BỘ
QUỐC PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 105/2018/TT-BQP
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2018
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 147/2016/TT-BQP NGÀY 21 THÁNG
9 NĂM 2016 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NGƯỜI GIỮ CHỨC DANH, CHỨC
VỤ TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC DO BỘ QUỐC PHÒNG QUẢN LÝ VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN TẠI CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN CÓ VỐN GÓP CỦA NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ TRÊN 50% VỐN ĐIỀU LỆ DO BỘ QUỐC
PHÒNG CỬ NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26
tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 97/2015/NĐ-CP
ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ
tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ;
Căn cứ Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người đại diện
phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ
trên 50% vốn điều lệ;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục
Kinh tế Bộ Quốc phòng,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Thông tư sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 147/2016/TT-BQP ngày 21 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng quy định quản lý Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp
nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý và Người đại diện tại các công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ do Bộ Quốc phòng cử người đại diện.
Điều 1. Sửa đổi,
bổ sung, một số điều của Thông tư số 147/2016/TT-BQP ngày 21/9/2016 của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng quy định quản lý Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp
nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý và Người đại diện tại các công ty cổ phần có
vốn góp của Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng cử người đại
diện, như sau:
1. Điều 3 được sửa đổi, bổ
sung như sau:
“Điều 3. Quy định về kiêm nhiệm chức
danh, chức vụ quản lý đối với người quản lý
1. Người được bổ nhiệm giữ chức danh
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty
a) Không phải là cán bộ đang công tác
tại đơn vị dự toán thuộc Bộ Quốc phòng; nếu bổ nhiệm cán bộ đang công tác tại
đơn vị dự toán thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác;
b) Không được kiêm nhiệm chức danh Tổng
giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên tại tập đoàn, tổng công
ty, công ty mình và các doanh nghiệp khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác;
c) Không được kiêm nhiệm chức danh quản
lý, điều hành ở tổng công ty, công ty thành viên.
2. Người được bổ nhiệm giữ chức danh
thành viên Hội đồng thành viên
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a
và điểm c khoản 1 Điều này;
b) Có thể kiêm nhiệm chức danh Tổng
giám đốc, Giám đốc tập đoàn, tổng công ty, công ty mình.
3. Người được bổ nhiệm giữ chức danh
Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều này;
b) Không được kiêm nhiệm chức danh Tổng
giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên doanh nghiệp khác và Kế toán trưởng tại tập đoàn, tổng công ty, công ty mình”.
2. Điều 5 được sửa đổi, bổ
sung như sau:
“Điều 5. Thẩm quyền đánh giá đối
với người quản lý
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên,
thành viên Hội đồng thành viên Chủ tịch Tập đoàn (Tổng
công ty, Công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc)
Kiểm soát viên tại các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Chủ tịch Hội đồng thành viên,
thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Tổng công ty (Công ty), Tổng giám đốc
(Giám đốc) tại các doanh nghiệp thuộc đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc
Bộ Quốc phòng đánh giá Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) Kiểm soát viên tại các
doanh nghiệp thuộc đơn vị đầu mối trừ các chức danh quy định tại khoản 1 Điều
này.
3. Hội đồng thành viên, Chủ tịch (Tập
đoàn, Tổng công ty, Công ty) đánh giá các chức danh người quản lý còn lại thuộc
doanh nghiệp mình và các đơn vị thành viên trừ các chức danh quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều này”.
3. Điều 13 được sửa đổi, bổ
sung như sau:
“Điều 13. Tiêu chí đánh giá người
quản lý
1. Tiêu chí đánh giá Người quản lý hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ
Người quản lý được đánh giá hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:
a) Doanh nghiệp hoàn thành 100% nhiệm
vụ được giao theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:
Có 5 chỉ tiêu hợp
nhất, gồm: Doanh thu, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách, thu nhập bình quân
và/hoặc năng suất lao động, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu, đạt mức từ 100%
trở lên so với kế hoạch sản xuất kinh doanh được phê duyệt;
Kết quả giám sát tài chính, đánh giá
hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo năm của Bộ Quốc phòng đối với doanh nghiệp
theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP ngày 05 tháng 3 năm 2017 của Bộ Quốc phòng ban
hành quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp
nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn
là Thông tư số 48/2017/TT-BQP): Doanh nghiệp xếp loại A, an toàn về tài chính;
b) Doanh nghiệp đạt đơn vị vững mạnh
toàn diện, Đảng bộ trong sạch vững mạnh theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Doanh nghiệp đạt đơn vị an toàn
tuyệt đối theo quy định của Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp bất khả kháng do thực
hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hoặc do nguyên nhân khách quan theo quy định
của pháp luật;
d) Gương mẫu chấp hành tốt chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; pháp luật về
phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chấp hành nghiêm
quy định, quyết định của Bộ Quốc phòng; quy định của cấp trên trực tiếp quản lý
doanh nghiệp; điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực; là đảng
viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
e) Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều
hành các đơn vị thành viên hoặc lĩnh vực được giao phụ trách, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
g) Tham gia ít nhất 01 hoạt động xã hội
do Bộ Quốc phòng hoặc doanh nghiệp mình tổ chức.
2. Tiêu chí đánh giá Người quản lý
hoàn thành tốt nhiệm vụ
Người quản lý được đánh giá hoàn thành
tốt nhiệm vụ phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:
a) Doanh nghiệp hoàn thành từ 90% đến
dưới 100% nhiệm vụ được giao theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn
vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:
Có 5 chỉ tiêu hợp nhất, gồm: Doanh
thu, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách, thu nhập bình quân và/hoặc năng suất
lao động, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu, đạt mức từ 90% trở lên so với kế
hoạch sản xuất kinh doanh được phê duyệt;
Kết quả giám sát tài chính, đánh giá
hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo năm của Bộ Quốc phòng đối với doanh nghiệp
theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP: Doanh nghiệp xếp loại A, an toàn về tài chính;
b) Doanh nghiệp đạt đơn vị an toàn
theo quy định của Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp bất khả kháng do thực hiện nhiệm
vụ quân sự, quốc phòng hoặc do nguyên nhân khách quan theo quy định của pháp luật;
c) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực; là đảng
viên hoàn thành tốt nhiệm vụ;
d) Các tiêu chí được quy định tại các
điểm b, d, e và g khoản 1 Điều này.
3. Tiêu chí đánh giá Người quản lý
hoàn thành nhiệm vụ:
Người quản lý được đánh giá hoàn
thành nhiệm vụ phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:
a) Doanh nghiệp hoàn thành từ 80% đến
dưới 90% nhiệm vụ được giao theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:
Có 5 chỉ tiêu hợp nhất, gồm: Doanh
thu, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách, thu nhập bình quân và/hoặc năng suất
lao động, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu, đạt mức từ 80% trở lên so với kế
hoạch sản xuất kinh doanh được phê duyệt;
Kết quả giám sát tài chính, đánh giá
hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo năm của Bộ Quốc phòng đối với doanh nghiệp
theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP: Doanh nghiệp xếp loại B, tình hình tài chính nằm
trong tầm kiểm soát;
b) Doanh nghiệp đạt đơn vị an toàn
theo quy định của Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp bất khả kháng do thực hiện nhiệm
vụ quân sự, quốc phòng hoặc do nguyên nhân khách quan theo quy định của pháp luật;
c) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực; là đảng viên hoàn thành nhiệm
vụ;
d) Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều
hành các đơn vị thành viên hoặc lĩnh vực được giao phụ trách, hoàn thành nhiệm
vụ được giao;
đ) Các tiêu chí được quy định tại các
điểm b, d và g khoản 1 Điều này.
4. Tiêu chí đánh giá Người quản lý
không hoàn thành nhiệm vụ:
Người quản lý được đánh giá không
hoàn thành nhiệm vụ khi vi phạm một trong các tiêu chí sau:
a) Doanh nghiệp hoàn thành dưới 80% nhiệm
vụ được giao theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:
Có chỉ tiêu trong 5 chỉ tiêu hợp nhất:
Doanh thu, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách, thu nhập bình quân và/hoặc năng
suất lao động, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu đạt dưới mức 80% so với kế hoạch
sản xuất kinh doanh được phê duyệt;
Kết quả giám sát tài chính, đánh giá
hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo năm của Bộ Quốc phòng đối với doanh nghiệp
theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP: Doanh nghiệp xếp loại C,
mất an toàn về tài chính (trường hợp doanh nghiệp xếp loại C, mất an toàn về tài chính nhưng Người quản lý có đủ cơ sở chứng minh
trách nhiệm không thuộc về mình thì có quyền đề nghị cấp thẩm quyền xem xét,
quyết định khi tiến hành đánh giá);
b) Doanh nghiệp không đạt đơn vị vững
mạnh toàn diện, Đảng bộ không đạt trong sạch vững mạnh theo quy định của cấp có
thẩm quyền;
c) Doanh nghiệp là đơn vị không đạt
an toàn theo quy định của Bộ Quốc phòng;
d) Là đảng viên không hoàn thành nhiệm
vụ;
đ) Không thực hiện hoặc vi phạm chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; pháp luật về
phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; không chấp hành
hoặc chấp hành không đúng quy định, quyết định của Bộ Quốc phòng; quy định của
cấp trên trực tiếp quản lý doanh nghiệp;
e) Không thực hiện hoặc vi phạm điều
lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;
g) Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều
hành các đơn vị thành viên hoặc lĩnh vực được giao phụ trách, không hoàn thành
các nhiệm vụ được giao.
5. Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ có
ý nghĩa chính trị, nhiệm vụ quân sự quốc phòng không vì lợi nhuận; quá trình thực
hiện trong thời gian dài, có ảnh hưởng lớn đến các chỉ
tiêu so với Kế hoạch sản xuất kinh doanh được phê duyệt thì lấy kết quả đánh giá của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng làm cơ sở đánh giá
hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp theo 4 mức quy định tại điểm a Khoản 1, 2,
3, 4 Điều này, cụ thể: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tương đương mức hoàn thành
100% kế hoạch; hoàn thành tốt nhiệm vụ tương đương từ 90 đến dưới 100% kế hoạch;
hoàn thành nhiệm vụ tương đương mức từ 80 đến dưới 90% kế hoạch; không hoàn
thành nhiệm vụ tương đương mức dưới 80% kế hoạch.
4. Điều 14 được sửa đổi, bổ
sung như sau:
“Điều 14. Tiêu chí đánh giá người
đại diện
1. Tiêu chí đánh giá Người đại diện
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Người đại diện được đánh giá hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:
a) Hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao
theo chương trình, kế hoạch công tác năm được Bộ Quốc phòng phê duyệt, đảm bảo
thời gian và chất lượng công việc, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp có 5 chỉ tiêu hợp nhất,
gồm: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách, thu nhập bình quân và/hoặc
năng suất lao động, tỷ lệ cổ tức, đạt mức từ 100% trở lên so với kế hoạch sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
Kết quả giám sát tài chính, đánh giá
hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo năm của Bộ Quốc phòng đối với doanh nghiệp
theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP: Doanh nghiệp xếp loại A, an toàn về tài chính;
Người đại diện chấp hành, tuân thủ và
hoàn thành tốt các chủ trương, nghị quyết và sự chỉ đạo của chủ sở hữu;
b) Doanh nghiệp đạt đơn vị an toàn
tuyệt đối theo quy định của Bộ Quốc phòng; trừ trường hợp bất khả kháng do thực
hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hoặc do nguyên nhân khách quan theo quy định
của pháp luật;
c) Gương mẫu chấp hành tốt chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; pháp luật về
phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chấp hành nghiêm
quy định, quyết định của Bộ Quốc phòng, của cấp trên trực tiếp quản lý doanh
nghiệp, của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, điều lệ, nội quy, quy chế của
doanh nghiệp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực; là đảng
viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
e) Không gây mất đoàn kết trong nội bộ
những Người đại diện phần vốn nhà nước;
g) Tham gia ít nhất 01 hoạt động xã hội
do Bộ Quốc phòng hoặc doanh nghiệp mình tổ chức.
2. Tiêu chí đánh giá Người đại diện
hoàn thành tốt nhiệm vụ
Người đại diện được đánh giá hoàn
thành tốt nhiệm vụ phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:
a) Hoàn thành từ 90% đến dưới 100%
nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm được Bộ Quốc phòng
phê duyệt, đảm bảo thời gian và chất lượng công việc, cụ thể:
Doanh nghiệp có 5 chỉ tiêu hợp nhất,
gồm: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách, thu nhập bình quân và/hoặc
năng suất lao động, tỷ lệ cổ tức, đạt mức từ 90% trở lên so với kế hoạch sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp;
Kết quả giám sát tài chính, đánh giá
hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo năm của Bộ Quốc phòng đối với doanh nghiệp
theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP: Doanh nghiệp xếp loại A, an toàn về tài chính;
Người đại diện chấp hành, tuân thủ và
hoàn thành tốt các chủ trương, nghị quyết và sự chỉ đạo của chủ sở hữu;
b) Doanh nghiệp đạt đơn vị an toàn
theo quy định của Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp bất khả kháng do thực hiện nhiệm
vụ quân sự, quốc phòng hoặc do nguyên nhân khách quan theo quy định của pháp luật;
c) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực; là đảng viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ;
d) Các tiêu chí được quy định tại các
điểm c, e và g khoản 1 Điều này.
3. Tiêu chí đánh giá Người đại diện
hoàn thành nhiệm vụ
Người đại diện được đánh giá hoàn
thành nhiệm vụ phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:
a) Hoàn thành từ 80% đến dưới 90% nhiệm
vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm được Bộ Quốc phòng phê
duyệt, đảm bảo thời gian và chất lượng công việc, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp có 5 chỉ tiêu hợp nhất,
gồm: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách, thu nhập bình quân và/hoặc
năng suất lao động, tỷ lệ cổ tức, đạt mức từ 80% trở lên so với kế hoạch sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp;
Kết quả giám sát tài chính, đánh giá
hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo năm của Bộ Quốc phòng đối với doanh nghiệp
theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP: Doanh nghiệp xếp loại B, tình hình tài chính của
trong tầm kiểm soát;
Người đại diện chấp hành, tuân thủ và
hoàn thành các chủ trương, nghị quyết và sự chỉ đạo của chủ sở hữu;
b) Doanh nghiệp đạt đơn vị an toàn
theo quy định của Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp bất khả kháng do thực hiện nhiệm
vụ quân sự, quốc phòng hoặc do nguyên nhân khách quan theo quy định của pháp luật;
c) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực; là đảng viên hoàn thành nhiệm
vụ;
d) Các tiêu chí được quy định tại các
điểm c, e và g khoản 1 Điều này.
4. Tiêu chí đánh giá Người đại diện
không hoàn thành nhiệm vụ.
Người đại diện được đánh giá không
hoàn thành nhiệm vụ khi vi phạm một trong các tiêu chí sau:
a) Hoàn thành dưới 80% nhiệm vụ được giao
theo chương trình, kế hoạch công tác năm được Bộ Quốc phòng phê duyệt, đảm bảo
thời gian và chất lượng công việc, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp có chỉ tiêu trong 5 chỉ
tiêu hợp nhất: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách, thu nhập bình
quân và/hoặc năng suất lao động, tỷ lệ cổ tức, đạt dưới mức 80% so với kế hoạch
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
Kết quả giám sát tài chính, đánh giá
hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo năm của Bộ Quốc phòng đối với doanh nghiệp
theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP: Doanh nghiệp xếp loại C,
mất an toàn về tài chính (trường hợp doanh nghiệp xếp loại C, mất an toàn về tài chính nhưng Người đại diện có đủ cơ sở chứng minh
trách nhiệm không thuộc về mình thì có quyền đề nghị cấp thẩm quyền xem xét,
quyết định khi tiến hành đánh giá);
Người đại diện không hoàn thành các
chủ trương, nghị quyết và sự chỉ đạo của chủ sở hữu;
b) Doanh nghiệp là đơn vị không đạt
an toàn theo quy định của Bộ Quốc phòng;
c) Là đảng viên không hoàn thành nhiệm
vụ;
d) Không thực hiện hoặc vi phạm chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; pháp luật về
phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quy định, quyết định
của Bộ Quốc phòng, bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định;
đ) Gây mất đoàn kết, chia rẽ trong nội
bộ những Người đại diện phần vốn nhà nước;
e) Vi phạm điều lệ, nội quy, quy chế
của doanh nghiệp, không chấp hành hoặc chấp hành không đúng với quyết nghị của
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên”.
Điều 2. Hiệu lực
thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 08 tháng 9 năm 2018.
Điều 3. Trách nhiệm
thi hành
Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng
cục Chính trị, Chỉ huy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Chủ nhiệm TCCT;
- Các đ/c Thứ trưởng;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ các CT CP có vốn nhà nước thuộc BQP (có
danh sách kèm theo);
- Cục Kiểm tra VB QPPL/Bộ Tư pháp;
- Công báo; Cổng TTĐT: CP, BQP;
- Lưu: VT, PC, BĐ; Quân122.
|
BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Ngô Xuân Lịch
|