Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 233/1999/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 20/12/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 233/1999/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 233/1999/QĐ-TTG NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 1999 BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO LÃNH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái với Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan để thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quy chế Bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

BẢO LÃNH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số:233/1999/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Trong Quy chế này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

Người bảo lãnh là Chính phủ Việt Nam thông qua Cơ quan cấp bảo lãnh là (1) Bộ Tài chính xem xét và cấp bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp; hoặc (2) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét và cấp bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài của tổ chức tín dụng.

Người được bảo lãnh là doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng thực hiện vay nước ngoài (Người vay) được Chính phủ bảo lãnh. Người được bảo lãnh bao hàm cả (các) Người nhận chuyển nhượng, Người nhận chuyển giao, Người thế vị hợp pháp của Người vay được Người bảo lãnh chấp thuận.

Người nhận bảo lãnh là người có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ khoản vay được bảo lãnh. Người nhận bảo lãnh là Người cho vay và (các) Người nhận chuyển nhượng, Người nhận chuyển giao, Người thế vị hợp pháp của Người cho vay và được hiểu là Người cho vay trong các Hợp đồng vay.

Người nhận chuyển nhượng của Người được bảo lãnh hoặc của Người nhận bảo lãnh là người công nhận toàn bộ hoặc một phần các quyền và các nghĩa vụ của Người được bảo lãnh hoặc Người nhận bảo lãnh (kể cả quyền sở hữu) là các quyền và các nghĩa vụ của mình trong chuyển nhượng.

Người nhận chuyển giao của Người được bảo lãnh hoặc của Người nhận bảo lãnh là người công nhận toàn bộ hoặc một phần các quyền và các nghĩa vụ của Người được bảo lãnh hoặc Người nhận bảo lãnh (trừ quyền sở hữu) là các quyền và các nghĩa vụ của mình trong chuyển giao.

Người thế vị của Người được bảo lãnh hoặc của Người nhận bảo lãnh là người nhận lại một phần hoặc toàn bộ tài sản cùng với các nghĩa vụ của Người được bảo lãnh hoặc Người nhận bảo lãnh.

Nghĩa vụ thanh toán là các khoản phải trả gồm nợ gốc, nợ lãi theo hợp đồng, lãi chậm trả, các khoản phí và chi phí, bồi thường tổn thất (nếu có) theo như quy định trong Hợp đồng vay cụ thể và phù hợp với Thư bảo lãnh.

Lãi suất lề là một bộ phận cấu thành lãi suất vay và là mức chênh lệch giữa lãi suất vay và lãi suất thả nổi tại một thị trường liên ngân hàng quốc tế.

Bảo lãnh của Chính phủ đối với khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng (sau đây được gọi là "Bảo lãnh của Chính phủ") là cam kết của Người bảo lãnh đối với (các) Người cho vay nước ngoài đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đã được cam kết trong Hợp đồng vay của Người vay cho (các) Người cho vay khi đến hạn; trong trường hợp Người vay không thực hiện đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ thanh toán đã được cam kết trong Hợp đồng vay, Người bảo lãnh sẽ thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đó thay cho Người vay theo quy định của Thư bảo lãnh, và Người vay phải có nghĩa vụ bồi hoàn cho Người bảo lãnh các khoản tiền mà Người bảo lãnh đã trả thay cùng với lãi và tất cả các chi phí phát sinh thực tế liên quan đến khoản tiền đã trả thay.

Điều 2. Bảo lãnh của Chính phủ là bảo lãnh có tính pháp lý cao nhất tại Việt Nam, văn bản cam kết bảo lãnh của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức Thư bảo lãnh.

Chính phủ chỉ cấp bảo lãnh, không cấp tái bảo lãnh.

Điều 3. Bảo lãnh của Chính phủ không yêu cầu Người được bảo lãnh là doanh nghiệp nhà nước hoặc tổ chức tín dụng nhà nước phải thế chấp tài sản. Các trường hợp khác giao Cơ quan cấp bảo lãnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 4. Mọi vấn đề khác có liên quan đến bảo lãnh của Chính phủ với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng không được nêu tại Quy chế này được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ ĐIỀU KIỆN XEM XÉT CẤP BẢO LÃNH CỦA CHÍNH PHỦ

Điều 5. Đối tượng được Chính phủ xem xét cấp bảo lãnh vay nước ngoài gồm:

1. Doanh nghiệp nhà nước hoặc tổ chức tín dụng nhà nước được Chính phủ cho phép trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả để thực hiện các dự án đầu tư phát triển, góp vốn liên doanh với nước ngoài, hoặc mở rộng hoạt động tín dụng.

2. Các đối tượng đặc biệt khác ngoài các đối tượng nêu trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định tuỳ theo yêu cầu thực tế và đề nghị của Cơ quan cấp bảo lãnh.

Điều 6. Chính phủ cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp vay nước ngoài để thực hiện:

1. Các dự án đầu tư có tầm quan trọng lớn trong kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước, chủ yếu là các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng có thu hồi vốn.

2. Các dự án nhập các thiết bị công nghệ cao hoặc các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.

3. Các dự án sử dụng các khoản vay thương mại đi cùng với nguồn viện trợ không hoàn lại hoặc vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của nước ngoài để tạo thành nguồn vốn tài trợ dưới dạng tín dụng hỗn hợp.

Điều 7. Tổ chức tín dụng được Chính phủ xem xét cấp bảo lãnh của Chính phủ là tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài để thực hiện các phương án đầu tư tín dụng hoặc bổ sung nguồn vốn tín dụng trong mọi lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn.

Điều 8. Cơ quan cấp bảo lãnh chỉ xem xét cấp bảo lãnh của Chính phủ cho đối tượng và dự án được quy định ở các Điều 5, 6 và 7 của Quy chế này và có đầy đủ các điều kiện sau:

1. Đối với doanh nghiệp: Dự án đầu tư của doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

a) Là dự án khả thi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc ra quyết định đầu tư theo quy định hiện hành, trong đó nêu rõ phương án vay và trả nợ đảm bảo trả được nợ khi đến hạn, và thuộc diện được Chính phủ xem xét bảo lãnh vay nước ngoài để thực hiện.

b) Phải có văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền đối với kết quả đấu thầu cho dự án và dự thảo các Hợp đồng thương mại (hợp đồng tư vấn, hợp đồng cung cấp thiết bị, hợp đồng thầu xây dựng...) theo quy định hiện hành.

Các Hợp đồng thương mại, Hợp đồng vay và các văn kiện khác của dự án phải phù hợp với nhau về các điều kiện có liên quan.

Đối với tổ chức tín dụng: Khoản vay phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bảo lãnh theo trình tự quy định tại điểm (b) khoản 1 Điều 14 Quy chế này.

2. Giá trị một khoản vay gốc được bảo lãnh không nhỏ hơn một số tiền tương đương với 10 triệu đô la Mỹ, trừ các dự án được nêu tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này. Người cho vay phải là các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế, các Chính phủ, các ngân hàng thương mại nước ngoài, các tổ chức hoặc tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài.

3. Hợp đồng vay phải đủ các điều kiện dưới đây:

a) Có thời hạn vay tối thiểu từ 5 năm trở lên (không bao gồm thời gian ân hạn);

b) Loại tiền vay phải là loại tiền tự do chuyển đổi;

c) Lãi suất vay, lãi suất lề, các loại phí và chi phí phù hợp với điều kiện hiện tại trên thị trường quốc tế, trong nước và đặc thù của dự án;

d) Nội dung các điều khoản trong Hợp đồng vay phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế;

đ) Được Cơ quan cấp bảo lãnh chấp thuận và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Có văn bản của Người cho vay yêu cầu Chính phủ Việt Nam bảo lãnh.

5. Doanh nghiệp và tổ chức tín dụng xin cấp bảo lãnh đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường, không ở trong tình trạng thua lỗ kéo dài, không có nợ quá hạn không trả được.

6. Mức yêu cầu bảo lãnh không vượt quá hạn mức bảo lãnh quy định cho doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng đó.

Điều 9. Hạn mức bảo lãnh

Hạn mức bảo lãnh cho từng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 18 của Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

Chương 3

CƠ QUAN CẤP VÀ QUẢN LÝ BẢO LÃNH CỦA CHÍNH PHỦ

Điều 10. Cơ quan cấp bảo lãnh của Chính phủ là cơ quan được quy định tại Điều 17 Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

Điều 11. Trách nhiệm của Cơ quan cấp bảo lãnh và cơ quan liên quan.

1. Bộ Tài chính là cơ quan thay mặt Chính phủ xem xét cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp vay nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tất cả các bảo lãnh của Chính phủ cho các khoản vay nước ngoài như đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ, kể cả hướng dẫn doanh nghiệp vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh nộp phí bảo lãnh.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thay mặt Chính phủ xem xét cấp bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các khoản bảo lãnh do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện cho Bộ Tài chính để quản lý chung việc cấp bảo lãnh của Chính phủ, kể cả hướng dẫn tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh nộp phí bảo lãnh.

Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thống nhất quy chế phối hợp cụ thể trong việc cấp bảo lãnh của Chính phủ, trao đổi thông tin và xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình bảo lãnh của Chính phủ, theo dõi, giám sát tình hình thực hiện khoản vay và có hỗ trợ khi cần thiết đối với doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được bảo lãnh, có báo cáo định kỳ hàng quý với Thủ tướng Chính phủ những khoản vay được Chính phủ bảo lãnh không trả được nợ khi đến hạn.

Đối với các bảo lãnh của Chính phủ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấp trước khi ban hành Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục quản lý theo chức năng của Cơ quan cấp bảo lãnh và có trách nhiệm chuyển cho Bộ Tài chính bản sao toàn bộ hồ sơ của các bảo lãnh này để quản lý chung. Toàn bộ số phí bảo lãnh thu được kể từ ngày có hiệu lực của Quy chế này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển vào "Quỹ tích luỹ trả nợ" theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm xem xét các vấn đề pháp lý trong các văn bản thoả thuận sẽ được ký với Người cho vay và cấp ý kiến pháp lý đối với Người được bảo lãnh và Người bảo lãnh.

Điều 12. Cơ quan cấp bảo lãnh có thể được "Bên mời thầu" mời tham gia xét các gói thầu tài chính cho các dự án có các khoản vay nước ngoài yêu cầu có bảo lãnh của Chính phủ.

Chương 4

TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC CẤP BẢO LÃNH CỦA CHÍNH PHỦ

Điều 13. Nội dung Thư bảo lãnh của Chính phủ sẽ được thoả thuận giữa Cơ quan cấp bảo lãnh và Người nhận bảo lãnh, bao gồm các chi tiết sau:

a) Người bảo lãnh và Cơ quan cấp bảo lãnh;

b) Người nhận bảo lãnh;

ưc) Người được bảo lãnh;

d) Dẫn chiếu các hợp đồng thương mại liên quan, Hợp đồng vay;

đ) Mức yêu cầu bảo lãnh, loại tiền vay;

e) Cam kết của Người bảo lãnh đối với Người nhận bảo lãnh về các nghĩa vụ của Người được bảo lãnh và Người bảo lãnh;

g) Quyền lợi và trách nhiệm của Người nhận bảo lãnh;

h) Thời hạn hiệu lực và thu hồi Thư bảo lãnh;

i) Luật chi phối và cơ quan, địa điểm, ngôn ngữ được sử dụng trong xét xử khi phát sinh các tranh chấp;

k) Địa điểm, ngày, tháng, năm ký phát hành Thư bảo lãnh.

Điều 14. Trình tự và thủ tục xem xét cấp bảo lãnh

ư1. Chấp thuận bảo lãnh của Chính phủ:

a) Đối với doanh nghiệp, chấp thuận bảo lãnh của Chính phủ được quy định tại khoản 1, Điều 8 của Quy chế này.

b) Đối với tổ chức tín dụng: Theo đề nghị của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị chấp thuận cấp bảo lãnh của Chính phủ cho khoản vay, trong đó nêu rõ Người cho vay, trị giá khoản vay cần được bảo lãnh, các điều kiện vay và trả nợ sơ bộ do Người cho vay đưa ra, ý kiến của Cơ quan cấp bảo lãnh đối với khoản vay, kèm theo văn bản của Người cho vay yêu cầu có bảo lãnh của Chính phủ.

2. Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh:

Căn cứ quyết định đầu tư (đối với doanh nghiệp) hoặc chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (đối với tổ chức tín dụng), Người vay có trách nhiệm cung cấp hồ sơ cho Cơ quan cấp bảo lãnh, bao gồm:

a) Dự thảo Hợp đồng vay;

b) Dự thảo Thư bảo lãnh;

c) Hợp đồng thương mại có liên quan;

d) Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án có sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ra quyết định đầu tư;

đ) Báo cáo tài chính của Người vay đã được kiểm toán hoặc được cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp xác nhận trong 02 năm gần nhất (đối với doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng đang hoạt động).

e) Văn bản của Người cho vay yêu cầu có bảo lãnh của Chính phủ.

3. Xem xét hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh:

Khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh, Cơ quan cấp bảo lãnh có trách nhiệm xem xét hồ sơ trong thời gian không quá 5 ngày làm việc, và khi cần thiết có thể yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức tín dụng cung cấp bổ sung hoặc làm rõ các tài liệu có liên quan. Nếu hồ sơ bảo lãnh đã đầy đủ, Cơ quan cấp bảo lãnh thông báo cho Người vay thực hiện tiếp các công việc được quy định tại các khoản 4, 5 và 6 của Điều này.

ư4. Đàm phán Hợp đồng vay và các văn bản có liên quan:

a) Sau khi có thông báo của Cơ quan cấp bảo lãnh, Người vay tiến hành đàm phán với Người cho vay về nội dung cụ thể của Hợp đồng vay với sự tham gia của Cơ quan cấp bảo lãnh và các cơ quan liên quan khác.

b) Cơ quan cấp bảo lãnh đàm phán với Người cho vay về nội dung Thư bảo lãnh.

ưc) Bộ Tư pháp đàm phán với Người cho vay về nội dung ý kiến pháp lý.

5. Phê duyệt Hợp đồng vay, Thư bảo lãnh:

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc đàm phán về Hợp đồng vay và các văn bản có liên quan:

a) Theo đề nghị của Người vay hoặc cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của Người vay (nếu có), Cơ quan cấp bảo lãnh có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung Hợp đồng vay và nội dung Thư bảo lãnh.

b) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cùng một lúc nội dung Hợp đồng vay và nội dung Thư bảo lãnh.

ư6. Cấp Thư bảo lãnh và ý kiến pháp lý. Sau khi có văn bản phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về nội dung Hợp đồng vay và nội dung Thư bảo lãnh:

a) Người vay ký chính thức Hợp đồng vay với Người cho vay, và ký văn bản cam kết theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 đính kèm Quy chế này có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của Người vay (nếu có) và chuyển cho Cơ quan cấp bảo lãnh.

b) Cơ quan cấp bảo lãnh phát hành Thư bảo lãnh thành 3 bản chính, mỗi bản được lưu giữ bởi Người cho vay, Người vay và Cơ quan cấp bảo lãnh. Bản do Người cho vay lưu giữ được chuyển thông qua Người vay.

c) Người vay làm thủ tục đăng ký khoản vay được bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

d) Bộ Tư pháp phát hành ý kiến pháp lý thành 4 bản chính trong trường hợp Người cho vay yêu cầu, mỗi bản được lưu giữ bởi Người cho vay, Người bảo lãnh, Người được bảo lãnh và Bộ Tư pháp. Bản do Người cho vay lưu giữ được chuyển thông qua Người vay.

Điều 15. Trong trường hợp bảo lãnh các khoản vay thương mại đi cùng khoản viện trợ không hoàn lại hoặc vay ODA để tạo thành nguồn tài trợ dưới dạng tín dụng hỗn hợp, trình tự thủ tục xem xét bảo lãnh được thực hiện theo quy định của các khoản 2, 3, 4 và 6 của Điều 14 Quy chế này.

Điều 16. Thu hồi bảo lãnh của Chính phủ.

Người bảo lãnh sẽ thu hồi Thư bảo lãnh khi các nghĩa vụ thanh toán được bảo lãnh đã được thực hiện đầy đủ, hoặc khi Người cho vay đơn phương huỷ bỏ Hợp đồng vay, hoặc việc bảo lãnh được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Cơ quan cấp bảo lãnh có trách nhiệm thông báo kịp thời cho các bên liên quan việc thu hồi này.

Trong trường hợp cần thu hồi bảo lãnh khác với các trường hợp nêu trên, Cơ quan cấp bảo lãnh tham khảo ý kiến Bộ Tư pháp và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định theo quy định của luật pháp hiện hành và thông lệ quốc tế.

Điều 17. Trong trường hợp Người bảo lãnh phải đứng ra trả thay cho Người được bảo lãnh, Cơ quan cấp bảo lãnh thực hiện chi trả thay cho Người được bảo lãnh theo quy định của Quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ Tích luỹ trả nợ nước ngoài được ban hành kèm theo Quyết định số 72/1999/QĐ-BTC ngày 9 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Khoản tiền thu hồi được từ Người được bảo lãnh theo quy định của khoản 1 Điều 20 của Quy chế này được Cơ quan cấp bảo lãnh chuyển vào "Quỹ Tích luỹ trả nợ nước ngoài" và được hạch toán thành một nguồn thu của Quỹ.

Chương 5

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH

Điều 18. Người được bảo lãnh có nghĩa vụ:

1. Cung cấp cho Cơ quan cấp bảo lãnh các thông tin sau:

a) Báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 đính kèm Quy chế này, gồm các nội dung: ngày và trị giá từng lần rút vốn theo khoản vay được bảo lãnh; tiến độ rút vốn, trả nợ định kỳ theo quý của khoản vay được bảo lãnh;

b) Báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện dự án;

c) Các báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của Người được bảo lãnh (nếu có), gồm bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, và thuyết minh báo cáo tài chính;

d) Các tình huống đặc biệt có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án và khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo Hợp đồng vay.

2. Tạo điều kiện cho Cơ quan cấp bảo lãnh kiểm tra tình hình thực hiện dự án khi cần thiết.

3. Nộp phí bảo lãnh kịp thời và đầy đủ theo quy định của Quy chế này.

4. Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với Cơ quan cấp bảo lãnh trong văn bản cam kết theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 đính kèm Quy chế này.

Điều 19. Mức phí bảo lãnh và lệ phí xét hồ sơ xin cấp bảo lãnh

1. Người được bảo lãnh phải nộp cho Cơ quan cấp bảo lãnh phí bảo lãnh, được tính trên dư nợ của khoản vay được bảo lãnh, và được quy định cụ thể như sau:

ưa) 0,5%/năm tính trên dư nợ của khoản vay được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng có thu hồi vốn.

b) 1,0%/năm tính trên dư nợ của khoản vay được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện các dự án ngoài phạm vi các dự án nêu ở điểm (a) nói trên.

c) Không thu phí bảo lãnh đối với các dự án nêu tại khoản 3 Điều 5 của Quy chế này.

Khi cần điều chỉnh mức phí bảo lãnh, Bộ Tài chính chủ trì cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố ít nhất 90 ngày trước khi thực hiện mức phí bảo lãnh mới. Trong mọi trường hợp, mức phí bảo lãnh không được vượt quá 1,5%/năm tính trên dư nợ của khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.

2. Nộp phí bảo lãnh.

ưPhí bảo lãnh được tính bằng loại ngoại tệ ký vay, và được nộp vào cùng thời điểm với ngày thanh toán lãi của khoản vay bằng ngoại tệ ký vay, hoặc bằng ngoại tệ chuyển đổi khác, hoặc bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố chính thức hoặc thông báo cho Bộ Tài chính tại thời điểm trên. Cơ quan cấp bảo lãnh hướng dẫn Người được bảo lãnh chuyển trực tiếp khoản phí bảo lãnh này vào "Quỹ Tích luỹ trả nợ" theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Lệ phí xét hồ sơ xin cấp bảo lãnh.

Người được bảo lãnh phải nộp cho Cơ quan cấp bảo lãnh khoản lệ phí cố định cho việc xét hồ sơ xin cấp bảo lãnh để bù đắp các chi phí phát sinh trong quá trình xét và cấp bảo lãnh. Mức lệ phí cụ thể và thời hạn nộp lệ phí này do Bộ Tài chính quy định thống nhất.

Điều 20. Nghĩa vụ khác

1. Trong trường hợp Người bảo lãnh phải đứng ra trả thay cho Người được bảo lãnh, Cơ quan cấp bảo lãnh có quyền thực hiện các chế tài theo pháp luật đối với Người được bảo lãnh, buộc Người được bảo lãnh phải nhận nợ đối với Người bảo lãnh và có nghĩa vụ bồi hoàn trong một thời gian nhất định cho Người bảo lãnh các khoản tiền mà Người bảo lãnh đã trả thay, cộng với tất cả các chi phí phát sinh thực tế liên quan đến việc trả thay theo mức lãi suất cao hơn trong 2 mức sau đây:

a) Lãi suất quy định tại Hợp đồng vay, hoặc,

b) Lãi suất LIBOR/6 tháng đối với đồng tiền vay theo Hợp đồng vay cộng với 1%/năm tính từ ngày Người bảo lãnh thanh toán thay Người được bảo lãnh cho tới ngày Người bảo lãnh thu hồi được khoản tiền đó.

2. Trong trường hợp Người được bảo lãnh không trả được nợ do các nguyên nhân chủ quan, như sử dụng vốn kém hiệu quả, để lãng phí, thất thoát vốn gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Chính phủ và thiệt hại cho ngân sách nhà nước, Người được bảo lãnh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Người nhận chuyển nhượng, Người nhận chuyển giao, Người thế vị của Người được bảo lãnh có nghĩa vụ đối với Cơ quan cấp bảo lãnh tương ứng với phạm vi nhận chuyển nhượng, hoặc chuyển giao, hoặc thế vị từ Người được bảo lãnh.

Chương 6

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 22. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại theo các quy định hiện hành.

PHỤ LỤC 1

MẪU VĂN BẢN CAM KẾT DO NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH PHÁT HÀNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........, ngày ..... tháng ..... năm ......

VĂN BẢN CAM KẾT

.................. (Tên doanh nghiệp) có trụ sở đăng ký tại............. được đại diện bởi .............. (Tên và chức danh của Chủ tịch Hội đồng quản trị và/hoặc Tổng Giám đốc) là Người đại diện hợp pháp của Doanh nghiệp (sau đây được gọi là "Người được bảo lãnh")

Người được bảo lãnh cam kết với............. (tên Cơ quan cấp bảo lãnh) thay mặt Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ("Người bảo lãnh") như sau:

Điều 1. Người được bảo lãnh cam kết:

1. Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định của Chính phủ tại Quy chế Bảo lãnh của Chính phủ đối với khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số:........ ngày...... tháng....... năm 1999.

2. Chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thương mại và Hợp đồng vay được bảo lãnh;

3. Có nghĩa vụ nhận nợ đối với Người bảo lãnh và nghĩa vụ bồi hoàn cho Người bảo lãnh, các khoản tiền mà Người bảo lãnh đã trả thay cộng với tất cả các chi phí phát sinh thực tế liên quan đến việc trả khoản tiền đã nêu và lãi tính trên khoản tiền mà Người bảo lãnh đã trả nợ thay theo mức cao hơn trong 2 mức (1) lãi suất quy định tại Hợp đồng vay hoặc (2) lãi suất LIBOR/6 tháng đối với đồng tiền vay theo Hợp đồng cộng với 1%/năm tính từ ngày Người bảo lãnh thanh toán cho tới ngày mà Người bảo lãnh thực tế đã thu hồi được khoản tiền đó trên cơ sở 1 năm có 360 ngày.

4. Thừa nhận quyền của Người bảo lãnh đối với việc thực hiện bất kỳ các biện pháp chế tài theo luật pháp Việt Nam để thu hồi các khoản nợ từ Người được bảo lãnh: buộc Người được bảo lãnh phải hoàn trả số tiền mà Người bảo lãnh đã trả nợ thay trong một thời hạn nhất định, phong toả tài khoản, yêu cầu Người được bảo lãnh phải bán tài sản hiện có để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ ...

5. Cung cấp các bằng chứng chứng minh về việc không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đã cam kết trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

6. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản phí bảo lãnh.

Điều 2. Người được bảo lãnh có nghĩa vụ và trách nhiệm:

a) Cung cấp ngay lập tức cho Cơ quan cấp bảo lãnh về ngày và trị giá từng khoản rút vốn được thực hiện theo khoản vay được bảo lãnh; cung cấp định kỳ theo quý báo cáo tiến độ rút vốn, trả nợ của khoản vay được bảo lãnh cho Cơ quan cấp bảo lãnh;

b) Cung cấp định kỳ 06 tháng cho Cơ quan cấp bảo lãnh báo cáo tình hình thực hiện dự án, các báo cáo tài chính có kiểm toán (hoặc có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của Người được bảo lãnh) của doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng khi kết thúc năm tài chính;

c) Báo cáo kịp thời cho Cơ quan cấp bảo lãnh các tình huống đặc biệt có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án và ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo Hợp đồng vay;

d) Tạo điều kiện cho đại diện của Cơ quan cấp bảo lãnh kiểm tra tình hình thực hiện dự án khi cần thiết.

đ) Thông báo cho Cơ quan cấp bảo lãnh các thông tin chi tiết về Người nhận chuyển nhượng, Người nhận chuyển giao, Người thế vị hợp pháp và về các quyền và nghĩa vụ được thế vị, được chuyển giao, được chuyển nhượng.

Điều 3. Cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của Người được bảo lãnh (nếu có) có trách nhiệm:

a) Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án;

b) Đôn đốc Người được bảo lãnh thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết đối với Người cho vay và Người bảo lãnh,

c) Thông báo cho Cơ quan cấp bảo lãnh các tình huống đặc biệt có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án và ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo Hợp đồng vay và phương án xử lý.

Điều 4. Trong trường hợp công ty liên doanh với nước ngoài đứng ra vay và được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh tương đương phần thuộc trách nhiệm của Bên Việt Nam tham gia liên doanh theo đúng tỷ lệ góp vốn liên doanh, cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của Người được bảo lãnh có trách nhiệm nhận nợ đối với Người bảo lãnh và trả nợ thay Người được bảo lãnh trong trường hợp Người được bảo lãnh không có khả năng hoàn trả nợ cho Người bảo lãnh.

Điều 5. Nghĩa vụ của Người được bảo lãnh (và cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của Người được bảo lãnh, nếu có) đối với Người bảo lãnh chỉ chấm dứt khi các nghĩa vụ của Người được bảo lãnh đối với Người bảo lãnh đã được thực hiện đầy đủ (không phụ thuộc vào vấn đề kết thúc khoản vay, chấm dứt tính hiệu lực của Thư bảo lãnh ...).

Cam kết này được lập thành 3 bản (hoặc 4 bản trong trường hợp công ty liên doanh), mỗi bản được lưu giữ bởi Cơ quan cấp bảo lãnh, Người được bảo lãnh, Cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của Người được bảo lãnh.

Người được bảo lãnh (tên doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng)

.........................................................

Tên

Chức danh

Dấu của cơ quan

......................................................

Tên

Chức danh

Dấu của chủ đầu tư (nếu có)

Xác nhận và đồng ý(*):

Cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của Người được bảo lãnh

(tên cơ quan)

....................................................................

Tên

Chức danh

Dấu của cơ quan

(*) xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của "Người được bảo lãnh" (nếu có, trong trường hợp góp vốn liên doanh)

PHỤ LỤC 2

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH KHOẢN VAY
(Ngay sau khi thực hiện rút vốn, thanh toán và định kỳ theo quý)

Tình hình thực hiện khoản vay:

Tên Người cho vay

Ngày ký Hợp đồng

Trị giá vay

Ngày/tháng/năm

Trị giá rút vốn

Trị giá thanh toán

Dư nợ tính đến ....

 

 

 

(ngày Rút vốn, ngày thanh toán)

 

Gốc

Lãi

Phí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Khoản thanh toán nào được gốc hoá ........................................... (Tên doanh nghiệp) có trụ sở đăng ký tại ....................................................................... được đại diện bởi ......................................................................................................

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No: 233/1999/QD-TTg

Hanoi, December 20, 1999

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON THE GOVERNMENTS GUARANTY FOR FOREIGN LOANS OF ENTERPRISES AND CREDIT INSTITUTIONS

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Governments Decree No.90/1998/ND-CP of November 7, 1998 promulgating the Regulation on management of foreign loans and repayment of foreign debts;
At the proposals of the Minister of Finance and the Governor of the State Bank of Vietnam,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on the Governments guaranty for foreign loans of enterprises and credit institutions.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing. All the previous stipulations which are contrary to the Regulation promulgated together with this Decision are now annulled.

Article 3.- The Minister of Finance and the Governor of the State Bank of Vietnam shall have to assume the prime responsibility and coordinate with the Minister-Director of the Government Office, the Minister of Planning and Investment, the Minister of Justice and the heads of the concerned agencies in implementing, and guiding and inspecting the implementation of the Regulation on the Governments guaranty for foreign loans of enterprises and credit institutions promulgated together with this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

REGULATION

ON THE GOVERNMENTS GUARANTY FOR FOREIGN LOANS OF ENTERPRISES AND CREDIT INSTITUTIONS
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 233/1999/QD-TTg of December 20, 1999)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- In this Regulation, the following terms and expressions shall be understood as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Guaranteed is an enterprise or a credit institution that borrows foreign loans (the borrower) and is guaranteed by the Government. The guaranteed also implies the borrowers lawful assignee(s), transferee(s) and/or successor(s) accepted by the guarantor.

Guarantee is a party that has the ownership right over part or the whole guaranteed loan amount. The guarantee is the lender and the assignee(s), transferee(s) and/or lawful successor(s) of the lender that are referred to as the lender in loan contracts.

Assignee of the guaranteed or the guarantee is a party recognizing that the whole or part of rights and obligations of the guaranteed or the guarantee (including the ownership right) are its own rights and obligations in the assignment.

Transferee of the guaranteed or the guarantee is a party recognizing that the whole or part of rights and obligations of the guaranteed or the guarantee (excluding the ownership right) are its own rights and obligations in the transfer.

Successor of the guaranteed or the guarantee is a party receiving back part or the whole of assets together with obligations of the guaranteed or the guarantee.

Repayment obligation covers repayable amounts, including principal and interest according to loan contracts, interest for delayed repayment, fees and charges, compensations for damage (if any) according to provisions of specific loan contracts and in conformity with the letter of guaranty.

Margin interest rate is a part constituting the loan interest rate and the difference between the loan interest rate and the floating interest rate on an international inter-bank market.

The Governments guaranty for foreign loans of enterprises or credit institutions (hereinafter referred to as the Governments guaranty) is the guarantors commitment toward the foreign lender(s) to ensure the performance of repayment obligations already committed to in loan contracts of the borrowers toward lender(s) when they become due. In cases where the borrower fails to perform all the repayment obligations within the time limit already committed to in the loan contracts, the guarantor shall perform such repayment obligations on the borrowers behalf according to provisions of the letter of guaranty, and the borrower shall be obliged to return to the guarantor the amounts paid by the latter on the formers behalf together with the interest thereon and all expenses actually arising in relation thereto.

Article 2.- The Governments guaranty is the guaranty of the highest legality in Vietnam; a document on commitment on the Governments guaranty shall be materialized in form of a letter of guaranty.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- The Governments guaranty does not require the guaranteed being a State enterprise or a State-run credit institution to mortgage its assets. Other cases shall be proposed by the guaranty-providing agency to the Prime Minister for decision.

Article 4.- All other matters related to the Governments guaranty for foreign loans of enterprises and credit institutions which are not mentioned in this Regulation shall comply with provisions of the Governments Decree No.90/1998/ND-CP of November 7, 1998 promulgating the Regulation on management of foreign loans and repayment of foreign debts.

Chapter II

THE OBJECTS, SCOPE AND CONDITIONS FOR CONSIDERATION OF THE PROVISION OF THE GOVERNMENTS GUARANTY

Article 5.- Objects to be considered by the Government for the provision of guaranty for foreign loans include:

1. State enterprises or State-run credit institutions allowed by the Government to directly borrow foreign capital by mode of self-borrowing and self-repaying in order to execute investment and development projects, contribute capital to joint ventures with foreign parties or expand credit activities.

2. Special objects other than those specified above, which shall be decided by the Prime Minister according to the actual demands and at the guaranty-providing agencys proposals.

Article 6.- The Government shall provide guaranty to enterprises to borrow foreign capital for the execution of:

1. Investment projects of paramount importance in the national economic development plan, mainly the investment projects on infrastructure construction, with capital to be recovered.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Projects using commercial loans accompanied with non-refundable aid or foreign official development assistance (ODA) loans to create financing capital sources in form of mixed credit.

Article 7.- Credit institutions to be considered by the Government for the provision of its guaranty are those which borrow foreign capital to implement credit investment plans or supplement credit capital sources in all fields where capital can be recovered.

Article 8.- The guaranty-providing agency shall consider the provision of the Governments guaranty only to objects and projects specified in Articles 5, 6 and 7 of this Regulation which fully meet the following conditions:

1. For enterprises: An enterprises investment project must satisfy the following requirements:

a/ Being a feasible project, which has been ratified or for which an investment decision has been issued by the competent agency according to the current regulations, which clearly states the loan borrowing and debt repaying plan, thus ensuring the repayment of due debts, and is eligible for being considered by the Government for guaranty for foreign loans for its execution.

b/ There must be the competent authoritys written approval of results of the bidding for the project and draft commercial contracts (consultancy contract, contract for supply of equipment, construction contract...) according to the current regulations.

Commercial contracts, loan contract and other instruments of the project must be compatible with each other in relevant terms.

For credit institutions: Loans must be approved by the Government for its guaranty according to the order prescribed at Point (b), Clause 1, Article 14 of this Regulation.

2. The value of a principal loan eligible for guaranty must not be lower than that of a sum of money equivalent to 10 million USD, except for projects specified in Clause 3, Article 6 of this Regulation. The lenders must be international financial organizations or credit institutions, foreign governments or commercial banks, or giant foreign economic organizations or groups.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ It has a minimum loan term of 5 years or more (excluding the grace period);

b/ The loan currency must be the freely-convertible one(s);

c/ Loan interest rate, margin interest rate, fees and charges must conform to the present conditions on the international market and domestic market and the projects particularities;

d/ Contents of the loan contracts clauses must comply with the Vietnamese law and international practices;

e/ It is accepted and proposed by the guaranty-providing agency to the Prime Minister for approval.

4. There must be the lenders written request for the Vietnamese Governments guaranty.

5. Enterprises and credit institutions applying for guaranty are in normal production and/or business operation, and suffer from neither prolonged loss nor bad debts.

6. The requested guaranty level must not exceed the guaranty limit prescribed for such enterprise or credit institution.

Article 9.- Guaranty limit

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

THE AGENCIES PROVIDING AND MANAGING THE GOVERNMENT’S GUARANTY

Article 10.- The agencies providing the Governments guaranty are those defined in Article 17 of the Governments Decree No.90/1998/ND-CP of November 7, 1998 promulgating the Regulation on management of foreign loans and repayment of foreign debts.

Article 11.- The responsibilities of the guaranty-providing agencies and the concerned agencies

1. The Ministry of Finance is the agency to consider, on the Governments behalf, the provision of guaranty to enterprises to borrow foreign loans under the Prime Ministers decisions, perform the function of the State management over all the Governments guaranties for foreign loans as for the Governments foreign loans, and guide the enterprises that borrow foreign loans guaranteed by the Government to pay guaranty fee.

2. The State Bank of Vietnam is the agency to consider, on the Governments behalf, the provision of guaranty to credit institutions to borrow foreign loans under the Prime Ministers decisions. It shall have to supply adequate and timely information on its guaranties to the Ministry of Finance for general management of the provision of the Governments guaranty, and guide the credit institutions that borrow foreign loans guaranteed by the Government to pay guaranty fee.

The Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam shall agree upon a specific regulation on coordination in the provision of the Governments guaranty, information exchange and handling of matters arising in the course of the Governments guaranty, monitor and supervise the situation of using loans and render necessary support to the guaranteed enterprises and credit institutions, and quarterly report to the Prime Minister on loans guaranteed by the Government which cannot be repaid when they become due.

For the Governments guaranties provided by the State Bank of Vietnam before the promulgation of the Governments Decree No.90/1998/ND-CP of November 7, 1998, the State Bank of Vietnam shall continue to manage them according to the function of the guaranty-providing agency and shall have to transfer to the Ministry of Finance copies of all dossiers of such guaranties for general management. The whole guaranty fee amount collected from the effective date of this Regulation shall be channeled by the State Bank of Vietnam into the "Accumulation Fund for Debt Repayment" under the Ministry of Finances guidance.

3. The Ministry of Justice shall have to examine the legal matters in written agreements to be signed with the lenders and give its legal opinions to the guaranteed and the guarantor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

THE ORDER AND PROCEDURES FOR PROVIDING THE GOVERNMENT’S GUARANTY

Article 13.- The contents of the letter of the Governments guaranty shall be agreed upon by the guaranty-providing agency and the guarantee, and include the following details:

a/ The guarantor and the guaranty-providing agency;

b/ The guarantee;

c/ The guaranteed;

d/ References to the relevant commercial contracts, loan contract;

e/ The requested guaranty level, loan currency(ies);

f/ The guarantors commitment toward the guarantee on the obligations of the guaranteed and the guarantor;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ The effective duration and the time limit for withdrawing the letter of guaranty;

i/ The governing laws, and the agency(ies) and place(s) for and language(s) to be used in the trial when disputes arise;

j/ The place and date of signing for issuance of the letter of guaranty.

Article 14.- The order and procedures for considering the provision of guaranty

1. Consent to the Governments guaranty:

a/ For enterprises, the consent to the Governments guaranty is prescribed in Clause 1, Article 8 of this Regulation.

b/ For credit institutions: At credit institutions requests, the State Bank of Vietnam shall have to submit to the Prime Minister requests for consent to the provision of the Governments guaranty for loans, clearly stating the lender, the value of loans that need to be guaranteed, the pre-conditions for loan borrowing and repayment laid by the lender, the guaranty-providing agencys opinions on such loans, together with the lenders written request for the Governments guaranty.

2. Dossiers requesting the provision of guaranty:

Basing itself on the investment decisions (for enterprises) or the Prime Ministers consents (for credit institutions), the borrower shall have to supply dossiers to the guaranty-providing agency; such a dossier shall comprise:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The draft letter of guaranty;

c/ The relevant commercial contract(s);

d/ The feasibility study report of the project that uses foreign loan capital already ratified or for which an investment decision has been issued by the competent authority;

e/ The financial statement of the borrower already audited or certified by the agency in charge of management of the States capital and property at enterprises for 2 latest years (for enterprises or credit institutions being in operation).

f/ The lenders written request for the Governments guaranty.

3. Examination of dossiers requesting the provision of guaranty:

Upon receiving a dossier requesting the provision of guaranty, the guaranty-providing agency shall have to examine such dossier within 5 working days, and when necessary, it may request the concerned enterprise or credit institution to additionally supply or further clarify the relevant documents. If the guaranty dossier is complete, the guaranty-providing agency shall notify the borrower thereof, so that the latter can continue carrying out activities prescribed in Clauses 4, 5 and 6 of this Article.

4. Negotiation of loan contracts and relevant documents:

a/ After being notified by the guaranty-providing agency, the borrower shall negotiate with the lender on the specific contents of the loan contract with the participation of the guaranty-providing agency and other concerned agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The Ministry of Justice shall negotiate with the lender on the content of legal opinions.

5. Approval of loan contracts and letters of guaranty:

Within 30 days after the conclusion of the negotiation of a loan contract and relevant documents:

a/ At the request of the borrower or the superior State management agency of the borrower (if any), the guaranty-providing agency shall have to submit to the Prime Minister for approval contents of the loan contract and the letter of guaranty.

b/ The Prime Minister shall approve simultaneously the content of the loan contract and the content of the letter of guaranty.

6. Granting of letters of guaranty and giving of legal opinions after the Prime Ministers written approval of the contents of loan contracts and letters of guaranty:

a/ The borrower shall officially sign the loan contract with the lender, and sign the written commitment according to the set form with certification by the superior State management agency of the borrower (if any) and send them to the guaranty-providing agency.

b/ The guaranty-providing agency shall issue each letter of guaranty in 3 originals, which shall be kept by the lender, the borrower and the guaranty-providing agency. The one to be kept by the lender shall be sent through the borrower.

c/ The borrower shall carry out the procedures for registering the to be-guaranteed loans according to the State Bank of Vietnams regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- In case of guaranty for commercial loans accompanied with non-refundable aid or ODA loans to create a financing source in form of mixed credit, the order and procedures for considering guaranty shall comply with provisions of Clauses 2, 3, 4 and 6, Article 14 of this Regulation.

Article 16.- Withdrawal of the Governments guaranty

The guarantor shall withdraw the letters of guaranty as soon as the guaranteed repayment obligations are fulfilled, or when the lender unilaterally cancel the loan contract, or the guaranty is substituted by other security measures. The guaranty-providing agency shall have to promptly notify the concerned parties of such withdrawal.

For cases where it is necessary to withdraw guaranty other than the above-said cases, the guaranty-providing agency shall consult the Ministry of Justice and propose them to the Prime Minister for consideration and decision according to the current provisions of laws and the international practices.

Article 17.- In cases where the guarantor has to repay debts on the guaranteeds behalf, the guaranty-providing agency shall effect the repayment on the guaranteeds behalf according to provisions of the Regulation on setting up, use and management of the Accumulation Fund for Foreign Debt Repayment promulgated together with the Finance Ministers Decision No.72/1999/QD-BTC of July 9, 1999.

The amount recovered from the guaranteed according to provisions of Clause 1, Article 20 of this Regulation shall be channeled by the guaranty-providing agency into the "Accumulation Fund for Foreign Debt Repayment" and accounted as a revenue source of such fund.

Chapter V

THE OBLIGATIONS OF THE GUARANTEED

Article 18.- The guaranteed shall have the following obligations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The report made according to the set form, including the following contents: the date and value of each capital withdrawal within the guaranteed loan; the capital withdrawal schedule, and quarterly debt repayment for the guaranteed loan;

b/ Annual reports on the situation of project execution;

c/ Financial statements audited or certified by the superior State management agency of the guaranteed (if any), including the accounting balance sheet, the results of business operation and monetary circulation, and explanation of the financial statements;

d/ Special circumstances that may affect the project execution and capability to fulfill the repayment obligations under the loan contract.

2. To create favorable conditions for the guaranty-providing agency to inspect the project execution when necessary.

3. To pay the guaranty fee on time and in full according to provisions of this Regulation.

4. To strictly and fully perform the obligations already committed with the guaranty-providing agency in the written commitment made according to the set form.

Article 19.- The guaranty fee levels and the fee for consideration of dossiers applying for guaranty

1. The guaranteed shall have to pay to the guaranty-providing agency the guaranty fee, which shall be calculated on the debit balance of the guaranteed loan, and specified as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ 1.0%/year on the debit balance of the loans guaranteed by the Government for the execution of projects other than those mentioned at Point (a) above.

c/ For projects mentioned in Clause 3, Article 6 of this Regulation, the guaranty fee shall not be collected.

When it deems necessary to readjust the guaranty fee levels, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the State Bank of Vietnam in proposing new guaranty fee levels to the Prime Minister for approval and promulgation at least 90 days before the application thereof. Under any circumstances, the guaranty fee levels must not exceed 1.5%/year on the debit balance of loans guaranteed by the Government.

2. Payment of guaranty fee

The guaranty fee shall be calculated in foreign currency(ies) in which the loan contracts have been signed, and paid on the date of repaying interest of loans in such foreign currency(ies), or in other convertible foreign currencies, or in Vietnam dong at the exchange rate(s) officially announced or notified to the Ministry of Finance by the State Bank of Vietnam at the said point of time. The guaranty-providing agency shall guide the guaranteed in directly remitting such guaranty fee amounts into the "Accumulation Fund for Debt Repayment" according to the Ministry of Finances regulations.

3. The fee for consideration of dossiers of applying for guaranty

The guaranteed shall have to pay to the guaranty-providing agency the fee at a fixed level for the consideration of dossiers of applying for guaranty in order to cover expenses arising in the course of considering and providing guaranty. The specific fee level(s) and the time limit for paying such fee shall be uniformly prescribed by the Ministry of Finance.

Article 20.- Other obligations

1. In cases where the guarantor repays debts on the guaranteeds behalf, the guaranty-providing agency may apply coercive measures prescribed by law against the guaranteed, compelling it to acknowledge debts owed to the guarantor and indemnify the latter within a certain time limit the amounts already paid by the latter on its behalf, plus all expenses actually arising related to the repayment on its behalf, with any interest rate higher than one of the two following rates:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ LIBOR interest rate(s)/6 months for the loan currency(ies) according to the loan contract, plus 1%/ year calculated from the date the guarantor repays debts on the guaranteeds behalf till the date the guarantor recovers such repaid amount.

2. In cases where the guaranteed is unable to repay debts due to subjective reasons, such as: ineffective use, waste or loss of loan capital, thus adversely affecting the Governments prestige and causing losses to the State budget, the guaranteed shall be handled according to provisions of law.

Article 21.- The assignee, the transferee and the successor of the guaranteed shall have obligations toward the guaranty-providing agency in proportion to the scope of the assignment, transfer or succession from the guaranteed.

Chapter VI

HANDLING OF VIOLATIONS

Article 22.- Organizations and individuals that violate provisions of this Regulation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability, and compelled to compensate for damage according to the current regulations.

 

APPENDIX 1
FORM OF THE WRITTEN COMMITMENT ISSUED BY THE PRINCIPAL

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Date…..

COMMITMENT

... [The enterprise] with the Head office at .......... represented by ... [Name, position of the Chairman of the Board of Directors/Director General] being the legal representative of the enterprise (hereinafter called "the Principal").

The Principal commits to ... [the guarantee issuing agency] acting on behalf of the Government of the Socialist Republic of Vietnam (the Guarantor) as follows:

Article 1. The principal shall commit

1. To comply seriously and duly with the provisions of the Government in the Regulation on the Government's guarantee for the foreign loans of enterprises and credit institutions issued in conjunction with the Decision of the Prime Minister No. .......... dated ..........

2. To take the responsibility for the serious and full performance of obligations committed in the commercial contract and the guaranteed loan contract.

3. To take the responsibility to assume the debt and the obligation to pay to the guarantor the amounts repaid by the guarantor on the principal's behalf together with all expenses in relation with the repayment of the above mentioned amounts and the interests on the repaid amounts at one of following rate whichever is higher:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. The 6 months Libor of the borrowing currency under the loan contract plus 1% per annum calculated from the date at which the Guarantor repays till the date the Guarantor recovers that amounts on the basis of 360 days in a year.

4. To recognise the right of the Guarantor to impose any sanction in accordance with applicable laws of Vietnam for collecting the debt repayment from the Principal: to force the Principal to pay the Guarantor the amounts paid by the Guarantor on his behalf within a certain period of time; to freeze the account, to request the sale of assets of the Principal so as to perform the repayment obligation...

5. To provide evidence to prove the inability to perform committed repayment obligations in the event of violation of the repayment obligations.

6. To pay fully and timely the guarantee fee.

Article 2. The Principal shall have the obligations and responsibilities

a. To provide immediately to the guarantee issuing agency the date and the value of each withdrawal under the guaranteed loan; to provide quarterly to the guarantee issuing agency the report on the schedule of withdrawal, repayments of the guaranteed loan;

b. To provide every 6 months to guarantee issuing agency a report on the performance of the project implementation, financial statements which are audited (or certified by the superior state management agency of the Principal) of the enterprise or the credit institution at the close of the financial year;

c. To report timely to the guarantee issuing agency special circumstances which may effect the ability to perform the repayment obligations under the loan contract;

d. To facilitate the representative of the guarantee issuing agency to control the performance of the project implementation, when necessary;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3. The superior state management agency of the Principal, if any, shall have the responsibility:

a. To appraise the efficiency and the repay ability of the project;

b. To encourage the Principal to perform seriously the obligation committed to the lender and the Guarantor;

c. To inform the guarantee issuing agency special circumstances which may effect the performance of the repayment obligations under the loan contract and solution proposal.

Article 4. In the event of a loan borrowed by a joint-venture company which is guaranteed by the Government of Vietnam for the part correspondingly to the responsibility of the Vietnam party in the joint-venture at the ratio of the capital contribution to the joint-venture, the superior state management agency of the Principal shall have responsibility to assume the debt to the Guarantor and repay in lieu of the Principal in the event the Principal is unable to repay to the Guarantor.

Article 5. The obligation of the Principal (and the superior State management agency of the Principal, if any) to the Guarantor shall only terminate when the obligations of the Principal to the Guarantor have fully been performed (irrespective of the loan termination, termination of the effectiveness of the Guarantee letter---)

This commitment shall be made 3 copies (or 4 copies in the event of a Joint-venture) each copy is kept by the guarantee issuing agency, the principal, the superior state management of the principal.

The principal (Name of the enterprise or credit institution)

Name and position                                                        Name and position

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Confirmation and agreed by*

superior state management agency of the principal

(Name of the agency)

Name and position

Seal of the agency

 

APPENDIX 2

REPORT ON THE PERFORMANCE OF THE LOAN
(immediately after the funds withdrawal, repayment and periodically in each quarter)

PERFORMANCE OF THE LOAN IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Signing date of the loan contract

Loan value

Date

Value of the withdrawal

Value of repayment

Outstanding balance

at .........

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Date of withdrawal Repayment

 

Principal

Interest

Fee

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

Note: The payment capitalised ..........

Name of enterprise with Head office registered at ..........

represented by ...........

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 233/1999/QĐ-TTg ngày 20/12/1999 về Quy chế bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.890

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.122.95
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!