Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 153/2003/QĐ-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 22/09/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 153/2003/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 153/2003/QĐ-BTC NGÀY 22 THÁNG 09 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;
Căn cứ Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
Căn cứ Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg ngày 29/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010";
Căn cứ Thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Thông tư số 72/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm.

Điều 2: Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000.

Điều 3: Các doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu giám sát và gửi kết quả cho Bộ Tài chính vào thời điểm nộp báo cáo tài chính hàng năm theo quy định hiện hành.

Trường hợp kết quả tính toán của các chỉ tiêu có những biến động bất thường, các doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo ngay và giải trình những yếu tố gây nên biến động đó với Bộ Tài chính và có những biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời

Điều 4: Vụ Bảo hiểm có trách nhiệm phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm thông qua Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm và tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

Điều 5: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm được áp dụng từ năm tài chính 2003.

Điều 6: Vụ trưởng Vụ bảo hiểm, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thi hành Quyết định này.

 

 

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

 

HỆ THỐNG

 CHỈ TIÊU GIÁM SÁT DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC ngày 22/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mục đích thực hiện Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm

Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm là công cụ hỗ trợ Cơ quan quản lý bảo hiểm theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, việc chấp hành các chính sách, pháp luật Nhà nước của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm phát hiện sớm những trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán để có biện pháp khắc phục kịp thời, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm; Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm tự theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhận biết được những trường hợp bất thường để sớm có giải pháp khắc phục, phát triển.

2. Đối tượng áp dụng

Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 bao gồm: doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước; Công ty cổ phần bảo hiểm; tổ chức bảo hiểm tương hỗ; doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.

II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

1. Các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Nhóm chỉ tiêu hoạt động chung

1. 1. Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ

Mức độ thay đổi về nguồn vốn, quỹ giữa năm hiện tại và năm trước là một chỉ tiêu quan trọng xác định mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm trong năm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Chênh lệch giữa nguồn vốn, quỹ năm hiện tại và năm trước

Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ

=

 

 

 

Nguồn vốn, quỹ năm trước

1.2. Chỉ tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm trên nguồn vốn, quỹ

Nguồn vốn, quỹ của một doanh nghiệp bảo hiểm có vai trò tạo ra nguồn dự trữ để bù đắp cho các tổn thất lớn hơn mức trung bình và vượt quá khả năng chi trả của dự phòng nghiệp vụ. Chỉ tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm trên nguồn vốn, quỹ đánh giá mức độ đầy đủ của nguồn dự trữ này (không tính tới tái bảo hiểm). Chỉ tiêu có giá trị càng lớn thì doanh nghiệp càng có nhiều rủi ro đối với nguồn vốn, quỹ để đối phó với những biến động bất thường về tổn thất.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Tổng doanh thu phí bảo hiểm

Chỉ tiêu Tổng doanh thu phí bảo hiểm trên nguồn vốn, quỹ

=

Nguồn vốn, quỹ

1.3. Chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm thuần trên nguồn vốn, quỹ

Nguồn vốn, quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm có vai trò tạo ra nguồn dự trữ để bù đắp cho các tổn thất lớn hơn mức trung bình. Chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm thuần trên nguồn vốn, quỹ đánh giá mức độ đầy đủ của nguồn dự trữ này (có tính tới tái bảo hiểm). Chỉ tiêu có giá trị càng lớn thì công ty càng có nhiều rủi ro đối với nguồn vốn, quỹ để đối phó với những biến động về tổn thất.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Doanh thu phí bảo hiểm thuần

Chỉ tiêu Doanh thu phí bảo hiểm thuần trên nguồn vốn, quỹ

=

Nguồn vốn, quỹ

1.4. Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí bảo hiểm thuần

Những thay đổi lớn về doanh thu phí bảo hiểm thuần qua các năm thường là dấu hiệu của sự mất ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm tăng đột biến có thể là dấu hiệu doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào các loại hình bảo hiểm hoặc lĩnh vực hoạt động mới một cách vội vã, không tính tới hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh thu phí bảo hiểm tăng đột biến còn có thể là dấu hiệu doanh nghiệp bảo hiểm đang cố gắng tăng luồng tiền để đáp ứng các trách nhiệm chi trả bồi thường của các hợp đồng đã ký trước đây. Doanh thu phí bảo hiểm giảm mạnh có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt khai thác một số nghiệp vụ nào đó, thu hẹp phạm vi khai thác do có nhiều tổn thất ở một số nghiệp vụ, hoặc mất thị phần do cạnh tranh.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí

 

Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm hiện tại

trừ đi

Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm trước

bảo hiểm thuần

=

Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm trước

1.5. Chỉ tiêu trợ vốn trên nguồn vốn, quỹ

Việc sử dụng hợp đồng tái bảo hiểm cố định nhằm hỗ trợ về vốn có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp bảo hiểm có sự thiếu hụt về nguồn vốn, quỹ. Nếu phần lớn nguồn vốn, quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm được tạo thành từ khoản trợ vốn thông qua hình thức tái bảo hiểm thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị ảnh hưởng nếu các nhà nhận tái bảo hiểm không hợp tác hoặc gặp khó khăn về tài chính.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Trợ vốn

Chỉ tiêu trợ vốn trên nguồn vốn, quỹ

=

Nguồn vốn, quỹ

Trong đó:

Trợ vốn = Hoa hồng nhượng TBH chia cho Phí nhượng TBH nhân với 40% Phí nhượng TBH

1.6. Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường

Tỷ lệ bồi thường là một trong các chỉ tiêu thể hiện chất lượng khai thác và quản lý rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm. Là một trong hai yếu tố cấu thành chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp, tỷ lệ bồi thường có ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (không tính tới kết quả từ hoạt động đầu tư). Tỷ lệ bồi thường cao có khả năng làm cho doanh nghiệp bảo hiểm bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, làm ảnh hưởng tới khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại ± tăng/giảm dự

Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường

=

Phí bảo hiểm thuần được hưởng

1.7. Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Tỷ lệ chi phí là một trong các chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc khống chế chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tương tự như chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường, tỷ lệ chi phí là một trong hai yếu tố cấu thành chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp và do đó có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (không tính tới kết quả từ hoạt động đầu tư). Tỷ lệ chi phí cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng bất lợi tới lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm

=

Doanh thu phí bảo hiểm thuần

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ LỢI NHUẬN

1.8. Chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp

Chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp là chỉ tiêu tổng quát nhất cho biết kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (không tính tới kết quả hoạt động đầu tư tài chính). Về lâu dài, kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là yếu tố chủ yếu quyết định sự ổn định về mặt tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Chỉ tiêu này là sự kết hợp giữa chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường và chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp = Tỷ lệ bồi thường + Tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm

1.9. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, một yếu tố quan trọng đóng góp vào lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Chỉ tiêu cũng cho biết chất lượng chung của danh mục đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

2 x Thu nhập thuần hoạt động đầu tư
năm hiện tại

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư

=

 

 

 

Tiền mặt và tài sản đầu tư năm hiện tại và
năm trước trừ thu nhập thuần hoạt động
đầu tư năm hiện tại

Nhóm chỉ tiêu về tính thanh khoản

1.10. Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản

Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản là thước đo khả năng đáp ứng các nhu cầu về tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Chỉ tiêu này cũng ước định khả năng chi trả cho người tham gia bảo hiểm trong trường hợp cần thiết phải giải thể doanh nghiệp bảo hiểm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Tổng công nợ

Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản

=

Tài sản có tính thanh khoản

1.11. Chỉ tiêu nợ phí trên nguồn vốn, quỹ

Chỉ tiêu nợ phí trên nguồn vốn, quỹ cho biết mức độ phụ thuộc của khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm vào một loại tài sản thường không thể chuyển đổi thành tiền (phải thu phí bảo hiểm gốc) trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể. Ngoài ra, chỉ tiêu này cũng tương đối hiệu quả trong việc phân biệt các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh với các doanh nghiệp có vấn đề.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Phải thu phí bảo hiểm gốc

Chỉ tiêu nợ phí trên nguồn vốn, quỹ

=

Nguồn vốn, quỹ

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ

1.12. Chỉ tiêu dự phòng bồi thường trên phí bảo hiểm thuần được hưởng

Chỉ tiêu này so sánh mối liên hệ giữa dự phòng bồi thường được trích lập với phí bảo hiểm thuần được hưởng để xác định xem doanh nghiệp bảo hiểm có lập dự phòng đầy đủ cho các khiếu nại thuộc trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm không.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Dự phòng bồi thường

Chỉ tiêu dự phòng bồi thường trên phí bảo hiểm được hưởng

=

Phí bảo hiểm thuần được hưởng

2. Các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

NHÓM CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CHUNG

2.1. Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ

Mức độ thay đổi về nguồn vốn, quỹ giữa năm hiện tại và năm trước là một chỉ tiêu quan trọng xác định mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm trong năm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Chênh lệch giữa nguồn vốn, quỹ năm hiện tại và năm trước

Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ

=

 

 

 

Nguồn vốn, quỹ năm trước

2.2. Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Tỷ lệ chi phí kinh doanh (không bao gồm chi phí hoa hồng) là một trong các chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc khống chế chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ chi phí cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng bất lợi tới lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Chi phí kinh doanh (không bao gồm chi phí hoa hồng)

Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí kinh doanh

=

 

 

 

Doanh thu phí bảo hiểm thuần

2.3. Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm

Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bao gồm ba chỉ tiêu: chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm năm đầu, tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tái tục và tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm cho hợp đồng đóng phí một lần. Chỉ tiêu này xác định mức trả hoa hồng cho đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm so với doanh thu phí bảo hiểm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Hoa hồng bảo hiểm năm đầu

Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm năm đầu

=

 

 

 

Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới

 

 

 

Hoa hồng bảo hiểm năm thứ hai + Hoa hồng bảo hiểm tái tục

Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tái tục

=

Doanh thu phí bảo hiểm tái tục

 

 

 

Hoa hồng bảo hiểm cho hợp đồng đóng phí một lần

Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm cho hợp đồng đóng phí một lần

=

Phí bảo hiểm đóng một lần

2.4. Chỉ tiêu tỷ lệ trả tiền bảo hiểm

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Số tiền trả bảo hiểm ± tăng (giảm) dự phòng toán học và dự phòng bồi thường

Chỉ tiêu tỷ lệ trả tiền bảo hiểm

=

Doanh thu thuần (DT phí bảo hiểm thuần + Lãi đầu tư từ dự phòng)

Trong đó:

 

1

Lãi đầu tư từ dự phòng = i x (Vo + V1) x -------

2

(i): lãi suất đầu tư dựa trên lãi suất trái phiếu Chính phủ thời hạn 10 năm

(Vo): dự phòng toán học và dự phòng bồi thường đầu kỳ

(V1): dự phòng toán học và dự phòng bồi thường cuối kỳ

2.5. Chỉ tiêu tỷ lệ duy trì hợp đồng

Chỉ tiêu này chỉ áp dụng để tính tỷ lệ duy trì hợp đồng đối với các hợp đồng bảo hiểm cá nhân, không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm theo nhóm và hợp đồng đóng phí một lần. Chỉ tiêu tỷ lệ duy trì hợp đồng có thể được tính riêng cho các sản phẩm bảo hiểm trọn đời và sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp. Chỉ tiêu tỷ lệ duy trì hợp đồng được sử dụng để đánh giá chất lượng khai thác của doanh nghiệp bảo hiểm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Phí bảo hiểm tái tục năm hiện tại

Tỷ lệ duy trì hợp đồng

=

Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm trước

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ THAY ĐỔI HOẠT ĐỘNG

2.6. Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu sản phẩm bảo hiểm

Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu sản phẩm bảo hiểm cho biết sự thay đổi bình quân của tỷ lệ % tổng số phí bảo hiểm của từng loại sản phẩm bảo hiểm. Chỉ tiêu có giá trị càng cao càng thể hiện sự biến động lớn về cơ cấu sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm có biện pháp quản lý thích hợp để luôn làm chủ tình thế và ổn định kinh doanh.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Sản phẩm bảo hiểm

Phí bảo hiểm năm hiện tại (1)

Tỷ lệ % so với tổng phí bảo hiểm năm hiện tại (2)

Phí bảo hiểm năm trước

(3)

Tỷ lệ % so với tổng phí bảo hiểm năm trước
(4)

Cột (2) trừ Cột (4) %

(5)

I. Hợp đồng bảo hiểm cá nhân

 

 

 

 

 

a. Bảo hiểm trọn đời

 

 

 

 

 

b. Bảo hiểm sinh kỳ

 

 

 

 

 

c. Bảo hiểm tử kỳ

 

 

 

 

 

d. Bảo hiểm hỗn hợp

 

 

 

 

 

e. Bảo hiểm trả tiền định kỳ

 

 

 

 

 

II. Hợp đồng bảo hiểm nhóm

 

 

 

 

 

a. Bảo hiểm trọn đời

 

 

 

 

 

b. Bảo hiểm sinh kỳ

 

 

 

 

 

c. Bảo hiểm tử kỳ

 

 

 

 

 

d. Bảo hiểm hỗn hợp

 

 

 

 

 

e. Bảo hiểm trả tiền định kỳ

 

 

 

 

 

III. Tổng số phí bảo hiểm

 

 

 

 

 

IV. Tổng giá trị chỉ số (cột 5)

 

 

 

 

 

2.7. Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu tài sản

Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu tài sản cho biết sự thay đổi bình quân của tỷ lệ % giá trị của từng loại tài sản. Chỉ tiêu có giá trị càng cao càng thể hiện sự biến động lớn về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm có biện pháp quản lý thích hợp để luôn làm chủ tình thế và ổn định hoạt động đầu tư.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Loại tài sản

Giá trị tài sản năm hiện tại

(1)

Tỷ lệ % so với tổng giá trị tài sản năm hiện tại

(2)

Giá trị tài sản năm trước

(3)

Tỷ lệ % so với tổng giá trị tài sản năm trước

(4)

Cột (2) trừ Cột (4) %

(5)

1. Trái phiếu Chính phủ

 

 

 

 

 

- Dưới 1 năm

 

 

 

 

 

- Từ 1 - 5 năm

 

 

 

 

 

- Từ 5 - 10 năm

 

 

 

 

 

- Trên 10 năm

 

 

 

 

 

2. Trái phiếu công ty

 

 

 

 

 

- Dưới 1 năm

 

 

 

 

 

- Từ 1 - 5 năm

 

 

 

 

 

- Từ 5 - 10 năm

 

 

 

 

 

- Trên 10 năm

 

 

 

 

 

3. Cổ phiếu niêm yết

 

 

 

 

 

4. Cổ phiếu không niêm yết

 

 

 

 

 

5. Cho vay có thế chấp

 

 

 

 

 

6. Bất động sản làm trụ sở

 

 

 

 

 

7. Bất động sản khác

 

 

 

 

 

8. Cho vay theo HĐ bảo hiểm

 

 

 

 

 

9. Góp vốn liên doanh

 

 

 

 

 

10. Đầu tư vào công ty liên kết

 

 

 

 

 

11. Ký quỹ

 

 

 

 

 

12. Tiền mặt và đầu tư ngắn hạn

 

 

 

 

 

13. Các khoản đầu tư khác

 

 

 

 

 

14. Tổng giá trị tài sản

 

 

 

 

 

15. Tổng giá trị chỉ số (cột 5)

 

 

 

 

 

2.8. Chỉ tiêu thay đổi về dự phòng

Chỉ tiêu thay đổi dự phòng thể hiện sự chênh lệch về tỷ lệ % giữa chỉ tiêu dự phòng năm hiện tại và chỉ tiêu dự phòng năm trước. Chỉ tiêu dự phòng cho từng năm được tính bằng cách chia khoản tăng dự phòng của các hợp đồng bảo hiểm cá nhân cho tổng số phí bảo hiểm tái tục và phí bảo hiểm đóng một lần của các hợp đồng cá nhân.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Khoản tăng dự phòng toán học năm hiện tại

Chỉ tiêu dự phòng toán học năm hiện tại

=

Phí bảo hiểm tái tục + Phí bảo hiểm đóng một lần

năm hiện tại

 

 

 

 

 

Khoản tăng dự phòng toán học năm trước

Chỉ tiêu dự phòng năm trước

=

Phí bảo hiểm tái tục + Phí bảo hiểm đóng một lần

năm trước

 

 

 

Chỉ tiêu thay đổi

dự phòng

=

Chỉ tiêu dự phòng năm hiện tại - Chỉ tiêu dự phòng năm trước

 

 

 

 

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ TÍNH THANH KHOẢN

2.9. Chỉ tiêu thanh khoản

Chỉ tiêu thanh khoản so sánh tổng công nợ với tài sản có tính thanh khoản (tiền mặt và các tài sản có thể quy đổi ngay thành tiền).

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Tổng công nợ

Chỉ tiêu thanh khoản

=

 

 

 

Tài sản có tính thanh khoản

2.10. Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào các công ty liên kết

Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào công ty liên kết tính tỷ lệ phần trăm của giá trị tài sản đầu tư vào công ty liên kết (bao gồm vốn đầu tư và các khoản phải thu từ công ty liên kết) so với nguồn vốn, quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm. Công ty liên kết là một đơn vị trong hệ thống tổng công ty hay là một bộ phận, trực tiếp hay gián tiếp, thông qua một hay nhiều tổ chức trung gian, kiểm soát, bị kiểm soát hay nằm dưới sự kiểm soát thông thường với công ty lập báo cáo. Công ty liên kết có thể bao gồm công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, công ty liên doanh và công ty trách nhiệm hữu hạn. Tỷ lệ đầu tư vào các công ty liên kết càng lớn thì tính thanh khoản của doanh nghiệp bảo hiểm càng giảm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Các khoản đầu tư vào công ty liên kết + phải thu từ công ty liên kết

Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào các công ty liên kết

=

Nguồn vốn, quỹ

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

2.11. Chỉ tiêu khả năng thanh toán

Chỉ tiêu thanh toán được tính bằng tỷ lệ giữa nguồn vốn, quỹ xác định biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định hiện hành. Nguồn vốn, quỹ để xác định biên khả năng thanh toán là nguồn vốn, quỹ trừ đi số vốn góp vào doanh nghiệp bảo hiểm khác và nợ không có khả năng thu hồi. Biên khả năng thanh toán tối thiểu bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro (đối với hợp đồng có thời hạn dưới 10 năm) hoặc 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro (đối với hợp đồng trên 10 năm).

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Nguồn vốn, quỹ xác định biên khả năng thanh toán

Chỉ tiêu khả năng thanh toán

=

Biên khả năng thanh toán tối thiểu

2.12. Chỉ tiêu nguồn vốn, quỹ điều chỉnh trên tổng công nợ

Chỉ tiêu nguồn vốn, quỹ điều chỉnh trên tổng công nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Nguồn vốn, quỹ điều chỉnh là giá trị nguồn vốn, quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi điều chỉnh giảm đối với các tài sản không có tính thanh khoản.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Nguồn vốn, quỹ điều chỉnh

Chỉ tiêu nguồn vốn, quỹ điều chỉnh trên tổng công nợ

=

Tổng công nợ

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ LỢI NHUẬN

2.13. Chỉ tiêu lợi nhuận

Chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát nhất cho biết kết quả hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm (bao gồm cả kết quả hoạt động đầu tư tài chính).

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Lợi nhuận (bao gồm cả lợi nhuận từ đầu tư)

Chỉ tiêu lợi nhuận

=

 

 

 

Doanh thu phí bảo hiểm thuần + Lợi nhuận hoạt động
tài chính

2.14. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài sản

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài sản được sử dụng để đánh giá hiệu quả trong việc đầu tư tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài sản thấp là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp bảo hiểm có nhiều tài sản không sinh lời (chẳng hạn các khoản phải thu, tài sản cố định...).

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

2 x Lợi nhuận hoạt động tài chính năm hiện tại

Tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài sản

=

 

 

 

(Tài sản năm trước + tài sản năm hiện tại - Lợi nhuận hoạt động tài chính năm hiện tại)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 153/2003/QD-BTC

Hanoi, September 22, 2003

DECISION

PROMULGATING THE SYSTEM OF SUPERVISORY INDICATORS FOR INSURERS

THE MINISTER OF FINANCE

Pursuant to the Law on Insurance Business dated 9 December 2000;
Pursuant to Decree No. 77/2003/ND-CP of the Government dated 1 July 2003 on the functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to Decree No. 42/2001/ND-CP of the Government dated 1 August 2001 providing guidelines for implementation of a number of articles of the Law on Insurance Business;
Pursuant to Decree No. 43/2001/ND-CP of the Government dated 1 August 2001 on the financial regime for insurers and insurance brokers;
Pursuant to Decision No. 175/2003/QD-TTg of the Prime Minister of the Government dated 29 August 2003 approving the strategy for development of the Vietnamese insurance market from year 2003 to year 2010;
Pursuant to Circular No. 71/2001/TT-BTC of the Ministry of Finance dated 28 August 2001 providing guidelines for implementation of Decree No. 42 mentioned above; and pursuant to Circular No. 72/2001/TT-BTC of the Ministry of Finance dated 28 August 2001 providing guidelines for implementation of the financial regime for insurers and insurance brokers;
On the proposal of the Director of the Insurance Department,

DECIDES:

Article 1. To issue with this Decision the system of supervisory indicators for insurers.

Article 2. The system of supervisory indicators for insurers issued with this Decision shall apply to all insurers operating pursuant to the Law on Insurance Business No. 24/2000/QH-10 dated 9 December 2000.

Article 3. Insurers shall be responsible to calculate the supervisory indicators and to forward the results to the Ministry of Finance at the same time as they are required by the current regulations to forward their annual financial reports.

If the results of an insurer’s calculations using the indicators contain unusual fluctuations, the insurer must immediately report same to the Ministry of Finance with an explanation of the factors causing the fluctuations, and take prompt measures to regularize and remedy the fluctuations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5. This Decision shall be of full force and effect after fifteen days from the date of its proclamation in the Official Gazette. The system of supervisory indicators for insurers shall apply as from the 2003 financial year.

Article 6. The Director of the Insurance Department, the head of the Office of the Ministry of Finance and heads of other units concerned shall be responsible to inspect and supervise implementation of this Decision.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Le Thi Bang Tam

 

SYSTEM OF SUPERVISORY INDICATORS FOR INSURERS
(Issued with Decision No. 153/2003/QD-BTC of the Minister of Finance dated 22 September 2003)

I. GENERAL PROVISIONS

1. Objectives of putting into practice the system of supervisory indicators for insurers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Applicable entities:

The system of supervisory indicators for insurers shall apply to insurers operating pursuant to the Law on Insurance Business No. 24/2000/QH-10 dated 9 December 2000, comprising: State insurance enterprises; shareholding insurance companies; mutual insurance organizations; joint venture insurance enterprises; and insurance enterprises with 100% foreign owned capital.

II. SYSTEM OF SUPERVISORY INDICATORS FOR INSURERS

1. Supervisory Indicators applicable to Non-Life Insurers:

GROUP OF INDICATORS ON GENERAL OPERATIONS

1.1 Indicator on changes in capital sources and funds

The extent of movement in capital sources and funds between the previous year and the current year is an important indicator determining the level of improvement or worsening of an insurer’s financial capacity in any one year.

This indicator shall be calculated as follows:

Indicator:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



=

Difference between capital sources and funds in the current year and in the previous year

Capital sources and funds in the previous year

1.2 Indicator of total premium revenue over capital sources and funds

The capital sources and funds of an insurer have the role of creating reserve funds to cover losses which are larger than average and which are too large to pay from the professional reserves. This indicator, namely total premium revenue over capital sources and funds, assesses the degree of sufficiency of these reserve funds (excluding reinsurance). The larger the value of this indicator the greater the insurer’s risk that its capital sources and funds will be unable to cope with any unusual fluctuations in losses.

This indicator shall be calculated as follows:

Indicator of total premium revenue over capital sources and funds

=

Total premium revenue

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3 Indicator of net premium revenue over capital sources and funds

The capital sources and funds of an insurer have the role of creating reserve funds to cover losses which are larger than average. This indicator, namely net premium revenue over capital sources and funds, assesses the degree of sufficiency of these reserve funds (including reinsurance). The larger the value of this indicator the greater the insurer’s risk that its capital sources and funds will be unable to cope with any unusual fluctuations in losses.

This indicator shall be calculated as follows:

Indicator of net premium revenue over capital sources and funds

=

Net premium revenue

Capital sources and funds

1.4 Indicator of movement in net premium revenue

Large changes in net premium revenue over a number of years are often a sign of instability in the business operations of an insurer. A sudden increase in premium revenue can be a sign that an insurer is hurriedly selling new types of insurance or hurrying into new operational sectors without considering the business consequences. Side by side with that, a sudden increase in premium revenue can also be a sign that an insurer is trying to increase cash flow so as to discharge its liability to make indemnity payments on contracts previously entered into. A large drop in premium revenue can be a sign that an insurer has stopped selling some types of products and curtailed the scope of the insurance it provides due to large losses in one type of product or due to loss of its market share to competitors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Indicator of movement in net premium revenue

=

Net premium revenue in current year
 
less
 Net premium revenue in previous year

Net premium revenue in previous year

1.5 Indicator of additional capital over capital sources and funds

The use of fixed reinsurance contracts in order to obtain additional capital may be a sign that an insurer’s capital sources and funds are insufficient. If the greater part of an insurer’s capital sources and funds have been formed from items being additional capital received from reinsurance, then the insurer’s solvency may be effected if reinsurers fail to co-operate or run into financial difficulty.

This indicator shall be calculated as follows:

Indicator:

Additional capital over capital sources and funds

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Additional capital

Capital sources and funds

In which:

Additional capital = Commission from reinsurance ceded divided by Premiums of reinsurance ceded multiplied by 40% of Premiums of reinsurance ceded

1.6. Indicator of indemnity ratio

The indemnity ratio is one of the indicators which shows the quality of an insurer’s operation and risk management. It is one of the two factors which make up the combined ratio indicator, and it substantially effects the insurance business results of an insurer (excluding results from investment activities). A high indemnity ratio may cause an insurer to suffer a loss in its insurance business activities which in turn will effect the financial capacity of the insurer.

This indicator shall be calculated as follows:

Indicator of indemnity Ratio

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Net earned premium

1.7 Indicator of ratio of insurance business operational expenses

The expenses ratio is one of the indicators which shows the ability of an insurer to be competitive by keeping expenses at a reasonable level but still running an effective business. The expenses ratio is one of the two indicators (the indemnity ratio being the other) which form the combined ratio, and therefore effects the insurance business results of an insurer (excluding results from investment activities). A high expenses ratio will reduce an insurer’s competitiveness and will also have a disadvantageous effect on profit made from the insurance business activities of the insurer.

This indicator shall be calculated as follows:

Indicator of ratio of operational expenses of insurance business

=

Total operational expenses of insurance business

Net premium revenue

GROUP OF INDICATORS ON PROFIT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The combined ratio is the most comprehensive indicator for knowing the insurance business results of an insurer (excluding results from financial investment activities). In the long term, the insurance business results of an insurer is the principal and decisive factor for the financial stability and solvency of an insurer. This indicator is the combination of the two indicators being the indemnity ratio, and the ratio of insurance business operational expenses.

This indicator shall be calculated as follows:

Indicator of Combined Ratio

=

Indemnity ratio

+

Ratio of insurance business operational expenses

1.9. Indicator of investment profit rate

This indicator of the investment profit rate assesses the effectiveness of the asset investment activities of an insurer, and is an important factor contributing to the general profit of an enterprise. This indicator also shows the general quality of an insurer’s investment portfolio.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Indicator of investment profit rate

=

2 x Net income from investment activities in the current year

Cash plus investment assets in the current year and in the previous year less Net income from investment activities in the current year

GROUP OF INDICATOR ON LIQUIDITY

1.10 Indicator of debts over liquid assets

This indicator of debts over liquid assets is the gauge of an insurer’s ability to satisfy the financial demands made on it. This indicator also resolves satisfactorily the question whether an insurer would be able to pay out all its insureds if the insurer had to be compulsorily dissolved.

This indicator shall be calculated as follows:

Indicator of debts over liquid assets

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Total debts

Liquid assets

1.11 Indicator of premium debts over capital sources and funds

This indicator of premium debts over capital sources and funds shows the level of dependency of an insurer’s solvency on one type of asset which is usually not convertible into cash (receivables being original premiums) in the case of an enterprise being dissolved. In addition, this indicator is also relatively effective in the classification of enterprises which are operating healthily on the one hand and those which have problems.

This indicator shall be calculated as follows:

Indicator of premium debts over capital sources and funds

=

Receivables being original/base premiums

Capital sources and funds

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.12 Indicator of indemnity reserve over net earned premium

This indicator compares the relationship between the indemnity reserve actually established and net earned premium, in order to verify whether or not the insurer has set up a reserve which is adequate to meet the claims for which it is liable.

This indicator shall be calculated as follows:

Indicator of indemnity reserve over earned premium

=

Indemnity reserve

Net earned premium

2. Supervisory Indicators applicable to Life Insurers:

GROUP OF INDICATORS ON GENERAL OPERATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The extent of movement in capital sources and funds between the previous year and the current year is an important indicator determining the level of improvement or worsening of an insurer’s financial capacity in a year.

This indicator shall be calculated as follows:

Indicator on changes in capital sources funds

=

Difference between capital sources and funds in the current year and in the previous year

Capital sources and funds in the previous year

2.2. Indicator of ratio of insurance business operational expenses

The business expenses ratio (excluding expenses being commission) is one of the indicators which shows the ability of an insurer to be competitive by keeping expenses at a reasonable level but still running an effective business. A high expenses ratio will reduce an insurer’s competitiveness and will also have a disadvantageous effect on profit made from the insurance business activities of the insurer.

This indicator shall be calculated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



=

Business expenses (excluding commission)

Net premium revenue

2.3. Indicator of ratio of insurance commissions

This indicator of the ratio of insurance commissions is made up of three indicators: namely the ratio of insurance commissions in the initial year, the ratio of insurance commissions on renewals, and the ratio of insurance commissions on one-off premium payment contracts. This indicator identifies the level of commission paid to agents of an insurer as compared to the insurer’s premium revenue.

This indicator shall be calculated as follows:

Indicator of ratio of insurance commissions in initial year

=

Insurance commissions in initial year

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Indicator of ratio of insurance commissions on renewals

=

Insurance commissions in second year

+

Insurance commissions on renewals

Premium revenue from renewals

 

Indicator of ratio of insurance commissions on one-off premium payment contracts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Insurance commissions on one-off premium payment contracts

One-off premium payments

2.4 Indicator of ratio of payment of assured sums2

This indicator shall be calculated as follows:

 

 

Amount of assured sums paid ± Increase (decrease) in the mathematical reserve and indemnity reserve

Indicator of ratio of payment of assured sums

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In which: Profit from investments from reserves: i x (Vo + V1) x ½

 (i): Investment interest rate based on the interest rate for 10 year Government bonds.

 (Vo): Mathematical reserve and indemnity reserve at the beginning of the period.

 (V1): Mathematical reserve and indemnity reserve at the end of the period.

2.5 Indicator of ratio of retained contracts

This indicator shall only be applied in order to calculate the ratio of retained contracts being individual insurance contracts, and shall not apply to group insurance contracts or to contracts for which the premium is paid on one occasion. The ratio of retained contracts may be calculated separately for whole of life insurance products and for combined insurance. This indicator of ratio of retained contracts shall be used to assess the quality of an insurer’s operations.

This indicator shall be calculated as follows:

Ratio of retained contracts

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Total premium revenue in the previous year

GROUP OF INDICATORS ON OPERATIONAL CHANGES

2.6. Indicator of changes in the structure of insurance products

This indicator, being changes in the structure of insurance products, shows the average change in the percentage of total premium figure for each type of insurance product. The higher the value of this indicator the larger the fluctuations in an insurer’s structure of insurance products, therefore requiring the insurer to take appropriate management methods so that always remains in control of the situation and ensures the stability of its operations.

This indicator shall be calculated as follows:

Insurance product

Premium in current year
(1)

Percentage of total premium in current year
(2)

Premium in previous year
(3)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Column (2) less Column (4) %
(5)

I. Individual insurance contracts

 

 

 

 

 

(a) Whole of life insurance

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

(b) Endowment insurance

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

(d) Combined insurance

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

(e) Periodical payments insurance

 

 

 

 

 

II. Group insurance contracts

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

(a) Whole of life insurance

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

(c) Death benefit insurance

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

(d) Combined insurance

 

 

 

 

 

(e) Periodical payments insurance

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

III. Total premium figure

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

2.7 Indicator of changes in asset structure

This indicator, being changes in asset structure, shows the average change in the percentage value of each type of asset. The higher the value of this indicator the larger the fluctuations in an insurer’s asset structure, therefore requiring the insurer to take appropriate management methods so that it always remains in control of the situation and ensures the stability of its investment activities.

This indicator shall be calculated as follows:

Type of asset

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Percentage of total asset value in current year
(2)

Asset value in previous year
(3)

Percentage of total asset value in previous year
(4)

Column (2) less Column (4) %
(5)

1. Government bonds

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Under 1 year

 

 

 

 

 

From 1 to 5 years

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

From 5 to 10 years

 

 

 

 

 

Above 10 5 years

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2. Company bonds

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Under 1 year

 

 

 

 

 

From 1 to 5 years

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

From 5 to 10 years

 

 

 

 

 

Above 10 5 years

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

3. Listed shares

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Unlisted shares

 

 

 

 

 

5. Lending secured by mortgage

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

6. Real property being head office

 

 

 

 

 

7. Other real estate

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

8. Lending under insurance contracts

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Joint venture capital contribution

 

 

 

 

 

10. Investments in associated companies

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

11. Deposits

 

 

 

 

 

12. Cash and short-term investments

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

13. Other investments

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



14. Total value of assets

 

 

 

 

 

15. Total value of index (column 5)

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

2.8. Indicator of changes in reserves

This indicator, namely changes in reserves, expresses the difference as a percentage between the figure for the reserves in the current year and the figure for the reserves in the previous year. The indicator being the changes in reserves for each year is calculated by dividing the items for increased reserves on individual insurance contacts by the total amount for renewal premiums plus one-off premiums paid on individual insurance contracts.

This indicator shall be calculated as follows:

Indicator of mathematical reserve, current year

=

Item being increase in the mathematical reserve in the current year

Renewal premiums

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



One-off premiums in current year

Indicator of reserves in previous year

=

Item being increase in the mathematical reserve in the previous year

Renewal premiums

+

One-off premiums in the previous year

Indicator of changes in reserves

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



-

Indicator of reserves in previous year

GROUP OF INDICATORS ON LIQUIDITY

2.9. Indicator of liquidity

The liquidity indicator compares total debts with liquid assets (cash and all assets which are readily convertible into cash).

This indicator shall be calculated as follows:

Liquidity indicator

=

Total debts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.10 Indicator of ratio of investments in associated companies

This indicator of the ratio of investments in associated companies is calculated as a percentage, being the figure for the value of assets invested in associated companies (including invested capital and receivables from associated companies) over the figure for the insurer’s capital sources and funds. Associated companies means an entity within a Corporation’s system, or any one section [or department] which via one or more intermediary organizations either directly or indirectly controls, or is controlled by, or is under the regular control of the company preparing the report. An associated company may be a head company, a subsidiary company, a member company, a joint venture company or a limited liability company. The higher this indicator of the ratio of investments in associated companies, the lower the liquidity of the insurer.

This indicator shall be calculated as follows:

Indicator of Ratio of investments in associated companies

=

Investments in associated companies

+

Receivables from associated companies

Capital sources and funds

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.11 Indicator of credit solvency

This payment [or settlement] indicator is calculated as a percentage, being the figure for the capital sources and funds determining the credit solvency margin of the insurer over the figure being the minimum credit solvency margin as stipulated in the current regulations. The capital sources and funds in order to determine the solvency margin are capital sources plus funds less the figure for capital contribution in other insurers and irrecoverable debts. The minimum solvency margin is the total of 4% of the insurance reserves plus 0.1% of the sums insured which carry risks (applicable to contracts with a term of less than 10 years) or plus 0.3% of the sums insured which carry risks (applicable to contracts with a term of over 10 years).

This indicator shall be calculated as follows:

Indicator of credit solvency

=

Capital sources and funds determining the solvency margin

Minimum solvency margin

2.12 Indicator of adjusted capital sources and funds over total debts

This indicator of adjusted capital sources and funds over total debts is one of several indicators which assess an insurer’s financial capacity. Adjusted capital sources and funds means the value of an insurer’s capital sources plus funds after they have been adjusted downwards [by subtracting] non-liquid assets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Adjusted capital sources plus funds and funds over total debts

=

Indicator of adjusted capital sources

Total debts

GROUP OF INDICATORS ON PROFIT

2.13 Indicator on profit

The profit indicator is the most comprehensive indicator for showing the operational results of an insurer (including the results from financial investment activities).

This indicator shall be calculated as follows:

Profit indicator

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Profit (also including profit from investments)

Net premium revenue

+

Profit from financial operations

2.14 Indicator of assets investment profit rate

This indicator of assets investment profit rate shall be used to assess the effectiveness of the insurer’s assets investment portfolio. A low result on this indicator is a sign that the insurer has many unprofitable assets (for example receivables, fixed assets and so on).

This indicator shall be calculated as follows:

Assets investment profit rate

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Previous year’s assets

+

Current year’s assets

-

Profit from financial operations in the current year

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 153/2003/QĐ-BTC ngày 22/09/2003 ban hành Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.560

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.88.111
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!