THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1962/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP CÁC TỔ CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÔN ĐỐC, THÁO GỠ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC,
ĐẨY MẠNH GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2021 TẠI MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
VÀ ĐỊA PHƯƠNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ
và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày
29 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những
tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư tại Tờ trình số 8123/TTr-BKHĐT ngày 20 tháng 11 năm 2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
1. Thành lập 06
Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân
vốn đầu tư công năm 2021 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ
giải ngân đến ngày 31 tháng 10 năm 2021 dưới 60% kế hoạch được giao do các Phó
Thủ tướng Chính phủ và một số Bộ trưởng làm Tổ trưởng, cụ thể:
a) Tổ công tác số 1: Phó Thủ tướng
Trường trực Chính phủ Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Nội
vụ, Ngoại giao, Quốc phòng, Tư pháp, Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Tòa án nhân dân tối cao, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc; các địa
phương: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Phú Thọ.
b) Tổ công tác số 2: Phó Thủ tướng
Chính phủ Lê Minh Khái làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu
tư, Đài Truyền hình Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao, Văn phòng Trung ương Đảng, Kiểm toán nhà nước, Đài Tiếng nói Việt Nam,
Thông tấn xã Việt Nam; các địa phương: Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc
Trăng, Trà Vinh, Long An.
c) Tổ công tác số 3: Phó Thủ tướng
Chính phủ Lê Văn Thành làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Công Thương, Xây
dựng, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ
thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hội Nông Dân
Việt Nam, Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam; các địa
phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa.
d) Tổ công tác số 4: Phó Thủ tướng
Chính phủ Vũ Đức Đam làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Thông tin và Truyền
thông, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Lao động-Thương binh và Xã hội, Giáo dục và
Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa
Lạc, Đại học quốc gia Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Hội
liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Viên Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Trung ương
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt
Nam, Hội Nhà báo Việt Nam; các địa phương: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc.
đ) Tổ công tác số 5: Bộ trưởng Bộ Tài
chính làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương: Quảng Trị, Quảng Bình, An Giang,
Bạc Liêu, Đồng Tháp, Cà Mau.
e) Tổ công tác số 6: Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,
Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam.
2. Thành phần tham gia các Tổ công
tác của Lãnh đạo Chính phủ gồm Lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ và một
số cơ quan liên quan. Thành phần cụ thể từng Tổ công tác do Tổ trưởng quyết định.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ và Thủ trưởng các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm
tham gia hoặc cử Lãnh đạo Bộ, cơ quan tham gia Tổ công tác.
4. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thuộc đối tượng kiểm tra báo cáo bằng
văn bản trước khi Tổ công tác làm việc.
Điều 2. Đối tượng
và phạm vi, thời gian kiểm tra, đôn đốc
1. Các bộ, cơ quan trung ương và địa
phương có tỷ lệ giải ngân đến ngày 31 tháng 10 năm 2021 dưới 60% kế hoạch Thủ
tướng Chính phủ giao; các dự án đang triển khai thực hiện trong năm 2021 và một
số dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư vốn ngân sách năm năm 2022.
2. Thời gian kiểm tra: Từ ngày 22 tháng
11 năm 2021 đến hết ngày 10 tháng 12 năm 2021.
Điều 3. Nhiệm vụ
và quyền hạn của Tổ công tác
1. Nhiệm vụ của Tổ công tác
a) Tổ chức rà soát, tổng hợp khó
khăn, vướng mắc; phân tích nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình triển khai thực hiện dự án đầu tư công, nhất là dự án sử dụng vốn ODA và
vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tại các bộ, cơ quan trung ương và địa
phương; đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư
công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
b) Giải thích, hướng dẫn thực hiện thống
nhất quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định có liên quan nhằm
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án
đầu tư công.
c) Đánh giá việc chấp hành quy định về
lập, phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2021 của các
bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
d) Đánh giá việc triển khai các giải
pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ tại các Nghị quyết số: 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021, số
45/NQ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2021, số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021; các
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ; Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16
tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 262/TB-VPCP ngày 05
tháng 10 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ và các chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ
về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.
đ) Xem xét trách nhiệm trong lãnh đạo,
chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, rà soát, xử lý các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn
trong giải ngân đầu tư công tại từng bộ, cơ quan, địa phương, trong đó có trách
nhiệm người đứng đầu.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
phân công, chỉ đạo của Tổ trưởng Tổ công tác.
g) Báo cáo tổng hợp tình hình, kết quả
kiểm tra và đề xuất, kiến nghị cụ thể (nếu có), gửi Thủ tướng Chính phủ trong
vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với bộ, cơ quan trung
ương và địa phương. Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực các Tổ công
tác do Lãnh đạo Chính phủ làm Tổ trưởng, có trách nhiệm giúp Tổ trưởng xây dựng
báo cáo tổng hợp tình hình, kết quả kiểm tra và đề xuất kiến nghị của Tổ công
tác.
2. Quyền hạn của Tổ công tác
Yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và
địa phương báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu, cử cán bộ phối hợp thực hiện
và giải quyết vướng mắc của bộ, cơ quan trung ương, địa phương đó.
Điều 4. Kinh phí
hoạt động của Tổ công tác
Kinh phí hoạt động của Tổ công tác được
bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 của các bộ, cơ quan trung ương
theo quy định hiện hành.
Điều 5. Điều khoản
thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, và thành viên các Tổ công tác quy định tại Điều
1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- TTgCP, các PTTg;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí Thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Kiểm toán Nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: CN, NN, KGVX, QHQT, QHĐP, NC, KHTC, QHĐP,
TKBT, TH;
- Lưu: VT, KTTH (3). B
|
THỦ
TƯỚNG
Phạm Minh Chính
|