Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 136/1999/TT-BTC hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư

Số hiệu: 136/1999/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 19/11/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 136/1999/TT-BTC

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 136/1999/TT-BTC NGÀY 19 THÁNG 11NĂM 1999 HƯỚNG DẪN QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ban hành ngày 20/3/1996;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20/5/1998;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về tổ chức lại Tổng cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư như sau:

Phần 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Tất cả các dự án đầu tư của các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước sau khi hoàn thành đưa dự án vào khai thác sử dụng đều phải quyết toán vốn đầu tư. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết toán vốn đầu tư. Việc quyết toán vốn đầu tư phải đảm bảo nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định tại Thông tư này.

2. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế dự toán được phê duyệt, bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán và những quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan. Vốn đầu tư được quyết toán chỉ trong giới hạn tổng mức đầu tư đã duyệt hoặc đã được điều chỉnh (nếu có).

3. Dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, khi quyết toán phải phân tích rõ từng nguồn vốn đầu tư.

4. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác số vốn đầu tư thực hiện hàng năm; tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, chi phí chuẩn bị sản xuất, lãi vay của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư, chi phí bảo hiểm và những chi phí hợp pháp khác theo chế độ hiện hành. Giá trị thiệt hại không tính vào giá trị của dự án, giá trị tài sản bàn giao đưa vào khai thác sử dụng. Đối với các dự án đầu tư nhiều năm, khi quyết toán chủ đầu tư phải quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặt bằng giá trị tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng để xác định giá trị tài sản cố định mới tăng và giá trị tài sản bàn giao.

5. Thông qua công tác quyết toán vốn đầu tư để đánh giá kết quả quá trình đầu tư, rút kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư.

Phần 2

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. NỘI DUNG BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ

Nội dung báo cáo quyết toán phải phù hợp với từng loại dự án: Dự án đầu tư hoàn thành, dự án quy hoạch hoàn thành, dự án chuẩn bị đầu tư hoàn thành, dự án nhóm A có nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dự án, dự án đầu tư có sử dụng vốn nước ngoài.

1/ Đối với dự án đầu tư hoàn thành:

1.1 Vốn đầu tư thực hiện dự án qua các năm:

- Toàn bộ vốn đầu tư thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.

- Xác định rõ từng nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án: Vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước và các nguồn vốn khác

- Cơ cấu vốn đầu tư của dự án: Vốn xây lắp, vốn thiết bị, vốn chi phí khác.

1.2 Giá trị thiệt hại không tính vào giá trị tài sản bàn giao:

- Thiệt hại do thiên tai, địch hoạ và các nguyên nhân bất khả kháng không thuộc phạm vi và đối tượng được bảo hiểm.

- Giá trị khối lượng được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.

1.3 Giá trị tài sản bàn giao:

- Giá trị tài sản cố định (TSCĐ) mới tăng và tài sản lưu động (TSLĐ) do đầu tư tạo ra bàn giao cho sản xuất, sử dụng là tổng số vốn đầu tư thực hiện dự án qua các năm trừ đi các khoản chi phí không tính vào giá trị tài sản của dự án và được phản ánh theo giá trị thực tế và giá quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

Phương pháp quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng sau khi thống nhất với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Trường hợp khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư chưa có hướng dẫn phương pháp quy đổi giá, chủ đầu tư có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp quy đổi giá để làm căn cứ lập báo cáo quyết toán.

- Tài sản cố định mới tăng được phân loại và xác định giá trị theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến TSCĐ nào thì tính cho TSCĐ đó; chi phí chung liên quan đến nhiều TSCĐ thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng TSCĐ so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ TSCĐ.

- Trường hợp tài sản bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị TSCĐ và TSLĐ của dự án đã bàn giao cho từng đơn vị.

2/ Đối với dự án quy hoạch hoàn thành, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán vốn quy hoạch. Báo cáo quyết toán vốn quy hoạch phản ánh nguồn vốn đã nhận và sử dụng theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và bản thuyết minh kết quả thực hiện dự án.

3/ Đối với dự án chuẩn bị đầu tư đã kết thúc, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán vốn chuẩn bị đầu tư như đối với dự án quy hoạch.

4/ Đối với dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần (hoặc tiểu dự án), khi dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) hoàn thành chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư như dự án nhóm A.

5/ Đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn nước ngoài khi hoàn thành ngoài báo cáo quyết toán đựơc lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định tại Thông tư này, chủ đầu tư còn phải lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư riêng theo yêu cầu của các tổ chức quốc tế được ghi trong hiệp định vay vốn (nếu có).

II. HỒ SƠ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ:

1. Hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành gồm:

-Các văn bản pháp lý (mẫu số 01/QTĐT): phản ánh căn cứ pháp lý về đầu tư dự án.

- Báo cáo tổng hợp quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (mẫu số 02/QTĐT): phản ánh tổng quát tình hình và kết quả đầu tư dự án cũng như tồn tại và kiến nghị cần giải quyết của chủ đầu tư.

- Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư qua các năm (mẫu số 03/QTĐT): phản ánh tình hình sử dụng vốn đầu tư từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.

- Báo cáo thực hiện vốn đầu tư theo công trình hoàn thành (mẫu số 04/QTĐT): phản ánh vốn đầu tư thực hiện theo từng công trình trong trường hợp dự án có từ 2 công trình trở lên.

- Báo cáo số lượng và giá trị TSCĐ mới tăng (mẫu số 05/QTĐT): phản ánh số lượng và giá trị từng TSCĐ mới tăng theo giá quy đổi phân theo đối tượng sử dụng.

- Báo cáo số lượng và giá trị TSLĐ bàn giao (mẫu số 06/QTĐT): phản ánh số lượng và giá trị theo giá quy đổi của từng loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng, công cụ lao động không đủ tiêu chuẩn TSCĐ và các chi phí khác thuộc TSLĐ bàn giao cho đơn vị sử dụng.

- Tình hình công nợ (mẫu số 07/QTĐT): phản ánh các khoản công nợ (phải thu, phải trả) chưa giải quyết xong đến thời điểm quyết toán vốn đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý.

- Bảng đối chiếu xác nhận số liệu thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước, cơ quan cho vay vốn (mẫu số 08/QTĐT): Trường hợp dự án do nhiều cơ quan Kho bạc Nhà nước thanh toán thì phải có đối chiếu xác nhận của từng cơ quan.

- Thuyết minh báo cáo quyết toán vốn đầu tư (mẫu số 09/QTĐT): phản ánh những thay đổi chủ yếu của dự án; những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án và đề xuất biện pháp giải quyết.

- Biên bản tổng nghiệm thu bàn giao dự án hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao dự án giữa chủ đầu tư và nhà thầu (bản sao).

- Biên bản bàn giao tài sản giữa chủ đầu tư với đơn vị sử dụng khác (nếu có).

Trong quá trình thẩm tra quyết toán vốn đầu tư, khi thấy cần thiết cơ quan thẩm tra quyết toán được yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thêm các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán vốn đầu tư của dự án.

2. Hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án quy hoạch và dự án chuẩn bị đầu tư gồm:

- Các văn bản pháp lý - mẫu số 01/QTĐT

- Báo cáo tổng hợp quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (mẫu số 02/QTĐT)

- Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư qua các năm (mẫu số 03/QTĐT)

- Báo cáo tình hình công nợ (mẫu số 07/QTĐT)

- Bảng đối chiếu xác nhận số liệu thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước, hoặc cơ quan cho vay vốn (mẫu số 08/QTĐT)

3. Đối với dự án đầu tư chỉ lập báo cáo đầu tư, khi hoàn thành chủ đầu tư chỉ lập: Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (mẫu số 10/QTĐT) kèm theo biên bản nghiệm thu bàn giao dự án giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

4. Yêu cầu đối với hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư.

Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải được lập đầy đủ và đúng theo các mẫu báo cáo phù hợp với từng loại dự án theo quy định tại điểm 1, điểm 2 và điểm 3 mục này. Số liệu trong các mẫu báo cáo phải rõ ràng, kiến nghị phải cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu.

Hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư đều phải có đầy đủ chữ ký của kế toán trưởng, trưởng Ban quản lý dự án (đối với dự án được thành lập Ban quản lý); Giám đốc điều hành dự án (đối với dự án thực hiện hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án) và chữ ký của chủ đầu tư.

III. THẨM TRA QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ

1. Nội dung thẩm tra quyết toán vốn đầu tư.

1.1 Thẩm tra tính hợp pháp của việc đầu tư xây dựng dự án:

- Thẩm tra, đối chiếu danh mục, nội dung các văn bản pháp lý của hồ sơ dự án đảm bảo phù hợp quy định hiện hành của Nhà nước.

- Thẩm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế do chủ đầu tư ký vói các nhà thầu (tư vấn, xây lắp, cung ứng vật tư, thiết bị.

1.2 Thẩm tra số vốn đầu tư thực hiện hàng năm.

- Thẩm tra từng nguồn vốn tham gia đầu tư thực hiện dự án hàng năm so với cơ cấu nguồn vốn đã xác định trong quyết định đầu tư và theo kế hoạch đầu tư hàng năm.

- Phân tích, so sánh cơ cấu vốn đầu tư thực hiện (xây lắp, thiết bị, chi phí khác) với cơ cấu vốn đầu tư đã được ghi trong quyết định đầu tư và tổng dự toán được duyệt.

1.3 Thẩm tra giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành.

- Giá trị khối lượng xây lắp của dự án đề nghị quyết toán so với giá trị dự toán được duyệt và xác định nguyên nhân tăng, giảm.

- Việc áp dụng định mức, đơn giá của Nhà nước đối với từng loại chi phí trong từng thời kỳ.

- Xem xét biên bản nghiệm thu để xác định chi phí xây lắp đề nghị quyết toán.

1.4 Thẩm tra giá trị khối lượng thiết bị hoàn thành:

- Thẩm tra sự phù hợp về danh mục, chủng loại, số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cả của thiết bị so với quyết định đầu tư, Hợp đồng kinh tế đã ký.

- Kiểm tra giá mua, gia công, chế tạo thiết bị.

- Thẩm tra các khoản chi phí có liên quan đến thiết bị: chi phí vận chuyển, bảo quản.

1.5 Thẩm tra các khoản chi phí khác bằng cách so sánh số vốn đề nghị quyết toán của từng loại chi phí đã thực hiện so với dự toán được duyệt và chế độ hiện hành về quản lý chi phí khác trong đầu tư xây dựng.

1.6 Thẩm tra giá trị thiệt hại không tính vào giá trị dự án:

- Giá trị thiệt hại do thiên tai, địch hoạ và các nguyên nhân bất khả kháng khác không thuộc phạm vi bảo hiểm.

- Giá trị khối lượng được huỷ bỏ theo quyết định của cấp quyết định đầu tư.

1.7 Thẩm tra việc xác định giá trị tài sản bàn giao đưa vào sử dụng cho đơn vị khai thác sử dụng:

Thẩm tra việc xác định giá trị thực tế đầu tư hàng năm và giá trị quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao tài sản, bao gồm TSCĐ mới tăng và TSLĐ bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

1.8 Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng:

- Các khoản nợ phải thu, phải trả.

- Giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng.

- Giá trị tài sản của Ban quản lý dự án.

1.9 Đối với dự án, phần công việc thực hiện theo hình thức đấu thầu khi thẩm tra quyết toán tập trung vào các nội dung sau:

- Thẩm tra các văn bản pháp lý liên quan đến dự án đầu tư, tổ chức đầu thầu, kết quả và phê duyệt kết quả đấu thầu.

- Thẩm tra giá trị đề nghị quyết toán so với giá trúng thầu.

- Thẩm tra khối lượng và giá trị phát sinh ngoài gói thầu, xác định nguyên nhân tăng, giảm.

Sau khi thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư, cơ quan thẩm tra quyết toán phải có báo cáo bằng văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.

2. Cơ quan thẩm tra quyết toán vốn đầu tư:

Trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đối với dự án hoàn thành phải thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo phân cấp sau:

- Đối với các dự án nhóm A: Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thẩm tra.

- Đối với các dự án còn lại:

+ Dự án trung ương quản lý do cơ quan có chức năng giúp Bộ trưởng (thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương các đoàn thể, Ban Tài chính quản trị Trung ương, Chủ tịch HĐQT các Tổng công ty Nhà nước) chủ trì tổ chức thẩm tra.

+ Dự án địa phương quản lý do Sở Tài chính - Vật giá chủ trì tổ chức thẩm tra.

Trường hợp cần thiết Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán được thành lập Tổ tư vấn để giúp thẩm tra trước khi phê duyệt quyết toán:

- Tổ tư vấn thẩm tra quyết toán vốn đầu tư các dự án nhóm A do Bộ trưởng Bộ tài chính quyết định thành lập, bao gồm đại diện các Bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ quản lý ngành, các Bộ có liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với dự án do địa phương quản lý).

- Đối với các dự án còn lại việc thành lập Tổ tư vấn thẩm tra quyết toán vốn đầu tư do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư quyết định.

3/ Hình thức tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư:

Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán (quy định tại điểm 1 mục IV thông tư này) quyết định hình thức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán phải có quyết định bằng văn bản giao nhiệm vụ thẩm tra cho cơ quan chức năng thực hiện thẩm tra quyết toán vốn đầu tư..

- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định thuê tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư thì chủ đầu tư ký hợp đồng kiểm toán với tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp ở Việt nam thực hiện kiểm toán theo nội dung và mức phí kiểm toán mà cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán cho phép. Tổ chức kiểm toán chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với kết quả kiểm toán.

Cơ quan chức năng thuộc (hoặc trực thuộc) cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thực hiện kiểm tra lại kết quả kiểm toán; nội dung kiểm tra lại gồm:

- Kiểm tra kết quả kiểm toán có phù hợp với hợp đồng kiểm toán và nội dung thẩm tra quyết toán vốn đầu tư quy định tại thông tư này.

- Kiểm tra những căn cứ pháp lý về quản lý đầu tư và xây dựng do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành mà tổ chức kiểm toán sử dụng để kiểm toán như: tiêu chuẩn, quy phạm; quy chuẩn xây dựng; quy trình thiết kế xây dựng; quy định quản lý chất lượng công trình; hệ thống định mức đơn giá; cơ chế quản lý cấp phát thanh toán vốn đầu tư.

- Kiểm tra lại những kết quả còn khác nhau giữa báo cáo kiểm toán và báo cáo quyết toán vốn đầu tư do chủ đầu tư lập.

- Kiểm tra những kiến nghị của chủ đầu tư và kiến nghị của tổ chức kiểm toán độc lập.

Trường hợp dự án đã được kiểm toán nếu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán hoặc cơ quan pháp luật phát hiện giá trị vốn đầu tư đề nghị quyết toán sai sót từ 1,5% (đối với dự án nhóm A), 2% (đối với dự án nhóm B), 3% (đối với dự án nhóm C) trở lên thì cơ quan kiểm toán phải chịu trách nhiệm về vật chất đối với thiệt hại do kết quả kiểm toán sai; trường hợp nghiêm trọng thì xử lý theo pháp luật hiện hành.

IV. PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ:

1. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.

- Quyết toán vốn đầu tư các dự án nhóm A do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ.

- Các dự án còn lại thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.

2. Cơ quan nhận quyết toán vốn đầu tư được duyệt:

Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành sau khi được phê duyệt phải gửi 01 (một) bản quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư cho các cơ quan sau đây.

2.1 Đối với dự án nhóm A:

- Bộ Tài chính

- Cấp trên của chủ đầu tư

- Bộ quản lý ngành

- Cơ quan thanh toán vốn, cho vay vốn đầu tư

2.2 Đối với dự án còn lại:

- Dự án do trung ương quản lý

+ Cơ quan quyết định đầu tư

+ Bộ Tài chính

+ Cơ quan thanh toán vốn, cho vay vốn đầu tư

- Dự án do địa phương quản lý

+ Cơ quan quyết định đầu tư

+ Cơ quan Tài chính cùng cấp với cấp quyết định đầu tư

+ Cơ quan thanh toán vốn, cho vay vốn đầu tư.

V. THỜI GIAN LẬP, THẨM TRA, PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ

1. Đối với dự án nhóm A:

- Thời gian lập xong báo cáo quyết toán vốn đầu tư chậm nhất là 6 tháng sau khi dự án đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.

- Thời gian thẩm tra quyết toán không quá 4 tháng sau khi nhận đủ hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư hợp lệ theo quy định tại mục II của Thông tư này.

- Thời gian phê duyệt quyết toán vốn đầu tư không quá 1 tháng sau khi nhận được hồ sơ báo cáo quyết toán đã được thẩm tra.

2. Đối với các dự án còn lại:

- Thời gian lập xong báo cáo quyết toán vốn đầu tư chậm nhất là 3 tháng sau khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.

- Thời gian thẩm tra quyết toán không quá 2 tháng đối với dự án nhóm B và 1 tháng đối với dự án nhóm C sau khi nhận đủ hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư hợp lệ.

- Thời gian phê duyệt quyết toán vốn đầu tư không quá 15 ngày.

3. Trường hợp đặc biệt: Việc kéo dài thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư do người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định.

VI. CHI PHÍ THẨM TRA, PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ

1. Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được tính vào chi phí khác trong tổng dự toán được duyệt của dự án và do cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán quản lý và sử dụng.

2. Tỷ lệ và mức trích chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.

2.1 Căn cứ tổng mức đầu tư và đặc điểm của dự án, chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng mức đầu tư của dự án như sau:

 

Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)

Tỷ lệ %

Ê1

>1-5

>5-10

>10-100

>100-500

>500-1000

>1000

 

 

 

 

0,08

0,05

0,04

 

Mức trích tuyệt

đối (tr. đồng)

1 trđ

5 trđ

8 trđ

³ 10 trđ

³ 80 trđ

³ 250 trđ

400 trđ

2.2 Đối với dự án nhóm A có nhiều dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) mức trích chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) hoàn thành được tính theo công thức:

Mức trích cho dự án thành phần (tiểu dự án)

=

Mức trích của toàn bộ dự án

x

Tổng mức đầu tư dự án thành phần
(tiểu dự án)

x

80%

Tổng mức đầu tư dự án

2.3 Đối với dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm từ 51% - 75% tổng mức đầu tư thì mức trích chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán bằng 75% mức hoặc tỷ lệ chi phí tương ứng được quy định tại điểm 2, mục VI của Thông tư này.

2.4 Đối với dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm trên 75% tổng mức đầu tư thì mức trích chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán bằng 50% mức hoặc tỷ lệ chi phí tương ứng quy định tại điểm 2 mục VI của Thông tư này.

2.5 Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành tại điểm 2.1;2.2;2.3 và 2.4 mục VI bao gồm cả chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và chi phí kiểm toán ( nếu có).

Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán phân bổ cho các loại công việc như sau:

- Tối đa là 10% dành cho phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.

- Tối thiểu là 90% dành cho thẩm tra quyết toán vốn đầu tư.

Trường hợp thuê tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo quyết toán thì chi phí kiểm toán tối đa là 75%.

3. Quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán.

3.1. Căn cứ vào dự toán chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được duyệt, chủ đầu tư thanh toán cho cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán. Trường hợp thuê cơ quan kiểm toán kiểm toán báo cáo quyết toán thì chủ đầu tư thanh toán cho cơ quan kiểm toán theo hợp đồng đã ký; phần chi phí còn lại thanh toán cho cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán.

3.2 Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư lập dự toán chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán duyệt để làm căn cứ sử dụng. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán theo đúng dự toán được duyệt và chế độ tài chính, kế toán hiện hành.

3.3 Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của dự án hoàn thành được sử dụng như sau:

- Chi cho cơ quan kiểm toán theo hợp đồng đã ký (nếu có).

- Chi trả thù lao cho các thành viên Tổ tư vấn thẩm tra quyết toán vốn đầu tư..

- Chi trả cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện thẩm tra quyết toán theo yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm tra,phê duyệt quyết toán vốn đầu tư (nếu có).

- Chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, in ấn, hội nghị, hội thảo, các khoản chi khác phục vụ công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán.

VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN

1. Chủ đầu tư:

- Phối hợp với các đơn vị nhận thầu giải quyết các tồn tại về vật tư, thiết bị đã nhận, thanh toán công nợ và các vấn đề phát sinh khác theo hợp đồng đã ký.

- Kiểm tra quyết toán giá trị hợp đồng hoàn thành (hợp đồng xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị, tư vấn) của đơn vị nhận thầu.

- Kiểm kê, đánh giá giá trị tài sản còn lại của Ban quản lý dự án để giao cho đơn vị sản xuất, sử dụng hoặc thanh lý thu hồi vốn.

- Khoá sổ kế toán, sắp xếp, phân loại hồ sơ tài liệu để phục vụ cho công tác quyết toán vốn đầu tư.

- Đối chiếu, xác nhận số vốn đã được thanh toán hoặc được vay, công nợ, tài sản, đã chuyển giao với các cơ quan có liên quan.

- Lập báo cáo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đúng thời hạn, nội dung quy định tại Thông tư này, chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu và tài liệu trong báo cáo quyết toán vốn đầu tư.

- Cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán vốn đầu tư theo yêu cầu của cơ quan thẩm tra quyết toán.

- Ký hợp đồng kiểm toán với các cơ quan kiểm toán hợp pháp sau khi có quyết định của người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.

2. Đơn vị nhận thầu (tư vấn, xây lắp, cung cấp thiết bị):

Phối hợp với chủ đầu tư xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn tại theo hợp đồng, cung cấp và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với các số liệu, tài liệu có liên quan đến việc lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư của chủ đầu tư.

3. Kho bạc Nhà nước, cơ quan cho vay vốn đầu tư, cấp bảo lãnh vốn tín dụng đầu tư:

Đối chiếu, xác nhận vốn đầu tư đã thanh toán cho vay, bảo lãnh đối với dự án hoàn thành trong phạm vi số vốn quản lý, thanh toán, cho vay, bảo lãnh.

4. Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư:

- Hướng dẫn, kiểm tra , đôn đốc chủ đầu tư thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư theo đúng nội dung, yêu cầu và thời gian theo quy định tại Thông tư này.

- Hướng dẫn, chỉ đạo chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư.

- Tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo nội dung, yêu cầu và thời gian quy định tại Thông tư này.

- Được yêu cầu chủ đầu tư cung cấp tài liệu có liên quan đến việc quyết toán vốn đầu tư của dự án.

- Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư hoặc nội dung kết quả kiểm tra lại (đối với dự án thuê tổ chức kiểm toán thực hiện kiểm toán)

- Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thuộc thẩm quyền.

Phần 3

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế các văn bản hướng dẫn việc quyết toán vốn đầu tư đã ban hành trước đây. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi.

Cấp trên của Chủ đầu tư
......................................
Chủ đầu tư
........................................
Dự án
........................................

Mẫu số: 01-QTĐT
Ban hành theo TT số 136/1999
ngày 19/11/1999 của Bộ Tài chính

CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ

Số TT

Tên văn bản

Duyệt

Cơ quan duyệt

Người ký duyệt

Ghi chú

 

 

Số

Ngày, tháng, năm

 

Họ tên

Chức vụ

 

1

2

3

4

5

6

7

8

1

Quyết định đầu tư

 

 

 

 

 

 

2

Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

3

Quyết định phê duyệt tổng dự toán

 

 

 

 

 

 

4

Quyết định điều chỉnh thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán

 

 

 

 

 

 

5

......

 

 

 

 

 

 

6

.......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày... tháng... năm
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
------------

No.136/1999/TT-BTC

Hanoi, November 19, 1999

 

CIRCULAR

GUIDING THE INVESTMENT CAPITAL SETTLEMENT

Pursuant to the State Budget Law promulgated on March 20, 1996;
Pursuant to the Law of May 20, 1998 Amending and Supplementing a Number of Articles of the State Budget Law;
Pursuant to the Government's Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999 promulgating the Regulation on Investment and Construction Management;
Pursuant to the Government's Decree No.145/1999/ND-CP of September 20, 1999 on re-organization of the General Department of Development Investment under the Finance Ministry;
The Finance Ministry hereby provides the following guidance on the final settlement of investment capital:

Part I

GENERAL PROVISIONS

1. All investment projects of State agencies and enterprises, after having been completed and put into exploitation and use, shall be subject to the investment capital settlement. Investors shall take responsibility therefor. The investment capital settlement must ensure the contents and time for elaboration, examination and approval as prescribed in this Circular.

2. The to-be settled investment capital is the total lawful expenses made in the course of investment in order to put the project into exploitation and use. The lawful expenses are the expenses made in strict compliance with the signed contract(s) and the ratified cost estimate design, ensuring the conformity with the set criteria, norms, unit prices, financial and accounting regime as well as the relevant current regulations of the State. The to-be settled investment capital shall not exceed the ratified or adjusted (if any) total investment.

3. For projects invested with different capital sources, the settlement must clearly analyze each of such sources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The investment capital settlement shall serve as basis for evaluation of the investment process and drawing of experiences to enhance the management

of investment capital.

Part II

SPECIFIC PROVISIONS

I. CONTENTS OF THE INVESTMENT CAPITAL SETTLEMENT REPORT

The contents of the settlement report must conform to each type of project: The completed investment project, the completed planning project, the completed investment preparation project, the group-A project with many component projects or minor projects, and the project using foreign capital.

1. For the completed investment projects:

1.1. Investment capital for project implementation through the years:

- The total investment capital for project implementation from the stage of investment preparation to the construction completion and putting of the project into exploitation and use.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The project investment capital structure includes capital for construction and installation, capital for equipment and capital for other expenses.

1.2. The damage value, which shall not be accounted into the value of handed-over assets:

- Damage caused by natural calamities, enemy sabotage and other force majeure circumstances, which are not insured.

- The value of the project volume cancelled by decision of the level competent to decide the investment.

1.3. The value of handed-over assets:

- The value of newly-arising fixed assets and liquid assets created by investment and handed over for production and use is the total investment capital for project implementation through the years minus the expenses which are not accounted into the project assets' value and reflected according to the actual value and prices for conversion to the price level at the time of hand-over of the project for exploitation and use.

The method of conversion to the price level at the time of hand-over shall comply with the Construction Ministry's guidance after consultation with the Finance Ministry and the Ministry of Planning and Investment.

Where the guidance on price conversion method is not available when making the investment capital settlement report, the investor shall send a written request to the Ministry of Construction for such guidance which shall serve as a basis for making the settlement report.

- The newly-arising fixed assets shall be classified and evaluated according to the following principles: All expenses related directly to a fixed asset shall be calculated for such asset; the common expenses related to various fixed assets shall be distributed according to the ratio between the direct expense level of each fixed asset and the total direct expenses for all fixed assets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For a completed planning project, the investor shall have to make the planning capital settlement report, which must state sources of capital already received and used according to the cost estimates ratified by the competent level, and be enclosed with the explanation on the project implementation results.

3. For a completed investment preparation project, the investor shall have to make the investment preparation capital settlement report as for the planning project.

4. For a group-A project composed of different component (or minor) projects, when a component (or minor) project is completed, the investor shall have to make the investment capital settlement report as for the group-A project.

5. For investment projects using foreign capital, when they are completed, in addition to the settlement reports to be elaborated, examined and approved according to the provisions of this Circular, the investors shall also have to draw up a separate investment capital settlement report at the request of international organizations inscribed in the loan agreement(s) (if any).

II. DOSSIERS OF INVESTMENT CAPITAL SETTLEMENT REPORT

1. A dossier of investment capital settlement report for a completed project shall include:

- The legal documents: Stating legal bases for project investment.

- The sum-up report on the settlement of the completed investment capital: giving an overview on the project investment situation and results as well as the remaining problems and investor's proposed solution thereof.

- The report on investment execution through the years: reflecting the situation on the use of investment capital from the time of investment preparation to the completion of the project and putting it into exploitation and use.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The report on the amount and value of the newly-arising fixed assets: reflecting the amount and value of each of the newly-arising fixed assets according to the conversion prices and classified by the use subjects.

- The report on the amount and value of the handed-over movable assets: reflecting the amount and value of assets according to the conversion prices of each type of raw material, material, fuel, accessory and labor tool, which fail to meet the fixed assets' standards, and other expenses belonging to the liquid assets which are handed over to the units for use.

- The debt situation: reflecting the loans and debts (to be recovered and paid) which have not been settled by the time of investment capital settlement, and proposing remedial measures.

- The table of comparison and certification of data on investment capital payment by the State treasury and the capital-lending agency(ies): Where the payment for a project is made by different State treasuries, the comparison and certification by each treasury is required.

- The explanation on the investment capital settlement report: reflecting the project's may changes; difficulties and advantages in the course project implementation, and proposing remedial measures.

- The minutes (copy) on the general pre-acceptance test or the minutes on the pre-acceptance test for project hand-over between the investor and the contractor.

- The minutes (if any) on the asset hand-over between the investor and the other using unit(s).

In the course of examining the investment capital settlement, if deeming it necessary, the settlement examining agency may ask the investor to provide other documents related to the project's investment capital settlement.

2. Dossiers of investment capital settlement reports for planning projects and investment preparation projects shall include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The sum-up report on the final settlement of the completed investment capital

- The report on the investment execution situation through the years

- The report on the debt situation

- The table of comparison and certification of data on investment capital payment by the State treasury(ies) or the capital-lending agency(ies).

3. For investment projects requiring only investment reports, when they are completed, investors shall have to elaborate only reports on the settlement of the completed investment capital, which shall be attached with the minutes on the project pre-acceptance test between the investors and the contractors.

4. Requirements on dossiers of investment capital settlement report

An investment capital settlement report must be complete and strictly comply with the model reports suited to each type of project as prescribed at Points 1, 2 and 3 of this Section. The data in the model reports must be clear while the proposals must be concrete, brief and easy to understand.

A dossier of investment capital settlement report must contain all signatures of the chief accountant; the head of the project management board (for projects with management boards); the project executive manager (for projects implemented in form of project executive manager) and the investor.

III. EXAMINATION OF THE INVESTMENT CAPITAL SETTLEMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1. Examining the legality of investment in the project construction:

- Examining, comparing lists and contents of legal documents in the project dossier, ensuring their conformity with the State's current regulations.

- Examining the legality of economic contracts concluded between the investor and the contractors (on consultancy, construction and installation, material and equipment supply).

1.2. Examining the investment capital amount disbursed annually

- Examining every source of capital annually invested in the implementation of the project, compared with the capital source structure already defined in the investment decision and the annual investment plans.

- Analyzing, comparing the structure of the disbursed investment capital (for construction and installation, equipment and other expenses) with the investment capital structure stated in the investment decision and the ratified total cost estimates.

1.3. Examining the value of the completed construction and installation volume

- Examining the value of the project's construction and installation volume proposed for the settlement against the value of the ratified cost estimates and determining the causes of such increase of decrease.

- Examining the application of the State's norms and unit prices to each type of expense in each period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.4. Examining the value of the completed equipment volume:

- Examining the equipments compatibility with the list, type, quantity, technical specifications and prices stated in the investment decision and the signed economic contracts.

- Examining the purchasing, processing and manufacturing prices of equipment.

- Examining the equipment-related expenses transportation expense, preservation expense.

1.5. Examining other expenses by comparing the capital amount proposed for the settlement, of each type of expenses with the ratified cost estimates and the current regime on management of other expenses in investment and construction.

1.6. Examining the value of damage not calculated in the project value:

- The value of damage caused by natural calamities, enemy sabotage and other force majeure circumstances, which are not insured.

- The value of project volume canceled by decision of the level deciding the investment

1.7. Examining the evaluation of assets handed over for exploitation and use by different units:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.8. Examining the situation on debts, materials and equipment in stock:

- Debts to-be recovered and to be repaid

- The value of materials and equipment in stock

- The value of assets of the project management board.

1.9. For project volumes and/or work carried out in form of bidding, the settlement examination should focus on the following contents:

- Examining the legal documents related to the investment project, bid organization, bidding results and the approval thereof.

- Examining the value proposed for settlement on the basis of the bid winning prices.

- Examining the volume and value arising outside the bid packages, determining the causes of such decrease or increase.

After examining the investment capital settlement report, the settlement examining agency shall have to send a report thereon to the agency competent to approve the settlement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Before approving the investment capital settlements of the completed projects, it is necessary to examine the investment capital settlement report according to the following assignment of responsibilities:

- For group-A projects: The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for organization of examination.

- For the other projects:

+ For the centrally-run projects, the agencies with function to assist the ministers (heads of the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the central bodies of mass organizations, the Patty Central Committee's Commission for Financial Management, the chairmen of the managing boards of State corporations) shall assume the prime responsibility for examination.

- For the locally-run projects, the provincial/municipal Finance-Pricing Departments shall assume the prime responsibility in organization of examination.

In case of necessity, the Finance Ministry and the agencies competent to approve the settlements may set up consultancy teams to assist them in the examination of settlements before approving them:

- The consultancy teams for examination of investment capital settlements of group-A projects shall be set up by decision of the Finance Minister and composed of representatives of the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Construction, the branch-managing ministries, the relevant ministries, and the People's Committees of the provinces and centrally-run cities (for the locally-run projects).

- For the other projects, the establishment of the consultancy teams for examination of investment capital settlements shall be decided by the agencies competent to approve the investment capital settlements.

3. Form of organizing the examination of investment capital settlement report:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Where the agency competent to approve the settlement decides to hire an independent auditing organization to audit the investment capital settlement report, the investor shall sign an auditing contract with the independent auditing organization lawfully operating in Vietnam, which shall conduct the audit according to the contents and auditing fee levels set by the agency competent to approve the settlement. The auditing organization shall take responsibility before law for the auditing results.

The functional agency, of (or attached to) the level competent to approve the settlement shall re-examine the auditing results; the contents of such re-examination shall include:

- Examining the auditing results' compatibility with the auditing contract and the contents of investment capital settlement examination stipulated in this Circular.

- Examining the legal bases for investment and construction management promulgated by the competent State management agencies, which have been used in audit by the auditing organization such is standards and regulations, construction rules; construction designing procedures and process; regulations on the management of project quality system of norms and unit prices; and mechanism for the management of investment capital allocation and settlement.

- Re-examining the discrepant results of the auditing report and the investment capital settlement report made by the investor.

- Examining the investor's proposals as well as proposals of the independent auditing organization.

Where the project has been audited, if the agency competent to approve the settlement or the law enforcement agency detects that the value of investment capital proposed for the settlement is incorrect with the error rate of 1.5 (for group-A projects), 2% (for group-B projects) or 3% (for group- C projects) or more, the auditing agency shall take material responsibility for damage caused by the wrong auditing results; serious cases shall be handled according to the current law provisions.

IV. APPROVAL OF THE INVESTMENT CAPITAL SETTLEMENT

1. Competence to approve the investment capital settlement

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For the other projects, the persons competent to decide investment shall also be the persons competent to approve the capital investment settlements,

2. Agencies receiving the approved investment capital settlements:

A copy of the written approval of the completed project's investment capital settlement must be sent to each of the following agencies:

2.1. For group-A projects:

- The Finance Ministry

- The superior level of the investor

- The branch-managing ministry

- The investment capital-paying and-lending agency(ies)

2.2. For the other projects:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The investment-deciding agency

+ The Finance Ministry

+ The investment capital-paying and -lending agency(ies)

- For the locally-run projects

+ The investment-deciding agency

+ The finance agency of the same level which has decided the investment

+ The investment capital- paying and -lending agency(ies)

V. TIME FOR ELABORATION EXAMINATION AND APPROVAL OF THE INVESTMENT CAPITAL SETTLEMENT

1. For group-A projects:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The time for examination of the settlement shall not exceed 4 months after the receipt of a complete and valid dossier of investment capital settlement report as stipulated in Section II of this Circular.

- The time for approval of the investment capital settlement shall not exceed 1 month after the receipt of a dossier of the already examined settlement report.

2. For the other projects:

- The time for completing elaboration of the investment capital settlement report shall not exceed 3 months after the project is completed and put into exploitation and use.

- The time for examination of the settlement shall not exceed 2 months for group-B projects and 1 month for group-C projects, after receipt of a complete and valid dossier of investment capital settlement report.

- The time for approval of the investment capital settlement shall not exceed 15 days.

3. In special cases: The prolongation of the time for elaboration, examination and approval of investment capital settlements shall be decided by the persons competent to approve such settlements.

VI. EXPENSES FOR EXAMINATION AND APPROVAL OF THE INVESTMENT CAPITAL SETTLEMENT

1. The expense for examination and approval of investment capital settlement of a completed project shall be accounted into other expenses in the project's ratified total cost estimate and shall be managed and used by the agency in charge of the settlement examination.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. On the basis of the total investment and characteristics of each project, the expense for examination and approval of investment capital settlement of the completed project shall be calculated in percentages (%) of the total investment level of the project as follows:

Percentage (%)

Total investment (billion VND)

≤1

> 1-5

> 5-10

> 10-100

> 100-500

> 500-1,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

0.08

0.05

0.04

 

Absolute deduction level (million dong)

VND 1 mil.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VND 8 mil.

≥VND10 mil.

≥VND 80 mil.

≥VND 250 mil.

VND 400 mil.

2.2. For a group-A project composed of different component (or minor) projects, the expense deduction level for examination and approval of the settlement of the completed component (or minor) projects shall be calculated according to the following formula:

The deduction

level for the

component

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

The deduction

level for

the whole

project

 

The total investment of the component (minor) project

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



x

----------------------

x

80 %

 

 

The total investment of the project

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4. For a project with capital for equipment accounting for over 75% of the total investment, the expense deduction level for the settlement examination and approval shall be equal to 50% of the corresponding expense level or percentage stipulated at Point 2, Section VI of this Circular.

2.5. The expenses for examination and approval of investment capital settlements of the completed projects mentioned at Points 2.1; 2.2; 2.3 and 2.4, Section VI, shall also include the expenses for settlement examination and approval, and the auditing expense (if any).

The settlement examination and approval expenses shall be distributed to the following types of work:

- At most 10% for approval of the investment capital settlement.

- At least 90% for examination of the investment capital settlement.

Where an independent auditing organization is hired to audit the settlement report, the auditing expense shall not exceed 75%.

3. Management and use of the settlement examination and approval expenses

3.1. On the basis of the estimated expenses for examination and approval of the investment capital settlement of a completed project, the investor shall make payment to the agency in charge of the settlement examination. In case of hiring an auditing agency to audit the settlement report, the investor shall make payment to the auditing agency according to the signed contract; the remaining expenses shall be paid to the agency in charge of the settlement examination.

3.2. The agency in charge of examination of the investment capital settlement shall draw up a estimate of expenses nor the settlement examination and approval and submit it to the person competent to approve the settlement for ratification in order to have a basis for use. The agency in charge of examination of the investment capital settlement shall have to manage, use and settle the settlement examination and approval expenses in strict compliance with the ratified estimate as well as the current financial and accounting regime.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The expense for the auditing agency according to the signed contract (if any).

- The expense for remuneration payment to members of the consultancy team for investment capital settlement examination.

- The payment to domestic and foreign organizations and/or individuals that examine the settlement at the request of the agency in charge of examination and approval of the investment capital settlement (if any).

- The expense for work trip allowances, stationery, translation, printing, conferences, workshops and other expenses for the settlement examination and approval work.

VII. RESPONSIBILIES OF THE INVESTOR AND RELEVANT AGENCIES

1. The investor:

- To coordinate with the contracting units to settle problems on the received materials and equipment, the debt payment and the other arising problems according to the signed contracts.

- To examine the settlement of the value of contracts (on construction and installation, material and equipment supply and/or consultancy) which are completed by the contracting units.

- To inventory and evaluate the remaining assets of the project management board in order to hand them over to the units for production, use or liquidation to recover capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To compare and certify the already settled capital amount or the borrowed capital, debts and assets transferred between the relevant agencies.

- To draw up the investment capital settlement report of the completed project on schedule and with the contents stipulated in this Circular, and take responsibility for the accuracy of data and documents in the investment capital settlement report.

- To provide all documents related to the investment capital settlement at the request of the settlement examining agency.

- To sign the auditing contract with the lawful auditing agencies after the person competent to approve the settlement issues a decision thereon.

2. The contracting units (for consultancy, construction and installation and equipment supply):

To coordinate with the investor in definitely settling the remaining problems according to the contract, to provide and take legal liability for data and documents related to the investor's investment capital settlement report.

3. The State Treasury, the agency(ies) lending investment capital and providing guaranty for investment credit capital:

To compare and certify the already settled investment capital under the loan or guaranty for the completed project within the amount of capital subject to management, settlement, loan and/or guaranty.

4. The agency examining and approving the investment capital settlement:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To guide and direct the investor to settle problems arising in the course of making the investment capital settlement report.

- To organize the examination of the investment capital settlement of the project's investment capital.

- To request the investor to provide documents related to the settlement of the project's investment capital.

- To be answerable for the results of examination of the investment capital settlement or the re-examination results (for projects where auditing organizations are hired to conduct the audit).

- To approve the investment capital settlement the completed project under its competence.

Part III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular takes effect after its signing and replaces the earlier legal documents guiding the investment capital settlement. The State encourages enterprises and non-State economic organizations to draw up the investment capital settlement reports according to the provisions of this Circular.

In the course of implementation, if any problems arise, the ministries, branches and localities are requested to report them to the Finance Ministry for study, supplement and/or amendment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 136/1999/TT-BTC ngày 19/11/1999 hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.170

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.207.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!