BỘ
NỘI VỤ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
08/2009/TT-BNV
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2009
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC THÀNH LẬP BAN CÔNG TÁC NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Căn cứ Nghị định số
48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 301/2005/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi
Việt Nam giai đoạn 2005-2010.
Bộ Nội vụ hướng dẫn việc thành lập Ban công tác người cao tuổi tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, như sau:
Điều 1.
Thành lập Ban công tác người cao tuổi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Ban công tác người cao tuổi tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ban công tác người cao tuổi
cấp tỉnh) là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh trong việc chỉ đạo, phối hợp các hoạt động phục vụ công tác
chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi.
2. Ban công tác người cao tuổi cấp
tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập.
3. Ban công tác người cao tuổi cấp
tỉnh không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản và con dấu riêng; kinh phí
hoạt động của Ban công tác người cao tuổi cấp tỉnh được ngân sách nhà nước bảo
đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan thường trực
Ban công tác người cao tuổi cấp tỉnh.
4. Trưởng ban Ban công tác người
cao tuổi cấp tỉnh được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó trưởng
Ban công tác người cao tuổi cấp tỉnh sử dụng con dấu của cơ quan thường trực
Ban công tác người cao tuổi cấp tỉnh (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội).
5. Trưởng ban Ban công tác người
cao tuổi cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành
Quy chế làm việc của Ban công tác người cao tuổi cấp tỉnh.
Điều 2. Nhiệm
vụ của Ban công tác người cao tuổi cấp tỉnh
1. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xây dựng chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch chăm sóc và
phát huy vai trò của người cao tuổi.
2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá hoạt động của các Sở, ban,
ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà
nước đối với công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
3. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh tổ chức sự phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, địa phương, các đoàn thể
trong việc tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với người cao tuổi.
4. Tổng hợp và định kỳ báo cáo
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình thực hiện công tác chăm sóc và
phát huy vai trò người cao tuổi.
Điều 3.
Thành viên Ban công tác người cao tuổi cấp tỉnh
Thành viên Ban công tác người
cao tuổi cấp tỉnh, gồm:
1. Trưởng ban: 01 Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh;
2. Phó Trưởng ban thường trực:
Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
3. Phó Trưởng ban: Trưởng ban
Ban Đại diện Hội người cao tuổi cấp tỉnh;
4. Các Ủy viên:
- 01 Lãnh đạo Sở Nội vụ
- 01 Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh;
- 01 Lãnh đạo Sở Tài chính;
- 01 Lãnh đạo Sở Y tế;
- 01 Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu
tư;
- 01 Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch;
- 01 Lãnh đạo Sở Thông tin và
Truyền thông;
- 01 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
- 01 Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh.
Đại diện lãnh đạo các tổ chức quần
chúng tham gia, gồm:
- 01 Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cấp tỉnh;
- 01 Lãnh đạo Hội Nông dân Việt
Nam cấp tỉnh;
- 01 Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam cấp tỉnh;
- 01 Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh
Việt Nam cấp tỉnh.
5. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức
có trách nhiệm thông báo danh sách nhân sự được cử làm thành viên cho Trưởng
ban Ban công tác người cao tuổi cấp tỉnh. Trưởng ban Ban công tác người cao tuổi
cấp tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban công tác.
6. Các thành viên của Ban công
tác người cao tuổi cấp tỉnh hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Điều 4. Cơ
quan thường trực, Ban giúp việc Ban công tác người cao tuổi cấp tỉnh
1. Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội là cơ quan thường trực của Ban công tác người cao tuổi cấp tỉnh.
2. Ban giúp việc Ban công tác
người cao tuổi cấp tỉnh (gọi tắt là Ban giúp việc) đặt tại Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội. Ban giúp việc có 03 cán bộ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm,
trong đó có: 01 cán bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội làm Trưởng Ban giúp
việc; 01 cán bộ Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và 01 cán bộ Ban Đại diện Hội
người cao tuổi cấp tỉnh.
3. Trưởng ban Ban công tác người
cao tuổi cấp tỉnh ban hành Quy chế làm việc của Ban giúp việc Ban công tác người
cao tuổi cấp tỉnh.
Điều 5. Tổ
chức thực hiện
1. Các Sở, ban, ngành và đoàn thể
của tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận
động, phối hợp, tổ chức, triển khai thực hiện công tác về người cao tuổi.
2. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
3. Trong quá trình thực hiện nếu
gặp vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung kịp
thời.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBND, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Trung tâm thông tin, Vụ Pháp chế Bộ Nội vụ;
- Lưu VT, TCPCP.
|
BỘ
TRƯỞNG
Trần Văn Tuấn
|