Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 117/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xác định giá thị trường giao dịch kinh doanh bên quan hệ liên kết

Số hiệu: 117/2005/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 19/12/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 117/2005/TT-BTC

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2005 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TRONG GIAO DỊCH KINH DOANH GIỮA CÁC BÊN CÓ QUAN HỆ LIÊN KẾT

Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định về việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết làm căn cứ kê khai xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh như sau:

A. QUY ĐỊNH CHUNG

I.    Đối tượng và phạm vi áp dụng:            

1.   Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây được gọi chung là các cơ sở kinh doanh) thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.

2.   Phạm vi áp dụng: Các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh (được gọi chung là giao dịch kinh doanh) giữa các bên có quan hệ liên kết.

II.  Phạm vi không áp dụng:

Các giao dịch kinh doanh được thực hiện giữa cơ sở kinh doanh tại Việt Nam với các bên có quan hệ liên kết liên quan đến các sản phẩm thuộc diện điều hành giá của Nhà nước theo Pháp lệnh giá ban hành ngày 25/12/2001 hoặc các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Pháp lệnh này.

III. Giải thích từ ngữ:

1.   "Giá thị trường" là giá sản phẩm theo thỏa thuận khách quan trong giao dịch kinh doanh trên thị trường giữa các bên không có quan hệ liên kết (hay còn gọi là các bên độc lập).

2.   "Sản phẩm" là từ được sử dụng chung để chỉ hàng hóa và dịch vụ là các đối tượng của giao dịch kinh doanh.

3.   "Giá mua", "giá bán" là từ được sử dụng chung để chỉ giá trong giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng sản phẩm.

4.   Các bên được coi là "có quan hệ liên kết" (sau đây được gọi chung là "các bên liên kết") khi:

4.1.      Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn  hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia.

4.2.      Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức của một bên khác.

4.3.      Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào một bên khác.

     

      Thông thường, hai cơ sở kinh doanh sẽ được coi là có quan hệ liên kết trong một kỳ tính thuế nếu trong kỳ đó:

a)      Một cơ sở kinh doanh nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn cổ phần hoặc tổng tài sản của cơ sở kinh doanh kia; hoặc

b)      Cả hai cơ sở kinh doanh đều có ít nhất 20% vốn cổ phần hoặc tổng tài sản do một cơ sở kinh doanh hoặc bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp; hoặc

c)      Một cơ sở kinh doanh là cổ đông lớn nhất nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp cổ phần có giá trị ít nhất 10% vốn cổ phần hoặc tổng tài sản của một cơ sở kinh doanh khác; hoặc

d)      Một cơ sở kinh doanh bảo lãnh hoặc cho một cơ sở kinh doanh khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vay chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của cơ sở kinh doanh đi vay; hoặc

e)      Một cơ sở kinh doanh chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của một cơ sở kinh doanh khác với điều kiện số lượng các thành viên được cơ sở kinh doanh thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của cơ sở kinh doanh thứ hai; hoặc một thành viên được cơ sở kinh doanh thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh thứ hai; hoặc

f)       Hai cơ sở kinh doanh cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba; hoặc

g)      Hai cơ sở kinh doanh được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát v nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân cùng là thành viên của một gia đình trong các mối quan hệ giữa vợ và chồng; bố, mẹ và các con (không phân biệt con đẻ, con nuôi hoặc con dâu, con rể); anh, chị, em có cùng cha, mẹ (không phân biệt cha, mẹ đẻ, cha, mẹ nuôi); ông bà và cháu có quan hệ huyết thống; cô, chú, bác, cậu, dì và cháu có quan hệ huyết thống với nhau; hoặc

h)      Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài; hoặc

i)       Một cơ sở kinh doanh sản xuất, kinh doanh sản phẩm sử dụng tài sản vô hình và/hoặc quyền sở hữu trí tuệ của một cơ sở kinh doanh khác với điều kiện chi phí phải trả cho việc sử dụng tài sản vô hình và/hoặc quyền sở hữu trí tuệ đó chiếm trên 50% giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm; hoặc

j)       Một cơ sở kinh doanh cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% tổng giá trị nguyên vật liệu, vật tư hoặc sản phẩm đầu vào (không bao gồm chi phí khấu hao đối với tài sản cố định) để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đầu ra có liên quan của một cơ sở kinh doanh khác; hoặc

k)      Một cơ sở kinh doanh kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% sản lượng tiêu thụ (tính theo từng chủng loại sản phẩm) của một cơ sở kinh doanh khác; hoặc

l)       Hai cơ sở kinh doanh có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.

     

5.   "Giao dịch liên kết" là giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết.

6.   "Giao dịch độc lập" là giao dịch kinh doanh giữa các bên không có quan hệ liên kết trong khuôn khổ kinh doanh thông thường.

     

7.   “Khác biệt trọng yếu” là khác biệt về thông tin và/hoặc dữ liệu có ảnh hưởng quan trọng hoặc đáng kể đến giá sản phẩm.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp V là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại tỉnh X, Việt Nam có 2 giao dịch:

(i)     Bán 2.000 sản phẩm cho doanh nghiệp độc lập A với giá bán là giá thành toàn bộ (Z) cộng (+) 6%Z, điều kiện giao hàng tại doanh nghiệp V; và

(ii)  Bán 2.000 sản phẩm cho công ty mẹ với giá bán là Z + 6%Z, điều kiện giao hàng tại nước H là giá CIF. Đồng thời công ty mẹ đồng ý bảo lãnh cho doanh nghiệp V vay tiền từ ngân hàng N. Trên thực tế, việc bảo lãnh tín dụng này là tín chấp (tức là không phải trả phí bảo lãnh).

Trong các giao dịch trên thì:

- Khác biệt về điều kiện giao hàng có liên quan đến chi phí vận tải và bảo hiểm từ tỉnh X đến nước H có ảnh hưởng đáng kể đến giá bán nên được coi là khác biệt trọng yếu.

- Khác biệt về bảo lãnh tín chấp không phải trả tiền nên được coi là không có khác biệt trọng yếu.

8.   "Biên độ giá thị trường" là tập hợp các giá trị về mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời của sản phẩm được xác định từ các giao dịch độc lập được chọn để so sánh, tùy theo quy định về các phương pháp xác định giá thị trường.

9.   “Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế” là các thông tin, dữ liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế do cơ quan thuế thu thập, phân tích, lưu giữ, cập nhật và quản lý từ các nguồn khác nhau.

B. HƯỚNG DẪN VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG

TRONG CÁC GIAO DỊCH LIÊN KẾT

Giá sản phẩm trong giao dịch liên kết quy định tại Thông tư này được xác định theo giá thị trường trên cơ sở so sánh tính tương đương giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập (sau đây gọi là phân tích so sánh) để lựa chọn phương pháp xác định giá phù hợp nhất.

I. Phân tích so sánh

1. Nguyên tắc

1.1.      So sánh giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập được hiểu là việc so sánh giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập hoặc so sánh giữa các cơ sở kinh doanh thực hiện giao dịch liên kết với cơ sở kinh doanh thực hiện giao dịch độc lập. Việc so sánh được thực hiện trên cơ sở lựa chọn và phân tích dữ liệu, chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch độc lập, giao dịch liên kết diễn ra trong cùng kỳ đảm bảo độ tin cậy để sử dụng cho mục đích kê khai, tính thuế phù hợp với các quy định pháp luật về kế toán, thống kê và thuế.

Ví dụ 2: Doanh nghiệp A là một công ty con của công ty đa quốc gia H và doanh nghiệp B là một doanh nghiệp độc lập cùng kinh doanh bán lẻ xe máy nhãn hiệu HX trong năm 2xxx. Việc so sánh có thể được thực hiện theo một trong 2 cách sau:

- So sánh giao dịch mua xe máy để bán ra của doanh nghiệp A với giao dịch tương tự của doanh nghiệp B.

- So sánh giữa doanh nghiệp A với doanh nghiệp B về hoạt động kinh doanh bản lẻ xe máy.

1.2.      Giao dịch độc lập được chọn để so sánh là giao dịch được lựa chọn từ các giao dịch độc lập có tính chất và bối cảnh giao dịch (sau đây được gọi chung là điều kiện giao dịch) tương đương với giao dịch liên kết. Khi đó, giá sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh sẽ được coi là căn cứ để xác định giá sản phẩm trong giao dịch liên kết theo các phương pháp xác định giá được quy định tại mục II phần B Thông tư này.

1.3.      Khi so sánh giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập, điều kiện giao dịch giữa giao dịch liên kết và giao dịch độc lập được chọn để so sánh không nhất thiết phải hoàn toàn giống nhau nhưng phải đảm bảo tính tương đương, không có các khác biệt gây ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm. Nếu điều kiện giao dịch của giao dịch liên kết và giao dịch độc lập có khác biệt trọng yếu, cơ sở kinh doanh phải phản ánh các khác biệt trọng yếu này theo giá trị tiền tệ làm cơ sở điều chỉnh, loại trừ khác biệt trọng yếu. Việc xác định tính tương đương khi so sánh giữa giao dịch liên kết và giao dịch độc lập, và loại trừ khác biệt được quy định tại khoản 2 mục I phần B Thông tư này.

1.4.      Việc so sánh giữa giao dịch liên kết và giao dịch độc lập được thực hiện trên cơ sở từng giao dịch về từng loại sản phẩm riêng biệt. Tuy nhiên, trong trường hợp các giao dịch không thể tách biệt hoặc việc tách biệt từng giao dịch theo từng loại sản phẩm là không phù hợp với thực tiễn kinh doanh, cơ sở kinh doanh có thể gộp chung nhiều giao dịch dưới đây thành một giao dịch:

1.4.1.  Các giao dịch có liên quan chặt chẽ và có tính phụ thuộc lẫn nhau như các giao dịch trên cơ sở hợp đồng cung cấp hàng hóa và dịch vụ, trong đó dịch vụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng cung cấp hàng hoá đó; các giao dịch mang tính chất liên hoàn như cung cấp hoặc trao quyền sử dụng các tài sản vô hình đi liền với cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm để sản xuất, chế biến ra thành phẩm.

1.4.2.  Các giao dịch đối với các sản phẩm có chung quy trình sản xuất, sử dụng các nguyên vật liệu chính như nhau hoặc cùng chung một tổ, nhóm theo tiêu thức phân tổ, phân nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại Danh mục thống kê hàng hóa, dịch vụ do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành khi thực hiện phân tích so sánh tiêu thức chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh.

Ví dụ 3: Cơ sở kinh doanh thương mại A -  là  bên liên kết của tập đoàn đa quốc gia X tại nước ngoài - kinh doanh bán buôn các mặt hàng đồ điện gia dụng gồm bàn là, bếp điện và lò nướng gia dụng tại Việt Nam. Giả sử A thực hiện kinh doanh các mặt hàng này với cùng chức năng là bán buôn, kèm theo cung cấp dịch vụ bảo hành. Mặc dù các mặt hàng này có thể do các bên liên kết sản xuất tại các nước khác nhau bán cho A nhưng được xếp chung vào nhóm sản phẩm thiết bị nhiệt dùng cho gia đình (theo tiêu chuẩn thống kê Việt Nam), do đó sau khi phân tích so sánh về tiêu thức chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh, có thể gộp chung các giá trị giao dịch của 3 loại sản phẩm này để áp dụng một phương pháp xác định giá phù hợp nhất.

1.4.3.   Các giao dịch kinh doanh nhỏ lẻ mà việc gộp chung tạo thành một giao dịch hoàn chỉnh.

1.4.4.   Các giao dịch độc lập và giao dịch liên kết do một cơ sở kinh doanh thực hiện nhưng không thể phân bổ hợp lý doanh thu hoặc chi phí có liên quan cho từng loại giao dịch. Trong trường hợp này, giao dịch được gộp chung được coi là giao dịch liên kết và mức giá của các sản phẩm trong giao dịch được gộp chung sẽ là mức giá cao nhất của một trong các sản phẩm có liên quan.

      Ví dụ 4: cơ sở kinh doanh A có 2 hợp đồng:

(i)     hợp đồng 1: cung cấp dịch vụ giám sát chất lượng với một bên liên kết là công ty B; và

(ii)  hợp đồng 2: cung cấp dịch vụ giám sát chất lượng và nhượng quyền sử dụng bằng sáng chế với công ty độc lập C trong đó doanh thu nhượng quyền sử dụng bằng sáng chế cao hơn dịch vụ giám sát chất lượng tính theo đơn giá sản phẩm là 5 lần.

Giả sử dịch vụ giám sát chất lượng theo hợp đồng 1 và 2 là đủ điều kiện để so sánh với nhau.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh A không tách riêng doanh thu (hoặc chi phí) liên quan đến việc thực hiện 2 hợp đồng này (bao gồm 3 giao dịch riêng biệt về 2 loại sản phẩm) thì toàn bộ doanh thu của cơ sở kinh doanh A được coi là doanh thu từ giao dịch liên kết và tuỳ theo quy định của từng phương pháp xác định giá thị trường được quy định tại Thông tư này, cơ sở kinh doanh phải xác định lại doanh thu tương ứng với  mức giá cao nhất của sản phẩm là bản quyền.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh A tách riêng doanh thu (hoặc chi phí) liên quan đến việc thực hiện 2 hợp đồng này thì doanh thu thu được từ hợp đồng 1 sẽ tương ứng với mức giá của dịch vụ cung cấp theo hợp đồng 2.

1.5.      Khi lựa chọn giao dịch độc lập để so sánh, cơ sở kinh doanh ưu tiên lựa chọn giao dịch độc lập của chính cơ sở kinh doanh với điều kiện giao dịch độc lập này không được tạo ra hoặc sắp đặt lại từ giao dịch liên kết.

Ví dụ 5: Công ty M tại nước ngoài thành lập một doanh nghiệp sản xuất A  tại Việt Nam. Giả sử doanh nghiệp A có 2 giao dịch:

(i)     bán 2.000 sản phẩm cho khách hàng độc lập A1 với giá 10.000đ/sản phẩm theo hợp đồng do chính doanh nghiệp A trực tiếp thương lượng và ký kết hợp đồng trong điều kiện kinh doanh thông thường của A;

(ii)  bán 2.000 sản phẩm cho khách hàng độc lập M1 với giá 0,4USD/sản phẩm theo hợp đồng do công ty mẹ M trực tiếp thương lượng ký hợp đồng với khách hàng và chỉ định doanh nghiệp A giao hàng cho khách hàng M1. Tiền bán hàng do công ty M trực tiếp thanh toán hoặc do khách hàng M1 thanh toán cho doanh nghiệp A.

Như vậy, giao dịch (i) được coi là giao dịch độc lập của chính doanh nghiệp A; giao dịch (ii) không được coi là giao dịch độc lập của chính doanh nghiệp A vì mặc dù sản phẩm được xuất kho từ doanh nghiệp A và gửi đến cho khách hàng M1 là hai bên không có quan hệ liên kết nhưng có sự tham gia và kiểm soát của công ty mẹ vào việc thương lượng, ký kết hợp đồng và thanh toán.

1.6.      Số lượng tối thiểu giao dịch độc lập được chọn để so sánh sau khi phân tích so sánh và điều chỉnh khác biệt trọng yếu được thực hiện như sau:

1.6.1.  01 giao dịch - trong trường hợp giao dịch độc lập và giao dịch liên kết không có khác biệt hoặc có khác biệt nhưng cơ sở kinh doanh có đủ thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ tất cả các khác biệt này; hoặc

1.6.2.  03 giao dịch - trong trường hợp các giao dịch độc lập và giao dịch liên kết có khác biệt nhưng cơ sở kinh doanh có đủ thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ tất cả các khác biệt trọng yếu; hoặc

1.6.3. 04 giao dịch - trong trường hợp các giao dịch độc lập và giao dịch liên kết có khác biệt nhưng cơ sở kinh doanh chỉ có thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ hầu hết các khác biệt trọng yếu. Trong trường hợp này, việc loại trừ tiếp các khác biệt sẽ được thực hiện theo hướng dẫn về biên độ giá thị trường chuẩn tại điểm 1.2 khoản 1 mục II  phần B Thông tư này.

Quy định này không bắt buộc áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp tách lợi nhuận, cách tính thứ nhất được hướng dẫn tại điểm 2.5.2.1 khoản 2 mục II phần B của Thông tư này.

1.7.      Trong trường hợp cơ sở kinh doanh không thể lựa chọn được giao dịch độc lập để so sánh theo các nguyên tắc từ điểm 1.1 đến 1.6 khoản 1 mục II phần B nêu trên do tính chất duy nhất và đặc thù của giao dịch liên kết, cơ sở kinh doanh phải giải trình lý do và thực hiện theo hướng dẫn tại mục III phần B Thông tư này.

2.   Phân tích so sánh và loại trừ khác biệt

2.1.      Khi so sánh giữa giao dịch độc lập được chọn để so sánh và giao dịch liên kết, cơ sở kinh doanh phải thực hiện phân tích và đánh giá các tiêu thức ảnh hưởng và điều chỉnh các khác biệt trọng yếu (nếu có) để làm rõ tính tương đương theo 4 tiêu thức sau (dưới đây được gọi là 4 tiêu thức ảnh hưởng):

2.1.1.   Đặc tính sản phẩm: bao gồm các đặc tính có ảnh hưởng chủ yếu đến giá của sản phẩm. Các yếu tố phản ánh đặc tính sản phẩm chủ yếu bao gồm:

a)      Chủng loại sản phẩm (mô tả tính chất sản phẩm là hàng hóa hữu hình, bản quyền, bí quyết công nghệ hoặc dịch vụ…) và đặc điểm vật chất của sản phẩm (vật liệu cấu thành, tính chất cơ, lý, hóa…);

b)      Chất lượng, nhãn hiệu thương mại của sản phẩm;

c)      Tính chất chuyển giao sản phẩm (ví dụ: mua/bán có hoặc không kèm theo điều kiện như độc quyền phân phối, li-xăng, nhượng quyền thương hiệu…).

Ví dụ 6: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp độc lập chuyên sản xuất khăn bông các loại (100% sợi bông), giá bán buôn (không có thuế GTGT) khăn mặt kích cỡ 30 cm x 70 cm loại A là 15.000đ/chiếc.

Công ty M là công ty con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam chuyên sản xuất khăn bông các loại (100% sợi bông) để bán (xuất khẩu) cho công ty mẹ tại nước ngoài. Giá xuất khẩu khăn bông loại 32 cm x 70 cm loại A (giá FOB) là 0,7 USD/chiếc.

Giả sử các yếu tố khác phản ánh đặc tính của cả 2 sản phẩm là tương đương.

Như vậy, sản phẩm khăn bông của doanh nghiệp A và công ty M được coi là sản phẩm có đặc tính sản phẩm tương đương (sự khác biệt 2 cm chiều rộng khăn được coi là không trọng yếu).

2.1.2.   Chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh: bao gồm các yếu tố phản ánh khả năng sinh lời từ các hoạt động mà cơ sở kinh doanh đã thực hiện gắn với việc sử dụng các tài sản, vốn và chi phí có liên quan. Khi phân tích chức năng hoạt động (sau đây được gọi là "chức năng"), cơ sở kinh doanh phải phản ánh được các chức năng chính trong mối quan hệ giữa việc sử dụng các loại tài sản, vốn, chi phí cũng như rủi ro gắn với việc đầu tư tài sản, vốn và chi phí đó với khả năng thu lợi nhuận mà cơ sở kinh doanh thực hiện có liên quan đến giao dịch kinh doanh. Chức năng chính của cơ sở kinh doanh chủ yếu bao gồm:

a)      Nghiên cứu, phát triển;

b)      Thiết kế, định mẫu sản phẩm;

c)      Sản xuất, chế tạo, chế biến;

d)      Gia công, lắp ráp, cài đặt thiết bị;

e)      Phân phối, lưu thông, marketting, quảng cáo;

f)       Quản lý, cung ứng vật tư;

g)      Vận chuyển giao nhận, dịch vụ cung cấp kho bãi;

h)      Thực hiện các dịch vụ ngành nghề như môi giới, tư vấn, đào tạo, kế toán, kiểm toán, quản lý nhân sự, cung cấp lao động, thu thập thông tin.

Ví dụ 7 (a): công ty N là một bên liên kết tại Việt Nam của công ty đa quốc gia X; công ty N tiến hành hoạt động kinh doanh sản xuất dược phẩm để bán trong nước và bán  (xuất khẩu) cho công ty mẹ X. Giả sử, theo báo cáo công ty N  đã thực hiện việc sản xuất thuốc trên dây chuyền sản xuất do công ty đầu tư, thuốc được sản xuất theo bản quyền  do một công ty trong tập đoàn X cung cấp, lượng hàng xuất khẩu và tiêu thụ được thực hiện theo các hợp đồng đã ký kết ổn định từ đầu năm; đồng thời công ty N có thực hiện nghiên cứu, phát triển sản phẩm thuốc biệt dược và việc nghiên cứu này đã bị thất bại nên công ty bị lỗ.

Tuy nhiên, khi phân tích chức năng "nghiên cứu, phát triển" thì cho thấy công ty không sử dụng tài sản cho chức năng này (không có phòng thí nghiệm cho việc nghiên cứu, phát triển), bộ phận "nghiên cứu, phát triển" của công ty chỉ có 2 nhân viên và thực hiện việc kiểm hóa tiêu chuẩn sản phẩm khi lưu hành. Thực tế trong năm tập đoàn X có một dự án nghiên cứu, phát triển bị thất bại nhưng đây là dự án của công ty mẹ, không có liên quan đến công ty N. Như vậy, trên thực tế, công ty N không thực hiện chức năng "nghiên cứu, phát triển" và do đó rủi ro thất bại của công ty N là không có thực.

Như vậy, chức năng sản xuất của công ty N là sản xuất theo hợp đồng, không chịu rủi ro về nghiên cứu, phát triển sản phẩm và do đó việc so sánh chức năng sẽ được thực hiện trên cơ sở xác định một doanh nghiệp độc lập có chức năng tương tự như công ty N (trường hợp doanh nghiệp độc lập có chức năng nghiên cứu, phát triển thì phải loại trừ khác biệt này).

Ví dụ 7 (b): Tiếp theo ví dụ 7 (a) nêu trên, giả sử công ty N, ngoài việc thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc có làm thêm dịch vụ đại lý nhập khẩu và phân phối dược phẩm cho công ty mẹ tại Việt Nam. Việc thực hiện dịch vụ đại lý này không được phản ánh trong phần phân tích chức năng hoạt động của công ty N và thực tế làm phát sinh chi phí cho công ty N nhưng không được công ty mẹ chi trả phí/hoa hồng đại lý.

Thực tế hoạt động đại lý này là một chức năng bổ sung mà công ty N đã thực hiện, đã bỏ chi phí và chịu rủi ro của ngành kinh doanh dịch vụ đại lý nhưng do quan hệ liên kết nên công ty N đã không tính phí hoa hồng để công ty mẹ chi trả. Do đó, trong giao dịch liên kết này, công ty N phải thực hiện việc tính phí hoa hồng trả cho việc thực hiện dịch vụ đại lý để hạch toán tăng doanh thu theo các phương pháp xác định giá thị trường được quy định tại Thông tư này.

Ví dụ 8 (a): Công ty M là công ty đa quốc gia tại nước ngoài có giao dịch bán buôn điện thoại di động T theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đã được đăng ký  tại Việt Nam với công ty A là bên liên kết và Công ty B là công ty độc lập. Khi phân tích so sánh về chức năng hoạt động của hai công ty A và B, cho thấy:

-          Công ty A: phân phối bán lẻ điện thoại di động T, cấp thẻ bảo hành cho mỗi điện thoại bán ra và trực tiếp thực hiện dịch vụ bảo hành,

-          Công ty B: phân phối bán lẻ điện thoại di động T, cấp thẻ bảo hành cho mỗi điện thoại bán ra nhưng không thực hiện dịch vụ bảo hành mà thoả thuận sẽ thanh toán cho công ty A 5 đôla đối với mỗi điện thoại do công ty A  thực hiện sửa chữa trong thời gian bảo hành.

Như vậy, chức năng hoạt động của công ty A và công ty B có sự khác nhau về việc cung cấp dịch vụ bảo hành, trong đó công ty A thực hiện nhiều chức năng hơn, sử dụng nhiều nguồn lực hơn và có khả năng thu lợi nhuận cao hơn công ty B.

Do đó, để đảm bảo tính tương đương khi so sánh chức năng giữa công ty A và công ty B, chức năng bảo hành sản phẩm sẽ được điều chỉnh bằng cách loại trừ các chi phí (hoặc doanh thu) thực tế liên quan đến việc thực hiện dịch vụ bảo hành của công ty A.

Trường hợp chức năng "bảo hành" chỉ diễn ra trong một vài lần với giá trị chi phí (hoặc doanh thu) không đáng kể (tức là không trọng yếu) thì không cần thực hiện điều chỉnh khác biệt này.

 Ví dụ 8(b): Tiếp theo ví dụ 8 (a) trên đây, giả sử Công ty A kê khai kết quả kinh doanh  bị lỗ do giá vốn cao và phải chịu rủi ro hàng tồn kho và điện thoại di động T bị lỗi mốt. Trên thực tế, Công ty A nhận đặt hàng và đặt cọc của khách hàng trước khi yêu cầu công ty M xuất điện thoại di động T, số liệu theo dõi nhập, xuất, tồn điện thoại di động T tại kho ở mức thông thường (ví dụ: hiệu suất quay vòng hàng tồn kho -  tiêu thụ là 10 ngày), không có chứng từ cho thấy khách hàng đặt hàng nhưng không mua do lỗi mốt. Như vậy, rủi ro mà Công ty A nêu là không có thực và giá vốn điện thoại di động T mua vào của công ty A sẽ được so sánh với giá vốn điện thoại di động T mua vào của công ty B để xác định mức giá phù hợp (để được trừ chi phí giá vốn hàng bán).

2.1.3.   Điều kiện hợp đồng khi thực hiện giao dịch: bao gồm các quy định hoặc giao ước về trách nhiệm, quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch kinh doanh. Điều kiện hợp đồng khi thực hiện giao dịch (sau đây được gọi là "điều kiện hợp đồng") chủ yếu bao gồm:

a)      Khối lượng, điều kiện giao hoặc phân phối sản phẩm;

b)      Thời hạn, điều kiện và phương thức thanh toán;

c)      Điều kiện bảo hành, thay thế, nâng cấp, chỉnh sửa hoặc hiệu chỉnh sản phẩm;

d)      Điều kiện về đặc quyền kinh doanh, phân phối sản phẩm;

e)      Các điều kiện có ảnh hưởng kinh tế khác (ví dụ: dịch vụ hỗ trợ, tư vấn kiểm tra chất lượng, hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ quảng cáo, khuyến mại...).

Trong mọi trường hợp (dù có hay không có hợp đồng bằng văn bản), căn cứ xác định các điều kiện hợp đồng là các sự kiện thực tế hoặc các dữ liệu tài chính, kinh tế phản ánh bản chất của giao dịch.

2.1.4.  Điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch: bao gồm các yếu tố về điều kiện kinh tế trên thị trường tại thời điểm diễn ra giao dịch ảnh hưởng đến giá của sản phẩm. Điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch (sau đây được gọi là "điều kiện kinh tế") chủ yếu bao gồm:

a)      Quy mô và vị trí địa lý của thị trường sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm;

b)      Thời gian và tính chất hoạt động của giao dịch trên thị trường (ví dụ: giao dịch thuộc hoạt động bán buôn, bán lẻ thông thường, phân phối độc quyền, sự phân đoạn thị trường theo đối tượng tiêu dùng sản phẩm);

c)      Mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường;

d)      Các yếu tố kinh tế tác động đến chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh tại nơi diễn ra giao dịch (ví dụ: các loại thuế, phí, các ưu đãi tài chính);

e)      Chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước.

2.2.      Thứ tự ưu tiên khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng nêu tại các điểm từ 2.1.1 đến 2.1.4 trên đây được quy định cụ thể đối với từng phương pháp xác định giá nêu tại mục II phần B Thông tư này. Trong quá trình phân tích, đối với các tiêu thức ưu tiên phải phân tích chi tiết; đối với các tiêu thức bổ trợ có thể không phân tích chi tiết nhưng phải đảm bảo phản ánh đủ tính chất cơ bản của tiêu thức đó.

Ví dụ 9: Giả sử Công ty M Việt Nam (là công ty con của Công ty M quốc tế) chuyên kinh doanh 1 loại sản phẩm X có chất lượng đạt tiêu chuẩn loại I đã đăng ký tại Việt Nam. Trong năm 200x, công ty chọn được 1 giao dịch độc lập A (giữa chính Công ty M Việt Nam và một bên độc lập) để làm căn cứ so sánh với giao dịch liên kết B (giữa Công ty M Việt Nam và Công ty M quốc tế) và hai giao dịch này đều có đơn giá bán là 3 USD. Trong trường hợp này, việc phân tích 4 tiêu thức ảnh hưởng của các giao dịch A và B  được thực hiện như sau:

(i)     Đặc tính sản phẩm: giống nhau (vì cùng là sản phẩm do Công ty M Việt Nam sản xuất);

(ii)  Chức năng hoạt động: giống nhau (là chính Công ty M Việt Nam)

(iii)                                    Điều kiện hợp đồng: Giả sử tiêu thức này của hai giao dịch là giống nhau trừ điều kiện giao hàng trong giao dịch A là tại kho của Công ty M Việt Nam; trong giao dịch B là giao hàng tại cảng X - nước Y và chi phí vận tải  từ Việt Nam đến nước Y là 0,5 USD/sản phẩm do Công ty M Việt Nam chịu.

(iv) Điều kiện kinh tế: Giả sử tiêu thức này không ảnh hưởng đến giá sản phẩm (ví dụ: nước Y không có chính sách kiểm soát giá đối với việc kinh doanh sản phẩm X, điều kiện bán hàng đều là bán buôn, thuế nhập khẩu và thủ tục nhập khẩu sản phẩm X trong nước Y do bên mua chịu).

Như vậy, khi thực hiện việc so sánh giá cho thấy trong giao dịch B chưa được tính giá tương đương với giao dịch A (có sự khác biệt là 0,5 USD/sản phẩm).

Trong trường hợp này, Công ty M Việt Nam lựa chọn phương pháp xác định giá phù hợp nhất để đảm bảo việc kê khai, tính thuế đối với doanh thu bán sản phẩm X trong giao dịch B là tương đương 3,5USD/sản phẩm  (thay cho đơn giá cũ là 3USD).

2.3.      Sau khi phân tích so sánh, cơ sở kinh doanh xác định các khác biệt trọng yếu về điều kiện giao dịch giữa giao dịch liên kết và giao dịch độc lập. Trường hợp không có khác biệt trọng yếu thì không cần thực hiện quy định tại điểm 2.4 khoản 2 mục I phần B dưới đây.

2.4.      Trường hợp có khác biệt trọng yếu, cơ sở kinh doanh phải xác định giá trị bằng tiền của các khác biệt trọng yếu đó để điều chỉnh, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể tăng hoặc giảm giá trị nhằm loại trừ các khác biệt trọng yếu đó. 

Trường hợp có khác biệt trọng yếu về chức năng hoạt động của các cơ sở kinh doanh, việc điều chỉnh được thực hiện theo nguyên tắc:

a)      Nếu các khoản chi phí và/hoặc doanh thu liên quan đến khác biệt trọng yếu về chức năng được hạch toán riêng thì việc điều chỉnh được thực hiện trên cơ sở từng khoản doanh thu và/hoặc chi phí liên quan đến khác biệt trọng yếu đó.

b)      Nếu các khoản chi phí và/hoặc doanh thu liên quan đến khác biệt trọng yếu về chức năng được hạch toán chung thì việc điều chỉnh được thực hiện trên cơ sở phân bổ để xác định phần chi phí và/hoặc doanh thu tương ứng liên quan đến khác biệt trọng yếu đó.

Ví dụ 10: Giả sử có 2 giao dịch của công ty A và B là 2 công ty cùng thực hiện dịch vụ gia công sản phẩm may mặc, trong đó công ty A gia công và giao sản phẩm tại kho của công ty A và công ty B gia công và làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Như vậy, khi so sánh về chức năng gia công sản phẩm của A và B ta thấy công ty B có thực hiện thêm chức năng là "làm thủ tục xuất khẩu". Khác biệt này sẽ được tách riêng bằng cách hạch toán riêng hoặc phân bổ theo tỷ lệ tổng chi phí hoặc doanh thu  phát sinh do thực hiện thủ tục xuất khẩu để đảm bảo việc so sánh hiệu quả kinh doanh xét theo chức năng gia công sản phẩm của công ty A và công ty B là tương đương.

Trường hợp công ty B chỉ thực hiện chức năng "làm thủ tục xuất khẩu" trong một vài lần theo đề nghị của khách hàng với giá trị chi phí hoặc doanh thu không đáng kể (tức là không trọng yếu) thì không cần thực hiện điều chỉnh khác biệt này.

II. Các phương pháp xác định giá thị trường

Các phương pháp xác định giá thị trường của sản phẩm trong giao dịch liên kết được quy định cụ thể tại điểm 2 mục II phần B dưới đây bao gồm:

-          Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập;

-          Phương pháp giá bán lại;

-          Phương pháp giá vốn cộng lãi;

-          Phương pháp so sánh lợi nhuận;

-          Phương pháp tách lợi nhuận.

Tùy theo mỗi phương pháp cụ thể nêu trên, giá thị trường của sản phẩm có thể được tính trực tiếp ra đơn giá sản phẩm hoặc gián tiếp thông qua tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời của sản phẩm. Tuy nhiên, đối với các phương pháp tính giá gián tiếp, khi xác định kết quả kinh doanh cho mục đích kê khai tính, thuế thu nhập thì không nhất thiết phải tính ra đơn giá sản phẩm cụ thể.

1.   Nguyên tắc áp dụng phương pháp xác định giá thị trường

1.1.      Phương pháp xác định giá phù hợp nhất là phương pháp được lựa chọn trong 5 phương pháp nêu trên phù hợp với điều kiện giao dịch và có nguồn thông tin, dữ liệu, số liệu đầy đủ và tin cậy nhất để phân tích so sánh.

1.2.      Cơ sở kinh doanh tự chọn một giá trị phù hợp nhất trong các giá trị của biên độ giá thị trường chuẩn để làm căn cứ điều chỉnh giá trị tương ứng của giao dịch liên kết. Trường hợp giá sản phẩm trong giao dịch liên kết không thấp hơn giá trị phù hợp nhất này thì cơ sở kinh doanh không phải thực hiện điều chỉnh.

1.2.1        Giá trị phù hợp nhất là giá trị phản ánh mức độ tương đương cao nhất về điều kiện giao dịch của giao dịch độc lập được chọn để so sánh với giao dịch liên kết

1.2.2    Biên độ giá thị trường chuẩn là:

a)      Các giá trị được tính toán từ các giao dịch độc lập được chọn để so sánh nêu tại điểm 1.6.1 và 1.6.2 khoản 1 mục I phần B trên đây;

b)      Các giá trị nằm trong khoảng tứ phân vị thứ nhất đến tứ phân vị thứ ba của phép toán thống kê xác suất tứ phân vị được tính toán từ biên độ giá thị trường của các giao dịch độc lập được chọn để so sánh nêu tại điểm 1.6.3 khoản 1 mục I phần B trên đây. (Xem Phụ lục 2-GCN/HTQT- Mục C  về cách tính tứ phân vị, bách phân vị.)

Ví dụ 11: Doanh nghiệp V tại Việt Nam là công ty con chuyên sản xuất, gia công sản phẩm cho công ty mẹ và phải trả tiền bản quyền cho một công ty con khác trong tập đoàn với chi phí hàng năm là N%/năm tính trên doanh thu thuần, định kỳ thanh toán là 4 lần/năm. Giả sử, doanh nghiệp V lựa chọn được 13 giao dịch độc lập để so sánh với số liệu về tỷ lệ tiền bản quyền trên doanh thu thuần của các giao dịch này là: 1; 1,25; 1,25; 1,5; 1,5; 1,75; 2;  2; 2; 2,25; 2,5; 2,75; 3. Giả sử việc phân tích so sánh cho thấy các khác biệt trọng yếu đã được điều chỉnh hợp lý để loại trừ khác biệt, riêng thời hạn thanh toán có sự chênh lệch có thể ảnh hưởng đến giá trị tiền bản quyền nhưng không đủ thông tin để quy đổi thành giá trị bằng tiền để điều chỉnh. Do vậy, cơ sở kinh doanh áp dụng hàm thống kê tứ phân vị chọn phân vị thứ nhất và phân vị thứ 3 để xác định biên độ chuẩn là 1,5—2,25; số trung bình (số trung vị thuộc phân vị thứ 2) của biên độ chuẩn là 2.

-          Giả sử tỷ lệ chi phí tiền bản quyền tính trên doanh thu thuần của doanh nghiệp V là 2,1%, như vậy doanh nghiệp V không phải thực hiện điều chỉnh lại số liệu kê khai chi phí bản quyền được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

-          Giả sử tỷ lệ chi phí tiền bản quyền tính trên doanh thu thuần của doanh nghiệp V là 4%, đồng thời doanh nghiệp V thấy rằng giao dịch có tỷ lệ bản quyền là 2% có điều kiện giao dịch sát nhất với giao dịch của doanh nghiệp, đó đó doanh nghiệp V thực hiện điều chỉnh lại số liệu kê khai chi phí bản quyền được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức tương đương là 2% (tức là lấy doanh thu thuần nhân (x) 2% để xác định chi phí bản quyền được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp).

1.3.      Trường hợp cơ sở kinh doanh đã áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường theo quy định tại Thông tư này nhưng trong năm có biến động bất khả kháng như thiên tai, cháy nổ gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh hoặc giá mua, giá bán bị ảnh hưởng bởi các chính sách, chế độ điều tiết của Nhà nước thì các cơ sở kinh doanh được điều chỉnh giá đối với những sản phẩm chịu ảnh hưởng theo tình hình thực tế.

2.   Các phương pháp xác định giá thị trường

2.1.      Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập

2.1.1.   Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập dựa vào đơn giá sản phẩm trong giao dịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau.

2.1.2.   Đơn giá sản phẩm của giao dịch liên kết được so với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo đơn giá sản phẩm để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định tại điểm 1.2 khoản 1 mục II phần B Thông tư này.

2.1.3.   Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng theo hướng dẫn tại mục I phần B Thông tư này, tiêu thức ưu tiên là đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện kinh tế và chức năng của cơ sở kinh doanh.

2.1.4.   Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập được áp dụng với điều kiện:

a)      Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm; hoặc

b)      Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm nhưng các khác biệt này đã được loại trừ theo các hướng dẫn tại mục I phần B Thông tư này.

2.1.5.   Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm thường bao gồm:

a)      Đặc tính vật chất, chất lượng và nhãn hiệu thương mại của sản phẩm;

b)      Các điều kiện hợp đồng trong việc cung cấp, chuyển giao sản phẩm (ví dụ: khối lượng (nếu có ảnh hưởng đến mức giá), thời hạn chuyển giao sản phẩm, thời hạn thanh toán);

c)      Quyền phân phối, tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng đến giá trị kinh tế;

d)      Thị trường nơi diễn ra giao dịch.

2.1.6.   Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập thường được áp dụng cho các trường hợp:

a)      Các giao dịch riêng lẻ về từng chủng loại hàng hóa lưu thông trên thị trường;

b)      Các giao dịch riêng lẻ về từng loại hình dịch vụ, bản quyền, khế ước vay nợ;

c)      Cơ sở kinh doanh thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết về cùng một chủng loại sản phẩm.

Ví dụ 12: Công ty V là doanh nghiệp 100% vốn của Công ty nước ngoài S tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực gia công sản phẩm dệt may. Trong năm 200x, công ty V có hai giao dịch về nhận gia công quần âu mã số cat. 347 như sau:

 - Giao dịch 1: Gia công cho công ty mẹ S 1.000 tá quần với giá 60 USD/tá theo điều kiện giao hàng tại cảng X, Việt Nam (công ty S sẽ chịu trách nhiệm xuất khẩu ).

- Giao dịch 2: Gia công cho công ty M của nước N 1.000 tá quần với giá 100USD/tá theo điều kiện giao hàng tại thành phố Y, nước N.

Giả sử Công ty M là một công ty không có quan hệ liên kết với công ty V và công ty S và 2 giao dịch này tương đương về điều kiện giao dịch trừ khác biệt trọng yếu là chi phí vận chuyển và bảo hiểm cho việc gửi hàng từ cảng X đến thành phố Y  là 3 USD/tá.

Khi so sánh giao dịch 1 (giao dịch liên kết) với giao dịch 2 (giao dịch độc lập) cho thấy giao dịch 1 chưa phản ánh đúng mức giá thị trường. Do vậy, công ty V phải thực hiện điều chỉnh doanh thu từ giao dịch với công ty S như sau:  (100 USD - 3 USD) x 1.000 = 97.000 USD. Như vậy, doanh thu mà công ty V kê khai tính thuế cho năm 200x từ 2 giao dịch với công ty S và công ty M là 197.000 USD, trong đó phí gia công doanh nghiệp V kê khai nhận từ công ty S là 97.000 USD thay cho 60.000 USD.

2.2.      Phương pháp giá bán lại

2.2.1.   Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá (chi phí) mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết.

2.2.2.   Giá mua vào của sản phẩm từ bên liên kết được xác định trên cơ sở giá của sản phẩm được bán ra trong các giao dịch độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các chi phí khác được tính trong giá sản phẩm mua vào (nếu có) (ví dụ: thuế nhập khẩu, phí hải quan, chi phí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế).

2.2.2.1. Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) và giá bán ra (doanh thu thuần), phản ánh giá trị cơ sở kinh doanh thu được để bù đắp chi phí hoạt động kinh doanh và có mức lãi hợp lý. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) được xác định bằng giá trị chênh lệch giữa giá bán ra (doanh thu thuần) và giá vốn sản phẩm mua vào chia cho (:) giá bán ra (doanh thu thuần).

2.2.2.2. Trường hợp cơ sở kinh doanh có chức năng là đại lý phân phối không có quyền sở hữu sản phẩm và được hưởng phí hoa hồng đại lý theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của sản phẩm thì tỷ lệ đó được coi là tỷ suất lãi gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần).

(Xem Phụ lục 2-GCN/HTQT- Mục B.1 về công thức xác định giá thị thường theo phương pháp giá bán lại).

2.2.3.   Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của giao dịch liên kết được so với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất lợi nhuận gộp để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định tại điểm 1.2 khoản 1 mục II phần B Thông tư này.

2.2.4.   Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng theo hướng dẫn tại mục I phần B Thông tư này, tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và điều kiện kinh tế.

2.2.5.   Phương pháp giá bán lại được áp dụng với điều kiện:

a)      Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần); hoặc

b)      Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) nhưng các khác biệt này đã được loại trừ theo các hướng dẫn tại mục I phần B Thông tư này.

2.2.6.   Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) thường bao gồm:

a)      Các chi phí phản ánh chức năng của cơ sở kinh doanh (ví dụ: đại lý phân phối độc quyền, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại, bảo hành...);

b)      Chủng loại, quy mô, khối lượng, thời gian quay vòng của sản phẩm mua vào để bán lại, và tính chất hoạt động của giao dịch trên thị trường (ví dụ: bán buôn, bán lẻ, ...)

c)      Phương pháp hạch toán kế toán (tức là phải đảm bảo các yếu tố cấu thành lợi nhuận gộp và doanh thu của giao dịch liên kết và giao dịch độc lập là tương đương nhau hoặc cùng được áp dụng chung các chuẩn mực kế toán).

2.2.7.   Phương pháp giá bán lại thường được áp dụng cho các trường hợp giao dịch đối với các sản phẩm thuộc khâu cung cấp dịch vụ đơn giản và thương mại phân phối có thời gian quay vòng từ khi mua vào đến khi bán ra ngắn, ít chịu biến động về tính thời vụ. Đồng thời, sản phẩm trước khi được bán ra không qua khâu gia công, chế biến, lắp ráp, thay đổi tính chất sản phẩm hoặc gắn với nhãn hiệu thương mại để làm gia tăng đáng kể giá trị sản phẩm.

Ví dụ 13: Doanh nghiệp V là doanh nghiệp liên doanh của Công ty nước ngoài H tại Việt Nam kinh doanh phân phối mặt hàng đồng hồ do công ty H cung cấp. Trong năm 200x, công ty H giao cho doanh nghiệp V 1.000 chiếc đồng hồ và yêu cầu doanh nghiệp V phải thanh toán số tiền là 330.000 USD (bao gồm giá CIF + thuế, phí nhập khẩu do công ty H đã nộp). Cuối năm, doanh thu thuần doanh nghiệp V thu được từ việc bán toàn bộ số đồng hồ này cho người tiêu dùng tại Việt Nam được quy đổi là 400.000 USD.

Doanh nghiệp T là doanh nghiệp độc lập tại Việt Nam cùng hoạt động kinh doanh phân phối đồng hồ. Trong báo cáo tài chính hoặc tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp năm 200x của doanh nghiệp T có số liệu như sau:

-         Doanh thu thuần:     500.000 USD

-         Giá vốn hàng bán:  400.000 USD

Giả sử doanh nghiệp T đủ điều kiện được lựa chọn để so sánh về tỷ suất lợi nhuận gộp với doanh nghiệp V. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận gộp được xác định là:

[(500.000 - 400.000)/500.000] x 100%  = 20%

Doanh nghiệp V sẽ phải kê khai tính chi phí hợp lý được trừ cho việc mua đồng hồ từ công ty H (cho giao dịch liên kết) như sau:

[400.000 USD - (400.000 USD x 20%)] = 320.000 USD

Như vậy, doanh nghiệp V chỉ được trừ chi phí hợp lý cho giá vốn hàng bán (toàn bộ chi phí cho việc mua đồng hồ từ công ty H) là 320.000 USD thay cho việc phải trả 330.000 USD (theo yêu cầu của công ty H). (Trường hợp cần tính giá FOB của đồng hồ do công ty H bán cho doanh nghiệp V thì lấy tổng giá vốn là 320.000 USD trừ (-) các chi phí phát sinh sau khâu xuất FOB như thuế, phí nhập khẩu, chi phí vận chuyển nội địa, chi phí vận chuyển, bảo hiểm quốc tế).

Lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp V thu được (400.000 USD - 320.000 USD = 80.000 USD) là để trang trải các khoản chi phí bán hàng, quản lý chung và đạt được mức lợi nhuận hợp lý từ việc kinh doanh thương mại mặt hàng đồng hồ.

Trường hợp công ty H có cung cấp dịch vụ tư vấn bán hàng và yêu cầu doanh nghiệp V phải thanh toán chi phí này (được hạch toán vào chi phí bán hàng) thì giao dịch này được tách riêng và phải thực hiện một trong các phương pháp xác định giá giao dịch được quy định tại Thông tư này để xác định chi phí hợp lý được trừ cho dịch vụ tư vấn bán hàng.

2.3.      Phương pháp giá vốn cộng lãi

2.3.1.   Phương pháp giá vốn cộng lãi dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết.

2.3.2.   Giá bán ra của sản phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ sở lấy giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm cộng (+) lợi nhuận gộp.

2.3.2.1. Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) và giá vốn (hoặc giá thành), phản ánh mức lợi nhuận hợp lý tương ứng với chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh và điều kiện thị trường. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành được xác định bằng giá trị chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm chia (:) cho giá vốn (hoặc giá thành). Giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp, gián tiếp và không bao gồm chi phí hoạt động tài chính (ví dụ chi phí bản quyền, lãi tiền vay,...). Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được giá vốn (hoặc giá thành), chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung thì giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm làm căn cứ tính lợi nhuận gộp sẽ bao gồm toàn bộ các khoản chi phí này.

2.3.2.2. Trường hợp cơ sở kinh doanh có chức năng đại lý thu mua sản phẩm không có quyền sở hữu sản phẩm và được hưởng phí hoa hồng đại lý theo tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí thu mua sản phẩm thì tỷ lệ đó được coi là tỷ suất lãi gộp trên giá vốn.

(Xem Phụ lục 2-GCN/HTQT, Mục B.2  về công thức xác định giá thị thường theo phương pháp giá vốn cộng lãi).

2.3.3.   Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) của giao dịch liên kết được so với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định tại điểm 1.2 khoản 1 mục II phần B Thông tư này.

2.3.4.   Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng theo hướng dẫn tại mục I phần B Thông tư này, tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và điều kiện kinh tế.

2.3.5.   Phương pháp giá vốn cộng lãi được áp dụng với điều kiện:

a)      Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến  tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành); hoặc

b)      Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) nhưng các khác biệt này đã được loại trừ theo các hướng dẫn tại mục I phần B Thông tư này.

2.3.6.   Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lãi gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) thường bao gồm:

a)      Các chi phí phản ánh chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh (ví dụ: sản xuất theo hợp đồng, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, tỷ trọng giá trị gia tăng của sản phẩm so với quy mô đầu tư kinh doanh);

b)      Các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng (ví dụ: thời hạn chuyển giao sản phẩm, chi phí giám sát chất lượng, lưu kho, lưu bãi, điều kiện thanh toán);

c)      Phương pháp hạch toán kế toán (tức là phải đảm bảo các yếu tố cấu thành trong giá vốn (hoặc giá thành) của giao dịch liên kết và giao dịch độc lập là tương đương nhau hoặc cùng được áp dụng chung các chuẩn mực kế toán).

2.3.7.   Phương pháp giá vốn cộng lãi thường được áp dụng cho các trường hợp:

a)      Giao dịch thuộc khâu sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm để bán cho các bên liên kết;

b)      Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm, hoặc thực hiện các thỏa thuận về cung cấp các yếu tố sản xuất đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra;

c)      Giao dịch về cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết.

Ví dụ 14: Doanh nghiệp A tại Việt Nam là công ty con của tập đoàn T gia công giày xuất khẩu. Công ty mẹ chịu trách nhiệm cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng, chi phí vận tải và bảo hiểm quốc tế. Doanh nghiệp A được trả phí gia công theo đơn vị sản phẩm và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình gia công theo mẫu, mã do công ty mẹ giao.

Số liệu kế toán của doanh nghiệp A như sau:

- Doanh thu thuần (phí gia công):  15 tỷ VND

- Giá vốn hàng bán: 13 tỷ VND

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: 1,8 tỷ VND.

Đồng thời, có một số doanh nghiệp độc lập khác cũng hoạt động sản xuất gia công giày cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài và phí gia công được tính trên cơ sở: phí gia công = tổng giá thành toàn bộ (= giá vốn hàng bán + chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí bán hàng) cộng (+) 7% tổng giá thành toàn bộ. Giả sử giao dịch độc lập này đủ điều kiện được chọn để so sánh.

Doanh nghiệp A phải thực hiện kê khai doanh thu từ hoạt động gia công giày như sau:

Doanh thu thu từ giao dịch liên kết = (13 tỷ + 1,8 tỷ) + [7% x (13 tỷ + 1,8 tỷ)] = 15,836 tỷ VND.

Như vậy, doanh nghiệp A phải thực hiện kê khai doanh thu là 15,836 tỷ VND (thay cho số liệu cũ là 15 tỷ VND).

2.3.8.   Phương pháp giá vốn cộng lãi có thể được vận dụng để xác định lại giá vốn (hoặc giá thành) có yếu tố giao dịch liên kết của cơ sở kinh doanh dựa vào giá của sản phẩm bán ra đã được xác định theo giá thị trường và tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành).

Ví dụ 15: Doanh nghiệp V tại Việt Nam là công ty con 100% vốn của công ty đa quốc gia P, chuyên sản xuất chất tẩy rửa gia dụng. Nguyên liệu đầu vào (phôi xà phòng và các hóa chất tẩy rửa khác) do một công ty thành viên Y cung cấp. Sản lượng tiêu thụ trong năm 200x của doanh nghiệp V là 100 tấn, trong đó:

- Giao dịch 1: 60 tấn được giao bán cho một công ty thành viên khác trong tập đoàn P với giá FOB là 650 USD/tấn,

- Giao dịch 2: 40 tấn còn lại được bán cho siêu thị trong nước với giá không có thuế GTGT là 700USD/tấn.

Sổ sách kế toán trong kỳ của doanh nghiệp thể hiện các số liệu như sau:

-  Doanh thu thuần: 67.000 USD

-  Tổng giá thành toàn bộ: 65.000USD

Giả sử giao dịch 1 và 2 đủ điều kiện để doanh nghiệp V áp dụng phương pháp so sánh giá thị trường độc lập và số liệu về tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá thành toàn bộ của các doanh nghiệp độc lập hoạt động trong ngành sản xuất chất tẩy rửa gia dụng là 15%. Doanh nghiệp V thực hiện kê khai doanh thu, chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

- Điều chỉnh lại giá bán trong giao dịch liên kết theo giá bán trong giao dịch độc lập:

700 USD x 60 tấn = 42.000 USD

      - Xác định  lại doanh thu thuần:

            42.000 USD + 700 USD x 40 tấn = 70.000 USD

- Điều chỉnh lại tổng giá thành toàn bộ – (có liên quan đến giao dịch liên kết):

= [(42.000 USD + (700USD x 40 tấn)]/ (1+ 0,15) = 60,870 USD.

Như vậy, doanh nghiệp V sẽ phải kê khai nộp thuế trên cơ sở số liệu doanh thu thuần là 70.000 USD (thay cho số liệu cũ là 67.000 USD) và tổng giá thành toàn bộ là 60,870 USD (thay cho số liệu cũ là 65.000 USD).

2.4.      Phương pháp so sánh lợi nhuận

2.4.1.   Phương pháp so sánh lợi nhuận dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau.

2.4.2.   Các tỷ suất sinh lời được tính bằng lợi nhuận (thu nhập) thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần, trên chi phí hoặc trên tài sản của hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của chế độ kế toán và báo cáo tài chính. Lợi nhuận (thu nhập) thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được cộng thêm (+) chi phí lãi tiền vay hoặc khấu hao tài sản cố định để xác định hiệu quả sản xuất, kinh doanh trước khi chi trả các khoản chi phí này. Các tỷ suất sinh lời thường được sử dụng bao gồm:

2.4.2.1. Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

     

Ví dụ 16: Doanh nghiệp L là doanh nghiệp có vốn đầu tư của 2 công ty nước ngoài N và S tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô 4 chỗ nhãn hiệu N và S trong đó nhãn hiệu N được giao bán cho các bên độc lập, nhãn hiệu S được giao bán toàn bộ cho doanh nghiệp L1 là công ty 100% vốn của doanh nghiệp L, đồng thời công ty L1 cho công ty L vay và giá trị lãi tiền vay tính theo lãi suất thị trường là 100 USD. Trong năm 200x, số liệu sổ kế toán của doanh nghiệp L như sau:

·          Doanh thu thuần từ hoạt động bán xe ô tô hiệu N: 18.000 USD (là giao dịch độc lập)

·          Lợi nhuận thuần trước thuế  từ hoạt động bán xe ô tô hiệu N: 2.000 USD

·          Doanh thu thuần từ hoạt động bán xe ô tô hiệu S:  25.000 USD (là giao dịch liên kết)

·          Lợi nhuận thuần trước thuế từ hoạt động bán xe ô tô hiệu S: 1.800 USD

Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế trên doanh thu của ô tô hiệu N: 2.000/18.000 x 100% = 11,1%

Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế trên doanh thu của ô tô hiệu S: 1.800/25.000 x 100% =  7,2%

Giả sử các sự khác biệt có ảnh hưởng trọng yếu  giữa 2 giao dịch bán xe N và xe S đã được điều chỉnh để kết quả giao dịch với công ty L1 phải đạt tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế và trước khi chi trả lãi tiền vay trên doanh thu là 11,1% và được trừ chi phí lãi tiền vay là 100 USD. Như vậy, doanh nghiệp L phải kê khai lợi nhuận thuần trước thuế trên doanh thu  từ hoạt động bán xe ô tô hiệu S như sau:

Lợi nhuận thuần bán xe ô tô S:  25.000 x 11,1% = 2.775 USD

Tăng chi phí (do trả lãi vay được điều chỉnh từ giao dịch với công ty L1):

100 USD

Kết quả về lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh xe ô tô:

2.000 + (2.775 - 100) = 4.675 USD

(thay cho số liệu cũ trong sổ kế toán là 3.800 USD (2.000 +1.800))

2.4.2.2. Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

      Ví dụ 17: doanh nghiệp AVN  là công ty con của công ty ANB làm đại lý dịch vụ giao nhận cho ANB, doanh nghiệp B là doanh nghiệp độc lập chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận (cho nhiều khách hàng độc lập). Số liệu về doanh thu, chi phí của AVN và B như sau:

 

AVN

B

Tổng chi phí

1.500

2.000

Tổng doanh thu

1.650

2.500

Giả sử B đủ điều kiện được chọn để so sánh với AVN về tỷ suất thu nhập thuần trước thuế trên tổng chi phí. Thực hiện tính tỷ suất, khi đó:

-          Tỷ suất sinh lời trên tổng chi phí của AVN = (1.650 - 1.500): 1.500 = 10%

-          Tỷ suất sinh lời trên tổng chi phí của B = (2.500 - 2.000) : 2.000 = 25%

Như vậy, doanh nghiệp AVN phải thực hiện kê khai lợi nhuận từ hoạt động giao dịch liên kết theo tỷ suất sinh lời trên tổng chi phí tương ứng với mức 25% của doanh nghiệp B.

2.4.2.3. Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ suất này được sử dụng trong trường hợp cơ sở kinh doanh có tài sản cố định chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư (ví dụ: các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất, ngành khai thác mỏ).

Giá trị tài sản là giá trị trung bình của số dư đầu kỳ cộng (+) cuối kỳ, bao gồm tài sản cố định và lưu động, không bao gồm các tài sản được sử dụng cho hoạt động đầu tư, góp vốn liên doanh liên kết khác (ví dụ: mua công trái, mua cổ phần).

Ví dụ 18:

- N là công ty con tại Việt Nam của tập đoàn P chuyên sản xuất rượu gạo. Công ty mẹ cung cấp phần lớn các yếu tố sản xuất đầu vào và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra. Trong năm 200x doanh nghiệp N có tỷ suất lợi nhuận thuần trên tài sản là 3%.

- V là một công ty độc lập chuyên sản xuất đồ uống các loại trong đó có các phân xưởng sản xuất rượu gạo, bia và đồ uống có ga khác. Trong năm 200x, công ty V có tỷ suất lợi nhuận trên tài sản toàn công ty là 7%, trong đó tỷ suất lợi nhuận thuần trên tài sản của phân xưởng sản xuất rượu gạo là 7,5%.

Giả sử V đủ điều kiện được chọn để so sánh với N về tỷ suất thu nhập thuần trước thuế trên tài sản, như vậy N sẽ phải điều chỉnh thu nhập chịu thuế theo tỷ suất lợi nhuận thuần trên tài sản là 7,5%.

2.4.3.   Cơ sở kinh doanh lựa chọn một trong các tỷ suất sinh lời nêu trên để so sánh tỷ suất sinh lời của giao dịch liên kết với giao dịch độc lập và có thể sử dụng một hoặc nhiều tỷ suất sinh lời khác được quy định theo chế độ báo cáo tài chính để bổ trợ kiểm tra tính chính xác của tỷ suất đã chọn. Việc lựa chọn tỷ suất sinh lời được tính trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản phụ thuộc vào bản chất kinh tế của giao dịch. (Xem Phụ lục 2-GCN/HTQT, mục B.3 về các công thức tính tỷ suất sinh lời để áp dụng phương pháp so sánh lợi nhuận).

      Ví dụ 19:

- Giả sử cơ sở kinh doanh có giao dịch liên kết ở khâu bán sản phẩm thì không sử dụng tỷ suất sinh lời trên doanh thu do số liệu doanh thu từ giao dịch liên kết đang thuộc phạm vi điều chỉnh xác định giá thị trường.

 - Giả sử cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ thì không sử dụng tỷ suất sinh lời trên tài sản.

2.4.4.   Tỷ suất sinh lời của giao dịch liên kết được so với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất sinh lời để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định tại điểm 1.2 mục II phần B Thông tư này.

2.4.5.   Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng theo hướng dẫn tại mục I phần B Thông tư này, tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và điều kiện kinh tế.

2.4.6.   Phương pháp so sánh lợi nhuận được áp dụng với điều kiện:

a)      Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến đến tỷ suất sinh lời; hoặc

b)      Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời nhưng các khác biệt này đã được loại trừ theo các hướng dẫn tại mục I phần B Thông tư này.

2.4.7.   Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời thường bao gồm:

a)      Các yếu tố về tài sản, vốn và chi phí sử dụng cho việc thực hiện chức năng chính của cơ sở kinh doanh (ví dụ: sản xuất, chế biến trên cơ sở sử dụng máy móc do cơ sở kinh doanh đầu tư có khả năng thu lợi nhuận cao hơn so với việc sản xuất, chế biến trên cơ sở sử dụng máy móc do cơ sở khác cho mượn để gia công);

b)      Tính chất ngành nghề hoạt động, nhóm sản phẩm và công đoạn sản xuất hoặc tiêu thụ (ví dụ: thành phẩm được làm từ nguyên vật liệu thô hoặc từ bán thành phẩm);

c)      Phương pháp hạch toán kế toán và cơ cấu chi phí của sản phẩm (ví dụ: sản phẩm đang trong giai đoạn khấu hao nhanh so với khấu hao thông thường).

2.4.8.   Phương pháp so sánh lợi nhuận được coi là phương pháp mở rộng của phương pháp giá bán lại và phương pháp giá vốn cộng lãi. Do đó, phương pháp so sánh lợi nhuận thường được áp dụng rộng rãi trong các trường hợp như đã nêu tại điểm 2.2.7 và 2.3.7 khoản 2 mục II phần B Thông tư này.

2.5.      Phương pháp tách lợi nhuận

2.5.1.   Phương pháp tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều cơ sở kinh doanh (hoặc bên) liên kết thực hiện để xác định lợi nhuận thích hợp cho từng cơ sở kinh doanh (hoặc bên) liên kết đó theo cách các bên độc lập thực hiện phân chia lợi nhuận trong các giao dịch độc lập tương đương.

Giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều cơ sở kinh doanh (hoặc bên) liên kết tham gia là giao dịch mang tính chất đặc thù, duy nhất bao gồm nhiều giao dịch liên kết có liên quan chặt chẽ với nhau về các sản phẩm độc quyền hoặc các giao dịch liên kết khép kín giữa các bên liên kết có liên quan.

2.5.2.   Phương pháp tách lợi nhuận có 2 cách tính:

2.5.2.1. Cách tính thứ nhất: phân bổ lợi nhuận cho từng bên liên kết trên cơ sở đóng góp vốn (chi phí); theo đó lợi nhuận của mỗi cơ sở kinh doanh (hoặc bên) tham gia trong giao dịch được xác định trên cơ sở phân bổ tổng lợi nhuận thu được từ giao dịch liên kết tổng hợp theo tỷ lệ vốn (chi phí) sử dụng trong giao dịch liên kết của cơ sở kinh doanh đó trong tổng vốn đầu tư để tạo ra sản phẩm cuối cùng. (Xem Phụ lục 2-GCN/HTQT, Mục B.4 về công thức phân bổ lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp).

Ví dụ 20: Doanh nghiệp A tại Việt Nam và doanh nghiệp B tại nước ngoài là các công ty thành viên của tập đoàn T sản xuất sản phẩm điện tử. A và B tham gia vào sản xuất sản phẩm mới là ti vi màn hình tinh thể lỏng. Trong đó, A chịu trách nhiệm thiết kế, sản xuất vỏ máy và đèn hình để chuyển cho B lắp ráp với các bộ phận khác (cài đặt các mạch vòng, chíp điện tử ...) do B sáng chế và sản xuất sau đó thành phẩm được bán cho C là nhà phân phối độc lập với giá là 550 USD. Tổng giá thành sản phẩm do A giao cho B là 300 USD. B bỏ ra chi phí để sản xuất tiếp theo là 150 USD.

- Lợi nhuận được phân bổ cho A được tính như sau:[(550 - (300 + 150)) : 450] x 300 = 66,66 USD

2.5.2.2. Cách tính thứ hai: phân chia lợi nhuận theo 2 bước như sau:

2.5.2.2.1. Bước thứ nhất: phân chia lợi nhuận cơ bản: mỗi cơ sở kinh doanh (hoặc bên) tham gia giao dịch liên kết được nhận phần lợi nhuận cơ bản tương ứng với các chức năng hoạt động của mình. Phần lợi nhuận cơ bản này phản ánh giá trị lợi nhuận của giao dịch liên kết tổng hợp mà cơ sở kinh doanh thu được do thực hiện chức năng hoạt động của mình và chưa tính đến các yếu tố đặc thù và duy nhất (ví dụ độc quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ) .

Phần lợi nhuận cơ bản được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời tương ứng với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời theo hướng dẫn tại các điểm 2.2, 2.3, 2.4 khoản 2 mục II phần B Thông tư này.

2.5.2.2.2. Bước thứ hai: phân chia lợi nhuận phụ trội: mỗi cơ sở kinh doanh (hoặc bên) tham gia giao dịch liên kết được nhận tiếp phần lợi nhuận phụ trội tương ứng với tỷ lệ đóng góp liên quan đến tổng lợi nhuận phụ trội (tức là tổng lợi nhuận thu được trừ (-) tổng lợi nhuận cơ bản đã phân chia ở bước thứ nhất) của giao dịch liên kết tổng hợp. Phần lợi nhuận phụ trội này phản ánh lợi nhuận của giao dịch liên kết tổng hợp mà cơ sở kinh doanh thu được ngoài phần lợi nhuận cơ bản nhờ các yếu tố đặc thù và duy nhất.

Phần lợi nhuận phụ trội của mỗi cơ sở kinh doanh được tính bằng tổng lợi nhuận phụ trội thu được từ giao dịch liên kết tổng hợp nhân với (x) tỷ lệ đóng góp các chi phí hoặc tài sản dưới đây của mỗi cơ sở kinh doanh:

a)      chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm; hoặc

b)      giá trị (sau khi đã trừ khấu hao) của tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

Chi phí nghiên cứu và phát triển hoặc giá trị của tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ phải được xác định trên cơ sở giá thị trường (theo các phương pháp được quy định tại Thông tư này) hoặc chi phí thực tế đóng góp của mỗi bên phù hợp với nguyên tắc hạch toán kế toán đối với chi phí hoặc tài sản.

Ví dụ 21: Công ty H và M là hai công ty cùng một tập đoàn sản xuất điện thoại di động, trong đó H chế tạo các cụm linh kiện và M lắp ráp và cài đặt phần mềm hoàn chỉnh để bán cho các nhà phân phối độc lập. Số liệu kế toán của doanh nghiệp H và M liên quan đến giao dịch liên kết về sản xuất điện thoại di động như sau:

 

H

M

Doanh thu thuần

200

500

Giá vốn hàng bán gồm:

 

 

-       Chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào

100

200

-       Các chi phí sản xuất

50

150

Chi phí nghiên cứu, phát triển (R&D)

30

50

Chi phí bán hàng và quản lý chung

10

50

Lợi nhuận

10

50

Cách tính lợi nhuận của H và M theo phương pháp tách lợi nhuận:

Bước 1: phân chia lợi nhuận cơ bản

- Tính lại số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp:

 

 

Doanh thu thuần

500

Giá vốn hàng bán

300

Chi phí nghiên cứu, phát triển (R&D)

80

Chi phí bán hàng và quản lý chung

60

Lợi nhuận

60

- Giả sử đã xác định được tỷ suất lợi nhuận trên giá thành của H là 10% và M là 8% theo hướng dẫn tại điểm 2.3 mục II phần B của Thông tư này.

-Tính lợi nhuận  của H và M theo công thức:

     

Lợi nhuận  = tỷ suất lợi nhuận  x  giá thành

Giá thành = giá vốn hàng bán + chi phí R &D + chi phí bán hàng và quản lý chung

+ Lợi nhuận  của H = 10% x (100 + 50 + 30 + 10) = 19;

+ Lợi nhuận  của M = 8% x (300 + 80 + 60 -190) = 20

Lợi nhuận phụ trội sau khi phân chia lợi nhuận cơ bản: 60 - 19 - 20 = 21

Bước 2: Phân chia lợi nhuận phụ trội dựa trên tỷ lệ đóng góp chi phí R&D

- Tính tỷ trọng đóng góp chi phí R&D của mỗi bên:

+ H = 30/80 x 100% = 37,5%;

+ M = 62,5%

- Tính phần lợi nhuận phụ trội của H và M:

+ H: 21 x 37,5% = 8,87

+ M: 21 - 8,87 = 12,13

Kết luận:

- H thực hiện kê khai lợi nhuận thu được từ giao dịch liên kết là: 19 + 8,87 = 27,87 thay cho số liệu cũ là 10; và

- M thực hiện kê khai lợi nhuận thu được từ giao dịch liên kết là: 20 + 12,13 = 32,13 thay cho số liệu cũ là 50.

2.5.3.   Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng theo hướng dẫn tại mục I phần B Thông tư này và các điều kiện áp dụng được thực hiện theo quy định đối với phương pháp giá bán lại, phương pháp giá vốn cộng lãi hoặc phương pháp so sánh lợi nhuận tuỳ từng trường hợp áp dụng phù hợp với hướng dẫn tại điểm 2.5.2.2.1 khoản 2 mục II phần B nêu trên.

2.5.4.   Phương pháp tách lợi nhuận thường được áp dụng trong trường hợp các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc phát triển sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền hoặc các giao dịch trong quy trình sản xuất, kinh doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm cuối cùng để lưu thông sản phẩm gắn liền với việc sở hữu hoặc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ duy nhất.

III. Quy định về xác định giá thị trường đối với một số trường hợp đặc biệt

Trường hợp do tính đặc thù hoặc duy nhất của giao dịch liên kết, cơ sở kinh doanh không thể lựa chọn được giao dịch độc lập để so sánh theo các hướng dẫn tại điểm 1.1 đến 1.6 khoản 1 mục I phần B Thông tư này và các phương pháp xác định giá thị trường nêu tại mục II phần B của Thông tư này, cơ sở kinh doanh phải giải trình lý do (bao gồm cả các thông tin về hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh) và thực hiện một trong các biện pháp sau:

1.   Biện pháp tổng hợp

1.1.      Mở rộng phạm vi lựa chọn các giao dịch (hoặc cơ sở kinh doanh) độc lập sang phân ngành kinh tế quốc dân (theo Danh mục ngành kinh tế quốc dân do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành) khác với phân ngành mà cơ sở kinh doanh đang hoạt động để so sánh với điều kiện các cơ sở kinh doanh thực hiện các giao dịch độc lập đó có chức năng hoạt động tương đương với cơ sở kinh doanh; thực hiện phân tích 4 tiêu thức ảnh hưởng và loại trừ các khác biệt trọng yếu trên cơ sở các tiêu thức kinh tế được sử dụng trong phân ngành để phản ánh khách quan hiệu quả đầu tư kinh doanh, tăng trưởng kinh tế hoặc giá trị gia tăng của sản phẩm. Số lượng giao dịch hoặc cơ sở kinh doanh độc lập được chọn để so sánh ít nhất là 5 (năm);

1.2.      Xác định biên độ giá thị trường theo các cách tính của phương pháp xác định giá phù hợp nhất quy định tại mục II phần B của Thông tư này; sử dụng hàm toán thống kê tứ phân vị hoặc các hàm toán thống kê tương tự (ví dụ: hàm bách phân vị) để xác định biên độ giá thị trường chuẩn và giá trị trung bình (hay gọi là giá trị trung vị) phù hợp được rút ra từ biên độ giá thị trường. (Xem phụ lục 2-GCN/HTQT, Mục C.2  về công thức và hướng dẫn sử dụng hàm bách phân vị).

1.3.      Trường hợp giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất lợi nhuận thuần của sản phẩm trong giao dịch liên kết không thấp hơn giá trị trung vị này thì cơ sở kinh doanh không phải thực hiện điều chỉnh đối với giao dịch liên kết. Trường hợp giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất lợi nhuận thuần của sản phẩm trong giao dịch liên kết thấp hơn giá trị trung vị này thì cơ sở kinh doanh thực hiện điều chỉnh theo giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn nhưng không thấp hơn giá trị trung vị phản ánh mức giá, phần lợi nhuận gộp hoặc lợi nhuận thuần tương ứng.

1.4.      Tuỳ từng trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng kết hợp các phương pháp xác định giá quy định tại mục II phần B của Thông tư này (xem ví dụ 15) hoặc áp dụng đồng thời 2 phương pháp xác định giá để bổ trợ kiểm tra tính chính xác và khách quan của mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất lợi nhuận thuần của sản phẩm trong giao dịch liên kết.

1.5.      Riêng đối với phương pháp tách lợi nhuận, cách tính thứ 2, các hướng dẫn tại các điểm từ 1.1 đến 1.3 khoản 1 mục III phần B nêu trên được coi là căn cứ để điều chỉnh lợi nhuận cơ bản; cơ sở kinh doanh thực hiện tiếp việc phân chia lợi nhuận phụ trội theo hướng dẫn tại điểm 2.5.2.2.2 khoản 2 mục II phần B của Thông tư này.

      Ví dụ 22: Công ty X  sản xuất mạch tích hợp điện tử để xuất khẩu toàn bộ sản phẩm cho công ty mẹ tại nước ngoài với giá bán (doanh thu) = 1,1 lần tổng chi phí. Giả sử trong lĩnh vực sản xuất này không có giao dịch hoặc doanh nghiệp độc lập được chọn để so sánh trong  phân ngành sản xuất điện tử (theo điểm 1.4.2 mục I phần B) có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 30% (số liệu này được tính toán từ 10 doanh nghiệp trong phân ngành sản xuất điện tử). Giả sử khi phân tích các tiêu thức kinh tế phản ánh hiệu quả đầu tư của phân ngành cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 30% là phù hợp với thực tế hoạt động của công ty X (tức là không có khác biệt trọng yếu phải điều chỉnh).

      Như vậy, công ty X có thể kiểm tra việc tính giá của mình để đảm bảo đạt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 30% hoặc căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để tính lại thành tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí để so sánh và thực hiện điều chỉnh. (Cách tính lại có thể được xác định như sau: Lợi nhuận/ doanh thu = (doanh thu – chi phí)/doanh thu = 0,3 => doanh thu = 1,429 lần chi phí).

2.   Biện pháp vận dụng số liệu giữa các kỳ

Cơ sở kinh doanh vận dụng các giao dịch liên kết tương đương đã được xác định giá thị trường theo các hướng dẫn tại Thông tư này giữa các kỳ (không quá 5 năm tính từ thời điểm phát sinh giao dịch liên kết), lập hồ sơ phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng giữa các giao dịch, điều chỉnh các khác biệt trọng yếu và sử dụng các căn cứ khách quan để điều chỉnh các giá trị kinh tế theo thời gian (ví dụ: tỷ lệ tăng giá bình quân, tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế) để xác định mức giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời phù hợp của giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

      Ví dụ 23: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và là doanh nghiệp duy nhất khai thác chế biến quặng kim loại X tại Việt Nam để xuất khẩu. Trong năm 2xx1, doanh nghiệp thực hiện cả giao dịch liên kết và giao dịch độc lập. Đối với giao dịch liên kết, doanh nghiệp A đã áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập và xác định đơn giá sản phẩm là 800 USD/tấn quặng có hàm lượng kim loại X 35%.

Giả sử trong năm 2xx2, doanh nghiệp A xuất khẩu 100% sản phẩm cho công ty mẹ (không có giao dịch độc lập để so sánh; giá thị trường quốc tế về quặng kim loại X trong năm 2xx2 tăng 20% so với năm 2xx1; các yếu tố khác ảnh hưởng đến mức giá sản phẩm (hàm lượng kim loại, điều kiện giao hàng, thanh toán…) không thay đổi.

Như vậy, doanh nghiệp A thực hiện kê khai tính thuế năm 2xx2 theo doanh thu từ giá bán quặng kim loại X với đơn giá không thấp hơn 960 USD/tấn.

     

IV. Lưu giữ và cung cấp dữ liệu, chứng từ về phương pháp xác định giá thị trường

1.   Lựa chọn dữ liệu, chứng từ

1.1.      Các dữ liệu, chứng từ và tài liệu được sử dụng làm căn cứ khi phân tích so sánh phải  nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để cơ quan thuế có thể kiểm tra, xác minh. Cơ sở kinh doanh có thể sử dụng các thông tin, dữ liệu từ các nguồn sau đây:

a)      thông tin, dữ liệu do các cơ quan, ban ngành của Nhà nước, các viện nghiên cứu, các hiệp hội và các tổ chức quốc tế chuyên ngành được Nhà nước công nhận và chịu trách nhiệm công bố công khai hoặc cung cấp theo yêu cầu;

b)      thông tin, dữ liệu do các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ngành nghề độc lập được cấp phép hoạt động xác nhận hoặc công bố công khai (ví dụ: cơ quan kiểm toán độc lập, cơ quan đăng ký, đăng kiểm chất lượng, tổ chức phân loại, đánh giá uy tín các doanh nghiệp);

c)      báo cáo tài chính, báo cáo đầu tư thường niên hoặc định kỳ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán được công bố công khai theo các quy định và điều lệ hoạt động của thị trường chứng khoán;

d)      các dữ liệu, chứng từ và tài liệu về giao dịch kinh doanh phục vụ mục đích kê khai nộp thuế do cơ sở kinh doanh cung cấp và chịu trách nhiệm.

Các dữ liệu, chứng từ và tài liệu có xuất xứ từ những nguồn cung cấp không chính thức hoặc không rõ xuất xứ chỉ có tính chất tham khảo.

1.2.      Khi thực hiện lựa chọn các giao dịch để phân tích so sánh, tính toán các tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lời, các cơ sở kinh doanh phải phản ánh các dữ liệu dưới dạng có thể so sánh được trong giai đoạn ít nhất là 3 năm tài chính liên tục. Đối với các trường hợp cơ sở kinh doanh có thời gian tồn tại dưới 3 năm tài chính hoặc hoạt động kinh doanh mang tính chất thời vụ không diễn ra trong cả năm thì giới hạn thời gian được xác định tương ứng theo giai đoạn tháng, quý hoặc thời vụ có liên quan.

1.3.      Khi tính toán các số tương đối (ví dụ: số liệu về tỷ suất tính theo tỷ lệ phần trăm (%)) từ các số tuyệt đối, cơ sở kinh doanh làm tròn số đến chữ số thứ ba sau dấu thập phân. Trường hợp số tương đối được lấy từ các số liệu công bố không có số tuyệt đối đi kèm và không sử dụng nguyên tắc làm tròn như trên thì lấy theo số liệu đã công bố đó.

      Ví dụ 24:

 - số liệu tuyệt đối sử dụng để tính tỷ suất lợi nhuận gộp cho giá trị là 5,2856% thì số tương đối này được làm tròn thành 5,286%.

      - số công bố về tăng trưởng kinh tế là 7,8% thì không thực hiện làm tròn số.

      - số công bố về tỷ lệ lãi suất là 4,9854% thì được làm tròn thành 4,985%.

2.   Yêu cầu  lưu giữ, cung cấp thông tin, tài liệu và chứng từ

2.1.      Các cơ sở kinh doanh có giao dịch liên kết có nghĩa vụ và trách nhiệm lưu giữ và xuất trình các thông tin, tài liệu và chứng từ làm căn cứ áp dụng phương pháp xác định giá thị trường của sản phẩm trong các giao dịch liên kết theo yêu cầu kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế. Các thông tin, tài liệu và chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và phương pháp xác định giá thị trường của giao dịch liên kết phải được lập tại thời điểm diễn ra các giao dịch liên kết, được cập nhật bổ sung trong suốt quá trình thực hiện giao dịch và lưu giữ phù hợp với các quy định về lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán theo các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và thuế.

2.2.      Khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai các giao dịch liên kết theo mẫu GCN-01/TNDN quy định tại Phụ lục 1-GCN/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn nộp Phụ lục GCN-01/HTQT cùng với thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.3.      Cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ lập và lưu giữ hồ sơ gồm các thông tin, tài liệu và chứng từ có liên quan đến giao dịch liên kết như sau.

2.3.1. Thông tin chung về cơ sở kinh doanh và các bên liên kết:

a)      Thông tin về quan hệ liên kết giữa các bên liên kết với cơ sở kinh doanh;

b)      Các tài liệu, báo cáo cập nhật về chiến lược phát triển, điều hành, kiểm soát giữa các bên liên kết; chính sách xây dựng giá giao dịch về từng nhóm sản phẩm theo định hướng chung của các bên liên kết và cơ sở kinh doanh;

c)      Các tài liệu, báo cáo về quá trình phát triển, chiến lược kinh doanh, dự án, kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh; quy định và quy trình về chế độ báo cáo tài chính và kiểm soát nội bộ của cơ sở kinh doanh và của các bên liên kết tham gia giao dịch;

d)      Tài liệu mô tả sơ đồ tổ chức, chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh và các bên liên kết tham gia giao dịch.

2.3.2. Thông tin về giao dịch của cơ sở kinh doanh:

a)      Sơ đồ giao dịch và tài liệu mô tả về giao dịch bao gồm các thông tin về các bên tham gia giao dịch, trình tự và thủ tục thanh toán, chuyển giao sản phẩm,...;

b)      Tài liệu mô tả đặc tính, chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm; bảng kê chi tiết chi phí (hoặc giá thành) đơn vị sản phẩm, giá bán sản phẩm, tổng số lượng sản phẩm sản xuất kinh doanh và tiêu thụ trong kỳ (chi tiết theo giao dịch liên kết và giao dịch độc lập (nếu có)); số lượng các sản phẩm;

c)      Các thông tin, tài liệu và chứng từ về quá trình thương lượng, ký kết, thực hiện và thanh lý các hợp đồng/thỏa thuận kinh tế có liên quan đến giao dịch (thường bao gồm: mô tả sản phẩm, địa điểm diễn ra các giao dịch, hình thức giao dịch, giá trị giao dịch, điều kiện thanh toán, các chứng từ thanh toán, thời gian thực hiện, các biên bản làm việc hoặc chỉ thị của ban lãnh đạo về quá trình thương lượng, ký kết và thực hiện giao dịch);

d)      Các thông tin, tài liệu và chứng từ có liên quan đến điều kiện kinh tế của thị trường khi diễn ra giao dịch liên kết có ảnh hưởng đến phương pháp xác định giá giao dịch (ví dụ các biến động về tỷ giá ngoại tệ, các chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng đến giá giao dịch, các ưu đãi tài chính,...).

2.3.3. Thông tin về phương pháp xác định giá thị trường:

a)      Chính sách xây dựng giá mua, bán hoặc trao đổi sản phẩm của cơ sở kinh doanh, quy trình kiểm soát, xét duyệt giá, biểu giá bán sản phẩm trên các thị trường tiêu thụ;

b)      Các thông tin, tài liệu và chứng từ làm căn cứ chứng minh cho việc lựa chọn và áp dụng phương pháp xác định giá phù hợp nhất trong giao dịch liên kết của cơ sở kinh doanh bao gồm các thông tin, dữ liệu và chứng từ được sử dụng để phân tích so sánh, điều chỉnh khác biệt trọng yếu, bảng tính giá giao dịch theo phương pháp xác định giá mà cơ sở kinh doanh áp dụng và giải thích lý do lựa chọn phương pháp đó.

c)      Các thông tin, tài liệu và chứng từ khác mang tính chất tham khảo có liên quan đến việc lựa chọn và áp dụng phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết (nếu có).

2.4.      Khi có yêu cầu của cơ quan thuế, cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp các thông tin, tài liệu và chứng từ trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh có lý do chính đáng thì thời hạn này được gia hạn 1 lần không quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn.

2.5.      Các thông tin, tài liệu và chứng từ của cơ sở kinh doanh cung cấp cho cơ quan thuế phải bằng văn bản, là bản chính hoặc bản sao theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực. Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng chứng từ điện tử thì việc cung cấp chứng từ được thực hiện theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn có liên quan về chứng từ điện tử.

Các thông tin, tài liệu và chứng từ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và công chứng, chứng thực theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp luật không quy định công chứng, cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với bản dịch.

C. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ;

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THUẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

1.   Quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh: ngoài việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật về thuế được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật thuế, và tại Thông tư này, các cơ sở kinh doanh còn có quyền và nghĩa vụ sau:

1.1.      Có quyền yêu cầu cơ quan thuế giữ bí mật các thông tin đã cung cấp cho cơ quan thuế phục vụ việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết cho mục đích tính thuế;

1.2.      Có nghĩa vụ xuất trình đầy đủ các dữ liệu, tài liệu và chứng từ cần thiết chứng minh cho việc lựa chọn và áp dụng phương pháp xác định giá phù hợp nhất đối với giao dịch liên kết.

2.   Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế

2.1.      Giữ bí mật các thông tin do cơ sở kinh doanh cung cấp liên quan đến việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết cho mục đích tính thuế theo quy định tại Thông tư này khi các thông tin đó không xuất xứ từ các nguồn được công bố công khai. Việc cung cấp cho các cơ quan nhà nước có liên quan về thông tin bí mật của đối tượng nộp thuế được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

2.2.      Ấn định mức giá được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập phải nộp (được gọi chung là “ấn định thuế”) đối với cơ sở kinh doanh có giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:

a)      Cơ sở kinh doanh dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lời áp dụng cho giao dịch liên kết.

b)      Cơ sở kinh doanh tạo ra giao dịch độc lập giả mạo hoặc sắp đặt lại giao dịch liên kết thành giao dịch độc lập để lấy giao dịch này làm giao dịch độc lập được chọn để so sánh.

c)      Cơ sở kinh doanh không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ Phụ lục GCN-01/HTQT đối với giao dịch liên kết phát sinh trong năm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; không thực hiện đúng yêu cầu về thời hạn cung cấp các thông tin, dữ liệu và tài liệu để chứng minh cho việc kê khai, hạch toán giá thị trường đối với giao dịch liên kết.

d)      Cơ quan thuế nghi ngờ cơ sở kinh doanh không áp dụng hoặc cố tình áp dụng không đúng các quy định tại Thông tư này và cơ sở kinh doanh không chứng minh được trong thời hạn tối đa là 90 ngày kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan thuế.

2.3.      Tổng cục Thuế căn cứ vào thông tin từ việc kê khai nghĩa vụ thuế của cơ sở kinh doanh có giao dịch liên kết và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế để hướng dẫn thực hiện ấn định thuế theo nguyên tắc:

a)      Trường hợp cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ; việc ấn định doanh thu, chi phí hoặc thu nhập chịu thuế để xác định nghĩa vụ thuế được thực hiện theo các phương pháp xác định giá thị trường được quy định khoản 2 mục II và mục III phần B Thông tư này trên cơ sở mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lời do cơ quan thuế xác định phù hợp với từng trường hợp hoặc từng ngành nghề kinh doanh.

b)      Các trường hợp khác, việc ấn định thuế được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế phù hợp với các quy định về ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ hoặc các quy định xử lý vi phạm về thuế.

c)      Trường hợp khi thực hiện ấn định thuế có liên quan đến biên độ giá thị trường chuẩn, giá trị phù hợp nhất để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lời áp dụng cho cơ sở kinh doanh có giao dịch liên kết bị ấn định thuế là giá trị không thấp hơn giá trị trung bình của biên độ giá thị trường chuẩn được cơ quan thuế xác định.

2.4.      Tổng cục Thuế hướng dẫn việc kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh thực hiện các quy định của Thông tư này.

3.   Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại

3.1.      Cơ sở kinh doanh, tổ chức, cán bộ thuế và cá nhân khác vi phạm các hướng dẫn tại Thông tư này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3.2.      Cơ sở kinh doanh có quyền khiếu nại theo thời hạn, thủ tục khiếu nại và thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo các quy định của pháp luật về khiếu nại và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, cơ sở kinh doanh vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của cơ quan thuế xử lý về việc nộp thuế và nộp phạt (nếu có).

Trường hợp cơ sở kinh doanh là đối tượng cư trú của Việt Nam và/hoặc của nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam có thu nhập thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định thì có thể thực hiện việc khiếu nại theo quy định tại Hiệp định.

4.   Tổ chức thực hiện

4.1.      Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

4.2.      Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ sở kinh doanh, cơ quan và cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết kịp thời./.

Nơi nhận:
- Văn phòng TƯ Đảng;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước;
- Viện kiểm sát NDTC;
- Toà án NDTC;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác trực thuộc Chính phủ;
- Cơ quan TƯ của các đoàn thể;
- UBND, Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện, cơ quan trực thuộc Bộ;
- ĐD TCT tại TP. HCM;
- Lưu: VT, TCT (VT, HTQT).

KT/ BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Chí Trung

 

PHỤ LỤC 1- GCN/HTQT

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu GCN-01/TNDN

 

 

Cộng hoà xã  hội chủ nghĩa Việt Nam

(Ban hành kèm theo Thông tư số  117/2005/TT-BTC
ngày 19 tháng12 năm 2005)

 

 

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 

 

 

 

 

 

THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

Tên ĐTNT:

 

 

 

 

 

 

Địa chỉ trụ sở:

 

 

 

 

 

 

Quận/Huyện:

 

 

Tỉnh/Thành phố:

 

 

Điện thoại:

 

 

Fax:

 

E-mail:

PHẦN A. THÔNG TIN VỀ GIÁ TRỊ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

Đơn vị tính: đồng Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

Chỉ tiêu

Doanh thu, thu nhập khác

Chi phí

Bên liên kết

Tên
giao dịch

Nước
 cư trú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Tổng doanh thu, thu khác (chi phí) phát sinh từ hoạt động kinh doanh

 

 

 

 

II

Tổng doanh thu, thu khác (chi phí) phát sinh từ hoạt động liên kết

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

1

Sản phẩm, hàng hoá

 

 

 

 

 

2

Dịch vụ

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

2.1

Nghiên cứu, phát triển

 

 

 

 

 

2.2

Quảng cáo, tiếp thị

 

 

 

 

 

2.3

Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo

 

 

 

 

2.4

Dịch vụ khác

 

 

 

 

 

3

Hoạt động tài chính

 

 

 

 

 

3.1

Tiền bản quyền và các khoản tương tự

 

 

 

 

3.2

Chi phí tiền lãi, lãi cho vay

 

 

 

 

 

3.3

Chênh lệch tỷ giá hối đoái của nợ phải thu, phải trả thương mại đã thực hiện

 

 

 

 

3.4

Thuê tài sản

 

 

 

 

 

4

Thu nhập (chi phí) khác

 

 

 

 

 

4.1

Xoá nợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN B. THÔNG TIN VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

Phương pháp

Các giao dịch áp dụng *

(7)

(8)

(9)

1

Phương pháp so sánh giá thị trường độc lập

 

2

Phương pháp giá bán lại

 

3

Phương pháp giá vốn cộng lãi

 

4

Phương pháp so sánh lợi tức

 

5

Phương pháp tách lợi tức

 

6

Phương pháp khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN DÀNH CHO CƠ QUAN THUẾ

Chúng tôi xin cam đoan là các số liệu kê khai trên là chính xác, đầy đủ và rõ ràng và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai./.
                           ..............., ngày...... tháng...... năm 200...
             Đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh
                   (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên và chức vụ)

 

Chú ý:
- Đề nghị cơ sở kinh doanh đọc kỹ Hướng dẫn kê khai thông tin về giao dịch liên kết để xác định đủ và chính xác các số liệu ghi vào tờ khai này
- Những cột chỉ tiêu nào không có số liệu thì bỏ trống không ghi
- * Ghi mã/ký hiệu của giao dịch ở phần A. Ví dụ: phương pháp (1) được áp dụng cho giao dịch 3.2 thì ghi 3.2 ở dòng đầu tiên của cột (9)

 

 

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI

MẪU GCN- 01/TNDN: THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

Nội dung và phương pháp ghi các số liệu vào các chỉ tiêu trên Mẫu GCN-01/TNDN- Thông tin giá chuyển nhượng như sau:

PHẦN A. THÔNG TIN VỀ GIÁ TRỊ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

I.    Tổng doanh thu, thu khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh:

Cột (3) - “Doanh thu, thu nhập khác”

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số luỹ kế phát sinh Có của năm báo cáo trên sổ kế toán chi tiết các Tài khoản 511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ", Tài khoản 515- "Doanh thu hoạt động tài chính" và Tài khoản 711- "Thu nhập khác".

Trường hợp phát sinh những khoản giảm trừ doanh thu liên quan đến các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu của năm báo cáo được xác định bằng giá trị thuần (doanh thu thuần) (=) {doanh thu phát sinh trừ (-) các khoản giảm trừ doanh thu}.

Cột (4) - “Chi phí”

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số luỹ kế phát sinh Nợ của năm báo cáo trên sổ kế toán chi tiết của các Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán, Tài khoản 635 - Chi phí tài chính, Tài khoản 641- Chi phí bán hàng, Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp, Tài khoản 811- Chi phí khác và các tài khoản liên quan khác (nếu có). Các chi phí này đã tính giảm trừ các khoản giảm trừ chi phí và được tính xác định kết quả kinh doanh của năm báo cáo.

II.  Tổng doanh thu, thu khác phát sinh từ hoạt động liên kết:

Cột (3) - “Doanh thu, thu nhập khác”

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số luỹ kế phát sinh Có của năm báo cáo trên sổ kế toán chi tiết các Tài khoản 511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ", Tài khoản 515- "Doanh thu hoạt động tài chính" và Tài khoản 711- "Thu nhập khác" mở theo từng khách hàng là các bên liên kết.

Trường hợp phát sinh những khoản giảm trừ doanh thu liên quan đến các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu của năm báo cáo được xác định bằng giá trị thuần (doanh thu thuần) (=) {doanh thu phát sinh trừ (-) các khoản giảm trừ doanh thu}.

Cột (4) - “Chi phí”

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số luỹ kế phát sinh Nợ của năm báo cáo trên sổ kế toán chi tiết của các Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán, Tài khoản 635 - Chi phí tài chính, Tài khoản 641- Chi phí bán hàng, Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp, Tài khoản 811- Chi phí khác và các tài khoản liên quan khác (nếu có) mở chi tiết theo từng người bán là bên liên kết. Các chi phí liên quan đến giao dịch liên kết này đã tính giảm trừ các khoản giảm trừ chi phí và được tính xác định kết quả kinh doanh của năm báo cáo.

1.   Sản phẩm, hàng hoá

Chỉ tiêu này phản ánh trị giá sản phẩm , hàng hoá mua từ doanh nghiệp liên kết hoặc bán cho doanh nghiệp liên kết đã ghi nhận vào chi phí hoặc doanh thu bán hàng trong năm báo cáo,  là chi tiết của mục Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10 của Mẫu số B-02DN - Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC), hoặc của mục Giá vốn hàng bán (Mã số 11 - Giá vốn hàng bán của Mẫu số B-02DN - Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Sản phẩm, hàng hoá” (Mục 1)

- Cột (3) “Doanh thu, thu nhập khác”: Phản ánh tổng doanh thu đã thực hiện trong năm tài chính đối với doanh nghiệp liên kết do bán sản phẩm, bán hàng hoá; căn cứ số luỹ kế phát sinh Có của năm báo cáo trên sổ kế toán chi tiết của Tài khoản 511- "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" (Tài khoản cấp hai 5111- "Doanh thu bán hàng hóa" và 5112- "Doanh thu bán thành phẩm") mở theo từng khách hàng là bên liên kết trong năm báo cáo.

      Trường hợp phát sinh những khoản giảm trừ doanh thu liên quan đến các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu bán thành phẩm, hàng hoá của năm báo cáo bán cho doanh nghiệp liên kết được xác định bằng giá trị thuần: Tổng doanh thu luỹ kế bán sản phẩm, hàng hoá đã thực hiện giảm trừ (-) số luỹ kế các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có) đã phát sinh trong năm báo cáo gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Số liệu các khoản giảm trừ doanh thu bán cho doanh nghiệp liên kết lấy từ sổ kế toán chi tiết của các Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại; Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại; Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán của các giao dịch liên kết.

- Cột (4) “Chi phí”: Phản ánh tổng số phải trả cho doanh nghiệp liên kết do mua nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá của doanh nghiệp liên kết đã ghi nhận vào chi phí tiêu thụ để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo; lấy số liệu từ tổng giá trị của nguyên liêu, vật liệu, hàng hoá ghi Nợ trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 152 “Nguyên liệu vật liệu” hoặc Tài khoản 156 "Hàng hoá"  hoặc Tài khoản 155 “Thành phẩm” và các tài khoản khác có liên quan đã thanh toán, hoặc phải thanh toán cho người bán là doanh nghiệp liên kết, đã được sử dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh và hạch toán vào các Tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán", Tài khoản 635 - Chi phí tài chính, Tài khoản 641- Chi phí bán hàng, Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm báo cáo.

2.   Dịch vụ

Chỉ tiêu này phản ánh trị giá dịch vụ mua từ doanh nghiệp liên kết hoặc bán cho doanh nghiệp liên kết đã ghi nhận vào chi phí hoặc doanh thu trong năm báo cáo,  là chi tiết của mục Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10 của Mẫu số B-02DN - Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC), hoặc của các mục Giá vốn hàng bán (Mã số 11 - Giá vốn hàng bán, Tài khoản 635 - Chi phí tài chính, Tài khoản (Mã số 23) Tài khoản 641- Chi phí bán hàng (Mã số 24), Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25) trong năm báo cáo của Mẫu số B-02DN - Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dịch vụ” (Mục 2) phải được phản ánh chi tiết các loại dịch vụ ở các mục 2.1, 2.2, 2.3 và 2.4 vào cột “Doanh thu, thu nhập khác” và “Chi phí” tương ứng.

- Cột (3) “Doanh thu, thu nhập khác”: Phản ánh tổng doanh thu đã thực hiện trong năm tài chính đối với doanh nghiệp liên kết do cung cấp Dịch vụ; căn cứ số luỹ kế phát sinh Có của năm báo cáo trên sổ kế toán chi tiết của Tài khoản 511- "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" (Tài khoản cấp hai 5113- "Doanh thu cung cấp dịch vụ”) mở theo từng khách hàng là bên liên kết trong năm báo cáo.

Trường hợp phát sinh những khoản giảm trừ doanh thu dịch vụ liên quan đến các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu cung cấp Dịch vụ của năm báo cáo cung cấp cho doanh nghiệp liên kết được xác định bằng giá trị thuần: Tổng doanh thu luỹ kế cung cấp Dịch vụ đã thực hiện giảm trừ (-) số luỹ kế các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có) đã phát sinh trong năm báo cáo gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Số liệu các khoản giảm trừ doanh thu dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp liên kết lấy từ sổ kế toán chi tiết của các Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại; Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán của các giao dịch liên kết.

- Cột (4) “Chi phí”: Phản ánh tổng số phải trả cho doanh nghiệp liên kết do mua Dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp liên kết đã ghi nhận vào chi phí tiêu thụ để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo; lấy số liệu từ tổng giá trị của Dịch vụ cung cấp ghi Nợ trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản có liên quan đã thanh toán, hoặc phải thanh toán cho người cung cấp là doanh nghiệp liên kết, đã được sử dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh và hạch toán vào các Tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán", Tài khoản 635 - Chi phí tài chính, Tài khoản 641- Chi phí bán hàng, Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm báo cáo.

Trong đó:

2.1.      Nghiên cứu, phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp liên kết, hoặc giá trị dịch vụ nhận từ doanh nghiệp liên kết về hoạt động nghiên cứu, phát triển trong năm báo cáo, là chi tiết của mục Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10 của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC) hoặc là chi tiết của mục Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25 của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nghiên cứu, phát triển” (Mục 2.1):

- Cột (3)“Doanh thu, thu nhập khác”là tổng doanh thu cung cấp dịch vụ về nghiên cứu, phát triển trong năm báo cáo cho doanh nghiệp liên kết; Căn cứ số luỹ kế số phát sinh Có trên sổ kế toán chi tiết của Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (Tài khoản cấp hai 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ) mở cho doanh nghiệp liên kết về doanh thu hoạt động nghiên cứu, phát triển trong năm báo cáo. Hoặc căn cứ vào doanh thu thuần của dịch vụ này cung cấp cho doanh nghiệp liên kết nếu có phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu.

- Cột (4) “Chi phí” là tổng giá trị dịch vụ về chi nghiên cứu, phát triển mà doanh nghiệp đã mua của doanh nghiệp liên kết trong năm báo cáo; Căn cứ số luỹ kế phát sinh Nợ trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” về chi phí nghiên cứu, phát triển đã mua của doanh nghiệp liên kết trong năm báo cáo.

2.2.      Quảng cáo, tiếp thị

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp liên kết, hoặc giá trị dịch vụ nhận từ doanh nghiệp liên kết về hoạt động quảng cáo, tiếp thị trong năm báo cáo, là chi tiết của mục Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10 của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC) hoặc của mục Chi phí bán hàng (Mã số 24 của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC) .

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quảng cáo, tiếp thị” (Mục 2.2):

- Cột (3) “Doanh thu, thu nhập khác” là tổng doanh thu cung cấp dịch vụ về quảng cáo, tiếp thị trong năm báo cáo cho doanh nghiệp liên kết; Căn cứ số luỹ kế số phát sinh Có trên sổ kế toán chi tiết của Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (Tài khoản cấp hai 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ) mở cho doanh nghiệp liên kết về doanh thu quảng cáo, tiếp thị trong năm báo cáo. Hoặc căn cứ vào doanh thu thuần của dịch vụ này cung cấp cho doanh nghiệp liên kết nếu có phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu.

- Cột (4) “Chi phí” là tổng giá trị dịch vụ về quảng cáo, tiếp thị mà doanh nghiệp đã mua của doanh nghiệp liên kết trong năm báo cáo; Căn cứ số luỹ kế phát sinh Nợ trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” về chi phí quảng cáo, tiếp thị đã mua của doanh nghiệp liên kết trong năm báo cáo.

2.3.      Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp liên kết, hoặc giá trị dịch vụ nhận từ doanh nghiệp liên kết về thực hiện quản lý hoặc thực hiện hoạt động tư vấn, đào tạo trong năm báo cáo, là chi tiết của mục Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10 của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC) hoặc là chi tiết của mục Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25 của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quản lý kinh doanh và quản lý đào tạo” (Mục 2.3):

- Cột (3) “Doanh thu, thu nhập khác” là tổng doanh thu cung cấp dịch vụ về quản lý và tư vấn đào tạo trong năm báo cáo cho doanh nghiệp liên kết; Căn cứ số luỹ kế số phát sinh Có trên sổ kế toán chi tiết của Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (Tài khoản cấp hai 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ) mở cho doanh nghiệp liên kết về doanh thu hoạt động quản lý và tư vấn đào tạo trong năm báo cáo. Hoặc căn cứ vào doanh thu thuần của dịch vụ này cung cấp cho doanh nghiệp liên kết nếu có phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu.

- Cột (4) “Chi phí” là tổng giá trị dịch vụ về phí quản lý và phí tư vấn đào tạo mà doanh nghiệp đã mua của doanh nghiệp liên kết trong năm báo cáo; Căn cứ số luỹ kế phát sinh Nợ trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” về chi phí quản lý và tư vấn đào tạo đã mua của doanh nghiệp liên kết trong năm báo cáo.

2.4.      Dịch vụ khác

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp liên kết, hoặc giá trị dịch vụ nhận từ doanh nghiệp liên kết về thực hiện các dịch vụ ngoài những dịch vụ nêu tại mục 2.1, 2.2 và 2.3 trong năm báo cáo, là chi tiết của mục Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10 của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC) hoặc của mục Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25 của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dịch vụ khác” (Mục 2.4):

- Cột (3) “Doanh thu, thu nhập khác” là tổng doanh thu cung cấp dịch vụ về dịch vụ khác trong năm báo cáo cho doanh nghiệp liên kết; Căn cứ số luỹ kế số phát sinh Có trên sổ kế toán chi tiết của Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (Tài khoản cấp hai 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ) mở cho doanh nghiệp liên kết về doanh thu Dịch vụ khác trong năm báo cáo. Hoặc căn cứ vào doanh thu thuần của dịch vụ này cung cấp cho doanh nghiệp liên kết nếu có phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu.

- Cột (4) “Chi phí” là tổng giá trị dịch vụ về dịch vụ khác mà doanh nghiệp đã mua của doanh nghiệp liên kết trong năm báo cáo; Căn cứ số luỹ kế phát sinh Nợ trên sổ kế toán chi tiết các Tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán", Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”, Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” và các tài khoản khác có liên quan về dịch vụ khác đã mua của doanh nghiệp liên kết trong năm báo cáo.

3.   Hoạt động tài chính

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính từ doanh nghiệp liên kết, hoặc chi phí tài chính do doanh nghiệp liên kết cung cấp từ các hoạt động cung cấp bản quyền và các khoản tương tự; vay, hoặc cho vay trong năm báo cáo, là chi tiết của mục Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10 của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC) hoặc của mục Chi phí tài chính (Mã số 22), mục Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25 của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Hoạt động tài chính" (Mục 3) là tổng số của các mục 3.1, 3.2, 3.3 vào cột “Doanh thu, thu nhập khác” và cột “Chi phí” tương ứng.

3.1.      Tiền bản quyền và các khoản tương tự

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu bản quyền và các khoản tương tự cung cấp cho doanh nghiệp liên kết, hoặc giá trị dịch vụ nhận từ doanh nghiệp liên kết về bản quyền và các khoản tương tự trong kỳ báo cáo, là chi tiết của mục Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 11 của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC) hoặc là chi tiết của mục Chi phí tài chính (Mã số 12 của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền bản quyền và các khoản tương tự” (Mục 3.1):

- Cột (3) “Doanh thu, thu nhập khác” là doanh thu hoạt động tài chính về bản quyền và các khoản tương tự trong năm báo cáo cho doanh nghiệp liên kết; Căn cứ số luỹ kế số phát sinh Có trên sổ kế toán chi tiết của Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” trong năm báo cáo. Hoặc căn cứ vào doanh thu thuần của phí bản quyền này cung cấp cho doanh nghiệp liên kết nếu có phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu.

- Cột (4) “Chi phí” là tổng giá trị về phí bản quyền và các khoản tương tự mà doanh nghiệp đã mua của doanh nghiệp liên kết và đã tính khấu hao, hoặc ghi nhận toàn bộ, hoặc phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm báo cáo; Căn cứ số luỹ kế phát sinh Nợ trên sổ kế toán chi tiết các Tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán", Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” và các tài khoản khác có liên quan về phí bản quyền và các khoản tương tự đã mua của doanh nghiệp liên kết và đã ghi nhận vào chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh năm báo cáo.

3.2.      Lãi tiền gửi, tiền cho vay:

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền cho vay từ doanh nghiệp liên kết, hoặc lãi tiền vay phải trả cho doanh nghiệp liên kết trong năm báo cáo, là chi tiết của mục Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 11 của Mẫu số B-02DN - Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC) hoặc là chi tiết của mục Chi phí tài chính (Mã số 12 của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Lãi tiền gửi, tiền cho vay” (Mục 3.2):

- Cột (3) “Doanh thu, thu nhập khác” là tổng giá trị của các giao dịch thanh toán lãi tiền cho vay; lấy số phát sinh Có trên sổ kế toán chi tiết của Tài khoản 515 - "Doanh thu hoạt động tài chính" mở cho doanh nghiệp liên kết vay tiền trong kỳ báo cáo.

3.3.      Lãi tiền vay

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền phải trả cho bên liên kết về lãi tiền đi vay của khoản vay bên liên kết, là chi tiết của mục Lãi vay phải trả (Mã số 23 của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Lãi tiền vay"(Mục 3.3):

- Cột (4) “Chi phí” là tổng chi phí tiền lãi đi vay phải trả, lãi nợ vay phải trả trong năm báo cáo, lấy số phát sinh Nợ về lãi vay trên sổ kế toán chi tiết của Tài khoản 635- "Chi phí tài chính" mở cho doanh nghiệp liên kết cho vay tiền trong kỳ báo cáo.

4.   Thu nhập khác

4.1.      Xoá nợ

Chỉ tiêu này phản ánh khoản thu nhập bất thường do doanh nghiệp liên kết thực hiện xoá nợ cho doanh nghiệp hoặc khoản chi phí bất thường do thực hiện xoá nợ cho doanh nghiệp liên kết trong kỳ báo cáo, là chi tiết của mục Thu nhập khác (Mã số 31  của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC) hoặc của mục Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25 của Mẫu số B-02DN -Kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Xoá nợ” (Mục 4.1):

- Cột (3) “Doanh thu, thu nhập khác” là giá trị khoản nợ được bên liên kết xoá nợ cho doanh nghiệp; lấy số phát sinh Có trên sổ kế toán chi tiết của Tài khoản 711-  "Thu nhập khác" mở cho doanh nghiệp liên kết thực hiện xoá nợ trong kỳ báo cáo.

- Cột (4) “Chi phí” là giá trị của khoản nợ mà doanh nghiệp xoá nợ cho bên liên kết, lấy số phát sinh Nợ trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” mở cho doanh nghiệp liên kết được xoá nợ trong kỳ báo cáo.       

PHẦN B. THÔNG TIN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ

Cột (9) “Các giao dịch áp dụng”: Ghi mã/ký hiệu của giao dịch ở phần A. Ví dụ: phương pháp (1) được áp dụng cho giao dịch 3.2 thì ghi 3.2 ở dòng đầu của cột (9) “Các giao dịch áp dụng”

PHỤ LỤC 2- GCN/HTQT  

MỘT SỐ CÔNG THỨC THAM KHẢO ĐỂ

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số117  /2005/TT-BTC ngày19  tháng12 năm 2005)

A.  NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG CÁC CÔNG THỨC:

      Các công thức được nêu tại Phụ lục này phản ánh cách tính cơ bản nhất được áp dụng theo số liệu kế toán phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Trong khi thực hiện phân tích so sánh và điều chỉnh khác biệt, cơ sở kinh doanh có thể thêm (+) hoặc bớt (-) một số chỉ tiêu cấu thành doanh thu, chi phí hoặc tài sản trong mẫu số hoặc tử số của công thức tính nhưng phải đảm bảo các yếu tố cấu thành trong tử số và mẫu số của công thức tính tỷ suất của giao dịch liên kết tương tự như các yếu tố cấu thành trong tử số và mẫu số của công thức tính tỷ suất của giao dịch độc lập được chọn để so sánh. Các chỉ tiêu được thêm hoặc bớt phải được hạch toán rõ ràng theo quy định của chế độ kế toán.

      Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp A là doanh nghiệp liên kết và doanh nghiệp B là doanh nghiệp độc lập có các số liệu kế toán được dùng để so sánh  về tỷ suất như sau:

 

A

B

Doanh thu thuần

800

900

Giá vốn hàng bán

550

600

Chi phí bán hàng

 

60

Chi phí quản lý chung

 

100

Chi phí bán hàng và quản lý chung (hạch toán chung)

150

 

Chi phí lãi tiền vay

50

0

Lợi nhuận thuần

50

140

      Giả sử cần so sánh tính tỷ suất có liên quan đến giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp thì giá trị về lợi nhuận gộp (được tính bằng doanh thu thuần - giá vốn hàng bán) của A và B không có khác biệt nên có thể sử dụng công thức cơ bản để tính.

      Giả sử cần so sánh tỷ suất sinh lời (hiệu quả sản xuất kinh doanh) giữa A và B, do khác biệt về việc A phải trả chi phí lãi tiền vay nên khi tính tỷ suất lợi

nhuận thuần trên doanh thu, cơ sở kinh doanh có thể điều chỉnh để tính tỷ suất lợi nhuận thuần trước khi trả chi phí lãi tiền vay như sau:

- Tỷ suất lợi nhuận thuần/doanh thu trước khi trả chi phí lãi tiền vay của A:

 (50 + 50): 800 x 100% = 12,5%

- Tỷ suất lợi nhuận thuần/doanh thu trước khi trả chi phí lãi tiền vay của B:

 140: 900 x 100% = 15,556%

B. CÔNG THỨC TÍNH TỶ SUẤT THEO TỪNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ:

1.   Phương pháp giá bán lại

       Giá mua vào từ giao dịch liên kết được xác định dựa trên công thức sau:

Giá mua vào = [Dt - (Dt x td)] - Ck

Trong đó:

a)      Dt: doanh thu thuần;

b)      Ck: chi phí khác có liên quan đến việc mua sản phẩm (ví dụ: chi phí vận chuyển, thuế, phí khâu nhập khẩu...) phát sinh ngoài phạm vi giao dịch liên kết.

c)      td: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu được xác định theo công thức:

                                      Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

Tỷ suất lợi nhuận gộp =  ------------------------------------------------  x  100%

 trên doanh thu                                        Doanh thu thuần

2.   Phương pháp giá vốn cộng lãi

2.1.      Giá bán ra của sản phẩm trong giao dịch liên kết được xác định dựa trên công thức:

Giá bán ra = Z + (Z x tc)

Trong đó:

a)      Z: Giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm được giao bán bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp và gián tiếp;

Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo tính tương đương về số liệu kế toán giữa giao dịch độc lập được chọn để so sánh và giao dịch liên kết:

Z  = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp

b)      tc: tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn được tính theo công thức:

                                                               

                                                                    Doanh thu thuần - Z

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn  =      --------------------------     x 100%

                                                                                 Z

2.2.  Cách tính lại Z căn cứ vào phương pháp giá vốn cộng lãi trong trường hợp doanh thu đã phản ánh theo giá thị trường:

Doanh thu thuần

Z  =    ---------------------------

1+ tc

3.   Phương pháp so sánh lợi nhuận

3.1.      Công thức tính tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu:

Tỷ suất EBT = EBT/Dt x 100%

Trong đó:

a)      EBT: thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo tính tương đương về số liệu kế toán giữa giao dịch độc lập được chọn để so sánh và giao dịch liên kết,  EBT có thể bao gồm cả chi phí lãi tiền vay hoặc chi phí khấu khao tài sản.

b)      Dt: doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh.

3.2.      Công thức tính tỷ suất thu nhập thuần trước thuế từ hoạt động kinh doanh trên tổng chi phí hoạt động kinh doanh:

                                                              Thu nhập thuần

Tỷ suất thu nhập thuần      =           -------------------------        x  100%

      trên chi phí                                       Tổng chi phí

Trong đó:

a)      Thu nhập thuần  = doanh thu thuần – tổng chi phí.

b)      Tổng chi phí: là toàn bộ chi phí hợp lý được trừ. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo tính tương đương về số liệu kế toán giữa giao dịch độc lập được chọn để so sánh và giao dịch liên kết, tổng chi phí có thể không bao gồm thuế khâu tiêu thụ (ví dụ: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt).

3.4.      Công thức tính tỷ suất thu nhập thuần (trước thuế) trên tài sản, được tính theo công thức:

                                                        Thu nhập thuần

Tỷ suất thu nhập thuần    =          --------------------------------------------   x  100%

trước thuế trên tài sản                Tài sản sử dụng để tạo ra thu nhập

Trong đó:

b)      Tài sản sử dụng để tạo ra thu nhập thường bao gồm các loại tài sản được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động. Số liệu về tài sản được tính là số bình quân của số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.

c)      Tử số của phép tính trên không bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư (ví dụ: cơ sở kinh doanh được chia từ việc đầu tư góp vốn vào hoạt động liên doanh, liên kết tại một cơ sở kinh doanh khác). Tương tự, mẫu số của phép tính cũng không bao gồm giá trị tài sản được sử dụng cho hoạt động đầu tư (ví dụ: vốn góp liên doanh, liên kết).

4.   Phương pháp tách lợi nhuận

Công thức phân bổ lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp:

Lợi nhuận phân bổ cho                   Tổng lợi nhuận                 Phần vốn góp của

cơ sở kinh doanh                     =   ------------------------      x    cơ sở kinh doanh

                                           Tổng vốn đầu tư

Trong đó:

a)      Vốn góp: bao gồm vốn bằng tiền, bằng dịch vụ và các tài sản khác được quy đổi thành giá trị bằng tiền.

b)      Tổng vốn đầu tư: tổng số vốn góp của các bên tham gia trong giao dịch.

c)      Tổng lợi nhuận: lãi (lỗ) trước thuế thu nhập doanh nghiệp được tạo ra từ giao dịch liên kết.

C. CÁCH TÍNH TỨ PHÂN VỊ, BÁCH PHÂN VỊ

1. Cách tính tứ phân vị (để tính biên độ giá thị trường chuẩn):

1.1. Công thức:

                                        Q1-1

Q1=XQ1min  + hQ1        

                                              fQ1

                                            Q3-1

Q3= XQ3min + hQ3

                                                  fQ3

Trong đó:

Q1

- Giá trị thấp nhất (min) của biên độ giá thị trường chuẩn (tứ phân vị thứ nhất)

Q3

- Giá trị cao nhất (max) của biên độ giá thị trường chuẩn (tứ phân vị thứ ba)

XQ1min, XQ3min

- Giới hạn dưới của tổ chứa tứ phân vị

hQ1, hQ3

- Khoảng cách tổ chứa tứ phân vị

SQ1-1

- Tần số tích luỹ của các tổ đứng

SQ3-1

- Trước tổ chứa tứ phân vị

fQ1, fQ3

- Tần số của tổ chứa tứ phân vị

Để xác định các tứ phân vị ta thường dùng phương pháp cộng dồn các tần số. Tứ phân vị thứ nhất chính là lượng biến ứng với tần số tích luỹ bằng ¼ của tổng các tần số tức là: (∑fi)/4. Tứ phân vị thứ ba chính là lượng biến ứng với tần số tích luỹ bằng ¾ của tổng các tần số tức là: (3*∑fi)/4

với ∑fi là tổng các tần số: ∑fi = f1+f2+f3+…….+fn

1.2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ: Trong năm 200x, doanh nghiệp A lựa chọn được các doanh nghịêp độc lập để so sánh có các số liệu về tỷ suất lợi nhuận thuần trên tài sản là: 1; 1.25; 1.25; 1.5; 1.5; 1.75; 2; 2; 2; 2.25; 2.5; 2.75; 3

Ta có thể xác định khoảng tin cậy của các giá trị trên như sau:

1.2.1. Cách tính không dùng chương trình Excel:

- Lập bảng tổng hợp:

Tỷ suất LNt trên tài sản

Tần số của các tỷ suất (fi)

Tần số tích luỹ

 

1

f1=1

1

f1

1.25

f2=2

3

f1+f2

1.5

f3=2

5

f1+f2+f3

1.75

f4=1

6

f1+f2+f3+f4

2

f5=3

9

f1+f2+f3+f4+f5

2.25

f6=1

10

f1+f2+f3+f4+f5+f6

2.5

f7=1

11

f1+f2+f3+f4+f5+f6+f7

2.75

f8=1

12

f1+f2+f3+f4+f5+f6+f7+f8

3

f9=1

13

f1+f2+f3+f4+f5+f6+f7+f8+f9

Tổng cộng (∑fi)

13

 

 

 - Xác định khoảng tin cậy:

=> Tứ phân vị thứ nhất là tỷ suất ứng với tần số tích luỹ bằng 13/4= 3.25 tức là bằng 1.5 (3<3.25<5).

=> Tứ phân vị thứ ba là tỷ suất ứng với tần số tích luỹ bằng 3*13/4= 9.75 tức là bằng 2.25 (9<9.75<10).

Như vậy khoảng tin cậy của tỷ suất trên là khoảng (1.5; 2.25).

1.2.2. Cách tính dùng hàm Quartile trong Microsoft Excel

+ Lập một vùng tính trong Excel là các ô chứa các giá trị tỷ suất xác định được (có thể là một cột hoặc một dòng)

+ Di chuyển đến một vùng khác và thực hiện lệnh Quartile để tìm các phân vị tương ứng. Cú pháp lệnh thực hiện như sau:

QUARTILE (Vùng cần tính,tham số)

-          Vùng cần tính: Là vùng chứa các giá trị tỷ suất

-          Tham số: Giá trị phân vị: nhận các giá trị tương ứng 1,2,3,4

=> Tứ phân vị thứ nhất là giá trị của hàm QUARTILE với tham số bằng 1

=> Tứ phân vị thứ ba là giá trị của hàm QUARTILE với tham số bằng 3

+ Khoảng tin cậy là khoảng giá trị từ tứ phân vị thứ nhất và tứ phân vị thứ ba.

Ví dụ: Ta cũng có các số liệu như ví dụ ở phần 1:

 

A

B

C

1

Giá trị tỷ suất tìm được

Xác định tứ phân vị

2

1

Tứ phân vị thứ nhất

=QUARTILE(A2:A4,1)

3

1.25

Tứ phân vị thứ ba

=QUARTILE(A2:A4,3)

4

1.25

Số trung vị

=QUARTILE(A2:A4,2)

5

1.5

 

 

6

1.5

 

 

7

1.75

 

 

8

2

 

 

9

2

 

 

10

2

 

 

11

2.25

 

 

12

2.5

 

 

13

2.75

 

 

14

3

 

 

Từ đó ta xác định được khoảng tin cậy của các giá trị tỷ suất là khoảng giá trị giữa tứ phân vị thứ nhất và thứ ba: (1.5;2.25), số trung vị: 2

2. Cách tính bách phân vị (dùng hàm Percentile trong Excel)

2.1. Cách tính

+ Lập một vùng tính trong Excel là các ô chứa các giá trị tỷ suất xác định được (có thể là một cột hoặc một dòng)

+ Di chuyển đến một vùng khác và thực hiện lệnh Quartile để tìm các phân vị tương ứng. Cú pháp lệnh thực hiện như sau:

PERCENTILE (Vùng cần tính, tham số)

-          Vùng cần tính: Là vùng chứa các giá trị tỷ suất

-          Tham số: Giá trị phân vị tương đương hàm tứ phân vị: nhận các giá trị tương ứng 0.25, 0.5, 0.75. Trong đó: giá trị trung vị là giá trị tương ứng với tham số bằng 0.5

=> Tứ phân vị thứ nhất là giá trị của hàm PERCENTILE với tham số bằng 0.25

=> Tứ phân vị thứ ba là giá trị của hàm PERCENTILE với tham số bằng 0.75

+ Khoảng tin cậy là khoảng giá trị từ tứ phân vị thứ nhất và tứ phân vị thứ ba.

2.2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ: Ta cũng có các số liệu như ví dụ ở phần 1:

 

A

B

C

1

Giá trị tỷ suất tìm được

Xác định tứ phân vị

2

1

Tứ phân vị thứ nhất

=PERCENTILE(A2:A4,0.25)

3

1.25

Tứ phân vị thứ ba

=PERCENTILE(A2:A4,0.75)

4

1.25

Số trung vị

=PERCENTILE(A2:A4,0.5)

5

1.5

 

 

6

1.5

 

 

7

1.75

 

 

8

2

 

 

9

2

 

 

10

2

 

 

11

2.25

 

 

12

2.5

 

 

13

2.75

 

 

14

3

 

 

Từ đó ta xác định được khoảng tin cậy của các giá trị tỷ suất là khoảng giá trị giữa tứ phân vị thứ nhất và thứ ba: (1.5;2.25.) và số trung vị: 2

THE MINISTRY OF FINANCE

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 117/2005/TT-BTC

Hanoi, December 19th, 2005

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDELINES ON CALCULATION OF MARKET PRICES IN BUSINESS TRANSACTIONS BETWEEN AFFILIATED PARTIES

Pursuant to Law on Corporate Turnover Tax 09-2003-QH11 dated 17 June 2003;
Pursuant to Decree 164-2003-ND-CP of the Government dated 22 December 2003 making detailed provisions for implementation of the Law on Corporate Turnover Tax;
Pursuant to Decree 77-2003-ND-CP of the Government dated 1 July 2003 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Finance.
The Ministry of Finance hereby provides the following guidelines for calculation of market prices, which shall be used as the basis for declaration and calculation of the corporate turnover tax obligation of business establishments, in business transactions between affiliated parties:

A. GENERAL PROVISIONS

I. APPLICABILITY AND SCOPE OF APPLICATION

1. Applicability: organizations and individuals engaged in production and business of goods or services (hereinafter referred to as business establishments), conducting all or part of business activities in Vietnam and having business transactions with affiliated parties shall be obliged to declare and calculate the corporate turnover tax obligation in Vietnam.

2. Scope of application: transactions of sale, purchase, exchange, lease, transfer or assignment of goods and services during the course of business (hereinafter referred to as business transactions) between affiliated parties.

II. SCOPE OF NON-APPLICABILITY

Business transactions between a business establishment in Vietnam and affiliated parties related to products which are subject to price control by the State in accordance with the Ordinance on Prices dated 25 December 2001 or legal instruments amending, adding or replacing this Ordinance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Market price means the price of products under an objective agreement between non- affiliated parties (or independent parties) in a business transaction on the market.

2. Product is the term used in general to indicate goods and services which are the object of a business transaction.

3. Purchase price or selling price is the term use in general to indicate the price in transactions of sale, purchase, exchange, lease, transfer or assignment of products.

4. Parties shall be deemed to have a related relation (hereinafter referred to as "affiliated parties") when:

4.1. One party is involved directly or indirectly in administration, control, capital contribution or investment in any form in the other party.

4.2. Both or all parties are directly or indirectly managed or controlled by another [third] party or both or all parties make capital contribution or invest in any form in another [third] party.

4.3. Both or all parties participate directly or indirectly in administration, control of, capital contribution to or investment in any form in another [third] party.

Normally, two business establishments shall be deemed to have a related relation in a tax period if in such period:

(a) Either business establishment directly or indirectly holds at least 20% of the equity or the total property of the other business establishment; or

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Either business establishment is the biggest shareholder directly or indirectly holding shares with a value of at least 10% of the equity or of the total property of the other business establishment; or

(d) Either business establishment provides the other business establishment with a guarantee or a loan in any form, provided that such loan accounts for more than 50% of the total value of long and medium term loans of the borrower business establishment; or

(e) Either business establishment appoints its members to the board of management or inspection committee of the other business establishment, provided that the number of members appointed by the former accounts for more than 50% of the total members of the board of management or the inspection committee of the latter; or a member appointed by the former has the right to make decisions on financial policies or business activities of the latter; or

(f) Both business establishments jointly have more than 50% of the number of members of their board of management or jointly have a member of their board of management, who has the right to make decisions on financial policies or business activities, appointed by a third party; or

(g) Both business establishments are managed or controlled in terms of personnel, finance or business activities by individuals who are members of a family in a relation between a husband and a wife, parents and children (irrespective of whether they are natural or adopted children, daughters-in law or sons-in-law); siblings of the same parents (irrespective of whether they are natural or adoptive parents); grandparents and grandchildren who have consanguinity; both uncles or aunts and nephews or nieces who have consanguinity; or

(h) Both business establishments have a relation concerning the headquarters and permanent establishment or are permanent establishments of a foreign organization or individual; or

(i). Either business establishment is engaged in production and trading of products using intangible property and/or intellectual property rights of the other business establishment, provided that the payment for the use of such intangible property and/or intellectual property rights accounts for more than 50% of prime cost (or cost) of the products; or

(j) Either business establishment directly or indirectly provides more than 50% of the total value of raw materials, supplies or input products (excluding depreciation of fixed assets) used for production or trading of relevant output products of the other business establishment; or

(k) Either business establishment directly or indirectly controls more than 50% of turnover of sales (calculated on the basis of each type of products) by the other business establishment; or

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Related transaction means a business transaction between affiliated parties.

6. Independent transaction means a business transaction between non-affiliated parties within the normal business context.

7. Significant difference means the difference concerning information and/or data causing an important or material effect on the price of products.

Example 1:

Enterprise V is an enterprise with 100% foreign owned capital in province X, Vietnam and has 2 transactions:

(i) Selling 2000 products to Independent Enterprise A at the selling price being the prime cost of (Z) plus (+) 6% of Z, the delivery term is at Enterprise V; and

(ii) Selling 2000 products to its parent company at the selling price being (Z) plus (+) 6% of Z, delivery term is CIF H. At the same time, the parent company agrees to provide a guarantee for a loan obtained by Enterprise V from Bank N. In practice, such guarantee is a guaranty by reputation (i.e. payment of guarantee charges is not required).

In the two above transactions:

- The difference concerning delivery terms related to costs of transportation and insurance from province X to country H has a material affect on the price of products, so it is deemed to be a significant difference.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Market price margin is a collection of values of prices, gross profit ratio or profitability ratio of products calculated from independent transactions which are selected for comparison, subject to the provisions on methods of calculation of market price.

9. Tax office's database means information and data related to the calculation of the tax obligation of taxpayers and collected from different sources and analysed, stored, updated and managed by the tax office.

B. GUIDELINES ON CALCULATION OF MARKET PRICES IN RELATED TRANSACTIONS

Price of products in a related transaction stipulated in this Circular shall be calculated in accordance with market prices on the basis of comparison of the similarity between the related transaction and an independent transaction (hereinafter referred to as comparative analysis) to select the most appropriate method of calculation of a price.

I. COMPARATIVE ANALYSIS

1. Principles

1.1 Comparison between a related transaction and an independent transaction shall be construed as a comparison between the related transaction and the independent transaction or as a comparison between the business establishment conducting the related transaction and the business establishment conducting the independent transaction. The comparison shall be carried out on the basis of selection and analysis of data, source documents and materials related to the independent transaction or the related transaction in the same period to ensure their reliability to use for the purpose of tax declaration and calculation in compliance with the laws on accounting, statistics and taxation.

Example 2:

Both Enterprise A being a subsidiary of Multinational Company H and Enterprise B being an independent enterprise retail motorbikes brand HX in 2xxx. The comparison may be carried out in accordance with one of the two following methods:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Comparison between enterprise A and enterprise B in terms of retailing activities of motorbikes.

1.2 An independent transaction selected for comparison shall be a transaction selected from independent transactions whose nature and context (hereinafter referred to as transaction conditions) are equivalent to that of the related transaction. Then, the price of products in the independent transaction selected for comparison shall be used as the basis for calculation of a price of products in the related transaction in accordance with methods of calculation of prices stipulated in Section II of Part B of this Circular.

1.3 Upon comparison between a related transaction and an independent transaction, the transaction conditions of the related transaction and of the independent transaction selected for comparison need not necessarily be completely identical but they must ensure similarity; they must not have any differences causing a significant effect on the price of products. Where there are significant differences between the transaction conditions of the related transaction and of the independent transaction, the business establishment shall express such significant differences in a monetary value which shall be used as the basis for adjustment and exclusion of such significant differences. Upon comparison between a related transaction and an independent transaction, the similarity shall be determined and differences shall be excluded in accordance with the provisions of clause 2 of Section I of Part B of this Circular.

1.4 The comparison between a related transaction and an independent transaction shall be carried out on the basis of each transaction for each particular kind of product. However, where transactions cannot be separated or the separation of transactions on the basis of each type of product will not be consistent with business practice, the business establishment may merge the following transactions into one transaction:

1.4.1 Transactions which are closely related to and depend on each other such as transactions on the basis of a contract for supply of goods and services, in which services are an integral part of such contract for supply of goods; chain transactions such as transactions of providing or granting the right to use intangible property associated with the supply of raw materials or semi-finished products for production or processing of finished products.

1.4.2 Transactions with respect to products which have the same procedures for production or use the same main raw materials or which are classified in the same category or sub-category in accordance with the criteria for classification of goods or services into categories and sub-categories stipulated in the statistical list of goods and services issued by the authorized State administrative body upon conducting the comparative analysis of criteria of operational functions of business establishments.

Example 3:

Trading Establishment A, being an affiliated party of Multinational Group X overseas, is engaged in wholesale of electrical appliances including electrical irons, electric cookers and ovens in Vietnam. Suppose that A wholesales such items of goods and provides warranty services. Although these items of goods may be produced by affiliated parties in different countries and are sold to A, they are classified into the category of heat equipment for households (under the Vietnam statistical standards). Therefore, upon comparative analysis of the criteria of operational functions of the business establishment, values of transactions for the three types of products may be merged together for application of the most appropriate method of calculation of a price.

1.4.3 Individual small business transactions which can be merged together in order to form a complete transaction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example 4:

Business Establishment A has 2 contracts:

(i) Contract 1 for provision of services of quality control to an affiliated party being Company B; and

(ii) Contract 2 for provision of services of quality control and franchise of the right to use the patent to Independent Company C in which the turnover from franchise of the right to use the patent is 5 times higher than the turnover from provision of services of quality control calculated on the basis of the unit price of products.

Suppose that services of quality control under contract 1 and contract 2 satisfy all conditions for comparison.

- Where Business Establishment A does not separate turnover (or costs) related to the performance of these two contracts (including three separate transactions for two types of products), the entire turnover of Business Establishment A shall be deemed to be the turnover from the related transaction and subject to the provisions on each method of calculation of a market price set out in this Circular, [and] the business establishment must recalculate turnover on the basis of the highest price of products being copyright.

- Where Business Establishment A separates the turnover (or costs) related to the performance of these two contracts, the turnover from contract 1 shall be calculated on the basis of the charge rate for provision of services under contract 2.

1.5 When selecting independent transactions for comparison, a business establishment shall give priority to its own independent transactions for selection provided that such independent transaction is not created or re-structured from related transactions.

Example 5:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(i) Selling 2,000 products to Independent Customer A1 at the price of 10,000 Dong for a product under a contract negotiated and entered into directly by Enterprise A in its normal business conditions;

(ii) Selling 2.000 products to Independent Customer M1 at the price of USD 0.4 for a product under a contract negotiated and entered into directly by Parent Company M which appoints Enterprise A to deliver goods to Customer M1. Company M or customer M1 directly makes payment for goods to Enterprise A. Thus, transaction (i) will be considered as an independent transaction of Enterprise A; transaction (ii) will not be considered as an independent transaction of Enterprise A because, even although the products are delivered from the warehouse of Enterprise A to Customer M1 and the two parties do not have a relation, the parent company has taken part in and controlled the negotiation and execution of the contract and payment.

1.6 After comparative analysis, the minimum number of independent transactions selected for comparison and adjustment of significant differences shall be stipulated as follow:

1.6.1 01 transaction in a case where there is no difference between the independent transaction and the related transaction or there are differences but the business establishment possesses complete information and data which may be used as the basis for exclusion of all of such differences; or

1.6.2 03 transactions in a case where there are differences between the independent transaction and the related transaction but the business establishment possesses complete information and data which may be used as the basis for exclusion of all of the significant differences; or

1.6.3 04 transactions in a case where there are differences between the independent transaction and the related transaction but the business establishment only possesses information and data which may be used as the basis for exclusion of the most significant differences. In this case, the exclusion of the remaining significant differences shall be subject to the guidelines on standard market price margins stipulated in sub-clause 1.2 of clause 1 of Section II of Part B of this Circular.

The application of these provisions is not compulsory in a case where an enterprise applies the method of profit division as the first method of calculation specified sub-clause 2.5.2.1 of clause 2 of Section II of Part B of this Circular.

1.7 Where a business establishment is unable to select any independent transaction for comparison on principles stipulated by sub-clauses 1.1 to 1.6 of clause 1 of Section II of Part B above due to the special or exclusive nature of the related transaction, the business establishment shall specify reasons and implement the matter in accordance with the guidelines provided in Section III of Part B of this Circular.

2. Comparative analysis and exclusion of differences

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.1 Properties of products: including properties which have main effects on the price of products. Elements showing properties of products shall mainly include:

(a) Type of products (describing the nature of products being tangible goods, copyright, technological know-how or services and so on) and physical characteristics of products (materials constituting [the products], mechanical, physical or chemical properties and so on);

(b) Quality and trade name of products;

(c) Nature of the transfer of products (for example: sale/purchase with or without conditions such as exclusive distribution, license, franchise and so on).

Example 6:

Enterprise A is an independent enterprise specialized in production of towels of all types (100% cotton fibres). The wholesale price (VAT- exclusive) of a towel of grade A, 30cm x 70cm, is 15,000 Dong.

Company M is a subsidiary with one hundred (100) per cent foreign owned capital in Vietnam specializing in production of towels of all types (100% cotton fibres) for sale (or export) to its parent company overseas. The export price (FOB) of a towel of grade A, 32cm x 70cm is USD0.7.

Suppose that others elements showing properties of two types of products are similar. Thus, the towel products of Enterprise A and Company M will be deemed to be products with similar properties (the difference of 2 cm in width of towels is deemed to be insignificant).

2.1.2 Operational functions of a business establishment: including elements showing the profitability of activities conducted by the business establishment attached to the use of property, capital and related costs. Upon analysis of the operational functions (hereinafter referred to as "functions"), the business establishment must show main functions in the relation between the use of types of property, capital and costs as well as risks attached to the investment of such property, capital and costs and the profitability [of activities] which are conducted by the business establishment in relation to the business transactions. Main functions of a business establishment shall mainly include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Design and formation of products;

(c) Production, manufacture and process;

(d) Processing, assembly and instalment of equipment;

(e) Distribution, circulation, marketing and advertising;

(f) Management and supply of materials;

(g) Transport and delivery, provision of warehousing services;

(h) Provision of professional services such as brokerage, consultancy, training, accounting, auditing, personnel management, labour supply and information collection.

Example 7 (a):

Company N is an affiliated party in Vietnam of Multinational Company X; Company N conducts production and trading of medicines for domestic sale and for sale (or export) to its Parent Company X. Suppose that according to its report, Company N produces medicines on the production line invested in by the company and the medicines are produced under licence granted by a company of Group X. The amount of goods exported and sold under signed contracts has been stable since the beginning of the year; at the same time, Company N conducted research and development of brand medicines but such research was unsuccessful and so the company incurred a loss.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The production function of company N is production under contracts and it does not take any risk on research and development of products. Therefore, the comparison of functions shall be conducted on the basis of identifying an independent enterprise which has similar functions to those of Company N (in a case where an independent enterprise has the research and development function, such difference must be excluded).

Example 7 (b):

Continued from the above example 7 (a). Suppose that in addition to the production and trading of medicines, Company N also acts as an import and distribution agent for pharmaceutical products of its parent company in Vietnam. The provision of such agency services was not shown in the analysis of the operational functions of Company N and Company N actually incurred expenses but it was not in fact paid by its parent company any agency commission or for those expenses.

In practice this provision of agency services is an additional function which company N has performed, it has incurred expenses and taken risks of the business of agency services but because of the relation of an affiliated party, company N did not charge any commission payable by its parent company. Therefore, in this related transaction, N must charge commission for provision of agency services in order to increase its turnover in accordance with the methods of calculation of market prices specified in this Circular.

Example 8 (a):

Company M is a multinational company overseas and conducts a transaction of wholesale of T mobile phones, which was in accordance with the international quality standard registered in Vietnam, with Company A being an affiliated company and Company B being an independent company. The comparative analysis of operational functions of company A and of company B shows that:

- Company A distributes and retails T mobile phones, issues a warranty card to each mobile phone sold and directly provides warranty services,

- Company B distributes and retails T mobile phones, issues a warranty card to each mobile phone sold but it does not provide warranty services, instead of that it agrees to pay $5 to Company A for each mobile phone repaired by Company A in the warranty period.

Thus, the operational functions of Company A and of Company B are different in terms of the provision of warranty services for which Company A performs more functions, uses more labour resources and has higher profitability than Company B.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where the warranty service function was only performed on several occasions with inconsiderable (insignificant) costs (or turnover), it is not necessary to adjust this difference.

Example 8 (b):

Continued from the above example 8 (a). Suppose that Company A declares its business result with a loss because of the high prime cost, risk resulting from inventory products and unfashionableness of T mobile phones. In practice, Company A has received orders and security deposits from customers before it requests Company M to deliver T mobile phones; the figures on amounts of T mobile phones put into, delivered from or stored in its warehouse were at a normal level (for example: the store-sale cycle is 10 days) and there are no source document showing that customers refused to receive ordered products because they were unfashionable. Thus, the risk claimed by Company A did not exist and the prime cost of T mobile phones purchased by Company A will be compared with the prime cost of T mobile phones purchased by Company B in order to calculate an appropriate price (in order to exclude costs from the prime cost of goods sold).

2.1.3 Contractual conditions when conducting transactions: including provisions or agreements on responsibilities and rights of parties when they are involved in the business transaction. Contractual conditions when conducting a transaction (hereinafter referred to as "contractual conditions") shall mainly include:

(a) Quantity, delivery or distribution terms for products;

(b) Period, conditions for and method of payment;

(c) Conditions for warranty, replacement, upgrading, repair or correction of products;

(d) Terms for exclusive trading or distribution of products;

(e) Other conditions having an economic effect (for example: supportive services, consultancy on quality inspection, instructions for use, support for advertising and promotion and so on).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.4 Economic conditions when a transaction is conducted: including elements concerning economic conditions, on the market at the time when the transaction is conducted, affecting the price of products. Economic conditions at the time when the transaction is conducted (hereinafter referred to as "economic conditions") shall mainly include:

(a) Size and geographical position of the production or sale market;

(b) Time and nature of activities of the transaction on the market (for example: transaction of wholesale, normal retail, exclusive distribution, market segment on the basis of product consumers);

(c) Competition between products on the market;

(d) Economic elements which affect costs of production or business arising at the place of transaction (for example: taxes, charges, financial incentives);

(e) State policy regulating the market.

2.2 Upon comparative analysis of the four influential criteria referred to in sub-clauses

2.1.1 to 2.1.4, the priority order shall be specified with respect to each method of calculation of a price stipulated in Section II of Part B of this Circular. During the course of analysis, the priority criteria shall be analysed in detail; subordinate criteria may not be required to be analysed in detail, but [such analysis] must ensure it shows all basic characteristics of such criteria.

Example 9:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In this case, analysis of the four influential criteria of transactions A and B shall be conducted as follow:

(i) Properties of products: they are identical (because they are products produced by Company M Vietnam);

(ii) Operational functions: they are identical (because they are the operation functions of Company M Vietnam)

(iii) Contractual conditions: suppose that this criterion of two transactions is identical except that the delivery terms are at the warehouse of M Vietnam in transaction A and at port X of country Y in transaction B and the freight from Vietnam to country Y being USD0.5/product is borne by Company M Vietnam.

(iv) Economic conditions: suppose that this criterion does not effect the price of products (for example: country Y does not apply the policy on price control to the trading of product X; sale terms are wholesale; import duty is paid by and procedures for import of product X are performed by the purchaser).

Thus, the comparison of prices shows that the price in transaction B is not similar to the price in transaction A (there is a difference of USD0.5 per product)

In this case, Company M in Vietnam will select the most appropriate method of calculation of a price to ensure the declaration and payment of tax in respect of turnover from sales of products X in transaction B being equivalent to USD3.5/product (in place of the previous unit price of USD3).

2.3 After comparative analysis, the business establishment shall identify significant differences in transaction conditions between the related transaction and the independent transaction. Where there is no significant difference, the provisions of sub-clause 2.4 of clause 2 of Section I of Part B shall not apply.

2.4 Where there are significant differences, the business establishment shall express such significant differences in a monetary value for adjustment. Subject to each specific case, there may be an increase in or a decrease of the value in order to exclude such significant differences.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Where the costs and/or turnover related to the significant difference in functions are separately accounted for, the adjustment shall be made on the basis of each item of the turnover and/or costs related to such significant difference.

(b) Where the costs and/or turnover related to significant differences in functions are accounted for together, the adjustment shall be made on the basis of allocation in order to calculate the relevant share of costs and/or turnover corresponding to such significant difference.

Example 10:

Suppose that there are two transactions of Company A and Company B, which both provide services of processing of garment products, in which Company A processes and delivers the products at its warehouse and Company B processes and carries out procedures for export of the products.

Thus, upon comparison between the processing function of A and of B, we see that Company B performs the additional function of "performing procedures for export". This difference will be separated by way of separately accounting or allocating on the basis of the ratio of costs or turnover arisen from the performance of the procedures for export [to the total costs or turnover] in order to ensure that the comparison between business efficiency in respect of processing functions of Company A and of Company B will be equivalent.

Where company B only performs the function of performing the procedures for export on several occasions at the request of customers with inconsiderable (insignificant) costs or turnover, the adjustment of this difference is not required.

II. METHODS OF CALCULATION OF MARKET PRICES

Methods of calculation of market prices of products in related transactions specified in sub- clause 2 of Section II of Part B shall comprise:

- Method of comparison of prices in independent transactions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Method of prime cost plus profits;

- Method of profit comparison;

- Method of profit division.

Subject to each specific method mentioned above, the market price of products may be directly calculated on the basis of the unit price of products or indirectly via gross profit ratio or profitability ratio of products. However, in respect of methods of indirect calculation of prices, when calculating business results for the purpose of declaration and payment of income tax, it is not necessary to calculate a specific unit price.

1. Principles of application of methods of calculation of market prices

1.1 The most appropriate method of calculation of a price shall be the method which is selected from amongst the five above methods and conforms with transaction conditions and has the most reliable and complete information and data sources for comparative analysis.

1.2 The business establishment shall itself select the most appropriate value among values of the standard market price margin to use as the basis for adjustment of the relevant value of the related transaction. Where the price of products in the related transaction is not lower than such most appropriate value, the business establishment shall not be required to make any adjustment.

1.2.1 The most appropriate value is the value showing the highest similarity in transaction conditions of the independent transaction selected for comparison with the related transaction.

1.2.2 Standard market price margin is:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Values falling between the first quartile and the third quartile of the statistical operation of probability of quartile calculated from the market price margin of independent transactions selected for comparison referred to in sub-clause 1.6.3 of clause 1 of Section I of Part B. (see Section C of Appendix 2-GCN-HTQT on methods of quartile or centile calculation)

Example 11:

Enterprise V in Vietnam is a subsidiary company specialized in production and processing of products for its parent company and has to pay annual royalties to another subsidiary company of the group at the rate of N% of the net turnover by four instalments per year. Suppose that Enterprise V has selected 13 independent transactions for comparison with the data on the proportions of royalty to the net turnover of such transactions as follows: 1; 1.25; 1.25; 1.5; 1.5; 1.75; 2; 2; 2; 2; 2.25; 2.5; 2.75; 3. Suppose that the comparative analysis shows that significant differences have been adjusted reasonably to enable them to be excluded. With respect to the period of payment, there is a difference which may affect the value of royalties but information is not sufficient to convert such difference into a monetary value for adjustment. Therefore, the business establishment shall apply the quartile statistical function to select the first percentile and the third percentile to calculate the standard margin being 1.5 2.25; the average value (average value belonging to the second percentile) of the standard margin is 2.

- Suppose that the proportion of royalty to the net turnover of Enterprise V is 2.1%, thus Enterprise V shall not be required to adjust the declared data on royalties which is deductible upon calculation of corporation turnover tax.

- Suppose that the proportion of royalty to the net turnover of Enterprise V is 4% and at the same time, Enterprise V considers that the transaction with the proportion of royalty being 2% has transaction conditions which are closest to its transaction. Therefore, Enterprise V will re-adjust the declared data on royalties which is deductible upon calculation of corporation turnover tax at the equivalent rate of 2% (i.e. multiplying (x) the net turnover and 2% to calculate royalties which are deductible upon calculation of corporation turnover tax).

1.3 Where the business establishment has applied methods of calculation of market prices in accordance with the provisions of this Circular but there has been an occurrence of an event of force majeure in the year such as a natural calamity, fire or explosion affecting its production or business; or the purchase or selling price has been affected by State policies or regulations, the business establishment may adjust the price of affected products to accord with the actual situation.

2. Methods of calculation of market prices

2.1 Method of comparison of prices in independent transactions

2.1.1 The method of comparison of prices in independent transactions shall use the unit price of products in an independent transaction as the basis for calculation of a unit price of products in related transactions when such transactions have equivalent transaction conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.3 With respect to this method, upon comparative analysis of four influential criteria in accordance with the guidelines provided in Section I of Part B of this Circular, the priority criteria shall be properties of products and contractual conditions and the subordinate criteria shall be economic conditions and functions of the business establishment.

2.1.4 The method of comparison of prices in independent transactions shall be applicable, provided that:

(a) There is no difference which causes a significant effect on prices of products in transaction conditions upon comparison between an independent transaction and a related transaction; or

(b) There are differences causing a significant effect on the prices of products, but these differences are excluded in accordance with the guidelines provided in Section I of Part B of this Circular.

2.1.5 Elements significantly affecting prices of products usually include:

(a) Physical properties, quality and trade names of products;

(b) Contractual conditions on supply and delivery of products (for example: volume (if it affects the price), period of delivery of products, period of payment);

(c) Right to distribute and sell products resulting in an effect on the economic value;

(d) Market in which the transaction is conducted.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Individual transactions concerning each type of product circulated on the market;

(b) Individual transactions concerning each form of services, copyright, loan agreements;

(c) A business establishment conducting both independent transactions and related transactions concerning the same type of product.

Example 12:

Company V is an enterprise with 100% capital funded by Foreign Company S in Vietnam engaged in processing of garment and textile products. In 200x, Company V conducted two transactions of processing of trousers, category code 347 as follows:

- Transaction 1: Processing 1,000 dozens of trousers for the parent company at the price of USD60 per dozen on delivery terms X port of Vietnam (company S was responsible for export).

- Transaction 2: Processing 1,000 dozens of trousers for Company M in Country N at the price of USD100 per dozen on delivery terms port Y of Country N.

Suppose that Company M does not have any relation with Company V and Company S and the two transactions are equivalent in terms of transaction conditions except that the significant difference is costs of transport and insurance for shipment of goods from port X to city Y being USD3 per dozen.

The comparison between transaction 1 (related transaction) and transaction 2 (independent transaction) indicates that transaction 1 did not correctly show the market price. Therefore, Company V must adjust the turnover from the transaction with Company S as follows: (USD100 minus

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2 Method of reselling prices

2.2.1 The method of calculation of a reselling price shall use reselling prices (or selling prices) of products sold by the business establishment to independent parties as the basis for calculation of the purchase price (cost) of products paid by the affiliated party.

2.2.2 Purchase prices of products paid by the affiliated party shall be calculated on the basis of the price of products sold in independent transactions minus (-) gross profits minus (-) other expenses (if any) included in the price of purchased products (for example: import duty, customs charges, insurance and costs of international transport).

2.2.2.1 The gross profit shall be calculated on the basis of the ratio of gross profit to the selling price (net turnover) and selling price (net turnover), and shall show a value earned by the business establishment to cover costs of business activities and to earn a reasonable amount of profit. The ratio of gross profit to the selling price (net turnover) shall be calculated on the basis of the different value between the selling price (net turnover) and the prime cost of the purchased products divided by the selling price (net turnover).

2.2.2.2 Where the business establishment has a function of acting as a distribution agent without ownership of products and is entitled to agency commission at a percentage (%) of the selling price of products, such percentage shall be deemed to be the ratio of gross profit to the selling price (net turnover). (See Section B.1 of Appendix 2-GCN-HTQT on the formula of calculation of market prices in accordance with the method of reselling prices).

2.2.3 The ratio of gross profit to the selling price (net turnover) in the related transaction shall be compared with the most appropriate value which falls within the standard market price margin for the gross profit ratio in order to make an adjustment in compliance with the principles stipulated in sub- clause 1.2 of clause 1 of Section II of Part B of this Circular.

2.2.4 With respect to this method, upon comparative analysis of four influential criteria in accordance with the guidelines provided in Section I of Part B of this Circular, the priority criterion shall be the operational functions of the business establishment and the subordinate criteria shall be contractual conditions, properties of products and economic conditions.

2.2.5 Method of reselling price shall be applicable, provided that:

(a) There is no difference in transaction conditions which causes a significant effect on the ratio of gross profit to the selling price (net turnover), upon comparison between an independent transaction and a related transaction; or

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.6 Elements significantly affecting the ratio of gross profit to the selling price (net turnover) usually include:

(a) Costs expressing the functions of the business establishment (for example: exclusive distribution agent, performance of advertising or promotion programs, warranty and so on);

(b) Type, size, volume, cycle of products purchased for resale and nature of activities of the transaction on the market (for example: wholesale, retail and so on);

(c) Method of cost accounting (i.e. it must ensure that items constituting the gross profit and turnover from the related transaction and from the independent transaction are equivalent and subject to the same accounting standards).

2.2.7 Method of reselling price is usually applied to transactions in respect of products in the phase of provision of simple services and commercial distribution which have a short cycle from purchase to sale and rarely suffer seasonal changes. At the same time, before the products are sold, they are not processed, assembled, changed in their nature or do not bear a trade name in order to considerably increase their value.

Example 13:

Enterprise V, a joint-venture enterprise in Vietnam of Company H overseas, conducts the trading and distribution of watches supplied by Company H. In 200x, Company H delivered 1,000 watches to Enterprise V and requested the latter to pay USD330,000 (including CIF plus (+) import duty and charges incurred by Company H). At the end of the year, the net turnover earned by Enterprise V from sales of the whole amount of such watches to consumers in Vietnam is converted into USD400,000.

Enterprise T is an independent enterprise in Vietnam also engaged in trading and distribution of watches. The following figures are included in the financial statements or corporate income tax return of Enterprise T for 200x:

- Net turnover: USD500,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Suppose that Enterprise T satisfies all conditions for it being selected for comparison with the gross profit ratio of Enterprise V. Thus, the gross profit ratio shall be calculated as follow: [(500,000 minus () 400,000) divided (:) by 500,000] multiplied (x) by 100% = 20%

Enterprise V will declare and calculate reasonable expenses which are deductible for the purchase of watches from Company H (for the related transaction) as follows: [USD400,000 minus () (USD400,000 multiplied (x) by 20%)] = USD320,000

Thus, Enterprise V only is entitled to deduct reasonable expenses from the prime cost of goods sold (i.e. all expenses for the purchase of watches from Company H) being USD320,000 instead of the payment of USD330,000 (as the request of Company H). (Where FOB of watches which Company H sold to enterprise V is required to be calculated, it will be equal to the total prime cost of USD320,000 minus (-) all expenses arising after export (FOB) such as import duty or charges, expenses of domestic transport, freight and international insurance).

The gross profit of (USD400,000 minus () USD320,000 = USD80,000) earned by Enterprise V shall be used to cover selling expenses, overhead costs and to gain a reasonable profit from the commercial business of watches.

Where Company H provides sale consultancy services and requests Enterprise V to make a payment for such expenses (which are included in selling expenses), this transaction will be separated and will be subject to one of the methods of calculation of transaction prices stipulated in this Circular in order to calculate the reasonable costs deductible for sale consultancy services.

2.3 Method of prime cost plus profit

2.3.1 The method of prime cost plus profit shall use the prime cost (or cost) of products as the basis for calculation of the selling price of such products sold to an affiliated party.

2.3.2 The selling price of products sold to the affiliated party shall be calculated as the prime cost (or cost) of products plus (+) gross profit.

2.3.2.1 The gross profit shall be calculated on the basis of the ratio of gross profit to the prime cost (or to the cost) and the prime cost (or cost), showing a reasonable profit corresponding to the operational functions of the business establishment and market conditions. The ratio of gross profit to the prime cost (or to the cost) shall be calculated as the difference between net turnover and prime cost (or cost) of products divided (:) by the prime cost (or the cost). The prime cost (or cost) of products shall comprise direct or indirect costs of production and shall not include costs for finance activities (for example: royalties, loan interest, and so on). Where the business establishment is unable to account separately for the prime cost (or the cost), selling expenses and overhead costs, the prime cost (or the cost) of products used as the basis for calculation of gross profit shall comprise all of these costs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3.3 The ratio of gross profit to the prime cost (or to the cost) of the related transaction shall be compared with the most appropriate value which falls within the standard market price margin for the ratio of gross profit to the prime cost (or to the cost) in order to make an adjustment in compliance with the principles stipulated in sub-clause 1.2 of clause 1 of Section II of Part B of this Circular.

2.3.4 With respect to this method, upon comparative analysis of four influential criteria in accordance with the guidelines provided in Section I of Part B of this Circular, the priority criterion shall be operational functions of the business establishment and the subordinate criteria shall be contractual conditions, properties of products and economic conditions.

2.3.5 The method of prime cost plus profit shall be applicable, provided that:

(a) There is no difference which causes a significant effect on the ratio of gross profit to the prime cost (or to the cost) in transaction conditions upon comparison between an independent transaction and a related transaction; or

(b) There are differences causing a significant effect on the ratio of gross profit to the prime cost (or to the cost) but such differences are excluded in accordance with the guidelines provided in Section I of Part B of this Circular.

2.3.6 Elements significantly affecting the ratio of gross profit to the prime cost (or to the cost) usually include:

(a) Costs showing the operational functions of the business establishment (for example: production under a contract, research and development of new products, proportion of added value of the product to the scale of the investment in business);

(b) Obligations to perform contracts (for example: period for delivery of products, costs for quality control, storage or payment terms);

(c) Method of cost accounting (i.e. it must ensure that items constituting the prime cost (or the cost) of the related transaction and of the independent transaction are equivalent to each other or are subject to the same accounting standards).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Transactions in the phase of production, assembly, manufacturing or processing of products for sale to affiliated parties;

(b) Transactions between affiliated parties in order to perform a joint venture contract or business co-operation contract for production, assembly, manufacturing or processing of products or to implement agreements for supply of inputs of production and for off-take of output products;

(c) Transactions of provision of services to affiliated parties.

Example 14:

Enterprise A in Vietnam being a subsidiary company of Group T conducts processing of shoes for export. The parent company is responsible for supply of input raw materials and accessories, technicians in charge of quality control, costs of transportation and international insurance. Enterprise A will be paid processing charges on the basis of a product and will bear costs arising during processing of products in accordance with the design or model provided by the parent company.

The accounting data of Enterprise A is as follows:

- Net turnover (processing charges): 15 billions dong

- Prime cost of goods sold: 13 billions dong

- Selling expenses and overhead costs: 1.8 billions dong

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Enterprise A must declare the turnover from the processing of shoes as follow:

Turnover from the related transaction: (13 billion plus (+) 1.8 billion) plus (+) [7% multiply (x) by (13 billion plus (+) 1.8 billion)] = 15.836 billion dong.

Thus, enterprise A must declare its turnover of 15.836 billion dong (in place of the previous figure being 15 billion dong).

2.3.8 The method of prime cost plus profit may be used to recalculate the prime cost (or the cost) involved in related transactions of a business establishment on the basis of the price of products sold which have been calculated on the basis of the market price and the ratio of gross profit to the prime cost (or to the cost)..

Example 15:

Enterprise V in Vietnam, a subsidiary company with 100% capital funded by Multinational Company P, is specialized in production of household detergent. Input raw materials (namely blank soap and other detergents) are supplied by Subsidiary Company Y. Output of sales of Enterprise V in 200x was 100 tons of which:

- Transaction 1: 60 tons were sold to another subsidiary company of Group P at FOB of USD650 per ton,

- Transaction 2: 40 tons were sold to domestic supermarkets at the price (VAT exclusive) of USD700 per ton.

Books of account of the enterprise in the period show the following data:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Total cost: USD65,000

Suppose that transactions 1 and 2 satisfy all conditions for Enterprise V to apply the method of comparison of independent market prices, and the data on ratio of gross profit to the total cost of independent enterprises operating in the household detergent production industry is 15%. Enterprise V will declare its turnover and expenses for calculation of corporate turnover tax as follows:

- Re-adjusting the selling price in the related transaction in accordance with the selling price in the independent transaction: USD700 multiplied (x) by 60 tons = USD42,000

- Re-calculating the net turnover: USD42,000 plus (+) USD700 multiplied (x) by 40 tons = USD70,000

- Re-adjusting total cost (related to the related transaction): [(USD42,000 plus (+) (USD 700 multiplied ( x) by 40 tons)] divided (:) by (1 plus (+) 0.15) = USD60,870.

So Enterprise V must declare and pay tax on the basis of the data on net turnover of USD70,000 (in place of the previous data being USD67,000) and total cost being USD60,870 (in place of the previous data being USD65,000).

2.4 Method of profit comparison

2.4.1 The method of profit comparison shall use the profitability ratio of products in independent transactions selected for comparison as the basis for calculation of a profitability ratio of products in related transactions when the transaction conditions of such transactions are equivalent.

2.4.2 Profitability ratios shall be calculated as a ratio of before-tax profit (income)1 to net turnover, costs or assets for production or business activities in accordance with the regulations on accounting and financial reporting. Any loan interest or depreciation for fixed assets may be included in the before- tax profit (income) of an enterprise in order to calculate results of production or business before payment of such costs. Profitability ratios which are usually used shall include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example 16:

Enterprise L is an enterprise with capital invested by two foreign companies in Vietnam, namely Company N and Company S, engaged in manufacture and assembly of four seater cars with brands N and S. All Brand N cars are delivered and sold to independent parties and all Brand S cars are delivered and sold to Enterprise L1 which is a company with one hundred (100) per cent capital funded by Enterprise L. At the same time, Enterprise L1 provides a loan to Enterprise L and loan interest at the market rate of interest is USD100. In 200x, the accounting data of Enterprise L is as follows:

- Net turnover from sales of Brand N cars: USD18,000 (as independent transactions)

- Before-tax profit earned from sales of Brand N cars: USD2,000

- Net turnover from sales of Brand S cars: USD25,000 (as related transactions)

- Before-tax profit earned from sales of Brand S cars: USD1,800

The ratio of before-tax profit to the turnover from sales of Brand N cars: 2,000 divided (:) by 18,000 multiplied (x) by 100% = 11.1%

The ratio of before-tax profit to the turnover from sales of Brand S cars: 1,800 divided (:) by 25,000 multiplied ( x) by 100% = 7.2%

Suppose that differences with significant effects between two transactions of sales of Brand N and Brand S cars have been adjusted to enable the results of transactions with Enterprise L1 to reach a ratio of net profit before payment of taxes and loan interest to the turnover being 11.1% and the loan interest of USD100 is deducted. Thus, Enterprise L must declare its before-tax profit on the turnover from sales of Brand S cars as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



25,000 multiplied (x) by 11.1% = USD2,775

Increase in costs (resulting from the payment of loan interest adjusted from the transaction with Company L1): USD100

Net profit earned from production and trading of cars:

2,000 plus (+) (2.775 minus (-) 100) = USD4,675 (in place of the previous data in the books of account being USD3,800 (2,000 plus (+) 1,800)

2.4.2.2 Ratio of before-tax income to the total costs for production or business activities.

Example 17:

Enterprise AVN is a subsidiary company of Company ANB and acts as a forwarding service agent for ANB. Enterprise B is an independent enterprise specializing in provision of forwarding services (to numerous independent clients). The data on turnover and costs of AVN and B are as follows:

 

AVN

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Total costs

1,500

2,000

Total turnover

1,650

2,500

Suppose that Enterprise B satisfies all of the conditions for it being selected for comparison with AVN in terms of the ratio of before-tax income to the total costs. The ratios shall be calculated as follows:

- Profitability ratio on the total costs of AVN: (1,650 minus (-) 1,500) divided by 1,500 = 10%

- Profitability ratio on the total costs of B: (2,500 minus (-) 2,000) divided by 2,000 = 25%

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4.2.3 Ratio of before-tax income to assets for production or business activities. This ratio shall be used in the case where fixed assets of a business establishment account for a significant percentage of its total investment capital (for example, enterprises in manufacturing industries or the mining industry).

The value of assets shall be the average value of the beginning balance and ending balance, including fixed assets and current assets, but excluding assets used for investment in or capital contribution to other joint ventures or business co-operation (for example, purchase of State bonds or shares).

Example 18:

- N is a subsidiary in Vietnam of Group P which is specialized in production of alcohol from rice. Its parent company provides most input for production and assumes the off-take of all of its output products. In 200x, the ratio of net profit to assets of Enterprise N was 3%.

- V is an independent company specialized in production of drinks of all types and has plants for production of alcohol from rice, beer and other carbonated soft drinks. In 200x, the ratio of profits to the total assets of the company was 7%, including the ratio of net profit to the assets of the plant for production of alcohol from rice being 7.5%.

Suppose that V satisfies all the conditions for it being selected for comparison with N in terms of the ratio of before-tax income to assets, therefore N must adjust its taxable income in accordance with the ratio of net profit to assets being 7.5%.

2.4.3 Business establishments shall select one of the above profitability ratios for comparison of profitability ratios of related transactions and of independent transactions and may use one or more of other profitability ratios set out in the regulations on financial reporting in order to support the examination of the accuracy of the selected ratio. The selection of a profitability ratio on turnover, costs or assets shall be subject to the economic nature of transactions (see Section B.3 of Appendix 2-GCN/HQT on formulas of calculation of a profitability ratio in order to apply the method of comparison of profits).

Example 19:

- Suppose that a business establishment conducts related transactions in the phase of sales of products, it shall not use the profitability ratio on turnover because the data on turnover from the related transactions is subject to the governing scope of the calculation of market prices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4.4 The profitability ratio of related transactions shall be compared with the most appropriate value which falls within the standard market price margin for the profitability ratio in order to make an appropriate adjustment in compliance with the principles set out in clause 1.2 of Section II of Part B of this Circular.

2.4.5 With respect to this method, upon comparative analysis of four influential criteria in accordance with the guidelines provided in Section I of Part B of this Circular, the priority criterion shall be the operational functions of the business establishment and the subordinate criteria shall be contractual conditions, properties of products and economic conditions.

2.4.6 The method of profit comparison shall be applicable, provided that:

(a) There is no difference which causes a significant effect on the profitability ratio in transaction conditions upon comparison between independent transactions and related transactions; or

(b) There are differences causing a significant effect on the profitability ratio but such differences are excluded in accordance with the guidelines provided in Section I of Part B of this Circular.

2.4.7 Elements significantly affecting profitability ratios usually include:

(a) Elements in relation to assets, capital and costs for performance of main functions of a business establishment (for example, production or processing using machinery invested by the business establishment will earn higher profit than production or processing using machinery borrowed from another establishment for processing);

(b) The nature of business lines, category of products and phases of production or sale (for example, finished products are made from raw materials or semi- finished products);

(c) The method of cost accounting and structure of costs for products (for example, products are in the period of depreciation in accordance with the fast depreciation method but not in accordance with usual depreciation methods).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.5 Method of profit division

2.5.1 The method of profit division shall use profit earned from one related general transaction conducted by several affiliated business establishments (or parties) as the basis for calculation of an appropriate [share] of profit for each of such affiliated business establishments (or parties) in the manner as independent parties would distribute profit in equivalent independent transactions.

A related general transaction in which several affiliated business establishments (or parties) take part means the transaction of the sole and special nature comprising several related transactions which have a close relation with each other in terms of exclusive products, or closed related transactions between relevant affiliated parties.

2.5.2 The method of profit division shall comprise two methods of calculation:

2.5.2.1 First method of calculation:

The profit shall be allocated to each affiliated party on the basis of its ratio of capital (or cost) contribution; whereby the share of profit of each business establishment (or party) to the transaction shall be calculated on the basis of allocation of the total profit earned from the related general transaction in accordance with the ratio of capital (costs) used by such business establishment in the related transaction to the total invested capital for production of final products (see Section B.4 of Appendix 2-GCN/HTQT on the formula of allocation of profit in accordance with ratios of capital contribution).

Example 20:

Enterprise A in Vietnam and Enterprise B overseas are member companies of Group T engaged in production of electronic products. A and B take part in production of new products being TV sets with a liquid crystal picture tube.

A is responsible for designing and manufacturing television cabinets and picture tubes and delivers them to B for assembly together with other parts (such as loops, chips and so forth) invented and manufactured by B, after that finished products are sold to C as an independent distributor at the price of USD550. The total cost of a product delivered by A to B is USD300. B expends USD150 for further production.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



[(550 - (300 + 150)) divided (:) by 450] multiplied (x) by 300 = USD66.66

2.5.2.2 Second method of calculation:

Profit will be distributed in two steps as follows:

2.5.2.2.1 First step

Distribution of basic profit: each business establishment (or party) to a related transaction may receive a share of basic profit corresponding to its operational functions. Such share of basic profit shall show the value of profit earned by the business establishment from the related general transaction because of the performance of its operational functions and shall not take account of the sole and special elements (such as exclusive ownership rights or right to use intangible property or intellectual property).

The share of basic profit shall be calculated in accordance with the gross profit ratio or profitability ratio corresponding to the most appropriate value which falls within the standard market price margin for the gross profit ratio or profitability ratio in accordance with the guidelines provided in sub-clauses 2.2, 2.3 and 2.4 of clause 2 of Section II of Part B of this Circular.

2.5.2.2.2 Second step

Distribution of extra profit: each business establishment (or party) to the related transaction may further receive a share of extra profit corresponding to its ratio of contribution related to the total extra profit (i.e. total profit earned minus (-) the total basic profit which has been distributed in the first step) of the related general transaction. Such share of extra profit shall show profit, in addition to its share of basic profit, earned by the business establishment from the related general transaction due to the sole and special elements.

The share of extra profit received by each business establishment shall be calculated by way of multiplying the total extra profit earned from the related general transaction and the ratio of contribution of each business establishment to the following costs or assets:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) value (after deducting depreciation) of intangible property or of intellectual property used for production or business of products.

Costs for research and development, or value of intangible property or of intellectual property must be calculated on the basis of market prices (in accordance with the methods set out in this Circular) or costs actually incurred by each party in compliance with the principles of cost accounting in respect of costs or property.

Example 21:

Company H and Company M are two companies of the same group engaged in manufacture of mobile phones. Company H manufactures modules and Company M assembles and installs software in complete products for sale to independent distributors. Accounting data of Company H and M related to the related transaction of manufacture of mobile phones are as follows:

 

H

M

Net turnover

200

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Prime cost of goods sold including:

 

 

Costs for purchase of input raw materials

100

200

Production costs

50

150

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



30

50

Selling expenses and overhead costs

10

50

Profit

10

50

Calculation of profit earned by H and M in accordance with the method of profit division:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Re-calculation of data in general statements on business results:

Net turnover

500

Prime cost of goods sold

300

Research and development costs (R&D)

80

Selling expenses and overhead costs

60

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



60

- Suppose that the ratios of profit to prime cost of H and M,

which are calculated in accordance with the guidelines provided in clause 2.3 of Section II of Part B of this Circular, are 10% and 8%, respectively.

- Calculation of profit of H and M in accordance with the following formula:

Profits = profit ratio multiplied ( x) by cost

Cost = prime cost of goods sold plus (+) R&D costs plus (+) selling expenses and overhead costs

+ Profit of H: 10% multiplied (x) by (100 plus (+) 50 plus (+) 30 plus (+) 10) = 19

+ Profit of M: 8% multiplied (x) by (300 plus (+) 80 plus (+) 60 minus (-) 190) = 20

Extra profit after distribution of basic profit: 60 minus (-) 19 minus (-) 20 = 21

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Calculation of a ratio of contribution of each party to R&D costs:

+ H: 30/80 multiplied (x) by 100% = 37.5%;

+ M: 62.5%

- Calculation of the share of extra profit of H and M:

+ H: 21 multiplied (x) by 37.5% = 8.87

+ M: 21minus (-) 8.87 = 12.13

Conclusion:

- H will declare its profit earned from the related transaction being:

19 plus (+) 8.87 = 27.87 in place of the previous data being 10;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- M will declare its profit earned from the related transaction being:

20 plus (+) 12.13 = 32.13 in place of the previous data being 50.

2.5.3 With respect of this method, the comparative analysis of four influential criteria shall be carried out in accordance with the guidelines provided in Section I of Part B of this Circular and conditions for application [of this method] shall be subject to the provisions in respect of the method of reselling prices, method of prime cost plus profits or method of profit comparison, as the case may be, in compliance with the guidelines provided in sub-clause 2.5.2.2.1 of clause 2 of Section II of Part B.

2.5.4 The method of profit division usually is applied in the case where affiliated parties jointly take part in research and development of new products or development of products being exclusive intangible assets or where transactions are in the process of transitional production or business between such affiliated parties from raw materials to final finished products for distribution of products attached to the ownership or use of the sole intellectual property.

III. PROVISIONS ON CALCULATION OF MARKET PRICES IN A NUMBER OF SPECIAL CASES

Where, due to the special or exclusive nature of a related transaction, a business establishment is unable to select any independent transaction for comparison in accordance with the guidelines provided in sub-clauses 1.1 to 1.6 of clause 1 of Section I of Party B of this Circular and the methods of calculation of market prices referred to in Section II of Part B of this Circular, it must specify reasons therefor (including information on its business operation) and take one of the following measures:

1. General measure:

1.1 Expanding the scope of selection of independent transactions (or business establishments) into sub-branches of the national economy (in accordance with the list of branches of the national economy published by the authorized State body) other than the sub-branch in which the business establishment currently operates for the purpose of comparison with conditions in which business establishments with the operational functions equivalent to the former conduct independent transactions; analysing four influential criteria and excluding significant differences on the basis of economic criteria used in sub-branches in order to show objectively results of investment in business, economic growth or added value of products. The number of independent transactions or independent business establishments selected for comparison shall be at least 5 (five).

1.2 Calculating a market price margin in accordance with the most appropriate method of calculation of a price specified in Section II of Part B of this Circular; using the quartile statistical function or similar statistical functions (for example, percentile function) to calculate a standard market price margin and appropriate average value (called the average value) resulting from the market price margin (See Section C.2 of Appendix 2-GCN/HTQT on formulas and guidelines for use of percentile).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.4 Subject to each specific case, a business establishment may use a combination of the methods of calculation of a price specified in Section II of Part B of this Circular (see Example 15) or concurrently use two methods of calculation of a price to support the examination of the accuracy and objectiveness of the price, gross profit ratio or net profit ratio of products in a related transaction.

1.5 With respect to the method of profit division, the second method of calculation and the guidelines provided in sub-clauses 1.1 to 1.3 of clause 1 of Section III of Part B shall be used as the basis for adjustment of basic profit; business establishments shall carry out the distribution of extra profit in accordance with the guidelines provided in sub-clause 2.5.2.2.2 of clause 2 of Section II of Part B of this Circular.

Example 22:

Company X manufactures integrated circuits and exports all products to its parent company overseas at the selling price (turnover) equal to 1.1 times the total cost. Suppose that no independent transaction or enterprise in this production sector may be selected for comparison in the electronic production sub-branch (in accordance with sub-clause 1.4.2 of Section I of Part B) whose ratio of profit to turnover is 30% (this figure is calculated on the basis of ten (10) enterprises in the electronic production sub-branch). Suppose that upon analyses of economic criteria, the result of investment in the sub-branch shows that the ratio of profit to turnover being 30% is consistent with the actual operation of Company X (i.e. no significant difference is required to be adjusted).

Thus, Company X may examine its price calculation in order to ensure that its ratio of profit to turnover reaches 30% or may re-calculate a ratio of profit to the total cost on the basis of the ratio of profit to turnover for the purpose of comparison and make an adjustment accordingly. (The re-calculation may be conducted as follows: profit/turnover = (turnover minus (-) costs) divided by turnover = 0.3 ⇒ turnover = 1.429 times costs.

2. Method of using figures between periods

A business establishment may use equivalent related transactions, for which a market price is calculated in accordance with the guidelines provided in this Circular, between periods (not exceeding five years from the time when the related transaction arises), prepare a file of competitive analysis of four influential criteria between transactions, adjust significant differences and use objective grounds to adjust economic values on a time basis (for example: average rate of increase in prices, rate of interest, rate of inflation and economic growth) in order to calculate an appropriate price for products, gross profit ratio or profitability ratio of the related transaction conducted in the tax period of the enterprise.

Example 23:

Enterprise A is an enterprise with one hundred (100) per cent foreign owned capital and also is the sole enterprise exploring and processing Metal X ore in Vietnam for export. In 2xx1, the enterprise conducted both related transactions and independent transactions. With respect to related transactions, Enterprise A has used the method of comparison of prices in independent transactions and calculated the unit price of products as USD800 per ton of ore with Metal X content of 35%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Thus, Enterprise A will make a declaration for tax calculation for 2xx2 on the basis of the turnover from sales of Metal X ore at the unit price of USD960 or more per ton.

IV. KEEPING AND PROVISION OF DATA AND SOURCE DOCUMENTS IN RELATION TO METHODS OF CALCULATION OF A MARKET PRICE

1. Selection of data and source documents

1.1 Data, source documents and documents which are used as the basis for comparative analysis must specify their origin to enable the tax office to carry out an examination and verification. Business establishments may use information and data from the following sources:

(a) Information and data which State bodies and branches, institutes, associations and specialized international organizations which are recognized by the State are responsible for publishing or providing upon the request;

(b) Information and data certified or published by organizations and individuals licensed to operate in an independent professional service sector (for example, independent auditing body, registry, quality registration agency, credit rating agency);

(c) Annual or periodical financial statements and reports on investments of companies listed on the securities market, which are announced publicly in accordance with the regulations and charter for operation of the stock market;

(d) Data, source documents and documents on business transactions used for declaration and tax payment which business establishments provide and are responsible for.

Any data, source documents and documents originating from unofficial or unclear sources shall only be used as references.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3 Upon calculation of relative figures (for example, data regarding ratios expressed as a percentage) on the basis of the absolute figures, business establishments must round figures up to the third place after the decimal point. Where a relative figure results from published data without any absolute figure attached and the above principle of rounding is not used, the published data shall be used.

Example 24:

- Where the absolute figure used for calculation of a gross profit ratio has the value of 5.2856, the relative figure will be rounded up to 5.286%.

- Where the published economic growth rate is 7.8%, such figure will not be rounded up.

- Where the published rate of interest is 4.9854%, such figure will be rounded up to 4.985%.

2. Requirements of keeping and provision of information, documents and source documents

2.1 Business establishment conducting related transactions shall be obliged to keep and produce information, documents and source documents which are used as the basis for application of their method of calculation of a market price of products in related transactions upon the request of the tax office for examination and inspection. Information, documents and sources documents related to production and business activities and method of calculation of a market price in related transactions must be prepared at the time of the related transaction and shall be updated during the performance of the transaction and kept in accordance with the regulations on keeping of sources documents and books of account set out in the laws on accounting, statistics and taxation.

2.2 Upon carrying out corporate income tax finalization, business establishments shall be responsible for preparing a declaration of related transactions in Form GCN-01/TNDN set out in Appendix 1-GCN/HTQT issued with this Circular. The deadline for submission of Form GCN-01/HTQT shall also be the deadline for submission of the declaration for corporate income tax finalization.

2.3. Business establishments shall be obliged to prepare a file including the following information, documents and source documents relating to a related transaction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Information on relations between affiliated parties and the business establishment;

(b) Information and updated reports on strategy for development, administration and control between affiliated parties; pricing policy for transactions in relation to each group of products in accordance with the general guidance of affiliated parties and the business establishment;

(c) Documents and reports on the process of development, business strategy, projects, production, business or investment plans; regulations and procedures for financial statements and internal control reports of the business establishment and of affiliated parties to transactions;

(d) Documents describing the organizational structure and operational functions of the business establishment and of affiliated parties to transactions.

2.3.2 Information on transactions of the business establishment:

(a) A diagram of transactions and documents describing transactions including information on parties to transactions, order and procedures for payment, delivery of products and so forth;

(b) Documents specifying properties and technical specifications of products; breakdown of costs (or cost) of one product, selling price of products, total amount of products produced or traded and sold in the period (specifying such items on the basis of the related transaction and an independent transaction (if any)); the quantity of products;

(c) Information, documents and source documents concerning the process of negotiation, signing, performance and liquidation of economic contracts/agreements related to transactions (usually including a description of products, place of transaction, form of transaction, value of transaction, terms of payment, payment documentation, period of performance, minutes of meetings or instructions of the management regarding the process of negotiation, signing and performance of a transaction);

(d) Information, documents and source documents related to economic conditions of the market at the time of related transactions affecting the method of calculation of a price for transactions (for example, changes in exchange rates and policies of the Government affecting prices in transactions and financial incentives and so forth).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Pricing policy for purchase or selling price or exchange of products of the business establishment, procedures for control and approval of prices, list of selling prices of products on sale markets;

(b) Information, documents and source documents which are used as the basis for substantiation for the selection and application of the method of calculation of a most appropriate price in related transactions of the business establishment including information, data and source documents used for comparative analysis and adjustment of significant differences, pricing note for transactions in accordance with the method of calculation of a price applied by the business establishment and for explanation of reasons for selection of such method;

(c) Other information, documents and source documents as references related to the selection and application of the method of calculation of a price for related transactions (if any).

2.4. When the tax office so requests, a business establishment shall be obliged to provide information, documents and source documents within thirty (30) working days from the date of receipt of the request in writing from the tax office. Where the business establishment has a legitimate reason, this period may be extended once for thirty (30) days or less from the expiry date.

2.5 Information, documents and source documents provided by business establishments to the tax office must be in writing and must be the original copies or photocopies as stipulated in the laws on notarisation and authentication. Where a business establishment uses electronic documents, the provision of such documents shall be subject to the Law on Accounting and applicable legal instruments providing guidelines on electronic documents.

Information, documents and source documents in a foreign language must be translated into Vietnamese and [the translation] must be notarised or authenticated in accordance with the applicable regulations. Where notarisation is not required by law, the business establishment shall be responsible for the translation.

C. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF TAXPAYERS; RESPONSIBILITIES OF TAX OFFICES AND OTHER PROVISIONS

1. Rights and obligations of business establishments:

In addition to the performance of the rights and obligations in accordance with the laws on taxation as stipulated in legal instruments in relation to taxation and in this Circular, business establishments shall have the following rights and obligations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2 To be obliged to present fully necessary data, documents and sources documents to substantiate the selection and application of the most appropriate method of calculation of a price for related transactions.

2. Responsibilities and powers of tax offices

2.1 To keep confidentiality of information provided by business establishments in relation to the calculation of market prices in business transactions between affiliated parties for the purpose of tax calculation in accordance with this Circular when such information does not originate from publicly announced sources. The provision of confidential information by taxpayers to relevant State bodies shall be subject to the laws.

2.2 The nomination of prices shall be used to make a declaration for tax calculation and to fix taxable income or amount of income tax payable (hereinafter referred to as "tax nomination") by a business establishment conducting related transactions in the following cases:

(a) A business establishment calculates prices, gross profit ratio or profitability ratio applicable to its related transactions on the basis of documents, data and source documents which are illegal or improper or originate from an unclear source.

(b) A business establishment creates a false independent transaction or changes a related transaction into an independent transaction and uses such transaction as a selected independent transaction for comparison.

(c) A business establishment fails to declare or declares incompletely Form GCN-01/HTQT in respect of related transactions conducted in the year for which corporate income tax finalization is made; fails to perform strictly requirements in terms of the time-limit for provision of information, data and documents to prove the declaration and accounting of market prices with respect to related transactions.

(d) The tax office suspects that a business establishment fails to apply or intentionally applies improperly the provisions of this Circular and the business establishment fails to produce substantiation within a maximum period of ninety (90) days from the date of receipt of a notice from the tax office.

2.3 The General Department of Taxation shall, on the basis of information obtained from the declaration of tax obligations by respective business establishments engaged in related transactions and the tax office's database, provide guidelines for implementation of tax nomination on the following principles:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) In other cases, tax nomination shall be carried out on the basis of the tax office's database in compliance with the regulations on tax nomination applicable to a business establishment which fails to implement fully the accounting regime, invoices and source documents; or in compliance with the regulations on dealing with breaches in relation to taxation.

(c) Upon performance of tax nomination related to the standard market price margin, the most appropriate value for calculation of prices, gross profit ratio or profitability ratios applicable to a business establishment engaged in a related transaction subject to tax nomination shall not be lower than the average value of the standard market price margin determined by the tax office.

2.4 The General Department of Taxation shall provide guidelines on examination and inspection of the implementation of this Circular by business establishments.

3. Dealing with breaches and resolution of complaints

3.1 Business establishments, organizations, tax officers and other individuals in breach of the guidelines provided in this Circular shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be dealt with in accordance with law.

3.2 Business establishments shall be entitled to lodge a complaint in accordance with the provisions of the laws on complaints and other relevant laws in relation to time- limits, procedures for resolution and powers to resolve complaints. Pending resolution of its complaint, the business establishment must still comply strictly with the decision of the tax office on payment of tax and fines (if any).

Where a business establishment being a resident of Vietnam and/or of a country which has signed an agreement on avoidance of double taxation with Vietnam has income subject to such agreement, it may lodge a complaint in accordance with such agreement.

4. Organization of implementation

4.1 This Circular shall be of full force and effect after fifteen (15) days from the date of publication in the Official Gazette3.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Truong Chi Trung

 

ATTACHED FILE

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 117/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005 hướng dẫn xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.591

DMCA.com Protection Status
IP: 3.131.37.82
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!