Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1869/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Mạnh Hà
Ngày ban hành: 17/04/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1869/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 4 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2014 - 2020”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường;

Căn cứ Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai”;

Căn cứ Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/NĐ- CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường;

Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính;

Căn cứ Thông tư số 43/2011/TT-BTNMT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

Căn cứ Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;

Căn cứ công văn số 872/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc lập Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai;

Căn cứ Quyết định số 6233/QĐ-UBND ngày 7 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành mô hình hệ thống thông tin đất đai - xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 5852/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành;

Căn cứ Quyết định số 59/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 6/TTr-STTTT ngày 28 tháng 3 năm 2014 về phê duyệt chương trình xây dựng Hệ thống thông tin quản lý ngành Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình xây dựng Hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Mạnh Hà

 

CHƯƠNG TRÌNH

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020
(Ban hành kèm Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

I. HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU

Ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho tác nghiệp chuyên môn là công việc mang tính chiến lược, là yêu cầu bức thiết của ngành tài nguyên và môi trường, đồng thời tạo nền tảng ban đầu cho các ngành khác phát triển các ứng dụng trên nền bản đồ. Đến nay, phần lớn các quy trình thủ tục hành chính của ngành tài nguyên môi trường đã ứng dụng công nghệ thông tin với mức độ dịch vụ công cấp 3. Đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại các quận - huyện. Hệ thống thông tin đất đai được phê duyệt, công tác kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện thông qua phần mềm. Hồ sơ đất đai, hệ thống bản đồ trên giấy được chuyển đổi sang dạng số.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay trong ngành còn chưa được đồng bộ; các giải pháp và hệ thống thông tin đưa vào quản lý vẫn rời rạc, phân tán và chưa được quản lý tập trung và chưa có hệ thống thông tin tổng thể tích hợp toàn thành phố, chưa cập nhật đầy đủ thông tin biến động; mới đầu tư xây dựng một số phần mềm về quản lý đất đai, quản lý môi trường, quản lý trạm cân, chất thải... đang vận hành cục bộ tại từng đơn vị, hệ thống hạ tầng phần cứng và phần mềm chưa được đầu tư đủ cho nhu cầu quản lý.

Với nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực ngành cần có chương trình tổng thể xây dựng hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường Thành phố.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hiện đại hóa công tác quản lý ngành tài nguyên và môi trường nhằm xây dựng một hệ thống thông tin quản lý trên nền thông tin địa lý có tích hợp các lĩnh vực tài nguyên và môi trường; hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền nói chung; Sở Tài nguyên và Môi trường nói riêng một cách hiệu quả và đồng bộ. Nâng cao năng lực cán bộ của ngành tài nguyên và môi trường, các đơn vị liên quan trong việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý phục vụ công tác quản lý, kết nối thông tin đa ngành; tăng cường khả năng cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp.

Số hóa tài liệu ngành tài nguyên và môi trường; tích hợp hệ thống thông tin các dự án thành phần thuộc đề án Hệ thống thông tin quản lý đô thị (đất đai - xây dựng, quy hoạch, môi trường, biến đổi khí hậu, giao thông vận tải, hạ tầng ngầm) phục vụ chương trình phát triển đô thị của thành phố.

Tạo lập cơ sở dữ liệu quản lý ngành tài nguyên và môi trường tập trung toàn thành phố gắn liền với hệ thống thông tin địa lý, đảm bảo sự thông suốt trong tích hợp, liên kết, chia sẻ và cung cấp thông tin trực tuyến.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Lĩnh vực quản lý nhà nước

- Xây dựng giải pháp tổng thể thống nhất về lĩnh vực tài nguyên và môi trường; thông tin tài nguyên và môi trường được sử dụng vào định hướng quản lý và phát triển đô thị, kinh tế, xã hội và được chia sẻ giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan; giúp thủ tục luân chuyển, điều hành, xử lý hồ sơ được minh bạch và đơn giản hóa; thông tin hồ sơ quản lý lưu trữ trên giấy được chuyển đổi sang hồ sơ điện tử và tiến tới pháp lý hóa các hồ sơ điện tử này tại các cơ sở dữ liệu phân tán thuộc các cấp quản lý;

- Tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố. ứng dụng công nghệ thông tin cho các mục đích quản lý đất, nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc bản đồ; quản lý các vấn đề về biển, đảo và cung cấp thông tin tài nguyên và môi trường để phát triển đô thị;

- Tất cả phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đều được trang bị hệ thống mạng nội bộ, mạng MetroNet, đường truyền số liệu chuyên dùng và các thiết bị phục vụ cho việc kết nối với hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường thành phố;

- Tất cả phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; các phòng chuyên môn có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện đều được triển khai và sử dụng các hệ thống thông tin thành phần về tài nguyên và môi trường trong công việc quản lý hàng ngày;

- Ban hành các quy chế và quy định làm cơ sở pháp lý cho việc vận hành và khai thác thông tin trong Hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường Thành phố;

- Hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường thành phố được quản lý, tích hợp, chia sẻ và thường xuyên cập nhật thông tin thông qua hệ thống thông tin quản lý đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

- Công khai minh bạch thông tin tài nguyên và môi trường theo đúng quy định của pháp luật...

b) Tạo lập, kết nối, liên thông, chia sẻ và khai thác thông tin

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý với cơ sở dữ liệu thống nhất tích hợp, bao gồm dữ liệu của các lĩnh vực gồm:

+ Hệ thống GIS (Hạ tầng) thông tin địa lý Thành phố Hồ Chí Minh: bao gồm bản đồ nền địa hình đa tỷ lệ với siêu dữ liệu đặc tả đi kèm (Metadata);

+ Thông tin tài nguyên đất;

+ Thông tin tài nguyên nước;

+ Thông tin tài nguyên khoáng sản;

+ Thông tin môi trường;

+ Thông tin khí tượng thủy văn;

+ Thông tin đo đạc và bản đồ;

- Các hệ thống thông tin quản lý ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại cung cấp các chức năng cơ bản cập nhật, quản lý, phân tích, thống kê, báo cáo và phân phối dữ liệu và thông tin tài nguyên và môi trường. Hệ thống thông tin hoạt động với nhiều kết nối mạng bao gồm mạng nội bộ, mạng cấp thành phố (Metronet) và mạng diện rộng (Internet), phục vụ các đối tượng:

+ Sở Tài nguyên và Môi trường;

+ Các Sở, Ban, ngành có liên quan;

+ Các nhu cầu nghiên cứu khoa học;

+ Cung cấp thông tin cộng đồng...;

- Cung cấp kênh thông tin đa phương tiện, tương tác có hệ thống để đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin về định hướng quy hoạch, tài nguyên và môi trường của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức trong quá trình xây dựng phát triển đô thị và người dân trong nhu cầu phát triển nhà ở, ổn định cuộc sống;

- Cung cấp công cụ để giao tiếp tạo mối liên kết chặt chẽ và chia sẻ thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân. Là công cụ hiệu quả ban hành, phổ biến và trưng cầu lấy ý kiến về tài nguyên và môi trường trong quản lý và phát triển thành phố;

- Thống nhất cổng thông tin kết nối, liên thông, chia sẻ và khai thác thông tin đa ngành, đa lĩnh vực; tích hợp thông tin liên ngành với Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như với các tỉnh thành lân cận.

c) Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy của ngành tài nguyên và môi trường

- Xây dựng và đầu tư Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên Môi trường với đầy đủ hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường. Đây là chủ trương của Chính phủ nhằm bảo đảm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nên cần sớm thành lập trung tâm theo hướng dẫn chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Công nghệ thông tin trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 07/2011/TTLT-BTNMT-BNV ngày 30 tháng 01 năm 2011.

- Xây dựng các quy chế và quy định làm cơ sở pháp lý cho việc vận hành và khai thác, cung cấp thông tin của hệ thống.

- Xây dựng quy định sử dụng kết quả từ Hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường để phục vụ công tác quản lý nhà nước về kiểm tra, giám sát và xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

d) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ các cán bộ ứng dụng hệ thống thông tin địa lý phục vụ công tác quản lý tài nguyên và môi trường;

- Đào tạo cán bộ duy trì, phát triển và vận hành hệ thống.

3. Hiệu quả đạt được của chương trình

Chương trình xây dựng Hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020 khi hoàn thành sẽ nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước ngành tài nguyên và môi trường thành phố:

- Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, khoa học, chính xác về đất đai, nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc bản đồ; quản lý các vấn đề về biển và đảo và cung cấp thông tin tài nguyên môi trường... là một trong những nền tảng quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển và hỗ trợ ra quyết định trong ngành tài nguyên và môi trường;

- Thực hiện cải cách hành chính thông qua việc tăng cường cơ chế phối hợp và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước có liên quan, rút ngắn thủ tục xác minh thông tin và góp phần công khai minh bạch quy trình thủ tục hành chính trong ngành. Quy chế quản lý dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường ra đời là khung pháp lý, thiết lập và liên thông dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường hiện nay còn phân tán, thiếu đồng bộ;

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ thao tác nghiệp vụ chuyên môn trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, về đo đạc và bản đồ, quản lý các vấn đề về biển và đảo cũng như thiết lập hệ thống thông tin chuyên ngành một cách khoa học, đầy đủ, có tính kết nối, liên thông dữ liệu của các đơn vị quản lý nhà nước có liên quan; hỗ trợ và là công cụ pháp lý để kiểm tra, giám sát và xác định hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường thông qua các thông tin, hình ảnh trực tuyến;

- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác báo cáo, thống kê thông qua hệ thống mạng thông tin trực tuyến, tiến đến tự động hóa quy trình thủ tục hành chính qua mạng như xác nhận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xác nhận giao dịch đảm bảo quyền sử dụng đất, giao thuê quyền sử dụng đất, cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản, nước ngầm và dịch vụ khai thác biển đảo...

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Việc phân chia các hợp phần trong chương trình được thiết lập trên cơ sở yếu tố lĩnh vực chuyên môn phân cấp quản lý, đặc tính nguồn dữ liệu và mối liên kết giữa các đơn vị quản lý dữ liệu.

- Yêu cầu về nội dung thực hiện:

+ Việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường thực hiện theo Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

+ Rà soát, tổng hợp nguồn dữ liệu đầu vào và đầu ra ngành tài nguyên môi trường ở các cấp; cập nhật, bổ sung các dữ liệu còn thiếu so với nhu cầu cơ sở dữ liệu cần quản lý, xác định các yêu cầu cụ thể về nhu cầu quản lý dữ liệu các lĩnh vực để phối hợp các Sở - Ban - ngành và Quận - Huyện xây dựng tiêu chí thống kê hệ thống dữ liệu chuyên ngành. Trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng quy chế quản lý dữ liệu quản lý đô thị thành phố nhằm thiết lập mối quan hệ và trách nhiệm giữa Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở - Ban - ngành và Quận - Huyện trong việc quản lý, cung cấp và khai thác hệ thống dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường;

+ Thực hiện số hóa hệ thống tài liệu chuyên ngành do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, bóc tách số liệu báo cáo, chuyển từ hồ sơ lưu trữ bằng giấy sang dữ liệu số, bao gồm cả dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian theo bộ chuẩn cơ sở dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường. Với cơ sở dữ liệu đất đai đã được đầu tư xây dựng dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành trong năm 2014, đây là hệ thống dữ liệu nền cho việc xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành;

+ Xây dựng, nâng cấp các phần mềm quản lý dữ liệu, phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác nghiệp vụ các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Mô hình hệ thống thông tin đất đai - xây dựng ban hành theo Quyết định 6233/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố là mô hình khung để nâng cấp hệ thống thông tin đất đai;

+ Nâng cấp và kiện toàn hệ thống công nghệ thông tin tại Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan đảm bảo hạ tầng vận hành hệ thống theo cả hai mô hình phân tán và tập trung dữ liệu.

- Yêu cầu về phạm vi thực hiện:

+ Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận - huyện;

+ Liên kết các Sở - Ban - ngành có liên quan, Quận - Huyện, cơ quan quản lý nhà nước có nhu cầu liên kết quản lý và khai thác dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường;

+ Kết nối các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý tài nguyên và môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Quy hoạch - kiến trúc, Cục Thuế thành phố, Kho bạc nhà nước thành phố...); cơ quan công chứng (Phòng công chứng, Văn phòng công chứng tư) công chứng giao dịch nhà đất; Ủy ban nhân dân phường - xã xác định nguồn gốc đối tượng sở hữu và loại hình sử dụng đất nhằm hỗ trợ công tác tính thuế, cấp chủ quyền nhà đất; doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (chủ đầu tư dự án, sàn giao dịch bất động sản); các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tra cứu thông tin.

Nội dung chương trình gồm các hợp phần sau:

1. Xây dựng kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin trong ngành tài nguyên môi trường và hệ thống thông tin quản lý đô thị

a) Nội dung thực hiện

- Xây dựng kiến trúc tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành tài nguyên và môi trường: kiến trúc công nghệ thông tin, các chuẩn kết nối và tiêu chí cho việc liên thông kết nối và tích hợp;

- Trên cơ sở một hệ thống phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của từng cấp đơn vị quản lý, xây dựng giải pháp tổng thể thống nhất về quản lý ngành tài nguyên môi trường; thông tin hồ sơ nhà đất gắn liền với định hướng quy hoạch, hồ sơ hạ tầng kỹ thuật và xây dựng đô thị được chia sẻ giữa các cơ quan chuyên môn quản lý; thông tin môi trường, hệ thống quản lý chất thải, thông tin về biến đổi khí hậu được kiểm soát chặt chẽ và không bị ô nhiễm vào môi trường sống; quy trình ISO điện tử giúp thủ tục luân chuyển điều hành xử lý hồ sơ được minh bạch và đơn giản hóa; thông tin hồ sơ quản lý được pháp lý hóa dưới dạng điện tử thay thế hồ sơ trên giấy tại các cơ sở dữ liệu phân tán thuộc các cấp quản lý;

- Kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin trong ngành tài nguyên môi trường cần được lập, ban hành làm cơ sở đầu tư các dự án thành phần thuộc các hợp phần tiếp theo.

(Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật kết nối cơ sở dữ liệu được mô tả tại Phụ lục II).

b) Tổ chức thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2014 - 2015.

2. Xây dựng quy chế vận hành và khai thác Hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường

a) Nội dung thực hiện

Kế thừa Quy chế thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tại Quyết định số 59/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố, nội dung quy chế mở rộng cho:

- Xây dựng quy chế quản lý, tạo hành lang pháp lý đảm bảo vận hành và khai thác Hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường thành phố gồm: các quy trình về kết nối và cung cấp thông tin; tạo lập các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng thông tin; quy định hình thức kiểm tra, giám sát và xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; phân định trách nhiệm và quyền hạn của các thành phần tham gia vào hệ thống, chia sẻ và truyền tải thông tin, truy xuất và kết xuất thông tin.

- Xây dựng quy chế cho từng hệ thống thành phần trong đó xác định cụ thể về nội dung và cách thức chia sẻ để các hệ thống, đơn vị và cá nhân có thể tiếp cận khai thác sử dụng các dữ liệu của hệ thống.

b) Tổ chức thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các Sở, ngành khác có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2014 - 2015.

3. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường

a) Nội dung thực hiện

Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ Hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường thành phố gồm:

- Hoàn chỉnh hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống máy chủ tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; các phòng, ban, đơn vị quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên môi trường tại các quận - huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận - huyện) theo mô hình chung của thành phố, đảm bảo khả năng lưu trữ phân tán, xử lý độc lập tại từng đơn vị, đảm bảo thông suốt về kết nối và truyền tải dữ liệu. Trang bị bổ sung thiết bị nối kết mạng, thiết lập băng thông đảm bảo đường truyền tải dữ liệu dung lượng lớn giữa các đơn vị có liên quan;

- Nâng cấp, trang bị mới một số máy trạm tại các đơn vị có liên quan đảm bảo được trang bị đầy đủ hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý và điều hành và đảm bảo cấu hình vận hành hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường;

- Trang bị máy in, máy quét, máy định vị vệ tinh, thiết bị lưu trữ... phục vụ việc số hóa tài liệu bao gồm dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian.

b) Tổ chức thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân quận - huyện và Sở, ngành liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2014 - 2015.

4. Xây dựng Trung tâm Công nghệ Thông tin ngành tài nguyên và môi trường

a) Nội dung thực hiện

Xây dựng Trung tâm Công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế theo Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31 tháng 01 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ.

Xây dựng Trung tâm Công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường gồm các thành phần công nghệ thông tin:

- Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác xử lý, phân tích, truy xuất và lưu trữ thông tin, dữ liệu tập trung;

- Các cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường triển khai tập trung.

Các cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường được tích hợp với cơ sở dữ liệu tập trung tại Trung tâm dữ liệu thành phố để chia sẻ thông tin giữa các đơn vị quản lý và với các trung tâm dữ liệu các tỉnh/ thành phố khác.

b) Tổ chức thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2014 - 2016.

5. Xây dựng cơ sở dữ liệu và các hệ thống thông tin chuyên ngành tài nguyên và môi trường

Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành cho từng lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường, kết nối hình thành các hệ thống thống thông tin chuyên ngành:

- Hệ thống thông tin quản lý tài nguyên đất đai;

- Hệ thống thông tin nền địa lý toàn thành phố;

- Hệ thống thông tin về tài nguyên nước;

- Hệ thống thông tin về tài nguyên khoáng sản;

- Hệ thống thông tin về môi trường;

- Hệ thống thông tin khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu;

- Hệ thống thông tin đo đạc và bản đồ;

- Hệ thống thông tin về quản lý biển và đảo.

Hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường tích hợp và liên thông với các hệ thống thông tin chuyên ngành thuộc Hệ thống thông tin quản lý đô thị trên nền hệ thống thông tin địa lý GIS như:

- Hệ thống thông tin quy hoạch;

- Hệ thống thông tin xây dựng phát triển đô thị;

- Hệ thống thông tin hạ tầng đô thị;

- Hệ thống thông tin quản lý giao dịch bất động sản.

Xây dựng các cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường cần thực hiện với các hạng mục sau đây để có đội ngũ công nghệ thông tin và cán bộ chuyên môn đủ trình độ làm chủ công nghệ đủ điều kiện vận hành các dự án được đầu tư:

- Hạng mục phục vụ việc khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường;

- Hạng mục đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chuyên sâu về công nghệ thông tin;

- Hạng mục đào tạo ứng dụng chuyên sâu công nghệ GIS trong quản lý ngành tài nguyên và môi trường.

a) Nội dung thực hiện

- Xây dựng hệ thống thông tin địa lý toàn thành phố trên nền bản đồ địa hình gắn với siêu dữ liệu đặc tả và bản đồ địa chính trở thành cơ sở dữ liệu GIS hạ tầng thông tin địa lý Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở dữ liệu nền xây dựng và tích hợp các lớp dữ liệu tài nguyên môi trường và kết nối với các nguồn dữ liệu không gian địa lý chuyên ngành khác, dữ liệu ảnh viễn thám đa mục tiêu, dữ liệu lidar...

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung trên nền hệ thống thông tin địa lý cho Hệ thống thông tin quản lý tài nguyên đất đai, bao gồm:

+ Hệ thống quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản trên đất;

+ Hệ thống giao, thuê quyền sử dụng đất;

+ Hệ thống ghi nhận biến động quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản trên đất;

+ Hệ thống giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản trên đất;

+ Hệ thống quản lý bộ hồ sơ địa chính điện tử;

+ Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Hệ thống thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng tình hình sử dụng đất;

+ Hệ thống giá đất và thuế nhà đất.

(Nội dung chi tiết được mô tả tại Mục I của Phụ lục III).

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung trên nền thông tin địa lý cho Hệ thống thông tin về tài nguyên nước, bao gồm:

+ Hệ thống quản lý và lập quy hoạch kế hoạch sử dụng tài nguyên nước;

+ Hệ thống quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

+ Hệ thống thủ tục cấp phép giấy phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước.

(Nội dung chi tiết được mô tả tại Mục II của Phụ lục III).

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung trên nền thông tin địa lý cho Hệ thống thông tin về tài nguyên khoáng sản, bao gồm:

+ Hệ thống quy hoạch điều tra địa chất khoáng sản;

+ Hệ thống quản lý tài nguyên khoáng sản;

+ Hệ thống thủ tục cấp giấy phép hoạt động khai thác tài nguyên và khoáng sản.

(Nội dung chi tiết được mô tả tại Mục III của Phụ lục III).

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung trên nền thông tin địa lý cho Hệ thống thông tin về môi trường, bao gồm:

+ Hệ thống quản lý thông tin về môi trường;

+ Hệ thống quan trắc môi trường;

+ Hệ thống quản lý và xử lý chất thải;

+ Hệ thống thủ tục cấp giấy phép quản lý chất thải, phế liệu;

+ Hệ thống quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải.

(Nội dung chi tiết được mô tả tại Mục IV của Phụ lục III).

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung trên nền thông tin địa lý cho Hệ thống thông tin khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, bao gồm:

+ Hệ thống quản lý khí tượng thủy văn và tác động biến đổi khí hậu đối với các yếu tố tự nhiên, con người và kinh tế - xã hội;

+ Hệ thống thủ tục cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn;

(Nội dung chi tiết được mô tả tại Mục V của Phụ lục III).

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về dữ liệu đo đạc và bản đồ gắn với nền hạ tầng thông tin địa lý thống nhất toàn thành phố. Hệ thống gồm có các thành phần:

+ Các phần mềm tác nghiệp biên tập, xử lý dữ liệu đo đạc và bản đồ;

+ Cơ sở dữ liệu về đo đạc, bản đồ và không gian toàn thành phố.

(Nội dung chi tiết được mô tả tại Mục VI của Phụ lục III).

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung trên nền hệ thống thông tin địa lý cho Hệ thống thông tin về quản lý biển và đảo:

+ Hệ thống quy hoạch khai thác, phát triển tài nguyên các vùng biển, ven biển và đảo;

+ Hệ thống quản lý thực trạng khai thác và cấp phép sử dụng tài nguyên biển, hải đảo;

+ Hệ thống quản lý ô nhiễm, suy thoái môi trường biển và hải đảo.

(Nội dung chi tiết được mô tả tại Mục VII của Phụ lục III).

- Xây dựng hệ thống thông tin thành phần theo chức năng phân cấp tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận - huyện.

Hệ thống thông tin chuyên ngành tài nguyên và môi trường tại quận - huyện bao gồm các cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin như nêu trên được phân cấp thực hiện tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận - huyện trên địa bàn thành phố.

b) Tổ chức thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2014 - 2020.

6. Xây dựng dịch vụ tích hợp, cung cấp thông tin tài nguyên và môi trường trực tuyến

a) Nội dung thực hiện

- Môi trường dịch vụ nền GIS lĩnh vực tài nguyên và môi trường toàn thành phố:

Chuẩn hóa công cụ và môi trường biên tập xử lý dữ liệu không gian địa lý GIS thống nhất sử dụng trong các phần mềm lõi của hệ thống thông tin đất đai - xây dựng và các phần mềm quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, phần mềm hỗ trợ phân tích và tạo lập mô hình GIS 3D.

(Nội dung chi tiết được mô tả tại Điểm 1, Mục VIII của Phụ lục III).

- Hệ thống phân tích và tổng hợp thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường

Phân tích và tổng hợp thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường trên trung tâm dữ liệu được tích hợp từ 24 cơ sở dữ liệu của quận - huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường. Phân tích, tổng hợp thông tin lập cáo báo, hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định.

(Nội dung chi tiết được mô tả tại Điểm 2, Mục VIII của Phụ lục III).

- Cổng dịch vụ tích hợp và cung cấp thông tin

Cổng dịch vụ tích hợp thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường từ các hệ thống thông tin thành phần tại Sở, ngành, quận - huyện gồm hệ thống thông tin đất đai - xây dựng, hệ thống thông tin quy hoạch, hệ thống thông tin môi trường, hệ thống thông tin biến đổi khí hậu, hệ thống thông tin giao thông vận tải để hình thành các bộ dữ liệu đất đai và quy hoạch phục vụ công tác nghiên cứu phát triển đô thị.

Cổng tích hợp thông tin với cổng thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cơ sở dữ liệu tích hợp tập trung ngành tài nguyên và môi trường được lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Hợp phần Cổng dịch vụ tích hợp và cung cấp thông tin qua các điểm truy cập:

+ Website tra cứu (dữ liệu thuộc tính, không gian và metadata).

+ Kiosk thông tin.

+ Dịch vụ trên nền di động và SMS.

+ Tổng đài trả lời (Call Center).

(Nội dung chi tiết được mô tả tại Điểm 3, Mục VIII của Phụ lục III).

- Hệ thống quản lý ngành tài nguyên và môi trường cấp xã - phường: cung cấp hệ thống tra cứu cho cán bộ địa chính cấp phường xã quản lý và xác nhận nguồn gốc, tình hình sử dụng đất, tình hình khai khác sử dụng tài nguyên và môi trường...

(Nội dung chi tiết được mô tả tại Điểm 4, Mục VIII của Phụ lục III).

b) Tổ chức thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Quy hoạch - Kiến trúc; Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các quận - huyện.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2014 - 2016.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo Chương trình ứng dụng và Phát triển Công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng Hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020.

2. Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Chủ trì tổ chức triển khai và thực hiện chương trình;

- Tổ chức cung cấp thông tin, dự báo, theo dõi cập nhật, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình; Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố định kỳ 6 tháng và đề xuất các cơ chế chính sách cần thiết để thúc đẩy thực hiện Chương trình;

- Tổ chức sơ kết hàng năm thực hiện Chương trình để rút kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan tham mưu, bố trí kinh phí kịp thời để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng Hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020 theo đúng chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.

4. Các Sở - Ban - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm phối hợp xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung thuộc Chương trình./.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ


PHỤ LỤC 1

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
ính kèm Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

TT

Nội dung

Thời gian

Mô tả

Chủ trì

Phối hợp

 

1

Xây dựng kiến trúc tổng thể ngành tài nguyên môi trường và hệ thống thông tin quản lý đô thị

2014-2015

Mô hình kiến trúc tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường với đầy đủ các dự án hệ thống thông tin thành phần và khai thác, kết nối với các hệ thống thông tin về đất đai - xây dựng; Hạ tầng ngầm (viễn thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng...); quy hoạch, môi trường, giao thông vận tải... trong đề án hệ thống thông tin Quản lý đô thị theo Quyết định 5852/QĐ-UBND về phê duyệt “Chương trình xây dựng Hệ thống thông tin chuyên ngành”

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

2

Xây dựng quy chế vận hành và khai thác Hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường thành phố

2014-2015

Quy định rõ vai trò, nhiệm vụ và các bước thực hiện của từng đơn vị tham gia về:

Mức độ quản lý, khai thác, cập nhật thông tin.

Xây dựng tiêu chí, biểu mẫu thống kê và lưu trữ dữ liệu.

Ban hành quy chế quản lý dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường thành phố.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các Sở, Ban, ngành khác có liên quan

 

3

Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường

2014-2015

Đảm bảo hạ tầng máy chủ, máy trạm, thiết bị ngoại vi và hệ thống mạng vận hành các hệ thống thông tin, liên thông giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Ủy ban nhân dân quận - huyện và với các sở, ban, ngành liên quan.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân quận - huyện và Sở, Ban, ngành liên quan

 

4

Xây dựng Trung tâm Công nghệ Thông tin ngành tài nguyên và môi trường

2014-2016

Xây dựng Trung tâm Công nghệ Thông tin ngành tài nguyên và môi trường tập trung tại Sở Tài nguyên và Môi trường và kết nối thông tin với các chuyên ngành qua cổng thông tin tại trung tâm dữ liệu toàn thành phố

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ

 

5

Xây dựng cơ sở dữ liệu và các hệ thống thông tin chuyên ngành tài nguyên và môi trường

2014-2020

Xây dựng các kho cơ sở dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường song song vận hành các hệ thống thông tin chuyên ngành liên quan đảm bảo tính đồng bộ của toàn đề án.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở -Thông tin và Truyền thông, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố, Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện

 

5.1

Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung trên nền hệ thống thông tin địa lý cho các Hệ thống thông tin quản lý tài nguyên đất đai

2014

Triển khai đồng bộ tại Sở Tài nguyên và Môi trường và các quận - huyện.

Ket nối, tích hợp thông tin với Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Cục Thuế thành phố, Sở Tài chính, Sàn giao dịch bất động sản, Phòng công chứng...

Đã triển khai được 50% tổng số hệ thống thành phần tại Sở Tài nguyên và Môi trường và 24 quận/ huyện.

Năm 2014 tích hợp 100% cơ sở dữ liệu và hoàn thiện các quy trình thủ tục.

Năm 2015 tích hợp tại trung tâm dữ liệu.

 

5.2

Xây dựng hệ thống thông tin nền địa lý toàn thành phố

2014-2014

Xây dựng hệ thống thông tin địa lý toàn thành phố trên nền bản đồ địa hình gắn siêu dữ liệu và bản đồ địa chính trở thành cơ sở dữ liệu GIS hạ tầng thông tin địa lý Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối với các nguồn dữ liệu không gian địa lý chuyên ngành khác, dữ liệu ảnh viễn thám đa mục tiêu, dữ liệu Lidar...

 

5.3

Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung trên nền thông tin địa lý GIS cho Hệ thống thông tin về tài nguyên nước

2015

Chuẩn hóa và xây dựng 100% cơ sở thông tin dữ liệu về tài nguyên nước toàn thành phố.

Đưa vào vận hành các hệ thống thông tin quản lý trên nền dữ liệu GIS được số hóa.

 

5.4

Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho Hệ thống thông tin về tài nguyên khoáng sản

2015 -2016

Chuẩn hóa và xây dựng 100% cơ sở thông tin dữ liệu về tài nguyên khoáng sản toàn thành phố.

Đưa vào vận hành các hệ thống thông tin quản lý trên nền dữ liệu GIS được số hóa.

 

5.5

Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho các Hệ thống thông tin về môi trường

2015 -2016

Chuẩn hóa và xây dựng 100% cơ sở thông tin dữ liệu về chất lượng môi trường của thành phố.

Đưa vào vận hành các hệ thống thông tin quản lý trên nền dữ liệu GIS được số hóa.

 

5.6

Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung trên nền thông tin địa lý GIS cho Hệ thống thông tin khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu

2015 -2017

Thiết lập cơ sở dữ liệu ban đầu và các hệ thống thông tin quản lý.

 

5.7

Xây dựng cơ sở dữ liệu dữ liệu tập trung trên nền thông tin địa lý GIS về dữ liệu đo đạc và bản đồ toàn Thành phố Hồ Chí Minh

2015 -2019

Thực hiện số hóa và liên kết dữ liệu toàn bộ dữ liệu đo đạc và bản đồ do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý.

Thiết lập cổng thông tin, xây dựng phần mềm quản lý kho dữ liệu.

 

 

5.8

Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung trên nền thông tin địa lý GIS cho Hệ thống thông tin về quản lý biển và đảo

2015 -2016

Triển khai tại Sở Tài nguyên và Môi trường

 

 

5.9

Xây dựng hệ thống thông tin thành phần theo chức năng phân cấp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc UBND quận/huyện

2014-2015

Xây dựng cơ sở dữ liệu và đưa vào vận hành các hệ thống thông tin thành phần phân cấp quản lý tại Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND các quận, huyện.

Xây dựng hoàn thiện Cơ sở dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường kết nối với cơ sở dữ liệu đất đai, quy hoạch, hạ tầng,... và tích hợp dữ liệu qua trung tâm dữ liệu tại Sở Tài nguyên và Môi trường và cổng thông tin toàn thành phố.

 

 

 


PHỤ LỤC II

QUY CHUẨN LIÊN THÔNG KẾT NỐI CƠ Sở DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
(Đính kèm Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

I. Cơ sở dữ liệu Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh/ thành phố

- Cơ sở dữ liệu (CSDL) về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố do Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, lưu trữ, quản lý;

- Cơ sở dữ liệu thành phần gồm có cho các lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, địa chất và khoáng sản, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo và các dữ liệu chuyên ngành khác về tài nguyên và môi trường (gọi là cơ sở dữ liệu thành phần về tài nguyên và môi trường);

- Chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu cấp tỉnh về tài nguyên và môi trường xây dựng mô hình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật thống nhất, các chính sách khai thác và cập nhật dữ liệu, chuẩn dữ liệu, nội dung dữ liệu cho cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường thành phần theo từng lĩnh vực.

- Cơ sở dữ liệu nền địa lý các tỷ lệ: Cơ sở dữ liệu nền địa lý dùng chung cho toàn bộ dự án là yếu tố quan trọng để các dữ liệu từ các chuyên ngành có thể được tích hợp với nhau. CSDL GIS hạ tầng thông tin địa lý bao gồm cơ sở dữ liệu nền địa lý đa tỷ lệ với siêu dữ liệu đặc tả đi kèm và được tạo lập đảm bảo các yếu tố sau:

+ Cơ sở dữ liệu nền địa lý sử dụng chung cho dự án được thành lập từ các nguồn dữ liệu mới nhất do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý;

+ Tất cả các đơn vị thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu không gian trong dự án bắt buộc phải sử dụng nền địa lý này để xây dựng lớp dữ liệu chuyên đề. Tùy thuộc vào mức độ chi tiết của dữ liệu mà chọn lựa tỷ lệ nền phù hợp;

+ Tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý phải phù hợp với tiến độ thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu các lĩnh vực của chương trình;

+ Dữ liệu nền địa lý Thành phố Hồ Chí Minh các tỷ lệ 1:50.000, 1:25.000, 1:2.000... được xây dựng theo tiêu chuẩn do Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau khi CSDL địa chính toàn thành phố nghiệm thu (dự kiến tháng 6/2014), CSDL địa chính sử dụng kết hợp với CSDL GIS địa hình địa lý toàn thành phố để xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và chia sẻ thông tin cho các cơ quan khai thác trên cổng thông tin địa lý của thành phố.

- Cơ sở dữ liệu viễn thám đa mục tiêu: gồm hệ thống ảnh vệ tinh viễn thám và ảnh độ phân giải cao, cùng với CSDL Lidar được sử dụng quản lý, phân tích và dự báo về môi trường... phục vụ quản lý phát triển đô thị.

II. Khung cơ sở dữ liệu quản lý ngành tài nguyên và môi trường

1. Dữ liệu về đất đai

a) Số liệu phân hạng, đánh giá đất, thống kê, kiểm kê đất đai; bản đồ phân hạng đất; bản đồ thổ nhưỡng; bản đồ địa giới hành chính; bản đồ hiện trạng sử dụng đất; hồ sơ cấp Giấy chứng nhận qua các thời kỳ (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất); số liệu điều tra về giá đất; thông tin về thửa đất; sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ theo dõi biến động đất đai.

b) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Bản đồ địa chính dạng giấy và dạng file; kết quả giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện các quyền của người sử dụng đất; số lượng các khu đất giao quản lý phát triển quỹ đất; kết quả các khu đất giao đấu giá quyền sử dụng đất.

d) Chuẩn cơ sở dữ liệu địa chính

Với hiện trạng CSDL đất đai tại cấp Quận Huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường, toàn bộ nhóm thông tin chưa thể hiện đầy đủ theo chuẩn CSDL địa chính ban hành cần thực hiện chuyển đổi và nhập bổ sung các nhóm thông tin thiếu (có thể không có đầy đủ thông tin theo thực tế).

Chuẩn dữ liệu trao đổi giữa 3 cấp xã/phường - huyện/quận - tỉnh/thành phố (Sở Tài nguyên và Môi trường) và tổng hợp báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường theo yêu cầu:

- Dữ liệu xuất và nhập theo dạng lược đồ ứng dụng: GML;

- Tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan: ISO 19136:2007;

- Bảng mã ký tự để mã hóa: UTF8.

- Tham chiếu đảm bảo theo quy định Tổng Cục địa chính tại địa chỉ www.gdla.gov.vn/chuantraodoidc.

- Chuẩn trao đổi quy định thông tin trao đổi từ cấp xã/ phường - quận/ huyện - tỉnh/ thành phố và tổng hợp báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường với dữ liệu trích xuất từ các cấp hoặc theo chuyên mục tờ bản đồ, biến động.

- Chuẩn trao đổi dữ liệu giữa các cấp được mô tả gắn liền với siêu dữ liệu đặc tả với các thành phần thông tin.

- Nhóm thông tin mô tả về siêu dữ liệu địa chính;

- Nhóm thông tin mô tả về dữ liệu địa chính;

- Nhóm thông tin mô tả về chất lượng dữ liệu địa chính;

- Nhóm thông tin mô tả về hệ quy chiếu tọa độ; Nhóm thông tin mô tả về cách thức trao đổi, phân phối dữ liệu địa chính.

2. Dữ liệu về tài nguyên nước

a) Số lượng, chất lượng nước mặt, nước dưới đất (bao gồm các số liệu về quan trắc tài nguyên nước);

b) Số liệu điều tra khảo sát địa chất thủy văn;

c) Các dữ liệu về khai thác và sử dụng tài nguyên nước;

d) Quy hoạch các lưu vực sông, quản lý, khai thác, bảo vệ các nguồn nước;

đ) Kết quả cấp phép, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, trả lại các loại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt, nước dưới đất và xả thải vào nguồn nước; dữ liệu về điều tra, trám lấp giếng không sử dụng; dữ liệu về điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất; điều tra đánh giá hiện trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;

e) Các dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước.

3. Dữ liệu về địa chất và khoáng sản

a) Thống kê trữ lượng khoáng sản;

b) Kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và các mẫu vật địa chất, khoáng sản; dữ liệu địa tầng, địa chất khu vực, vùng định hướng quy hoạch xây dựng;

c) Quy hoạch, kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, quy hoạch về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;

d) Bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản, địa chất thủy văn, địa chất công trình và các bản đồ chuyên đề về địa chất và khoáng sản;

đ) Khu vực đấu thầu hoạt động khoáng sản; khu vực có khoáng sản đặc biệt, độc hại; các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực dự trữ khoáng sản;

e) Báo cáo hoạt động khoáng sản; báo cáo quản lý Nhà nước hàng năm về hoạt động khoáng sản;

g) Kết quả cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép, trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hệ số khoáng sản.

4. Dữ liệu về môi trường

a) Các kết quả điều tra, khảo sát về môi trường;

b) Dữ liệu, thông tin về đa dạng sinh học;

c) Dữ liệu, thông tin về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường;

d) Kết quả về giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết;

đ) Danh sách, thông tin về các nguồn thải, chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;

e) Các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được đưa ra khỏi danh sách;

g) Kết quả điều tra, khảo sát về hiện trạng môi trường, chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường, các quy hoạch về bảo vệ môi trường;

h) Thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường được phép trao đổi;

i) Kết quả cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép về môi trường.

5. Dữ liệu về khí tượng thủy văn

a) Các tài liệu, số liệu điều tra cơ bản về khí tượng thủy văn, môi trường không khí và nước, biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ôzôn;

b) Các loại biểu đồ, bản đồ, ảnh thu từ vệ tinh, các loại phim, ảnh về các đối tượng nghiên cứu khí tượng thủy văn;

c) Hồ sơ kỹ thuật của các công trình khí tượng thủy văn;

d) Kết quả cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép về hệ thống khí tượng thủy văn.

6. Dữ liệu về đo đạc và bản đồ gồm

a) Hệ quy chiếu Quốc gia;

b) Hệ thống số liệu gốc đo đạc Quốc gia; hệ thống điểm đo đạc cơ sở, điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng; mốc cao độ theo quy hoạch phục vụ xây dựng công trình;

c) Hệ thống ảnh máy bay, ảnh vệ tinh phục vụ đo đạc và bản đồ;

d) Hệ thống bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ hành chính, bản đồ địa lý tổng hợp và các loại bản đồ chuyên đề khác;

đ) Hệ thống thông tin địa lý:

e) Thông tin tư liệu thứ cấp được hình thành từ các thông tin tư liệu về đo đạc và bản đồ nêu tại các Điểm a, b, c, d, đ Khoản này và thông tin tư liệu tích hợp của thông tin tư liệu về đo đạc và bản đồ với các loại thông tin tư liệu khác;

g) Hồ sơ cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép về hoạt động đo đạc và bản đồ.

7. Dữ liệu tài nguyên môi trường biển và đảo gồm

a) Dữ liệu về đất có mặt nước biển;

b) Dữ liệu về địa hình đáy biển;

c) Dữ liệu về tính chất cơ lý của nước biển;

d) Dữ liệu về tính chất biển, địa vật lý biển, khoáng sản biển;

đ) Dữ liệu về dầu, khí biển;

e) Dữ liệu về sinh vật biển;

g) Dữ liệu về chất lượng môi trường biển;

h) Dữ liệu về khí tượng, thủy văn biển;

i) Dữ liệu về đảo;

k) Dữ liệu khác liên quan đến tài nguyên, môi trường biển.

III. Khung lớp dữ liệu GIS về quản lý đô thị

STT

Nhóm lớp dữ liệu chuyên đề đa tỷ lệ

Lĩnh vực

Ghi chú

1

Bản đồ địa hình đa tỷ lệ và siêu dữ liệu

GIS nền địa lý, cơ sở

Đã thực hiện, cần liên thông, kết nối và tích hợp dữ liệu

2

Ảnh vệ tinh, viễn thám, raster

3

Mốc giới, mô hình số độ cao DEM, đường đồng mức...

4

Dân cư

5

Thực vật

6

Lidar và mô hình dữ liệu 3D

7

Bản đồ địa chính các thời kỳ

Tài nguyên đất

Đã thực hiện, cần liên thông, kết nối và tích hợp dữ liệu

8

GIS nền địa chính 2013

9

Hiện trạng sử dụng đất

10

Quy hoạch sử dụng đất

11

Khung Giá đất

Thực hiện 2014

12

Nhà và công trình xây dựng

13

Quy hoạch tài nguyên nước

Tài nguyên nước

 

14

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước

 

15

Khu vực cấm khai thác

 

16

Nguồn nước ô nhiễm, nước thải...

 

17

Quy hoạch tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản

 

18

Khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản

 

19

Khu vực cấm khai thác

 

20

Hiện trạng môi trường: vùng ô nhiễm, suy thoái, khu vực có nguy cơ ô nhiễm,...

Môi trường

 

21

Quan trắc môi trường

 

22

Xử lý chất thải [Hiện trạng phát thải, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải...]

 

23

Điều kiện tự nhiên: địa chất, khí hậu.

Điều kiện tự nhiên và biến đổi khí hậu

 

24

Địa chất thủy văn, mực nước

 

25

Bản đồ địa chất thổ nhưỡng

 

26

Vùng ảnh hưởng biến đổi khí hậu

 

27

Hiện trạng úng lụt, triều cường

 

28

Biến đổi điều kiện thủy văn

 

29

Quy hoạch vùng biển, đảo

Biển, đảo

 

30

Vùng khai thác tài nguyên biển, đảo

 

31

Vùng cấm khai thác

 

32

Vùng ô nhiễm, suy thoái

 

33

Đồ án quy hoạch chung

GIS quy hoạch đô thị

Thực hiện 2014

34

Quy hoạch phân khu

35

Quy hoạch bảo tồn

Các kho dữ liệu chuyên ngành cần liên thông kết nối thực hiện từ 2014-2016 Sở TNMT và UBND quận/ huyện quản lý và cập nhật điều chỉnh quy hoạch

36

Quy hoạch sử dụng đất

37

Quy hoạch nhà cao tầng

38

Quy hoạch cảnh quan

39

Quy hoạch chi tiết xây dựng

40

Quy hoạch phân lô đất

41

Quy hoạch mảng xanh

42

Quy hoạch tầng cao

43

Quy hoạch cây xanh

44

Quy hoạch hạ tầng viễn thông

45

Quy hoạch cấp nước

46

Quy hoạch thoát nước

47

Quy hoạch hệ thống điện

48

Quy hoạch phòng cháy chữa cháy

49

Quy hoạch chiếu sáng

50

Quy hoạch xử lý chất thải

54

Quy hoạch đỗ xe

52

Quy hoạch giao thông

53

Quy hoạch tuyến giao thông và kết nối giao thông

54

Quy hoạch công trình giao thông

55

Chỉ tiêu quy hoạch xây dựng hạ tầng đô thị

56

Quy hoạch khu vực thương mại, tuyến phố kinh doanh

57

Quy định xây dựng do UBND quận/ huyện ban hành

58

59

Địa chất công trình

GIS hạ tầng đô thị

Thực hiện 2014

60

Khoảng lùi xây dựng

61

Ranh cấp phép xây dựng nhà, công trình

62

Cốt nền xây dựng

63

Hiện trạng tầng cao

64

Hiện trạng hạ tầng hệ thống cấp nước

Các kho dữ liệu chuyên ngành cần liên thông kết nối thực hiện từ 2014 - 2016 Sở TNMT và UBND quận/ huyện quản lý và cập nhật tình hình thực hiện dự án đầu tư

65

Hiện trạng hạ tầng hệ thống thoát nước

66

Hiện trạng úng lụt, triều cường

67

Hiện trạng hạ tầng hệ thống điện

68

Hiện trạng hạ tầng hệ thống cáp viễn thông

69

Hiện trạng hạ tầng hệ thống thu phát sóng BTS

70

Hiện trạng hạ tầng hệ thống đại lý Internet

71

Hiện trạng hạ tầng hệ thống Bưu cục, bưu điện, hòm thư

72

Hiện trạng hạ tầng đường giao thông

73

Hiện trạng hạ tầng các công trình giao thông

74

Hiện trạng hạ tầng sự cố giao thông

75

Hiện trạng hạ tầng công trình PCCC

76

Hiện trạng hạ tầng hệ thống chiếu sáng

77

Hiện trạng hạ tầng hệ thống cây xanh

78

Hiện trạng hạ tầng hệ thống công viên, mảng xanh đô thị

79

Hiện trạng hạ tầng hệ thống xử lý chất thải

80

Hiện trạng hạ tầng hệ thống cống

81

Hiện trạng hạ tầng tuyến phố kinh doanh

82

83

Ký hiệu

GIS nhà ở và công trình xây dựng

2014-2015

84

Nhà ở và công trình xây dựng

85

Công trình xây dựng cao tầng

86

Công trình ngầm

87

Nhà sở hữu nhà nước

88

Nhà ở tái định cư

89

Nhà ở xã hội

90

Quy hoạch vật liệu xây dựng

Sản xuất VLXD

2015

91

Sản xuất vật liệu xây dựng

92

GIS chỉ tiêu xây dựng phát triển đô thị

GIS quản lý xây dựng và phát triển đô thị

2015 -2016

93

Quy hoạch số nhà

94

Địa chỉ số nhà

95

Vùng đổ phế thải xây dựng

96

Chất lượng công trình xây dựng

97

Thanh tra xây dựng

98

Giao dịch bất động sản

 

 

99

Nhà đất ngăn chặn, khiếu kiện

GIS điều kiện pháp lý

2014

100

Các lớp GIS chuyên ngành khác

Kết nối dữ liệu với các CSDL và hệ thống thông tin chuyên ngành khác

2015 -2016

 


PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
(Đính kèm Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

STT

Hệ thống

Mục tiêu sử dụng

Đơn vị quản lý, sử dụng

Đơn vị phối hợp thực hiện

Dữ liệu thiết lập

Yêu cầu

Ghi chú

I. Hệ thống thông tin nền địa lý toàn Thành phố Hồ Chí Minh

 

 

1

Xây dựng GIS (hạ tầng) thông tin nền địa lý từ bản đồ nền địa hình các tỷ lệ 1:50.000, 1:25.000, 1:2.000... với siêu dữ liệu và CSDL địa chính.

CSDL GIS địa hình địa lý toàn thành phố để xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và chia sẻ thông tin cho các cơ quan khai thác trên cổng thông tin địa lý của thành phố

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông

- Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Khoa học và Công nghệ.

- UBND quận, huyện quản lý và các cơ quan sử dụng công nghệ GIS vào quản lý

Bản đồ địa hình đa tỷ lệ

Siêu dữ liệu định nghĩa

CSDL địa chính

Tích hợp với hệ thống GIS nền toàn thành phố do Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện hoàn thiện hệ thống GIS hạ tầng thông tin địa lý toàn thành phố.

Thực hiện 1 phần tại Sở Khoa học và Công nghệ. Xây dựng hoàn thiện CSDL và định kỳ cập nhật thường xuyên.

II. Hệ thống thông tin quản lý tài nguyên đất

 

 

1

Hệ thống thông tin (HTTT) va CSDL quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản trên đất

Xây dựng CSDL địa chính theo chuẩn CSDL địa chính.

Tin học hóa nghiệp vụ quản lý đất đai trên nên công nghệ GIS.

- Cấp Giấy chứng nhận QSDD&SHN

- Quản lý nhà sở hữu nhà nước: xác lập quyền sở hữu, giải quyết khiếu nại, tranh chấp, bố trí sử dụng, bán nhà, hoàn trả, trưng mua...

- Quản lý công trình xây dựng

- Quản lý sở hữu nhà của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

- Thống kê, kiểm kê và lập quy hoạch sử dụng đất

- Thay hệ thống sổ sách lưu trữ trên giấy thành dạng sổ sách điện tử.

Sở Tài nguyên và Môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND quận/huyện, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp thành phố và cấp huyện

- Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

- UBND quận huyện quản lý và tra cứu thông tin nhà nhà nước và công trình xây dựng.

- Quỹ phát triển nhà

- Công ty dịch vụ công ích

- Các ban quản lý khu đô thị

- Hồ sơ địa chính, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ kỹ thuật nhà đất được thiết lập để quản lý.

- Thông tin chi tiết về nhà ở được sở hữu

- Thông tin về chủ sở hữu

- Thông tin về tình trạng pháp lý nhà đất

- Danh mục cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài sở hữu nhà tại thành phố

- Danh mục nhà thuộc các tổ chức, thành phần kinh tế quản lý, sở hữu

CSDL địa chính được tích hợp, liên kết tại UBNDquận/ huyện với trung tâm dữ liệu tại Sở Tài nguyên và Môi trường và cổng thông tin thành phố.

Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt mô hình đất đai xây dựng sử dụng thống nhất toàn địa bàn theo Quyết định 6233/QĐ- UBND.

Triển khai 50% các phân hệ với phiên bản cũ tại các đơn vị.

Đăng ký kế hoạch nâng cấp cập nhật triển khai đồng bộ tất cả hệ thống phiên bản mới tới các đơn vị quản lý

2

HTTT và CSDL giao, thuê quyền sử dụng đất

3

HTTT và CSDL ghi nhận biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản trên đất

4

HTTT và CSDL giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản trên đất

5

HTTT và CSDL quản lý bộ hồ sơ địa chính điện tử

6

HTTT và CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

7

HTTT và CSDL thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng tình hình sử dụng đất

8

HTTT và CSDL giá đất và thuế nhà đất

III. Hệ thống thông tin về tài nguyên nước

1

HTTT và CSDL Quản lý và lập quy hoạch kế hoạch sử dụng tài nguyên nước

Tạo lập CSDL và HTTT quy hoạch và hiện trạng tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước.

Nâng cao hoạt động quản lý về:

- Công tác quy hoạch kế hoạch khai thác sử dụng

- Quản lý, theo dõi tình hình khai thác sử dụng

- Quản lý cấp phép khai thác thăm dò tài nguyên nước

- Đảm bảo trữ lượng, tình hình khai thác tránh sụt lún bề mặt đất bên trên

- Vi phạm trong hoạt động khai thác tài nguyên nước

 

- Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

- UBND quận huyện quản lý và tra cứu thông tin

- Công ty dịch vụ công ích

- Các ban quản lý khu đô thị

- Đơn vị hoạt động khai thác...

- Các sở, ban, ngành cấp nước, thoát nước, điện lực...

Quy hoạch vị trí, trữ lượng và tình hình khai thác tài nguyên.

Danh mục đơn vị tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác

Kiểm soát được tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước đảm bảo phù hợp với trữ lượng, quy hoạch phát triển.

Chưa triển khai

2

HTTT và CSDL Quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước

3

HTTT và CSDL Thủ tục cấp phép giấy phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước

IV. Hệ thống thông tin về tài nguyên khoáng sản

1

HTTT và CSDL Quy hoạch điều tra địa chất khoáng sản

 Tạo lập CSDL và HTTT quy hoạch và hiện trạng tình hình khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản.

Nâng cao hoạt động quản lý về”

- Công tác quy hoạch kế hoạch khai thác.

- Quản lý, theo dõi tình hình khai thác sử dụng.

- Quản lý cấp phép khai thác thăm dò

- Đảm bảo trữ lượng, tình hình khai thác tránh sụt lún bề mặt đất bên trên.

- Vi phạm trong hoạt động khai thác tài nguyên nước

Các phòng ban chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

- UBND quận huyện quản lý và tra cứu thông tin

- Công ty dịch vụ công ích

- Đơn vị hoạt động khai thác…

- Các sở, ban ngành cấp nước, thoát nước, điện lực…

Thiết lập được đầy đủ thông tin quy hoạch và chỉ tiêu khai thác theo các loại tài nguyên khoáng sản.

Quy hoạch vị trí, trữ lượng và tình hình khai thác tài nguyên.

Danh mục đơn vị tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác

Kết hợp và liên thông kết nối với các sở chuyên ngành, cập nhật hoàn thiện quy hoạch toàn thành phố.

Kiểm soát được tình hình khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản đảm bảo phù hợp với trữ lượng, quy hoạch phát triển.

Chưa thực hiện

2

HTTT và CSDL Quản lý tài nguyên khoáng sản

3

HTTT và CSDL Thủ tục cấp giấy phép hoạt động khai thác tài nguyên và khoáng sản

IV. Hệ thống thông tin về môi trường

1

HTTT và CSDL Quản lý hệ thống thông tin về môi trường

Tạo lập CSDL và HTTT quản lý thông tin về môi trường, hệ thống quan trắc môi trường, hệ thống quan trắc, chất lượng môi trường khu vực xử lý chất thải (chất lượng không khí, chất lượng nước mặt, chất lượng nước ngầm)

Nâng cao hoạt động quản lý về môi trường, xử lý chất thải.

Hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải

Điều phối chất thải

Quản lý cấp phép xử lý chất thải, nhập khẩu phế thải

Vi phạm trong hoạt động xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường...

Kiểm tra tình hình xử lý chất thải.

Sở Tài nguyên và Môi trường Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND quận/huyện và các sở ban ngành chủ quản

- Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

- UBND quận, huyện quản lý và tra cứu

- Công ty dịch vụ công ích

- Các ban quản lý khu đô thị

- Các sở, ban ngành vệ sinh môi trường, cơ quan xử lý, vận chuyển chất thải...

Thiết lập được đầy đủ thông tin môi trường và chỉ số khoan trắc, xử lý chất thải.

Danh mục đơn vị tổ chức, cá nhân được cấp phép quản lý, xử lý chất thải.

Công trình hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải

Chu trình, đường vận chuyển chất thải

Kết họp và liên thông kết nối với các sở chuyên ngành về thông tin số liệu quan trắc, xử lý chất thải. Kiểm soát được tình hình xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường sống.

Kiểm soát lộ trình, đường đi thu gom xử lý chất thải.

Chưa thực hiện

2

HTTT và CSDL quan trắc môi trường

3

HTTT và CSDL quản lý và xử lý chất thải

4

HTTT và CSDL Thủ tục cấp giấy phép quản lý chất thải, phế liệu

5

HTTT và CSDL công trình hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải.

Hệ thống quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải.

Quản lý cầu cân

Quản lý dự án xử lý chất thải ở khu liên hợp

V. Hệ thống thông tin khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu

1

HTTT và CSDL khí tượng thủy văn

Tạo lập CSDL và HTTT quản lý số liệu khí tượng thủy văn.

Sở Tài nguyên và Môi trường Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND quận/huyện

- Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

- UBND quận huyện quản lý và tra cứu thông tin về khí tượng thủy văn.

Bộ số liệu về khí tượng thủy văn toàn thành phố

Có liên thông kết nối chia sẻ thông tin khí tượng thủy văn cho quá trình xây dựng phát triển đô thị.

Yêu cầu về liên kết, tích hợp tổng thể HTTT quản lý ngành xây dựng

2

HTTT và CSDL thủ tục cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn

VI. Hệ thống thông tin đo đạc và bản đồ

1

Các phần mềm tác nghiệp GIS biên tập, xử lý dữ liệu đo đạc và bản đồ

Cung cấp môi trường xây dựng CSDL và HTTT quản lý tập trung kho dữ liệu đo đạc, bản đồ toàn thành phố.

Sở Tài nguyên và Môi trường.

Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND quận/huyện

- Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

- UBND quận, huyện quản lý.

Sở ban ngành chuyên môn.

Dữ liệu thuộc tính, không gian đo đạc và bản đồ toàn thành phố

Có liên thông kết nối chia sẻ thông tin với các sở ban ngành phục vụ quản lý đô thị.

Yêu cầu về liên kết, tích hợp tổng thể HTTT quản lý ngành xây dựng, HTTT đất đai xây dựng

2

CSDL về đo đạc, bản đồ và không gian toàn thành phố

VII. Hệ thống thông tin về quản lý biển và đảo

1

Quy hoạch khai thác, phát triển tài nguyên các vùng biển, ven biển và đảo

Tạo lập CSDL và HTTT quy hoạch và khai thác tài nguyên, dịch vụ biển, đảo.

Nâng cao hoạt động quản lý về môi trường biển đảo

Vi phạm trong hoạt động xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường, suy thoái biển...

Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

- UBND quận huyện quản lý.

Sở ban ngành chuyên môn.

0

Dữ liệu thuộc tính, không gian vùng biển đảo và các dịch vụ khai thác

Có liên thông kết nối chia sẻ thông tin với các sở ban ngành phục vụ quản lý đô thị.

Chưa triển khai

2

Quản lý thực trạng khai thác và cấp phép sử dụng tài nguyên biển, hải đảo

3

Quản lý ô nhiễm, suy thoái môi trường biển và hải đảo

VIII. Xây dựng dịch vụ tích hợp và cung cấp thông tin xây dựng trực tuyến

1

Môi trường dịch vụ nền GIS lĩnh vực xây dựng toàn thành phố

Lựa chọn và triển khai thống nhất bộ máy xử lý dữ liệu GIS cho biên tập và xử lý dữ liệu không gian chuyên ngành xây dựng.

Khả năng hiển thị, xử lý và trao đổi đầy đủ định dạng GIS phổ biến và hỗ trợ cơ chế 3D từ các lớp dữ liệu.

Sở Tài nguyên và Môi trường.

Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND quận/huyện

Các sở ngành quản lý quy hoạch, hạ tầng đô thị biên tập dữ liệu không gian đô thị

Thiết lập toàn bộ dữ liệu không gian cần quản lý chuyên ngành xây dựng theo đúng định chuẩn

Bộ công cụ phần mềm môi trường phát triển đưa ra được đầy đủ chức năng biên tập dữ liệu không gian.

Phát triển dịch vụ WebGIS.

Kiến nghị triển khai thống nhất 1 môi trường hoặc các môi trường hỗ trợ định dạng, chức năng có thể tương tác với nhau.

Thực hiện năm 2014

2

Hệ thống phân tích và tổng hợp thông tin quản lý đô thị

Phân tích và tổng hợp thông tin quản lý đô thị ngành xây dựng trên trung tâm dữ liệu được tích hợp từ 24 cơ sở dữ liệu của quận/ huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường và trung tâm dữ liệu Thành phố Hồ Chí Minh

Các đơn vị liên quan quản lý đô thị chuyên ngành xây dựng (gồm các đơn vị tham gia, phối hợp thực hiện)

Báo cáo tổng hợp thông tin các lĩnh vực ngành xây dựng

Phân tích, tổng hợp thông tin lập cáo báo hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định

Liên kết dữ liệu từ dịch vụ tích hợp thông tin.

3

Cổng dịch vụ tích hợp và cung cấp thông tin

+ Cổng dịch vụ tích hợp thông tin quản lý đô thị chuyên ngành xây dựng từ các hệ thống thông tin thành phần tại sở ngành và 24 đơn vị quận/ huyện, các sở ngành liên quan

+ Cung cấp thông tin quản lý đô thị chuyên ngành xây dựng trên cổng thông tin thành phố từ trung tâm dữ liệu và qua các điểm truy cập.

Sở Tài nguyên và Môi trường và trung tâm dữ liệu Thành phố Hồ Chí Minh

Các đơn vị, cá nhân tra cứu thông tin quản lý đô thị chuyên ngành xây dựng

+ Dữ liệu quản lý đô thị chuyên ngành xây dựng được tích hợp đầy đủ tại Server tập trung.

+ Thông tin các lĩnh vực ngành xây dựng cần tra cứu

+Tích hợp và tổng hợp thông tin tự động online và offline (đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu cả về dữ liệu thuộc tính và không gian)

+ Các hợp phần: Website tra cứu; Kiosk thông tin; Dịch vụ SMS Tổng đài trả lời (Call Center)

+ Hỗ trợ nhiều kênh thông tin tra cứu.

+ Nghiệp vụ tích hợp thông tin qua với sự hỗ trợ từ các bộ lọc thông tin.

Thực hiện năm 2014 - 2015

4

Hệ thống quản lý đô thị ngành xây dựng cấp xã/ phường

UBND xã/ phường theo dõi được tình hình xây dựng trên địa bàn. Ghi nhận thông tin phản hồi thực tế trên địa bàn

Bộ phận địa chính cấp xã

Sở Thông tin và Truyền thông

Xác nhận bổ sung nguồn gốc, tình hình xây dựng thực tế tại địa bàn.

Tra cứu được thông tin các lĩnh vực ngành xây dựng phân cấp theo dõi, quản lý

Liên kết dữ liệu từ các hệ thống thông tin liên quan.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1869/QĐ-UBND ngày 17/04/2014 phê duyệt Chương trình xây dựng Hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.359

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.72.229
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!