BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
106/2001/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2001
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 106/2001/TT-BTC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM
2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 55/2001/QĐ-TTG NGÀY 23/04/2001 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ
TRỢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
Thực hiện Quyết định số
55/2001/QĐ-TTg ngày 23/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát
triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành
dệt may Việt Nam đến năm 2010, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Điều 2 - Khoản
1, 4, 5, 6 của Quyết định như sau:
1. Đối với các
dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm;
quy hoạch các cụm (khu) công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm (khu)
công nghiệp mới:
Căn cứ khả năng nguồn vốn đầu tư
của ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sẽ thực hiện bộ trí vốn đầu
tư xây dựng cơ bản hàng năm theo chế độ quy định đối với từng dự án cụ thể.
Việc quản lý và cấp phát cho các
dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của
Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.
2. Đối với các
dự án đầu tư các công trình xử lý nước thải:
Nhà nước hỗ trợ một phần từ nguồn
vốn ODA:
- Với nguồn vốn ODA không hoàn lại,
Nhà nước cấp phát đến 100% giá trị viện trợ.
- Với nguồn vốn ODA vay, Nhà nước
cấp phát một phần cho những hạng mục không có khả năng hoàn vốn trực tiếp của dự
án. Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng Chính phủ điều kiện và mức cấp phát cụ thể
đối với từng dự án.
Phần vốn đối ứng trong nước của
dự án được vay vốn ưu đãi theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Quyết định số
55/2001/QĐ-TTg ngày 23/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với các
khoản chi đào tạo và nghiên cứu của các Viện, Trường và Trung tâm nghiên cứu
chuyên ngành Dệt may:
Hàng năm doanh nghiệp xây dựng kế
hoạch và lập dự toán gửi cơ quan Tài chính cùng cấp. Trên cơ sở định mức chi
tiêu của Nhà nước, cơ quan Tài chính cùng cấp sẽ bố trí kế hoạch ngân sách đáp ứng
khoảng 50% nhu cầu chi cho các khoản chi trên.
4. Trong trường
hợp cần thiết các doanh nghiệp nhà nước sản xuất sợi, dệt, in, nhuộm hoàn tất,
nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may, được Thủ tướng Chính phủ quyết
định bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc
tổ chức tài chính trong và ngoài nước:
Doanh nghiệp thực hiện theo Quy
chế bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và
tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 233/1999/QĐ-TTg ngày
20/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Việc cấp lại
tiền thu sử dụng vốn:
Năm 2001 từ ngày Quyết định
55/2001/QĐ-TTg ngày 23/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành, các
doanh nghiệp nhà nước sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ
liệu may và cơ khí dệt may, được cấp lại tiền thu sử dụng vốn để đầu tư mới, đầu
tư chiều sâu, đầu tư mở rộng.
a. Hình thức cấp vốn: Ghi thu,
ghi chi vốn trực tiếp cho doanh nghiệp có dự án đầu tư và nguồn thu sử dụng vốn.
b. Mức cấp: Tối đa bằng số thu sử
dụng vốn phát sinh tại doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã đưa vào đầu tư.
c. Hồ sơ cấp vốn gồm:
- Công văn đề nghị cấp vốn của
doanh nghiệp.
- Bản sao Dự án đầu tư được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
- Quyết toán tài chính và quyết
toán thuế được duyệt của năm đề nghị cấp vốn.
Hồ sơ cấp vốn trên được gửi về
cơ quan tài chính cùng cấp. Sau khi nhận đủ hồ sơ cơ quan tài chính cùng cấp sẽ
thẩm định và thực hiện ghi thu, ghi chi cho doanh nghiệp.
6. Việc cấp vốn
lưu động:
Ngân sách ưu tiên cân đối trong
4 năm (2001-2004) để cấp bổ sung đủ 30% vốn lưu động cho các doanh nghiệp nhà
nước sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ
khí dệt may theo nhu cầu vốn lưu động của năm 2001.
Tổng Công ty Dệt may Việt Nam và
Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch
đề nghị bổ sung vốn lưu động để Bộ Tài chính bố trí nguồn.
Hồ sơ cấp vốn cho từng doanh
nghiệp gồm:
- Công văn đề nghị cấp vốn của
doanh nghiệp.
- Quyết toán tài chính kèm theo
Bảng công bố công khai một số chi tiêu tài chính và quyết toán thuế của năm trước
năm đề nghị cấp vốn.
- Kế hoạch tài chính và Kế hoạch
vốn lưu động của năm đề nghị cấp vốn.
Hồ sơ của các doanh nghiệp được
gửi về cơ quan tài chính cùng cấp. Sau khi nhận đủ hồ sơ trên cơ sở kế hoạch
ngân sách, cơ quan tài chính cùng cấp sẽ thẩm định và thực hiện cấp vốn cho
doanh nghiệp.
7. Nguồn thu
phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt may:
Toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch
và đấu thầu hạn ngạch dệt may được sử dụng cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu
của ngành dệt may.
a. Nội dung chi cụ thể:
- Chi cho các hoạt động tham gia
các tổ chức dệt may quốc tế.
- Chi cho một phần công tác đào
tạo nguồn nhân lực của ngành dệt may (ngoài nguồn đào tạo của các viện, trường).
- Chi cho công tác xúc tiến
thương mại.
Đối với chi phí cho công tác xúc
tiến thương mại, phần còn thiếu, được hỗ trợ từ nguồn ngân sách theo quy định tại
Thông tư số 61/2001/TT-BTC ngày 01/08/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi hỗ trợ
cho hoạt động phát triển thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
b. Đối tượng sử dụng nguồn thu
phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt may: Tổng Công ty Dệt may Việt Nam, Hiệp
hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt
may thuộc mọi thành phần kinh tế có số thực nộp về phí hạn ngạch và đấu thầu hạn
ngạch dệt may.
c. Hồ sơ thủ tục cấp phát:
Hồ sơ cấp kinh phí bao gồm:
- Công văn đề nghị cấp kinh phí
của doanh nghiệp.
- Quyết định phê duyệt của cấp
có thẩm quyền đối với các hoạt động theo quy định hiện hành cần phải có (mở văn
phòng đại diện, tham gia triển lãm, cử cán bộ đi công tác nước ngoài; tham gia
các tổ chức Dệt may quốc tế...)
- Dự toán chi tiết.
- Xác nhận của Bộ Thương mại về
số phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt may đã nộp.
Hồ sơ của các doanh nghiệp được
gửi về Bộ Tài chính. Sau khi nhận đủ hồ sơ, trên cơ sở định mức chi tiêu của
Nhà nước và kế hoạch cân đối thu chi nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch
dệt may, Bộ Tài chính cấp tạm ứng 70% nhu cầu kinh phí cho doanh nghiệp. Số còn
lại sẽ được cấp tiếp khi doanh nghiệp có quyết toán chính thức.
Hàng năm, các doanh nghiệp dệt
may xây dựng kế hoạch và lập dự toán cho việc mở rộng thị trường, đẩy mạnh xúc
tiến thương mại, đào tạo nhân lực, gửi Tổng Công ty Dệt may Việt Nam và Hiệp hội
Dệt may Việt Nam để tổng hợp, đăng ký với Bộ Tài chính và Bộ Thương mại, cân đối
thu chi nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt may.
Mức cấp phát cho từng doanh nghiệp
và Tổng công ty Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam tối đa không vượt
quá tổng số thực nộp phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt may của các doanh
nghiệp.
Giám đốc doanh nghiệp, Tổng giám
đốc Tổng công ty Dệt may Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chịu
trách nhiệm quản lý, sử dụng và hạch toán khoản kinh phí được hỗ trợ trên theo
đúng chế độ hiện hành.
8. Đối với
chính sách hỗ trợ dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ:
Căn cứ Công văn số 776/CP-KTTH
ngày 24/08/2001 của Chính phủ về việc hỗ trợ hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường
Mỹ;
Căn cứ Công văn số 7392 TC/TCDN
ngày 06/08/2001 của Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ
hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ;
a. Đối tượng được hưởng chính
sách hỗ trợ: tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Luật Đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam có xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.
b. Mức hỗ trợ: 7% trên kim ngạch
xuất khẩu (tính theo giá FOB) vào thị trường Mỹ.
c. Thời gian hỗ trợ: từ ngày 01
tháng 01 năm 2001 đến thời điểm Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực thi
hành.
d. Hồ sơ và thủ tục cấp hỗ trợ gồm:
- Công văn đề nghị cấp hỗ trợ của
doanh nghiệp kèm theo Bảng kê số lượng hàng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu theo
từng hợp đồng xuất khẩu.
- Bản sao bộ hồ sơ xuất khẩu có
xác nhận và đóng dấu của doanh nghiệp bao gồm: Hợp đồng xuất khẩu; Hóa đơn
thương mại do doanh nghiệp lập; Tờ khai Hải quan có xác nhận ở Mục 47; Chứng từ
thu tiền về hoặc biên bản đối chiếu công nợ.
- Bản sao các chứng từ chi phí:
vận chuyển, bảo hiểm.... hàng xuất khẩu (đối với các trường hợp doanh nghiệp
không xuất hàng theo FOB) có xác nhận và đóng dấu của doanh nghiệp.
Hồ sơ của các doanh nghiệp được
gửi về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp). Sau khi nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài
chính sẽ tiến hành thẩm định và quyết định xuất Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ
doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý của hồ sơ và tính chính xác của các số liệu
báo cáo trong hồ sơ.
Khoản chi hỗ trợ trên để bù đắp
chi phí kinh doanh cho mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ, các doanh
nghiệp không được sử dụng để trích Quỹ Khen thưởng hoặc Quỹ Phúc lợi.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề
nghị các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương, Tổng Công
ty Dệt may Việt Nam phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.