Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 28/2004/QĐ-TTg tổ chức lại sản xuất thực hiện giải pháp xử lý khó khăn nhà máy Công ty Đường

Số hiệu: 28/2004/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 04/03/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 28/2004/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 28/2004/QĐ-TTG NGÀY 04 THÁNG 3 NĂM 2004 VỀ TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY VÀ CÔNG TY ĐƯỜNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nuớc và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;
Xét đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy, công ty đường (trong Quyết định này gọi chung là Nhà máy), nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp đường tiếp tục phát triển, thực hiện mục tiêu 1 triệu tấn đường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.

Điều 2. Căn cứ thực trạng về công nghệ, khả năng cung ứng nguyên liệu và tình hình tài chính, thực hiện phân loại các nhà máy đường theo 3 nhóm như sau:

Nhóm 1: Các Nhà máy đang hoạt động có hiệu quả cần tiếp tục duy trì hiện trạng và có chính sách hỗ trợ để phát triển tốt hơn;

Nhóm 2: Các Nhà máy phải tiến hành sắp xếp lại, thực hiện cổ phần hoá (nhà nước không nhất thiết phải giữ cổ phần) hoặc thí điểm : bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp;

Nhóm 3: Các Nhà máy phải di chuyển đến địa điểm mới hoặc dừng sản xuất.

Danh sách phân loại cụ thể nhóm các Nhà máy nêu tại phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Thực hiện các giải pháp xử lý khó khăn cho các Nhà máy sau khi phân loại.

1. Đối với các Nhà máy thuộc nhóm 1:

a/ Xoá nợ khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng chưa nộp về thuế giá trị gia tăng phát sinh từ năm 2001-2003 đối với sản phẩm đường và sản phẩm có sử dụng phụ phẩm, phế liệu thu hồi từ sản xuất đường. Số tiền xoá nợ không vượt quá số lỗ phát sinh luỹ kế đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Nhà máy.

b/ Đối với Nhà máy là công ty cổ phần vay vốn tín dụng để đầu tư xây dựng nhà máy hoặc Nhà máy thuộc doanh nghiệp nhà nước vay vốn của các tổ chức tín dụng trong nước để góp vốn pháp định trong các liên doanh sản xuất chế biến đường, ngoài việc xoá nợ khoản nộp ngân sách nêu trên còn được áp dụng mức lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 đối với các khoản vay trong nước (Quỹ Hỗ trợ phát triển, các ngân hàng thương mại) có mức lãi suất khác nhau trong từng thời kỳ có số dư đến ngày 31 tháng 12 năm 2003.

Ngân sách nhà nước cấp bù khoản chênh lệch giữa lãi suất thương mại với mức lãi suất đã được điều chỉnh cho các tổ chức tín dụng cho vay theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Đối với các Nhà máy thuộc nhóm 2: Khi thực hiện cổ phần hoá, bán khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp, ngoài các biện pháp xử lý tồn tại và hỗ trợ tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước, được áp dụng các biện pháp hỗ trợ sau:

a/. Áp dụng mức lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 đối với các khoản vay trong nước (Quỹ Hỗ trợ phát triển, các ngân hàng thương mại) có mức lãi suất khác nhau trong từng thời kỳ có số dư đến ngày 31 tháng 12 năm 2003, kể cả khoản vay nhận nợ bắt buộc phát sinh sau ngày 01 tháng 01 năm 2004 của các dự án đầu tư xây dựng nhà máy.

Đối với các khoản nợ vay ngoại tệ từ nguồn ngoài nước (ODA, vay thương mại) để nhập khẩu thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển vùng nguyên liệu của các Nhà máy đường cho phép chuyển đổi thành vay nội tệ tương ứng từ ngày 01 tháng 01 năm 2004; tỷ giá chuyển đổi được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Việc điều chỉnh lại lãi suất vay sau khi chuyển thành nội tệ tương ứng đối với từng nguồn ngoại tệ vay của các nhà máy đường theo nguyên tắc không vượt quá mức lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển nhà nước.

Xác định lại thời hạn vay vốn đối với các khoản vay sau khi đã điều chỉnh lãi suất và vay ngoại tệ chuyển thành nội tệ, thời gian tối đa là 15 năm kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004; trường hợp thời gian vay trong các hợp đồng tín dụng đã ký trên 15 năm thì thực hiện theo thời gian trong hợp đồng tín dụng đã ký.

Ngân sách nhà nước cấp bù khoản chênh lệch giữa lãi suất thương mại với mức lãi suất đã được điều chỉnh cho các tổ chức tín dụng cho vay theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

b/ Xoá nợ lãi tiền vay đối với các khoản vay trong nước, các khoản nợ phí bảo lãnh, phí tái bảo lãnh phát sinh từ các khoản vay nước ngoài (bằng ngoại tệ, vay nhập khẩu thiết bị trả chậm) do các tổ chức tín dụng trong nước bảo lãnh cho các nhà máy đường tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2003. Bộ Tài chính hướng dẫn hạch toán và xử lý các khoản xoá nợ trên theo chế độ tài chính, luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức tín dụng.

c/ Xoá nợ khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng chưa nộp về thuế giá trị gia tăng phát sinh từ năm 2001-2003 đối với sản phẩm đường và sản phẩm có sử dụng phụ phẩm, phế liệu thu hồi từ sản xuất đường. Số tiền xoá nợ không vượt quá số lỗ phát sinh luỹ kế đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Nhà máy.

d/ Cấp bù chênh lệch tỷ giá ngoại tệ vay nhập khẩu thiết bị (kể cả nợ vay nhập khẩu thiết bị trả chậm) phát sinh đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 nhưng chưa được xử lý. Bộ Tài chính căn cứ số liệu cụ thể của từng nhà máy đường để giải quyết.

đ/ Các khoản lỗ của các Nhà máy khi thực hiện cổ phần hoá hoặc thí điểm bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp được xử lý theo quy định của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu. Đối với các Nhà máy đã hoàn thành chuyển đổi sở hữu đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, khoản lỗ phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chuyển sang công ty cổ phần được điều chỉnh giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

e/ Đối với khối lượng xây dựng cơ bản thuộc dự án đầu tư Nhà máy đường đã hoàn thành và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán theo đúng quy định hiện hành của Nhà nuớc, nhưng chưa được vay vốn để thanh toán cho các nhà thầu, thì Quỹ Hỗ trợ phát triển cho vay với lãi suất hiện hành của tín dụng đầu tư phát triển nhà nước. Thời hạn cho vay vốn thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Quyết định này.

3. Đối với các Nhà máy thuộc nhóm 3:

a/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc di chuyển Nhà máy Đường Quảng Bình, Nhà máy Đường Quảng Nam đến địa điểm mới phù hợp với quy hoạch phát triển ngành mía đường và vùng nguyên liệu. Việc di chuyển Nhà máy phải trên cơ sở Dự án đầu tư di chuyển nhà máy, phương án tài chính, sắp xếp lại doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo 2 Nhà máy đường lập Dự án đầu tư di chuyển, chính sách hỗ trợ, phương án xử lý nợ của Nhà máy và vùng nguyên liệu. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

b/ Dừng sản xuất chế biến đường của Công ty Đường rượu bia Việt Trì (nay là Công ty Bia rượu VIGER), thực hiện các giải pháp tài chính, lao động như sau:

- Thực hiện thanh lý, nhượng bán tài sản theo quy chế tài chính hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Đối với các khoản lỗ, nợ phải thu khó đòi phát sinh trước thời điểm dừng sản xuất đường, sử dụng nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp để xử lý. Đối với các khoản vay ngân hàng để đầu tư sản xuất chế biến đường của doanh nghiệp còn tồn đọng thực hiện phương án xử lý nợ theo đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đối với các khoản vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp, giao Quỹ Hỗ trợ phát triển xây dựng phương án xử lý các khoản nợ đầu tư xây dựng Nhà máy và vùng nguyên liệu của Nhà máy trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

- Cơ chế hỗ trợ đối với lao động dôi dư sau khi dừng sản xuất áp dụng theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ đối với người lao động.

c/ Các doanh nghiệp nhà nước khác có sản xuất chế biến đường phải dừng sản xuất để thực hiện sắp xếp lại, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh cũng được xử lý tài chính và chính sách cho người lao động dôi dư của doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản này.

Điều 4. Về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu.

1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh có Nhà máy đường phải tập trung chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng: trồng đủ diện tích theo quy hoạch, nhân nhanh diện tích mía giống mới có năng suất, chữ đường cao; đẩy mạnh thâm canh, nhất là áp dụng phương pháp trồng có tưới để nâng cao năng suất. Từ năm 2006 năng suất mía bình quân phải đạt trên 60 tấn/ha, chữ đường đạt trên 10 CCS đối với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và phía Bắc và năng suất đạt trên 90 tấn/ha, chữ đường đạt trên 8 CCS đối với các tỉnh phía Nam, bảo đảm có đủ nguyên liệu mía cho nhà máy ép đạt công suất thiết kế.

Chỉ đạo các Nhà máy lập dự án đầu tư phát triển giống mía, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (thuỷ lợi, giao thông) vùng nguyên liệu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Các dự án phát triển vùng nguyên liệu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước do Quỹ Hỗ trợ phát triển hướng dẫn và xử lý cụ thể. Nếu vay vốn tín dụng thương mại để đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu được áp dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện hành. Ngân sách nhà nước hỗ trợ: nhập khẩu và nhân giống mới; đầu tư hồ chứa nước, công trình thủy lợi đầu mối (kênh cấp 1,2) và giao thông trong vùng nguyên liệu. ủy ban nhân dân các tỉnh có kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách địa phương để đầu tư hạ tầng ngoài Nhà máy và ngoài vùng nguyên liệu.

3. Các nhà máy phải có kế hoạch và giải pháp phát triển vùng nguyên liệu mía và ký hợp đồng tiêu thụ mía với người trồng mía theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Các Nhà máy thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ mía với người trồng mía được áp dụng các chính sách ưu đãi quy định tại Quyết định về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.

Điều 5. Tổ chức chỉ đạo thực hiện.

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : chủ trì phối hợp với các Bộ ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan rà soát, đánh giá lại quy hoạch tổng thể chương trình mía đường, trước mắt duy trì mức sản xuất 1,0 triệu tấn đường; việc mở rộng, tăng công suất nhà máy phải được xem xét từng trường hợp cụ thể.

- Hướng dẫn các địa phương giải pháp hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm đối với nơi có vùng nguyên liệu mà Nhà máy phải dừng sản xuất hoặc di chuyển.

- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Hiệp hội Mía đường Việt Nam xây dựng, ban hành quy chế phối hợp giữa các Nhà máy trên phạm vi cả nước trong việc sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu và đường, khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán, phá giá thị trường gây thiệt hại cho nhà máy và người trồng mía.

2. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn xử lý khó khăn về tài chính và nội dung có liên quan cho các Nhà máy đường theo Quyết định này.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh có nhà máy đường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các Nhà máy đường xây dựng phương án sắp xếp lại và phê duyệt phương án sắp xếp, chuyển đổi sở hữu các Nhà máy đường theo nội dung Quyết định này, thời gian hoàn thành trước 30 tháng 6 năm 2004.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện và chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh có nhà máy đường tổng hợp kết quả, triển khai, thực hiện Quyết định này, định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5. Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc triển khai, thực hiện phương án sắp xếp, chuyển đổi sở hữu các Nhà máy.

6. Thời gian thực hiện và hoàn thành việc sắp xếp, chuyển đổi các Nhà máy đường trong 2 năm 2004 - 2005.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

Điều 7. Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có Nhà máy chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

DANH SÁCH

PHÂN LOẠI, TỔ CHỨC LẠI CÁC NHÀ MÁY, CÔNG TY ĐƯỜNG
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2004)

I. NHÓM 1: CÁC NHÀ MÁY TIẾP TỤC DUY TRÌ HIỆN TRẠNG VÀ CÓ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỂ PHÁT TRIỂN TỐT HƠN.

1) Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn.

2) Công ty cổ phần Mía đường La Ngà.

3) Công ty cổ phần Đường Bình Định.

4) Công ty liên doanh Mía đường Nghệ An Tate and Lyle.

5) Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan.

6) Công ty TNHH Quốc tế Nagarjuna Long An.

7) Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam.

8) Công ty TNHH Mía đường Bourbon Tây Ninh.

9) Công ty liên doanh Mía đường Bourbon - Gia Lai.

II. NHÓM 2: CÁC NHÀ MÁY PHẢI TIẾN HÀNH SẮP XẾP LẠI, THỰC HIỆN CỔ PHẦN HOÁ HOẶC THÍ ĐIỂM BÁN, KHOÁN KINH DOANH VÀ CHO THUÊ DOANH NGHIỆP.

1) Công ty Đường Sơn Dương thuộc Tổng công ty Mía đường I.

2) Công ty Đường Nông Cống thuộc Tổng công ty Mía đường I.

3) Công ty Mía đường Trà Vinh thuộc Tổng công ty Mía đường I.

4) Công ty Mía đường Tuy Hoà thuộc Tổng công ty Mía đường II.

5) Công ty Mía đường Đồng Xuân thuộc Tổng công ty Mía đường II.

6) Công ty Đường Bình Dương thuộc Tổng công ty Mía đường II.

7) Công ty Đường Hiệp Hoà thuộc Tổng công ty Mía đường II.

8) Nhà máy Đường Quảng Phú thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi.

9) Nhà máy Đường An Khê thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi.

10) Nhà máy Đường Phổ Phong thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi.

11) Nhà máy Đường Kon Tum thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi.

12) Công ty Mía đường Hoà Bình.

13) Công ty Mía đường Cao Bằng.

14) Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang (Công ty mía đường).

15) Công ty Mía đường Sơn La.

16) Công ty Mía đường Sông Lam.

17) Công ty Mía đường Sông Con - Nghệ An

18) Công ty Mía đường Đắc Nông.

19) Công ty Mía đường 333.

20) Nhà máy Đường Ninh Hoà thuộc Công ty Đường Khánh Hoà.

21) Công ty Mía đường Phan Rang.

22) Công ty Mía đường Trị An.

23) Công ty Mía đường Tây Ninh.

24) Nhà máy Đường thô Tây Ninh thuộc Công ty CP Đường Biên Hoà.

25) Công ty Đường Bến Tre.

26) Xí nghiệp Đường Vị Thanh thuộc Công ty Mía đường Cần Thơ.

27) Xí nghiệp Đường Phụng Hiệp thuộc Công ty Mía đường Cần Thơ.

28) Công ty Mía đường Sóc Trăng.

29) Công ty Mía đường Kiên Giang.

30) Nhà máy Đường Thới Bình.

31) Nhà máy Đường Cam Ranh thuộc Công ty Đường Khánh Hoà.

32) Công ty Đường Bình Thuận thuộc Tổng công ty Mía đường II.

III. NHÓM 3: CÁC NHÀ MÁY PHẢI DI CHUYỂN HOẶC DỪNG SẢN XUẤT.

1) Công ty mía đường Quảng Nam thuộc Tổng công ty Mía đường II.

2) Công ty đường Quảng Bình thuộc Tổng công ty Mía đường I.

3) Công ty Bia rượu VIGER thuộc Tổng Công ty Mía đường I.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
--------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 28/2004/QD-TTg

Hanoi, March 4, 2004

 

DECISION

ON REORGANIZING THE PRODUCTION OF, AND APPLYING A NUMBER OF MEASURES TO REMOVE DIFFICULTIES FOR, SUGAR PLANTS AND COMPANIES

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Resolution of the 3rd plenum of the IXth Party Central Committee on continued reorganization, renovation, development and raising of the business efficiency of State enterprises and the Resolution of the 5th plenum of the IXth Party Central Committee on agricultural and rural industrialization and modernization;
At the proposals of the Minister of Planning and Investment, the Minister of Agriculture and Rural Development, the Minister of Finance, the Vietnam State Bank Governor and the general director of the Development Assistance Fund,

DECIDES:

Article 1.- To reorganize the production of, and apply a number of measures to remove difficulties for, sugar plants and companies (hereinafter referred collectively to as plants) with a view to creating conditions for the sugar industry to continue its development and to achieve the target of one million tons of sugar, thus contributing to economic restructuring, job creation and the acceleration of the process of agricultural and rural industrialization and modernization.

Article 2.- On the basis of their current technological conditions, raw material-supplying capability and financial situation, the sugar plants are classified into 3 following groups:

Group 1: Plants which operate efficiently and need to be continually maintained in status quo and to enjoy support policies for better development;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Group 3: Plants which must be relocated and stop their production.

The list of specific groups of plants is mentioned in the Appendix to this Decision.

Article 3.- Applying measures to remove difficulties for plants after their classification

1. For Group 1-plants:

a/ Forgiving debt amounts payable into the State budget but not yet paid regarding added value tax arising in 2001 thru 2003 on sugar products and products using byproducts, discarded materials recovered from sugar production. The forgiven debt amounts shall not exceed the plants' arising loss amounts accumulated up to December 31, 2003.

b/ For plants being joint-stock companies which borrow credit capital for investment in the construction of plants or plants being State enterprises which borrow capital of domestic credit institutions to contribute legal capital to sugar- manufacturing or - processing joint ventures, apart from the remission of the above-mentioned budget remittance amounts, they shall be entitled to the current interest rates of the State's development investment credits as from January 1, 2004 for domestic loans (the Development Assistance Fund, commercial banks) at different interest rates in each period with balance by December 31, 2003.

The State budget shall offset the difference between the commercial interest rates and the interest rates already adjusted for the lending credit institutions under each guidance of the Finance Ministry.

2. For Group 2-plants: Upon the equitization, sale, business contracting or lease of enterprises, apart from the measures to settle the existing problems and provide financial support according to the State's current regulations, they shall be entitled to the application of the following support measures:

a/ Applying the current interest rates of the State's development investment credit as from January 1, 2004 for domestic loans (the Development Assistance Fund, commercial banks) at different interest rates in each period with balance by December 31, 2003, including loans as compulsory debt acknowledgement arising after January 1, 2004 of the investment projects on construction of plants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To re-determine the capital-borrowing terms for loans after the adjustment of interest rates and conversion of foreign-currency loans into domestic-currency loans, the maximum duration shall be 15 years as from January 1, 2004; where the borrowing terms in the signed credit contracts exceed 15 years, the durations in the signed credit contracts shall apply.

The State budget shall offset the differences between the commercial interest rate and the interest rates already adjusted for the lending credit institutions under the Finance Ministry's guidance.

b/ Remitting loan interest debts for domestic loans, underwriting and re-underwriting charge debts arising from foreign loans (in foreign currencies, borrowings for import of equipment with deferred payment) underwritten by domestic credit institutions for sugar plants by December 31, 2003. The Finance Ministry shall guide the accounting and handling of the above forgiven debts according to the financial regimes and the enterprise income tax law for credit institutions.

c/ Remitting State budget remittances payable but not yet paid regarding added value tax having arisen in 2001 thru 2003 for sugar products and products using byproducts, discarded materials recovered from sugar production. The forgiven debt amounts shall not exceed the plants' loss amounts accumulated up to December 31, 2003.

d/ Offsetting the differences between exchange rates of foreign currencies borrowed for import of equipment (including loans borrowed for import of equipment with deferred payment) having arisen by December 31, 2003 but not yet handled. The Finance Ministry shall base itself on the concrete data of each sugar plant for settlement.

e) Losses suffered by plants upon their equitization or experimental sale, business contracting or lease shall be handled according to the Government's regulations for State enterprises subject to equitization and ownership conversion. For enterprises which have already completed the ownership conversion and registered their business under the Enterprise Law, the loss amounts having arisen from the time of determining the value of enterprises to the time of conversion into joint-stock companies, they shall be entitled to decrease adjustment of State capital at the enterprises.

f/ For capital construction volumes under projects on investment in sugar plants, which have been completed and the settlement thereof have been already approved by competent authorities strictly according to the current regulations of the State, but capital has not yet been borrowed for payment to contractors, the Development Assistance Fund shall provide loans at the current interest rates of the State's development investment credit. The capital-lending terms shall comply with the provisions at Point a, Clause 2, Article 3 of this Decision.

3. For Group 3-plants:

a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide on the relocation of the sugar plants of Quang Binh and Quang Nam to new places suitable to the plannings on development of sugar and sugarcane industry and the raw material zones. The plant relocation must be based on investment projects on relocation of plants, financial schemes, reorganization of enterprises, already approved by competent authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To stop the sugar production and processing by Viet Tri sugar, liquor and beer company (now the beverage company VIGER), applying the following financial and labor solutions:

- Liquidating, selling assets according to the current financial regulations for State enterprises.

- For losses, receivable bad debts having arisen before the time of stopping sugar production, the sources of expenses for reform of enterprises shall be used to handle them. For amounts borrowed from banks for investment in sugar production and processing by the enterprises, which remain outstanding, the debt-handling plans shall comply with the scheme on handling of outstanding debts of commercial banks, already approved by the Prime Minister.

For amounts borrowed from the Development Assistance Fund by enterprises, the Development Assistance Fund is assigned to work out plans on handling of debts for investment in construction of plants and their raw-materials zones and submit them to the Prime Minister for consideration and decision.

- The mechanism to support redundant laborers upon production stoppage shall comply with the provisions in the Government's Decree No. 41/2002/ND-CP of April 11, 2002 on laborers.

c/ Other State enterprises conducting sugar production and having to stop their production for reorganization, change of production and business lines shall also be entitled to financial handling and policies for redundant laborers of the enterprises under the provisions at Point b of this Clause.

Article 4.- On solutions to development of raw-materials zones

1. The People's Committees of the provinces where exist sugar plants must concentrate efforts on directing the development of sugarcane raw-materials zones along the direction of fully planting the planned areas, quickly expanding the areas under high-yield sugarcane of new strains and high sugar contents; stepping up intensive farming, particularly with the application of method of irrigated farming to raise productivity. From 2006, the average sugarcane productivity must reach over 60 tons/ha, and sugar content reaches over 10 CCS for provinces in coastal Central Vietnam, the Central Highlands and the North, and over 90 tons/ha and over 8 CCS for southern provinces, ensuring adequate sugarcane raw materials for plants to reach their designed capacity.

To direct plants to elaborate investment projects on development of sugarcane strains, investment in infrastructural development (irrigation, traffic) of raw-materials zones and submit them to competent authorities for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The plants must work out plans and solutions to development of sugarcane raw-materials zones and sign contracts on sugarcane consumption with sugarcane growers under the Prime Minister's Decision No. 80/2002/QD-TTg of June 24, 2002 on consumption of agricultural products under contracts. The plants shall sign sugarcane consumption contracts with sugarcane growers entitled to the preferential policies prescribed in the Decision on encouragement of consumption of agricultural products under contracts.

Article 5.- Directing the implementation

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and provincial People's Committees in, revising and re-assessing the general planning on sugarcane and sugar programs; for the immediate future maintain the production level of one million tons of sugar; the expansion and raising of the capacity of the plants must be considered on the case-by-case basis.

- Guiding localities in solutions to support peasants in crop restructuring, employment in raw-materials zones where the plants must stop their production or be relocated.

- Coordinating with the concerned ministries and branches as well as Vietnam Sugarcane and Sugar Association in promulgating regulations on coordination among plants nationwide in the production and consumption of raw materials sugarcane and sugar, overcoming the situation of competing in purchase and sale, devalorizing the market prices, thus causing damage to plants and sugarcane growers.

2. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Planning and Investment, Vietnam State Bank and provincial People's Committees in, guiding the handling of financial difficulties and relevant contents for sugar plants under this Decision.

3. The People's Committees of the provinces where exist sugar plants and the Ministry of Agriculture and Rural Development shall direct and guide sugar plants in working out reorganization schemes and approve schemes on reorgani-zation and ownership conversion of sugar plants in accordance with the contents of this Decision, which must be completed before June 30, 2004.

4. The Ministry of Planning and Investment shall have to examine and urge the implementation and assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches as well as People's Committees of the provinces where exist sugar plants in, synthesizing the results of implementation of this Decision and biannually report thereon to the Prime Minister.

5. The Steering Board for Renovation and Development of Enterprises shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the provincial People's Committees in directing the deployment and implementation of schemes on reorganization and ownership conversion of plants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Article 7.- The Minister of Finance, the Minister of Planning and Investment, the Minister of Agriculture and Rural Development, the Vietnam State Bank Governor, the general director of the Development Assistance Fund, the general director of Vietnam Bank for Investment and Development, the general director of Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, the general director of Vietnam Bank for Industry and Commerce, the presidents of the People's Committees of the provinces where exist sugar plants shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

LIST

OF CLASSIFIED SUGAR PLANTS AND COMPANIES TO BE REORGANIZED

(Appendix to Decision No. 28/2004/QD-TTg of March 4, 2004)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1) Lam Son sugarcane and sugar joint-stock company.

2) La Nga sugarcane and sugar joint-stock company.

3) Binh Dinh sugar joint-stock company.

4) Nghe An Tate and Lyle sugarcane and sugar joint-venture company.

5) Vietnam- Taiwan sugarcane and sugar company Ltd.

6) Long An Nagarjuna international company Ltd.

7) Vietnam KCP Industrial company Ltd.

8) Tay Ninh- Bourbon sugarcane and sugar company Ltd.

9) Gia Lai- Bourbon sugarcane and sugar company Ltd.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1) Son Duong sugar company of Sugarcane and Sugar Corporation I.

2) Nong Cong sugar company of Sugarcane and Sugar Corporation I.

3) Tra Vinh sugarcane and sugar company of Sugarcane and Sugar Corporation I.

4) Tuy Hoa sugarcane and sugar company of Sugarcane and Sugar Corporation II.

5) Dong Xuan sugarcane and sugar company of Sugarcane and Sugar Corporation II.

6) Binh Duong sugar company of Sugarcane and Sugar Corporation II.

7) Hiep Hoa sugar company of Sugarcane and Sugar Corporation II.

8) Quang Phu sugar plant of Quang Ngai sugar company.

9) An Khe sugar plant of Quang Ngai sugar company.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11) Kon Tum sugar plant of Quang Ngai sugar company.

12) Hoa Binh sugarcane and sugar company.

13) Cao Bang sugarcane and sugar company.

14) Tuyen Quang Industrial Development company (sugarcane and sugar company).

15) Son La sugarcane and sugar company.

16) Song Lam sugarcane and sugar company.

17) Song Con- Nghe An sugarcane and sugar company.

18) Dak Nong sugarcane and sugar company.

19) 333 sugarcane and sugar company.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



21) Phan Rang sugarcane and sugar company.

22) Tri An sugarcane and sugar company.

23) Tay Ninh sugarcane and sugar company.

24) Tay Ninh non-refined sugar plant of Bien Hoa sugar joint-stock company.

25) Ben Tre sugar company.

26) Vi Thanh sugar enterprise of Can Tho sugarcane and sugar company.

27) Phung Hiep sugar enterprise of Can Tho sugarcane and sugar company.

28) Soc Trang sugarcane and sugar company.

29) Kien Giang sugarcane and sugar company.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



31) Cam Ranh sugar plant of Khanh Hoa sugar company.

32) Binh Thuan sugar company of Sugarcane and Sugar Corporation II.

III. GROUP 3: PLANTS TO BE RELOCATED OR TO STOP THEIR PRODUCTION

1) Quang Nam sugarcane and sugar company of Sugarcane and Sugar Corporation II.

2) Quang Binh sugar company of Sugarcane and Sugar Corporation I

3) VIGER liquor and beer company of Sugarcane and Sugar Corporation I

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 28/2004/QĐ-TTg ngày 04/03/2004 về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy và Công ty Đường do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.509

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.75.247
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!