Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ,
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số nội dung sau đây:
1. Cửa hàng miễn
thuế, kho chứa hàng miễn thuế chỉ được lưu giữ hàng hóa đã hoàn thành thủ tục
hải quan. Từng mặt hàng trong cửa hàng, kho hàng phải được bố trí, sắp xếp phù
hợp, tạo thuận lợi cho Hải quan kiểm tra khi cần thiết.
2. Sau khi hoàn thành
thủ tục nhập khẩu hoặc trước khi xuất hàng từ kho đưa lên cửa hàng để bán,
thương nhân phải chịu trách nhiệm dán tem ‘‘VIETNAM DUTY NOT PAID” lên từng mặt
hàng đối với hàng hóa nhập khẩu là các mặt hàng phải dán tem. .
3. Hàng hóa kinh
doanh bán hàng miễn thuế quản lý theo chế độ hàng tạm nhập, hàng tạm xuất, do
vậy, thương nhân hoàn toàn tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng
hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa khi làm thủ tục hải quan cũng như
khi bán hàng cho các đối tượng mua hàng theo quy định của pháp luật.
4. Định kỳ hàng
tháng, thương nhân phải làm báo cáo bán hàng gửi Hải quan (theo mẫu BCBH ban hành
kèm theo Thông tư này) vào tuần đầu tiên của tháng tiếp theo để Hải quan kiểm
tra, theo dõi (trừ lùi) và thanh khoản tờ khai nhập khẩu.
5. Trên cơ sở báo cáo
hàng tháng, định kỳ 06 tháng và hàng năm, thương nhân báo cáo Tổng cục Hải quan
về hoạt động kinh doanh bán hàng miễn thuế.
III. QUY
ĐỊNH ĐỐI VỚI CƠ QUAN HẢI QUAN QUẢN LÝ KINH DOANH BÁN HÀNG MIỄN THUẾ
Điều 6:
Trách nhiệm của cơ quan Hải quan.
1. Cơ quan Hải quan
quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế là Chi cục Hải quan (dưới đây gọi tắt là
Hải quan) do Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định theo thẩm quyền quy định
để giao nhiệm vụ thực hiện quản lý.
2. Hải quan quản lý
kinh doanh bán hàng miễn thuế có trách nhiệm:
a) Thực hiện thủ tục
hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu để kinh doanh bán hàng miễn
thuế.
b) Thực hiện thanh
khoản tờ khai hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo chế độ hàng tạm nhập, hàng tạm
xuất.
c) Căn cứ tờ khai
hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, sổ quản lý theo dõi, báo cáo bán hàng, chứng từ
nhập kho, chứng từ xuất kho, chứng từ nhập hàng vào cửa hàng miễn thuế và thực
tế hàng hóa tại cửa hàng, kho hàng để thực hiện kiểm tra việc nhập hàng vào
kho, xuất hàng ra kho, nhập hàng vào cửa hàng, hàng tồn kho, hàng tồn cửa
hàng.
d) Định kỳ hàng
tháng, Hải quan thực hiện kiểm tra chứng từ bán hàng của cửa hàng để theo dõi
(trừ lùi) và thanh khoản những tờ khai hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã bán
hoặc tái xuất hết số lượng hàng hóa đã nhập khẩu trên tờ khai vào tuần đầu tiên
của tháng tiếp theo.
đ) Hải quan quản lý
theo dõi mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế bằng hình
thức mở sổ theo dõi hoặc bằng hình thức theo dõi trên máy tính nối mạng giữa
Hải quan với thương nhân..
e) Phối hợp với
thương nhân triển khai hệ thống mạng máy tính để tiếp nhận dữ liệu từ thương
nhân theo quy định tại điểm a, b, khoản 2, Điều 4 Thông tư này.
g) Quá trình quản lý,
theo dõi và thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu nếu phát hiện
thương nhân có hành vi vi phạm thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm để xử lý
theo quy định của pháp luật.
IV. QUY
ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN VÀ ĐINH LƯỢNG MUA HÀNG MIỄN THUẾ.
Điều 7:
Đối tưọng là người xuất cảnh, quá cảnh mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn
thuế cửa khẩu xuất cảnh quy định tại điểm a, b, khoản 1, Điều 5 và khoản 1,
Điều 6 Quy chế:
1. Trước khi bán
hàng:
Nhân viên bán hàng có
trách nhiệm kiểm tra các chứng từ sau:
a) Hộ chiếu hoặc giấy
thông hành xuất nhập cảnh theo quy định.
b) Thẻ lên tàu bay
(Boarding pass) đối với người xuất cảnh, quá cảnh bằng đường hàng không (trường
hợp này không yêu cầu người mua hàng xuất trình hộ chiếu để kiểm tra).
c) Trường hợp người
xuất cảnh mua hàng miễn thuế với tổng trị gía trên mức đồng tiền dùng trong
giao dịch phải khai báo hải quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
thì người xuất cảnh khi mua hàng phải xuất trình với nhân viên bán hàng chứng
từ chứng minh nguồn gốc đồng tiền dùng trong giao dịch theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
Trừ trường hợp người
xuất cảnh dùng thẻ để rút tiền tại quầy rút tiền đặt trong khu cách ly xuất
cảnh hoặc người xuất cảnh mua hàng miễn thuế và thanh toán bằng thẻ.
2. Khi bán hàng:
Nhân viên bán hàng có
trách nhiệm thực hiện như sau:
a) Ghi đầy đủ, chính
xác các nội dung quy định trên hóa đơn bán hàng. Riêng đối với trường hợp người
xuất cảnh, quá cảnh bằng đường hàng không thì ghi bổ sung các nội dung: số hiệu
chuyến bay (flight), ngày bay (date).
b) Lưu hoá đơn bán
hàng theo ngày bán hàng (trường hợp hóa đơn bán hàng là từng cuộn thì lưu theo
từng cuộn).
c) Lưu bản sao chứng
từ chứng minh nguồn gốc đồng tiền dùng trong giao dịch theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (nếu có).
3. Thương nhân được
sử dụng hàng miễn thuế để chế biến, bán lẻ tại các nhà hàng, phòng chờ trong
khu vực cách ly sân bay quốc tế để phục vụ nhu cầu tại chỗ cho khách chờ xuất
cảnh, quá cảnh.
Riêng hóa đơn bán
hàng: tại dòng tên người mua hàng ghi “hàng bán lẻ”, không phải ghi các thông
tin về số hiệu chuyến bay (flight), ngày bay (date), các thông tin khác trên
hóa đơn phải ghi đầy đủ theo quy định.
4. Trường hợp khách
du lịch theo Đoàn bằng đường biển trong ngày, có hộ chiếu hoặc giấy thông hành
xuất nhập cảnh theo quy định nhưng không có thị thực nhập cảnh, không có tờ
khai nhập cảnh / xuất cảnh nếu mua hàng miễn thuế thì thực hiện theo quy định
tại khoản 2 Điều này, riêng trên hóa đơn bán hàng ghi bổ sung tên tàu biển.
Nhân viên cửa hàng chịu trách nhiệm giao hàng cho khách du lịch ngay sau khi
khách du lịch hoàn thành thủ tục xuất cảnh.
Điều 8:
Đối tưọng là người chờ xuất cảnh mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế
trong nội thành quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 5 và khoản 1, Điều 6 Quy
chế.
1. Trước khi bán
hàng:
Nhân viên bán hàng có
trách nhiệm kiểm tra các chứng từ sau:
a) Hộ chiếu hợp lệ.
b) Vé đã đăng ký ngày
xuất cảnh.
2. Khi bán hàng:
Nhân viên bán hàng có
trách nhiệm thực hiện như sau:
a) Ghi đầy đủ, chính
xác các nội dung quy định trên hóa đơn bán hàng (gồm 03 liên); trên hóa đơn bán
hàng phải có chữ ký của người mua hàng;
b) Đối với hàng hóa
nhỏ lẻ thì đưa hàng hóa, hóa đơn bán hàng (02 liên) vào túi nylon chuyên dụng
và niêm phong túi (dùng niêm phong của cửa hàng);
c) Giao túi hàng cho
người mua tự bảo quản và người mua có trách nhiệm xuất trình cho Hải quan cửa
khẩu nơi người mua xuất cảnh;
d) Lưu hoá đơn bán
hàng (01 liên) theo ngày bán hàng.
3.Trách nhiệm của cửa
hàng miễn thuế trong nội thành:
a) Đối với hàng hóa
có số lượng nhiều, cồng kềnh thì cửa hàng chịu trách nhiệm vận chuyển và phối
hợp với Hải quan cửa khẩu để bàn giao số hàng này cho người mua hàng tại khu
cách ly cửa khẩu xuất cảnh.
b) Trường hợp người
mua hàng xuất trình hàng cho Hải quan cửa khẩu nơi người mua hàng xuất cảnh
không đủ hàng theo hóa đơn bán hàng hoặc cửa hàng không có hóa đơn bán hàng
(liên có xác nhận của Hải quan cửa khẩu nơi người mua xuất cảnh) trong khi thanh
khoản hồ sơ thì cửa hàng có trách nhiệm nộp đủ thuế theo Luật thuế hiện hành
đối với số hàng đã bán.
c) Tuần cuối cùng
trong tháng, cửa hàng có trách nhiệm liên hệ với Hải quan cửa khẩu nơi người
mua hàng đã xuất cảnh làm thủ tục tiếp nhận toàn bộ số hóa đơn bán hàng mà Hải
quan đã xác nhận.
4. Trách nhiệm của
Hải quan cửa khẩu nơi người mua hàng xuất cảnh:
a) Tiếp nhận hàng từ
người mua hàng hoặc từ cửa hàng miễn thuế trong nội thành;
b) Kiểm tra niêm
phong của cửa hàng bán hàng miễn thuế;
c) Kiểm tra thực tế
hàng hóa với hóa đơn bán hàng; xác nhận trên hoá đơn bán hàng bằng cách ký tên
và đóng dấu công chức vào mặt sau hóa đơn bán hàng (02 liên);
d) Giao 01 liên cho
người mua hàng, lưu 01 liên;
đ) Tuần cuối cùng
trong tháng, làm thủ tục bàn giao cho cửa hàng toàn bộ số hóa đơn bán hàng mà
Hải quan đã xác nhận.
Điều 9:
Đối tượng là hành khách trên tàu bay xuất cảnh mua hàng miễn thuế trên tàu bay
quy định tại khoản 2, Điều 5 và khoản 1, Điều 6 Quy chế.
1. Người bán hàng
hướng dẫn khách mua hàng trên tàu bay ghi đầy đủ nội dung Đơn mua hàng - Order
(theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này); người bán hàng lưu giữ Đơn mua hàng
để làm chứng từ thanh khoản với Hải quan; Đơn mua hàng do doanh nghiệp tự chịu
trách nhiệm in, quản lý và sử dụng.
2. Trong thời gian 24
giờ, kể từ khi tàu bay đỗ tại vị trí chỉ định của Cảng vụ Hàng không sân bay
quốc tế, thương nhân phải nộp cho Hải quan bản kê chi tiết bán hàng của từng
chuyến bay xuất cảnh. Nội dung bản kê chi tiết gồm: Họ tên người mua hàng, số
hiệu chuyến bay (flight), ngày bay (date), tên hàng, số lượng, trị gía; Bản kê
chi tiết có xác nhận của người bán hàng hoặc người đại diện hợp pháp; hoá đơn
tổng để Hải quan làm cơ sở kiểm tra và thanh khoản Phiếu xuất kho.
Điều 10:
Đối tượng là cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại
giao mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế trong nội thành quy định tại
khoản 3, Điều 5 và khoản 2, Điều 6 Quy chế.
1.Trước khi bán hàng:
Nhân viên bán hàng có
trách nhiệm kiểm tra các chứng từ sau:
a) Hộ chiếu, chứng
minh thư ngoại giao, công hàm (nếu mua hàng cho cơ quan, tổ chức).
b) Sổ định mức hàng
miễn thuế.
c) Văn bản uỷ quyền
mua hàng (đối với trường hợp mua hàng theo uỷ quyền).
d) Giấy phép của Cục
Hải quan tỉnh, thành phố (đối với mặt hàng là ô tô, xe gắn máy).
2. Khi bán hàng:
Nhân viên bán hàng
có trách nhiệm thực hiện như sau:
a) Ghi đầy đủ,chính
xác các nội dung quy định trên hóa đơn bán hàng.
b) Cắt ô tem tương
ứng mặt hàng đã bán, dán vào hoá đơn bán hàng.
b) Lưu hoá đơn bán
hàng theo ngày bán hàng.
c) Lưu các chứng từ
c, d quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 11:
Đối tượng là người được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế trong nội thành quy
định tại khoản 3, Điều 5 và khoản 2, Điều 6 Quy chế.
1. Trước khi bán
hàng:
Nhân viên bán hàng có
trách nhiệm kiểm tra các chứng từ sau:
a) Hộ chiếu.
b) Văn bản xác nhận
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (như đối tượng mua hàng là chuyên gia ODA
thuộc Quyết định số 211/1998/QĐ-TTg ngày 31/10/1998 của Chính phủ, đối tượng
mua hàng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mời về Việt Nam làm việc
thuộc Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg ngày 27/10/1999 của Chính phủ).
2. Khi bán hàng:
Nhân viên bán hàng có
trách nhiệm thực hiện như sau:
a) Lãnh đạo cửa hàng
xác nhận, trừ lùi trên văn bản quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này đối với
lượng hàng hóa mua tại cửa hàng.
b) Ghi đầy đủ, chính
xác các nội dung quy định trên hóa đơn bán hàng.
c) Lưu hoá đơn bán
hàng theo ngày bán hàng.
d) Đối với văn bản
quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này:
- Lưu bản sao có xác
nhận và trừ lùi của lãnh đạo cửa hàng, nếu người mua hàng chưa mua hết lượng
hàng được miễn thuế.
- Lưu bản chính có
xác nhận và trừ lùi của lãnh đạo cửa hàng, nếu người mua hàng đã mua hết lượng
hàng được miễn thuế.
Điều 12.
Đối tượng là thuyền viên làm việc trên tàu biển vận tải quốc tế quy định tại
khoản 4, Điều 5 và khoản 3, Điều 6 Quy chế
1. Trường hợp mua
hàng miễn thuế phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt chung của thuyền viên trong thời
gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam chờ xuất cảnh:
a) Thuyền viên trên
tàu được phép mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế 01(một) lần theo định
lượng cụ thể sau:
- Rượu từ 22 độ trở
lên: 1,5 lít.
- Rượu dưới 22 độ :
2,0 lít.
- Đồ uống có cồn, bia
: 3,0 lít
- Thuốc lá điếu : 400
điếu.
- Xì gà : 100 điếu.
b) Quy định về bán
hàng:
- Thuyền trưởng /
người đại diện tàu thay mặt thuyền viên lập đơn đặt hàng (có thể sử dụng chứng
từ giấy, điện tử như e-mail, fax) mua 01 lần chung cho các thuyền viên.
- Nhân viên bán hàng
thực hiện:
+ Kiểm tra đơn đặt
hàng, danh sách thuyền viên.
+ Trên hóa đơn ghi
đầy đủ họ tên, số hộ chiếu của thuyền trưởng / người đại diện tàu, số hiệu tàu,
ngày tàu nhập cảnh và ký tên vào hoá đơn.
+ Lưu hoá đơn bán
hàng, đơn đặt hàng và danh sách thuyền viên để làm cơ sở thanh khoản tờ khai
hải quan.
2. Trường hợp mua
hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu của thuyền viên cho hành trình tiếp theo ngoài
lãnh hải Việt Nam chỉ được mua tại cửa hàng miễn thuế nơi tàu xuất cảnh.
a) Quy định về bán
hàng:
- Thuyền trưởng /
người đại diện tàu lập đơn đặt hàng theo nhu cầu.
- Nhân viên bán hàng
thực hiện:
+ Kiểm tra đơn hàng,
danh sách thuyền viên.
+ Trên hóa đơn ghi
đầy đủ họ tên, số hộ chiếu của thuyền trưởng / người đại diện tàu, số hiệu tàu,
ngày tàu nhập cảnh và ký tên vào hoá đơn.
+ Lưu hoá đơn bán
hàng, đơn đặt hàng và danh sách thuyền viên để làm cơ sở thanh khoản tờ khai
hải quan.
b) Hàng hoá mua tại
cửa hàng miễn thuế theo đơn đặt hàng phục vụ nhu cầu của thuyền viên cho hành
trình tiếp theo (sử dụng ngoài lãnh hải Việt Nam) phải được đưa vào kho của tàu
để Hải quan cửa khẩu (nơi tàu xuất cảnh) niêm phong, xác nhận thực xuất (ký
tên, đóng dấu công chức Hải quan trên hóa đơn bán hàng) và giám sát cho đến khi
tàu xuất cảnh.
3. Trường hợp tại
cảng biển quốc tế không có cửa hàng miễn thuế thì cửa hàng miễn thuế tại cảng
biển thuộc tỉnh, thành phố gần nhất được phép bán hàng miễn thuế cho đối tượng
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Khi xuất hàng từ kho
hàng / cửa hàng vận chuyển đến tàu biển có đặt đơn hàng, thương nhân phải lập
Phiếu xuất kho / Phiếu xuất cửa hàng ghi rõ từng mặt hàng, số lượng, trị gía và
nộp cho Hải quan cửa khẩu nơi tàu xuất cảnh. Thủ tục bán hàng thực hiện theo
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
V. QUY
ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU ĐÃ NỘP THUẾ VÀ HÀNG HÓA SẢN
XUẤT TẠI VIỆT NAM ĐƯA VÀO BÁN TẠI CỬA HÀNG MIỄN THUẾ
Điều 13:
Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
1. Hàng hóa sản xuất
tại Việt Nam bao gồm hàng hoá được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước
và hàng hoá được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
2. Hàng sản xuất tại
Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế là mặt hàng không thuộc danh mục
hàng cấm xuất khẩu. Nếu là mặt hàng xuất khẩu có điều kiện phải có giấy phép
của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Điều 14:
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế, hàng hóa sản xuất tại
Việt Nam.
Thủ tục đối với hàng
hoá nhập khẩu đã nộp thuế, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đưa vào bán tại cửa
hàng miễn thuế được coi là hàng hóa xuất khẩu và tuân thủ chính sách mặt hàng
theo quy định của pháp luật.
1. Trách nhiệm của
thương nhân:
1.1. Thương nhân bán
hàng đăng ký tờ khai xuất khẩu (HQ/2002-XK), thương nhân mua hàng (thương nhân
kinh doanh bán hàng miễn thuế) đăng ký tờ khai nhập khẩu (HQ/2002-NK) như đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.
a) Riêng đối với hàng
hoá nhập khẩu đã nộp thuế thì nộp thêm các chứng từ sau: tờ khai nhập khẩu ban
đầu, biên lai thuế các loại (bản sao có xác nhận đóng dấu, ký tên của giám đốc
doanh nghiệp).
b) Thủ tục hải quan
thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế.
1.2. Hàng ngày, trên
cơ sở hoá đơn bán hàng, thương nhân mua hàng có trách nhiệm tổng hợp số hàng đã
bán trong ngày để lập báo cáo bán hàng.
1.3. Trên cơ sở sổ
theo dõi hoặc số liệu theo dõi trên máy tính nối mạng với Hải quan và báo cáo
bán hàng trong ngày, khi số hàng nhập khẩu trên tờ khai HQ/2002-NK đã bán hết,
thương nhân mua hàng có trách nhiệm thông báo cho thương nhân bán hàng cùng
liên hệ với Hải quan để kiểm tra đối chiếu và xác nhận thực xuất
2. Trách nhiệm của
Hải quan:
2.1. Hải quan có
trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng theo quy định hiện hành.
- Riêng đối với tờ
khai HQ/2002-XK: xác nhận đã làm thủ tục hải quan và đóng dấu vào ô 26, chưa
xác nhận thực xuất và chưa đóng dấu vào ô 27.
- Theo dõi riêng đối
với loại hàng này bằng hình thức mở sổ theo dõi hoặc bằng hình thức theo dõi
trên máy tính nối mạng giữa Hải quan với thương nhân.
2.2. Căn cứ điểm 1.3,
khoản 1 Điều này Hải quan xác nhận thực xuất vào ô số 27 trên tờ khai
HQ/2002-XK (bao gồm bản lưu Hải quan, bản lưu người khai Hải quan) và thanh
khoản hồ sơ theo quy định.
2.3. Hải quan thực
hiện thủ tục hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
VI. QUY
ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU BÁN TẠI CỬA HÀNG MIỄN THUẾ
CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG.
Điều 15.
Đối với hàng hóa tái xuất.
1. Thương nhân nộp
cho Hải quan các chứng từ sau:
- Văn bản đề nghị tái
xuất.
- Giấy phép của Bộ
Công Thương (nếu mặt hàng nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Công Thương).
2. Thủ tục tái xuất
hàng thực hiện theo quy định hiện hành như thủ tục hải quan đối với lô hàng tái
xuất.
Điều 16.
Đối với hàng hóa được đưa vào bán ở thị trường nội địa.
1.Thương nhân nộp cho
Hải quan các chứng từ sau :
- Văn bản đề nghị
hàng hóa chuyển vào bán ở thị trường nội địa, ghi rõ từng mặt hàng, mã số hàng,
số lượng, trị giá.
- Giấy phép của Bộ
Công Thương (nếu mặt hàng khi nhập khẩu có giấy phép của Bộ Công Thương).
2.Thủ tục hải quan
đối với hàng hóa chuyển vào bán ở thị trường nội địa thực hiện theo quy định
hiên hành như thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.
VII. QUY
ĐỊNH VỀ THANH KHOẢN HỒ SƠ
Điều 17:
Hồ sơ thanh khoản.
Hồ sơ thanh khoản
gồm:
- Công văn đề nghị
thanh khoản;
- Tờ khai hàng hóa
nhập khẩu (bản lưu người khai Hải quan): bản chính
- Chứng từ bán hàng
cho từng loại đối tượng mua hàng miễn thuế theo quy định tại mục IV Thông tư
này: nộp bản sao, xuất trình bản chính;
- Báo cáo bán hàng
trong tháng của thương nhân: bản sao;
- Các chứng từ khác
(nếu có).
ĐIều 18:
Thủ tục thanh khoản:
1. Mỗi tháng, Hải
quan thực hiện thanh khoản tờ khai hải quan đối với hàng hoá đã bán trong tháng
một lần vào tuần đầu tiên của tháng tiếp theo. Khi Hải quan kiểm tra, thanh
khoản thương nhân phải xuất trình hồ sơ nêu tại Điều 17 Thông tư này và sổ
sách, chứng từ quản lý theo dõi hoạt động kinh doanh liên quan của thương nhân
(khi Hải quan yêu cầu).
2. Trong vòng 10 ngày
kể từ ngày bán hết hàng hoặc hết thời hạn lưu giữ hàng hóa, thương nhân có
trách nhiệm nộp cho Hải quan hồ sơ thanh khoản quy định tại Điều 17 Thông tư
này.
3. Trong quá trình
thanh khoản, nếu xét thấy cần thiết thì Hải quan thực hiện kiểm tra lượng hàng
tồn tại kho chứa hàng và tại cửa hàng miễn thuế. Định kỳ hàng năm Hải quan thực
hiện kiểm tra hàng tồn kho, tồn cửa hàng.
4. Sau khi thanh
khoản tờ khai hải quan, thương nhân phải lưu giữ hồ sơ bán hàng theo chế độ kế
toán quy định.
5. Thanh khoản đối
với hàng hóa đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng:
5.1 Đối với hàng hóa
đổ vỡ trong quá trình vận chuyển, bảo quản, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất
lượng thì thương nhân phải nộp văn bản giải trình gửi Hải quan, nội dung giải
trình nêu rõ lý do và tên mặt hàng, mã số hàng, số lượng, trị giá. Hải quan
trên cơ sở nội dung giải trình và thực tế hàng hóa có trách nhiệm xác nhận đối
với hàng hóa nêu trên.
5.2 Thương nhân chịu
trách nhiệm tổ chức huỷ bỏ theo quy định về huỷ bỏ phế liệu dưới sự giám sát
của Hải quan; báo cáo Tổng cục Hải quan về kết quả huỷ bỏ hàng hóa.
5.3. Chính sách thuế
đối với hàng hóa đã hủy bỏ thực hiện theo quy định của Luật thuế hiện hành.
VIII. ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 19.
Hiệu lực thi hành.
1.Thông tư này có
hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số
77/2004/QĐ-BTC ngày 28/09/2004 của Bộ Tài chính quy định quản lý hải quan đối
với hàng hóa bán tại cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế và các văn bản hướng
dẫn liên quan.
2.Tổng cục Hải quan
có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện thanh khoản những tờ khai hàng hóa nhập khẩu
để kinh doanh bán hàng miễn thuế đã hoàn thành thủ tục trước ngày 01/7/2009.
3. Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan
chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, theo dõi và thực hiện các nội dung hướng dẫn
tại Thông tư này./.
Nơi nhận:
-Thủ
tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng CP;
-Văn phòng Quốc hội; VP Chủ tịch nước;
-Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
-Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
-Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
-Toà án nhân dân tối cao;
-UBND các tỉnh, TP. trực thuộc TW;
-Sở TC, Cục thuế, Hải quan, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
-Kiểm toán Nhà nước;
-Công báo; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
-Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính;
-Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
-Lưu: VT, TCHQ.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
PHỤ
LỤC
QUY ĐỊNH VỊ TRÍ DÁN TEM ‘‘VIETNAM DUTY NOT PAID” ĐỐI VỚI
HÀNG HOÁ KINH DOANH BÁN HÀNG MIỄN THUẾ
(Ban hành
kèm theo Thông tư số: 120/2009/TT-BTC ngày 16/ 6 /2009 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính)
1. Thuốc lá: dán ở
đầu tút thuốc.
2. Rượu chai (bao gồm
cả hũ, bình): dán vào cổ chai rượu, phần tiếp giáp giữa thân chai và cổ chai.
Đối với các loại rượu đựng trong hộp cần bảo quản đặc biệt của nhà sản xuất
(như gắn si, chì ...) thì dán vào giữa nắp hộp phía trên chai rượu.
3. Bia các loại: dán
ở vỏ thùng carton. Đối với bia đựng trong thùng chứa từ 3 lít trở lên thì dán
vào nắp thùng.
4. Quạt điện các
loại: dán ở phía trên của bầu quạt. Đối với những loại quạt sản xuất theo dạng
hộp (như quạt thông gió) dán ở mặt trước, góc trái phía trên.
5. Tủ lạnh: dán ở mặt
trên bên phải.
6. Nồi cơm điện: dán
ở phần thân nồi phía trên bộ phận ổ điện.
7. Phích nóng lạnh
dùng điện: dán tại phần thân phích phía trên bộ phận ổ điện.
Phích nóng lạnh không
dùng điện: dán vắt dọc phần nối đáy và thân phích, nếu không có phần nối đáy
thì dán dọc theo thân phích nối với cổ phích phía trên.
8. Bếp ga các loại:
dán ở mặt trên bên phải.
9. Đầu video: dán ở
nắp trên góc sau bên phải.
10. Vô tuyến các loại
: dán ở phía trên phần sau máy.
11. Máy điều hoà
không khí: dán ở mặt trên bên phải. Đối với máy điều hoà không khí loại 2 cục
thì dán vào mặt trên bên phải cục lạnh.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|