ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 535/QĐ-UBND
|
Bắc Ninh, ngày
18 tháng 4 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ THANH NIÊN BẮC NINH
KHỞI NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 2018-2025
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Quyết định số
1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ
trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”;
Căn cứ Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
sáng tạo quốc gia đến năm 2025”;
Căn cứ Nghị quyết
75/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc Quy
định Hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
Căn cứ Thông báo số
577-TB/TU ngày 06/6/2017 về Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm
việc với Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bắc Ninh;
Căn cứ Thông báo kết luận
phiên họp UBND tỉnh ngày 16/3/2018;
Xét đề nghị của Tỉnh đoàn
Thanh niên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Đề án hỗ trợ Thanh niên Bắc Ninh khởi
nghiệp, giai đoạn 2018-2025 (có Đề án khèm theo).
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Tỉnh
đoàn Thanh niên; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Viện Nghiên cứu Phát triển
Kinh tế Xã hội tỉnh; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; UBND các huyện, thị xã,
thành phố và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Thành
|
ĐỀ ÁN
HỖ TRỢ THANH NIÊN BẮC NINH KHỞI NGHIỆP,
GIAI ĐOẠN 2018 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 18/ 4/2018)
I. SỰ CẦN
THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Thời gian gần đây, “Start up” -
“Khởi nghiệp” là một trong những cụm từ được nhắc nhiều nhất trong thanh niên.
Theo báo cáo về chỉ số khởi nghiệp Việt Nam năm 2014 do Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, trở thành doanh nhân đang là ước muốn của
67,2% người trưởng thành ở Việt Nam. Từ thực tiễn đó, cho thấy nhu cầu làm kinh
tế, khởi sự doanh nghiệp trong thanh niên là rất lớn. Do vậy, việc tư vấn hỗ trợ
thanh niên làm kinh tế và lập nghiệp là hết sức cần thiết. Một mặt giúp thanh
niên nắm vững kiến thức chuyên môn về kinh tế, tăng cường trao đổi kinh nghiệm
khởi sự doanh nghiệp, quản lý và điều hành doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm
cho xã hội. Mặt khác, giúp thanh niên phát huy tốt sở trường, năng khiếu, đóng
góp sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đề án xây dựng nhằm phát huy
vai trò xung kích của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội, lập thân, lập
nghiệp. Nâng cao trách nhiệm của các cấp bộ Đoàn, Hội trong việc tuyên truyền,
nâng cao nhận thức tư vấn hỗ trợ và triển khai có hiệu quả chủ trương của Đảng
và nhà nước về khởi nghiệp, về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh.
1. Cơ sở thực tiễn
Môi trường kinh doanh Việt Nam
trong những năm gần đây đã có những chuyển biến đáng kể, tiếp tục tăng thu hút
đầu tư trong và ngoài nước, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và tạo công
ăn việc làm cho hàng triệu lao động mỗi năm mặc dù có những biến động của kinh
tế thế giới và những thách thức nội tại. Để đạt được những kết quả đó, trước
tiên phải kể đến định hướng và đường lối đúng đắn của Đảng, cùng những quyết
tâm của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành nền kinh tế. Nhưng trên hết, đó là sự
cố gắng của cộng đồng xã hội, của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp đã vững vàng
trong khó khăn và cùng nỗ lực hết mình để tiếp tục vươn lên. Tinh thần khởi
nghiệp, bản lĩnh doanh nhân đã góp phần thúc đẩy môi trường kinh doanh Việt Nam
ngày một khởi sắc.
Những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã
có sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội
đứng trong tốp cao nhất cả nước, đưa vị thế của Bắc Ninh ngày càng nâng cao so
với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm
3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt
19,12% (kế hoạch đề ra tăng 9,0-9,2%) cao nhất cả
nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp - xây
dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3,0%.
Thu hút đầu tư được đẩy mạnh, đặc
biệt là thu hút FDI, năm 2017 đạt hơn 3 tỷ USD (đứng thứ 2 cả nước), cấp mới
đăng ký đầu tư khoảng 160 dự án mới với tổng vốn đầu tư là 600 triệu USD; cấp
điều chỉnh vốn 115 dự án với số vốn điều chỉnh tăng thêm là 2,743 tỷ USD. Hoạt
động ngoại thương tạo kỳ tích mới với kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên cán mốc
gần 30 tỷ USD, chiếm 14,9%/XK cả nước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 29,5 tỷ USD,
vượt 47,5% KH và tăng 59,5%.
Năm 2017, tổng thu ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt trên 22 nghìn tỷ đồng, vượt 19% dự toán năm.
Các mặt văn hóa xã hội, an sinh
xã hội có nhiều tiến bộ; Cải cách hành chính được đẩy mạnh, quốc phòng an ninh
được tăng cường, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích
cực.
2. Căn cứ xây dựng đề án
- Căn cứ vào Nghị quyết số
19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những
nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia năm 2017 định hướng đến năm 2020; Quyết
định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề
án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; Quyết
định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề
án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đến
năm 2025”; Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về Phê duyệt Chiến lược
phát triển thanh niên Việt Nam, giai đoạn 2011-2020; Chỉ thị 06/2005/CT-TTg ngày
21/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát huy vai trò của thanh niên tham
gia phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
- Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 - 2020; Nghị quyết
75/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc Quy
định Hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại kỳ họp HĐND tỉnh khóa
XVIII, kỳ họp thứ sáu; Thông báo Kết luận số 577-TB/TU ngày 06/6/2017 của Văn
phòng Tỉnh ủy về việc Thông báo Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại buổi
làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bắc Ninh.
- Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2017 - 2022 xác định nhiệm vụ cơ bản “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” là một trong ba chương trình đồng hành với thanh niên nhằm phát
huy hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo vệ, chăm lo nhu cầu, nguyện vọng
chính đáng, định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên. Nghị quyết chỉ rõ, tổ chức
Đoàn các cấp cần tăng cường các hoạt động đào tạo, tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi
nghiệp, phát triển các mô hình hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp, khuyến
khích, động viên thanh niên nông thôn lập nghiệp tại quê hương.
- Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2017-2022 đã xác định rõ xây dựng đoàn
vững mạnh; Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa;
phát huy thanh niên xung kích, tình nguyện, sáng tạo xây dựng và bảo vệ tổ quốc
quyết tâm xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào
năm 2022 là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của nhiệm kỳ Đại hội. Theo đó vận động
thanh niên và tạo điều kiện tốt nhất để thanh niên thể hiện trách nhiệm, thi
đua lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng là một nhiệm vụ quan trọng của tổ
chức Đoàn các cấp.
- Tháng 11/2014, Luật Doanh nghiệp
và Luật Đầu tư đã được Quốc hội thông qua. Đây là hai Văn bản Luật được đánh
giá là đi đầu về cải cách hành chính cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Liên quan
đến quy định về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014 đã
ban hành danh mục 267 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, đối với những
ngành nghề không thuộc lĩnh vực cấm và không thuộc danh mục 267 ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh mà không phải
xin phép bất cứ cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào, điều này sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động khởi nghiệp của thanh niên.
II. MỤC TIÊU CỦA
ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu
a. Mục tiêu tổng quát
Khơi dậy và hun đúc tinh thần khởi
nghiệp, tinh thần doanh nhân trong đội ngũ thanh niên, doanh nghiệp; Khơi dậy
tính sáng tạo, năng động trong sản xuất lao động và tinh thần sẵn sàng dám
nghĩ, dám làm, tạo động lực mạnh mẽ để các thành phần thanh niên khác nhau ra sức
sáng tạo khởi nghiệp, chung tay xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc
trung ương vào năm 2022.
Xây dựng không gian khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo, ươm tạo ý tưởng khởi nghiệp; Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn
Thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên trong sáng kiến tổ chức phong trào, sự kiện
tiếp sức khởi nghiệp.
b. Mục tiêu cụ thể
- 100% cán bộ đoàn và trên 80%
Đoàn viên thanh niên được tuyên truyền nâng cao nhận thức về chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước, trong lĩnh vực phát triển kinh tế, việc làm, khởi
nghiệp.
- Có trên 80%
cán bộ Đoàn, Hội chuyên trách các cấp, các ngành tham gia triển khai đề án được
tập huấn nâng cao nhận thức và phương pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh doanh.
- Hỗ trợ ít nhất 30 mô hình
khởi nghiệp sáng tạo do thanh niên làm chủ.
- Hỗ trợ ít nhất 800 thanh
niên khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh.
- Hàng năm Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn
tổ chức tuyên dương 10 dự án (mô hình) khởi nghiệp sáng tạo và hỗ trợ kết
nối các Dự án đạt giải trong Cuộc thi Ý tưởng thanh niên khởi nghiệp tỉnh Bắc
Ninh từ các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh.
- Đến năm 2021, mỗi tổ chức Đoàn cấp
huyện hình thành ít nhất 05 mô hình hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh
doanh trong thanh niên tại địa phương.
2. Đối tượng và phạm vi thực hiện
của Đề án
a. Đối tượng
Thanh niên Bắc Ninh đang sinh sống,
học tập, lao động trong tỉnh có nhu cầu khởi nghiệp, có ý tưởng sáng tạo về khởi
nghiệp, ưu tiên thanh niên thuộc hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, thanh niên
khuyết tật, thanh niên thuộc khu vực thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội.
Thanh niên địa phương khác có nhu
cầu khởi nghiệp lâu dài và gắn bó tại tỉnh Bắc Ninh (Cam kết đóng góp cho tỉnh
từ ít nhất 10 năm trở lên).
Các tổ chức do thanh niên thành lập
và làm chủ (hợp tác xã, tổ sản xuất, câu lạc bộ, doanh nghiệp…) có nhu cầu tư vấn
hỗ trợ, vay vốn… để thực hiện ý tưởng lập nghiệp.
b. Phạm vi thực hiện
Đề án được thực hiện trên phạm vi
toàn tỉnh đặc biệt là các khu vực tập trung đông thanh niên nông thôn, thanh
niên công nhân, khu vực áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến.
III. THỜI GIAN
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Thời gian thực hiện Đề án từ năm
2018 đến hết năm 2025.
IV. CÁC NỘI
DUNG, GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ ÁN
1. Công tác truyền thông Hỗ trợ
thanh niên Bắc Ninh khởi nghiệp
1.1. Các giải pháp chung
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, liên quan đến vấn
đề hỗ trợ Khởi nghiệp qua đó góp phần nhận thức khởi nghiệp cho thanh niên.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
của thanh niên, các cấp, các ngành về sự cần thiết phải xây dựng hệ sinh thái
khởi nghiệp.
- Tổ chức kết nối, hỗ trợ thanh
niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh phát hiện và nhân rộng các mô hình thanh
niên khởi nghiệp được hỗ trợ hoạt động hiệu quả.
- Xây dựng chương trình truyền
thông, tư vấn, hướng nghiệp, khởi nghiệp, quảng bá các sản phẩm khởi nghiệp; biểu
dương, tôn vinh, khen thưởng các cá nhân và tập thể tiêu biểu.
1.2. Các giải pháp cụ thể để
triển khai hoạt động tuyên truyền, truyền thông về khởi nghiệp
1.2.1. Tổ chức các cuộc thi,
xây dựng phóng sự thanh niên khởi nghiệp
- Tổ chức cuộc thi Ý tưởng thanh
niên Bắc Ninh khởi nghiệp hàng năm.
- Định kỳ hàng năm tổ chức “Diễn
đàn thanh niên khởi nghiệp” hoặc Hội thảo “Giải pháp hỗ trợ thanh niên
khởi nghiệp” đề xuất các kiến nghị về cơ chế, chính sách cần thiết hỗ trợ
thanh niên khởi nghiệp.
- Hàng quý xây dựng phóng sự “Tuổi
trẻ Bắc Ninh khởi nghiệp” để tuyên truyền về kiến thức, tấm gương, câu chuyện
khởi nghiệp, cơ hội khởi nghiệp đồng thời phản ánh các nguyên nhân thất bại
trong khởi nghiệp để rút kinh nghiệm.
- Lồng ghép hiệu quả công tác truyền
thông tại các buổi sinh hoạt Chi Đoàn, trong các CLB tổ, đội nhóm của thanh
niên…
1.2.2. Xây dựng chuyên mục trên cuốn Bản tin thanh niên, website
- Nội dung chuyên mục gồm có: dự
án khởi nghiệp cần gọi vốn, các quỹ đầu tư mới và các hướng ưu tiên đầu tư, các
mô hình đầu tư khởi nghiệp thành công (tác động kích thích doanh nghiệp hoặc cá
nhân có tiền đầu tư và khuyến khích thanh niên khởi nghiệp tích cực đổi mới
sáng tạo), chuyên mục: Cơ hội khởi nghiệp (phân tích các cơ hội mới trong quá
trình khởi nghiệp), chuyên mục: Cẩm nang khởi nghiệp, các dịch vụ hỗ trợ khởi
nghiệp mới, các cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp, danh sách các tổ chức hỗ trợ khởi
nghiệp, các chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp.
- Xây dựng Fanpage: Thanh niên Bắc Ninh khởi nghiệp gồm các
mục: khởi nghiệp trong tỉnh, vốn cần người, người cần vốn, cơ hội hợp tác khởi
nghiệp, cơ hội hợp tác đầu tư, mạng lưới nhà đầu tư và quỹ, mạng lưới dịch vụ hỗ
trợ khởi nghiệp, cổng đào tạo khởi nghiệp online.
+ Kết nối mạng lưới khởi nghiệp
trong và ngoài tỉnh dần trở thành hệ sinh thái khởi nghiệp online
+ Kết nối, phát huy vai trò các chuyên
gia có năng lực, tâm huyết hỗ trợ chung cho phong trào khởi nghiệp của thanh
niên toàn tỉnh.
+ Hỗ trợ việc đào tạo, bỗi dưỡng
nâng cao kiến thức chuyên môn cho phong trào khởi nghiệp toàn tỉnh.
2. Tổ chức các chương trình
tuyên dương, tôn vinh cá nhân khởi nghiệp và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu
biểu
- Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn định kỳ
hàng năm sẽ tổ chức các chương trình tuyên dương các cá nhân, doanh nghiệp
thanh niên khởi nghiệp thành công, mang lại hiệu ứng xã hội tốt. Đặc biệt ưu
tiên vinh danh những doanh nghiệp khởi nghiệp có nhiều đóng góp cho cộng đồng,
hướng về cộng đồng, chất lượng sản phẩm an toàn, chung tay bảo vệ môi trường,
phát triển bền vững.
- Đối với các thanh niên khởi nghiệp
xuất sắc
+ Duy trì giải thưởng thanh niên
khởi nghiệp cấp tỉnh hàng năm
+ Thường xuyên đăng tin bài về mô
hình, gương khởi nghiệp tiêu biểu trên chuyên mục Khởi nghiệp – Bản tin thanh
niên hàng tháng và website: www.tinhdoanbacninh.gov.vn
3. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho thanh niên về
khởi nghiệp
- Tập huấn, trang bị kiến thức về
các cơ hội đầu tư trong khởi nghiệp cho Nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trẻ năng động.
- Tập trung đào tạo về khởi nghiệp cho các thành phần thanh niên khác nhau: thanh
niên nông thôn, đô thị, sinh viên,
doanh nhân trẻ mới khởi nghiệp.
- Kết nối mạng lưới các cơ sở đào
tạo về sáng tạo khởi nghiệp.
- Đào tạo, tập huấn kỹ năng, nhận
thức đúng đắn cho thanh niên, sinh viên trước khi khởi nghiệp về tri thức, kỹ
năng, thách thức, vượt qua tâm lý thất bại trong khởi nghiệp.
- Tập trung đào tạo về khởi nghiệp
cho các thành phần thanh niên:
+ Thanh niên nông thôn: Hỗ trợ ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết chuỗi giá trị.
+ Thanh niên đô thị: Hỗ trợ lựa chọn
ngành nghề, lĩnh vực khởi nghiệp, lập nghiệp...
+ Sinh viên: Hỗ trợ các ý tưởng
sáng tạo khởi nghiệp, tìm kiếm nhà đầu tư.
+ Doanh nhân trẻ: Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh
doanh và quản trị doanh nghiệp.
- Xây dựng, tổ chức các khóa đào tạo,
các phiên giới thiệu việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức các hội thảo, các lớp
đào tạo kỹ năng khởi nghiệp, định hướng ngành nghề, trang bị các kỹ năng để
thanh niên có thể tự tin và kiến thức để khởi nghiệp thành công.
- Tổ chức các chương trình thực tế
về khởi nghiệp thông qua việc nghiên cứu học tập các mô hình khởi nghiệp thành
công trong tỉnh và tại những địa phương có các yếu tố, điều kiện tương đồng với
tỉnh Bắc Ninh. Từ đó giúp thanh niên, chủ các mô hình, ý tưởng khởi nghiệp đúc
rút kinh nghiệm và quyết tâm, tự tin khởi nghiệp thành công.
4. Huy
động các điều kiện và nguồn
vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
- Tham mưu với Thường trực Tỉnh ủy,
HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn cho vay 20 tỷ đồng để hỗ trợ thanh
niên khởi nghiệp (cấp ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh).
- Tăng cường các hoạt động kết nối
các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, các tổ chức khác tham gia đồng hành, hỗ
trợ nguồn lực cho thanh niên khởi nghiệp.
- Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi
từ các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cho dự án khởi nghiệp của
thanh niên hoặc liên doanh, liên kết với thanh niên để khởi nghiệp.
- Kết nối, liên kết giới thiệu các
mô hình khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên với Quỹ Khởi nghiệp Quốc gia.
- Phối hợp với các ban ngành, cơ
quan tổ chức Hội chợ giới thiệu các sản phẩm khởi nghiệp, các mô hình khởi nghiệp
thành công.
- Củng cố vai trò Câu lạc bộ Đầu
tư khởi nghiệp tỉnh Bắc Ninh nhằm định hướng, nuôi dưỡng, kết nối những ý
tưởng kinh doanh, dự án khởi nghiệp với các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng nhằm
giúp thanh niên khởi nghiệp thành công.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
Tổng kinh phí thực hiện Đề án
“Thanh niên Bắc Ninh khởi nghiệp” giai đoạn 2018 - 2025 gồm 2 phần:
1. Kinh phí hỗ trợ vay vốn
khởi nghiệp với lãi suất ưu đãi: 20 tỷ đồng (cấp ủy thác qua Chi nhánh Ngân
hàng Chính sách Xã hội tỉnh ) chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 2018 - 2021
(04 năm): 10 tỷ đồng
Giai đoạn 2: Từ năm 2022 - 2025
(04 năm): 10 tỷ đồng
2.
Kinh phí tổ chức các hoạt động (truyền thông, hội thảo, chương trình thực tế học
tập kinh nghiệm khởi nghiệp trong tỉnh và các tỉnh bạn, cuộc thi ý tưởng khởi
nghiệp và tôn vinh các cá nhân tập thể Khởi nghiệp xuất sắc hàng năm: 500 triệu
đồng/năm.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Tỉnh Đoàn Bắc Ninh
- Mời các chuyên gia tham gia và
thành lập Ban soạn thảo Đề án, Hội đồng thẩm định dự án, tổ tư vấn trợ giúp các
Mô hình khởi nghiệp. Giao Ban Đoàn kết tập hợp Thanh niên là đơn vị thường trực
tham mưu để triển khai thực hiện Đề án.
- Phối hợp với Hội Liên hiệp thanh
niên tỉnh chỉ đạo Hội Doanh nhân trẻ tỉnh: Tích cực tham gia hỗ trợ tốt hơn cho
các hoạt động khởi nghiệp như tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm; Hội viên Hội Doanh
nhân trẻ huyện, thị xã, thành phố nhận bảo trợ, đỡ đầu cho các Câu lạc bộ khởi
nghiệp tại địa phương.
- Hệ thống Bản tin thanh niên,
website Tỉnh Đoàn: Tăng cường công tác truyền thông về gương khởi nghiệp tiêu
biểu, câu chuyện khởi nghiệp cả thành công lẫn thất bại... góp phần nâng cao nhận
thức của xã hội về khởi nghiệp.
2. Các huyện thị, thành đoàn và
đoàn trực thuộc
- Xây dựng, triển khai kế hoạch
phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, địa phương.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức; Tích cực trong công tác tìm kiếm, hỗ trợ mô hình (dự án)
thanh niên khởi nghiệp. Đề xuất các mô hình thanh niên khởi nghiệp với cấp tỉnh.
- Gắn quá trình triển khai thực hiện
đề án với hoạt động củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các Câu
lạc bộ, Hội Doanh Nhân trẻ các địa phương.
VII. HIỆU
QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
- Khi được triển khai, Đề án sẽ có
tác động trực tiếp đến đông đảo thanh niên có khát vọng khởi nghiệp là cơ sở để
tạo việc làm cho thanh niên, giải quyết các vấn đề thất nghiệp. Nhiều cơ sở sản
xuất nhỏ hiệu quả sẽ được tạo ra, làm động lực cho các thanh niên làm giàu ngay
tại chính mảnh đất quê hương. Từ đó tạo ra nhiều việc làm, tăng năng suất lao động,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Đề án là cơ sở kích thích khát vọng
làm giàu chính đáng, xung kích trong phát triển kinh tế của thanh niên.
- Đề án Hỗ trợ thanh niên khởi
nghiệp sẽ phát huy vai trò xây dựng tìm kiếm các ý tưởng khởi nghiệp, lập nghiệp
mới sáng tạo, đổi mới phương thức kinh doanh - sản xuất của thanh niên, hỗ trợ
thanh niên làm kinh tế, nâng cao vị thế của thanh niên trong việc góp phần xây
dựng phấn đấu đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào
năm 2022./.