THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
1195/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỂ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN CẤP BÁCH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 về việc
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp nhằm đáp ứng nhu
cầu điện giai đoạn 2006 - 2010 (thông báo số 184/TB-VPCP ngày 28 tháng 9 năm
2005 của Văn phòng Chính phủ);
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ công nghiệp (văn bản số 5736/BCN-NLDK ngày 24
tháng 10 năm 2005),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy
định một số cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện đầu tư xây dựng các dự án
điện cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng giai đoạn 2006 - 2010 và giai đoạn
sau năm 2010.
Điều 2.
Các dự án điện cấp bách thực hiện đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2006 - 2010
được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù của quyết định này, bao gồm 14 dự
án sau:
Số
TT
|
Tên
Dự án
|
Chủ
đầu tư
|
Địa
điểm
|
Cấu
hình n x MW
|
Thời
gian đưa vào vận hành
|
1
|
Lưới điện đồng bộ các nguồn điện
cấp bách
|
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
|
Theo các dự án cụ thể
|
|
Theo tiến độ dự án
|
2
|
Đường dây 220 kV mua điện từ
Trung Quốc
|
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
|
Hà Khẩu - Lào Cai -Yên Bái.
Tuyên Quang - Lưu Xá
|
|
01/2007
|
3
|
Tua bin khí FO Nâng công suất
nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ
|
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
|
Miền Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu
|
4 x 37 và khoảng 160
|
10/2006
01/2007
|
4
|
Nhà máy điện chu trình hỗn hợp
FO/khí Ô Môn
|
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
|
Cần Thơ
|
Tua-bin khí:
4 x 110
Đuôi hơi:
2 x 110
|
6/2007
6/2008
|
5
|
Nhà máy điện chu trình hỗn hợp
Cà Mau 2
|
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
|
Cà Mau
|
750
|
12/2007
|
6
|
Nhà máy điện chu trình hỗn hợp
Nhơn Trạch 1
|
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
|
Đồng Nai
|
Khoảng 450
|
3/2008
|
7
|
Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả 2
|
C.ty CP Nhiệt điện Cẩm Phả
|
Quảng Ninh
|
1 x 300
|
10/2009
|
8
|
Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 2
|
C.ty CP Nhiệt điện Hải Phòng
|
Hải Phòng
|
2 x 300
|
10/2009
|
9
|
Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh
2
|
C.ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh
|
Quảng Ninh
|
2 x 300
|
6/2009
|
10
|
Nhà máy điện chu trình hỗn hợp
Ô Môn 2
|
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
|
Cần Thơ
|
720
|
3/2009
|
11
|
Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở
rộng 2
|
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
|
Quảng Ninh
|
1 x 300
|
3/2009
|
12
|
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1
|
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam
|
Hà Tĩnh
|
2 x 500
|
10/2010
|
13
|
Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương
2
|
Tập đoàn Than Việt Nam
|
Quảng Ninh
|
2 x 500
|
3/2010
|
14
|
Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương
1
|
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
|
Quảng Ninh
|
2 x 500
|
12/2010
|
Điều 3. Các
cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Điều 2 trên bao gồm:
1. Về thủ tục chuẩn bị đầu tư dự
án
a. Cho phép các chủ đầu tư tiến
hành lập Dự án đầu tư (không qua bước lập Báo cáo đầu tư), tổ chức thẩm định và
phê duyệt theo cơ chế được quy định trong Quyết định này.
b. Cho phép các chủ đầu tư chỉ định
cơ quan tư vấn có đủ kinh nghiệm và năng lực trong nước hoặc lựa chọn tư vấn nước
ngoài làm tư vấn chính đối với tất cả các dự án nguồn và lưới điện nêu trên.
c. Hội đồng quản trị của các
doanh nghiệp là chủ đầu tư (sau đây gọi tắt là Hội đồng quản trị) chịu trách
nhiệm tổ chức thẩm định theo quy định hiện hành và phê duyệt Dự án đầu tư của
các dự án điện cấp bách; quyết định lựa chọn, phê duyệt và ký kết hợp đồng thuê
cơ quan tư vấn nước ngoài trợ giúp (nếu thấy cần thiết). Kinh phí thuê tư vấn
nước ngoài được tính vào tổng dự toán công trình.
d. Đối với các dự án điện mở rộng
(nhân đôi), về nguyên tắc, cho phép áp dụng tiêu chuẩn môi trường như đã áp dụng
đối với dự án trước đó. Riêng đối với dự án Cẩm Phả 2 được phép áp dụng theo
tiêu chuẩn hiện hành.
đ. Tùy theo tính chất và tiến độ
yêu cầu của các dự án, Hội đồng quản trị được quyết định việc thực hiện thiết kế
kỹ thuật thành hai giai đoạn; nội dung mỗi giai đoạn; sử dụng các thiết kế
tương tự đã có; sử dụng thiết kế mẫu.
e. Nếu phần thiết kế kỹ thuật của
dự án thành phần hoặc hạng mục của các dự án điện cấp bách nêu trên không ảnh
hưởng tới thiết kế kỹ thuật toàn bộ dự án thì Hội đồng quản trị được quyết định
và tiến hành xây dựng các dự án thành phần hoặc hạng mục đó sau khi thiết kế kỹ
thuật và dự toán được phê duyệt.
2. Về lựa chọn nhà thầu xây dựng
dự án
a. Hội đồng quản trị chịu trách
nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu, các hình thức lựa chọn nhà thầu (đấu thầu rộng
rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp),
hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu xây lắp; mua sắm vật
tư, thiết bị; tư vấn; rà phá bom mìn; xử lý chất độc; vận chuyển và thí nghiệm
hiệu chỉnh.
b. Đối với các dự án mới, nhưng
có cùng công nghệ và các thông số của thiết bị chính của các dự án đã xây dựng
trước đó ở địa điểm khác, Hội đồng quản trị quyết định việc đàm phán trực tiếp
với các nhà thầu có khả năng thực hiện các dự án trước đó, để ký hợp đồng cho dự
án mới, hoặc quyết định đấu thầu để lựa chọn nhà thầu theo quy định. Riêng đối
với dự án Mông Dương 2, Tập đoàn Than Việt Nam đàm phán trực tiếp với đối tác
nước ngoài theo hướng góp vốn liên doanh để thực hiện dự án.
c. Đối với các dự án mở rộng
(nhân đôi), Hội đồng quản trị quyết định việc đàm phán trực tiếp với nhà thầu
đã thực hiện dự án trước đó để thực hiện dự án mở rộng. Trong trường hợp đàm
phán không thành công thì Hội đồng quản trị quyết định đấu thầu để lựa chọn nhà
thầu khác theo quy định. Quá trình đàm phán hoặc lựa chọn nhà thầu cho dự án mở
rộng cần lưu ý không được làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án trước đó.
d. Tổng thầu do Chủ đầu tư lựa
chọn thực hiện các dự án điện cấp bách nêu trên, được quyền chỉ định các nhà thầu
phụ sau khi thống nhất với Chủ đầu tư.
3. Về giá hợp đồng
Hội đồng quản trị được quyết định
giá hợp đồng trên các nguyên tắc lấy giá trị hợp đồng đã ký kết làm cơ sở cho
đàm phán và được phép điều chỉnh nếu có một trong các lý do sau:
a. Thay đổi phạm vi cung cấp vật
tư, thiết bị, dịch vụ hoặc thay đổi khối lượng công việc, kể cả việc giảm giá
do thực hiện mở rộng hợp đồng.
b. Các lý do khác theo quy định
của pháp luật.
4. Về công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng
a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án thành lập Hội đồng đền bù, giải
phóng mặt bằng và chỉ đạo thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng theo
tiến độ dự án. Các địa phương có trách nhiệm trong việc sớm thỏa thuận và phê
duyệt đơn giá đền bù để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng.
b. Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương được phép tạm cấp quyền sử dụng đất thuộc mặt bằng
thi công cho các dự án đã được phê duyệt. Sau đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phải phối hợp với chủ đầu tư hoàn thành các thủ
tục cấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
c. Đối với đất cho các dự án mà
chưa có trong quy hoạch sử dụng đất, cho phép các Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương được thỏa thuận với chủ đầu tư về diện tích sử
dụng đất cho các dự án này, sau đó thực hiện thủ tục để bổ sung vào quy hoạch sử
dụng đất của địa phương theo các quy định của pháp luật.
5. Về nguồn vốn đầu tư
a. Chủ đầu tư phải thu xếp vốn
xong trước khi quyết định khởi công xây dựng công trình.
b. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phát
triển xem xét, bố trí vốn hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
vốn cho dự án điện cấp bách, kể cả ưu tiên đàm phán các nguồn vốn ODA và các
nguồn vay song phương của nước ngoài.
c. Vốn tín dụng ưu đãi từ Quỹ hỗ
trợ phát triển được bố trí để thực hiện việc di dân, tái định cư và cho chủ đầu
tư vay để mua thiết bị chế tạo trong nước.
d. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong nước bố trí đủ nguồn vốn cho chủ đầu tư
vay theo yêu cầu thực tế của từng dự án.
đ. Cho phép các tổ chức tín dụng
cho vay vượt mức tối đa là 15% vốn tự có để đầu tư các dự án điện cấp bách,
giao Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể.
e. Bộ Tài chính thực hiện việc bảo
lãnh cho chủ đầu tư vay vốn nước ngoài theo yêu cầu thực tế của từng dự án.
Điều 4.
Các dự án thủy điện đang xây dựng và sẽ khởi công xây dựng trong giai đoạn 2006
- 2010 được thực hiện theo các cơ chế, chính sách quy định tại các văn bản của
Chính phủ: số 797/CP-CN ngày 17 tháng 6 năm 2003 và số 400/CP-CN ngày 26 tháng
3 năm 2004.
Điều 5.
Trách nhiệm của các Chủ đầu tư và các Tổng công ty liên quan trong việc thực hiện
quyết định này.
1. Hội đồng quản trị chịu trách
nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đảm bảo các dự án điện cấp bách
được thực hiện đúng quy định của quyết định này và các quy định của pháp luật
có liên quan nhằm đưa dự án vào vận hành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng công
trình và hiệu quả đầu tư.
2. Tổng công ty Điện lực Việt
Nam có trách nhiệm đầu tư các đường dây và trạm biến áp đồng bộ với tiến độ đưa
vào vận hành của các dự án điện cấp bách; thỏa thuận và ký hợp đồng mua bán điện
với Chủ đầu tư các dự án điện cấp bách nêu trên; đồng thời có trách nhiệm chủ
trì, phối hợp với Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đàm phán, thống nhất kế hoạch đảm
bảo cung cấp khí từ lô B cho Trung tâm điện lực Ô Môn từ cuối năm 2008, đầu năm
2009.
3. Tập đoàn Than Việt Nam có
trách nhiệm bảo đảm cung cấp đủ than cho các dự án điện cấp bách.
4. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
có trách nhiệm bảo đảm cung cấp đủ khí cho các dự án điện cấp bách.
Điều 6.
Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm
chủ trì kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư các dự án điện cấp bách thực hiện theo
đúng các quy định của Quyết định này và các quy định pháp luật khác có liên
quan; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo chức năng, thẩm quyền
trong quá trình thực hiện, trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ quyết định; đồng thời có trách nhiệm nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với thực tiễn và bảo
đảm hiệu quả đầu tư của các dự án điện cấp bách.
2. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Khoa học và
Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và
các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ công nghiệp trong việc
theo dõi, kiểm tra, đôn đốc nhằm tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư thực hiện có
hiệu quả các dự án điện cấp bách nêu trên; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng
mắc theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
quyết định.
Điều 7.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 8.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan, Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc các Tổng công ty, các doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án điện cấp
bách và các doanh nghiệp khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.