ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 138/KH-UBND
|
Mỹ Tho, ngày
19 tháng 11 năm 2010
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/2009/QĐ-TTG NGÀY
16/2/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG
PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Thực hiện Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày
16/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng
phát thanh, truyền hình đến năm 2020, Công văn số 1168/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày
29/4/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai thực hiện Quy hoạch
truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020; căn cứ hiện trạng của
tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xây dựng Kế hoạch thực hiện Quyết định số
22/2009/QĐ-TTg ngày 16/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch
truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang, như sau:
I. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG
Hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền
hình Tiền Giang hiện nay gồm: hệ thống phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất;
truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình qua vệ tinh; truyền hình cáp;
truyền dẫn viba; các công nghệ truyền dẫn, phát sóng truyền dẫn, phát sóng mới
như truyền hình trên mạng Internet.
Hệ thống máy phát sóng cơ bản đã trang bị đủ
công suất máy chính nhưng thiếu máy dự phòng; các thiết bị phòng thu trang bị ở
nhiều Đài huyện chỉ vừa đủ để thực hiện nhiệm vụ chính và ở mức đơn giản, chưa
đủ khả năng làm chương trình đa dạng, phong phú về thể loại và đạt chất lượng
âm thanh cao. Các trụ ăng ten đạt yêu cầu trong việc phủ sóng cho các Đài cấp
huyện, cấp xã.
Mô hình tổ chức Đài truyền thanh theo nhiệm vụ
chuyên môn bao gồm thu nhận thông tin (ghi âm, ghi hình; thu qua radio, băng
đĩa; qua mạng Internet, mạng điện thoại, qua thiết bị thu vệ tinh…thông qua
khâu xử lý đưa đến phát/chuyển hoặc đưa vào lưu trữ); tạo lập các chương trình
để phát, truyền thanh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng…; phát hoặc truyền hoặc
chuyển các thông tin (phát thanh/truyền hình, gửi băng ghi hình, ghi âm,…).
Thời gian qua, các đài phát thanh, truyền hình từ
tỉnh đến huyện, xã đều thiết lập hệ thống máy phát thanh, truyền hình và hệ thống
truyền dẫn tín hiệu riêng. Các hệ thống này còn chồng chéo, lãng phí về đầu tư
thiết bị truyền dẫn, phát sóng và tài nguyên phổ tần số vô tuyến điện. Bên cạnh
đó, việc áp các tiêu chuẩn về truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình bắt
buộc cũng còn thiếu sót. Một số thiết bị phát sóng không đảm bảo các tiêu chuẩn
kỹ thuật vẫn còn sử dụng, gây nhiễu cho các đài khác.
Hệ thống truyền hình cáp đang phát triển, tuy
nhiên còn hạn hẹp chỉ trong vùng nội ô thành phố Mỹ Tho. Mặt khác, do chưa có
tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, chưa có sự đánh giá, hợp chuẩn thiết bị nên sử dụng
tần số truyền dẫn còn tùy nhà cung cấp.
Thiết bị hệ thống truyền thanh không dây chưa
đúng chuẩn quy định, dẫn đến khó khăn về sử dụng tần số cho các đài phát thanh
FM.
(Kèm Bảng thống kê hiện trạng).
II. VỀ MỤC TIÊU NĂM ĐẾN NĂM
2020
1. phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, đối ngoại, quốc
phòng, an ninh của các cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh và đảm
bảo cung cấp cho người dân các dịch vụ phát thanh, truyền hình đa dạng, phong
phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của mọi đối tượng.
2. Phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng đồng
bộ, hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ, đảm bảo có thể
chuyển tải được các dịch vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông và công nghệ
thông tin trên cùng một hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu hội tụ công nghệ và dịch
vụ.
3. Thực hiện chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát
sóng từ công nghệ tương tự sang công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ,
tăng số lượng kênh chương trình, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên tần số.
4. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư
phát triển hạ tầng kỹ thuật phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh, đúng
theo các quy định của pháp luật, nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
III. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Đến năm 2011:
a) Phủ sóng truyền hình mặt đất tới 100% dân cư
trong tỉnh.
b) Phủ sóng phát thanh AM - FM tới 100% dân cư
trong tỉnh, đảm bảo hầu hết các hộ dân có thể thu, nghe được các kênh chương
trình phát thanh quảng bá.
2. Đến năm 2015:
a) Phủ sóng truyền hình mặt đất tới 100% dân cư
trong tỉnh, đảm bảo hầu hết các hộ dân có thể thu, xem được các chương trình
truyền hình quảng bá.
b) Mạng truyền hình cáp được triển khai 100% tại
trung tâm thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành,
Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây.
3. Đến năm 2020:
a) Từng bước triển khai lộ trình số hóa mạng
truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất phù hợp với điều kiện thực tế về
thiết bị thu truyền hình số của người dân trên từng địa bàn cụ thể. Về cơ bản sẽ
ngừng phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ tương tự để chuyển sang phát sóng
truyền hình mặt đất công nghệ số khi 95% số hộ gia đình có máy thu hình có khả
năng thu được các kênh chương trình truyền hình quảng bá bằng những phương thức
truyền dẫn, phát sóng số khác nhau.
b) Ngừng việc sử dụng công nghệ truyền hình cáp
tương tự trước năm 2020 để chuyển hoàn toàn sang công nghệ số với 100% các mạng
cáp dọc các tuyến đường, phố chính tại trung tâm thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò
Công sau khi được ngầm hóa.
c) Công nghệ số được áp dụng rộng rãi trong truyền
dẫn, phát sóng phát thanh.
d) Đa số các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa,
vùng ven biển có nhu cầu, được cung cấp thiết bị thu các kênh chương trình phát
thanh, truyền hình kỹ thuật số với giá cả phù hợp.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Mạng lưới:
a) Mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền
hình mặt đất:
Thực hiện lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng
phát thanh, truyền hình mặt đất theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn từ nay đến 2011:
Hoàn thành việc phát triển mạng truyền dẫn, phát
sóng tương tự theo các quy hoạch đã được phê duyệt. Ngoài ra, cho phép điều chỉnh
công suất đối với các máy phát hiện có hoặc đầu tư thêm các máy phát có công suất
phù hợp nhằm đạt mục tiêu phủ sóng đã đề ra, đồng thời không gây can nhiễu cho
các hệ thống thông tin vô tuyến điện khác;
Triển khai xây dựng chính sách, biện pháp và lộ
trình chuyển đổi sang phát thanh, truyền hình số; triển khai đầu tư hệ thống
truyền dẫn, phát sóng số lần lượt theo từng vùng trên nguyên tắc: các khu vực
có trình độ phát triển cao, khan hiếm tần số thì triển khai và chuyển đổi trước;
các khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn hơn sẽ được triển khai và chuyển đổi
sau;
Các đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị,
doanh nghiệp tham gia hoạt động truyền dẫn, phát sóng cùng phối hợp sử dụng
chung cơ sở hạ tầng bao gồm: nhà, trạm, nguồn điện, cống bể cáp, đặc biệt là
các cột anten, nhằm bảo đảm triển khai phủ sóng phát thanh, truyền hình một
cách hiệu quả và thuận lợi cho người dân thu xem được các kênh chương trình;
Khuyến khích các đài phát thanh, truyền hình sử
dụng mạng truyền dẫn, phát sóng số của các đơn vị, doanh nghiệp đã triển khai
trên địa bàn để truyền tải nội dung, chương trình của tỉnh, huyện đến người sử
dụng.
- Giai đoạn 2011 - 2015:
Các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép thiết lập
hạ tầng mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số tiếp tục mở rộng
diện phủ sóng phát thanh, truyền hình số tại vùng thành thị và tại các khu vực
đông dân, đồng thời tăng cường đầu tư mở rộng vùng phủ sóng số đến các khu vực
nông thôn;
Các đơn vị, doanh nghiệp được phép thiết lập mạng
lưới và cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số và
các đài phát thanh, truyền hình tiếp tục phát song song các kênh chương trình
truyền hình số và tương tự trên địa bàn. Khuyến khích các địa phương đáp ứng đủ
các điều kiện theo quy định ngừng phát sóng truyền hình tương tự và chuyển hoàn
toàn sang phát sóng phát thanh, truyền hình số trên hạ tầng truyền dẫn, phát
sóng của các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép;
Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và những
nơi gặp khó khăn trong việc xây dựng và phát triển mạng phát thanh, truyền hình
số mặt đất, cần triển khai các phương án sử dụng phát thanh, truyền hình qua vệ
tinh kết hợp với các máy phát lại công suất phù hợp để bảo đảm mục tiêu phủ
sóng.
- Giai đoạn 2015 - 2020:
Các đơn vị, doanh nghiệp được phép thiết lập hạ
tầng mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số phối hợp đầu tư, xây
dựng hệ thống truyền dẫn, phát sóng số mặt đất tại các khu vực nông thôn, vùng
sâu, vùng xa, vùng ven biển;
Từng bước ngừng phát sóng phát thanh, truyền
hình tương tự mặt đất tại những khu vực đã đáp ứng đủ các điều kiện chuyển đổi
sang công nghệ số. Ở các khu vực còn lại vẫn tiếp tục phát sóng phát thanh,
truyền hình tương tự song song với phát thanh, truyền hình số;
Các đài phát thanh, truyền hình phối hợp với các
đơn vị, doanh nghiệp được phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ truyền dẫn,
phát sóng phát thanh, truyền hình số trên địa bàn từng bước chuyển toàn bộ các
kênh chương trình phát thanh, truyền hình sang truyền tải trên hạ tầng truyền dẫn,
phát sóng số;
Cơ bản chấm dứt việc truyền dẫn, phát sóng truyền
hình mặt đất sử dụng công nghệ tương tự trước năm 2020. Khuyến khích việc chuyển
đổi hoàn toàn truyền dẫn, phát sóng phát thanh từ công nghệ tương tự sang công
nghệ số trước năm 2020.
* Chấp hành các băng tần cho hệ thống phát sóng
phát thanh, truyền hình mặt đất đã được quy hoạch:
- Băng MF (526,25 - 1606,5 KHz): phát thanh AM,
phát thanh số;
- Băng I VHF (54 - 68 MHz): phát thanh FM công
suất nhỏ, phát thanh số;
- Băng II VHF (87 - 108 MHz): phát thanh FM,
phát thanh số;
- Băng III VHF (174 - 230 MHz): truyền hình
tương tự, truyền hình số và phát thanh số;
- Băng UHF (470 - 806 MHz): truyền hình mặt đất
công nghệ tương tự và số. Theo lộ trình số hóa thì một phần băng tần này sẽ được
chuyển đổi sang cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến khác;
- Băng tần L (1.452 - 1.492 MHz): Căn cứ vào điều
kiện thực tế, băng tần này có thể được nghiên cứu phân bổ cho phát thanh công
nghệ số.
b) Mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền
hình cáp
Đối với phát thanh, truyền hình cáp hữu tuyến: mạng
phát thanh, truyền hình cáp được phát triển theo hướng tăng cường sử dụng cáp sợi
quang và nâng cao tỷ lệ cáp ngầm để bảo đảm chất lượng dịch vụ và mỹ quan đô thị,
đặc biệt là dọc các tuyến đường, phố chính tại trung tâm thành phố Mỹ Tho, thị
xã Gò Công và huyện Cai Lậy.
Mạng phát thanh, truyền hình cáp có khả năng
truyền tải các tín hiệu phát thanh, truyền hình, viễn thông và Internet trên một
hạ tầng thống nhất, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ.
c) Mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền
hình vệ tinh
- Kết hợp việc truyền dẫn, phát sóng phát thanh,
truyền hình qua vệ tinh với các trạm phát lại có công suất phù hợp và sử dụng đầu
thu số vệ tinh để đưa các chương trình phát thanh, truyền hình đến các vùng lõm
sóng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển.
- Ưu tiên phát triển mạng truyền dẫn, phát sóng
phát thanh, truyền hình vệ tinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển trên băng tần
Ku để cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình đến nhà thuê bao (DTH) với thiết
bị thu xem đầu cuối nhỏ gọn, tiện dụng; kết hợp sử dụng các băng tần C, Ku để
trao đổi chương trình giữa các đài phát thanh, truyền hình.
d) Truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình
qua mạng di động và Internet
Thúc đẩy phát triển phát thanh, truyền hình qua
mạng di động và mạng Internet để đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của đông đảo
các thuê bao viễn thông.
2. Công nghệ và tiêu chuẩn
a) Áp dụng các công nghệ phát thanh số tiên tiến
để làm chuẩn phát thanh số cho tỉnh Tiền Giang; xây dựng phương án khả thi chuyển
đổi từ phát thanh tương tự sang phát thanh số; xây dựng lộ trình chuyển đổi
sang phát thanh số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
b) Áp dụng tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất Việt
Nam trên cơ sở áp dụng bộ tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn Châu Âu
(DVB-T) và các phiên bản tiếp theo để triển khai cho truyền hình số mặt đất tại
tỉnh Tiền Giang; tiếp tục áp dụng các hệ tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất khác
để có những lựa chọn phù hợp đối với hệ thống phát sóng truyền hình số của tỉnh
Tiền Giang trong tương lai.
c) Đẩy nhanh việc áp dụng các công nghệ di động
băng rộng (IMT-2000) và các công nghệ mới tiếp theo để phát triển các dịch vụ
phát thanh, truyền hình di động;
d) Từng bước phát triển công nghệ truyền hình
Internet (IPTV) và công nghệ truyền hình có độ phân dải cao (HDTV).
đ) Các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép thiết
lập và khai thác hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình phải đảm
bảo hệ thống của mình được thiết kế, lắp đặt phù hợp các quy định, tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật để bảo đảm chất lượng dịch vụ và không gây can nhiễu cho các
hệ thống thông tin khác.
3. Dịch vụ
a) Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu
- Các đài phát thanh, truyền hình được thuê dịch
vụ truyền dẫn qua cáp quang, vi ba, vệ tinh của các đơn vị, doanh nghiệp có giấy
phép cung cấp dịch vụ truyền dẫn để truyền chương trình đến các máy phát lại nhằm
phủ sóng các vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và những vùng mà hạ tầng truyền dẫn,
phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất chưa vươn tới được;
- Các đài phát thanh, truyền hình được trực tiếp
thiết lập và khai thác các phương thức truyền dẫn viba, vệ tinh cho các hệ thống
thu thập tin tức (SNG).
b) Dịch vụ phát sóng quảng bá
- Phát triển dịch vụ truyền hình mặt đất; phát
triển dịch vụ phát thanh, truyền hình cáp, truyền hình di động tại những vùng
thành thị, những vùng có mật độ dân cư cao; tăng cường sử dụng dịch vụ phát
thanh, truyền hình vệ tinh kết hợp với các trạm phát lại công suất nhỏ và trung
bình tại những vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển của tỉnh.
- Các đơn vị, doanh nghiệp đã có giấy phép cung
cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số mặt đất, phát
thanh, truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh phải dành dung lượng để truyền tải một
kênh chương trình phát thanh, truyền hình của địa phương và các chương trình
phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị của đài phát thanh, truyền
hình theo quy định của Nhà nước.
- Các đài phát thanh, truyền hình có đủ kênh
chương trình và thời lượng phát sóng theo quy định được cấp phép sử dụng máy
phát sóng số và tần số vô tuyến điện để truyền tải các kênh chương trình của
mình đến người nghe - xem. Các đài phát thanh, truyền hình chưa đáp ứng điều kiện
cấp phép sử dụng máy phát sóng số và tần số vô tuyến điện được quyền lựa chọn
đơn vị, doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình số mặt
đất để truyền tải một kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị theo quy định
của nhà nước và thuê dịch vụ phát sóng quảng bá của các đơn vị, doanh nghiệp có
giấy phép cung cấp dịch vụ phát sóng để truyền tải các kênh chương trình phát
thanh, truyền hình khác (nếu có) đến người nghe - xem thông qua hợp đồng giữa
hai bên.
4. Thị trường
a) Tham gia hình thành và phát triển thị trường
truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình trên cơ sở phân định rõ hoạt động
về nội dung thông tin với hoạt động về truyền dẫn, phát sóng để đảm bảo thực hiện
đúng cơ chế quản lý của Nhà nước và quy định của pháp luật.
b) Tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp
đáp ứng đủ điều kiện được tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng phát thanh, truyền
hình cáp trên cơ sở ưu tiên việc ứng dụng công nghệ số, sử dụng cáp quang và ngầm
hóa mạng cáp.
V. CÁC GIẢI PHÁP
1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền về các quan
điểm, mục tiêu, định hướng và nội dung của Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát
thanh, truyền hình đến năm 2020 của Chính phủ trên các phương tiện thông tin đại
chúng, các hội nghị, hội thảo cho mọi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan
và người dân biết.
2. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình xây dựng cơ sở hạ tầng
truyền dẫn, phát sóng; các đài phát thanh, truyền hình đủ điều kiện được phép
thành lập các doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng trực thuộc đài để tham gia vào
thị trường và cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng trên địa bàn tỉnh.
3. Các đài phát thanh, truyền hình vẫn đảm nhiệm
chức năng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình tương tự cho đến khi chấm
dứt hoàn toàn truyền hình tương tự theo lộ trình số hóa. Kể từ thời điểm chấm dứt
truyền hình tương tự, các đài chưa đủ điều kiện cấp phép thiết lập mạng truyền
dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số mặt đất tại địa bàn sẽ tập trung chủ
yếu vào chức năng sản xuất nội dung chương trình.
4. Tranh thủ nguồn vốn Trung ương đầu tư, Quỹ dịch
vụ viễn thông công ích; từng bước phân bổ vốn ngân sách tỉnh để đầu tư, nâng cấp
hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh đáp ứng các yêu
cầu theo Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Đẩy mạnh việc tuyển dụng, đào tạo và đào tạo
lại đội ngũ kỹ thuật viên, thợ lành nghề để đáp ứng cho yêu cầu ứng dụng công
nghệ cao trong lĩnh vực truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình.
6. Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung
ương, các doanh nghiệp, các tỉnh bạn để thực hiện nâng cấp hệ thống truyền dẫn,
phát sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh và nâng cao trình độ quản lý, trình
độ chuyên môn cho tỉnh.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; đưa
vào báo cáo hàng năm kết quả thực hiện Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày
16/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
sơ kết, tổng kết; cập nhật điều kiện, tình hình mới phát sinh để đề xuất Ủy ban
nhân dân tỉnh điều chỉnh Kế hoạch này cho phù hợp.
- Phối hợp với các đài phát thanh, truyền hình của
tỉnh, các doanh nghiệp xây dựng lộ trình chung về đầu tư, nâng cấp hệ thống
truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh và đề xuất Ủy ban nhân
dân tỉnh triển khai các dự án để thực hiện.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền
thông, các doanh nghiệp trong việc thực hiện Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng
phát thanh, truyền hình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Trung
ương hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ và ngân sách để thực hiện đầu tư, nâng cấp
hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ:
Cân đối nguồn ngân sách địa phương để thực hiện
đầu tư, nâng cấp hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh,
đào tạo nhân lực đáp ứng các yêu cầu của Quy hoạch được duyệt và theo Kế hoạch
này.
3. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:
- Triển khai thực hiện Quyết định số
22/2009/QĐ-TTg ngày 16/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này trong
ngành và theo chức năng nhiệm vụ được giao.
- Lập kế hoạch và lộ trình thực hiện đầu tư,
nâng cấp hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh trong
lĩnh vực được giao, đáp ứng các yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch
này; đề xuất với Sở Thông tin và Truyền thông về các dự án cần triển khai thực
hiện.
- Từng bước tăng cường nhân lực chuyên môn kỹ
thuật đáp ứng cho việc quản lý, sử dụng các công nghệ mới về truyền dẫn, phát
sóng phát thanh, truyền hình và có đủ năng lực xây dựng các chương trình phát
thanh, truyền hình có chất lượng đáp ứng các nhu cầu của người xem, phục vụ cho
sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
4. Các doanh nghiệp có hạ tầng mạng truyền dẫn,
phát sóng phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh phải xây dựng kế hoạch phát
triển phù hợp với Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến
năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, báo cáo Sở Thông tin và Truyền
thông.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình
tỉnh và các ngành tỉnh có liên quan, các doanh nghiệp để thực hiện Kế hoạch
này./.
(Kèm Bảng thống kê hiện trạng).
|
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phòng
|
BẢNG
THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG TỈNH TIỀN GIANG
(Kèm theo Kế
hoạch số 138 /KH-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền
Giang)
1. Hiện trạng kỹ thuật:
Đài Phát
thanh Truyền hình
|
Kênh Chương
trình/thông số kỹ thuật
|
Anten
|
|
Chiều cao
|
Loại cột
anten
|
|
Tên kênh
chương trình
|
Loại máy
phát
|
Số lượng
|
Công suất
|
Tần số phân
bổ
|
Công nghệ
phát sóng
|
|
Cấp tỉnh
|
Phát thanh
|
Phát thanh TG
|
NAUTEL
|
2
|
5 KW
|
102,7 MHz
|
Analog
|
100m
|
Tự đứng
|
|
Truyền hình
|
Truyền hình TG
|
TOSHIBA
|
1
|
10 KW
|
Kênh 26 UHF
|
Analog
|
110m
|
Tự đứng
|
|
|
HARRIS
|
1
|
5 KW
|
Kênh 26 UHF
|
Analog
|
110m
|
Tự đứng
|
|
Cấp huyện
|
Phát thanh
|
Phát thanh cấp
huyên
|
HARRIS - USA
|
7
|
500W
|
87,5 - 108MHz
|
Analog
|
30 - 45m
|
Dây co
|
|
|
EMICO - VN
|
6
|
100W
|
87,5 - 108MHz
|
Analog
|
30 - 45m
|
Dây co
|
|
|
RVR - Italy
|
2
|
200W
|
87,5 - 108MHz
|
Analog
|
30 - 45m
|
Dây co
|
|
Truyền hình
|
Làm tin, phóng
sự…
|
Tăng âm
|
9
|
150W
|
|
|
|
|
|
Cấp xã
|
Phát thanh
|
Truyền thanh cấp
xã (Tr.thanh không dây)
|
EMICO
|
3
|
30W
|
54 - 68 MHz
|
Analog
|
18 - 21m
|
Dây co
|
|
BEV
|
9
|
30W
|
54 - 68 MHz
|
Analog
|
18 - 21m
|
Dây co
|
|
2. Phạm vi phủ sóng:
STT
|
Danh mục
|
Phát thanh
|
Truyền hình
|
|
|
Chương trình do Đài sản xuất
|
Chương trình do Đài sản xuất
|
Tiếp phát chương trình Đài Quốc gia
|
1
|
Phạm vi phủ sóng
|
90%
|
90%
|
85%
|
|
Số hộ-chiếm tỷ lệ %
|
90%
|
95%
|
85%
|
|
Dân số-chiếm tỷ lệ %
|
80%
|
90%
|
80%
|
|
Diện tích-chiếm tỷ lệ %
|
90%
|
90%
|
85%
|
2
|
Thời gian phát sóng
|
Từ 5 giờ - 23
giờ
|
Từ 5 giờ đến 24
giờ
|
|
3
|
Thời lương phát sóng
|
18 giờ
|
19 giờ
|
|