UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
22/2008/QĐ-UBND
|
Phủ Lý, ngày
31 tháng 10 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ SỐ HÓA THÔNG TIN VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN SỐ
TRONG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ NAM
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng
6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10
tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và
Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế “Số hóa thông
tin và chia sẻ thông tin số trong các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Hà Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin
và Truyền thông, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các
huyện, thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận :
- Văn phòng Chính phủ (để
b/c) ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông (để b/c) ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh ;
- Trang web của Chính phủ ;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp ;
- Như Điều 3 ;
- Trung tâm LT công báo tỉnh ;
- Lưu : VT. GT.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trần Xuân Lộc
|
QUY CHẾ
SỐ HÓA THÔNG TIN VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN SỐ TRONG CÁC CƠ QUAN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Hà Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh,
đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về việc thực hiện số hóa
thông tin và chia sẻ thông tin số trong các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh
Hà Nam từ cấp huyện trở lên (sau đây gọi tắt là cơ quan).
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Số hóa là việc biến đổi các loại hình thông
tin sang thông tin số, có nghĩa là thông qua một quy trình thực hiện để chuyển
đổi các loại hình thông tin chưa ở dạng số sang dạng thông tin được tạo lập bằng
phương pháp dùng tín hiệu số.
2. Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn
thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử
dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Trách nhiệm tạo lập
thông tin số
1. Cán bộ, công chức trong cơ quan có trách nhiệm
sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản và các phần mềm ứng dụng khác để tạo lập
thông tin số (kết quả cụ thể là các tập tin) phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản
lý, chỉ đạo, điều hành; hạn chế sử dụng văn bản giấy.
2. Văn thư có trách nhiệm :
a) Lưu tập tin văn bản nguyên gốc từ phần mềm soạn
thảo vào máy chủ trước khi đóng dấu văn bản đi.
b) Lưu tập tin văn bản nguyên gốc nhận được hoặc
quét văn bản đến lưu vào máy chủ trước khi trình xử lý.
3. Các đơn vị trong cơ quan có trách nhiệm:
Lưu trữ các tập tin được tạo lập từ các phần mềm chuyên ngành do đơn vị phụ
trách.
Điều 4. Trách nhiệm số hoá thông tin chưa ở dạng
số
Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo số hoá
các thông tin chưa ở dạng số của cơ quan:
1. Văn bản đi, đến:
a) Giao cho văn thư có trách nhiệm số hoá văn bản
đi, đến.
b) Số hoá theo trình tự thời gian, ưu tiên từ mới
đến cũ.
c) Số hoá ở mức đơn giản là có thể đọc được
thông tin (như một tập tin ảnh); số hoá ở mức cao hơn là có thể xử lý được trên
các phần mềm ứng dụng.
2. Các thông tin khác:
a) Giao cho các đơn vị phụ trách số hoá thông
tin của đơn vị đó.
b) Tiến hành số hoá sớm nhất trong điều kiện cho
phép.
Điều 5. Trách nhiệm sao lưu
thông tin số
1. Văn bản đi, đến trên máy chủ: Hằng tuần, quản
trị mạng có trách nhiệm sao lưu và quản lý chặt chẽ thông tin này.
2. Thông tin khác do các đơn vị phụ trách: Phải
được định kỳ sao lưu để đảm bảo an toàn.
Điều 6. Trách nhiệm chia sẻ
thông tin số
1. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm:
Công khai các thông tin về chỉ đạo, điều hành;
các văn bản đi, đến và hồ sơ công việc để mọi cán bộ, công chức trong cơ quan
có thể chia sẻ và sử dụng được các thông tin này.
Chỉ đạo cung cấp đầy đủ các thông tin lên
Website của cơ quan và Website của tỉnh đảm bảo theo quy định của Luật Công nghệ
thông tin.
2. Việc cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin
thuộc danh mục bí mật nhà nước phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên
quan.
Điều 7. Cách thức chia sẻ
thông tin số
1. Sử dụng các phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ
công việc, Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành và các phần mềm chuyên
ngành.
2. Đưa thông tin lên Website của cơ quan, ngành
và Website tỉnh Hà Nam.
3. Tạo thư mục dùng chung trên máy chủ cho từng
cá nhân, từng đơn vị để có thể chia sẻ thông tin cho các cán bộ, công chức
trong cơ quan sử dụng.
4. Sử dụng hệ thống thư điện tử.
5. Một số hình thức khác thông qua thiết bị số.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ
QUAN
Điều 8. Trách nhiệm của Sở
Thông tin và Truyền thông
1. Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan số hoá và chia
sẻ thông tin số.
2. Quản lý Website của tỉnh, phần mềm Quản lý
văn bản và hồ sơ công việc, Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành và Thư điện
tử của tỉnh để hỗ trợ các cơ quan thực hiện chia sẻ thông tin số.
3. Đảm bảo hạ tầng mạng dùng chung cho các cơ
quan quản lý nhà nước để truyền đưa thông tin số.
Điều 9. Trách nhiệm của các
cơ quan
1. Phải số hoá và chia sẻ thông tin số nhằm công
khai thông tin về quản lý, điều hành.
2. Có kế hoạch số hóa những nguồn thông tin chưa
ở dạng số theo thứ tự ưu tiên về thời gian và tầm quan trọng.
3. Ban hành quy chế của cơ quan về số hoá và
chia sẻ thông tin số phù hợp với những quy định của Quy chế này.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở,
ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức
thực hiện và chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan thực hiện Quy
chế này.
Điều 11. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này và báo
cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh những trường hợp vi phạm Quy chế để kịp thời xử lý
theo quy định.
Điều 12. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có những vấn đề
cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan phản ánh bằng văn bản gửi về Sở Thông tin và
Truyền thông để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.