ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 9526/KH-UBND
|
Vĩnh
Phúc, ngày 29 tháng 11 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN
15.000 HTX, LIÊN HIỆP HTX NÔNG NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ ĐẾN NĂM 2020” TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC.
Căn cứ Quyết định 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp hợp tác xã trên nông nghiệp hoạt động có hiệu
quả đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 của Bộ
Nông nghiệp &PTNT hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với Hợp
tác xã nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 3594/QĐ-BNN-KTHT
ngày 13/9/2018 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về phê duyệt Kế hoạch triển khai
thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000
HTX, liên hiệp hợp tác xã trên nông nghiệp hoạt động có hiệu
quả đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1226/QĐ-UBND
ngày 01/6/2018 của UBND tỉnh về ban hành Đề án đổi mới và
phát triển kinh tế tập thể tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến
năm 2025;
Căn cứ ý kiến thống nhất của tập thể
lãnh đạo UBND tỉnh họp ngày 14/11/2018;
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án “Phát triển 15.000 HTX, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu
quả đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
A. TÌNH HÌNH HIỆN
TRẠNG VỀ HTX NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:
I. Phân loại Hợp tác
xã;
Tính đến
31/8/2018 trên địa bàn tỉnh có 220 Hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
1. Phân theo quy mô: Toàn xã: 56 HTX (chiếm
13,6 %); thôn: 78 HTX (chiếm 35,5 %); nhóm hộ: 86 HTX
(chiếm 50,9 %).
2. Phân theo loại
hình: 154 HTX tổng hợp (chiếm 70%); 42 HTX chăn nuôi, (chiếm
19,1%); trồng trọt: 22 HTX (chiếm 10,%); thủy sản: 02 HTX (chiếm 1%).
3. Phân theo hiệu quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ (Đánh giá theo TT 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 của
Bộ Nông nghiệp & PTNT):
3.1. HTX xếp loại đạt tiêu chí hiệu
quả: 59 HTX (chiếm 34,5% so với tổng số 171 HTX còn hoạt động), Trong đó:
- Phân theo quy mô HTX: Toàn xã: 15
HTX; thôn: 14; nhóm hộ: 30
- Phân theo loại hình: Dịch vụ tổng hợp: 36; trồng trọt: 17; chăn nuôi, thủy sản:
06.
3.2. HTX hoạt động chưa hiệu quả: 112
HTX (chiếm 65,5% so với tổng số 171 HTX còn hoạt động). Trong đó:
- Phân theo quy mô HTX: Toàn xã: 29; thôn:
41; nhóm hộ: 42
- Phân theo loại hình: Dịch vụ tổng hợp: 81; trồng trọt: 05;
chăn nuôi, thủy sản: 26.
3.3. HTX ngừng hoạt động: 49 HTX (chiếm
22,3% so với tổng số 220 HTX), Trong đó:
- Phân theo quy mô HTX: Toàn xã: 12;
thôn: 23; nhóm hộ: 14.
- Phân theo loại hình: Dịch vụ tổng hợp: 37; chăn nuôi, thủy sản: 12.
II. Thành viên tham gia HTX:
82.854 thành viên
III. Cán bộ HTX: 1.130 người, trong đó:
1. Trình độ đại học, CĐ: 92 người;
chiếm 8,1% tổng số cán bộ quản lý HTX;
2. Trình độ
trung cấp: 201 người; chiếm 17,8% tổng số cán bộ quản lý HTX;
3. Trình độ sơ cấp, chưa qua đào tạo:
837 người; chiếm 74,1% tổng số cán bộ
quản lý HTX.
IV. Vốn, tài sản của HTX năm 2017: 275.973 triệu
đồng, trong đó: vốn vay: 47.613 triệu; vốn điều lệ: 50.608 triệu đồng; giá trị
tài sản: 162.664 triệu đồng.
V. Tổng doanh thu
năm 2017 của HTX: 204.389 triệu
đồng
VI. Tổng lợi nhuận
năm 2017 của HTX: 15.197 triệu
đồng
VII. Đánh giá
chung:
1. Ưu điểm:
+ Các HTX nông nghiệp đã khẳng định vai
trò trong các dịch vụ hỗ trợ thành viên, đóng góp tích cực
vào giải quyết việc làm, thực hiện giảm nghèo bền vững; hoạt
động của HTX đã góp phần tích cực vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Chương
trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn, thực hiện tốt việc phát triển kinh tế,
xã hội và ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn nông thôn.
+ Một số HTX đã thực hiện tiếp nhận
và chuyển giao đến bộ khoa học kỹ thuật tạo điều kiện cho thành viên chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng
thu nhập.
+ Những HTX thành lập mới trong các ngành, lĩnh vực tiếp tục tăng, đa dạng về đối tượng
tham gia, lĩnh vực hoạt động, quy mô và phạm vi đầu tư sản
xuất, kinh doanh, bước đầu tạo sự lan tỏa có hiệu quả trên địa bàn nông thôn.
2. Hạn chế:
+ Nhiều HTX mặc dù đã chuyển đổi theo Luật HTX 2012 nhưng mới thay đổi về chức danh còn lại các nội
dung khác vẫn tồn tại như trước;
+ Các HTX hoạt động sản xuất, kinh doanh còn mang tính thời vụ, ngắn hạn, không có phương án, kế hoạch dài hạn,
phương án sản xuất, kinh doanh hàng năm, tỉ lệ áp dụng
công nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất, kinh doanh còn thấp;
+ Sản xuất kinh doanh không ổn định,
bị động thiếu sự liên kết chặt chẽ lâu dài, thiếu các sản
phẩm mang tính mũi nhọn có giá trị hàng hóa cao do vậy hiệu quả kinh tế mang lại thấp gây mất lòng tin ngay trong
chính nội tại thành viên HTX.
+ Tài sản phục vụ cho sản xuất kinh
doanh dịch vụ của HTX nghèo nàn và xuống cấp, không đáp ứng
yêu cầu phục vụ cho hoạt động của HTX.
+ Đa số cán bộ trong Ban quản lý HTX chưa được qua đào tạo do đó năng lực quản lý còn hạn chế, tính năng động, sáng
tạo trong tổ chức triển khai nhiệm vụ bị hạn chế; vẫn còn
tình trạng trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước.
+ Nhiều hợp tác xã đã ngừng hoạt động
song không giải thể được vì vướng mắc
về công nợ, xử lý tài sản, không có kinh
phí để tổ chức đại hội thành viên và làm các thủ tục tuyên
bố giải thể.
B. NỘI DUNG KẾ
HOẠCH:
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Phát triển các HTX nông nghiệp hoạt động
có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo nguyên
tắc và các quy định của pháp luật nhằm nâng cao tỷ lệ HTX khá, giỏi, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa trong nông nghiệp; góp
phần thực hiện thành công Chương
trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn.
2. Mục
tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc có: 265 Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động
có hiệu quả, trong đó:
…………………
- Về sản xuất: Hoàn
thiện, nâng cao chất lượng phương án tổ chức sản xuất của HTX theo hướng chuyên
canh, thâm canh cao, thực hiện liên kết sản xuất gắn với
tiêu thụ sản phẩm giữa HTX với nông dân và doanh nghiệp.
- Về dịch vụ: Thực
hiện tốt các khâu dịch vụ cung ứng sản phẩm đầu vào cho
thành viên như: Làm đất, giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phòng
trừ sâu bệnh, chuyển giao tiến bộ KHKT, tiêu thụ sản phẩm...
h) Đối với những HTX trồng trọt:
Tập trung xây dựng phương án tổ
chức sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh cao, phát triển
các sản phẩm có tính đặc hữu vùng miền, thổ nhưỡng có giá trị hàng hóa cao; thực
hiện áp dụng những tiến bộ KHKT, công nghệ mới, đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
để truy xuất nguồn gốc, thương hiệu sản
phẩm hàng hóa; tham gia vào chuỗi liên kết.
c) Đối với những
HTX chăn nuôi và thủy sản:
Hoàn thiện phương án sản xuất kinh
doanh theo hướng cung cấp sản phẩm đầu
vào và bao tiêu sản phẩm cho các thành viên trên cơ sở
nâng cao chất lượng sản phẩm, thông
qua việc kiểm soát tốt chất lượng giống, dịch bệnh, thức ăn, xử lý môi trường; áp dụng quy trình sản xuất
nông nghiệp tốt (Viet Gap); xây dựng mẫu mã, chỉ dẫn địa lý để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thương hiệu sản phẩm để sản phẩm ngành chăn nuôi, thủy sản có tính cạnh
tranh cao trên thị trường.
1.2. Nâng cao chất lượng hoạt
động của các HTX trung bình, yếu để đạt tiêu chí có hiệu quả:
- Tổ chức lại các hợp tác xã theo từng
loại hình với quy mô phù hợp; hướng dẫn các HTX cải tiến về
phương thức hoạt động, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất
phù hợp với điều kiện của từng loại hình, lĩnh vực và đặc thù thực tế tại địa phương.
- Tích cực giải quyết khó khăn, vướng
mắc như: Tạo điều kiện để các HTX được tiếp cận các nguồn vốn
tín dụng thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh và
theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng
06 năm 2015, về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn; Quyết định 23/2017/QĐ-TTg ngày 22/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX nông nghiệp; thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm trụ sở, cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm của
HTX tạo điều kiện cho HTX thuận lợi trong giao dịch xã
hội. Cơ chế hỗ trợ đề nghị HĐND tỉnh cho xây
dựng cơ chế thực hiện theo Thông tư số 15/2016/TT-BNN ngày 10/9/2016 của Bộ
Nông nghiệp & PTNT.
- Thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để chuyển các hoạt động sản xuất
truyền thống sang tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo yêu cầu của doanh
nghiệp, thị trường.
- Tăng cường
công tác bồi dưỡng tập huấn nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng làm việc cho Ban quản lý
và thành viên HTX; thí điểm đưa cán bộ
có trình độ về làm việc có thời hạn tại
HTX.
a) Đối với những HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp:
- Về tổ chức sản xuất: Củng cố, nâng cao, hoàn thiện
phương án tổ chức sản xuất, khai thác tốt tiềm năng về đất
đai, lao động, kinh nghiệm tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng miền theo hướng tập trung vào những sản phẩm
mang tính hàng hóa có giá trị kinh tế cao; tăng cường xây
dựng mối liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ nông sản giữa HTX và các doanh nghiệp; thực hiện
tốt việc quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa
lý, mẫu mã, thương hiệu sản phẩm.
- Về dịch vụ: Thực
hiện tốt các khâu dịch vụ cung ứng sản phẩm đầu vào cho thành viên như: Làm đất, giống, vật
tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh, chuyển giao tiến bộ KHKT, tiêu thụ sản phẩm...
b) Đối với những HTX trồng trọt:
Hoàn thiện
phương án sản xuất kinh doanh phù hợp
với đặc tính và điều kiện của từng loại
cây trồng, lựa chọn những sản phẩm chủ lực, khắc phục tình trạng dàn trải trong phát triển sản phẩm, không
quản lý được làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xây dựng chỉ dẫn địa lý để truy
xuất nguồn gốc, nhận diện sản phẩm, thực hiện liên kết tạo chuỗi giá trị
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
c) Đối với những
HTX chăn nuôi, thủy sản:
Xây dựng phương án sản xuất kinh
doanh thực hiện áp dụng tiến bộ KHKT trong tổ chức sản xuất
nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phẩm
mang tính hàng hóa cao; thực hiện tốt việc xử lý môi trường, kiểm soát dịch bệnh,
thực hiện liên kết trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
2. Thành
lập mới HTX:
Lựa chọn các ngành hàng chủ lực của địa phương, để thúc đẩy việc thành lập HTX chuyên cây, chuyên con nhằm tổ chức lại sản xuất trong từng ngành
hàng và lợi thế vùng miền.
a) Về lĩnh vực trồng trọt:
Thành lập mới các HTX chuyên cây
trong trồng trọt gắn với chuỗi liên kết, có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất theo
thế mạnh của từng địa phương trong đó tập trung vào các sản phẩm: Lúa gạo, rau,
củ, quả, dược liệu.
b) Về lĩnh vực
chăn nuôi, thủy sản:
- Thành lập mới các HTX chuyên con
trong chăn nuôi gia súc, gia cầm (thịt, trứng, sữa) ở các
huyện, thành phố thông qua vận động những chủ trang trại,
người sản xuất giỏi, có kinh nghiệm
và uy tín với cộng đồng làm sáng lập viên vận động thành lập các hợp tác xã chăn nuôi lợn, gà, bò sữa, bò thịt, cá.
c) Về phát triển
HTX với sản phẩm đặc trưng, lợi thế vùng:
Phát triển, thành lập các HTX sản xuất
kinh doanh theo thế mạnh của từng địa phương như:
Lĩnh vực trồng
trọt: Sản xuất lúa gạo (Bình Xuyên, Tam Dương); Sản xuất
rau su su, na (Tam Đảo), rau ăn lá, củ, quả khác (Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Phúc Yên, Vĩnh
Yên); Cây ăn quả: chuối tiêu hồng (Yên Lạc, Vĩnh Tường);
thanh long ruột đỏ, cây ăn múi (Lập
Thạch, Sông Lô), dưa chuột (Tam Dương),...
Lĩnh vực chăn
nuôi, thủy sản: Tập trung sản xuất kinh doanh đối với các loại hình chăn nuôi lợn thịt, lợn giống (Yên Lạc, Lập Thạch); bò
thịt, bò sữa (Vĩnh Tường, Tam Đảo, Lập Thạch); gà hướng thịt, gà hướng trứng
(Tam Dương, Tam Đảo); các loại cá truyền thống và cá chất lượng cao (Yên Lạc, Vĩnh Tường) nhằm khai thác nguồn lực thiên nhiên
phát triển các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản chất lượng,
giá trị kinh tế cao.
3. Phát triển mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất và tiêu thụ nông sản:
- Tiến hành phát
triển các mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao tập trung vào các loại công nghệ
sau:
3.1. Công nghệ sản xuất
theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (Viet Gap)
công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trong sản xuất rau an toàn, sản phẩm chăn nuôi sạch (thịt, trứng, sữa),
thủy sản sạch (cá).
3.2. Công nghệ nhà kính, nhà lưới, nhà màng có
hệ thống điều khiển bán tự động.
3.3. Công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất,
thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch.
3.4. Công
nghệ tin học trong quản lý và kinh doanh, truy xuất
nguồn gốc sản phẩm của HTX.
- Thực hiện rà soát, củng cố, hoàn
thiện, nâng cao chất lượng những mô hình HTX đã áp dụng công nghệ cao hiện có; xây dựng
một số mô hình mới đảm bảo đồng bộ, hiệu quả bền vững. Thí điểm mỗi huyện, thành phố xây dựng 01 mô
hình.
4. Tiến hành cho giải thể những HTX đã ngừng hoạt động
- Rà soát, đánh
giá tình hình của từng hợp tác xã nông nghiệp đã ngừng hoạt
động, nguyên nhân của tình trạng không giải thể được sau
khi ngừng hoạt động.
- Xây dựng chính
sách liên quan đến xử lý công nợ, tài sản đối với việc thực hiện giải thể, xóa tên các HTX đã ngừng hoạt động ở
các địa phương.
- Tiến hành vận động
các HTX đã ngừng hoạt động thực hiện giải thể tự nguyện và bắt buộc xong trong
năm 2018 nhằm lành mạnh hóa hoạt động của HTX nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
III. GIẢI PHÁP:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức về thực hiện Đề án 15.000 HTX theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
- Thực hiện tuyên truyền về mục đích,
ý nghĩa và nhiệm vụ của Đề án phát triển 15.000 HTX nông
nghiệp hoạt động có hiệu quả đến cán bộ, đảng viên, người lao động trên địa bàn tỉnh thông qua Hội nghị, các lớp tập huấn, xây dựng chuyên mục trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức về đổi mới, phát triển HTX theo Luật
HTX; tuyên truyền các mô hình HTX nông nghiệp tiêu biểu hoạt động có hiệu quả,
những gương điển hình tiên tiến tích cực tham gia phong trào thi đua, đóng góp vào việc đổi mới, phát triển các HTX nông nghiệp có hiệu quả.
2. Hoàn
thiện thể chế, cơ chế
chính sách đối với HTX nông nghiệp
2.1. Về thể chế
- Giao Sở Nông nghiệp & PTNT là
cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức
triển khai Kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa
bàn tỉnh; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực
HTX nông nghiệp trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc việc tổ chức thực hiện các nội dung liên
quan trong Kế hoạch; quan tâm bố trí đủ số lượng cán bộ,
công chức thuộc Chi cục Phát triển nông thôn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đối với các huyện, thành phố bố trí
cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyên trách trong công tác quản lý Nhà
nước và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch liên quan đến lĩnh vực
kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn. Thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về HTX, tăng cường kiểm tra, giám sát,
xử lý các vi phạm về hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn.
- Đối với các
xã, phường, thị trấn: Thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng Ban Nông nghiệp
xã, trong đó bố trí một đồng chí Phó Chủ tịch đảm nhiệm chức
năng Trưởng ban. Thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước, hỗ trợ HTX nông nghiệp
trên địa bàn phát triển, hoạt động có hiệu quả, bền vững.
2.2. Cơ chế, chính sách đối với HTX
nông nghiệp
- Thực hiện triển khai Quyết định số
2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình hỗ trợ phát triển hợp
tác xã giai đoạn 2015 - 2020; Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ
Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ
trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức
lại hoạt động của hợp tác xã theo chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn
2015 - 2020; Thông tư số 15/2016/TT-BNN ngày 10/9/2016 của
Bộ Nông nghiệp & PTNT; hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với HTX nông nghiệp, ngân sách tỉnh hỗ trợ:
* Về đất đai
- Hỗ trợ về trụ
sở làm việc của hợp tác xã nông nghiệp (Căn cứ
theo Khoản 1, Điều 3,
Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quyết định số 1226/QĐ-UBND ngày 01/6/2018 của UBND tỉnh về ban hành Đề án đổi mới
và phát triển kinh tế tập thể tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2020, định hướng đến năm 2025)
+ HTX chưa có trụ sở và chưa được Nhà
nước hỗ trợ kinh phí để thuê hoặc xây dựng trụ sở làm việc;
có ít nhất 1 năm đạt tổng doanh thu tối
thiểu là 1,0 tỷ đồng/năm trong 3 năm kể từ thời điểm đề nghị hỗ trợ;
+ Mức hỗ trợ tối đa 80% tổng mức đầu tư của dự án, hợp tác xã đóng góp tối thiểu 20% tổng mức đầu
tư của dự án (theo kinh phí do Trung ương cấp theo Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày
15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ); nhưng không quá 300 triệu đồng/01 HTX.
- Hỗ trợ về sân phơi, nhà kho, cửa
hàng vật tư nông nghiệp (Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT
ngày 10/6/2016 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT; Quyết định số 1226/QĐ-UBND ngày 01/6/2018 của UBND tỉnh về ban hành Đề án đổi mới
và phát triển kinh tế tập thể tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020; định hướng đến năm 2025)
+ Trong thời gian 3 năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ, hợp tác xã nông nghiệp phải có ít nhất 1 năm đạt tổng doanh
thu tối thiểu là 1,0 tỷ đồng/năm;
+ Mức hỗ trợ tối
đa 80% tổng mức
đầu tư (theo kinh phí do Trung ương cấp); nhưng không quá
300 triệu đồng/01 HTX;
- Về chính sách đất đai khác thực hiện theo Nghị quyết 201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015, Nghị quyết số 11/2018/NQ-HĐND ngày 09/7/2018 của HĐND tỉnh
và các Quyết định của UBND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ
trợ thực hiện các Nghị quyết trên.
* Về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực
- Hàng năm mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh và kỹ năng làm việc đối với cán bộ Ban quản
lý và thành viên HTX (Kinh phí thực hiện theo Quyết định số
2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Thông
tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính; Kế hoạch số
3570/KH-UBND ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh về phát triển
kinh tế tập thể 5 năm 2016 - 2020).
- Riêng đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực và tư vấn cho các HTX tham gia thí điểm mô hình áp dụng công nghệ cao, kinh phí hỗ trợ
bình quân 20 triệu đồng/HTX (Căn cứ Kế hoạch số
6355/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về phát triển HTX
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
đến năm 2020)
* Về thành lập mới HTX:
Hỗ trợ tư vấn, tập huấn trước khi thành lập HTX, xây dựng điều lệ,
phương án sản xuất kinh doanh, hướng dẫn và thực hiện các
thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của HTX (Thực hiện theo Quyết định
số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số
340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính, Kế hoạch
số 3570/KH-UBND ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế tập thể 5
năm 2016 - 2020).
* Về hỗ trợ xúc
tiến thương mại, tham gia Hội chợ triển lãm:
- Khuyến khích các HTX tham gia hội
chợ triển lãm quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường ở
trong và ngoài tỉnh. Ngân sách tỉnh hỗ trợ: tiền thuê gian hàng, quảng bá sản phẩm, vận chuyển hàng
hóa,… mức hỗ trợ không quá 10 triệu/HTX/lần
(Căn cứ Thông tư 171/2014/TT-BTC ngày
14/11/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện
Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia).
- Hỗ trợ kinh phí thiết kế, in nhãn
mác, bao bì xuất xứ sản phẩm hàng hóa nhưng không quá 30
triệu đồng/HTX.
* Về máy móc thiết
bị:
Hỗ trợ về máy, thiết bị đưa cơ giới đồng bộ trong sản xuất và sau thu hoạch.
Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo Mục: Hỗ trợ máy nông nghiệp của
Nghị quyết 201/2015/NQ-HĐND ngày
22/12/2015 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện - tái cơ
cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 -
2020.
* Về tín dụng:
Tạo điều kiện cho HTX tiếp cận nguồn
tín dụng lãi suất thấp thông qua quỹ hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh; đối với nguồn vốn vay từ
tổ chức tín dụng khác ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất tiền
vay (Theo quy định tại Quyết định 23/2017/QĐ-TTg ngày 22/6/2017 của Thủ tướng
Chính phủ)
* Về hỗ trợ xây
dựng mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản:
Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% nhưng không quá 1 tỷ đồng/mô hình cho những HTX tham
gia mô hình ứng dụng công nghệ cao (Thực hiện theo Quyết định
1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao thuộc Chương trình quốc
gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020).
- Hỗ trợ 100% chi phí để tổ chức thực hiện áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(VietGap) cho các HTX nông nghiệp nhưng không quá 40 triệu đồng/HTX; đánh giá
lại tiêu chuẩn VietGAP không quá 50% kinh
phí lần đầu (Thực hiện theo Quyết định 06/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của UBND
tỉnh ban hành Quy định hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy
sản và hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa
bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020).
* Về giải thể các HTX nông nghiệp ngừng hoạt động:
Hỗ trợ 100% kinh phí: Chi phí cho hoạt động của Hội đồng giải thể HTX, chi phí thực hiện kiểm kê,
đánh giá lại vốn, tài sản, công nợ của HTX; chi phí tổ
chức đại hội thành viên thực hiện các thủ tục giải thể HTX. Kinh phí hỗ trợ mỗi HTX không quá 20 triệu đồng (UBND tỉnh báo cáo xin ý
kiến của HĐND tỉnh).
3. Đẩy
mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý
Nhà nước; năng lực quản trị kinh doanh, kỹ năng lao
động cho cán bộ quản lý và thành viên HTX:
- Tiếp tục triển khai, hướng dẫn thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản dưới Luật để nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ trong hệ thống quản lý nhà nước
về HTX nông nghiệp nhằm thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả.
- Tập trung đào tạo bồi dưỡng cho cán
bộ và thành viên HTX nông nghiệp, đặc biệt coi trọng nâng
cao năng lực quản trị kinh doanh, xây dựng và thực hiện có hiệu quả phương án sản
xuất, kinh doanh, kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, kiến thức tiếp cận thị trường.
- Lựa chọn một số HTX nông nghiệp thí
điểm đưa cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học về làm việc
tại các hợp tác xã theo Quyết định 1231/QĐ-BNN-KTHT ngày 09/4/2018 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Thông tư số
340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính (thí điểm
đưa 5 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại 05 HTX nông
nghiệp).
- Thực hiện bồi dưỡng kiến thức, quy trình về thực hành nông nghiệp tốt
cho các thành viên là nông dân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp thông qua các Chương trình khuyến nông, chương trình đào tạo của doanh
nghiệp liên kết để đạt yêu cầu tiêu chuẩn, chất lượng sản
phẩm hàng hóa theo yêu cầu (khoảng 2.000
- 2.500 lượt người).
4. Thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới phát triển
HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới”:
- Hàng năm, các sở ngành và địa phương thực hiện công tác rà soát, đánh giá, phân loại HTX, xác định tập thể,
cá nhân có nhiều thành tích trong việc hỗ trợ thúc đẩy
kinh tế hợp tác xã phát triển làm căn cứ động viên, khen thưởng kịp thời; thực hiện nhân rộng các điển hình tiên tiến về HTX hoạt động có hiệu quả làm
hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế
tập thể trên địa bàn.
- Thực hiện tổng điều tra về HTX nông nghiệp trên địa bàn để làm căn cứ dữ liệu phục vụ
công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn
tỉnh.
5. Về
huy động nguồn lực:
Nguồn lực thực
hiện Kế hoạch được lồng ghép từ các chương trình: Xây dựng Nông thôn mới; tái
cơ cấu ngành nông nghiệp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phòng chống rủi
ro, thiên tai; chương trình khuyến công,
khuyến nông. Khuyến khích đầu tư theo hình thức công tư,
thu hút đầu tư của doanh nghiệp, vốn đối ứng của HTX và các nguồn hợp pháp khác.
Tạo điều kiện giúp các HTX có nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng với mức lãi suất thấp, được tín chấp bằng sản
phẩm, công trình hình thành từ vốn vay; có cơ chế hỗ trợ lãi suất tiền vay đối
với HTX hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp và áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN:
1. Tổng kinh phí: 19.259 triệu đồng (Bằng chữ: Mười chín tỷ hai trăm năm mươi chín triệu đồng chẵn).
2. Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh.
(Theo Phục lục số 02 đính kèm)
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Sở Nông nghiệp &
PTNT:
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn triển khai thực hiện
Kế hoạch này.
- Phối hợp với các địa phương đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động để thành lập mới và củng cố,
phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.
- Phối hợp với Sở
Kế hoạch và Đầu tư rà soát, điều chỉnh các chỉ tiêu liên
quan đến phát triển Hợp tác xã nông nghiệp để phù hợp với
Kế hoạch này.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính
xây dựng kế hoạch kinh phí thực hiện hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp với các Sở, ngành, UBND
các huyện, thành phố và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đồng
bộ, hiệu quả.
- Thực hiện công tác đôn đốc, kiểm
tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch và báo cáo
UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp & PTNT theo quy định.
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp &
PTNT, Sở Tài chính tổng hợp, đề xuất nguồn vốn thực hiện Kế
hoạch giai đoạn và hàng năm.
3. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
& PTNT thẩm định, bố trí kinh phí, trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện Kế
hoạch hàng năm và giai đoạn.
- Hướng dẫn Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND các huyện, thành phố quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch đúng
quy định.
4. Sở Công thương:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
& PTNT, các ngành, địa phương đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ
đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, thành viên HTX về kiến thức, kỹ năng xúc tiến thương mại; hỗ trợ tư vấn thiết kế mẫu mã bao bì
đóng gói sản phẩm.
- Triển khai thực hiện chương trình
xúc tiến thương mại, tăng cường công tác thông tin giới thiệu sản phẩm, hàng
hóa, tạo điều kiện cho HTX liên doanh, liên kết chế biến
tiêu thụ nông sản, tham gia hội chợ quảng bá giới thiệu sản
phẩm.
5. Sở Khoa
học và công nghệ:
- Chủ trì, phối
hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT
tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các chính sách về ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm hỗ trợ, đổi mới,
phát triển kinh tế HTX trên địa bàn.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các HTX ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao chất
lượng sản phẩm, giúp tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng
thị trường tiêu thụ.
- Tư vấn, hỗ trợ các HTX nông nghiệp xây
dựng và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm hàng hóa của HTX, thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu của HTX.
- Tổ chức truyền
thông nâng cao nhận thức các HTX nông nghiệp về vai trò
tầm quan trọng của khoa
học và công nghệ, làm động lực cho sự phát triển HTX nông nghiệp; nhân rộng các
nhân tố mới, điển hình tiên tiến
trong nghiên cứu, ứng dụng kịp thời kết quả các chương trình, đề tài, dự án
khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn,
đào tạo áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm, hàng hóa; áp dụng
các mô hình công cụ cải tiến theo
tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế để nâng cao năng suất chất
lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, tiết kiệm chi phí, vật
tư, lao động, năng lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
và bảo vệ môi trường sinh thái; hình thành đội ngũ thành
viên HTX nông nghiệp tiên tiến, hiện đại làm chủ khoa học
và công nghệ thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Ưu tiên HTX
nông nghiệp có đủ điều kiện, để được
vay quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh.
6. Sở Lao động - Thương binh &
Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, các huyện, thành phố
tổ chức các lớp đào tạo nghề trong nông nghiệp nhằm nâng
cao năng lực quản trị kinh doanh, kiến thức khoa học kỹ
thuật, kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán
bộ BQL, thành viên HTX.
7. Sở Tài
nguyên và Môi trường:
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các chính sách về đất đai,
môi trường nhằm hỗ trợ đổi mới phát
triển kinh tế HTX trên địa bàn; hỗ trợ HTX phát triển trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các
HTX nông nghiệp thực hiện thuê đất, xây dựng nhà xưởng, kho bảo quản, sơ chế,
chế biến nông sản phẩm theo quy định;
hướng dẫn các HTX thực hiện tích tụ, thuê ruộng đất để sản xuất tập trung.
8. Liên
minh HTX tỉnh:
- Thực hiện tuyên truyền, vận động,
tư vấn hỗ trợ thành lập HTX, tư vấn hỗ trợ cung cấp dịch vụ, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển HTX; tạo điều
kiện cho các HTX nông nghiệp tiếp cận vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của
tỉnh.
- Động viên
tuyên truyền các HTX thành viên đổi mới phương thức lãnh đạo,
điều hành, tổ chức sản xuất đảm bảo hiệu quả, bền vững...
- Căn cứ tình hình thực tế của tỉnh,
Liên minh HTX phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT thống
nhất số liệu về HTX nông nghiệp nằm trong tổng số HTX trên
địa bàn tỉnh, làm căn cứ báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan
có liên quan.
- Phối hợp với Sở
Nông nghiệp & PTNT tổ chức đào tạo, tập huấn cho các
HTX nông nghiệp; tạo điều kiện cho
các HTX nông nghiệp vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh và Quỹ hỗ trợ phát triển HTX Trung ương.
9. Hội Nông dân tỉnh:
Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia HTX; phổ biến, nhân rộng các mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới hiệu quả; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ sản xuất cho hội viên là thành viên HTX; ưu tiên nguồn kinh phí
cho vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân để giúp các thành viên HTX
nông nghiệp là hội viên Hội nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
10. UBND các huyện, thành
phố:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận
động thành lập mới HTX nông nghiệp phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; hướng dẫn các
HTX yếu kém tiến hành hợp nhất, sáp nhập, giải thể theo quy định; hỗ trợ tạo điều
kiện cho HTX tiếp cận, thụ hưởng các
chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển
HTX của Trung ương và của tỉnh.
- Căn cứ các nội dung Kế hoạch, xây dựng
kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương, bố trí lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư nhằm thúc đẩy
phát triển HTX trên địa bàn (tập trung chỉ đạo thực hiện
giải thể những HTX ngừng hoạt động
trên địa bàn xong trước 30/6/2019).
- Tập trung nâng cao năng lực, kiện
toàn tổ chức, tăng cường lực lượng cán bộ đủ mạnh để thực
hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về HTX nông nghiệp trên địa bàn.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra
các hợp tác xã thực hiện hoạt động theo Luật hợp tác xã
năm 2012; tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã hoạt động
đúng Luật, hiệu quả; xử lý các vi phạm trong hoạt động của
HTX trên địa bàn; thực hiện nghiêm việc chấp hành chế độ
báo theo quy định.
11. UBND xã, phường, thị trấn:
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
liên quan đến phát triển kinh tế tập thể, HTX; thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về HTX trên địa bàn, tạo điều
kiện hỗ trợ HTX phát triển hiệu quả, bền vững. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực
hiện xây dựng mô hình HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả
gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn
mới và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn.
12. Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động
thành lập HTX nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn
của địa phương; hỗ trợ tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận,
thụ hưởng các chính sách hỗ trợ phát
triển HTX.
Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục các hội viên
thành lập các hợp tác xã.
13. Đài Phát thanh, truyền hình và Báo Vĩnh Phúc:
Phối hợp với Sở nông nghiệp
&PTNT, các địa phương xây dựng chuyên đề thực hiện đưa tin, bài về các mô
hình HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả, các điển hình tiên tiến trong phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Kế
hoạch thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề
án “Phát triển 15.000 HTX, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả
đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị
liên quan căn cứ Kế hoạch này xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện của đơn vị, địa
phương đảm bảo thiết thực và hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch nếu
có gì vướng mắc, phát sinh các đơn vị báo cáo qua Sở Nông nghiệp & PTNT tổng
hợp trình UBND tỉnh kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy;
TT HĐNĐ tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT;
- Chánh, phó VP UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành liên quan;
- MTTQVN tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Vĩnh Phúc;
- Lưu: VT, NN2.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Duy Thành
|